Xây dựng nông thôn mới

Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai): Xây dựng nông thôn mới với phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau”

TĐKT - Từ một huyện thuần nông, có xuất phát điểm thấp, với sự nỗ lực, quyết tâm cao, tinh thần tự chủ tự cường và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, đến nay, Vĩnh Cửu đã trở thành điểm sáng của tỉnh Đồng Nai với nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng chuyên canh, tập trung, hiện đại, gắn với phát triển du lịch sinh thái bền vững. Đây cũng là một trong những huyện đầu tiên trên cả nước được Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tuyến đường hoa giấy của huyện Vĩnh Cửu Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, nông thôn Vĩnh Cửu đã thay đổi toàn diện: Kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến vượt bậc; các giá trị văn hóa được phát huy; cảnh quan môi trường được cải thiện; an ninh - quốc phòng được đảm bảo. Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu và chất lượng. Ông Võ Văn Phi, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu cho biết: Do có xuất phát điểm rất thấp, nên ngay từ những ngày đầu xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Cửu đã ban hành nghị quyết và chọn lựa những nơi có điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện trước, những nơi khó khăn triển khai thực hiện sau, theo phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau”. Cùng với đó, công tác tuyên truyền được quan tâm đẩy mạnh nhằm tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo cùng huyện triển khai xây dựng nông thôn mới. Ngay khi bước vào thực hiện chương trình, huyện Vĩnh Cửu đã xác định rõ những nội dung trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng về công tác quy hoạch; chọn bước đi, giải pháp, thứ tự ưu tiên thực hiện. Đó là tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, coi sản xuất là khâu đột phá, là cái gốc để xây dựng nông thôn mới bền vững. Gắn xây dựng nông thôn mới với việc sử dụng hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp hiện có, tổ chức quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên, nhằm góp phần quan trọng trong việc giữ vững và cân bằng hệ sinh thái trên địa bàn toàn tỉnh.... Huyện đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ đất lúa kém hiệu quả, đất trồng mì, các loại cây mang lại hiệu quả thấp sang chuyên canh trồng bưởi, cam, quýt, chăn nuôi hươu, nai, những mô hình có giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập, ổn đời sống lao động nông thôn tại địa phương. Trong đó, một số mô hình sản xuất tiêu biểu như mô hình trồng cam cho thu nhập 1 tỷ đồng/héc ta (lợi nhuận đạt 600 triệu đồng/héc ta). Đặc biệt, huyện có thương hiệu bưởi Biên Hòa - đặc sản Tân Triều đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, tạo điều kiện để sản phẩm tiếp cận thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp gắn với việc triển khai chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp. Huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ cao, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp điểm, tăng cường cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất và xử lý hoa trái vụ, rải vụ trên các cây trồng để nâng cao giá trị cho hàng nông sản. Là địa phương được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện tự nhiên phong phú, sông nước hữu tình, 10 năm xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu đã đặc biệt quan tâm tới việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn gắn với hồ Trị An, rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, Trung ương Cục miền Nam, Chiến khu D… Việc phát triển du lịch nông thôn vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa giữ gìn được cảnh quan sinh thái, bảo vệ rừng và phát huy được giá trị truyền thống, văn hóa của địa phương. Hiện nay, huyện đã bước đầu hình thành các điểm du lịch có sức hấp dẫn, gắn kết với các tuyến du lịch từ Biên Hòa, thành phố Hồ Chí Minh…, từng bước đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Những giải pháp trên đã góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét về cơ cấu nền kinh tế của huyện và nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. Năm 2019, tốc độ phát triển nền kinh tế ước đạt 8,12%; thu nhập của người dân khu vực nông thôn đạt 64,6 triệu đồng/người/năm (tăng 3,15 lần so với năm 2011); số hộ nghèo ở khu vực nông thôn còn 0,3% (giảm 7,3% so với năm 2011). Điểm nổi bật khác trong 10 năm xây dựng nông thôn mới tại huyện Vĩnh Cửu là việc tập trung phát triển các tiêu chí cứng: Hạ tầng kinh tế phát triển khá đồng bộ, 100% đường nông thôn theo quy hoạch được nhựa hóa và bê tông hóa. Hệ thống trường học, trạm y tế đều đạt chuẩn theo quy định. Hệ thống thủy lợi, điện cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Hoạt động văn hóa được mở rộng, chất lượng dạy và học, chăm sóc sức khỏe người dân ngày được nâng cao. Công tác quản lý môi trường có nhiều tiến bộ... Cuối tháng 8/2017, trên địa bàn huyện có 100% số xã đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện cũng đã thực hiện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Ngày 22/3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 326 công nhận huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Xác định “xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”, không tự mãn với kết quả đã đạt được, huyện Vĩnh Cửu vẫn thường xuyên nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí, phấn đấu “Là một trong những huyện đầu tiên đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao của tỉnh”. Thực tế cho thấy, phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện không hề đi xuống sau khi về đích, mà ngược lại, người dân và chính quyền vẫn nỗ lực để thực hiện Chương trình với sự tham gia ngày càng tích cực hơn. Có được điều đó, là do xây dựng nông thôn mới đi vào trọng tâm cốt lõi nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, người dân thực sự thấy được giá trị của xây dựng nông thôn mới và quyết tâm tiếp tục thực hiện chương trình. Nguyệt Hà

