Diễn đàn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước mãi là ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

BTĐKT - Chủ tịch Hồ Chí Minh kiến trúc sư về tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, người đặt nền móng cho các hoạt động thi yêu nước diễn ra trên tất cả các ngành, lĩnh vực hiện nay. Mỗi một phong trào thi đua yêu nước do Người tổ chức phát động có sức lôi cuốn kỳ lạ, phù hợp với mọi thành phần, lực lượng, ai cũng tham gia thực hiện được. Những phong trào thi đua đó không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu, lời tuyên truyền, vận động mà được Người nâng lên thành hệ thống những quan điểm, tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo, có tác dụng cổ vũ, động viên mỗi người nêu cao ý chí quyết tâm trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, xây dựng đời sống văn hoá mới đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Qua thời gian, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước mãi là ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển đi lên của cách mạng Việt Nam, góp phần khơi dậy các nguồn lực, tạo ý chí, niềm tin, động lực mạnh mẽ, to lớn để con người vươn lên làm giàu chính đáng. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước đứng trước muôn vàn, khó khăn, thử thách, ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, đối phó với giặc đói, giặc rốt và giặc ngoại xâm. Trước tình hình đó, Người đã chủ trương kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước hãy xóa nạn mù chữ bằng việc mở lớp “Bình dân nha học vụ”; thực hành tiết kiệm, phá kho thóc của giặc Nhật để cứu đói, mời gọi những nhân tài ra giúp dân, giúp nước; thực hiện phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giữ chính quyền cách mạng non trẻ. Với tài thao lược của Người, được sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân, trí thức yêu nước, chính quyền cách mạng nước ta từng bước vượt qua nguy hiểm, giữ vững được thành quả cách mạng. Để thúc đẩy các hoạt động đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lao động tăng gia sản xuất, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” nhằm huy động sức người, sức của cho sự nghiệp kháng chiến. Trong lời kêu gọi, Người đã nhấn mạnh: Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái trai, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Sau “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Người, một loạt các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện như hoa mùa xuân trên tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo thành những làn gió mới thổi vào mọi hoạt động của con người, đem đến niềm tin, ý chí quyết tâm cao độ trong kháng chiến, kiến quốc. Những tư tưởng về thi đua yêu nước của Người, như: Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất; thi đua phải dựa vào sức mạnh của nhân dân, tin ở dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân; thi đua là để giúp nhau cùng tiến bộ, phát triển sửa chữa khuyết điểm, ưu điểm, lan tỏa gương người tốt, việc tốt, chứ không phải là ganh đua; thi đua phải gắn liền với công tác khen thưởng và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở trong thi đua… vẫn còn nguyên giá trị, mang tính thời sự nóng hổi, đặt ra cho mỗi cấp, mỗi ngành phải quán triệt, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng thời điểm, giai đoạn cụ thể ở mỗi cơ cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong việc khơi dậy nguồn lực con người, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân lao động sản xuất. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước không chỉ có giá trị ở thời điểm lịch sử đất nước đang đấu tranh với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giành độc lập tự do, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn có tác dụng trong giai đoạn hiện nay, khi mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang nô nức, phấn khởi thi đua lập nhiều thành tích chào mừng thành công Đại hội lần thứ XIII của Đảng; chung sức, đồng lòng “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh”, hoàn thành các chỉ tiêu, nội dung thi đua mà các cấp, các ngành đã xác định. Đối với giai đoạn kháng chiến, kiến quốc, tư tưởng về thi đua yêu nước của Người đã trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, là lời hịch vang vọng non sông đất nước, kêu gọi đồng bào phát huy truyền thống yêu nước đánh giặc ngoại xâm của ông cha trong lịch sử, dũng cảm đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta, xây dựng cuộc sống mới, được hưởng thành quả lao động do chính mình làm ra. Những phong trào thi đua yêu nước như: Sóng Duyên Hải, Gió Đại Phong, Cờ Ba Nhất, Ba sẵn sàng, Ba đảm đang… là kết quả của sự hưởng ứng sôi nổi Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi phong trào mang sắc thái riêng, biểu hiện ở những khía cạnh cụ thể đặc trưng, tiêu biểu cho từng ngành, lĩnh vực, song sự biểu đạt đó đều mang đặc điểm chung, thống nhất là thi đua vượt chỉ tiêu đề ra, đánh thắng quân giặc xâm lược, góp thêm những chiến công oanh liệt bằng vàng của tượng đài lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Hiện nay, nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập sâu rộng vào thế giới, tư tưởng về thi đua của Người vẫn tiếp tục là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động cách mạng của Đảng ta, nhất là trong tổ chức các phong trào thi đua yêu nước cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới. Nhiều phong trào thi đua yêu nước hiện nay, như: Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; Đền ơn đáp nghĩa; Thanh niên lập nghiệp; Vì Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu; Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới; Mỗi xã một sản phẩm; Xây dựng khu nông thôn mới kiểu mẫu; Trái tim cho em; Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau… là sự tiếp nối mạch nguồn Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng mang hơi thở mới, dấu ấn mới trên con đường đổi mới, hội nhập và đưa đất nước phát triển ổn định, bền vững, cường thịnh, có vị thế, uy tín, tiềm lực ngày càng cao. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó đoán định, thời cơ, vận hội đan xen với nguy cơ, thách thức, song dòng chảy chính của lịch sử vẫn là hòa bình, hợp tác và phát triển, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hai bên cùng có lợi; mọi mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng đều dựa trên luật pháp quốc tế, công ước của Liên hợp quốc, sự đồng tình, ủng hộ của nhiều nước và nhân dân thế giới… Bối cảnh đó, đặt ra cho chúng ta hiện nay, phải tranh thủ tận dụng những điều kiện thuận lợi hiện có, sự giúp đỡ từ bên ngoài, tích cực, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, nêu cao khí phách, truyền thống tốt đẹp của ông cha trong lịch sử đã từng làm rạng rỡ đất nước, để biến nguy thành cơ, tạo thành nguồn năng lượng dự trữ dồi dào, sẵn sàng cất cánh khi thiên thời, địa lợi, nhân hòa đã ủng hộ. Muốn vậy, chúng ta phải luôn khắc ghi, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương; đề ra những chỉ tiêu, nội dung thi đua sát hợp, khơi dậy được ý chí, khát vọng vươn lên của mỗi người; từng người dù ở cương vị, chức trách nào cũng phải thấm vào trong tim và óc của mình tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; học Bác và làm theo Bác không chỉ dừng lại ở lời nói cho hay, cho có, nói suông mà không làm; từ lời nói phải biến thành hành động cụ thể, thiết thực gắn với chức trách, nhiệm vụ được giao. Để làm được việc đó, cán bộ, đảng viên các cấp thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mỗi người; đa dạng hóa các nội dung, hình thức, biện pháp thi đua để tập hợp, đoàn kết mọi người; tổ chức những hoạt động thi đua phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, có động viên, khen thưởng kịp thời đối với mỗi người khi tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước; làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn bộ phận, lực lượng làm chưa tốt, có biểu hiện được chăng hay chớ, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược… Nêu cao tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không được “cua cậy càng, cá cậy vây”, mạnh được, yếu thua hoặc cục bộ, địa phương, kèn cựa lẫn nhau. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, là hạt nhân, trung tâm của đoàn kết, hóa giải mọi hiềm khích, xích mích, bất đồng trong công tác, cuộc sống của mỗi người; luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, lời nói và hành động đi liền với nhau, có năng lực tổ chức điều hành mọi việc; giữ vững bản lĩnh, ý chí của người cán bộ, đảng viên, nhất là về phẩm chất đạo đức, lối sống, ứng xử nơi làm việc, địa bàn sinh sống; xây dựng bầu không khí dân chủ, cởi mởi, tin cậy, chân thành, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình làm việc, thân thiện, hoà nhã với địa bàn sinh sống. Không ngừng tự tu dưỡng phấn đấu học tập, rèn luyện về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao của sự nghiệp phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc hiện nay, tránh xa lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, quyền lực; giữ mình trong mọi lúc, mọi nơi, không say sưa ngủ quên trên vòng nguyệt quế của vinh quang. Thường xuyên làm tốt công tác sơ kết, tổng kết thực hiện phong trào thi đua yêu nước ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Sau mỗi lần tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương cần sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện toàn diện trên các mặt hoạt động đã làm được gì, chưa làm được gì, đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới được tốt hơn; đồng thời, kịp thời, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều cách làm hay, sáng tạo, thu được những thắng lợi nhất định ở các phong trào thi đua yêu nước; chấn chỉnh, nhắc nhở, uốn nắn với tập thể, cá nhân chấp hành chưa nghiêm các quy định của phong trào thi đua yêu nước, chưa sáng tạo, còn thụ động, chậm trễ trong xử trí các tình huống, sự việc trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước; mỗi tập thể, cá nhân cần ý thức cao vai trò, trách nhiệm của mình khi thực hiện các nội dung, biện pháp ở cơ quan, đơn vị, địa phương để tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động cách mạng, đem lại những thắng lợi từng phần của các nội dung, chỉ tiêu thi đua mà mỗi cấp, ngành đề ra. Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn. Đó chính là cội nguồn của mọi thắng lợi, là cuốn cẩm nang thần kỳ, mặt trời soi sáng con đường phát triển cách mạng Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải tự giác tu dưỡng phấn đấu rèn luyện về đạo đức, lối sống, tự học tập để nâng cao trình độ năng lực, giữ cho được hai chữ “Liêm và sỉ” đó là bảo bối tốt nhất để học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước hiện nay; nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất về nhận thức, hành động cách mạng, bắt tay vào thực hiện ngay công việc sau khi đã hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị các cấp, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trần Văn Tưởng Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng  

Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng

 Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 152/2025/NĐ-CP quy định về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng. Nghị định quy định rõ về phân cấp, phân quyền cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước Theo đó , nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng phân quyền Thủ tướng Chính phủ thực hiện gồm: a) Quy định chi tiết mẫu, màu sắc, số sao, số vạch cho từng loại, hạng huân chương, huy chương, huy hiệu của danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân", danh hiệu "Anh hùng Lao động", danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc", kỷ niệm chương; chất liệu, kích thước khung các loại huân chương, huy chương, bằng, cờ, giấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo khoản 2 Điều 12 của Luật Thi đua, khen thưởng; b) Quy định chi tiết thủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước theo khoản 2 Điều 12 của Luật Thi đua, khen thưởng; c) Quy định chi tiết trách nhiệm của cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài theo khoản 2 Điều 14 của Luật Thi đua, khen thưởng; d) Quy định việc xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác theo khoản 3 Điều 81 của Luật Thi đua, khen thưởng; đ) Quy định chi tiết về thẩm quyền đề nghị, trình khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác theo khoản 7 Điều 83 của Luật Thi đua, khen thưởng; e) Quy định chi tiết khen thưởng theo thủ tục đơn giản theo khoản 2 Điều 85 của Luật Thi đua, khen thưởng; g) Quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang" theo khoản 3 Điều 96 của Luật Thi đua, khen thưởng; h) Hướng dẫn việc thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều 96 theo quy định tại khoản 3 Điều 96 của Luật Thi đua, khen thưởng. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng phân cấp cho bộ, ban, ngành, tỉnh thực hiện gồm: a) Quy định chi tiết thủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng thuộc thẩm quyền của bộ, ban, ngành, tỉnh theo khoản 2 Điều 12 của Luật Thi đua, khen thưởng; b) Quy định hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của bộ, ban, ngành, tỉnh theo khoản 7 Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng gồm: Cờ thi đua của bộ, ban, ngành, tỉnh; Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh; "Tập thể lao động xuất sắc"; "Đơn vị quyết thắng"; xã, phường, đặc khu tiêu biểu; Bằng khen, Kỷ niệm chương theo khoản 7 Điều 84 của Luật Thi đua, khen thưởng; c) Quy định hồ sơ thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh theo khoản 7 Điều 84 của Luật Thi đua, khen thưởng gồm: "Chiến sĩ thi đua cơ sở", "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ tiên tiến", "Tập thể lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến", danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa, "Gia đình văn hóa" và Giấy khen theo khoản 7 Điều 84 của Luật Thi đua, khen thưởng; d) Quy định việc công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tập thể thuộc quyền quản lý theo khoản 7 Điều 84 của Luật Thi đua, khen thưởng; đ) Quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh theo khoản 5 Điều 90 của Luật Thi đua, khen thưởng; e) Quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh theo khoản 5 Điều 90 của Luật Thi đua, khen thưởng; g) Quy định chi tiết thủ tục hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của bộ, ban, ngành, tỉnh theo khoản 9 Điều 93 của Luật Thi đua, khen thưởng; h) Quy định chi tiết thủ tục hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh theo khoản 9 Điều 93 của Luật Thi đua, khen thưởng. Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật Thi đua, khen thưởng. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương gồm: Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ; Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Phó Chủ tịch thường trực; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng; Các Ủy viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương quyết định thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Hội đồng, Thường trực Hội đồng, các Ủy viên Hội đồng, cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng; ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng. Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Theo https://baochinhphu.vn

