Diễn đàn

Tọa đàm góp ý Đề án Tổng kết Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị

BTĐKT - Sáng 2/8, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Tọa đàm góp ý Đề án "Tổng kết thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) trong tình hình mới".  Quang cảnh tọa đàm Dự tọa đàm có đồng chí Trần Thị Hà, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương; các Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương: Phan Văn Hùng, Đỗ Thúy Phượng; trưởng các phòng, đơn vị thuộc Ban, công chức Phòng I và Phòng Tổ chức Cán bộ, Ban TĐKT Trung ương; các đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, nguyên lãnh đạo đơn vị làm công tác TĐKT một số bộ, ngành trung ương. Đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương phát biểu khai mạc tọa đàm Phát biểu khai mạc tọa đàm, đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương cho biết: Thực hiện Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2024 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng TĐKT Trung ương về việc giao Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ chuẩn bị Đề án "Tổng kết thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác TĐKT và trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về công tác TĐKT trong tình hình mới", trong thời gian qua, Ban TĐKT Trung ương đã tập trung tham mưu triển khai xây dựng đề án theo kế hoạch đề ra. Trên cơ sở thực tiễn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW, kết quả tổng kết của các bộ, ban, ngành, địa phương, kết quả khảo sát và các hội thảo khoa học về đổi mới công tác TĐKT tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban TĐKT Trung ương đã xây dựng dự thảo các văn bản: Báo cáo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị; Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TĐKT trong tình hình mới; Tờ trình Bộ Chính trị về việc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW và ban hành Chỉ thị của Bộ Chính trị. Để tiếp tục hoàn thiện đề án đảm bảo chất lượng, Ban TĐKT Trung ương tổ chức buổi tọa đàm để xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực TĐKT. Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học với tâm huyết, kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về công tác TĐKT, đã đóng góp các ý kiến đối với các dự thảo văn bản, đặc biệt là dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TĐKT trong tình hình mới. Đồng chí Trần Thị Hà, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương tham luận tại tọa đàm Tham luận tại tọa đàm, đồng chí Trần Thị Hà, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương ghi nhận Ban TĐKT Trung ương đã chuẩn bị Đề án rất chu đáo, các cấp ủy các nơi cũng quan tâm tới công tác này. Theo đồng chí Trần Thị Hà, trong đề án cần nhấn mạnh những điểm đạt được khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 34: Việc triển khai Chỉ thị số 34 rất bài bản từ trung ương tới các địa phương, bộ, ngành. Cấp ủy các cấp vào cuộc rất mạnh mẽ. Nhờ sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, công tác TĐKT đã có sự chuyển biến rõ nét, bứt phá vượt bậc. Vị trí, vai trò của Hội đồng TĐKT các cấp được đề cao. Các phong trào thi đua đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đã có chuyển biến vượt bậc trong công tác tuyên truyền, nhân rộng, tôn vinh điển hình với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đó là dấu ấn đậm nét của thực hiện Chỉ thị số 34. Khen thưởng thành tích kháng chiến, khen thưởng đột xuất, khen thưởng cho người trực tiếp lao động, sản xuất đã có sự chuyển biến. Đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT có tính chuyên nghiệp cao. Việc cải cách hành chính, số hóa trong thực hiện công tác TĐKT được quan tâm đẩy mạnh... PGS. TS Nguyễn Thế Thắng, giảng viên cao cấp Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực I tham luận tại tọa đàm Về dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TĐKT trong tình hình mới, các chuyên gia cũng đề xuất một số ý kiến: Nhấn mạnh hơn nữa vai trò, vị trí của Hội đồng TĐKT các cấp trong việc triển khai công tác TĐKT; chú trọng khen thưởng các phong trào thi đua toàn quốc, quan tâm khen thưởng các ngành kinh tế trọng điểm… Các đại biểu dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm Bế mạc tọa đàm, đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương trân trọng cảm ơn các chuyên gia, nhà khoa học đã có những ý kiến đóng góp thiết thực, vừa hoàn thiện về lý luận, vừa cụ thể, sâu sắc về nội dung. Các ý kiến sẽ được Ban TĐKT Trung ương tiếp thu và làm cơ sở để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng đề án, trình cấp có thẩm quyền theo quy định. Phương Thanh  