Nhân dân và cán bộ huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị thi đua xây dựng nông thôn mới

TĐKT - Nhờ sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của cả hệ thống chính trị, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM thành công. Đến nay bộ mặt nông thôn huyện Cam Lộ có nhiều đổi mới, khởi sắc rõ nét.      Kết quả sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn phát triển khá toàn diện, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa từng bước gắn với thị trường. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng ở nông thôn (Hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống công trình thủy lợi, giao thông nội đồng, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc, nhà văn hóa, bãi xử lý rác thải, hệ thống cấp nước sạch...) được đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị Ngay từ khi triển khai chương trình, quan điểm của ban chỉ đạo đưa ra là vừa "Sâu sát, toàn điện, quyết liệt, hiệu quả", xây dựng "Huyện nông thôn mới" với tinh thần chung "Không chạy theo hình thức, không huy động quá sức dân", "lấy thu nhập nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân" là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi trong chỉ đạo. Đồng thời tập trung chỉ đạo các nội dung hết sức cụ thể "Gắn việc xây dựng xã NTM song song với thực hiện các tiêu chí NTM cấp huyện theo Quyết định 558 của Thủ tướng Chính phủ". Thực hiện Chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn, người dân hiến đất, hiến cây mở rộng lòng, lề đường, đóng góp tiền, ngày công để làm các tuyến đường trục thôn, trục, ngõ xóm với tổng chiều dài các tuyến 264,8 km (160,1km là đường trục thôn, 104,7 đường ngõ xóm). Đến nay đã bê tông hóa, nhựa hóa 136,8/160,1km đường trục thôn đạt 85,5% và cứng hóa 100% các tuyến đường ngõ, các tuyến đường trục chính, đường nội đồng tông hóa, cứng hóa 161,0/179,5 km đạt 89,7%. Đường trục xã kết nối với trung tâm các xã và trung tâm huyện nhựa hóa 124,8km/124,8 km đạt 100%. Hệ thống giao thông của huyện chủ yếu là đường bộ, UBND huyện đã huy động lồng nghép nhiều nguồn vốn đầu tư, lập kế hoạch, lộ trình, bố trí, các nguồn vốn hợp lý đến nay nhựa hóa là 140,2/140,2km, đạt 100%; có 23 cầu L ≥ 4,0m, cống các loại được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch. Xác định hệ thống thủy lợi phục vụ đảm bảo tưới, tiêu là điều kiện tiên quyết, quyết định đến năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, UBND huyện huy động lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách nhà nước các cấp, kêu gọi hỗ trợ từ các dự án, tổ chức phi chính phủ và vốn xã hội hóa... Đến nay, đã đầu tư sữa chữa, nâng cấp 45 hồ, đập nhỏ, 10 trạm bơm; xây dựng mới 10 hồ, đập và 2 trạm bơm, đảm bảo tưới cho 100% diện tích lúa và 50% rau đậu các loại. UBND huyện đã phân cấp, phân quyền quản lý, nhằm khai thác, vận hành đảm bảo phát huy hiệu quả các công trình sau đầu tư. Các công trình hệ thống điện trung thế liên xã đầu tư trên địa bàn huyện theo Quy hoạch ngành điện chung của tỉnh được phê duyệt Quy hoạch tại Quyết định số 4965/QĐ-BCT ngày 27/2/2018 của Bộ Công thương về phê duyệt phát triển điện lực Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2025, tính đến 2035. Tính đến nay, số hộ gia đình, doanh nghiệp sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ nguồn lưới điện quốc gia đạt tỷ lệ 100% (14.599 hộ/14.599 hộ, doanh nghiệp, tăng 1.781 hộ, doanh nghiệp so với 2011); sản lượng điện tính đến 15/11/2019 là 37.274.422 kwh. UBND huyện tăng cường, tập trung chỉ đạo công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế về chuyên môn nghiệp vụ và y đức. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được triển khai bảo đảm đúng quy định. Có 7/7 xã và 1 thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT 41.885 người (87,7%). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi bình quân các xã, thị trấn giảm còn 6,29%. Trung tâm y tế huyện xếp hạng III theo Quyết định số 2796/QĐ-UBND ngày 16/10/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị xếp hạng đối với các đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế; được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Y tế, của UBND tỉnh.  Cùng với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, việc phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người nông dân được Huyện ủy, UBND huyện xác định là trục xoay, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Cụ thể, đã đạt được một số kết quả quan trọng như Nghị quyết, đề án “Phát triển cây cao su” ;“Thí điểm và phục hồi vườn tiêu”; “Nâng cao hiệu quả vùng lạc”; “Cải tạo và phát triển chăn nuôi bò”; “Phát triển lâm nghiệp bền vững”; “Nâng cao hiệu quả sản xuất một số sản phẩm có thế mạnh của địa phương”, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đạt trên 90%... Huyện Cam Lộ với nhiều sản phẩm phong phú Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp gắn với chế biến, huyện đã nỗ lực kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết chế biến tiêu thụ một số nông sản chủ lực, quan tâm khuyến khích hỗ trợ công nhận làng nghề truyền thống, xây dựng làng nghề mới góp phần cơ bản tiêu thụ một số nông sản sản xuất trên địa bàn. Huyện Cam Lộ có 2 làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận là "Làng bún Cẩm Thạch ở xã Cam An" và "Làng nghề nấu cao dược liệu Định Sơn xã Cam Nghĩa", làng nghề sản xuất các sản phẩm mang tính chất đặc trưng của địa phương, giải quyết một số việc làm cho người lao động nông thôn. Huyện có vị trí giao thông thuận lợi là điều kiện để thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng với nhiều loại hình, ngành hàng kinh doanh khác nhau, không chỉ tập trung ở khu vực thị trấn huyện lỵ, chợ Cùa, Ngã Tư Sòng còn vươn đến các thôn, bản, vùng sâu, vùng xa, góp phần lưu thông, tiêu thụ nông sản phẩm. Huyện đã quy hoạch và đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với nhiều giải pháp tích cực thu hút các nhà đầu tư vào 3 cụm công nghiệp (Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Tuyền ). Đến nay, đã thu hút được 33 dự án, trong đó có 20 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động địa phương. Ngoài ra, xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cung cấp nguồn nước sinh hoạt ở địa bàn nông thôn đảm bảo các tiêu chuẩn là tất yếu và cấp thiết hiện nay của các cấp chính quyền. Năm 2019, huyện có 98,6% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch 72,6%; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; 100% số xã đạt tiêu chí đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp. Phong trào chỉnh trang nông thôn đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, xây dựng đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp được người dân hưởng ứng tích cực, đến nay toàn huyện đã trồng được 58,5 km đường hoa. Có được kết quả như hiện nay chính là nhờ sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của cả hệ thống chính trị trên chặng đường 9 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM (2011 - 2020). Ghi nhận những thành tích trong công tác xây dựng nông thôn mới của nhân dân và cán bộ huyện Cam Lộ, ngày 16/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 520/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Hồng Thiết

Khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết trong thi đua xây dựng nông thôn mới

TĐKT - Sáng 14/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự Lễ công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Quang Minh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Quang Minh. Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh... Xã Quang Minh là một trong những điển hình trong xây dựng NTM của huyện Văn Yên bởi là một xã vùng II của huyện, dân cư chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào Dao chiếm 85,6%, kinh tế chủ yếu của xã là sản xuất nông - lâm nghiệp. Song với truyền thống lao động cần cù, đoàn kết, sáng tạo cùng với truyền thống cách mạng và bản sắc văn hoá tốt đẹp, nhân dân các dân tộc trong xã đã cùng nhau đồng tâm hiệp lực, vươn lên làm giàu từ cây quế, từ củ sắn, cùng nhau hiến đất, góp công, góp của xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng, hoàn thành 19/19 tiêu chí của xã đạt chuẩn NTM. Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn trao trao bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Quang Minh. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng và biểu dương sự nỗ lực vượt bậc và những thành tích to lớn mà đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Quang Minh, huyện Văn Yên đã giành được trong chặng đường phát triển vừa qua. Chủ tịch Quốc hội mong muốn Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể của xã Quang Minh nói riêng và của huyện Văn Yên, của tỉnh Yên Bái nói chung tiếp tục khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tinh thần thi đua sáng tạo trong mọi tầng lớp nhân dân. Xã Quang Minh, cần quan tâm duy trì, củng cố, giữ vững và phát triển xã NTM trong giai đoạn tiếp theo, phấn đấu đạt xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tiếp tục phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao mức thu nhập của người dân, xây dựng xã Quang Minh ngày càng văn minh, giàu đẹp; góp phần quan trọng hướng tới mục tiêu xây dựng huyện Văn Yên trở thành huyện NTM vào năm 2025. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã, Ban công tác Mặt trận ở cơ sở cần động viên nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của làng, xã; xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa; trước hết Mặt trận và các chi hội đoàn thể phân công, giúp đỡ để các hộ nghèo trong thôn mau chóng thoát nghèo; đặc biệt, cần quản lý, giáo dục, động viên con em nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không sa vào tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự thôn xóm... Nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng chung sức, đồng lòng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc biệt là bản sắc văn hóa dân tộc Dao. Chủ tịch Quốc hội cũng biểu dương, đánh giá cao sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái và của cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên đối với phong trào xây dựng NTM, xóa đói giảm nghèo, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bà con nhân dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của các xã, thôn, bản đặc biệt khó khan. Đề nghị các cấp ủy, chính quyền của tỉnh Yên Bái tăng cường chỉ đạo, phối hợp để Mặt trận tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền và nhân dân; kịp thời chia sẻ, động viên, lắng nghe và tập hợp ý kiến nguyện vọng chính đáng của nhân dân; phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; ưu tiên chăm lo cho hoạt động của Mặt trận ở cơ sở và khu dân cư. Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy trao quà cho các hộ gia đình tiêu biểu vươn lên thoát nghèo và các em học sinh vượt khó vươn lên trong học tập trên địa bàn xã Quang Minh. Với truyền thống đoàn kết keo sơn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025; xây dựng tỉnh Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển chung của đất nước. Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trao tiền ủng hộ Quỹ khuyến học xã Quang Minh. Nhân dịp này, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh đã trao quà tặng 20 hộ gia đình tiêu biểu trong xây dựng phong trào Đại đoàn kết toàn dân tộc. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao tặng quà của Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủng hộ Quỹ Vì người nghèo xã Quang Minh.  Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ủng hộ Quỹ Khuyến học xã Quang Minh. Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy trao quà tặng 20 hộ gia đình tiêu biểu vươn lên thoát nghèo và 20 học sinh vượt khó vươn lên học tập tốt... Nguyệt Hà

Huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đón Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới

TĐKT - Ngày 14/11, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đã tổ chức đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng chí Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên trao Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Khoái Châu Sau hơn 9 năm thực hiện, đến cuối năm 2019, toàn huyện Khoái Châu có 24/24 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM. Đến nay, diện mạo nông thôn huyện Khoái Châu có sự thay đổi vượt bậc, kinh tế tăng trưởng mạnh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh và ổn định. Khoái Châu và là một trong những huyện phát triển mạnh về sản xuất nông nghiệp, thu nhập của người dân được nâng cao… Các mô hình sản xuất của huyện phát triển tập trung quy mô lớn như vùng chuối tiêu hồng, chuối tây với diện tích trên 900 ha tại các xã Tứ Dân, Tân Châu, Đại Tập, Đông Ninh, Phùng Hưng…; vùng nhãn chín muộn tập trung tại các xã Đông Kết, Hàm Tử, Bình Minh, An Vỹ, Bình Kiều… với diện tích 1.671 ha; vùng chuyên canh cây có múi ở Tân Dân, Đông Tảo, Dạ Trạch… cho giá trị trung bình 300 – 400 triệu đồng/ha/năm. Bên cạnh đó, Khoái Châu còn có vùng trồng nghệ xã Chí Tân, Thuần Hưng với diện tích trên 200 ha; vùng cây cỏ ngọt xã An Vỹ, cây dược liệu xã Bình Minh cho giá trị thu nhập cao. Diện tích các cây ăn quả chủ lực của huyện đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP là 700 ha. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản phát triển ổn định, đặc biệt là chăn nuôi gà Đông Tảo, Đông Tảo lai, thủy cầm, nuôi trồng thủy sản… Toàn huyện có 3 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ, đó là nhãn hiệu tập thể “gà Đông Tảo”, nhãn hiệu chứng nhận “Chuối Tiêu hồng”, nhãn hiệu chứng nhận “Nghệ Chí Tân – Khoái Châu”. Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2019 đạt 57,19 triệu đồng, tăng 2,7 lần so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 1,95%, giảm 7,21% so với năm 2011 (9,16%). Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm đạt 99,87%, tăng 24,87% so với năm 2011. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện đạt 89,4%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 100%… Ngày 8/10/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định công nhận huyện Khoái Châu đạt chuẩn NTM năm 2019. Đồng chí Đặng Ngọc Quỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hưng Yên trao Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2019 cho huyện Khoái Châu. Khoái Châu phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có trên 50% số xã đạt xã NTM nâng cao và có trên 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; mỗi xã NTM kiểu mẫu có ít nhất 1 khu dân cư đạt khu dân cư kiểu mẫu; trước năm 2030, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 115 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%… Nhân dịp này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Khoái Châu vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. 7 tập thể, 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào xây dựng NTM được Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên tặng Bằng khen… Trang Lê