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay

BTĐKT - “Đơn vị cơ sở trong quân đội là đơn vị cấp lữ đoàn, trung đoàn và tương đương trở xuống, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (không bao gồm các đơn vị thuộc các học viện, nhà trường, cơ sở đào tạo)” (1). Đây là lực lượng nòng cốt, trực tiếp cụ thể hóa các chức năng, nhiệm vụ của quân đội. Công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở trong quân đội có vai trò rất quan trọng; là “đòn bẩy”, thôi thúc cán bộ, chiến sĩ quyết tâm hoàn thành thắng lợi chức trách, nhiệm vụ trong mọi tình huống, góp phần xây dựng Quân đội thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tin cậy, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thời gian qua, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì và cơ quan chức năng các cấp trong toàn quân, nhất là ở đơn vị cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tiến hành công tác thi đua, khen thưởng. Công tác thi đua, khen thưởng đã tạo sức lan tỏa sâu rộng; cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở khắc phục khó khăn, gian khổ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu: “Công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng của Quân đội…, tạo sự lan tỏa sâu rộng, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, chiến sĩ toàn quân khắc phục khó khăn, gian khổ hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ”(2). Song bên cạnh đó, công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở trong quân đội vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định so với yêu cầu ngày càng cao và sự phát triển mới của nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Những tồn tại, hạn chế nổi bật là: “Nhận thức về thi đua chưa được quán triệt đầy đủ; phong trào thi đua có thời điểm còn mang tính hình thức, rập khuôn, “chồng lấn”; nội dung, chỉ tiêu thi đua còn chung chung, chưa cụ thể hóa sát đặc điểm, nhiệm vụ đơn vị; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động thi đua chưa chặt chẽ, chưa hướng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị...”(3). Đất nước ta chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, theo đó, phong trào thi đua yêu nước phải được đẩy mạnh nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; nhiệm vụ của quân đội nói chung và đơn vị cơ sở trong quân đội nói riêng, nhất là nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu có sự phát triển mới và yêu cầu ngày càng cao: “Tăng cường huấn luyện đêm, huấn luyện cơ động, huấn luyện cường độ cao trong mọi điều kiện, sát với đối tượng và phương án tác chiến”(4). Trong khi đó, một trong những điểm mới của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 là “đẩy mạnh phong trào thi đua hướng về cơ sở” và “bổ sung nhiều đối tượng khen thưởng cá nhân, tập thể ở cơ sở”. Đáp ứng yêu cầu trên, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ, hiệu quả các mặt công tác, trong đó có công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở trong quân đội. Để nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau: Thứ nhất, thường xuyên giáo dục, xây dựng động cơ, quyết tâm thi đua đúng đắn cho cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiên nay Đây là giải pháp quan trọng trong định hướng hành động cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện tốt các nội dung, chỉ tiêu thi đua ở đơn vị cơ sở. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được”(5). Thực tiễn cho thấy, chỉ khi nào và ở đâu, mọi cán bộ, chiến sĩ có động cơ, quyết tâm thi đua đúng đắn thì khi đó và ở đơn vị đó sẽ có phong trào thi đua sôi nổi, có sức lan tỏa rộng khắp. Thực hiện tốt giải pháp trên, các đơn vị cơ sở tập trung giáo dục về vị trí, vai trò, mục đích, sự cần thiết phải tiến hành công tác thi đua, khen thưởng; quan điểm, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về thi đua, khen thưởng, nhất là những nội dung cốt lõi và điểm mới ở Nghị quyết số 44-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022; Chỉ thị số 507-CT/QUTW, ngày 28/7/2014 của Quân ủy Trung ương về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam” và Thông tư số 118/2023/TT-BQP, ngày 22/12/2023 của Bộ Quốc phòng về “Quy định và hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Giáo dục về nội dung, chỉ tiêu, yêu cầu; thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nội dung, chỉ tiêu, yêu cầu phong trào thi đua ở đơn vị, nhất là những tồn tại, hạn chế thường xảy ra như: Ganh đua, cục bộ, chạy theo thành tích, thiếu trung thực... Trên cơ sở đó, các đơn vị cơ sở xây dựng động cơ đúng thi đua đúng đắn cho cán bộ, chiến sĩ. Việc giáo dục, xây dựng động cơ thi đua đúng đắn cho cán bộ, chiến sĩ phải tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi; bảo đảm cả chiều sâu và bề rộng của phong trào thi đua ở đơn vị cơ sở. Cần kết hợp, vận dụng sáng tạo, linh hoạt nhiều nội dung, hình thức để giáo dục, xây dựng động cơ thi đua đúng đắn cho cán bộ, chiên sĩ, đảm bảo phong phú, sinh động và hiệu quả cao. Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, hội đồng (tổ) thi đua - khen thưởng và cơ quan chính trị đối với công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay . Đây là giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở được thực hiện theo đúng định hướng chính trị. Thực hiện tốt giải pháp trên, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, hội đồng (tổ) thi đua - khen thưởng và cơ quan chính trị phải xác định lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tiến hành công tác thi đua, khen thưởng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng hàng đầu. Thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc, cụ thể hóa hiệu quả quan điểm, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về thi đua, khen thưởng, nhất là những điểm mới về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được quy định ở Thông tư số 118/2023/TT-BQP, ngày 22/12/2023 của Bộ Quốc phòng về “Quy định và hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Nâng cao chất lượng xây dựng nghị quyết, kế hoạch của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì; tham mưu, đề xuất, tư vấn và quy định, hướng dẫn của hội đồng (tổ) thi đua - khen thưởng, cơ quan chính trị; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát gắn với sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời đối với tiến hành công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời, kiên quyết khắc phục biểu hiện “khoán trắng”, “chống lấn” thi đua, hình thức, thành tích, ganh đua, cục bộ, thiếu trung thực… trong công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị. Thứ ba, thường xuyên quan tâm, chăm lo, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay. Đây là giải pháp nòng cốt, thể hiện tính nghệ thuật của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì trong lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn”(6). Theo đó, các đơn vị cơ sở phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho các tổ chức, lực lượng nhận thức rõ tầm quan trọng, sự cần thiết phải thường xuyên quan tâm, chăm lo, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua đối với nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Nắm chắc và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các khâu phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua ở đơn vị, nhất là quy định về số lượng lựa chọn để bồi dưỡng; nội dung, hình thức, yêu cầu bồi dưỡng; hình thức nhân điển hình tiên tiến ở cấp đơn vị cơ sở theo Hướng dẫn số 2326/HD-CT, ngày 03/12/2020  của Tổng cục Chính trị về “Công tác xây dựng, nhân điển hình tiến tiến trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025”. Trong đó, chú trọng lựa chọn những tập thể, cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quan trọng, ở nơi khó khăn, gian khổ, trên những địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; bồi dưỡng nhận thức, ý chí quyết tâm, xây dựng động cơ thi đua đúng đắn; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học - công nghệ để nhân rộng điển hình tiến tiến. Kiên quyết khắc phục, loại bỏ biểu hiện chưa đúng trong phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến như: áp đặt, quá cầu toàn, khắt khe; thổi phồng thành tích, thiếu trung thực; thụ động, ỷ lại; thoả mãn, công thần, kiêu ngạo… Thứ tư, kết hợp chặt chẽ thi đua thường xuyên với thi đua theo đợt ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay. Thực hiện tốt giải pháp trên sẽ góp phần trực tiếp duy trì, phát triển liên tục và tạo ra những đỉnh cao mới của phong trào thi đua trong những thời gian nhất định ở đơn vị cơ sở. Ngược lại, nếu chúng ta không thực hiện tốt giải pháp trên sẽ dễ dẫn đến “chồng lấn”, tạo tâm lý nhàm chán, thiếu tích cực trong thi đua. Theo đó, các đơn vị cơ sở phải nắm chắc tình hình thi đua thường xuyên để tạo thời cơ, thời điểm phát động thi đua theo chuyên đề, đột kích, cao điểm. Xác định chủ đề, nội dung, chỉ tiêu thi đua theo đợt phải hướng vào duy trì, đẩy mạnh không khí thi đua thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Kịp thời thông báo, tuyên truyền, phổ biến cách làm hay, sáng tạo; động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quan trọng, khó khăn, gian khổ trong đợt thi đua. Kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng ngay cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong đợt thi đua. Khắc phục tình trạng phát động thi đua theo đợt “chồng lấn” với các phong trào thi đua khác, góp phần thu hút, khơi dậy, phát huy mạnh mẽ sức lực, trí tuệ của cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở. Thứ năm, phát huy sức mạnh tổng hợp trong tiến hành công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay Thực hiện hiệu quả giải pháp trên, ngoài phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, hội (tổ) đồng thi đua - khen thưởng, cơ quan chính trị, còn phải phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân trong đơn vị và sự tham gia của các lực lượng có liên quan ở ngoài đơn vị. Trước hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu cả nhận thức và hành động, nhất là trong tuyên truyền, tập hợp, giúp đỡ quần chúng thực hiện nội dung, chỉ tiêu, yêu cầu phong trào thi đua. Tổ chức quần chúng tích cực tuyên truyền, giáo dục, tập hợp, khơi dậy, phát huy tính xung kích, sáng tạo của quần chúng trong phong trào thi đua, nhất là thực hiện nền nếp, hiệu quả việc phân tích, đánh giá, xem xét, đề nghị, công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hằng năm. Hội đồng quân nhân cụ thể hóa hiệu quả phương châm “quân nhân biết, quân nhân bàn, quân nhân làm, quân nhân kiểm tra, quân nhân giám sát” trong tiến hành công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị. Ngoài ra, cùng với việc đề nghị, đảm bảo kịp thời cơ sở vật chất, kinh phí, các đơn vị cơ sở cần phối hợp, huy động sự tham gia của cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị kết nghĩa và các cơ quan thông tấn, báo chí tiến hành hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở trong quân đội là “đòn bẩy”, thôi thúc cán bộ, chiến sĩ quyết tâm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Trước tình hình mới, để nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, các đơn vị cơ sở trong toàn quân cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các giải pháp trên. Có như vậy, công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở mới thực sự là “đòn bẩy”, thôi thúc cán bộ, chiến sĩ “tăng tốc” thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, góp phần đưa đất nước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./. Thượng tá, ThS Nguyễn Xuân Tú - Trung tá, ThS Phạm Ngọc Hưng Ghi chú: (1) Bộ Quốc phòng, “Thông tư Quy định về đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam”, Hà Nội, 2023, tr.2. (2) Tổng cục Chính trị, “Tài liệu học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025” (Dùng cho quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng trong toàn quân), Nxb Quân đội nhân daann, Hà Nội, 2020, tr.13. (3) Hà Long, “Nâng cao chất lượng thi đua, khen thưởng trong Quân đội”, Quân đội nhân dân điện tử, ngày 29/6/2024. (4) Đại tướng Phan Văn Giang, “Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh trong thời kỳ mới”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2023, tr.630. (5) Hồ Chí Minh Toàn tập, “Lời ghi ở trang đầu quyển sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương”, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 6, tr.208. (6) Hồ Chí Minh Toàn tập, “Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “người tốt, việc tốt”, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 15, tr.665.

