Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ Công bố huyện Tuy Phước, Bình Định đạt chuẩn nông thôn mới
Sáng 16-2, nhân dịp công tác tại Bình Định, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ công bố huyện Tuy Phước - huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định chính thức được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất cây công nghiệp, cây lúa và thủy sản. Qua gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Tuy Phước đã phát huy sức mạnh toàn hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, sâu sát, quyết liệt, xác định đúng phương pháp, lựa chọn đúng nội dung, khâu đột phá. Nhiều cách làm năng động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đã được áp dụng hiệu quả. Đặc biệt, đã tạo sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng chứng nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới cho lãnh đạo huyện Tuy Phước. Toàn huyện hiện có 12/14 HTX nông nghiệp liên kết sản xuất giống với các công ty, tập đoàn lớn, hằng năm liên kết sản xuất giống trên 1.200 ha, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật tiên tiến. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 9,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 45,8 triệu đồng/năm (tăng 2,4 lần so với năm 2011); tỷ lệ hộ nghèo còn 1,92% (giảm 7,92% so với năm 2011); hệ thống đường giao thông nông thôn trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn, liên thôn đạt 99,3%; tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 48,67%; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; trong đó, hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là 74,1%. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ ấn tượng về kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước với nhiều mô hình sinh động, hiệu quả. Chủ tịch nước cũng chúc mừng chính quyền và nhân dân Bình Định đã có 84/113 xã đạt chuẩn nông thôn mới, ở mức cao so với cả nước.Chủ tịch nước nêu rõ, xây dựng nông thôn mới là việc cần thiết nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập cho nông dân. Vui mừng về thành tích của Tuy Phước, đã giảm mạnh số hộ nghèo, đạt mức thu nhập bình quân gần 50 triệu đồng/người/năm, Chủ tịch nước cũng đề cập đến các mục tiêu bao trùm trong xây dựng nông thôn mới, đó là: Nâng cao đời sống vật chất tinh thần, văn hóa của người dân, nhất là những nét truyền thống của văn hóa Việt như: Tình làng, nghĩa xóm; tôn sư trọng đạo, hỗ trợ nhau lúc ốm đau hoạn nạn… Xây dựng nông thôn mới còn phải giữ vững an ninh nông thôn, đảm bảo an toàn cho người dân. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu. Chủ tịch nước đề nghị trong xây dựng nông thôn mới, Tuy Phước phải hướng đến hiện đại hóa hơn nữa về khoa học công nghệ; ngày càng có nhiều sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm cung cấp cho các thành phố lớn. Xây dựng nông thôn mới ở Tuy Phước phải chú trọng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò của kinh tế hộ, kinh tế nhiều thành phần; trong đó coi trọng vai trò của kinh tế tư nhân. Đặc biệt, Chủ tịch nước lưu ý trong tiến trình đó, Tuy Phước phải coi trọng hơn nữa việc củng cố hệ thống chính trị theo hướng sát dân, sát cơ sở, “lo cho dân, đi sát phong trào của nhân dân, chia sẻ khó khăn với nhân dân. Đảng viên đi trước, làng nước theo sau; đi đầu trong phòng, chống tham nhũng tiêu cực trên địa bàn”. Chủ tịch nước căn dặn Tuy Phước không được “thỏa mãn non, tránh bệnh thành tích”, nỗ lực hoạt động hiệu quả hơn nữa trong triển khai nhiệm vụ này. Với tinh thần đó, Chủ tịch nước mong muốn chính quyền và nhân dân Tuy Phước, giữ vững khát vọng, nêu cao ý chí, đột phá hơn nữa trong phát triển, đưa huyện tiến bước cùng các huyện nông thôn mới khác của Việt Nam. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, nhất là cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp số để phục vụ người dân tốt hơn. “Tuy Phước phải trở thành 1 huyện nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao của Việt Nam”, Chủ tịch nước hy vọng. Chủ tịch nước cũng đề nghị tỉnh Bình Định và huyện Tuy Phước cần có kế hoạch cụ thể, bước đi phù hợp, giữ vững môi trường sống cho người dân, nhất là Đầm Thị Nại - lá phổi xanh trên địa bàn. Theo TTXVNXây dựng nông thôn mới
TĐKT – Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành vượt tất cả các mục tiêu phấn đấu năm 2021 được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối năm 2021, cả nước có 5.615/8.233 xã (68,2%) đạt chuẩn NTM (tăng 5,8% so với năm 2020), trong đó, có 503 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 43 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 17,0 tiêu chí/xã (tăng 0,6 tiêu chí so với năm 2020). Có 213 đơn vị cấp huyện thuộc 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (tăng 40 đơn vị so với năm 2020).
Mô hình “Ngày thứ bảy cùng dân” xây dựng NTM tại tỉnh Yên Bái
14 tỉnh có 100% số đạt chuẩn NTM, trong đó có 4 tỉnh đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Có 3 tỉnh, thành phố đã có 100% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương), hiện nay, đang hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, cả nước đã có 62 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, công nhận 5.401 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (vượt 1.401 sản phẩm so với kế hoạch đề ra), trong đó 62,6% sản phẩm 3 sao, 35,8% sản phẩm 4 sao và 1,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao. Hơn 2.944 chủ thể tham gia, trong đó có 38,8% là hợp tac xã, 27,4% là doanh nghiệp, 31,5% là cơ sở sản xuất, còn lại là tổ hợp tác.
Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường và được người dân tín nhiệm. Đến nay, có 20 sản phẩm OCOP 5 sao (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận năm 2020). Đặc biệt, các sản phẩm OCOP 5 sao đã được các lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài.
Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, đến hết tháng 11/2021, cả nước huy động được khoảng 449.157 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình (bằng 97,6% so với năm 2020), trong đó: Ngân sách Trung ương (chi thường xuyên): 1.000 tỷ đồng (chiếm 0,2%); vốn ngân sách địa phương: 43.601 tỷ đồng (9,7%); lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác: 30.308 tỷ đồng (6,7%); tín dụng: 316.520 tỷ đồng (70,5%); doanh nghiệp: 39.463 tỷ đồng (8,8%); cộng đồng và người dân tự nguyện đóng góp: 18,265 tỷ đồng (4,1%).
Bước sang năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và đảm bảo tính bền vững, ưu tiên hỗ trợ các vùng khó khăn. Phấn đấu năm 2022, cả nước có khoảng 73% xã đạt chuẩn NTM, trong đó, có khoảng 15% số xã đạt chuẩn nâng cao và kiểu mẫu; có ít nhất 235 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM (tăng trên 20 đơn vị cấp huyện so với năm 2021), 7 - 8 tỉnh/thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; khoảng 6.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu chí sản phẩm OCOP (tăng khoảng 1.100 sản phẩm so với năm 2021).
Phương Thanh
Hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
TĐKT - Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu hoàn thành. Không chỉ dừng lại ở đó, toàn tỉnh đang nỗ lực thực hiện để hoàn thành các tiêu chí, hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao toàn tỉnh, nhằm giúp đời sống của người dân nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn của Bà Rịa – Vũng Tàu được nâng tầm hơn. Sau 10 năm thực hiện Chương trình, với sự chung sức của người dân và cả hệ thống chính trị, diện mạo nông thôn của Bà Rịa - Vũng Tàu đã có sự thay đổi rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ tầng được tập trung đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, góp phần thu hút đầu tư trong cộng đồng. Qua triển khai xây dựng nông thôn mới, đã có hàng trăm công trình trường mầm non, mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và nhà thi đấu đa năng, công trình về cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn xã và nhiều công trình cơ sở hạ tầng khác ở Bà Rịa – Vũng Tàu được đầu tư đạt chuẩn, từ đó đã làm thay đổi diện mạo nông thôn một cách đáng kể. Hệ thống y tế từng bước được quan tâm đầu tư, chất lượng ngày được nâng cao, môi trường nông thôn ngày càng được đảm bảo. Sản xuất hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, kinh tế nông thôn cũng ngày càng phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đã hình thành sự liên kết giữa các hộ dân, từng bước chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa, tạo ra chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm. Cũng nhờ mô hình NTM, đến nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có những mô hình gia trại, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nông nghiệp và các mô hình này ngày càng phát triển. Niềm tin của người dân vào các chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền được nâng cao. Tới tháng 10/2021, toàn tỉnh có 47/47 xã được phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đạt tỷ lệ 100%. Hiện nay, toàn tỉnh có 45/47 xã đạt 19/19 tiêu chí và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia tại 45 xã xây dựng nông thôn mới còn 0,09%, 100% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo. Đến nay Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 5 xã đang được các sở ngành tổ chức thẩm định để đề nghị UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Kế hoạch đến cuối năm 2021 toàn tỉnh sẽ có 24 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ba đơn vị cấp huyện là thành phố Bà Rịa, huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, ba đơn vị cấp huyện còn lại là thị xã Phú Mỹ, huyện Châu Đức và huyện Xuyên Mộc đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Để thực hiện được mục tiêu trên, trong năm 2021, tỉnh đã huy động nguồn vốn hơn 4.486 tỷ đồng. Trong đó, tập trung đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, nâng cấp, củng cố đồng bộ cơ sở hạ tầng, tiện ích xã hội. Ban Chỉ đạo tiếp tục phối hợp các cấp tập trung chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các Nghị quyết 115/NQ-HĐND về Chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết 116/NQ-HĐND về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh năm 2021. Đồng thời thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, gắn với việc chỉnh trang khu dân cư; ưu tiên các xã khó khăn, xã có tiêu chí thấp. Từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025. Đối với các tiêu chí môi trường, cảnh quan nông thôn, tập trung triển khai có hiệu quả mô hình thí điểm bảo vệ môi trường. Bức tranh nông thôn mới ở Bà Rịa Vũng Tàu đang ngày càng khởi sắc. Đời sống người dân được nâng lên về mọi mặt. Dẫu biết rằng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước nhưng những kết quả đã đạt được sẽ là tiền đề để sức sống nông thôn mới ngày càng hiện hữu trên từng vùng quê Bà Rịa - Vũng Tàu. Bình NguyênChung kết Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn năm 2021”
