Ứng dụng công nghệ y tế trong xây dựng chính sách thuốc BHYT
TĐKT - Ngày 27/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Hội Khoa học kinh tế y tế Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam, ứng dụng bằng chứng trong xây dựng chính sách thuốc bảo hiểm y tế (BHYT). Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chủ trì Hội nghị. Đến dự Hội nghị có: Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn; GS.TS.Lê Quang Cường, Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; đại diện các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Y tế, BHXH Việt Nam; cùng đại diện tổ chức, chuyên gia đến từ các viện, hội, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, công ty dược và cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài nước. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định: Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đánh giá công nghệ y tế nói chung và đánh giá kinh tế dược nói riêng đã và đang được coi là công cụ quan trọng đối với quá trình thiết lập ưu tiên và hoạch định chính sách y tế, đặc biệt trong việc xây dựng các gói quyền lợi BHYT đối với thuốc. Ở Việt Nam, trong bối cảnh nguồn lực dành cho y tế ngày càng trở nên khan hiếm, quỹ BHYT phải bao phủ ngày càng nhiều dịch vụ y tế thì đánh giá công nghệ y tế, đặc biệt là đánh giá kinh tế dược cần được đẩy mạnh và ứng dụng trong quá trình hoạch định chính sách y tế, xây dựng kế hoạch, quản lý và thực hành lâm sàng. Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ nhiệm vụ quan trọng của hệ thống y tế là “Xây dựng các tiêu chuẩn và triển khai công tác đánh giá công nghệ y tế để xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế”. Trong quá trình xây dựng Danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT, Bộ Y tế yêu cầu bắt buộc các đơn vị phải cung cấp báo cáo đánh giá tác động ngân sách và khuyến khích cung cấp bằng chứng chứng minh về chi phí - hiệu quả của thuốc đối với các thuốc đề xuất bổ sung mới vào Danh mục, đề xuất mở rộng tỷ lệ, điều kiện thanh toán, mở rộng hạng bệnh viện được sử dụng. Nhờ đó, đã lựa chọn được thuốc an toàn, hiệu quả đáp ứng nhu cầu điều trị, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT. Thời gian tới, việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng chính sách thuốc BHYT sẽ không còn mang tính khuyến khích mà chắc chắn sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, nhất là đối với các thuốc đề xuất bổ sung mới vào Danh mục. Tại Hội nghị, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã chia sẻ những kết quả về việc ứng dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế, đặc biệt ứng dụng đánh giá kinh tế dược trong xây dựng danh mục thuốc BHYT; đồng thời, thảo luận về kế hoạch, định hướng xây dựng chính sách thuốc BHYT tại Việt Nam thời gian tới; đặc biệt là việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế để ra quyết định. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét đến các phương pháp thiết lập ưu tiên, phân bổ quỹ đối với các nhóm thuốc, mặt bệnh khác nhau; xây dựng ngưỡng sẵn sàng chi trả theo mức độ bệnh tật; cơ chế tài chính cho các bệnh hiểm nghèo; ứng dụng phân tích chi phí - hiệu quả, đánh giá tác động ngân sách bên cạnh gánh nặng bệnh tật và bằng chứng y học thực tế trong quá trình hoạch định, ra quyết định… La GiangChính trị - Xã hội
TĐKT - Tại Hà Nội, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 vừa thực hiện thành công ca ghép gan cấp cứu từ người cho sống cho một bệnh nhân bị suy gan cấp.
Sau 14 giờ đồng hồ, bệnh nhân Nguyễn Tiến H, 40 tuổi, ở Hà Nội, bị suy gan cấp rơi vào trạng thái tiền hôn mê gan, xuất huyết não, đa phủ tạng, viêm phổi… đã được các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 cứu sống.
Theo lời kể của gia đình, anh H có tiền sử viêm gan B nhưng uống thuốc điều trị không đều. Sau khi đi công tác về, anh H cảm thấy mệt mỏi trong người. Gia đình đã đưa anh vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để điều trị. Tại đây, các bác sĩ đã tích cực điều trị cho anh, nhưng tình trạng bệnh của anh ngày càng nặng. Anh được chẩn đoán: Suy gan cấp trên nền viêm gan mãn tính, nhiễm khuẩn. Anh Hoàn được chỉ định ghép gan.
Các bác sĩ tiến hành ghép gan cho bệnh nhân
Sau đó, anh H được chuyển sang Bệnh viện TWQĐ 108 để tiến hành ghép gan. Đây là ca ghép gan đặc biệt. Mọi công đoạn chuẩn bị tiến hành ghép đều phải nhanh chóng để giành giật sự sống cho người bệnh.