Sửa quy định xét tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Sửa quy định đối tượng được xét tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” Quy định về đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", Nghị định số 56/2013/NĐ-CP nêu rõ: Trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ''Bà mẹ Việt Nam anh hùng".  Nghị định 83/2025/NĐ-CP quy định rõ hơn trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ của địch, việc xét tặng, truy tặng phải được sự thống nhất trình xét tặng hoặc truy tặng của các cấp chính quyền và không có ý kiến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân. Cụ thể, Nghị định 83/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khổ cuối khoản 1 Điều 2 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP như sau: Trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, được sự thống nhất trình xét tặng hoặc truy tặng của các cấp chính quyền và không có ý kiến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân hoặc có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nhưng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận là không đúng thì vẫn được xem xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Bên cạnh đó, Nghị định 83/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP về chế độ ưu đãi theo hướng quy định rõ người được nhận Bằng, Huy hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" và các chế độ chính sách khi bà mẹ được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Cụ thể, Nghị định 83/2025/NĐ-CP quy định: Bà mẹ được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" thì việc nhận Bằng, Huy hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. Hồ sơ đề nghị, trình xét tặng hoặc truy tặng Nghị định 83/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị, trình xét tặng hoặc truy tặng.  Cụ thể, hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng, gồm: Bản khai đề nghị tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" theo Mẫu số 01/BMVNAH Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc Bản khai đề nghị truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" theo Mẫu số 02/BMVNAH Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; bản sao được chứng thực từ Bằng "Tổ quốc ghi công", bản sao được chứng thực từ Giấy chứng nhận thương binh tùy theo đối tượng xét tặng hoặc truy tặng; giấy tờ khác có liên quan (nếu có). Hồ sơ trình xét tặng hoặc truy tặng, gồm: Tờ trình về việc đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" theo Mẫu số 05/BMVNAH Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và Danh sách đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" theo Mẫu số 06/BMVNAH Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; biên bản kết quả niêm yết công khai đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" theo Mẫu số 03/BMVNAH Phụ lục; biên bản các giấy tờ quy định. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 2/4/2025. Theo baochinhphu.vn  