TĐKT – Ngày 22/12, tại Hà Nội, Ban Thanh niên nông thôn (thuộc Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Hiệp hội Nông nghiệp số VIDA, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ tổ chức Chung kết Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn” năm 2021 theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tuyến. Đây là hoạt động thiết thực nhằm triển khai phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”; cổ vũ, khuyến khích, định hướng và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế khu vực nông thôn của thanh niên và tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên nông thôn trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; đồng thời, phát huy vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế tham gia cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Vân, Trưởng Ban Thanh niên Nông thôn Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi phát biểu tại Vòng chung kết Đồng chí Nguyễn Thị Thu Vân, Trưởng Ban Thanh niên Nông thôn Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết: Cuộc thi Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn năm 2021 được phát động trong đúng thời điểm dịch Covid diễn ra phức tạp, đặc biệt đối với các tỉnh phía Nam, tuy nhiên số lượng dự án năm 2021 thu được tăng 17% so với năm 2020 (406 dự án so với năm 2020 là 346 dự án), trong đó có 64 dự án do thanh niên là người dân tộc thiểu số đăng ký tham gia, đến từ 14 dân tộc: Hoa (1), Khmer (9), Tày (28), Dao (4), Thái (3), Raglai (1), Mông (3), Nùng (3), Mường (4), Cao Lan (3), Ê đê (1), Phù Lá (1), Xơ Đăng (2), Ba Nar (1). Chàng thanh niên Nguyễn Hồng Sơn (đến từ Yên Bái) giới thiệu về chiếc Máy đa năng công nghệ cao – sản phẩm trí tuệ của mình đã được ứng dụng vào thực tiễn Bên cạnh số đông dự án về lĩnh vực phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát huy tài nguyên bản địa, Ban Tổ chức cũng nhận được nhiều dự án liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa dân tộc. Các tác giả, nhóm tác giả đã chủ động tìm tòi, áp dụng công nghệ hiện đại, thể hiện ý thức cao về tìm hiểu nhu cầu thị trường, nhận diện khách hàng tiềm năng. Sản phẩm Cao An Xoa Trần Hoàng được giới thiệu tại cuộc thi Qua các vòng Sơ khảo, Bán kết (được tổ chức ở cả 3 miền, theo hình thức trực tuyến trong 3 ngày 8, 10 và 11 tháng 12/2021), Ban tổ chức đã chọn ra được 33 dự án tiêu biểu nhất để thi vòng Chung kết toàn quốc. Dự kiến cuộc so tài và Lễ trao giải cuộc thi sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 22 - 23/12/2021. Theo hai bạn Trần Văn Hoàng và Trần Thị Liên, đồng chủ nhiệm dự án “Phát triển thương hiệu Cao An Xoa Trần Hoàng Đắk Nông”, Cuộc thi là một sân chơi bổ ích cho thanh niên trẻ. “Đến với cuộc thi, chúng tôi có cơ hội khẳng định bản thân; quảng bá nhiều hơn về sản phẩm, ý ưởng của mình. Đặc biệt, chúng tôi mong muốn, qua cuộc thi, sẽ có nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ từ các chuyên gia, nhà đầu tư để sản phẩm của mình thêm hoàn thiện và phát triển hơn trong tương lai” - Bạn Trần Thị Liên nhấn mạnh. Mai ThảoVai trò của MTTQ trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở Sông Lô
TĐKT - Thời gian qua, phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của nhân dân, Ủy ban MTTQ huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai các cuộc vận động (CVĐ), phong trào thi đua và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tiêu biểu là CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)”, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, ĐTVM và thực hiện thắng lợi chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa - xã hội đề ra. Diện mạo nông thôn mới xã Đồng Quế, huyện Sông Lô ngày một khởi sắc. Ảnh: Thế Hùng Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, thời gian qua, MTTQ huyện và các tổ chức đoàn thể luôn phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo. Theo đó, 5 nội dung của CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, ĐTVM” được triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời, MTTQ huyện đã cụ thể hóa các nội dung CVĐ gắn với nhiệm vụ trọng tâm “Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, khuyến khích làm giàu chính đáng”; tuyên truyền, vận động nhân dân khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực và tiềm năng, tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao đời sống. Hiện tại Ủy ban MTTQ huyện tiếp tục duy trì có hiệu quả 16 nhóm nòng cốt điểm. Trong đó có 11 nhóm nòng cốt là điểm của tỉnh về xây dựng NTM, đô thị văn minh và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại khu dân cư và nhân rộng mô hình tại cơ sở như: Mô hình xã không có ma túy Xã Tân Lập, mô hình vỗ béo bò thịt, mô hình nuôi rắn, mô hình trồng hoa xã Đức Bác… Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, toàn