TS. Lê Văn Thành - Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Gan - Mật - Tụy cho biết: Tất cả các khoa trong Bệnh viện đã phối hợp rất nhịp nhàng trong quá trình trước, trong và sau khi ghép gan cho anh H. Đây là ca ghép rất đặc biệt do trước đó các ca ghép gan của bệnh viện thực hiện đều được chuẩn bị theo kế hoạch, còn đây là ca ghép gan cấp cứu đầu tiên thực hiện lại là ghép từ người cho sống.
“Trường hợp bệnh nhân H bị suy gan cấp có hội chứng não gan, viêm phổi, có tình trạng xuất huyết dưới da rất nặng, rối loạn đông máu, rối loạn chảy máu. Với diễn biến bệnh như vậy, nếu không ghép gan, người bệnh sẽ chỉ sống trong vòng 1 -2 ngày. Do vậy chúng tôi đã tiến hành phối hợp, tổ chức chuẩn bị, lên phương án và hội chẩn cấp cứu và tiến hành ghép cấp cứu xuyên đêm, chạy đua từng giờ để cứu sống bệnh nhân. Trong quá trình ghép gan, có sự chỉ đạo của Ban Giám đốc bệnh viện, sự phối hợp hết sức nhịp nhàng của các kíp gây mê hồi sức, phẫu thuật viên và điều trị hồi sức sau mổ.” - TS. Lê Văn Thành chia sẻ.
Hiện nay, nhu cầu ghép gan ở Việt Nam rất lớn và đang gia tăng nhanh chóng, ước tính có khoảng 1.500 người đang chờ ghép gan. Ghép gan là một phẫu thuật mà bác sĩ thay thể gan bệnh bằng gan lành khỏe mạnh, từ người cho sống hoặc từ nguồn hiến chết não. Ghép gan là phương cách duy nhất để đem lại sự sống cũng như kéo dài thời sống thêm hiệu quả nhất cho bệnh nhân mắc các bệnh gan.
Bệnh nhân đã tỉnh lại 2 ngày sau ghép. Hiện nay sức khoẻ của bệnh đang hồi phục tốt và đã được ra viện.
Anh H đã đi lại bình thường, sức khỏe tốt hơn.
“Khi tỉnh lại sau ca ghép gan, tôi thấy hạnh phúc. Tôi cảm giác như mình vừa có một giấc ngủ dài. Cha mẹ sinh ra tôi nhưng các bác sĩ mới là người hồi sinh, cho tôi một cuộc sống mới. Tôi thấy thương cha mẹ mình hơn. Tôi biết ơn các bác sĩ đã cứu sống tôi “, anh H chia sẻ.
TS. Thành cũng cho biết thêm, những bệnh nhân viêm gan B phải uống thuốc đều đặn theo lời dặn của bác sĩ, tránh bỏ thuốc hoặc uống không thường xuyên để hạn chế tình trạng bùng phát của viêm gan B lên thành đợt cấp. Khi bị suy gan cấp, khả năng tử vong của bệnh nhân rất cao, lên tới 80 % với các trường hợp nếu không được ghép gan. Ghép gan là biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho các trường hợp suy gan cấp trên nền gan mạn tính.
Mai Thảo
TĐKT - Vừa qua, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh và ông Shim Kyung Woo - Chủ tịch Cơ quan Phúc lợi và đền bù cho người lao động (NLĐ) Hàn Quốc (KCOMWEL) đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa hai cơ quan giai đoạn 2020 - 2025 và thống nhất kế hoạch hợp tác cụ thể năm 2020 tại Busan (Hàn Quốc).
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh và ông Shim Kyung Woo - Chủ tịch KCOMWEL ký Bản ghi nhớ hợp tác
Được biết, trong những năm qua, BHXH Việt Nam luôn chú trọng hợp tác với các cơ quan an sinh xã hội (ASXH) của Hàn Quốc, trong đó có KCOMWEL - cơ quan chuyên trách thực hiện các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động (BH TNLĐ) và việc làm cho NLĐ. Đây là đối tác có thế mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ về ASXH, hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng và có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai chế độ phúc lợi cho NLĐ bị TNLĐ và bệnh nghề nghiệp (BNN).
Trong quá trình hợp tác, BHXH Việt Nam đã nhiều lần cử cán bộ tham dự các khóa học ngắn hạn và khóa học đặc biệt tại Hàn Quốc; phía KCOMWEL cũng đều cử chuyên gia tham gia các hội thảo do BHXH Việt Nam tổ chức.
Đồng thời, hai bên đã có những chuyến thăm lẫn nhau để thúc đẩy, nâng cao mối quan hệ hợp tác. Qua đó, giúp trao đổi thông tin, kinh nghiệm để hỗ trợ nâng cao hiệu suất công việc; chia sẻ nhận định về phương hướng phát triển tương lai.