Đại thắng mùa xuân năm 1975 – Mốc son chói lọi nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

BTĐKT - 50 năm đã trôi qua, xã hội đã có nhiều đổi thay trên các mặt của đời sống xã hội. Song, thắng lợi vĩ đại mà nhân ta giành được trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là đại thắng mùa xuân năm 1975 mãi còn lại với năm tháng thời gian, là mốc son chói lọi nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, nơi hội tụ và tỏa sáng của ý chí, khát vọng thống nhất đất nước không gì lay chuyển được của cả dân tộc. Cho đến nay, ý chí, khát vọng đó vẫn là nguồn gốc, động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công cuộc dựng xây, kiến thiết đất nước, mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, sánh vai với các cường quốc năm châu. Khẳng định Việt Nam là ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới là chủ nghĩa đế quốc, bộc lộ rõ tính hiếu chiến, cường quyền và phản động; để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình, chủ nghĩa đế quốc tiến hành chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực, nhiều nước trong đó có Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Theo điều khoản trong Hiệp định, sau hai năm tức là vào năm 1956, hai miền sẽ tiến hành hiệp thương Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Lịch sử đã không diễn ra như vậy, đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách để phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, nhảy vào miền Nam Việt Nam, dựng lên chính phủ tay sai bù nhìn để đàn áp những người cộng sản và phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động, chúng lê máy chém khắp miền Nam, ban hành Luật 10/59, đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật… Trước tình hình như vậy, Đảng ta đã kịp thời chỉ đạo chiến lược cách mạng cho nhân dân miền Nam để bảo toàn củng cố lực lượng và cơ sở cách mạng. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7/1954) đã xác định: Đế quốc Mỹ là kẻ thủ chính của nhân dân thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương. Tiếp đó, tháng 9/1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung. Đặc biệt, tháng 12/1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Ta đang đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ củng cố miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội có tính chất quyết định cho toàn bộ thắng lợi cách mạng trong giai đoạn mới. Lực lượng cách mạng ở miền Nam được duy trì và phát triển là nhân tố trực tiếp quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh cách mạng của miền Nam. Nghị quyết chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là: “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và giàu mạnh”. Chính vì vậy, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam không chỉ đơn thuần là cuộc đấu tranh diễn ra trong nội bộ mà đó còn là cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Mỗi thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng là thắng lợi chung của nhân dân tiến bộ yêu chuộng hoà bình trên thế giới, có có ý nghĩa quan trọng trong việc cổ vũ, động viên, khích lệ các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc dũng cảm đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc mình. Là một dân tộc nhỏ, đất không rộng, người không đông nhưng phải đối đầu với một đế quốc có tiềm lực kinh tế, sức mạnh quân sự số một thế giới, được trang bị vũ khí tối tân hiện đại; song dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; nhân dân Việt Nam, thường xuyên, trực tiếp quân và dân miền Nam đã anh dũng đứng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Quân và dân ở hai miền Nam - Bắc đã vượt qua mưa bom, bão đạn của kẻ thù, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đánh bại mọi chiến lược chiến tranh toàn cầu phản cách mạng và chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Vì thế, đại thắng mùa xuân năm 1975 của nhân dân Việt Nam đã trở thành biểu tượng sáng ngời của sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân; là ngọn cờ đầu, tiên phong trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột, cường quyền để bảo vệ phẩm giá và lương tri con người. Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành đã đánh giá: “Đại thắng mùa xuân năm 1975 là thắng lợi chung của tất cả nhân dân cách mạng trên thế giới, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống đế quốc, giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức”. Phá vỡ phòng tuyến phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc Đại thắng mùa xuân năm 1975 của nhân dân Việt Nam đã phá vỡ phòng tuyến phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, đem lại niềm tin và sự phấn khởi cho nhân dân thế giới đang đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng đã khẳng định: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản động của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”. Với âm mưu ngăn chặn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á, mà Việt Nam là tâm điểm của sự phát triển đó. Đế quốc Mỹ đã cho thi hành hàng loạt những chính sách phản động để ngăn chặn, tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, như dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm tiến hành bắt bớ, giết hại những người yêu nước, đầu tư tiền, đô la để xây dựng chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam; dồn dân, lập ấp chiến lược, tiến hành chiến tranh tâm lý để ca ngợi lối sống Mỹ; mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc… Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã huy động mọi phương tiện tối tân, hiện đại, chi phí cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ lên tới 676 tỷ USD; riêng năm 1968…. Riêng năm 1968, mỗi ngày Mỹ chi phí tới 100 triệu USD cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Con số này gấp 10 lần chi phí cho cuộc chiến chống nghèo đói ở Mỹ; gấp 4 lần chi phí cho chương trình nghiên cứu vũ trụ của Mỹ; bằng một nửa số tiền mà Mỹ đã viện trợ cho nước ngoài trong 20 năm (1941-1960).  Điều đó cho thấy, tính chất, mức độ và sự quyết tâm rất lớn của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm tiêu diệt phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở khu vực Đông Nam Á, dùng Việt Nam làm bàn đạp để ngăn chặn làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc đang phát triển rộng khắp trên thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và được sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới về mọi mặt, quân và dân hai miền Nam - Bắc đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ, đẩy chúng ngày càng bị sa lầy vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Một cuộc chiến tranh hao của, tốn người của đế quốc Mỹ đã bị nhân dân Mỹ, nhân dân tiến bộ trên thế giới kịch liệt lên án, phản đối. Vì vậy, các chiến lược toàn cầu phản cách mạng và chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã bị thật bại thảm hại, bị phá sản hoàn toàn trên mọi phương diện, không thể cứu vãn nổi; làn sóng phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của nhân dân thế giới nói chung và nhân dân Mỹ nói riêng đã dâng cao, phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng đối trọng với đế quốc Mỹ, buộc chung phải có những điều chỉnh, tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán ở Paris bàn luận về vấn đề hoà bình ở Việt Nam. Với đại thắng mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30/4/1975 đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, thu non sông đất nước về một mối, thực hiện trọn vẹn lời căn dặn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào. Bắc - Nam sum họp, xuân nào vui hơn”. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã trở thành điểm tựa vững chắc thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước đang là thuộc địa, phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc; hình ảnh một đất nước Việt Nam với con người nhỏ bé nhưng có sức mạnh vô địch, kiên cường, không sợ khó khăn, gian khổ hy sinh, dám đối đầu với một đế quốc có sức mạnh quân sự lớn nhất thế giới đã cỗ vũ, động viên, khích lệ các dân tộc nhược tiểu, kém phát triển đứng lên đấu tranh đòi quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc; tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau, nêu cao thần đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 của nhân dân Việt Nam, đã có nhiều quốc gia, dân tộc giành được độc lập, tự do, khẳng định độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, dân tộc mình. Đại thắng mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới, đột phá vào thành trì hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc; mọi âm mưu, thủ đoạn ngăn chặn làn sóng cách mạng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á của đế quốc Mỹ đã bị phá sản hoàn toàn. Đó là sự thất bại, tủi nhục của đế quốc Mỹ trên mọi phương diện. M.Namara, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đã khẳng định: Chiến tranh Việt Nam là một sai lầm, sai lầm khủng khiếp. D.Hanbơstam, phóng viên báo New York Time đã nhận xét: Chúng ta đã ở vào phía sai lầm của lịch sử. Trong bài “Việt Nam: Trang kế toán”, tướng lục quân Mỹ Haodơ viết: … hậu quả đau đớn nhất đối với Mỹ do cuộc chiến tranh Việt Nam để lại là xã hội Mỹ bị rạn nứt thành từng mảng. Phát huy tinh thần của đại thắng mùa xuân năm 1975 vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước sau gần 40 năm đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thành tựu đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa lịch sử, góp phần củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước, có quan hệ kinh tế với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã ký 16 Hiệp định thương mại tự do. Hình ảnh một nước Việt Nam thân thiện, hiền hoà và mến khách đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng nhân dân thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, Việt Nam đón gần 17,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 39,5% so với năm 2023; tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm 2023. Tinh thần, hào khí của đại thắng mùa xuân năm 1975 đã, đang và sẽ chiếu sáng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, thổi bùng lên ngọn lửa của sự nhiệt huyết cách mạng, tiến công vào đói nghèo, lạc hậu, đẩy lùi khó khăn, nguy cơ, thách thức thực hiện thắng lợi những nội dung, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII và các Nghị quyết hội nghị Trung ương khoá XIII của Đảng đã xác định. Trước bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng phức tạp, khó lường: Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra quyết liệt, mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp chủ quyền, biển đảo, biên giới quốc gia diễn ra căng thẳng, có mặt rất phức tạp; những thách thức an ninh phi truyền thống, như: Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm công nghệ cao… đặt ra cho các quốc gia, dân tộc cần nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, hợp tác lẫn nhau trên mọi phương diện để xử lý, giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn nảy sinh trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, phát huy cao độ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hệ giá trị văn hoá, con người, truyền thống lịch sử hào hùng, đặc biệt là tinh thần của đại thắng mùa xuân năm 1975 để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; tăng tốc, bứt phá tạo ra thế và lực mới đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đỉnh cao là đại thắng mùa xuân năm 1975 vẫn còn vẹn nguyên giá trị lịch sử, tầm vóc thời đại trong giai đoạn hiện nay. Đại thắng mùa xuân năm 1975 của nhân dân Việt Nam mãi là biểu tượng sáng ngời của bản lĩnh, ý chí và sức mạnh con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là niềm tự hào của đất nước, mãi trường tồn cùng với năm tháng thời gian; đó sẽ là động lực tinh thần to lớn, là bệ đỡ tư tưởng quan trọng, là sức sống vô biên để cỗ vũ, khích lệ và đồng hành cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết, vững tin, hướng về phía trước thực hiện thắng lợi những yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra hiện nay. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã nâng cao vị thế và uy tín của nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam… lên ngang tầm các nước, các dân tộc trên thế giới. Đại tá, TS Trịnh Anh Tuấn  