huyện có hàng nghìn hộ dân tích cực hiến đất, hiến tài sản và ngày công để chung sức cùng chính quyền địa phương xây dựng các hạng mục công trình, phát triển kinh tế - xã hội. MTTQ và các tổ chức thành viên cũng thường xuyên quan tâm xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, mô hình bảo vệ môi trường; mô hình đường hoa phụ nữ, mô hình không có ma túy ở một số xã, thị trấn… Kết quả đã trồng được trên 21.242 cây xanh bóng mát ven đường, trồng được 63,7km đường hoa, lắp đặt đèn điện chiếu sáng tại các đường làng, ngõ xóm với chiều dài 232,2 km, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, trật tự; tổ chức quét sơn, vôi, ve được trên 15.000 m tường, trát 2.500 m2 tường loang lổ, bong tróc; các thôn dân cư tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường ở các đường làng, ngõ xóm định kỳ 1 tuần 1 lần. Điển hình như: Xã Tâp Lập làm điểm của huyện đã lắp đặt được 33,8 km đường điện chiếu sáng tại các đường làng ngõ xóm, trồng được 14km đường hoa, trên 1.670 cây xanh bóng mát ven đường; xã Cao Phong vận động nhân dân làm được 18 cổng chào, quét sơn, vôi, ve được trên 2.000m tường, trát 800 m2 tường loang lổ, bong tróc… Đến nay, phong trào đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, tạo điều kiện cho người dân xây dựng cảnh quan thiên nhiên xanh, sạch, đẹp, phương tiện lưu thông đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, giữ gìn vệ sinh môi trường và đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn khu dân cư. Song song với công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, MTTQ huyện đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động nhằm phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Hiện 17/17 xã, thị trấn, 146 khu dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện đã thành lập Tổ nắm bắt, phản ánh tình hình tư tưởng nhân dân và Tổ tuyên truyền, vận động nhân dân. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp trên địa bàn huyện còn tích cực tổ chức vận động toàn dân tham gia ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong năm Ủy ban MTTQ các cấp trong huyện đã kêu gọi ủng hộ được số tiền gần 900 triệu đồng. Trong đó, cấp huyện vận động được được 193 triệu đồng; cấp xã vận động được hơn 700 triệu đồng. Ngoài ra còn vận động quyên góp được nhiều hiện vật như: Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, các nhu yếu phẩm, giường gấp, quần áo bảo hộ, mũ chắn... Phát huy những kết quả đạt được, Ủy ban MTTQ huyện Sông Lô tiếp tục đẩy mạnh vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết nhân dân các dân tộc trên địa bàn hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước; nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; góp phần duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; thực hiện hoàn thành 100% các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đã đề ra. Tùng ChiTĐKT - Là địa bàn còn nhiều khó khăn nhưng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đã đem lại những đổi thay cho vùng đất này. Đặc biệt, mô hình “Thắp sáng đường quê" được triển khai trên diện rộng đã tạo thuận lợi trong việc đi lại của người dân; góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn và giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí về NTM.
Lễ bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” ở ấp Tân Lập
Ông Lý Quốc Toản, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp cho biết: Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo xã, thời gian qua chúng tôi phối hợp với Mặt trận, đoàn thể và Ban Nhân dân các ấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thực hiện tuyến đường NTM kiểu mẫu, trong đó có mô hình “Thắp sáng đường quê”.
Vài năm trở lại đây, con đường ấp Phạm Kiểu, xã Vĩnh Hiệp được bê tông hóa, 100% hộ được sử dụng điện lưới. Đặc biệt tuyến đường điện thắp sáng làng quê được lắp đặt đưa vào sử dụng từ đầu năm 2021 đã đem lại nhiều ý nghĩa.
Ông Nguyễn Hoàng Huy, Phó Trưởng Ban Nhân dân ấp Phạm Kiểu cho biết: Để xây dựng thành công công trình này, Ban Nhân dân ấp tổ chức họp dân, tuyên truyền vận động treo bóng đèn, cùng nhau hùn một số đèn để thắp sáng đường quê. Qua thời gian thực hiện, chúng tôi đã thành lập đoàn, kết hợp với hội, đoàn thể của ấp cùng vận động bà con. Thấy được lợi ích của mô hình, bà con phấn khởi thực hiện tốt.
Chiều dài tuyến đường được chiếu sáng là 2.900 m từ đầu ấp Phạm Kiểu đến giáp ấp Tân Hưng, với 50 bóng đèn led và 4 bóng đèn sử dụng năng lượng mặt trời, tổng kinh phí 56 triệu đồng của trên 110 hộ tham gia đóng góp và UBND xã Vĩnh Hiệp vận động doanh nghiệp hỗ trợ thêm để mua vật liệu, thiết bị.
“Từ khi có tuyến đường bê tông và đường điện thắp sáng làng quê, người dân trong ấp đi lại thuận lợi, tình hình an ninh trật tự cũng được đảm bảo hơn, các tệ nạn xã hội cũng giảm rõ rệt. Bà con rất vui mừng, phấn khởi.”- ông Huy chia sẻ.
Với sự chung sức của người dân, công trình thắp sáng đường quê đã được hoàn thành đúng ý nguyện của bà con trong ấp nói riêng và người dân xã Vĩnh Hiệp nói chung. Việc bảo trì, giữ gìn công trình cũng được bà con thực hiện tốt.
