TĐKT - Năm 2019 được coi là năm bản lề thực hiện mục tiêu mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) theo Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Vì vậy, bên cạnh những kết quả của cơ quan BHXH, của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp thì chính sách BHXH phải linh hoạt hơn nữa, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.
Hướng tới mục tiêu 100% người lao động tham gia BHXH
Phó Trưởng ban Thu (BHXH Việt Nam) Đinh Duy Hùng nhấn mạnh, phát triển đối tượng tham gia BHXH là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của ngành BHXH. Thời gian qua, số người tham gia BHXH tăng hằng năm, nếu tính 5 năm trở lại đây (từ năm 2014), số người tham gia BHXH tăng bình quân hơn 5,8%/năm thì đến tháng 9/2019, cả nước đã có hơn 14.800.000 người tham gia (tăng hơn 2,2% so với 2018). Đặc biệt, chỉ trong tháng 9, phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng 120.000 người so với tháng 8/2019.
Cùng với đó, BHXH Việt Nam xác định năm 2019 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW nên đã tập trung tham mưu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; sớm giao kế hoạch thu để BHXH các địa phương chủ động thực hiện. Đã thành lập các Ban Chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo đúng tinh thần Quyết định số 2445/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam cũng luôn theo dõi, kiểm tra, nắm bắt tình hình thu và phát triển đối tượng tham gia BHXH hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để chỉ đạo và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc... Do đó, năm 2016, tỷ lệ tham gia BHXH đạt 24,6% tổng số lao động; năm 2017 tăng lên 25,8%; năm 2018 tăng lên 26,58% và dự kiến năm 2019 đạt trên 31% lực lượng lao động…
Nhận định về những nỗ lực của ngành BHXH, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, với tốc độ tăng số lao động tham gia như trên, khả năng cao BHXH Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH theo Nghị quyết 28-NQ/TW là đến năm 2021 đạt khoảng 35% và đến năm 2025 đạt 45% lực lượng lao động tham gia BHXH.
Hồng Thiết
Chính trị - Xã hội
Bảo hiểm Hà Nội phấn đấu nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2020 đạt 90,1%
TĐKT - Năm 2020, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm Y tế (BHXH, BHYT) TP Hà Nội đề ra chỉ tiêu: Nâng tỷ lệ bao phủ BHYT năm 2020 đạt 90,1%; tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp đạt 95% số người thuộc diện phải tham gia; tốc độ gia tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đạt 30% so với năm 2019; phấn đấu tỷ lệ nợ BHXH bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ nợ bình quân của cả nước. Tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), giao dịch điện tử về BHXH, BHYT, phấn đấu đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% đơn vị, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử về BHXH, BHYT; tăng cường kiểm soát chi phí KCB BHYT; phòng, chống lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT. Bảo hiểm Hà Nội nâng tỷ lệ bao phủ BHYT năm 2020 đạt 90,1% Phó Giám đốc BHXH TP Hà Nội Đàm Thị Hoa cho biết, tính đến nay, BHXH thành phố đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu được giao: Đã có hơn 7,1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 88,2% dân số. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc đạt 90% số người thuộc diện phải tham gia (hoàn thành chỉ tiêu do UBND thành phố giao). Tỷ lệ lao động tham gia BH thất nghiệp đạt 92,1% số người thuộc diện phải tham gia (UBND thành phố giao 90%). Tốc độ tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đạt 35,8% (vượt 5,8% so với chỉ tiêu UBND thành phố giao)… BHXH TP Hà Nội đã thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về kê khai, đóng nộp BHXH, BHYT, với 97,3% số đơn vị, doanh nghiệp thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử. BHXH thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, địa phương quyết liệt thực hiện các biện pháp thu nợ BHXH, BHYT. Tuy nhiên, đến tháng 11, số nợ BHXH, BHYT trên toàn địa bàn vẫn còn tới 1.822,6 tỷ đồng (bằng 4,2% số phải thu) - là tỷ lệ nợ cao nhất nước và vẫn còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu giảm tỉ lệ nợ xuống còn 2% đặt ra hồi đầu năm. La GiangTĐKT - Sáng 2/12, hưởng ứng Ngày Quốc tế Người tình nguyện (5/12), Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động cuộc thi viết "Tôi tình nguyện" 2019 và ra mắt một số đội/nhóm tình nguyện viên chữ thập đỏ trực thuộc Trung ương Hội.