Trao đổi nghiệp vụ về việc xét tặng, truy tặng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang"

BTĐKT - Sáng 15/1, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ về việc xét tặng, truy tặng "Huy chương Thanh niên xung phong (TNXP) vẻ vang". Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 62 điểm cầu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 740 điểm cầu cấp huyện. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu chính, có các đồng chí: Nguyễn Văn Tuyến, Ủy viên Thường trực Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam; Nguyễn Đức Hồng, Trưởng ban Ban Chính sách Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam; Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; các đồng chí là lãnh đạo và công chức các phòng, đơn vị có liên quan của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; đại diện lãnh đạo và công chức Ban Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội; đại diện Hội Cựu TNXP thành phố Hà Nội và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội. Hội nghị tại điểm cầu chính Ngày 15/6/2022, Luật Thi đua, khen thưởng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV (kỳ họp thứ 3) thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024, trong đó, khoản 2 Điều 96 của luật đã quy định bổ sung thêm hình thức khen thưởng mới: “Huy chương TNXP vẻ vang” để tặng cho TNXP hoàn thành nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc. Ngày 6/3/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2024/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng Huy chương TNXP vẻ vang và việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến, có hiệu lực từ ngày 20/4/2024. Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 02/TT-BNV ngày 12/6/2024 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024. Từ đó đến nay, các cấp, các ngành đã và đang tích cực triển khai việc tặng, truy tặng Huy chương TNXP vẻ vang, tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế. Theo phản ánh của các địa phương, còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc, có nơi lúng túng trong triển khai thực hiện. Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ công tác khen thưởng tặng, truy tặng Huy chương TNXP vẻ vang với các địa phương nhằm làm rõ hơn nội dung các quy định pháp luật về khen thưởng Huy chương TNXP vẻ vang và kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc, bất cập từ thực tiễn triển khai để đề ra các giải pháp trong thời gian tới. Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đại diện Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trao đổi, làm rõ một số nội dung quy định pháp luật về việc xét tặng, truy tặng “Huy chương TNXP vẻ vang” và giải đáp kiến nghị, đề xuất, tiếp thu ý kiến của các địa phương; chia sẻ kinh nghiệm của một số địa phương trong việc khen thưởng “Huy chương TNXP vẻ vang”. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại hội nghị Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ghi nhận các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các địa phương liên quan đến thể chế, quy định về trình tự, thủ tục xét tặng Huy chương TNXP vẻ vang. Các ý kiến sẽ được Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổng hợp, nghiên cứu và tham mưu cấp trên xem xét để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn. Đồng chí đề nghị các địa phương thời gian tới tập trung tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để tất cả người dân, các cơ quan, đơn vị biết và hiểu rõ các quy định về việc xét tặng, truy tặng Huy chương TNXP vẻ vang; tăng cường phối hợp với các sở, ngành liên quan khảo sát, nắm được các trường hợp đủ điều kiện để trình khen theo quy định, tiếp tục xác minh các đối tượng chưa đủ điều kiện; tăng cường trao đổi thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện… Phương Thanh