Tương tự ở Phạm Kiểu, xóm nhỏ nông thôn ấp Tân Lập nay đã được thắp sáng bởi tuyến đường điện dài 1km trong niềm vui, phấn khởi của người dân. Công trình do Ban Thường vụ Đoàn Khối Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng phối hợp Thị Đoàn và chi đoàn trực thuộc hỗ trợ triển khai thực hiện, gồm 32 trụ được lắp bóng đèn chiếu sáng vào đêm, với kinh phí 52 triệu đồng. Trong đó, Đoàn Khối Doanh nghiệp vận động Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Sóc Trăng tài trợ 42 triệu đồng, UBND xã Vĩnh Hiệp 10 triệu đồng và có sự đóng góp ngày công lao động của đoàn viên thanh niên.
“Hiện UBND xã Vĩnh Hiệp đang thực hiện tuyến đường “Thắp sáng đường quê” thứ 3 bằng đèn sử dụng năng lượng mặt trời, bước đầu đem lại hiệu quả rất thiết thực. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phát huy và nhân rộng mô hình ở một số tuyến lộ bê tông hóa trọng điểm còn lại, góp phần mang lại diện mạo mới trong thực hiện xây dựng NTM, tiến tới xây dựng NTM nâng cao.”- ông Lý Quốc Toản, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp cho biết.
Có thể thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, các công trình phần việc ở địa phương gắn với đời sống dân sinh luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ rất cao của bà con nhân dân trên địa bàn xã Vĩnh Hiệp. Các công trình “Thắp sáng đường quê” không chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực, cuộc sống yên vui cho bà con nhân dân, mà còn một lần nữa khẳng định tinh thần đoàn kết, nỗ lực cố gắng của người dân cùng chung tay xây dựng NTM.
Bảo Linh
TĐKT - Từ nền tảng được công nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM)” năm 2015, xã Tăng Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đang tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM, tiến tới mục tiêu cuối năm 2021 hoàn chỉnh hồ sơ trình tỉnh thẩm định xã NTM nâng cao.
Cơ giới hóa trong xây dựng NTM ở Tăng Thành
Ông Đào Văn Khai, Chủ tịch UBND xã Tăng Thành cho biết: Được chọn xây dựng xã NTM nâng cao vừa là động lực, nhưng cũng là thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tăng Thành. Ban Chấp hành Đảng bộ xã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng xã NTM nâng cao, thành lập Ban Chỉ đạo, phân công từng cán bộ phụ trách và hướng dẫn các ấp tổ chức thực hiện. Căn cứ vào điều kiện thực tế, xã xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng, quý và năm để triển khai thực hiện. Từng đoàn thể trong xã đều phát động các phong trào thi đua để thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao.
Khi bước vào xây dựng NTM nâng cao, xã Tăng Thành gặp không ít khó khăn. Đó là số đoạn đường giao thông chưa đảm bảo tiêu chí NTM nâng cao, cần nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng. Do đó, Đảng bộ xã đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, vừa tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên, vừa tranh thủ vận động các tổ chức, nhà hảo tâm… góp sức để xây dựng các tuyến đường, cây cầu khang trang, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân, góp phần tạo động lực để kinh tế địa phương phát triển.
Nhờ vậy, đến nay hạ tầng ở Tăng Thành đều được đầu tư đồng bộ, hệ thống đường trục chính giao thông, đường làng, ngõ xóm của xã được nhựa hóa, bê tông hóa rộng rãi, bằng phẳng, thuận lợi cho người dân đi lại, phát triển dịch vụ. Xã đã xây dựng mới được nhiều tuyến kênh mương phục vụ tưới, tiêu…
Theo ông Khai cho biết, xã đang triển khai xây dựng mới trường mầm non, xây thêm phòng cho trường tiểu học. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống kênh mương, xây mới chợ Viện trên 30 tỷ đồng, nhà văn hóa đa chức năng xã 15 tỷ đồng…
Xác định phát triển kinh tế là đòn bẩy để xây dựng các tiêu chí còn lại, xã đã triển khai hiệu quả các mô hình sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp có sự liên kết giữa “4 nhà”. Nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế. Các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn cũng phát huy tốt vai trò hình thành các mô hình liên kết sản xuất, tổ chức các khâu dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhân dân… giúp nâng thu nhập cho người dân.
Bên cạnh đó, xã cũng đẩy mạnh phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ - thương mại có bước phát triển nhanh và đa dạng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống. Xã cũng tập trung thực hiện Đề án “Xuất khẩu lao động, tạo việc làm”. Hiện xã có hàng trăm người đang làm việc ở nước ngoài, hàng năm đem về khoản thu nhập lớn... Nhờ vậy mà thu nhập bình quân đầu người của xã Tăng Thành ngày càng tăng, năm 2021 đạt 52,281 triệu đồng/người/năm.
Đến xã Tăng Thành hôm nay, có thể cảm nhận được diện mạo mới của vùng nông thôn. Những ngôi nhà khang trang, hệ thống cây xanh, hoa ven đường đua nhau khoe sắc, đường làng ngõ xóm được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, sạch đẹp.
“Để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng xã NTM nâng cao, xã đã tranh thủ tiếp thu sự lãnh đạo, chỉ đạo từ cấp trên; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện các phần việc. Đồng thời, xã kịp thời biểu dương, nhân rộng các cách làm hay, hiệu quả để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng”.- ông Khai chia sẻ.