Lễ phát động cuộc thi
Cuộc thi bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ ngày 5/12/2019 đến hết ngày 20/4/2020. Lễ công bố và trao giải sẽ được tổ chức tại Lễ phát động Tháng nhân đạo 2020 - kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Ngày Tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam (8/5/2020).
Thể lệ cuộc thi được đăng tải trên trang fanpage và Cổng thông tin điện tử Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Báo điện tử Nhân đạo và Đời sống.
Nội dung tác phẩm dự thi là những bài viết, câu chuyện khắc họa chân dung, kể về sự hy sinh, cống hiến của những con người, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... mà tác giả biết và chứng kiến hoặc chính những kỷ niệm sâu sắc của tác giả trong quá trình hoạt động tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng. Bài viết phải lan tỏa được thông điệp “Kết nối - sẻ chia và lan tỏa”.
Hình thức thể hiện là những bài phản ánh, ghi chép, phóng sự, ký chân dung. Ưu tiên cao nhất cho những bài viết có tính phát hiện cao, gây ấn tượng, có tầm ảnh hưởng xã hội sâu rộng.
Bài dự thi được viết bằng tiếng Việt, tối thiểu 700 từ và không quá 2.000 từ, thể hiện dưới dạng file word, có kèm ảnh (nếu gửi qua thư điện tử là file .jpg dung lượng tối thiểu 500 Kb), không giới hạn số ảnh kèm theo.
Nhân vật trong bài viết phải là người thật việc thật, có tên tuổi, địa chỉ cụ thể, rõ ràng và hành động, thành tích của họ trong quá trình tham gia các hoạt động tình nguyện. Bài viết chưa được đăng tải trên bất cứ một phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm văn hóa nào, chưa tham gia các cuộc thi khác. Không hạn chế số lượng bài viết với mỗi tác giả.
Cũng tại buổi lễ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức ra mắt 2 đội tình nguyện viên chữ thập đỏ trực thuộc Trung ương Hội là: Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ của Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ “Mùa Thu và những người bạn” (Hà Nội) - làm cơ sở từng bước xây dựng và nhân rộng các mô hình tình nguyện viên chữ thập đỏ trực thuộc Trung ương Hội đa dạng các lĩnh vực hoạt động.
Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ của Bưu điện Việt Nam được thành lập gồm hơn 700 cán bộ, công nhân viên, người lao động đang công tác tại các bưu cục nơi có đặt thùng quyên góp nhân đạo. Các tình nguyện viên của Bưu điện không chỉ tham gia quản lý, đảm bảo sự an toàn của các thùng quyên góp nhân đạo đặt tại các bưu cục mà còn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ địa phương quản lý và xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn quỹ tại các thùng quyên góp nhân đạo ở các bưu cục, đồng thời tham gia khảo sát, lập hồ sơ địa chỉ nhân đạo trong hoạt động lựa chọn trợ giúp các địa chỉ nhân đạo; tổ chức hoạt động trợ giúp địa chỉ nhân đạo phù hợp với điều kiện từng địa phương...
Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ “Mùa Thu và những người bạn” được thành lập từ năm 2016. Trải qua gần 4 năm hoạt động, Đội tổ chức nấu cháo và phát miễn phí cho các bệnh nhân nghèo đang điều trị tại 7 bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội. Tổng giá trị hoạt động của năm 2019 (tính đến hết tháng 10/2019) trị giá 1 tỷ 350 triệu đồng, gồm các hoạt động: Hỗ trợ tinh thần và vật chất cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, xây dựng điểm trường học mới, tặng quà cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức các chương trình hiến máu tình nguyện.