Theo đánh giá của ông Shim Kyung Woo - Chủ tịch KCOMWEL, trong thời gian qua, hai cơ quan đã cố gắng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực, trong đó có BH TNLĐ-BNN, mang lại nhiều kết quả, góp phần đảm bảo ASXH ở mỗi quốc gia.
Đồng thời, ông Shim Kyung Woo cũng nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, cùng với đó chính là thị trường lao động thế giới đang biến đổi rất nhanh chóng. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực đảm bảo ASXH cho người dân, NLĐ. Vì vậy, hai cơ quan cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong lĩnh vực này, đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển ASXH toàn cầu.
Theo bà Nguyễn Thị Minh, việc thực hiện chính sách BHXH tại Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống BHXH công bằng, hiện đại, hiệu quả và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Do đó, việc ký kết bản ghi nhớ giữa hai cơ quan có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu một khởi đầu mới, tốt đẹp về việc hợp tác, tăng cường hiệu quả triển khai thực hiện chính sách BHXH, nhất là trong lĩnh vực BH TNLĐ-BNN.
Hồng Thiết
Khai trương Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử
TĐKT - Sáng 29/11, tại Hà Nội, Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Lễ khai trương Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử. Tới dự, có: Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT và các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin (CNTT) các bộ, ngành, các Sở TT&TT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Tọa đàm hỏi, đáp một số vấn đề về triển khai Chính phủ điện tử Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) là việc làm cấp thiết hiện nay của cơ quan Nhà nước (CQNN) các cấp để cải cách hành chính, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động, cung cấp thông tin, dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp tốt hơn, tạo sự minh bạch, nhanh chóng, hướng tới xây dựng "Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân". Cùng với sự phát triển CPĐT, nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn, những câu hỏi cần giải đáp về CPĐT tại các CQNN cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Tuy nhiên, việc xin ý kiến, hỏi đáp hay đóng góp ý kiến về CPĐT đối với các cơ quan có thẩm quyền chủ yếu vẫn là trao đổi trực tiếp, chưa được tập hợp thành một kho tri thức chia sẻ, giúp truyền tải kinh nghiệm cũng như các giải pháp triển khai CPĐT được nhanh chóng, hiệu quả. Vì vậy, để góp phần tăng tốc và đẩy nhanh tiến trình phát triển CPĐT, hướng tới Chính phủ số, Bộ TT&TT đã giao Cục Tin học hóa phối hợp cùng VNPOST và Công ty Cổ phần Công nghệ DTT xây dựng Hệ thống thông tin Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai CPĐT. Trung tâm chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ: http://egov.mic.gov.vn. Các đại biểu nhấn nút khai trương Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai CPĐT Trung tâm hoạt động theo cơ chế một cửa, hỗ trợ cộng tác và quản trị tri thức. Hệ thống bao gồm nhiều tính năng được bổ sung liên tục nhằm đảm bảo việc hỗ trợ triển khai CPĐT được minh bạch, kịp thời và cùng chia sẻ. Tính năng đầu tiên là một cửa điện tử hỗ trợ giải đáp về CPĐT với chức năng chính là tiếp nhận, xử lý, chuyển câu trả lời, giải đáp đến đơn vị, cá nhân đã hỏi. Đây là những câu hỏi/kiến nghị/phản ánh hoặc xin ý kiến Bộ TT&TT về các lĩnh vực do Bộ quản lý trong phát triển CPĐT như: Các cơ chế, chính sách, pháp luật về CPĐT; xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch CPĐT; nền tảng, công nghệ, hạ tầng kỹ thuật phát triển CPĐT; triển khai các hạ tầng thông tin/ cơ sở dữ liệu quốc gia; kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu CPĐT; nguồn lực phát triển CPĐT; đánh giá, xếp hạng, đo lường phát triển CPĐT; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật liên quan CPĐT; an toàn, an ninh mạng trong phát triển CPĐT... Đồng thời, hệ thống cũng là kênh lưu trữ dữ liệu các câu hỏi và nội dung trả lời được cung cấp, chia sẻ về mọi vấn đề phát triển CPĐT. Hệ thống bao gồm danh mục các cơ chế, chính sách, hướng dẫn kỹ thuật về CPĐT để các CQNN tiện tra cứu. Tìm kiếm, kết xuất nội dung trả lời tự động khi câu hỏi mới nhận được tương tự câu hỏi đã được trả lời trước đó. Thực hiện các phân tích, thống kê báo cáo mong muốn dựa trên kho dữ liệu. Hệ thống bước đầu được thiết kế dành cho người