Chính trị - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội công bố nhận diện thương hiệu mới

TĐKT - Ngày 11/12, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tổ chức họp báo công bố nhận diện thương hiệu mới, đồng thời ra mắt ban lãnh đạo mới sau khi thay đổi chủ đầu tư. Bệnh viện Đa khoa Hà Nội có trụ sở ở 29 Hàn Thuyên, ngay trung tâm quận Hai Bà Trưng. Viện trưởng, GS.TS Lê Trung Hải phát biểu tại họp báo Với nhận diện mới và slogan ý nghĩa "Bệnh viện của gia đình", Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hà Nội mong muốn mỗi bệnh nhân đến bệnh viện luôn có cảm giác ấm áp, xua tan đi những mệt mỏi bệnh tật, tìm thấy không khí của gia đình qua thái độ, sự chăm sóc tận tình của các y, bác sĩ. Bệnh viện có quy mô 52 giường và đầy đủ các chuyên khoa: Khoa khám bệnh, khoa ngoại, khoa nội, khoa phụ sản, khoa ung bướu, khoa phục hồi chức năng, các khoa cận lâm sàng... Các trang thiết bị trong xét nghiệm sinh học phân tử, chẩn đoán hình ảnh, nội soi tiêu hóa, gây mê hồi sức, phẫu thuật nội soi, điều trị ung thư, hỗ trợ sinh sản... được đầu tư hiện đại. Logo mới của bệnh viện Tổng Giám đốc, Viện trưởng kiêm Giám đốc Chuyên môn của bệnh viện là Thiếu tướng, GS.TS Lê Trung Hải, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 và Phó Cục trưởng Cục Quân y, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Ung thư Quân đội và Công an, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội, chuyên gia hàng đầu về ghép tạng của Việt Nam. Tập thể y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Nội Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn hàng đầu tại Việt Nam: GS. TS Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cùng các chuyên gia giỏi của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K Trung ương về ngoại khoa, gây mê hồi sức, ung thư, chẩn đoán hình ảnh và nội soi tiêu hóa. Cùng với đó là các chuyên gia giỏi về các lĩnh vực nội khoa, sản phụ khoa, mắt, xét nghiệm, sinh học phân tử, giải phẫu bệnh, dược... của nhiều bệnh viện lớn khác. Không chỉ sở hữu đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn cao trong nước, năm 2018, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội sẽ hợp tác với các bệnh viện hàng đầu về ung bướu của Nhật Bản, các bệnh viện về ngoại khoa cơ xương khớp ở Đức, điều trị vô sinh, hiếm muộn và điều trị nội khoa cơ xương khớp tại Thái Lan. Với những dự định hợp tác này, bệnh viện sẽ đáp ứng nhu cầu của nhóm bệnh nhân có mong muốn được điều trị ở các nước có y học phát triển. Thời điểm hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội đã mời một số bác sĩ nổi tiếng ở các nước đến làm việc, tư vấn chuyên môn: Bác sĩ Montanat Roujjanasrirat, chuyên về bệnh lý cơ xương khớp, thần kinh cột sống với nhiều biện pháp tiên tiến và phương châm "chữa đau cơ xương khớp không dùng phẫu thuật"; bác sĩ Việt kiều Huỳnh Phi Long điều trị phẫu thuật ngoại chung, nhất là các bệnh lý giãn tĩnh mạch, bệnh lý hậu môn trực tràng với phương châm phẫu thuật ra viện trong ngày. Viện trưởng, GS. TS Lê Trung Hải cho biết: Chúng tôi xác định bệnh viện lấy tiêu chí gần gũi, tận tụy làm kim chỉ nam trong hoạt động, giá cả phù hợp để giúp mọi người dân đều có thể tiếp cận được với các dịch vụ y tế tiên tiến. Đồng thời, chúng tôi cố gắng tiếp xúc với bệnh nhân như chính những người thân của họ, xua tan đi cảm giác lo lắng về bệnh tật, giúp họ tự tin hơn về sức khỏe. Đó cũng là niềm hạnh phúc của người thầy thuốc. Phương Thanh

Phát động Chiến dịch "Triệu chữ ký vì an toàn thực phẩm"

