Đắk Nông: Chủ động, sáng tạo trong triển khai xây dựng nông thôn mới
TĐKT – Ngày 21/11, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ III làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Đắk Nông. Đoàn Giám sát đã làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông và khảo sát mô hình trồng dưa và cà phê tại huyện Đắk R’Lấp. Tiếp và làm việc với Đoàn, có đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Nông; đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ; lãnh đạo, chuyên viên Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Đắk Nông. Đoàn Giám sát làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Nông, trong năm 2021 - 2022, các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh đã hết sức nỗ lực, phấn đấu tích cực, bền bỉ; cả hệ thống chính trị đã nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc thực mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội nên đã chủ động, sáng tạo trong việc triển khai từng hoạt động, nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thích ứng với tình hình dịch bệnh ở từng xã, từng huyện, trong từng thời điểm cụ thể. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai đồng bộ và thống nhất quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong toàn tỉnh. Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp có sự đổi mới. Phong trào thi đua được phát động sâu rộng hơn với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực, hiệu quả, đã từng bước đưa công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Đoàn khảo sát một số mô hình tiêu biểu tại huyện Đắk R’Lấp Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung, giải pháp xây dựng nông thôn mới theo chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần vào việc thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới và 14 tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Tiêu biểu là các phong trào: “Đắk Nông chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Tuổi trẻ Đắk Nông chung tay xây dựng nông thôn mới”; “Phụ nữ Đắk Nông chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”; “Nông dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông chung tay xây dựng nông thôn mới”; “Sáng tạo trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức về công cuộc xây dựng nông thôn mới”… Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương đã tổ chức tập huấn về các cơ chế chính sách khuyến nông, giáo dục nghề nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn, các buổi hội nghị, hội thảo về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho các sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới. Các hoạt động kể trên đã giúp nâng cao nhận thức, kiến thức và ý thức của người dân trong việc triển khai thực hiện Chương trình, qua đó đã huy động được sự tham gia hưởng ứng tích cực từ người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay toàn tỉnh có 35/60 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 58,3% và thành phố Gia Nghĩa được công nhận hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới. Vốn huy động đầu tư vào khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh năm 2021 là 21.964.619 triệu đồng. Kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã đem lại nhiều chuyển biến nổi bật trên tất cả các lĩnh vực. Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp; cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn; kinh tế nông thôn từng bước phát triển; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư; vai trò chủ thể của người dân nông thôn được phát huy, đời sống vật chất tinh thần được nâng lên rõ rệt; hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, an ninh trật tự và quốc phòng được bảo đảm. Minh PhươngXây dựng nông thôn mới
Giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới tại Cần Thơ
TĐKT - Ngày 23/11, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, tiếp và làm việc với Ðoàn Giám sát Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn thành phố. Đồng chí Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ phát biểu tại buổi giám sát Từ năm 2021 đến nay, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa quyết tâm phục hồi phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố và sự hướng dẫn kịp thời của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cùng với sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đơn vị, địa phương, các phong trào thi đua được triển khai đồng bộ, bám sát nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, địa phương. Đặc biệt là phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã xuất hiện nhiều mô hình mới thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo xu thế nông nghiệp công nghệ cao gắn với tiến trình đô thị hóa, mang lại hiệu quả tích cực và được nhân rộng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao. Qua đó, góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng nhanh và bền vững. Quang cảnh buổi làm việc Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” thành phố đã khơi dậy sức dân, mang lại kết quả rất lớn, góp phần thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới nhanh hơn, hiệu quả hơn. Số hộ nghèo giảm mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn từng bước được cải thiện và nâng cao, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng thu hẹp, an ninh chính trị và trật tự xã hội khu vực nông thôn luôn được giữ vững. Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ III, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát, đánh giá cao kết quả triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố. Ðồng thời, yêu cầu thành phố Cần Thơ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc và có giải pháp khắc phục. Song song đó, tiếp tục khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” nhằm khích lệ tinh thần, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ cho các địa phương cùng phấn đấu. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ 3, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn giám sát, phát biểu tại buổi giám sát Đoàn Giám sát ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của thành phố Cần Thơ và cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến để báo cáo, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất trong nội dung hướng dẫn thực hiện phong trào giai đoạn tới. Ðoàn giám sát Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thăm mô hình Hợp tác xã mãng cầu Kim Nhiên tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ Xuân PhúcTĐKT - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2019, xã Khánh Thượng (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM, tiến đến đạt chuẩn NTM nâng cao cuối năm 2022.