Tính đến tháng 6 năm 2019, cả nước có trên 300.000 tình nguyện viên chữ thập đỏ, trong đó 9.596 đội, nhóm, câu lạc bộ với đa dạng các mô hình hoạt động như: Cửa hàng Chữ thập đỏ, Hội chợ nhân đạo (Hà Nội, Đồng Tháp), Vườn cây nhân đạo (Trà Vinh), Đội phòng cháy, chữa cháy Chữ thập đỏ (An Giang), Đội vận động hiến mô, hiến tạng nhân đạo, Tình nguyện viên gia đình phật tử (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng), Tủ bánh mỳ từ thiện, Tủ quần áo từ thiện (Khánh Hòa), Tình nguyện viên truyền thông, Đại sứ nhân ái (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh), các hình thức câu lạc bộ: Bluse Trắng, Trái tim tình nguyện, Sống để yêu thương, Máu nóng tim yêu thương (Đà Nẵng)... Trong số đó, các mô hình: Bếp ăn tình thương, Tổ cấp cháo, nước sôi miễn phí, Quán cơm từ thiện, Bữa cơm cho người nghèo, Nồi cháo tình thương, Tủ bánh mỳ từ thiện, Tủ quần áo từ thiện vẫn duy trì phát triển ngày càng lan tỏa, mở rộng và giá trị hoạt động ngày càng lớn...
Dự kiến năm 2020, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ xây dựng Chiến lược phát triển Tình nguyện viên giai đoạn 2020 - 2030 – tầm nhìn 2045 là cơ sở định hướng phát triển lực lượng tình nguyện viên và nâng cao chất lượng hoạt động của tình nguyện viên chữ thập đỏ, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ.
Phương Linh
TĐKT – Sáng 2/12, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã tổ chức Lễ trao giải Cống hiến bảo vệ động vật hoang dã nhằm vinh danh những cá nhân, cơ quan thực thi pháp luật có nhiều đóng góp trong công tác bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD). Đây là lần thứ 3 giải thưởng được tổ chức với 5 hạng mục được lựa chọn trao giải.
Giải Kiểm sát viên xuất sắc nhất được trao cho ông Hứa Ngọc Thông, Viện kiểm sát nhân dân huyện Điện Biên.
Bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc ENV cho biết: “Sự kiện hôm nay ghi nhận vai trò quan trọng của các cơ quan thực thi pháp luật, tòa án, viện kiểm sát không chỉ trong việc đảm bảo pháp luật về ĐVHD được thực thi mà còn góp phần nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa tội phạm về ĐVHD. Sau quá trình xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn những cá nhân, tập thể có những đóng góp đặc biệt ý nghĩa trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học Việt Nam để trao giải ngày hôm nay. Họ chính là những tấm gương tiêu biểu cho các đồng nghiệp của mình trên khắp cả nước noi theo”.
Lễ trao giải lần này diễn ra trong bối cảnh Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đang thực sự phát huy tác dụng khi tăng mức phạt tù tối đa đối với tội phạm về ĐVHD lên đến 15 năm. ENV đã ghi nhận ngày càng có nhiều bản án tù giam từ 5 năm trở lên. Mới đây, vào tháng 11/2019, một đối tượng đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh kết án 13 năm tù vì hành vi nuôi nhốt, buôn bán trái phép 145 cá thể tê tê Java. Mười đối tượng khác trong vụ án này cũng bị kết án từ 5 - 8 năm.
Sau khi phát động, ENV đã nhận được gần 40 đề cử từ các cá nhân và tập thể trong cả nước. Tháng 7/2019, Hội đồng chấm giải gồm đại diện của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Dự án Saving Species – Chương trình phát triển Hoa Kỳ, tổ chức TRAFFIC Việt Nam, đại diên Đại sứ quán Hoa Kỳ, Đại sứ quán Đức và các cán bộ cấp cao của ENV đã cùng làm việc và lựa chọn những người xứng đáng nhất.
Các tập thể, cá nhân đạt giải
Kết quả, giải Cán bộ thực thi pháp luật xuất sắc đã được trao cho 2 cá nhân: Ông Nguyễn Minh Tiến, Đội trưởng Đội 2, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh Kiên Giang và ông Lưu Phước Nguyên - Đội phó Đội 2, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh Quảng Nam.
Giải Thẩm phán xuất sắc nhất được trao cho ông Ngô Đức Thụ, Tòa án nhân dân quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Giải Kiểm sát viên xuất sắc nhất được trao cho ông Hứa Ngọc Thông, Viện kiểm sát nhân dân huyện Điện Biên.
Giải Tập thể xuất sắc nhất được trao cho: Đội Kiểm lâm cơ động số 1 - Chi cục Kiểm Lâm Thanh Hóa và Đội 2, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Hà Tĩnh.