TĐKT - Sáng 9/12, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức Lễ phát động Chiến dịch "Triệu chữ ký vì an toàn thực phẩm". Đây là hoạt động khởi đầu cho Chương trình truyền thông “Hành động về an toàn thực phẩm” trên quy mô toàn quốc trong năm 2017 và 2018. Chương trình nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội về an toàn thực phẩm. Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Thời gian qua, Bộ Công thương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm. Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc chỉ đạo triển khai và kiểm tra thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, các chợ, siêu thị, đặc biệt là chợ đầu mối; kiểm tra, rà soát ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, nhập lậu. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, phân phối thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm. Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại buổi lễ Ngay tại buổi lễ, hàng trăm người đã ký tên trực tiếp hưởng ứng Chiến dịch "Triệu chữ ký vì an toàn thực phẩm". Đặc biệt, cùng hoạt động ký tên trực tiếp trên trang web và trang fanpage của chương trình cũng chính thức khởi động. Thông qua hình thức lấy chữ ký trực tiếp và lấy chữ ký điện tử tại trang web: antoanthucphamhd.vn và trang fanpage: Hành động vì an toàn thực phẩm, chiến dịch dự kiến thu hút hàng triệu người tham gia. Hàng trăm người đã ký tên trực tiếp hưởng ứng Chiến dịch "Triệu chữ ký vì an toàn thực phẩm" Bà Đặng Thị Ngọc Thu, Tổng Biên tập Tạp chí Công thương, đơn vị được giao tổ chức Chương trình cho biết, sau lễ phát động chiến dịch, ban tổ chức sẽ tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động nhằm thu hút sự tham gia của nhiều triệu người dân cùng chung tay hành động vì an toàn thực phẩm. Cụ thể, ngay trong tháng 12, Ban tổ chức sẽ phát động các cuộc thi bình chọn ảnh “Sáng tạo cùng an toàn thực phẩm” và cuộc thi “Người tiêu dùng thông thái” trên trang web: antoanthucphamhd.vn và trang Fanpage Hành động vì an toàn thực phẩm. Nhiều hoạt động minigame, trò chơi trực tuyến có thưởng hấp dẫn, cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho người tiêu dùng. Các hoạt động hội thảo, diễu hành, treo cờ phướn trên quy mô toàn quốc cũng sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Lễ tổng kết chương trình sẽ được thực hiện vào cuối năm 2018. Mai Thảo

Chung kết cuộc thi toàn quốc “Cùng Đức Việt trở thành Trạng nguyên tuổi 13” lần thứ III – năm 2017

TĐKT – Sáng 9/12, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Dân Trí cùng Công ty cổ phần Thực phẩm Đức Việt đã tổ chức Chung kết cuộc thi toàn quốc “Cùng Đức Việt trở thành trạng nguyên tuổi 13” lần thứ III – năm 2017. Ban tổ chức trao giấy khen và quà cho các em học sinh xuất sắc đạt giải cuộc thi “Cùng Đức Việt trở thành trạng nguyên tuổi 13” là cuộc thi chuyên sâu về kiến thức văn hóa, cùng với khả năng cảm nhận, ứng xử phù hợp trước mọi vấn đề của cuộc sống. Nội dung kiến thức vòng sơ khảo gồm bốn môn thi trắc nghiệm: Ngữ văn, Toán, Lịch sử và tiếng Anh. Những thí sinh đạt điểm cao nhất sẽ được thi ứng xử để xếp loại Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Danh hiệu Trạng nguyên và Bảng nhãn của các trường sẽ được tham dự các vòng Chung kết khu vực toàn quốc. Năm nay, cuộc thi thu hút 30.000 học sinh tham gia vòng Sơ khảo và có 102 em xuất sắc được chọn thi chung kết toàn quốc. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 17 giải Trạng nguyên, 17 giải Bảng nhãn, 17 giải Thám hoa và 51 giải Phó bảng. Đặc biệt, năm nay Ban tổ chức chọn tôn vinh 3 giải Đệ nhất Trạng nguyên dành cho các em có thành tích xuất sắc nhất. Với cách thi này, các em muốn đạt giải cao phải có kiến thức thật sự, đồng thời có bản lĩnh vững vàng, khả năng ứng xử tốt. Có thể khẳng định, cuộc thi là sân chơi kiến thức có ý nghĩa quan trọng trong việc động viên, khích lệ các em chăm ngoan, học giỏi và sống vui tươi, lành mạnh, thích ứng với cuộc sống thực tại, có bản lĩnh và trình độ trong thời đại công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Cuộc thi cũng góp phần tích cực vào phong trào xây dựng những ngôi trường thân thiện, chất lượng giáo dục cao. Nguyệt Hà - Mai Thảo