Phát triển kinh tế khu vực nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững

TĐKT - Ngày 13/11, tại TP Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 đã tổ chức Hội nghị Đánh giá Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 khu vực phía Bắc. Các đồng chí: Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Dương Văn Lượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên; Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương điều hành chương trình thảo luận Theo Báo cáo Kết quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, tính đến tháng 10/2020, đã có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm. Đã có 2.169 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên, đạt 90,4% mục tiêu Chương trình giai đoạn 2018 - 2020. Riêng khu vực miền Bắc đã có 22/25 tỉnh tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Số lượng sản phẩm được đánh giá cao, phân hạng chiếm 55,74% (1.209 sản phẩm) tổng số sản phẩm OCOP của cả nước, có 4/5 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước (Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn). Các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đã được các tỉnh khu vực phía Bắc ưu tiên, tập trung triển khai và mang lại những kết quả tích cực, trở thành khu vực triển khai Chương trình OCOP hiệu quả và đồng bộ nhất cả nước. Chương trình OCOP đã thể hiện được sự phù hợp về định hướng, chính sách nhằm phát huy thế mạnh, lợi thế và điều kiện tự nhiên, văn hóa của các địa phương, kể cả các địa phương miền núi, vùng khó khăn… Chương trình OCOP bước đầu đã có những tác động tích cực vào phát triển kinh tế và khu vực nông thôn. Nhiều vùng, địa phương đã phát huy các lợi thế theo nhóm sản phẩm OCOP như: Các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng, khu vực miền núi phía Bắc phát huy lợi thế các sản phẩm đặc sản địa phương… Trong giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình OCOP sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi ích và điều kiện địa phương; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP… Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam ghi nhận những kết quả mà các tỉnh phía Bắc đã đạt được trong việc thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018 – 2020, đồng thời đề nghị trong thời gian tới, khu vực này cần tiếp tục quan tâm thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP, việc phát triển phải gắn với làng nghề và du lịch cộng đồng. Trong năm 2021, yếu tố du lịch cộng đồng đối với sản phẩm OCOP sẽ đưa vào tiêu chí chấm điểm với sản phẩm OCOP cấp quốc gia (đạt 5 sao). Ngoài ra, các sản phẩm OCOP phải hội tụ đủ 4 điều kiện cơ bản gồm: Vùng nguyên liệu, nguồn nhân lực tại địa phương, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và phải được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý. Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng yêu cầu các địa phương cần huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP. Đồng thời, phải có sự giám sát chặt chẽ việc tiêu thụ các sản phẩm đạt OCOP, tránh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng mượn mác OCOP làm ảnh hưởng đến địa phương, doanh nghiệp và người dân. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận để đưa ra một định hướng thống nhất trong triển khai Chương trình OCOP khu vực phía Bắc giai đoạn 2021 - 2025 với quan điểm, Chương trình OCOP tiếp tục là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với đơn vị làng, xã để phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng… Nhiều giải pháp đã được các đại biểu phân tích sâu như phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế và điều kiện của địa phương. Đồng thời, xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP; hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao quy trình - công nghệ sơ, chế biến; quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng. Minh Phương