Giải Đặc biệt - “Chiến công xuất sắc – Triệt phá đường dây tội phạm về ĐVHD” được trao cho Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Minh Phương
“Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình năm 2019” tại Thanh Hóa
TĐKT - Trong hai ngày 29 - 30/11/2019, tại Khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa tổ chức Chương trình “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình năm 2019”. Đây là sự kiện thứ ba trong chuỗi Chương trình “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình năm 2019” được tổ chức tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có đông công nhân, lao động trên địa bàn cả nước. Cùng với việc chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), Chương trình sẽ gópphaafn thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức công đoàn, nâng cao nhận thức, bồi đắp niềm tin, giác ngộ giai cấp, ý thức tuân thủ pháp luật của NLĐ; vận động NLĐ gắn bó và tích cực tham gia các hoạt động do tổ chức Công đoàn Việt Nam tổ chức. Từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp công đoàn trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình, đặc biệt là đề xuất phương thức, cách thức mới, hiệu quả chăm lo lợi ích cho đoàn viên và người lao động. Phiên chợ khai mạc vào ngày 29/11 Chương trình thu hút hàng chục nghìn lượt đoàn viên, người lao động và con em của họ tham gia. Trong khuôn khổ chương trình có nhiều hoạt động hết sức ý nghĩa như hiến máu nhân đạo, thăm khám sức khoẻ, tư vấn pháp luật miễn phí, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trình diễn thời trang... Đặc biệt, đoàn viên và NLĐ được gặp gỡ, giao lưu cùng hai nghệ sĩ được nhiều người mến mộ là NSND Tự Long và NSƯT Xuân Bắc với các nội dung được sân khấu hóa nhằm thông tin, tuyên truyền đến đoàn viên, NLĐ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các định hướng, nhiệm vụ lớn của tổ chức công đoàn. Tại Chương trình này, đoàn viên và NLĐ còn có cơ hội mua sắm hàng nghìn mặt hàng, dịch vụ thiết yếu của 28 doanh nghiệp tại 70 gian hàng, bao gồm các sản phẩm gia dụng, may mặc, thực phẩm, hóa mĩ phẩm, sách, thiết bị giáo dục; các nông thổ sản địa phương, vùng miền được giảm giá từ 5% - 70%. Đặc biệt, CNLĐ được mua hơn 2.300 sản phẩm với giá “0 đồng” do 7 doanh nghiệp hỗ trợ. Số hàng hóa này trị giá là 235.670.000 đ. Ngoài ra, Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa trao 100 suất quà mỗi suất 1 triệu đồng kèm quà tặng cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân có thành tích xuất sắc và trao tiền hỗ trợ, xây mới 46 Mái ấm Công đoàn với tổng giá trị 1 tỷ 820 triệu đồng. Cùng với đó, 9 doanh nghiệp tham gia Phiên chợ Công nhân lần này trao hàng trăm suất quà cho cho đoàn viên, CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chương trình thu hút đông đảo sự tham gia của công nhân, người lao động và các doanh nghiệp Chương trình “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” là một trong những hoạt động thiết thực triển khai chủ đề hoạt động của các cấp công đoàn năm 2019 là “Năm lợi ích đoàn viên” và Chương trình “Phúc lợi đoàn viên” đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động từ năm 2017, nhằm chăm lo tốt hơn, mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên và NLĐ, từng bước giải quyết khó khăn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường giao lưu, học hỏi, động viên NLĐ làm việc hăng say, nâng cao năng suất lao động. Hưng VũTĐKT - Sáng 2/12, hưởng ứng Ngày Quốc tế Người tình nguyện (5/12), Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động cuộc thi viết "Tôi tình nguyện" 2019 và ra mắt một số đội/nhóm tình nguyện viên chữ thập đỏ trực thuộc Trung ương Hội.
Lễ phát động cuộc thi
Cuộc thi bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ ngày 5/12/2019 đến hết ngày 20/4/2020. Lễ công bố và trao giải sẽ được tổ chức tại Lễ phát động Tháng nhân đạo 2020 - kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Ngày Tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam (8/5/2020).
Thể lệ cuộc thi được đăng tải trên trang fanpage và Cổng thông tin điện tử Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Báo điện tử Nhân đạo và Đời sống.