Ra mắt “Hội đồng trẻ em” TP Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020

TĐKT - Ngày 8/12, tại Nhà văn hóa Học sinh Sinh viên Hà Nội, Thành đoàn - Hội đồng Đội TP Hà Nội tổ chức ra mắt “Hội đồng trẻ em” TP Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020 và tổ chức Diễn đàn “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”. Tại chương trình, Ban Tổ chức đã công bố quyết định về việc thành lập “Hội đồng trẻ em” và Ban Tham vấn của Hội đồng trẻ em TP Hà Nội, giai đoạn 2017 – 2020. Lãnh đạo Thành đoàn Hà Nội tặng hoa chúc mừng Hội đồng trẻ em TP Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020 Hội đồng trẻ em TP Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020 gồm 41 em thiếu nhi từ 9 - 15 tuổi đại diện cho thiếu nhi tiêu biểu trong học tập, trong các hoạt động Đội, công tác xã hội; thiếu nhi tài năng trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được chọn cử từ thiếu nhi của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội. Chủ tịch Hội đồng là em Nguyễn Cẩm Tú, lớp 9A5, trường THCS Nam Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm; 2 Phó Chủ tịch là em Nguyễn Hải Anh, lớp 8A, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy và em Nguyễn Như Khôi, lớp 6A2, trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ. 38 em học sinh là Ủy viên. Hội đồng trẻ em TP Hà Nội họp 1 năm 2 lần. Mô hình “Hội đồng trẻ em” đã được áp dụng ở nhiều quốc gia, đem lại những hiệu quả nhất định trong công tác thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, giúp trẻ em có tiếng nói về những vấn đề quan tâm. Tại Việt Nam, Thủ đô Hà Nội là một trong 5 tỉnh, thành phố được thí điểm xây dựng mô hình “Hội đồng trẻ em”. Việc thành lập Hội đồng trẻ em có ý nghĩa quan trọng, đại diện cho trẻ em sẽ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, trao đổi, đối thoại với lãnh đạo các cấp về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên địa bàn thành phố. Hội đồng trẻ em được thành lập nhằm tạo cơ hội tham gia bình đẳng cho mọi trẻ em, tạo môi trường giúp trẻ em trao đổi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng và những đề xuất thiết thực của thiếu nhi Thủ đô trong việc học tập, vui chơi, giải trí. Đồng thời là cầu nối giúp lãnh đạo thành phố nắm bắt tình hình, nguyện vọng và nhu cầu của thiếu nhi Thủ đô về những vấn đề liên quan đến sự phát triển toàn diện của thiếu nhi, nhằm góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của thiếu nhi cũng như toàn xã hội về Luật trẻ em, Công ước quốc tế về trẻ em. Tại chương trình, lãnh đạo TP Hà Nội đã cùng đối thoại với thiếu nhi thông qua Diễn đàn “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”. Trong nội dung đối thoại, các thành viên Hội đồng trẻ em đã có rất nhiều câu hỏi, nhiều ý kiến tập trung vào nội dung phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em. Toàn bộ các ý kiến, kiến nghị của Hội đồng trẻ em sẽ được gửi HĐND Thành phố và các ngành liên quan. Minh Phương  