Ông Khai cho biết: Trong thời gian tới, Tăng Thành sẽ tiếp tục phát huy vai trò đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân, đầu tư kinh phí và tăng cường huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng bộ tiêu chí xã NTM nâng cao.
Đồng thời, tập trung khai thác những điều kiện thuận lợi của địa phương, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, có cơ cấu chuyển đổi theo điều kiện liên kết phù hợp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, giải quyết các vần đề an sinh xã hội, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn theo chuẩn NTM nâng cao.
Hà Anh
Bình Định: Lan tỏa nhiều mô hình Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
TĐKT - Trong những năm qua, để góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Bình Định đã đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” (DVK) với nhiều mô hình có sức lan tỏa sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực. Xây dựng bê tông kênh mương xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước Để triển khai hiệu quả các phong trào DVK trong xây dựng NTM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác dân vận, đẩy mạnh các phong trào thi đua DVK gắn với xây dựng NTM; giao Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu giúp Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy cơ sở đẩy mạnh phong trào thi đua. Đồng thời, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về nội dung của chương trình mục tiêu xây dựng NTM và phong trào thi đua DVK trong xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, phong trào thi đua DVK được đẩy mạnh gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Các mô hình DVK được xây dựng gắn với việc vận động nhân dân trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo; phát triển văn hóa - xã hội - giáo dục; bảo vệ môi trường; bảo vệ an ninh - trật tự an toàn xã hội; hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất tại các địa phương… Tính từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng 6.025 mô hình DVK. Trong đó có 2.464 mô hình trong lĩnh vực kinh tế; 2.179 mô hình trong lĩnh vực văn hóa - xã hội; 1.275 mô hình trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh; 89 mô hình trong lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã phát động nhiều phong trào thi đua gắn với DVK, trong đó Mặt trận Tổ quốc với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” gắn với phong trào “Xây dựng khu dân cư 5 không”; Hội Nông dân với phong trào “Chung sức xây dựng NTM”, “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững”; Hội Cựu chiến binh với phong trào “Hội Cựu chiến binh chung sức xây dựng NTM đô thị văn minh”, “Cựu chiến binh tham gia bảo vệ môi trường”; Liên đoàn Lao động với phong trào “Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn”; Hội Liên hiệp Phụ nữ với phong trào “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; Đoàn Thanh niên với phong trào “Tuổi trẻ Bình Định chung tay xây dựng NTM”, mô hình “Tuyến đường thanh niên tự quản, cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp”... Nhờ sự nỗ lực, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã tuyên truyền, vận động và huy động được sự đóng góp đáng kể từ các nguồn lực xã hội và sự hưởng ứng của nhân dân thông qua việc đóng góp tiền, hiến đất, ngày công lao động, vật kiến trúc, cây ăn quả lâu năm… để xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh đã huy động được hơn 15.000 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng và hoàn thành các tiêu chí cơ sở. Kết quả, qua hơn 10 năm xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã có 86/121xã đạt chuẩn NTM (chiếm tỷ lệ 71,1% tổng số xã khu vực nông thôn), 4 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (chiếm tỷ lệ 36,36%). Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. Nổi bật như: Xã Phước Thuận đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiến 1.985m2 đất ruộng lúa, hoa màu, đất vườn để bê tông hóa 2 tuyến đường giao thông liên xóm, với chiều dài 1.450m; mô hình “Thắp sáng điện đường khu dân cư”, “Điện chiếu sáng trên các tuyến đường nông thôn” của Đoàn Thanh niên xã Hoài Châu Bắc (thị xã Hoài Nhơn); mô hình vận động nhân dân hiến 235m2 đất làm đường giao thông, đóng góp kinh phí, ngày công xây dựng lại nhà rông của làng Hà Văn Dưới (xã Canh Thuận, huyện Vân Canh); mô hình vận động 98% hộ dân tham gia thu gom rác thải, đóng góp kinh phí, ngày công làm 2.200m đường điện chiếu sáng khu dân cư của Tổ Dân vận thôn An Vinh 1 (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn); mô hình vận động nhân dân trong khu phố đóng góp tiền thu gom rác thải sinh hoạt, hiến 900m2 đất, tháo dỡ 34m tường rào, cổng ngõ, trị giá trên 200 triệu đồng để xây dựng trên 500m mương thoát nước dân sinh của ông Bùi Thanh Bình, Bí thư Chi bộ Khu phố Định Tân (thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh)… Việc triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình DVK đã khơi dậy sự tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên và tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của nhân dân trong kiến thiết, xây dựng quê hương Bình Định. Bảo LinhTĐKT - Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã phát huy vai trò, chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp triển khai nhiều mô hình hay, cách làm mới trong công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường. Từ đường làng, ngõ xóm đến mỗi gian bếp, nếp nhà được chăm sóc sạch đẹp đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi gia đình. Hành động của chị em phụ nữ đã tác động tích cực giúp chuyển biến, thay đổi nhận thức của người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.