Sau khi đạt chuẩn NTM, hàng năm, xã Khánh Thượng nỗ lực duy trì, nâng chất các tiêu chí đã đạt và tập trung hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, để ra mắt NTM nâng cao đúng tiến độ. Theo đó, hàng năm, Ban chỉ đạo xây dựng NTM nâng cao xã chủ động vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách của Nhà nước, lấy nhân dân làm chủ thể, kết hợp với huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài xã mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng dân cư.
Bộ mặt nông thôn Khánh Thượng thay đổi rõ rệt
Riêng năm 2021, mặc dù dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng công tác tuyên truyền vẫn được duy trì thường xuyên. Ban chỉ đạo xây dựng NTM nâng cao xã Khánh Thượng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, huy động doanh nghiệp tham gia phát huy sức mạnh tổng hợp, xã hội hóa, thu hút các nguồn lực để xây dựng NTM nâng cao.
Ông Ngô Tôn Xuân, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng cho biết: Tính đến cuối tháng 9/2022, tổng kinh phí xây dựng NTM nâng cao xã Khánh Thượng đã đạt trên 86 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhân dân ở các khu dân cư tham gia đóng góp hơn 2.500 công lao động xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng, nhiều gia đình tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất vườn, ao mở rộng đường giao thông.
Nhiều tiêu chí được thực hiện hiệu quả. Tiêu biểu như tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, Khánh Thượng có 2 HTX nông nghiệp, hoạt động có hiệu quả và đang liên kết với các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm lúa giống chất lượng cao, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo cho sản xuất.
Xã cũng có 2 mô hình sản xuất liên kết theo mô hình tích hợp đa giá trị, gồm cơ sở sản xuất rau mầm Phượng Minh và cấy lúa nếp hương do Công ty Hồng Quang cung cấp giống và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm cho Công ty Nam Oanh thu mua. UBND xã đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT liên hệ đơn vị tư vấn hướng dẫn chủ thể hoàn thiện hồ sơ sản phẩm “Rau mầm Phượng Minh” tham gia chương trình OCOP năm 2022.
Khánh Thượng cũng đã có xóm 4 Đồng Phú đã đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu vào năm 2020. Đến năm 2022 xã đăng ký thêm 4 xóm gồm: Xóm 1 Lam Sơn, xóm 3 Đồng Phú, xóm 5 Tịch Trân và xóm 7 Đồng Nhân. Đến nay, các xóm đã cơ bản đạt chuẩn, chờ UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí mới, xã hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện thẩm định, xét công nhận.
Bên cạnh đó, các công trình công cộng phục vụ đời sống người dân được quan tâm đầu tư. Cùng với việc hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí, Khánh Thượng còn chú trọng đến tiêu chí về môi trường.
Chia sẻ về khó khăn khi thực hiện tiêu chí này, ông Xuân cho biết: Ở Khánh Thượng, rác thải sinh hoạt được người dân tập kết để công ty môi trường huyện chở đi xử lý. Việc tiếp cận mô hình mới đối với người dân gặp nhiều khó khăn. Do đó để khắc phục tình trạng này, các đoàn thể ở huyện và xã đã tổ chức xây dựng mô hình phân loại rác thải tại hộ gia đình cho xã Khánh Thượng. Theo đó, các hội viên đăng ký thực hiện mô hình phân loại rác thải bằng nguồn kinh phí đầu tư theo hình thức: UBND xã hỗ trợ 140 nghìn đồng, còn hộ gia đình đóng góp 70 nghìn đồng.