Góp ý sửa đổi Luật Giáo dục

TĐKT - Ngày 7/12, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) tổ chức Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25/11/2009, có hiệu lực thi thành kể từ ngày 1/7/2010 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động giáo dục. Quang cảnh Hội thảo       Trình bày đề dẫn tại Hội nghị, Tiến sĩ Lê Công Lương - Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng LHHVN đề nghị cần làm rõ các vấn đề: Đánh giá lại Luật Giáo dục hiện hành được thực hiện thế nào? Xác định rõ mục tiêu sửa đổi cụ thể của Luật giáo dục mới là gì? Đưa ra quan điểm của Bộ về chủ trương, mục đích sửa đổi Luật lần này như thế nào? Tại hội thảo các ý kiến đề cập đến mục tiêu giáo dục là đào tạo con người mới toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân. Việc sửa đổi Luật Giáo dục là phù hợp với Hiến pháp, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Sửa đổi Luật Giáo dục phù hợp, thống nhất với các Luật chuyên ngành, Luật Giáo dục đại học; Luật Giáo dục nghề nghiệp, phù hợp, đồng bộ với các Luật có liên quan, phù hợp với thực tiễn thi hành Luật Giáo dục về cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ quốc gia, sách giáo khoa, thời gian đào tạo các cấp học..., tiếp tục thực hiện phân cấp mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Hội nghị 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ban hành đã gần 4 năm nhưng nhiều nội dung của nghị quyết vẫn chưa đi vào cuộc sống do vướng khá nhiều quy định đã không còn phù hợp ở các luật về giáo dục. Những vướng mắc này chủ yếu rơi vào ba cụm vấn đề: Hệ thống giáo dục quốc dân; quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng xã hội đối với giáo dục, đặc biệt đối với giáo dục đại học, thể hiện quan điểm xã hội hóa toàn diện về giáo dục. Có thể thấy, Luật Giáo dục hiện hành bộc lộ quá nhiều khiếm khuyết mà nếu không được sửa kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới tương lai gần của giáo dục Việt Nam, tới cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Nam, đi ngược lại một loạt định hướng quan trọng của Nghị quyết 29: Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng giáo dục mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, phấn đấu đến năm 2020 có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương. Định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng - thực hành. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Tiến sĩ Phan Tùng Mậu, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam khẳng định: Trên cơ sở ý kiến của Bộ, Hội nghị tập trung thảo luận những vấn đề còn tồn tại, nêu lên những ý kiến sửa đổi và đặc biệt là nêu lên quan điểm về việc sửa đổi Luật Giáo dục như hiện nay hay xây dựng Luật khung mới cho phù hợp thực tiễn phát triển của giáo dục Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia sâu rộng vào các quan hệ kinh tế quốc tế, việc sửa đổi Luật Giáo dục cho phù hợp với cam kết và các điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký hoặc là thành viên là điều quan trọng đóng góp vào những quyết sách lớn của đất nước. Tất cả những ý kiến góp ý của các chuyên gia giáo dục, những nhà nghiên cứu khoa học... đều được ghi nhận đầy đủ, khách quan, trung thực. Những nội dung trên sẽ được tổng hợp đầy đủ trong báo cáo góp ý gửi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồng Thiết

Gặp gỡ các doanh nghiệp vì trẻ em Việt Nam

TĐKT - Chiều 7/12, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức Chương trình "Gặp gỡ các doanh nghiệp vì trẻ em Việt Nam". Chương trình được tổ chức nhằm vận động nguồn lực cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Việt Nam. Tới dự, có các đồng chí: Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ; Đào Hồng Lan, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy viên Hội đồng Bảo trợ; Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ủy viên Hội đồng Bảo trợ; gần 100 doanh nghiệp đang hoạt động, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam... Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE) Việt Nam là Quỹ duy nhất của Nhà nước được thành lập tháng 5/1992 theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, có nhiệm vụ vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu vì trẻ em của Chính phủ. Từ khi thành lập đến nay, Quỹ BTTE các cấp đã vận động được trên 5500 tỷ đồng, giúp trên 30 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các hoạt động của Quỹ BTTE Việt Nam nhằm góp phần cùng ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Phát biểu tại Chương trình, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Quỹ BTTE nhận định: Nhà nước và nhân dân ta luôn ghi nhận, đánh giá cao vai trò và những đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Phó Chủ tịch nước cũng gửi lời cảm ơn đến các nhà tài trợ, những tấm lòng vàng, ngoài nhiệm vụ chính trị, sản xuất, kinh doanh đã có những đóng góp về vật chất, tinh thần, cùng Đảng, Nhà nước Việt Nam chăm lo, hỗ trợ trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt trong những năm qua, và mong các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ tiếp tục đồng hành cùng Quỹ BTTE để ngày càng có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được giúp đỡ. Đồng thời, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: Hiện nay, cả nước vẫn còn gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gần 2,5 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Chính vì vậy, Quỹ BTTE các cấp vẫn cần tiếp tục phát huy truyền thống, đổi mới phương thức hoạt động, tiếp tục là địa chỉ tin cậy, là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần giúp đỡ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Phó Chủ tịch nước, các doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn tại Việt Nam thông qua Quỹ BTTE Việt Nam trong những năm tiếp theo. Tại Chương trình, 17 doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ cho trẻ em gần 140 tỷ đồng trong thời gian tới. Trong đó, cam kết hỗ trợ cho năm 2018 gần 40 tỷ đồng. Nhân dịp này, 6 doanh nghiệp, tổ chức đã ký kết hỗ trợ cho trẻ em thông qua Quỹ BTTE Việt Nam: Tập đoàn Trường Tiền (tổng giá trị tài trợ 60 tỷ đồng từ năm 2018 - 2022); Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tổng giá trị tài trợ 50 tỷ đồng từ năm 2018 - 2022); Quỹ Dasnet Charity Fund (tổng giá trị tài trợ 10 tỷ đồng trong năm 2018); Viện Nghiên cứu ứng dụng tâm lý trị liệu và phát triển nguồn nhân lực (tổng giá trị tài trợ 6 tỷ đồng từ năm 2018 - 2020); Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại và Xây dựng Địa ốc Kim Oanh (tổng giá trị tài trợ 5 tỷ đồng từ năm 2018 - 2022).  Phương Thanh