dùng thuộc các CQNN cần tham vấn về các lĩnh vực CPĐT, thực hiện kết nối đến Trung tâm để gửi câu hỏi, kiến nghị về phát triển CPĐT. Theo đó, các đơn vị của Bộ TT&TT sẽ thực hiện tiếp nhận, trả lời câu hỏi kiến nghị thuộc lĩnh vực quản lý một cách nhanh chóng, hiệu quả. Về lâu dài, hệ thống sẽ hỗ trợ đo lường các chỉ số triển khai CPĐT để chủ động tìm ra các điểm nóng, điểm nghẽn, giúp Bộ TT&TT hỗ trợ được nhanh hơn và hiệu quả hơn. Hệ thống cũng sẽ kết nối, tích hợp với các hệ thống CPĐT để cung cấp trực tuyến các thông tin về chỉ số phát triển CPĐT như chỉ số về dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp, về hoạt động nội bộ của CQNN và an toàn, an ninh mạng trong phát triển CPĐT... Phương Thanh700 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của VUFO
TĐKT - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) sẽ diễn ra ngày 5/12/2019 với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến chủ đề: "Đổi mới mạnh mẽ, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". 700 đại biểu, khách mời sẽ tham dự Đại hội. Gặp mặt báo chí thông tin về Đại hội Chia sẻ với các cơ quan báo chí ngày 28/11, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Bạch Ngọc Chiến cho biết: Đại hội diễn ra ngay sau khi có Chỉ thị 38 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị trong tình hình mới”. Nội dung chính của Đại hội là tổng kết hoạt động của VUFO trong nhiệm kỳ V (2013 - 2018) trong các lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, công tác phi chính phủ nước ngoài, công tác nghiên cứu, thông tin tuyên truyền đối ngoại và xây dựng tổ chức, đào tạo cán bộ. Đánh giá tác động của tình hình thế giới, khu vực và trong nước đến công tác đối ngoại nhân dân. Đồng thời, đề ra phương hướng, nhiệm vụ và chương trình hành động nhiệm kỳ 2019 - 2024. Đại hội lần này sẽ sửa đổi, bổ sung Điều lệ phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới hướng tới sử dụng Điều lệ thống nhất cho cả hệ thống; bầu Đoàn Chủ tịch, Ban Kiểm tra và các chức danh lãnh đạo chuyên trách khoá VI, nhiệm kỳ 2019 - 2024. Trong nhiệm kỳ V (2013 - 2018), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã có một số hoạt động, thành tựu nổi bật: Tổ chức thành công chương trình “Theo dấu chân Bác” tại Lào và Thái Lan để kỷ niệm 125 năm ngày sinh Bác Hồ (năm 2015); tổ chức Cuộc nói chuyện của Tổng thống Mỹ Barack Obama với giới trí thức, doanh nhân và thanh niên, sinh viên Việt Nam (năm 2016); khánh thành Cung Hữu nghị Việt - Trung và các hoạt động bên lề đoàn Tổng Bí Thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam (năm 2017); Liên hoan Hữu nghị nhân dân Việt – Lào lần thứ IV tại Lào nhân năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào 2017 và Gặp gỡ hữu nghị và hợp tác nhân dân Việt Nam – Campuchia lần thứ IV tại Việt Nam nhân Năm hữu nghị Việt Nam – Campuchia 2017; Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Cam-pu-chia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2019); tiếp tục đẩy mạnh và nhân rộng các chương trình “Ươm mầm hữu nghị”, “Hướng tới tương lai” tại nhiều địa phương nhằm hỗ trợ các sinh viên Lào và Campuchia đang theo học tại Việt Nam... Trong giai đoạn từ năm 2014 - tháng 6/2019, giá trị viện trợ giải ngân của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đạt 1,597 tỷ USD. Liên hiệp cũng thành lập 6 hội hữu nghị song phương và 8 liên hiệp cấp tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương, nâng tổng số thành viên của Liên hiệp Hữu nghị từ 102 tổ chức lên 116 tổ chức (64 tổ chức ở trung ương và 52 tổ chức ở địa phương). Liên hiệp đón 4.650 đoàn đến từ các nước trên thế giới và tổ chức khoảng 3.000 hoạt động đối ngoại tại chỗ. Minh PhươngVận dụng khoa học tiên tiến trong lĩnh vực địa kỹ thuật công trình