Nội dung tác phẩm dự thi là những bài viết, câu chuyện khắc họa chân dung, kể về sự hy sinh, cống hiến của những con người, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... mà tác giả biết và chứng kiến hoặc chính những kỷ niệm sâu sắc của tác giả trong quá trình hoạt động tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng. Bài viết phải lan tỏa được thông điệp “Kết nối - sẻ chia và lan tỏa”.
Hình thức thể hiện là những bài phản ánh, ghi chép, phóng sự, ký chân dung. Ưu tiên cao nhất cho những bài viết có tính phát hiện cao, gây ấn tượng, có tầm ảnh hưởng xã hội sâu rộng.
Bài dự thi được viết bằng tiếng Việt, tối thiểu 700 từ và không quá 2.000 từ, thể hiện dưới dạng file word, có kèm ảnh (nếu gửi qua thư điện tử là file .jpg dung lượng tối thiểu 500 Kb), không giới hạn số ảnh kèm theo.
Nhân vật trong bài viết phải là người thật việc thật, có tên tuổi, địa chỉ cụ thể, rõ ràng và hành động, thành tích của họ trong quá trình tham gia các hoạt động tình nguyện. Bài viết chưa được đăng tải trên bất cứ một phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm văn hóa nào, chưa tham gia các cuộc thi khác. Không hạn chế số lượng bài viết với mỗi tác giả.
Cũng tại buổi lễ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức ra mắt 2 đội tình nguyện viên chữ thập đỏ trực thuộc Trung ương Hội là: Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ của Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ “Mùa Thu và những người bạn” (Hà Nội) - làm cơ sở từng bước xây dựng và nhân rộng các mô hình tình nguyện viên chữ thập đỏ trực thuộc Trung ương Hội đa dạng các lĩnh vực hoạt động.
Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ của Bưu điện Việt Nam được thành lập gồm hơn 700 cán bộ, công nhân viên, người lao động đang công tác tại các bưu cục nơi có đặt thùng quyên góp nhân đạo. Các tình nguyện viên của Bưu điện không chỉ tham gia quản lý, đảm bảo sự an toàn của các thùng quyên góp nhân đạo đặt tại các bưu cục mà còn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ địa phương quản lý và xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn quỹ tại các thùng quyên góp nhân đạo ở các bưu cục, đồng thời tham gia khảo sát, lập hồ sơ địa chỉ nhân đạo trong hoạt động lựa chọn trợ giúp các địa chỉ nhân đạo; tổ chức hoạt động trợ giúp địa chỉ nhân đạo phù hợp với điều kiện từng địa phương...
Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ “Mùa Thu và những người bạn” được thành lập từ năm 2016. Trải qua gần 4 năm hoạt động, Đội tổ chức nấu cháo và phát miễn phí cho các bệnh nhân nghèo đang điều trị tại 7 bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội. Tổng giá trị hoạt động của năm 2019 (tính đến hết tháng 10/2019) trị giá 1 tỷ 350 triệu đồng, gồm các hoạt động: Hỗ trợ tinh thần và vật chất cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, xây dựng điểm trường học mới, tặng quà cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức các chương trình hiến máu tình nguyện.
Tính đến tháng 6 năm 2019, cả nước có trên 300.000 tình nguyện viên chữ thập đỏ, trong đó 9.596 đội, nhóm, câu lạc bộ với đa dạng các mô hình hoạt động như: Cửa hàng Chữ thập đỏ, Hội chợ nhân đạo (Hà Nội, Đồng Tháp), Vườn cây nhân đạo (Trà Vinh), Đội phòng cháy, chữa cháy Chữ thập đỏ (An Giang), Đội vận động hiến mô, hiến tạng nhân đạo, Tình nguyện viên gia đình phật tử (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng), Tủ bánh mỳ từ thiện, Tủ quần áo từ thiện (Khánh Hòa), Tình nguyện viên truyền thông, Đại sứ nhân ái (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh), các hình thức câu lạc bộ: Bluse Trắng, Trái tim tình nguyện, Sống để yêu thương, Máu nóng tim yêu thương (Đà Nẵng)... Trong số đó, các mô hình: Bếp ăn tình thương, Tổ cấp cháo, nước sôi miễn phí, Quán cơm từ thiện, Bữa cơm cho người nghèo, Nồi cháo tình thương, Tủ bánh mỳ từ thiện, Tủ quần áo từ thiện vẫn duy trì phát triển ngày càng lan tỏa, mở rộng và giá trị hoạt động ngày càng lớn...