Quan tâm hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người mù

TĐKT - Sáng 7/12, tại Hà Nội, Hội Người mù Việt Nam long trọng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2017 - 2022. Tới dự, có: bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội; bà Đào Hồng Lan, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật; ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Người mù Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2017 - 2022 Báo cáo tại Đại hội, Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam khóa VIII Cao Văn Thành khẳng định: Bám sát nghị quyết Đại hội lần thứ VIII với tinh thần: “Đoàn kết, dân chủ, đổi mới, hội nhập, tích cực tham gia vào các chương trình của Nhà nước, phấn đấu vươn lên vì hạnh phúc của người mù”, trong nhiệm kỳ 2012 – 2017, toàn thể cán bộ, hội viên Hội Người mù Việt Nam đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo xây dựng Hội. Đời sống vật chất, tinh thần của người mù ngày càng được nâng cao, góp phần đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước. Trong 5 năm qua, đã có 9 tỉnh hội mới được thành lập, nâng tổng số lên 57 tỉnh, thành hội, 436 huyện hội, hơn 3.000 chi hội và trên 72.000 hội viên. Các cấp hội luôn quan tâm hỗ trợ hội viên thông qua các chương trình tạo việc làm, tổ chức sản xuất cho người mù trên cơ sở định hướng: Nghề xoa bóp, tẩm quất là nghề chính, mũi nhọn; sản xuất thủ công, làm tăm chổi là nghề truyền thống; chăn nuôi, trồng trọt là nghề chủ đạo ở nông thôn. Đặc biệt, nghề xoa bóp hiện đang phát triển mạnh về số lượng cơ sở và kỹ thuật viên, trình độ tay nghề của người mù theo nghề từng bước được nâng cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định ở mức 2,5 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, Hội Người mù Việt Nam cũng quản lý, triển khai hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm; thực hiện tốt công tác dạy nghề; chăm lo đời sống hội viên; truyền thông về dân số, kế hoạch hóa gia đình; đào tạo, phục hồi chức năng; hợp tác quốc tế... Nhiệm kỳ 2017 – 2022, Hội Người mù Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; thực hiện tốt chức năng đại diện, tập hợp, chăm sóc người mù. Theo đó, chủ đề của Đại hội lần thứ IX: “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Hội, vì sự tiến bộ của người mù” là mục tiêu xuyên suốt nhiệm kỳ. Phát biểu tại Đại hội, ghi nhận những nỗ lực của các cấp Hội Người mù, bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật nhấn mạnh: Để đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng, các cấp Hội Người mù cần phát huy tốt hơn nữa kết quả đã đạt được; quan tâm củng cố tổ chức hội ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; vận động phát triển hội viên ở những địa phương, đơn vị đã có tổ chức Hội nhưng vẫn còn nhiều người khiếm thị chưa được kết nạp; tăng cường tham gia dạy chữ, dạy nghề, hướng nghiệp cho người mù; phát huy nội lực sẵn có để người khiếm thị có điều kiện phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc... Đại hội đã hiệp thương bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới gồm 56 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ gồm 7 đồng chí. Ông Phạm Viết Thu giữ chức Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2017 – 2022. Nhân dịp này, Hội Người mù Việt Nam đã trao Bằng khen của Trung ương Hội khóa VIII cho 22 tỉnh, thành hội và Trung tâm đào tạo chức năng cho người mù có nhiều đóng góp trong công tác Hội. Phương Thanh    