TĐKT - Hội nghị quốc tế lần thứ tư về lĩnh vực địa kỹ thuật và hạ tầng (GEOTEC HANOI 2019) diễn ra từ ngày 28 - 29/11 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Toàn cảnh Hội nghị Hội nghị do Công ty FECON, Hội Địa kỹ thuật công trình Việt Nam, Trường Đại học Thủy lợi và Công ty Kokosai Kogyo Nhật Bản phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Hội địa kỹ thuật công trình thế giới. Ông Phạm Việt Khoa, Trưởng Ban tổ chức GEOTEC HANOI 2019, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Fecon cho biết, Việt Nam là nước nằm trong địa lý có nhiều biến đổi khí hậu và điều kiện địa chất phức tạp dẫn đến các công trình không bền vững. Do đó, việc lựa chọn giải pháp nền móng rất quan trọng, ứng dụng công nghệ cao để thi công xây dựng các công trình bền vững. GEOTEC HANOI là diễn đàn để nhà khoa học quốc tế và Việt Nam kết nối, chia sẻ các kiến thức, vận dụng khoa học tiên tiến trong lĩnh vực địa kỹ thuật công trình nhằm tìm ra giải pháp và ứng dụng công nghệ, đảm bảo 3 tiêu chí: An toàn bền vững, thân thiện môi trường và giá thành tốt nhất. Theo Ban tổ chức, GEOTEC HANOI 2019 có quy mô vượt trội so với 3 kỳ hội nghị trước. 160 bài viết của các tác giả đến từ 40 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Italy, Hà Lan, Australia, Singapore... sẽ được lựa chọn trình bày trong hai ngày diễn ra Hội nghị. Năm nay, Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu với số lượng bài viết hoàn chỉnh được lựa chọn là 63. Tại Hội nghị lần này, bên cạnh 4 chủ đề đã trở thành truyền thống như: Móng sâu; hầm và công trình ngầm; gia cố nền đất; mô hình số và quan trắc địa kỹ thuật, có thêm 2 chủ đề mới trong phát triển bền vững đang rất được quan tâm hiện nay là: Trượt lở và xói mòn; kỹ thuật nền móng bờ sông, bờ biển. Đặc biệt, 6 bài giảng quan trọng cho 6 chủ đề của Hội nghị năm nay sẽ được trình bày bởi 6 giáo sư hàng đầu thế giới; GS Delwyn G.Fredlund (Canada), GS Adam Bezuijen (Bỉ), GS Harry Poulos (Australia), GS Lidija Zdravkovic (Anh), GS Mark F.Randolph (Australia) và GS Masaki Kitazume (Nhật Bản). Bên cạnh đó, Hội nghị cũng chào đón 4 diễn giả khách mời là GS. Charles Ng, Chủ tịch Hội Cơ học đất và địa kỹ thuật thế giới; GS. Eun Chul Shin, Phó Chủ tịch Hội Cơ học đất và địa kỹ thuật thế giới khu vực châu Á, GS Norikazu Shimizu, Phó Chủ tịch Hội Cơ học đá thế giới (IRSM) và TS. Kenji Mori, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn địa kỹ thuật Nhật Bản. Đây đều là các giáo sư, tiến sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, bên cạnh công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, các giáo sư và tiến sĩ này cũng tham gia vào các dự án thực tế, các hội nghị chuyên ngành trên toàn thế giới với nhiều đóng góp quan trọng cho lĩnh vực địa kỹ thuật nói riêng và lĩnh vực xây dựng thế giới nói chung. Sự kiện triển lãm bên lề GEOTEC HANOI 2019 cũng được quan tâm với 48 gian hàng triển lãm của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, quan trắc, sản xuất thiết bị sản xuất vật liệu thi công nền móng, công trình ngầm, hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi, điện gió, chống sạt lở, hạ tầng công nghiệp... Phương ThanhTiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt của Quân đội trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh
TĐKT - Sáng 27/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Phát huy vai trò nòng cốt của Quân đội anh hùng xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”. Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam; Đại tá Trương Mai Hương, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thị Thu Hoài chủ trì họp báo. Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức chủ trì họp báo. Diễn ra tại Hà Nội vào ngày 29/11, Hội thảo là một trong những hoạt động quan trọng, thiết thực hướng tới kỷ niệm 30 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019). Hội thảo nhằm tiếp tục khẳng định, làm rõ truyền thống anh hùng, bản chất tốt đẹp và những nhân tố quan trọng, quyết định tạo nên sức mạnh quật cường của QĐND Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phân tích, làm rõ bối cảnh dẫn đến quyết định của Ban Bí thư lấy ngày 22/12 hàng năm là Ngày hội Quốc phòng toàn dân; khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa cũng như giá trị thực tiến của sự kiện này đối với quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Hội thảo cũng là hoạt động góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào về Quân đội anh hùng, về dân tộc anh hùng; hun đúc ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần quật khởi, truyền thống đại đoàn kết dân tộc cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, qua đó tạo sự thống nhất cao về chính trị, tư tưởng, ý chí, hành động trong thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, Quân đội giao phó. Các nội dung được thảo luận tại Hội thảo sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học được công bố trước đây, với nhiều sự kiện được soi rọi từ tư liệu mới, nhận thức và bối cảnh mới. Hội thảo cũng sẽ tập trung khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, tầm nhìn chiến lược sáng suốt và vai trò quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân đối với quá trình xây dựng, phát triển, gắn với những chiến công oanh liệt của QĐND Việt Nam trong suốt 75 năm qua; đúc rút, phân tích làm rõ những bài học kinh nghiệm quý báu về quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân, về quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của QĐND Việt Nam. Trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Tại Hội thảo, các đại biểu, nhà nghiên cứu khoa học cũng sẽ thảo luận, khẳng định và làm sâu sắc hơn mối quan hệ mật thiết khách quan, sự gắn bó máu thịt tự nhiên giữa quân đội với nhân dân, giữa đường lối phát triển quốc phòng, quân sự với đường lối xây dựng an ninh, kinh tế, xã hội của đất nước; làm rõ trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của hệ thống chính trị và các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong giai đoạn hiện nay. Nguyệt HàChuẩn bị diễn ra Olympic Toán học và Khoa học quốc tế tại Hà Nội
TĐKT - Sáng 25/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức họp báo về Kỳ thi Olympic Toán học và Khoa học quốc tế - IMSO (International Mathematics and Science Olympiad for Primary School) năm 2019. Kỳ thi IMSO 2019 sẽ khai mạc vào sáng 27/11 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội và bế mạc vào chiều Thứ 7, ngày 30/11, tại khách sạn La Thành, quận Ba Đình, Hà Nội. Kỳ thi Olympic Toán học và Khoa học quốc tế bằng tiếng Anh được tổ chức thường niên dành cho học sinh tiểu học trên toàn thế giới, với mục tiêu giúp học sinh tiểu học phát triển khả năng cao nhất về toán và khoa học. Năm 2019, Hà Nội được trao quyền đăng cai tổ chức kỳ thi. IMSO 2019 có 1.725 người tham dự, gồm, 719 thí sinh, 293 chuyên gia, cán bộ, giáo viên, quan sát viên quốc tế đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ban tổ chức trả lời câu hỏi của báo chí tại họp báo về Kỳ thi Olympic Toán học và Khoa học quốc tế - IMSO 2019 Với chủ đề "Tư duy - Sáng tạo - Kỹ năng vượt trội", kỳ thi năm nay được chia làm 2 bảng. Bảng A (quốc tế) có 352 thí sinh dự thi và 197 chuyên gia, cán bộ, giáo viên, quan sát viên quốc tế đăng ký tham dự đến từ: Bulgaria, Cambodia, People's Republic of China, Korea, Malaysia, Myanmar, Thailand, Taiwan, Việt Nam. Bảng B (thành phố) có 367 thí sinh dự thi và 96 cán bộ, giáo viên thuộc 22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố tham gia: Long Biên, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Hà Đông, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Mỹ Đức… Theo Ban tổ chức, phương thức tổ chức thi được thực hiện theo quy định của Ủy ban Olympic IMSO quốc tế. Theo đó, thí sinh dự thi ở mỗi môn Toán học và Khoa học bảng A sẽ tham gia 3 phần thi: Lý thuyết 1 (Thời gian: 60 phút; dạng câu hỏi: Điền đáp án vào phiếu trả lời); lý thuyết 2 (Thời gian: 90 phút; dạng câu hỏi: Lời giải chi tiết trực tiếp vào đề thi); khám phá môn Toán, thực hành môn Khoa học (Thời gian: 120 phút. Dạng câu hỏi: Điền đáp án và lời giải chi tiết vào phiếu trả lời). Thí sinh không được sử dụng máy tính, máy vi tính và bất kỳ tài liệu nào. Việc chấm thi và phản biện được thực hiện công khai. Bên cạnh các nội dung thi, thí sinh tham gia Kỳ thi IMSO năm 2019 tại Hà Nội sẽ được tham gia hoạt động trải nghiệm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho học sinh quốc tế có tinh thần thoải mái sau những bài thi và là cơ hội để các em hiểu hơn về các dân tộc Việt Nam nói riêng và văn hóa, con người Việt Nam nói chung. Ngoài ra, các đoàn dự thi sẽ cùng tham gia chương trình Gala văn hóa. Tại chương trình này, chính các em sẽ biểu diễn những tiết mục đặc sắc để giới thiệu về đất nước, quê hương mình. Mai ThảoTĐKT - Ngày 26/11, tại Hà Nội, Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) trao tặng học bổng năng lượng tương lai cho các sinh viên xuất sắc quê tại Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc đang theo học ngành điện tại Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Điện lực.
Chương trình học bổng này đã được AES thực hiện được 3 năm, từ năm 2017. Một trong những ưu tiên hàng đầu của công ty là đầu tư cho giáo dục, đào tạo và chuẩn bị một lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao cho ngành năng lượng của Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu về điện cho phát triển đất nước ngày càng tăng.