Các cấp hội phụ nữ của Quảng Ninh tích cực bảo vệ môi trường
Bà Nguyễn Thị Vinh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Ninh cho biết: Xác định tuyên truyền là nhiệm vụ then chốt, những năm qua Hội đã chú trọng lồng ghép tuyên truyền các nội dung bảo vệ môi trường tới hội viên thông qua các buổi sinh hoạt Hội tại địa phương, phát thanh trên các phương tiện thông tin đại chúng… Hàng năm, Hội đều chủ động phối hợp tổ chức các buổi truyền thông về phong trào cho hội viên, phụ nữ; phát động chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường, Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam; các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”… tới mọi tầng lớp nhân dân.
Nhiều năm nay, vào sáng sớm chủ nhật hàng tuần, trên khắp các tuyến đường từ thành thị đến các vùng nông thôn, rất đông người dân tham gia vệ sinh môi trường, trong đó phần lớn là phụ nữ. Để công tác bảo vệ môi trường trở thành thói quen hàng ngày của mỗi người dân, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở phối hợp phát động sâu rộng phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Qua đó, từng bước nâng cao tinh thần tự giác của người dân trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không vứt rác bừa bãi, thường xuyên vệ sinh nhà ở và nơi làm việc, các khu vực sản xuất, kinh doanh, đường phố sạch sẽ…
“Từ năm 2016 - 2021, các cấp hội phụ nữ tỉnh đã tổ chức trên 35.000 kỳ “Ngày Chủ nhật xanh” với gần 990.000 lượt người tham gia, đã tổng vệ sinh trên 25.000 lượt công trình, định kỳ làm sạch hơn 75.00 km đường thôn/khu; duy trì 725 đoạn đường “xanh, sạch, đẹp” do phụ nữ làm nòng cốt; xây dựng 45ha vườn hoa, chăm sóc 120.000 tuyến đường hoa, bức họa, cây cảnh…” - bà Vinh chia sẻ.
Thông qua phong trào, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả như: Mô hình “Con đường từ nhà tới trường không rác thải”, mô hình “CLB Phụ nữ tình nguyện bảo vệ môi trường”; mô hình “Chi hội, tổ phụ nữ văn minh”, tuyến đường kiểu mẫu; xây dựng tiêu chí chấm điểm xếp loại xây dựng nếp sống ăn ở hợp vệ sinh hộ gia đình...
Bên cạnh đó, tại các địa phương có biển, hội phụ nữ cơ sở thường xuyên phối hợp tổ chức “Chiến dịch hãy làm sạch biển”; duy trì hoạt động của 276 tổ và 2 hợp tác xã vệ sinh môi trường để thu gom rác nơi công ty môi trường không thực hiện thu gom, để đảm bảo tất cả các tuyến đường đều được thu gom rác. Đồng thời, vận động hội viên, người dân tham gia các hoạt động biến các bãi rác tự phát, khu đất trống thành vườn hoa công cộng của thôn, xóm, khu phố.
Đặc biệt là phong trào “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, trong đó, các tiêu chí “3 sạch” gồm sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp được triển khai đồng bộ, hiệu quả, tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động của mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ, góp phần giữ gìn vệ sinh, tạo cảnh quan môi trường thêm sạch, đẹp.
Cũng theo bà Vinh cho biết, nhằm hạn chế số lượng rác thải ra môi trường, trong 5 năm qua, các cấp hội phụ nữ tỉnh đã tổ chức 105 lớp tập huấn kiến thức bảo vệ môi trường, phòng, chống rác thải nhựa; kỹ thuật phân loại rác thải 3R, kỹ năng vận động và hướng dẫn phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình cho trên 10.000 cán bộ chi, tổ, hội viên nòng cốt các đoàn thể khu dân cư và hội viên phụ nữ. Qua đó, vận động, hướng dẫn thực hiện phân loại rác thải tại gia đình và hướng dẫn triển khai mô hình: “Phân loại rác thải tại gia đình”, “Phụ nữ nói không với rác thải nhựa”, “Biến rác thành tiền”, mô hình “Ủ phân Compost” cho nhiều cán bộ, hội viên phụ nữ.
Đến nay, toàn tỉnh có 155/177 cơ sở hội, 890/1.609 chi hội của 12/13 Hội LHPN cấp huyện thành lập mô hình, có sản phẩm từ mô hình, thực hiện phân loại rác thải tại gia đình. Tiêu biểu như Hội LHPN TP Hạ Long với mô hình “Làm sản phẩm từ rác thải tái chế” tại các phường Hà Phong, Hà Trung, Hà Khẩu trong đó có mô hình “Gạch sinh thái” đã làm được 20.115 viên từ túi nilon, chai nhựa phế thải, xây dựng 117 chiếc bàn, ghế, bồn hoa, vườn hoa công cộng; mô hình “Ủ phân Compost” được Hội LHPN TP Móng Cái từ khi triển khai đến nay đã vận động 5.000 hội viên tham gia, 548 hộ ủ được gần 55 tấn phân hữu cơ/tháng để bón cho cây trồng…
Có thể thấy, bằng nhiều cách làm thiết thực, hội viên phụ nữ đã phát huy vai trò của mình trong xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Môi trường sống trong lành không chỉ bảo vệ sức khỏe người dân mà còn góp phần tích cực cùng chính quyền địa phương nâng cao tiêu chí môi trường trong thực hiện chương trình xây dựng xã nông thôn mới, phường văn minh đô thị.