Tăng cường vai trò của báo chí trong kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam

TĐKT - Ngày 6/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo "Báo chí với việc thúc đẩy thực hiện Công ước quốc tế về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam". Hội thảo nhằm tiếp tục phát huy vai trò của báo chí, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá, ý thức trong việc chấp hành luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và thực hiện các mục tiêu Việt Nam đã cam kết. Hội thảo "Báo chí với việc thúc đẩy thực hiện Công ước quốc tế về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam". Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) do Tổ chức Y tế thế giới đề xuất, đã được 147 quốc gia trên thế giới hưởng ứng và ký cam kết. Năm 2004, Việt Nam đã tham gia ký công ước này và cam kết với quốc tế thực hiện vì sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, Việt Nam đã có sự ra đời của luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhằm giảm tỷ lệ sử dụng và tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc. Để có được những thành tựu kể trên, vai trò của các cơ quan tuyên truyền, báo chí truyền thông là rất quan trọng. Trong những năm qua, các cơ quan báo chí  đã thể hiện vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về mối nguy hại của thuốc lá và hành vi hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người; những tổn thất về kinh tế, xã hội từ việc tiêu thụ thuốc lá và những nguy cơ về sức khỏe và tương lai của thế hệ trẻ. Những bài viết đó không chỉ góp phần thúc đẩy việc ban hành luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và việc thực hiện cam kết của Việt Nam. Đồng thời, góp phần tích cực trong công tác dự phòng bệnh tật, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Tại Hội thảo, tham luận của các đại biểu đã phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về kiểm soát thuốc lá; vai trò của báo chí, truyền thông trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, xã hội, môi trường; kinh nghiệm của một số nước trên thế giới; giải pháp phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, thúc đẩy thực hiện Công ước; những thành tựu, hạn chế, thách thức ở Việt Nam khi triển khai Công ước và luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá… Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá (cao gần gấp 4 lần so với số tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm). Nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả, con số này sẽ tăng lên 70.000 ca/năm vào năm 2030. Bác sĩ Phạm Hoàng Anh, Giám đốc tổ chức Nhịp cầu sức khỏe Canada tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đã ký phê chuẩn Công ước khung về kiểm soát thuốc lá từ năm 2004. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức trong quá trình thực hiện Công ước này. Bởi vậy, bác sĩ Phạm Hoàng Anh khuyến nghị: Việt Nam cần lựa chọn ưu tiên các chính sách về sức khỏe, giảm sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Các cơ quan truyền thông không đặt ngành công nghiệp thuốc lá ngang hàng với các ngành công nghiệp khác; chia sẻ rộng rãi Công ước khung về kiểm soát thuốc lá; tăng cường sự tham gia vào quá trình giám sát và truyền thông giảm sự can thiệp của các công ty thuốc lá... Hưng Vũ

Thành Công taxi ra mắt sản phẩm “Minh bạch lộ trình – biết trước giá cước”