Cùng với công tác tập huấn kiến thức cơ bản về phân loại rác cho các hộ dân, với rác thải hữu cơ xử lý làm phân xanh sử dụng tại chỗ, rác vô cơ được thu gom định kỳ với mức phí mỗi hộ đóng góp là 6 nghìn đồng/tháng.
Mô hình góp phần làm giảm lượng rác thải sinh hoạt ra môi trường và xử lý rác thải trở thành nguồn phân bón sạch, hữu ích cho cây trồng. Qua đó đã và đang góp phần thay đổi thói quen, hành động tích cực ở mỗi gia đình, trong công tác bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan khu dân cư nông thôn.
Đến nay, mô hình đã nhân rộng được 1.354 hộ tham gia phân loại rác (đạt 54% số hộ toàn xã), với gần 70 xe gom rác ở tất cả 16 xóm địa bàn…
Tính đến cuối tháng 9 năm 2022, xã đạt 16/19 chỉ tiêu theo Bộ Tiêu chí mới. Hiện nay, xã đang gấp rút hoàn thiện các tiêu chí còn lại. Tin rằng với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền cùng sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, Khánh Thượng sẽ đạt mục tiêu đề ra.
Bảo Linh
Giám sát phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới tại Bình Phước
TĐKT - Ngày 3 - 4/11, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Bình Phước. Đoàn Giám sát làm việc tại UBND tỉnh Bình Phước Đoàn Giám sát đã làm việc với UBND tỉnh; khảo sát mô hình trồng dưa lưới và nuôi gà tại huyện Đồng Phú; tham gia khởi công tuyến đường giao thông nông thôn tại huyện Phú Riềng. Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát trao đổi tại buổi làm việc tại UBND tỉnh Bình Phước Theo báo cáo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Bình Phước, phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức chung sức xây dựng nông thôn mới” những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới rõ rệt, với kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng hiện đại. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn đã được nâng lên, số hộ nghèo giảm nhanh. Các hình thức tổ chức sản xuất, các mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn được quan tâm. An sinh xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững, quốc phòng được củng cố và tăng cường. Đoàn Giám sát khảo sát mô hình trồng dưa lưới và nuôi gà tại huyện Đồng Phú Nhận thức của cả hệ thống chính trị về xây dựng nông thôn mới đã chuyển biến rất rõ. Người dân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia, hưởng ứng, nên đã tạo ra sức lan tỏa rộng khắp trong toàn tỉnh; huy động được sự tham gia của toàn xã hội, trong đó các tổ chức chính trị - xã hội đã phát động nhiều phong trào thi đua đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Hệ thống thông tin tuyên truyền về nông thôn mới hoạt động phong phú, liên tục, đã kịp thời phổ biến những mô hình hay, điển hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới, phát huy sự tham gia của cộng đồng dân cư nông thôn, kịp thời giải quyết những vấn đề tồn tại, phát sinh trong xây dựng nông thôn mới... Qua đó, đã thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới ngày càng phát triển. Chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” được quán triệt sâu sắc, dân chủ ở nông thôn được cải thiện và ngày càng phát triển, những vấn đề bức xúc ở nông thôn được giải quyết kịp thời. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đạt được những kết quả nhất định, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được các tổ chức, cá nhân áp dụng cho hiệu quả cao về kinh tế, môi trường và tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lao động tại địa phương. Phát triển sản xuất gắn với liên kết theo chuỗi giá trị dần được hình thành và phát huy hiệu quả. Khởi công xây dựng tuyến đường giao thông nông thôn tại huyện Phú Riềng Phong trào được lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, cụ thể. Công tác hướng dẫn sơ, tổng kết đảm bảo nền nếp và luôn kịp thời, tích cực, đáp ứng được yêu cầu trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua ở cơ sở. Công tác khen thưởng được thực hiện nền nếp, xây dựng các chỉ tiêu thi đua cụ thể, thiết thực. Các tập thể và cá nhân được khen thưởng trong phong trào chủ yếu ở cấp cơ sở (ấp, xã), những thành tích đóng góp, ủng hộ trong phong trào thi đua được đề nghị khen thưởng và tôn vinh kịp thời. Các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua được tuyên truyền, nhân rộng, biểu dương trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có tác động tích cực đến việc triển khai phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Tính đến ngày cuối tháng 9/2022, toàn tỉnh có 3/11 huyện, thị xã hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới (Thị xã Bình Long, Thị xã Phước Long và thành phố Đồng Xoài), 2 huyện đang hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Chơn Thành và Đồng Phú); 66/86 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 12/86 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 23 thôn, ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Số tiêu chí đạt chuẩn trung bình của toàn tỉnh đến tháng 9/2022 là: 17,80 tiêu chí. Thu Thủy – Phương ThanhGiám sát phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới tại Đồng Nai