Xã Gia Thắng đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới

TĐKT - Sáng 1/11, xã Gia Thắng (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) tổ chức lễ công bố và đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Nguyễn Ngọc Thạch trao bằng công nhận và tiền thưởng cho xã Gia Thắng Bước đầu thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), so với các địa phương trên toàn huyện, xã Gia Thắng có xuất phát điểm rất thấp. Song nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành và sự đồng lòng toàn dân, qua hơn 9 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, Gia Thắng đã huy động được tổng nguồn lực là hơn 193 tỷ đồng, trong đó vốn tham gia của nhân dân gần 70 tỷ đồng, chiếm 36%. Đến nay, Gia Thắng đã đầu tư cứng hóa, nâng cấp làm được trên 15,4 km đường giao thông xã, thôn, xóm và gần 21 km kênh mương nội đồng; xây mới trụ sở làm việc khang trang, nhà văn hóa trung tâm xã với 250 chỗ ngồi,  sân thể thao tập trung và các nhà văn hóa thôn, xóm làm nơi vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng… Các trường học đều được kiên cố hóa, đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường. Người dân tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng mức bình quân thu nhập đầu người đạt trên 45 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất bình quân xã đạt 90 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm theo tiêu chí mới còn 1,42%. Nhờ tích cực hoàn thiện các tiêu chí, năm 2019, xã Gia Thắng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ vững. Ghi nhận và biểu dương những thành tích xã đã đạt được hơn 9 năm qua, tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Ngọc Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về NTM và phần thưởng trị giá 500 triệu đồng cho Đảng bộ và nhân dân xã Gia Thắng, trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 10 tập thể và 10 cá nhân của xã Gia Thắng có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Trang Lê

Thị xã Phú Thọ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

TĐKT - Ngày 1/11, UBND thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thị xã Phú Thọ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2019 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Dự buổi lễ, có các đồng chí: Bùi Minh Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ; Bùi Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh; Thiếu tướng Phạm Hồng Chương, Tư lệnh Quân khu 2. Thị xã Phú Thọ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và đón Bằng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM Sau 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, diện mạo nông thôn thị xã Phú Thọ đã có sự thay đổi căn bản và toàn diện, kinh tế phát triển nhanh, đúng quy hoạch, định hướng, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thị xã tăng từ 4,52%/ năm (giai đoạn 2010 – 2015) lên 12,36%/ năm (giai đoạn 2015 – 2020), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và đúng định hướng. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng bình quân 19,8%/năm; ngành dịch vụ tăng 7,3%/năm; giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 52,6 triệu đồng; giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 110 triệu đồng. Giai đoạn 2010 - 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 13.700 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 18,5%/năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ và ngày càng hoàn thiện; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định và được giữ vững; hệ thống chính trị không ngừng được củng cố vững chắc. Đến hết năm 2018, 5/5 xã của thị xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, về đích trước 2 năm so với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã đề ra. Đến hết năm 2019, qua rà soát đã có những xã có những tiêu chí đạt và vượt tiêu chí của phường. Với những thành tích đã đạt được trong giai đoạn 2010 - 2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Phú Thọ đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019 và được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Minh Phương

Thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020

TĐKT - Ngày 29/10, tại thị xã Cai Lậy, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thị xã Cai Lậy hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020. Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng trao Bằng công nhận thị xã Cai Lậy hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ cho lãnh đạo thị xã Cai Lậy Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), ngày 5/10/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định công nhận thị xã Cai Lậy hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 10/10 xã đạt chuẩn; kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; chất lượng giáo dục, y tế, môi trường, an ninh trật tự được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại thị xã Cai Lậy đạt ở mức cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, phù hợp với xu thế chung của toàn tỉnh. Đến tháng 6/2020, thu nhập bình quân đầu người toàn thị xã đạt 60 triệu đồng/ người, khu vực nông thôn đạt 52,5 triệu đồng/ người, tăng 3,7 lần so với năm 2011. Nhằm phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, thị xã Cai Lậy đã tích cực chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đào tạo nghề cho lao động, giải quyết lao động nhàn rỗi, góp phần giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, nhân rộng các mô hình khuyên nông hiệu quả như mô hình nuôi vịt chuyên trứng TC, nuôi ếch an toàn sinh học, nuôi các chép Koi trên mương đất; xây dựng các vùng chuyên canh sầu riêng, mít, nhãn tại các xã Long Khánh, Phú Quý, Thanh Hòa, Nhị Quý… Tổng kinh phí thực hiện chương trình xây dựng NTM gần 3.931 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước trên 1.948 tỷ đồng, người dân đóng góp gần 1.588 tỷ đồng (chiếm 40,41%). Kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư đồng bộ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, trong đó ưu tiên các công trình thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh như: Giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa xã và ấp, nước sạch, vệ sinh môi trường, bãi xử lý rác thải tập trung… Quốc phòng – an ninh được giữ vững, hệ thống chính trị - xã hội ngày càng vững mạnh, phát triển. Cuối năm 2020, thị xã Cai Lậy phấn đấu xây dựng xã Long Khánh là xã NTM nâng cao và cơ bản hoàn thành các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu. Trong nhiệm kỳ 2021 - 2025, thị xã Cai Lậy đặt mục tiêu giữ vững NTM, phấn đấu 3 xã đạt NTM nâng cao và 1 xã NTM kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn 1,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1%, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75%; tỷ lệ chất thải rắn khu vực nông thôn được thu gom và xử lý đạt trên 50%; phấn đấu giảm số vụ tội phạm hình sự từ 5% trở lên… Minh Phương