Hải Dương thực hiện tốt quy định pháp luật về thi đua – khen thưởng

Chiều 27/6, Đoàn thanh tra của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương công bố kết luận thanh tra theo kế hoạch việc chấp hành các quy định pháp luật về thi đua - khen thưởng tại UBND tỉnh Hải Dương. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng Ban thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại buổi công bố kết luận thanh tra Các đồng chí: Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng Ban thi đua - Khen thưởng Trung ương; Đỗ Ngọc Toàn, Trưởng Phòng Pháp chế Thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng Đoàn thanh tra dự buổi công bố kết luận. Đồng chí Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan làm việc với Đoàn thanh tra. Kết luận thanh tra đánh giá Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lưu Văn Bản phát biểu tiếp thu ý kiến tại buổi công bố kết luận thanh tra Các cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị... Công tác thi đua được UBND tỉnh tích cực hưởng ứng, chủ động tổ chức, triển khai trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Các địa phương, cơ quan, đơn vị được thanh tra trực tiếp đã tham gia các phong trào thi đua của Trung ương, của tỉnh và tích cực phát động các phong trào thi đua tại cơ quan, đơn vị nhằm triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm. Cùng những kết quả đạt được, Đoàn thanh tra chỉ ra một số hạn chế Hải Dương cần khắc phục, trong đó có việc cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng bảo đảm phù hợp, thống nhất với các văn bản, quy định của Trung ương. Phát biểu kết luận tại buổi công bố, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng Ban thi đua - Khen thưởng Trung ương đánh giá cao kết quả đạt được của tỉnh Hải Dương trong thực hiện các quy định pháp luật về thi đua - khen thưởng. Đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Trưởng Phòng Pháp chế - Thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra Đồng chí Phó Trưởng Ban thi đua - Khen thưởng Trung ương đề nghị UBND tỉnh sớm chỉ đạo cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và các cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu trong kết luận. Quan tâm nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng; nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên trách và kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng. Đồng chí Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thống nhất và tiếp thu nội dung kết luận thanh tra và các ý kiến Đoàn thanh tra đã nêu. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết UBND tỉnh Hải Dương sẽ chỉ đạo Ban Thi đua - Khen thưởng khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị kịp thời khắc phục những hạn chế về công tác thi đua - khen thưởng. Thực hiện kế hoạch thanh tra của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, từ ngày 18/3 - 3/5 (45 ngày) Đoàn thanh tra của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã thực hiện thanh tra theo kế hoạch việc chấp hành các quy định pháp luật về thi đua - khen thưởng tại UBND tỉnh và một số đơn vị trực thuộc. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2023. Theo baohaiduong.vn

Thành phố Cần Thơ: Tập huấn, triển khai quy định pháp luật và nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng năm 2024

BTĐKT - Vừa qua, Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tập huấn, triển khai quy định pháp luật và nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng năm 2024. Hội nghị được tổ chức nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong thời gian tới, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương triển khai nội dung hội nghị tập huấn Đến dự hội nghị tập huấn, về phía Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, có ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; ông Nguyễn Đức Nhuận, Phó Trưởng phòng Phòng III; các chuyên viên Phòng III. Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ phát biểu khai mạc hội nghị Cùng dự, có bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ; bà Hồ Lâm Bạch Vân, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ TP Cần Thơ; hơn 400 đại biểu là cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng ở các Ban Xây dựng Đảng, thuộc Thành ủy; các sở, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố; các quận, huyện, xã, phường, thị trấn, các trường cao đẳng, đại học, các ngân hàng và các cơ quan trung ương thuộc cụm, khối thi đua trên địa bàn thành phố. Quang cảnh hội nghị tập huấn Ông Nguyễn Đức Nhuận, Phó Trưởng phòng Phòng III, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương giải đáp vướng mắc, khó khăn Tại hội nghị tập huấn, các đại biểu đã được nghe báo cáo viên của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương truyền đạt các chuyên đề gồm: Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022; những nội dung cơ bản của Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định số 28/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy chương thanh niên xung phong vẻ vang” và việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến; Thông tư số 01/2024/TT-BNV ngày 24 tháng 02 năm 2024 của Bộ Nội vụ quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Thông tư số 02/2024/TT-BNV ngày 12 tháng 6 năm 2024 của Bộ Nội vụ quy định biện pháp thi hành Nghị định số 28/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “ Huy chương thanh niên xung phong vẻ vang” và việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến; triển khai nội dung cơ bản của Quyết định số 10/2024/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về công tác thi đua, khen thưởng… Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã tiến hành thảo luận, trao đổi và giải đáp những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Bà Mai Thị Lan Hương, Chuyên viên chính Phòng III, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chia sẻ tại hội nghị tập huấn Bà Hồ Lâm Bạch Vân, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ chia sẻ tại hội nghị tập huấn Tại hội nghị tập huấn, cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng được trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ; từ đó có nhiều giải pháp, biện pháp sáng tạo, sát với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương, nhằm tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh triển khai tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, góp phần nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Xuân Phúc  