TĐKT – Ngày 2 - 3/11, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Đồng Nai. Đoàn Giám sát đã làm việc với UBND tỉnh và khảo sát mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát trao đổi tại buổi làm việc với huyện Vĩnh Cửu Tuy là tỉnh công nghiệp, cơ cấu ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng chưa tới 6%, nhưng Đồng Nai luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển bền vững trên địa bàn. Được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, trong thời gian qua, phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” đã có những chuyển biến tích cực và đạt được kết quả nổi bật. Phong trào đã được các cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, nghiêm túc, kịp thời với nhiều biện pháp, nội dung phù hợp, sát với thực tế và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Phong trào đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, theo đúng lộ trình đề ra, thực sự đi vào đời sống, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nông dân được nâng cao, văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng nông thôn mới đã có nhiều đổi mới, thiết thực, ngày càng hiệu quả. Đồng chí Huỳnh Thanh Phong, Phó Vụ trưởng Vụ III, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương trao đổi tại làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai Qua phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân và các tấm gương điển hình tiên tiến tiêu biểu. Đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi với tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hăng say lao động đã tạo ra nhiều của cải, tạo việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập cho gia đình. Đoàn Giám sát khảo sát mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu Khu vực nông thôn toàn tỉnh đã có sự đổi mới rõ nét: Sản xuất phát triển ổn định, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, hệ thống giao thông kết nối liên thông giữa các trung tâm, hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, trạm y tế đạt chuẩn, điện đáp ứng thường xuyên cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của dân cư; môi trường sinh thái được củng cố và nâng cao về chất lượng hoạt động; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần người dân khu vực nông thôn nâng cao rõ nét. Đến nay, toàn tỉnh có 77/120 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 10/120 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thu Thủy – Phương ThanhHuyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) đạt chuẩn nông thôn mới và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
TĐKT - Ngày 28/10, UBND huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước và kỷ niệm 35 năm ngày thành lập huyện (28/10/1987 – 28/10/2022). Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng ta đã đề ra chủ trương phân bố lại lao động và dân cư trên địa bàn cả nước. Thực hiện chủ trương đó, năm 1976, tỉnh Lâm Đồng và thành phố Hà Nội phối hợp, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng và thống nhất lấy Nam Ban - Lán Tranh với diện tích tự nhiên 42.600ha thuộc huyện Đức Trọng (nay là huyện Lâm Hà) để xây dựng vùng kinh tế mới, tạo tiền đề cho sự ra đời huyện mới Lâm Hà vào ngày 28/10/1987, theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Huyện Lâm Hà đón nhận Bằng công nhận huyện nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ (ảng: Báo Nhân dân) 35 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lâm Hà đã đoàn kết, tập trung lãnh đạo khắc phục mọi khó khăn, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực xây dựng Đảng, hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở phát triển vững mạnh, thực hiện công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nên sự phát triển toàn diện và đạt nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực. Đặc biệt, hơn 10 năm qua, cả hệ thống chính trị huyện đã vào cuộc với tinh thần nghiêm túc để triển khai Nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đến nay, diện mạo nông thôn Lâm Hà ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp hơn; sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhiều mô hình sản xuất, mô hình liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho nhân dân; số hộ nghèo giảm rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện; an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo và giữ vững. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch mạnh, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 48,7%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 21,5%; ngành thương mại, dịch vụ chiếm 29,8%; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 52 triệu đồng/người/năm, cao gấp hơn 2,5 lần so với năm 2010; thu ngân sách đạt 213,13 tỷ đồng, tăng 130,8% so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều mới còn 4,73%. Trong 10 năm, huyện đã huy động được trên 5.300 tỷ đồng đầu tư thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đồng thời, thực hiện công tác quy hoạch, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung với 40.000 ha cà phê, 3.620 ha dâu, 160 ha chè, 2.610 ha cây ăn quả, 3.080 ha cây mắc ca, 2.300 ha gieo trồng rau hoa các loại. Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 16.135 ha, chiếm 33,25% diện tích đất canh tác của huyện; xây dựng được 16 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, 17 sản phẩm OCOP; trên 82,6% đường giao thông các loại được cứng hóa; 100% các thôn có điện lưới quốc gia. Ghi nhận những thành tích đó, ngày 12/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 812/QĐ-TTg công nhận huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Ngày 19/10/2022, Chủ tịch nước ban hành Quyết định số 1185/QĐ-CTN về việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lâm Hà đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay, huyện Lâm Hà là huyện thứ 5 của tỉnh Lâm Đồng được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Mai ThảoTĐKT - Từ ngày 26/10 - 28/10, tại tỉnh Khánh Hòa, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai phong trào thi đua và hướng dẫn khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2021 - 2025 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực miền Bắc và miền Trung.
Dự Hội nghị có các đồng chí: Lê Hữu Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa; Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cùng dự có các đồng chí là lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Phó Giám đốc Sở Nội vụ, lãnh đạo và chuyên viên Ban, Phòng Thi đua – Khen thưởng của 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực miền Bắc và miền Trung; đại diện lãnh đạo Hội đồng Thi đua – Khen thưởng và cán bộ phụ trách thi đua, khen thưởng 24 cụm, khối thi đua tỉnh Khánh Hòa…
Đồng chí Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương khẳng định: Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác thi đua, khen thưởng, các cán bộ làm công tác này cần tự bồi dưỡng, tập huấn, tăng cường các kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, về việc thiết kế, tổ chức các phong trào thi đua. Việc tổ chức hội nghị hôm nay là một trong những minh chứng hết sức quan trọng và cần thiết.
Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” là một phong trào trọng tâm, nòng cốt được Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương tham mưu cho Đảng, Nhà nước phát động. Trong 10 năm qua, phong trào đã phát huy được hiệu quả, góp phần chuyển đổi toàn diện bộ mặt nông thôn mới. “Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, bám sát vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chúng ta phải có những biện pháp, phương pháp, cách làm khác nhau, hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững.” – đồng chí Phạm Huy Giang nhấn mạnh.
Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương mong muốn những cán bộ, công chức dự hội nghị, đều là những người trực tiếp tham mưu về công tác thi đua, khen thưởng ở các địa phương, chủ động nghiên cứu tài liệu, lắng nghe báo cáo viên trao đổi, đồng thời chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, từ đó nắm thật chắc các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, phát huy vai trò của mình, chủ động, phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị ở địa phương để tham mưu đúng và trúng.
Đồng chí cũng đề nghị lãnh đạo Sở Nội vụ, lãnh đạo Ban, Phòng Thi đua – Khen thưởng các tỉnh, thành phố tham mưu cho cấp có thẩm quyền ở địa phương thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn.
Đồng chí Lê Hữu Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Hữu Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: Hiện nay, Khánh Hòa đang tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu nâng cao số xã, số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; duy trì thành quả và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với xã đã đạt chuẩn, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn mới đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng, an ninh, trật tự được giữ vững. Mục tiêu xây dựng tỉnh Khánh Hòa là thành phố đáng sống, nơi nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.
Các đại biểu dự Hội nghị
Đồng chí Lê Hữu Hoàng khẳng định: Hội nghị lần này là dịp để đội ngũ cán bộ, công chức của Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và miền Trung nói chung được giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, những cách làm hay, mô hình mới hiệu quả trong triển khai phong trào thi đua. Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua thường xuyên, chuyên đề và xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến… Trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đổi mới, giúp công tác thi đua, khen thưởng thực sự là công cụ quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao.