Xây dựng nông thôn Hải Phòng thành miền quê đáng sống

TĐKT- 10 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân TP Hải Phòng đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM); đưa phong trào phát triển sâu rộng, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn. Từ những chính sách đúng và trúng Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM được thành phố Hải Phòng triển khai trên địa bàn 139 xã, thuộc 7 huyện. Để đưa chương trình đi vào cuộc sống, những năm qua, hàng loạt các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố... được ban hành, từng bước cụ thể hóa trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hệ thống Ban chỉ đạo xây dựng NTM được thành lập đồng bộ từ thành phố đến cấp thôn, xóm. Xã Hiền Hào, huyện Cát Hải nơi có thu nhập bình quân thấp nhất huyện nhưng cũng đạt trên 50 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Đinh Mười. Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân, cùng với việc đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành, đơn vị, Hải Phòng đã chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư, doanh nghiệp. Từ đó, quy tụ được sức mạnh tổng hợp của các hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng phong trào. Cùng với đó, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình được triển khai đáp ứng nhu cầu bức thiết trong từng giai đoạn nhất định. Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, thành phố Hải Phòng đã ban hành cơ chế, chính sách đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM: ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hạ tầng xã NTM, hoàn thành 5.000 km đường nông thôn, xây dựng mới hàng nghìn ngôi nhà cho các gia đình chính sách; xác định mức bình quân hỗ trợ cho mỗi xã để hoàn thành, đạt chuẩn theo lộ trình từng năm (năm 2016 – 2017: có 25 xã, hỗ trợ 22 tỷ đồng/ xã; năm 2018 với 15 xã, hỗ trợ 24 tỷ đồng/ xã; năm 2019 có 50 xã, hỗ trợ 25 tỷ đồng/xã; năm 2020 thành phố triển khai thí điểm xây dựng  NTM kiểu mẫu đối với các địa phương, đã phân bổ trên 1.000 tỷ đồng cho 08 xã thuộc 07 huyện). Từ năm 2016, phân cấp quản lý vốn đầu tư cho các huyện cả về xây dựng NTM và đầu tư xây dựng cơ bản để địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, cân đối, bố trí nguồn lực, tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành chương trình. Trong 5 năm (2016 - 2020), Hải Phòng đã huy động hiệu quả các nguồn lực ngoài ngân sách xây dựng NTM đạt 40.396 tỷ đồng, gấp 2,5 lần giai đoạn 2010 -2015 (15.857 tỷ đồng); trong đó, nhân dân tham gia đóng góp 5.865 tỷ đồng. Cán đích NTM trước một năm Có thể khẳng định với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân, chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã gặt hái được thành tựu nổi bật trên mọi phương diện. Chính cách làm sáng tạo lấy dân làm gốc, huy động tổng hợp sức mạnh của cả hệ thống chính trị đã giúp Hải Phòng trở thành địa phương cán đích hoàn thành chương trình nông thôn mới rất sớm. Tính đến hết năm 2019, Hải Phòng có 139/139 xã (đạt 100%) cán đích NTM, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 trước 1 năm. Chất lượng nhiều tiêu chí đạt cao hơn so với chuẩn NTM của Trung ương và trung bình cả nước: Đường giao thông trục thôn, xóm, nội đồng được bê tông hóa. Tốc độ tăng thu nhập bình quân hàng năm là 15,1%/năm. Kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, thủy lợi, trường học, văn hóa, thông tin truyền thông…) được đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ bản đồng bộ, hiện đại, làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, nâng cao điều kiện sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đặc biệt là hệ thống giao thông, trường học các cấp được ưu tiên đầu tư. Tiếp tục tăng tốc Quán triệt quan điểm xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị, giai đoạn tiếp theo, Hải Phòng phấn đấu đạt một số chỉ tiêu: Hết năm 2020, 100% số huyện cơ bản đạt chuẩn huyện NTM. Đến năm 2025, có 4 huyện đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu, 30 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 20 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu, 100 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 2 - 2,5 lần so với năm 2020 (năm 2020 ước đạt 60 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025) dưới 0,2 %; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đạt 100%. Để đạt được các mục tiêu đề ra, thành phố Hải Phòng đã phê duyệt Đề cương đề án Phát triển du lịch nông thôn mới tại Hải Phòng giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến năm 2030. Đây được xem là một trong những bước quan trọng để cụ thể hóa việc xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn phát triển kinh tế gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa đặc thù của thành phố Cảng, xây dựng các giải pháp hiệu quả để triển khai Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045./. Trần Thanh Loan