Những sinh viên được lựa chọn không chỉ được nhận học bổng tiền mặt trị giá 600 Đô la Mỹ mà còn được hưởng lợi từ việc tham gia vào các hoạt động đào tạo kỹ năng mềm, học tiếng Anh, các hoạt động tình nguyện hỗ trợ cộng đồng và tham quan Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 tại tỉnh Quảng Ninh.
Chương trình học bổng được thiết kế đặc biệt nhằm hướng tới mục tiêu giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho sinh viên, mang đến những hoạt động hướng nghiệp và xây dựng kỹ năng mềm trong suốt năm học. Các khóa đào tạo chuyên sâu do CED tổ chức sẽ cung cấp các thông tin thực tế giúp thúc đẩy tiềm năng và kiến thức của các em sinh viên về ngành công nghiệp năng lượng, đồng thời giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Các sinh viên nhận được học bổng năng lượng tương lai năm học 2019 - 2020
Phát biểu tại buổi lễ, ông David Stone, Tổng giám đốc AES Việt Nam nói: “Tại AES, con người là tài sản quan trọng nhất. Sự thành công của chúng tôi là nhờ có những con người tài năng luôn đam mê với công việc và kiên định phấn đấu vì sự xuất sắc. Đầu tư vào con người và giáo dục là ưu tiên hàng đầu trong chính sách trách nhiệm xã hội của công ty. Tôi rất vui mừng thấy rằng chương trình học bổng này đã đi đến năm thứ 3 với rất nhiều sinh viên xuất sắc được hưởng lợi. Tôi hy vọng chương trình học bổng sẽ tiếp thêm năng lượng cho các em trong việc học tập và phấn đấu hơn nữa để phát triển kỹ năng cho bản thân cũng như hỗ trợ các em trong việc tiếp cận các cơ hội tham gia vào tương lai ngành năng lượng của đất nước.”
Chương trình học bổng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ ban giám hiệu của các trường đại học và thu hút sự quan tâm của ngày càng nhiều sinh viên. Năm nay, 20 suất học bổng sẽ được trao tặng với tổng giá trị là 500 triệu đồng.
“Đối với em và gia đình, nhận được học bổng là một vinh dự to lớn. Sự hỗ trợ tài chính đã giúp em rất nhiều trong học tập, em không cần phải làm thêm ngoài giờ nữa, do đó có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các chương trình học tập của mình. Em cũng có nhiều thời gian hơn để cải thiện tiếng Anh của mình và dành hết tâm trí cho việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, chương trình học bổng cũng cung cấp các khóa đào tạo và các hoạt động tình nguyện mà qua đó em có thêm nhiều kinh nghiệm khi gặp gỡ những bạn sinh viên từ các vùng khác của đất nước. Bây giờ em đã trở nên tự tin hơn. Đặc biệt, chuyến thăm quan và trao đổi kinh nghiệm tại nhà máy điện Mông Duơng 2 đã thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và nghiên cứu của em. Em rất biết ơn công ty và các cán bộ của chương trình học bổng vì đã thực hiện chương trình có ý nghĩa này.” - Lê Thanh Tùng, sinh viên Viện Điện, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ về những trải nghiệm với chương trình học bổng của mình.
Bên cạnh giáo dục, Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương cũng đã thực hiện nhiều dự án trách nhiệm xã hội khác tập trung vào các lĩnh vực y tế, bảo vệ môi trường và cải thiện sinh kế tại tỉnh Quảng Ninh với tổng số tiền khoảng 10 tỷ đồng.
Mai Thảo
TĐKT - Năm 2020, Bộ Quốc phòng sẽ chủ trì tổ chức hơn 20 hội nghị và hoạt động quân sự - quốc phòng của ASEAN. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của đối ngoại quốc phòng giai đoạn 2018 - 2020.
Công tác chuẩn bị cho Năm ASEAN 2020 đã được Bộ Quốc phòng tích cực triển khai ngay từ đầu năm 2018. Bộ Quốc phòng đã xây dựng Đề án tổ chức các Hội nghị và hoạt động quốc phòng - quân sự ASEAN năm 2020, thành lập Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về ASEAN năm 2020 và các Tiểu ban, phân công nhiệm vụ đến từng cơ quan, đơn vị.
Trong năm 2019, Bộ Quốc phòng tập trung tham vấn các nước trong ASEAN, các nước đối tác, đối thoại (các nước Cộng) về nội dung, chủ đề, kế hoạch và các sáng kiến mà Việt Nam dự kiến đề xuất trong năm 2020. Các ưu tiên và sáng kiến của Bộ Quốc phòng được xây dựng trên cơ sở bám sát nội hàm của chủ đề quốc gia năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ công bố ngày 4/11/2019 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, tạo sự gắn kết, liền mạch của các hoạt động hợp tác quốc phòng - quân sự ASEAN với tổng thể các hoạt động hợp tác của trụ cột chính trị - an ninh ASEAN cũng như toàn bộ các hoạt động trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN.