Báo cáo viên Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày tại Hội nghị
Báo cáo viên, ThS. Nguyễn Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ III, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình bày tại Hội nghị
Báo cáo viên, ThS. Ngô Thị Việt Hà, Phó Vụ trưởng Vụ II, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình bày tại Hội nghị
Các đại biểu trao đổi tại Hội nghị
Hội nghị đã nghe các báo cáo viên trao đổi, giải đáp thắc mắc xoay quanh các nội dung: Khung cơ chế, chính sách, định hướng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025; phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; hướng dẫn khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”…
Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổng kết Hội nghị
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Đoàn công tác trao đổi kinh nghiệm và tham quan mô hình trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 tại xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh; xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hoà và xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
PV
Giám sát việc triển khai thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới tại Long An
TĐKT – Ngày 20/10, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025 tại tỉnh Long An. Đoàn Giám sát làm việc với UBND tỉnh Long An Đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Long An; làm việc với huyện Bến Lức, xã Thanh Phú và khảo sát 2 mô hình tại xã: Đường giao thông ấp 3, Thanh Hiệp, Thanh Phú; Cơ sở nấm rơm nhiều tầng của hộ gia đình chị Quách Thị Kim Chuyên, số 214 ấp Phước Tú, Thanh Phú. Đồng chí Nguyễn Minh Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An trao đổi tại buổi làm việc với Đoàn Giám sát Tại các buổi làm việc, bên cạnh việc thực hiện theo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung chương trình giám sát, Đoàn còn dành thời gian cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm của các đơn vị, địa phương khác và trao đổi chuyên môn công tác thi đua, khen thưởng. Đoàn trao đổi công tác cùng đồng chí Trần Hoàng Nhân, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bến Lức và đồng chí Trần Văn Tươi, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bến Lức Đoàn cũng đề nghị Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh tiếp tục quan tâm đến đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng, tăng cường tập huấn, phối hợp công tác, chú trọng hơn nữa đến hình thức khen thưởng đột xuất để kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng, đặc biệt là đối với nông dân, người lao động trực tiếp, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và động viên tốt các phong trào thi đua trong thời gian tới. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với UBND xã Thanh Phú Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” trong suốt những năm qua đã diễn ra sôi nổi và rộng khắp trên toàn tỉnh Long An. Qua đó, có tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức các cấp và nhân dân về xây dựng nông thôn mới (NTM). Đoàn Giám sát khảo sát mô hình Cơ sở nấm rơm nhiều tầng của hộ gia đình chị Quách Thị Kim Chuyên, số 214 ấp Phước Tú, Thanh Phú. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới rõ rệt, với kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn đã được nâng lên, số hộ nghèo giảm nhanh. Các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung được hình thành và ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả; chất lượng nông sản ngày càng tăng, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu, đánh dấu một bước chuyển về chất trong xây dựng NTM của tỉnh. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phong phú và được chú trọng, mức hưởng thụ về văn hóa của người dân nông thôn được nâng lên. Xây dựng NTM đã huy động được sự tham gia của toàn xã hội, trong đó các tổ chức chính trị - xã hội đã phát động nhiều phong trào thi đua đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Các cơ quan truyền thông đã kịp thời nêu gương những điển hình, tiêu biểu trong xây dựng NTM, cũng như những vấn đề tồn tại, phát sinh trong xây dựng NTM... Qua đó đã thúc đẩy phong trào xây dựng NTM ngày càng phát triển. Chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” được quán triệt sâu sắc, dân chủ ở nông thôn được cải thiện và ngày càng phát triển. Những vấn đề bức xúc ở nông thôn được giải quyết kịp thời. Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ Hệ thống chính trị ở nông thôn hoạt động ngày càng hiệu quả và có nhiều đổi mới. Chương trình đã hình thành được hệ thống tổ chức chỉ đạo, quản lý, giúp việc đồng bộ từ tỉnh đến ấp. Hệ thống Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM từng bước phát huy được vai trò, vị trí của mình. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững, quốc phòng được củng cố và tăng cường. Đến nay, toàn tỉnh đã có 115/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 71,4% số xã toàn tỉnh; 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chiếm 17,4% số xã toàn tỉnh; 4/15 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ đạt chuẩn nông thôn mới; thành phố Tân An và thị xã Kiến Tường hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới). Phương ThanhTây Ninh triển khai sâu rộng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