Huyện Lý Nhân (Hà Nam) đón Bằng công nhận Huyện đạt chuẩn nông thôn mới

TĐKT - Ngày 19/9, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Lý Nhân đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba. Tới dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang; Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy. Cùng dự, có các đồng chí: Phạm Sỹ Lợi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Hổ, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Xuân Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng trao Bằng công nhận huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2009, huyện Lý Nhân bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), chọn xã Nhân Bình làm điểm của tỉnh. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lý Nhân đã phát huy truyền thống cách mạng, chung sức, đồng lòng khai thác tiềm năng, thế mạnh, huy động nội lực, phấn đấu vượt qua khó khăn, thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM. Sau 10 năm triển khai thực hiện, hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện được đầu tư xây mới, nâng cấp đảm bảo đạt chuẩn. Chất lượng giáo dục, đào tạo được duy trì ổn định. Hệ thống y tế cơ sở được củng cố, tăng cường. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm phát triển. Công tác bảo vệ, tạo cảnh quan môi trường nông thôn được chú trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Hệ thống chính trị các cấp được củng cố, kiện toàn, hoạt động ngày càng chất lượng, hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được đảm bảo và giữ vững. Nổi bật, các xã đã làm mới, nâng cấp 263,7 km đường trục xã; 646,3 km đường trục thôn, xóm, ngõ xóm; cứng hóa 224,7 km đường trục chính nội đồng. Đến nay 100% các tuyến đường giao thông được nhựa hóa và bê tông hóa đạt chuẩn. 100% hộ dân sử dụng điện thường xuyên, an toàn. 100% trường học các cấp (70/70 trường) trên địa bàn huyện có cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia. Các xã đã đầu tư xây mới 17 nhà, nâng cấp 5 nhà văn hóa xã; xây mới, nâng cấp 149 nhà văn hóa, khu thể thao thôn, xóm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 47,25 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn NTM còn 0,69%. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho huyện Lý Nhân. Là huyện trọng điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, những năm qua, Lý Nhân đã xây dựng 15 vùng sản xuất cây vụ Đông hàng hóa với tổng diện tích là 1.390 ha; 22 cánh đồng mẫu với tổng diện tích 260 ha; 14 mô hình tích tụ ruộng đất với tổng diện tích 58,1 ha. Đặc biệt, xây dựng 2 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Nhân Bình - Xuân Khê và Nhân Khang với tổng diện tích 204,18 ha, đầu tư khu nhà kính, nhà lưới để sản xuất rau, củ, quả, tạo việc làm ổn định cho khoảng 300 - 350 lao động địa phương với thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng ... Đến hết năm 2019, huyện Lý Nhân có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có xã Xuân Khê đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới; không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới. Lý Nhân phấn đấu hết năm 2020 có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đến năm 2025 phấn đấu 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao, 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu; thu nhập 82,6 triệu đồng/người/năm... Đồng chí Nguyễn Xuân Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam trao Cờ thi đua cho huyện Lý Nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM năm 2019. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng hoan nghênh tỉnh Hà Nam đã nỗ lực phấn đấu, tranh thủ thời cơ, lợi thế, vượt qua khó khăn, thách thức và đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trong công tác xây dựng nông thôn mới, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò trung tâm, chủ thể của người dân, tỉnh Hà Nam đã trở thành một trong những tình đầu tiên trên cả nước cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đề nghị tỉnh Hà Nam nói chung và huyện Lý Nhân nói riêng tập trung tái cấu trúc nền kinh tế gắn với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của thị trường trong nước, quốc tế, đồng thời xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng, nhằm nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; rà soát, cập nhật, bổ sung, lập mới các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch hạ tầng. Trên cơ sở quy hoạch, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch trung hạn 5 năm 2021 - 2025, lựa chọn các dự án ưu tiên để tập trung đầu tư; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; tập trung phát triển công nghiệp, lấy công nghiệp làm nền tảng để hỗ trợ nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới; chú trọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; tập trung cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân; xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, giải quyết kịp thời những bức xúc, những nguyện vọng chính đáng của người dân; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Dịp này, huyện Lý Nhân đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất về thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013 - 2017; Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; UBND tỉnh Hà Nam tặng Cờ thi đua; 3 tập thể và 6 cá nhân đã được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam. Nguyệt Hà

Trang