Dự kiến năm 2020, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ xây dựng Chiến lược phát triển Tình nguyện viên giai đoạn 2020 - 2030 – tầm nhìn 2045 là cơ sở định hướng phát triển lực lượng tình nguyện viên và nâng cao chất lượng hoạt động của tình nguyện viên chữ thập đỏ, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ.
Phương Thanh
TĐKT - Nằm trong khuôn khổ hợp tác thanh niên ASEAN, ngày 2/12, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc Hội nghị các nhà khoa học trẻ ASEAN 2019 với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới cho cộng đồng ASEAN bền vững”.
Dự Lễ khai mạc có: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam Lê Quốc Phong; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định; Phó Tổng thư ký ASEAN Kung Phoak.
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong khẳng định: Ở Việt Nam, khoa học, công nghệ đã và đang được coi là nền tảng và động lực phát triển quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển không ngừng của nền kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0, lực lượng khoa học trẻ luôn là đối tượng tiếp cận nhanh nhất với công nghệ, là yếu tố quan trọng, ngày càng có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước và định hình sự phát triển của đất nước cũng như khu vực.
Hội nghị lần này được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các đại biểu trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, đề xuất các sáng kiến và khuyến nghị về khoa học, công nghệ, hợp tác trong ASEAN; góp phần giải quyết khó khăn, thách thức trong khu vực và xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển bền vững.
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn tin tưởng và khuyến khích các nhà khoa học trẻ, các sinh viên Việt Nam và ASEAN tham gia Hội nghị lần này đóng góp nhiều ý tưởng, sáng kiến về cách thức kết nối, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các nhà khoa học trẻ ASEAN; đề xuất xây dựng quỹ phát triển khoa học trẻ, giải thưởng vinh danh các nhà khoa học trẻ trong khu vực và các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác khoa học, công nghệ trong ASEAN, từ đó xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết, thịnh vượng, phát triển bền vững.
Khẳng định một trong những ưu tiên quan trọng của ASEAN ở thời điểm này là bồi dưỡng các nhà lãnh đạo tương lai, nuôi dưỡng một thế hệ sáng tạo, đổi mới phát triển mạnh mẽ về kiến thức, sáng tạo và ứng dụng thực tiễn, Phó Tổng Thư ký ASEAN Kung Phoak nêu rõ rằng các nhà khoa học trẻ là trung tâm của nền kinh tế tri thức. Sự kết hợp giữa sự sáng tạo, sự tò mò, kiên trì, nhiệt huyết đã đưa các nhà khoa học trẻ tiến đến những khám phá tiên phong, những phát minh đột phá, qua đó làm thay đổi sâu sắc con người và cuộc sống trên phạm vi toàn cầu.
Hội nghị Phiên toàn thể
Hội nghị diễn ra từ ngày 1- 5/12/2019, là một trong những chương trình quan trọng chuẩn bị cho chuỗi hoạt động dành cho thanh niên, trí thức trẻ trong năm 2020 khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN. Đây cũng là hoạt động chính thức nằm trong cơ chế hoạt động của Mạng lưới các nhà khoa học trẻ Đông Nam Á được Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN công nhận; góp phần hiện thực hóa Kế hoạch hành động thanh niên ASEAN 2020.
Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ tham gia một số hoạt động chính: Phiên làm việc toàn thể về vai trò của khoa học và công nghệ trong Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; các hội thảo chuyên đề về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu, các sáng kiến đề xuất và khuyến nghị của các nhà khoa học trẻ nhằm phát triển khoa học và công nghệ trong khu vực ASEAN.
Ngoài ra, các đại biểu các nước ASEAN dự Hội nghị còn tham gia chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo khoa học trẻ và chuỗi hoạt động tham quan di tích lịch sử, văn hóa tại Hà Nội - “Thành phố vì hòa bình”.
Đặc biệt, Hội nghị toàn thể và Hội thảo chuyên đề đã thu hút sự tham gia của 140 tiến sĩ, nhà khoa học trẻ Việt Nam và các nước ASEAN. Trong đó, 45 nhà khoa học trẻ tham dự tập thuấn về Chương trình Lãnh đạo khoa học ASEAN.