TĐKT – Ngày 19/10, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025 tại tỉnh Tây Ninh. Đoàn Giám sát làm việc tại UBND xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh Đoàn đã làm việc với Sở Nội vụ và Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tây Ninh; làm việc với UBND xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh và tham quan, khảo sát 2 mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu tại xã: Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính do Ths Sinh học Phạm Hồng Khánh là chủ cơ sở, mô hình sản xuất bánh tráng Tân Nhiên. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với UBND xã Trường Đông Tại các buổi làm việc, Đoàn đã ghi nhận, tổng hợp kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc cũng như đề xuất kiến nghị để triển khai tốt phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 cũng như Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 để báo cáo cấp có thẩm quyền. Khảo sát mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính do Ths Sinh học Phạm Hồng Khánh là chủ cơ sở giới thiệu Đoàn cũng đề nghị Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh quan tâm hơn nữa trong việc tham mưu đề xuất khen thưởng, biểu dương kịp thời các hộ gia đình, các doanh nghiệp, người nông dân có thành tích để khích lệ phong trào, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, Đoàn mong muốn các cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo thuận lợi triển khai phong trào thi đua và nhân rộng các mô hình tiêu biểu, gương điển hình trong và ngoài tỉnh. Khảo sát mô hình sản xuất bánh tráng Tân Nhiên Theo báo cáo của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Tây Ninh, thời gian qua, phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” đã được triển khai thực hiện sâu rộng, tiếp tục huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy, diện mạo nông thôn được thay đổi rõ nét. Đoàn Giám sát làm việc tại Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh Đến nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 55 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thành phố Tây Ninh, thị xã Trảng Bàng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; huyện Gò Dầu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 đang trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ, dự kiến hoàn tất các thủ tục ở cấp tỉnh để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trong tháng 12/2022. Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, phát huy hiệu quả và ảnh hưởng lớn đến nhận thức của cán bộ các cấp và người dân. Không chỉ ở nông thôn mà cả ở khu vực thành thị, người dân đã hiểu rõ và nhiệt tình hưởng ứng phong trào “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại trụ sở Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào được triển khai, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, cụ thể. Công tác hướng dẫn sơ kết, tổng kết đảm bảo nền nếp và luôn kịp thời, tích cực, đáp ứng được yêu cầu trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua ở cơ sở. Công tác khen thưởng được thực hiện nền nếp, xây dựng các chỉ tiêu thi đua cụ thể, thiết thực. Các tập thể và cá nhân được khen thưởng trong phong trào chủ yếu ở cấp cơ sở (ấp, xã), những thành tích đóng góp, ủng hộ trong phong trào thi đua được đề nghị khen thưởng và tôn vinh kịp thời. Các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua được tuyên truyền, nhân rộng, biểu dương trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có tác động tích cực đến việc triển khai phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Phương ThanhTĐKT – Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới. – Đó là quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 922/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Mô hình du lịch cộng đồng góp phần xây dựng nông thôn mới tại Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Chương trình hướng tới đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình là đến năm 2025 phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn. Mỗi tỉnh, thành phố phấn đấu có ít nhất một điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Chương trình cũng hướng đến việc đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số; phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch; mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất một mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù.
Bên cạnh đó, Chương trình còn đặt ra mục tiêu ít nhất 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất một nhân viên thành thạo ngoại ngữ.
Các nhiệm vụ của Chương trình là nâng cấp, đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền; phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thôn có chất lượng; truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn; xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững.
6 giải pháp chính được đề ra để thực hiện Chương trình: Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch nông thôn; huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn; tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức về du lịch nông thôn; bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho lao động du lịch nông thôn; ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn; tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế về phát triển du lịch nông thôn.
Phương Thanh
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- …
- sau ›
- cuối cùng »