Tùng Chi
Nông dân Mường La tích cực thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới
TĐKT - Thời gian qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” (SXKDG) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) được Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện Mường La (Sơn La) chú trọng triển khai sâu rộng. Từ đó, đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả rõ nét là phong trào đã giúp nhiều hộ nông dân tăng mức thu nhập, làm giàu chính đáng, giảm nghèo bền vững, góp phần để các địa phương trong huyện thực hiện mục tiêu xây dựng NTM. Nhờ sự hỗ trợ của Hội Nông dân huyện Mường La, hội viên đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế phát triển Ông Lò Văn Giót, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường La cho biết: Thực hiện phong trào xây dựng NTM, xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Hội đã phát động mạnh mẽ phong trào SXKDG, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo đến 100% cơ sở hội trên địa bàn gắn với xây dựng NTM, với nhiều nội dung phong phú, thiết thực. Trong đó, việc làm đầu tiên mà Hội thực hiện là tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Thông qua các buổi sinh hoạt chi hội, các lớp tập huấn, hội đều lồng ghép tuyên truyền, vận động hội viên phát huy vai trò chủ thể, chung tay xây dựng NTM. Qua tuyên truyền, vận động, nhiều cán bộ, hội viên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn. Để thúc đẩy phong trào SXKDG, hàng năm các cấp Hội đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (TBKHKT) cho nông dân, tham quan học tập và xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, động viên hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa TBKHKT vào sản xuất, đầu tư có trọng điểm, phù hợp với thực tế của hộ gia đình. Bên cạnh đó, Hội còn làm tốt vai trò cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội với hội viên, nông dân địa phương, tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn vay đầu tư phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi. Thông qua phong trào đã góp phần từng bước hình thành vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất tập trung, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Vùng trồng rau xã Mường Bú, thị trấn Ít Ong; chăn nuôi trâu bò sinh sản tại xã Mường Chùm, Chiềng Hoa, Hua Trai; nuôi cá lồng tại xã Chiềng Lao, Mường Trai, thị trấn Ít Ong… Nhiều sản phẩm nông sản của huyện hiện được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GloGAP; OCOP và đã có mặt tại các siêu thị, thành phố lớn, đồng thời được xuất khẩu theo đường chính ngạch và tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc. “Đến nay, toàn huyện có 790 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó: Cấp Trung ương 5 hộ; cấp tỉnh 13 hộ; cấp huyện 173 hộ và 599 hộ cấp xã, thị trấn.” - Ông Giót cho biết. Anh Vũ Trí Thức (Tiểu khu 1, xã Mường Bú, huyện Mường La) là hộ nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện, chia sẻ: Tham gia vào Hội Nông dân, tôi có cơ hội được tham gia các lớp tập huấn TBKHKT về chăn nuôi, trồng trọt, đặc biệt được vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân và nguồn vốn ủy thác Ngân hàng Chính sách Xã hội để chuyển đổi, cải tạo khu đất để trồng cây giống gồm cam, bưởi da xanh, bưởi hoàng, xoài lai, mít tứ quý. Đến nay, vườn cây ăn quả của gia đình tôi khá đa dạng, với 1.200 gốc cam, bưởi, hơn 200 cây mít, hồng xiêm, vải, nhãn… Mỗi năm thu về cho gia đình gần 200 triệu đồng. Bên cạnh việc tích cực đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hội viên nông dân huyện Mường La còn rất năng động trong việc tìm hướng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Nhiều hội viên nông dân với sự đam mê, sáng tạo đã vận dụng những kiến thức từ sách vở và cả thực tiễn để cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt. Trong số đó có nhiều sáng chế, cải tiến kỹ thuật đã được trao giải tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Sơn La. Tiêu biểu như sáng chế: Máy tuốt lúa thủ công có gắn động cơ, kết hợp sàng và quạt gió của anh Lò Văn Cường (bản Hua Ít, thị trấn Ít Ong); máy phát điện mini của anh Quàng Văn Quang (bản Noong Pi, xã Pi Toong)... Những sáng chế này không những phục vụ nhu cầu cuộc sống, góp phần tăng năng suất lao động mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho người nông dân. Ngoài ra, các hội viên cũng tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của trong phong trào xây dựng NTM tại địa phương. Ông Giót cho biết: 5 năm qua, hội viên nông dân toàn huyện đã đóng góp 36,7 tỷ đồng, gần 130.000 ngày công, hiến hơn 48.140m2 đất xây dựng hạ tầng nông thôn; tham gia đào đắp gần 3.000m3 đất đá, tu sửa mương phai thủy lợi, đập, cầu cống; xóa được 7 nhà tạm cho hội viên nông dân... Phát huy kết quả đạt được, trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Mường La tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của các chi hội cơ sở; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng”; vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi và các công trình phúc lợi xã hội. Qua đó, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi phong trào xây dựng NTM trên địa bàn. Tuệ MinhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- …
- sau ›
- cuối cùng »