TĐKT - Ngày 6/12, tại Hà Nội, hãng Thành Công taxi ra mắt sản phẩm “Minh bạch lộ trình – biết trước giá cước”. Theo đó, lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện một sản phẩm hỗ trợ khách hàng đi taxi biết trước giá tiền, theo dõi lộ trình mà không cần khách hàng phải biết về công nghệ hay đòi hỏi phải trang bị smartphone. Đây được xem là bước đi tiếp theo trong nỗ lực giữ, giành thị phần vận chuyển hành khách của các hãng taxi truyền thống trong nước. Ông Phan Trọng Tuệ, Giám đốc Dự án trình bày về sản phẩm mới Ý tưởng về sản phẩm này xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng các tỉnh khác đến Hà Nội làm việc, khám, chữa bệnh, luôn có nhiều lo lắng khi chọn di chuyển bằng taxi do không thuộc đường cũng như không am hiểu công nghệ. Thống kê cho thấy có 85% khách hàng vẫn gọi tổng đài hoặc vẫy xe ngoài đường vì họ cảm thấy nhanh hơn, không phải chờ đợi.  Chính vì vậy, Thành Công taxi đã phát triển phần mềm Thành Công App dành cho lái xe, tích hợp tính năng tính trước giá cước, hiển thị lộ trình ngắn nhất trên màn hình tablet gắn trên mỗi xe taxi Công nghệ này dựa trên nền tảng Google map services kết hợp với hệ thống tính tiền tự động trên hệ thống máy chủ của taxi Thành Công sẽ giúp lái xe và khách hàng biết trước giá cước và lộ trình di chuyển. Công nghệ này không đòi hỏi khách hàng phải có điện thoại thông minh hay phải kết nối internet, khách hàng cũng không cần phải am hiểu về công nghệ. Đặc biệt, ưu điểm của việc sử dụng taxi truyền thống là không bị tăng giá cước vào giờ cao điểm hay những ngày nắng nóng hay mưa gió. Lái xe cũng không thể đi lòng vòng để mua đường. “Thành Công là hãng taxi đầu tiên trên cả nước hoàn thành việc biết trước giá cước, minh bạch lộ trình với các hình thức đi xe, lên xe là có thể biết trước giá tiền, xóa đi những lo ngại của khách hàng khi sử dụng taxi truyền thống về việc giá cước hay cung đường đi”, đại diện taxi Thành Công khẳng định. Ông Nguyễn Khương Duy, Giám đốc Thành Công Taxi cho biết, ứng dụng Thành Công App là ứng dụng đa nền tảng, được hãng nghiên cứu phát triển khi Uber, Grab đặt chân vào Việt Nam. Hiện đã có các ứng dụng cho khách hàng trên mobile, facebook và đến nay là ứng dụng mở rộng dành cho tài xế và nhân viên điều hành tổng đài. Khi lên xe, hành khách cho lái xe biết địa điểm mình cần đến, lái xe sẽ thao tác trên màn hình tablet gắn trên xe, thông tin này sẽ được chuyển về tổng đài của hãng, mất khoảng 10s màn hình sẽ hiển thị cung đường thuận tiện nhất cho hành khách cùng với số tiền sẽ phải trả cho cuốc đi này. Còn với hành khách gọi đến tổng đài, sẽ cung cấp địa chỉ nơi đi và nơi đến, nhân viên tổng đài sẽ mất khoảng 10s để thao tác tìm cung đường, tính số tiền mà hành khách phải trả. Và hành khách sẽ chỉ phải trả đúng số tiền nhân viên tổng đài đã đưa ra mà không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào. Theo các chuyên gia giao thông, để cạnh tranh với Uber, Grab thì taxi truyền thống cần giảm giá cước vận chuyển, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, thay đổi cung cách phục vụ mới có thể giữ chân khách hàng, chiếm thị phần trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách. Mai Thảo  

Ra mắt Ủy ban Quốc gia về trẻ em và khai trương tổng đài 111

TĐKT – Sáng 6/12, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về trẻ em chính thức ra mắt, tiến hành họp phiên đầu tiên và khai trương Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Chủ tịch Ủy ban. Các Phó Chủ tịch Ủy ban: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Các Ủy viên là lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan trung ương. Ủy ban Quốc gia về trẻ em có nhiệm vụ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, điều phối giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền trẻ em; đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em. Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện quyền và các nhiệm vụ liên quan đến trẻ em; các báo cáo thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền. Ủy ban Quốc gia về trẻ em làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban. Sau phiên họp đầu tiên của Ủy ban, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức khai trương Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Tổng đài này sẽ hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với chiều gọi đến. Phí viễn thông của Tổng đài sẽ do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội trả cho doanh nghiệp viễn thông thay cho người sử dụng dịch vụ lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước được cấp hàng năm. Theo số liệu thống kê, đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em hiện tại số 18001567 thành lập từ năm 2004. Sau 13 năm hoạt động, đầu số này đã tiếp nhận trên 2,5 triệu cuộc gọi trên phạm vi cả nước nhưng thực tế là người dân khó nhớ được số đường dây nóng này. Đối với trẻ nhỏ thì lại càng khó nhớ nên khó có thể gọi ngay khi xảy ra tình huống khẩn cấp, cần có sự can thiệp kịp thời… Nguyệt Hà

Trang