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thi đua"

BTĐKT - Sáng 31/12, tại Hà Nội, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức nghiệm thu chính thức đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2024: "Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thi đua". Đề tài do TS. Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương làm Chủ nhiệm. Dự buổi nghiệm thu, có TS. Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội đồng; TS. Nguyễn Hiền Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, Phó Chủ tịch Hội đồng; các thành viên Hội đồng nghiệm thu chính thức đề tài. Cùng dự có các đồng chí: TS. Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ nhiệm đề tài; Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; lãnh đạo một số phòng, đơn vị thuộc Ban và các thành viên của nhóm nghiên cứu. TS. Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ nhiệm đề tài báo cáo tại buổi nghiệm thu Báo cáo tại buổi nghiệm thu, TS. Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ nhiệm đề tài cho biết: Trong những năm qua, trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng về công tác thi đua, khen thưởng. Quốc hội đã ban hành Luật Thi đua, khen thưởng (TĐKT) năm 2022; Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT và các bộ, ngành, địa phương ban hành hướng dẫn thực hiện các vấn đề liên quan đến công tác TĐKT. Các văn bản pháp luật về thi đua đã tạo ra khuôn khổ pháp lý có tính hệ thống, hoàn chỉnh cho công tác TĐKT, góp phần thể chế hóa, đưa đường lối, quan điểm của Đảng và chủ trương, chính sách Nhà nước ta về TĐKT vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của xã hội góp phần xây dựng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phát triển theo chế độ xã hội Xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu”. Việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về thi đua trong nhiều năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có nhiều tiến bộ rõ rệt và đáng ghi nhận, đã khẳng định vai trò, mục đích, ý nghĩa to lớn của công tác thi đua trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác thi đua trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Các hạn chế trong pháp luật cũng như thực hiện pháp luật ít nhiều làm cho ý nghĩa của công tác TĐKT bị lệch lạc, hình thức, thậm chí bị lợi dụng. Trong khi đó, việc đánh giá sơ kết, tổng kết, chuyên sâu về thực hiện pháp luật về thi đua (cả về tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật) còn chưa được chú trọng, còn thiếu, yếu và chưa thường xuyên. Chính vì vậy, rất cần nghiên cứu, đánh giá hiệu quả thực hiện quy định pháp luật về thi đua để đề ra những biện pháp đáp ứng yêu cầu với thực tiễn, nhất là trong điều kiện thi hành (thực hiện) Luật TĐKT và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về công tác thi đua. Với 3 chương chính, đề tài đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về thi đua, đặc biệt phân tích, đánh giá kỹ thực trạng trong thực hiện pháp luật về thi đua, từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp để đưa các quy định pháp luật về thi đua đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi đua trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đề tài đóng góp thực tiễn cho việc thay đổi nhận thức của cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện quy định pháp luật về thi đua, tạo ra bước đột phá trong công tác thi đua, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. TS. Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội đồng phát biểu tại buổi nghiệm thu Phát biểu tại buổi nghiệm thu, TS. Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội đồng ghi nhận, đánh giá cao tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Đề tài là một công trình công phu, có bố cục hợp lý và được trình bày cẩn thận, đạt yêu cầu đề ra theo nhiệm vụ nghiên cứu. Tuy còn một số nhược điểm nhưng không ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công trình. Chủ tịch Hội đồng đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu tối đa ý kiến của các thành viên trong Hội đồng để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đề tài.  Nhóm nghiên cứu chụp ảnh lưu niệm cùng các thành viên Hội đồng nghiệm thu và các đồng chí đại diện Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương dự cuộc họp. Phương Thanh

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”

BTĐKT - Ngày 27/12, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Quang cảnh hội thảo Đồng chủ trì hội thảo có các đồng chí: TS. Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ nhiệm đề tài; Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Cùng dự hội thảo, có các đồng chí là nhà khoa học, nhà quản lý doanh nghiệp, các đồng chí Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đại biểu là chuyên gia trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; đại diện lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm đề tài phát biểu đề dẫn hội thảo Phát biểu đề dẫn hội thảo, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm đề tài cho biết: Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến những điển hình tiên tiến và công việc tìm kiếm, đào tạo, bồi dưỡng, lan tỏa những điển hình đó. Bác đã viết: “Một tấm gương sống vẫn đáng giá hơn cả hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về thi đua, khen thưởng nói chung và công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến nói riêng, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức hội thảo đề tài độc lập cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến tại các tỉnh, thành phố trung ương”. Đây là một phần quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới. Đồng chí Đàm Minh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng TĐKT thưởng tỉnh Lâm Đồng phát biểu tham luận tại hội thảo Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ, thảo luận nhiều ý kiến, tập trung vào các nội dung: Những nhân tố ảnh hưởng việc phát huy vai trò điển hình tiên tiến trong các phong trào yêu nước ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn hiện nay; thực trạng và các giải pháp phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… TS. Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ nhiệm đề tài phát biểu kết luận Kết luận hội thảo, TS. Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ nhiệm đề tài ghi nhận, đánh giá cao và tiếp thu toàn bộ các ý kiến đóng góp quý báu tham luận tại hội thảo. Đồng thời nhấn mạnh, các kết quả đạt được của hội thảo sẽ góp phần giúp cho Ban Chủ nhiệm đề tài có cơ sở đánh giá toàn diện về vai trò điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Xuân Phúc