Phương Thanh
Triển khai đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết 2020
TĐKT - Từ ngày 1/12/2019 - 14/2/2020, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) sẽ mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Canh Tý và các lễ hội đầu Xuân năm 2020. Lực lượng cảnh sát giao thông ra quân tuần tra kiểm soát, bảo đảm trật tự, ATGT Cao điểm được chia làm 2 đợt, đợt 1 từ ngày 1/12/2019 - 14/12/2019, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tập trung xử lý theo chuyên đề vi phạm nồng độ cồn và ma túy. Đợt 2 từ ngày 15/12/2019 - 14/2/2020, cảnh sát giao thông thuộc tất cả các đơn vị sẽ tiến hành ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, ATGT, trật tự xã hội theo mệnh lệnh chỉ đạo ra quân của Bộ Công an. Trong đợt cao điểm, lực lượng cảnh sát giao thông trong cả nước sẽ tập trung tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc nhằm bảo đảm trật tự, ATGT; phòng ngừa, làm giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, phục vụ nhu cầu đi lại, vui chơi, lễ hội, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân trong dịp Tết dương lịch 2020, Tết Nguyên đán Canh Tý và các lễ hội đầu Xuân năm 2020. Lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ bố trí các tổ công tác nắm tình hình, rà soát lại toàn bộ các phương án phân luồng, chỉ huy điều khiển giao thông để sửa đổi, bổ sung hoặc xây mới cho phù hợp, kịp thời huy động lực lượng, phối hợp và bố trí lực lượng thường trực, ứng trực để giải quyết khi có dấu hiệu ùn tắc giao thông, không để ùn tắc giao thông kéo dài, nhất là các trục chính ra vào Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tuyến quốc lộ, các điểm tổ chức chợ hoa, khu vui chơi, lễ hội… Thông qua hoạt động tuần tra kiểm soát, chủ động nắm chắc tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình hoạt động của các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên các tuyến giao thông, kịp thời phát hiện, bắt giữ tội phạm như cướp, cướp giật, buôn bán vận chuyển ma túy, pháo nổ, vũ khí trái phép tập trung tại các tuyến đường bộ từ các tỉnh biên giới phía Bắc về Hà Nội; tuyến biên giới Tây Nam về TP Hồ Chí Minh; tuyến biên giới Việt - Lào; tuyến đường sắt Thống Nhất, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai. Minh PhươngNgày hội việc làm 2019: Mang 3.500 cơ hội việc làm tới cho sinh viên
TĐKT - Ngày 30/11, tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã diễn ra chương trình Ngày hội việc làm 2019 với chủ đề “Sinh viên với thị trường lao động”. Chương trình do Trung tâm Khảo sát Thông tin việc làm và Đào tạo Khởi nghiệp, Trung tâm Truyền thông Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phối hợp cùng các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP Hà Nội tổ chức. PGS.TS. Hà Đức Trụ, Phó Hiệu trưởng nhà trường, Trưởng Ban tổ chức phát biểu khai mạc Tham gia Ngày hội có khoảng hơn 80 tổ chức, doanh nghiệp đang kinh doanh trong các lĩnh vực phù hợp với một số ngành đào tạo của trường: Quản lý kinh doanh, kế toán, thương mại, du lịch, tài chính - ngân hàng, cơ - điện tử, điện - điện tử…; cung cấp khoảng 3.500 cơ hội việc làm thuộc các lĩnh vực: Nhân sự, biên phiên dịch, hành chính, marketing, quản trị kinh doanh… Khoảng 3.000 sinh viên Hệ đại học chính quy khóa 21 (năm cuối, chuẩn bị tốt nghiệp), khóa 22, 23, 24 của nhà trường và sinh viên TP Hà Nội đã tham gia và đăng ký ứng tuyển trực tiếp tại Ngày hội. Lễ cắt băng khai mạc Ngày hội Chương trình được tổ chức nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp và sinh viên, là nơi gặp gỡ và đáp ứng nhu cầu các bên về tuyển dụng, việc làm trong phạm vi các khối ngành đào tạo hiện có của nhà trường. Đồng thời, đây là điều kiện tốt để sinh viên nắm bắt, tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân trước nhà tuyển dụng, trước nhu cầu của các doanh nghiệp, thị trường lao động. Các sinh viên được tư vấn định hướng nghề nghiệp và đăng ký ứng tuyển trực tiếp tại Ngày hội PGS.TS. Hà Đức Trụ, Phó Hiệu trưởng nhà trường, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội cho biết: Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập tháng 6 năm 1996. Là cơ sở đào tạo đa ngành (trên 25 ngành); nhiều cấp, nhiều hình thức học. Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế thực hành, các nhà kỹ thuật - công nghệ thực hành; bác sĩ, dược sĩ, cử nhân điều dưỡng giỏi y thuật và giàu y đức, tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh nhiệm vụ chính là đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhà trường cũng luôn chú trọng tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm phát triển toàn diện cho sinh viên. Đến với Ngày hội việc làm, sinh viên sẽ có cơ hội gặp gỡ các nhà tuyển dụng, các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, được tiếp cận thông tin thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, có cơ hội nhận được nhiều phần quà hấp dẫn trong thời gian diễn ra chương trình. Phương ThanhTrao đổi kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm an toàn giao thông trên thế giới và trong nước
TĐKT - Ngày 29/11, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức Hội nghị ATGT Việt Nam năm 2019 nhằm công bố, trao đổi và thảo luận về các kết quả nghiên cứu khoa học, các kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm ATGT trên thế giới và trong nước; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông (TNGT) năm 2019 và các năm tiếp theo. Toàn cảnh Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Văn Thể cho biết, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), an toàn giao thông đang là vấn đề toàn cầu. Thống kê mỗi năm trên thế giới có 1,5 triệu người chết, 50 triệu người bị ảnh hưởng do liên quan đến TNGT. Trong đó, thiệt hại vì tai nạn giao thông chiếm 2,5% GDP (tương đương 1.500 tỷ USD). Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, công tác bảo đảm trật tự ATGT tại Việt Nam đã đạt được những kết quả rõ rệt, TNGT đã liên tục được kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương; ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn đã từng bước được khắc phục. Tại Việt Nam, cách đây 10 năm, mỗi năm có tới 12.000 người thiệt mạng do tai nạn giao thông thì tới nay đã giảm xuống còn 8.000 người chết. Dự kiến năm 2019, số người chết giảm dưới con số 8.000 người. Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, bình quân mỗi ngày có 20 người chết và 50 người bị thương, tình trạng lái xe sử dụng ma túy, chất kích thích, nồng độ cồn vẫn còn và không chấp hành Luật Giao thông đường bộ, ứng dụng xử phạt nguội, giám sát điều hành giao thông còn kém… Tại Hội nghị, Bộ trưởng đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà khoa học, chuyên gia tập trung tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, kinh nghiệm tổ chức quốc tế đưa ra khuyến cáo đề xuất; các giải pháp đảm bảo ATGT cho những người đi xe thô sơ, xe đạp; công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm tốt hơn như xử phạt nguội; vấn đề ùn tắc giao thông đô thị ảnh hưởng đến sức khỏe người dân; ô nhiễm môi trường giảm phát khí thải của phương tiện; đưa văn hóa giao thông vào các trường học, cơ quan… Hội nghị ATGT năm 2019 tập trung vào 8 chủ đề: Quản lý an toàn giao thông đường bộ; hạ tầng và tổ chức giao thông đường bộ; phương tiện giao thông đường bộ; người tham gia giao thông; ứng phó sau TNGT; ATGT đường sắt; ATGT đường thủy nội địa; phiên quốc tế với nội dung "Trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia phát triển, các quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam trong bảo đảm trật tự ATGT và khả năng áp dụng tại Việt Nam." Đặc biệt, song song với Hội nghị, diễn ra Hội thảo An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường với phương tiện giao thông đường bộ do Đại học Bách khoa và Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp tổ chức với sự đồng hành của THACO. Phiên Hội thảo này thảo luận về chủ đề ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của môi trường tới người tham gia giao thông – một chủ đề có tính thời sự cao, được đông đảo dư luận, báo chí và người dân đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua. Minh PhươngTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 184
- 185
- 186
- 187
- 188
- …
- sau ›
- cuối cùng »