Trên cơ sở đó, Bộ Quốc phòng xác định chủ đề các hội nghị quốc phòng - quân sự ASEAN trong năm 2020 là “Hợp tác quốc phòng vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.
Các ưu tiên trong Năm ASEAN 2020 được xác định: Thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc phòng - quân sự nội khối ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác. Chủ động đề xuất sáng kiến, hình thức hợp tác mới, nhất là các sáng kiến hướng vào việc củng cố thể chế, nâng cao năng lực phối hợp hoạt động chung và làm sống động các cơ chế hợp tác hiện có. Tăng cường hợp tác thực chất trong lĩnh vực quốc phòng - quân sự. Thúc đẩy giải quyết các vấn đề an ninh, cả an ninh truyền thống và phi truyền thống, tội phạm xuyên quốc gia, các vấn đề nảy sinh trên biển... Nâng cao năng lực của Việt Nam thông qua hợp tác thực chất và đăng cai đồng chủ trì Nhóm chuyên gia ADMM+ về gìn giữ hòa bình.
Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục triển khai các sáng kiến của các nước Chủ tịch trước, cũng như ưu tiên thúc đẩy, tăng cường đoàn kết nội khối, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, tìm ra những hình thức hợp tác mới, mang tính thực chất, hiệu quả, phục vụ lợi ích chung của ASEAN, với tinh thần thành công của năm ASEAN 2020 tại Việt Nam sẽ là thành công chung của ASEAN.
Các sáng kiến, nội dung mới mà Bộ Quốc phòng có thể nghiên cứu thúc đẩy: Thiết lập một số trung tâm ASEAN nhằm đưa hợp tác vào thực chất cũng như thu hút sự đóng góp của các nước đối tác; nâng cao hình ảnh, tăng cường nhận diện của ASEAN như thông qua phối hợp tuyên truyền về ASEAN, nhất là các hoạt động chung. Việt Nam cũng có thể nghiên cứu hình thức và nội dung phù hợp để củng cố cơ chế hiện có nhưng vừa qua chưa được coi trọng đúng mức như Diễn đàn Chính sách An ninh ARF (ASPC)...
Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) cho biết: Công tác chuẩn bị cơ sở, vật chất, nguồn nhân lực phục vụ các hội nghị quốc phòng - quân sự cũng được Bộ Quốc phòng tích cực triển khai và hiện nay đang bước vào giai đoạn hoàn tất; trong đó, công tác đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực được đặc biệt chú trọng. Bộ Quốc phòng đã cử một số cán bộ tham dự các khóa học tiếng Anh chuyên ngành ASEAN tại Singapore; tổ chức các lớp tập huấn dành cho cán bộ làm công tác nội dung, thư ký hội nghị, công tác tổ chức, lễ tân, sĩ quan liên lạc, tiếp cận, tổ chức các đoàn quan sát viên trực tiếp tham dự một số hội nghị tại Thái Lan trong năm 2019 để học hỏi, rút kinh nghiệm.
Bộ Quốc phòng dự kiến sẽ chủ trì tổ chức hơn 20 hội nghị và hoạt động quốc phòng-quân sự ASEAN, tập trung vào một số hoạt động chính: Hội nghị Hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM Hẹp); Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN (ACDFM); duyệt binh hàng hải quốc tế, Diễn tập hải quân đa phương ASEAN lần 2, Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN; Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM) và quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM+); Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Lễ kỷ niệm 10 năm ADMM; tổ chức các Cuộc gặp Không chính Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và nước Cộng bên lề ADMM Hẹp và ADMM+; tổ chức Triển lãm Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam bên lề Hội nghị ADMM+.
Ngoài ra, trong nhiệm kỳ Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Bộ Quốc phòng sẽ triển khai nhiều hoạt động cụ thể. Trong đó có các sự kiện quốc tế về gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc, như: Hội nghị Quốc tế “Phụ nữ với hoạt động GGHB Liên hợp quốc”; Hội nghị trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng về GGHB; Hội thảo Quốc tế về đối tác công nghệ trong GGHB lần thứ 6. Các sự kiện quốc tế về lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh: Hội thảo “Hành động của Việt Nam và quốc tế trong khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” và Triển lãm liên quan; Hội thảo quốc tế “Những kinh nghiệm của Việt Nam và vai trò của cộng đồng quốc tế trong khắc phục hậu quả chiến tranh”; Diễn đàn An ninh môi trường Thái Bình Dương (PESF).
Nguyệt Hà
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 185
- 186
- 187
- 188
- 189
- …
- sau ›
- cuối cùng »