Công bố Kết luận thanh tra tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

BTĐKT - Sáng 26/12, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương công bố Kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL). Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy và Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Phạm Đức Toàn chủ trì buổi công bố Dự buổi công bố, có các đồng chí: Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Đỗ Ngọc Toàn, Trưởng phòng Phòng Pháp chế - Thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra; Bùi Quang Đức, Phó Trưởng phòng Phòng Pháp chế - Thanh tra, Phó trưởng Đoàn thanh tra, các thành viên của Đoàn thanh tra. Tiếp và làm việc với Đoàn, có: Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ và lãnh đạo các đơn vị được thanh tra trực tiếp. Đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Trưởng phòng Phòng Pháp chế - Thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, công bố Kết luận thanh tra Theo kết luận thanh tra, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng; tạo điều kiện về vật chất và nguồn lực cho công tác này. Các phong trào thi đua có nhiều hình thức, nội dung, bám sát với yêu cầu nhiệm vụ, thu hút được đông đảo đội ngũ công chức, viên chức và người lao động tham gia. Các cơ quan, đơn vị thuộc thuộc Bộ VHTTDL đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện các phong trào thi đua, kết hợp các phong trào thi đua yêu nước của trung ương với các phong trào thi đua của ngành VHTTDL và của từng đơn vị, nhằm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Công tác bình xét, đề nghị khen thưởng cơ bản được thực hiện theo điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục quy định, đảm bảo dân chủ, công khai, kịp thời và đúng đối tượng; bước đầu quan tâm khen thưởng cho tập thể nhỏ, cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Bộ VHTTDL và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước, gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức phong phú, biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, tạo sức lan tỏa trong phong trào thi đua, góp phần động viên, khích lệ công chức, viên chức, người lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng Khoa học, Sáng kiến được thành lập và hoạt động nền nếp. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn thanh tra của Bộ VHTTDL và các đơn vị thanh tra trực tiếp vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới. Căn cứ vào kết quả thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương kiến nghị Bộ VHTTDL một số nội dung: Chỉ đạo cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ (Vụ Tổ chức cán bộ) và các cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu trong Kết luận. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các quy định về công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng Quy chế (Quy định) về công tác thi đua, khen thưởng; Quy chế hoạt động của Hội đồng thi đua, khen thưởng, Hội đồng Sáng kiến để tổ chức triển khai thực hiện trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đảm bảo hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng; hướng dẫn tổ chức cụm, khối thi đua đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để phù hợp với thực tiễn và đúng thẩm quyền. Rà soát thủ tục hồ sơ, quy trình bình xét khen thưởng và tiền thưởng đảm bảo đúng quy định pháp luật. Quan tâm nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Phát biểu tại buổi công bố, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Bộ VHTTDL, sự phối hợp của các đơn vị đã giúp cho Ban và Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, đồng chí đề nghị Bộ triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy yêu cầu các đơn vị tiếp thu các nội dung kết luận và có lộ trình thực hiện theo quy định; giao Vụ Tổ chức cán bộ làm đầu mối tham mưu xây dựng, phối hợp với các đơn vị triển khai kế hoạch thực hiện Kết luận thanh tra. Phương Thanh

Công bố Kết luận thanh tra tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

BTĐKT - Ngày 10/12, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã công bố Kết luận thanh tra tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các đồng chí: Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đồng chủ trì buổi công bố Dự buổi công bố, về phía Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, có các đồng chí: Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Đỗ Ngọc Toàn, Trưởng phòng Phòng Pháp chế - Thanh tra, Trưởng đoàn Đoàn Thanh tra; Bùi Quang Đức, Phó Trưởng phòng Phòng Pháp chế - Thanh tra, Phó Trưởng đoàn Đoàn Thanh tra; các thành viên của Đoàn Thanh tra. Về phía Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, có đồng chí Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; lãnh đạo Ban Tổ chức - Cán bộ và Kiểm tra; đại diện lãnh đạo 12 đơn vị trực thuộc Viện được thanh tra trực tiếp. Đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Trưởng phòng Phòng Pháp chế - Thanh tra, Trưởng đoàn Đoàn Thanh tra công bố Kết luận thanh tra Từ ngày 25/9 - 9/10/2024, Đoàn Thanh tra đã tiến hành thanh tra đối với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 12 đơn vị trực thuộc để kiểm tra, xác minh trực tiếp các nội dung thanh tra, nhằm xác định cơ sở pháp lý và thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng của Viện trong giai đoạn từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2023. Theo Kết luận của Đoàn Thanh tra, cấp ủy, lãnh đạo Viện Hàn lâm đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng; các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và Viện Hàn lâm phát động đã thu hút được đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, viên chức và người lao động tham gia. Các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm đã triển khai thực hiện các phong trào thi đua nhằm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Công tác bình xét, đề nghị khen thưởng cơ bản được thực hiện theo điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục quy định, đảm bảo dân chủ, công khai, kịp thời và đúng đối tượng. Bước đầu quan tâm khen thưởng cho tập thể nhỏ, cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, góp phần động viên, khích lệ viên chức, người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn thanh tra của Viện Hàn lâm và các đơn vị được tiến hành thanh tra trực tiếp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Quang cảnh buổi công bố Căn cứ vào kết quả thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương kiến nghị Viện Hàn lâm có biện pháp khắc phục những tồn tại đã được nêu cụ thể; hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo đúng quy định. Thành lập Hội đồng xét sáng kiến các cấp để giúp người đứng đầu công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến để làm căn cứ đề nghị xét tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp và đề nghị các hình thức khen thưởng theo quy định. Bổ sung đủ số lượng người làm việc chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng tại Ban Tổ chức - Cán bộ và Kiểm tra, nhằm thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn công tác tham mưu, đề xuất trong việc tổ chức phát động các phong trào thi đua và công tác phát hiện, tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng điển hình tiên tiến của Viện Hàn lâm. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cũng đề nghị Viện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ban hành quy chế, quy định về công tác thi đua, khen thưởng; xây dựng nội dung, kế hoạch, các tiêu chí thi đua phù hợp và kịp thời tiến hành sơ kết, tổng kết, khen thưởng theo thẩm quyền cho tập thể, cá nhân có thành tích khi phát động các phong trào thi đua thường xuyên, phong trào thi đua theo chuyên đề. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại các đơn vị trực thuộc; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng. Phương Thanh

Trang