Quy định biện pháp thi hành Nghị định quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” và việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BNV ngày 12/6/2024 quy định biện pháp thi hành Nghị định số 28/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” và việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BNV quy định biện pháp thi hành Nghị định quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” và việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến. Thông tư số 02/2024/TT-BNV áp dụng đối với Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ, có thời gian tại ngũ từ đủ 24 tháng trở lên; Thanh niên xung phong hy sinh khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, đã được công nhận liệt sĩ; Tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” và việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến. Thông tư số 02/2024/TT-BNV quy định, việc xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”: 1) Đối với Thanh niên xung phong đã được công nhận liệt sĩ, hồ sơ đề nghị truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” được nộp tại nơi cư trú của thân nhân Thanh niên xung phong. 2) Trường hợp hồ sơ đề nghị xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” không hợp lệ hoặc cần bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn Thanh niên xung phong hoặc thân nhân của Thanh niên xung phong hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ đúng quy định. 3) Tại các địa điểm vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, danh sách cá nhân đề nghị xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” ngoài việc niêm yết công khai theo quy định tại Nghị định số 28/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ thì thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. 4) Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có ý kiến về các hình thức khen thưởng Thanh niên xung phong đã được tặng thưởng được khai tại Bản khai đề nghị tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong” và báo cáo các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn trước Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh khi họp xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”. 5) Thanh niên xung phong đã hy sinh, từ trần, sau khi được Chủ tịch nước quyết định truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”, việc tổ chức trao tặng được thực hiện tại nơi thân nhân Thanh niên xung phong sinh sống. Việc xét khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến: 1) Việc xét, đề nghị khen thưởng thành tích kháng chiến phải đảm bảo chính xác, khách quan, có đủ căn cứ pháp lý, khen thưởng đúng người, đúng thành tích. Khi thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng thành tích kháng chiến cần lưu ý đến mức độ thành tích; cá nhân được đề nghị khen thưởng thành tích kháng chiến thì phải tham gia kháng chiến tích cực và liên tục, đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ khen thưởng thành tích kháng chiến và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2) Việc thẩm định hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xét, đề nghị khen thưởng thành tích kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ phải thực hiện theo các quy định của Điều lệ khen thưởng thành tích kháng chiến chống Pháp ban hành kèm theo Nghị quyết số 6-NQ/TVQH ngày 29/8/1960 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ ban hành kèm theo Nghị quyết số 47-NQ/HĐNN7 ngày 29/9/1981 của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn đã được ban hành. Việc khen thưởng thành tích kháng chiến chống Mỹ:  1) Đối với đề nghị khen thưởng của cán bộ chủ chốt và nhân viên ban ngành xã ở miền Bắc thì căn cứ vào danh sách cán bộ nhân viên các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và hợp tác xã từ ngày 20/7/1954 đến ngày 30/4/1975 được xây dựng làm căn cứ khen thưởng (Danh sách nhân sự địa phương đã được lập theo quy định). Không sử dụng xác nhận của cá nhân làm căn cứ khen thưởng, chỉ sử dụng như tài liệu tham khảo. 2) Đối với đề nghị khen thưởng của quân nhân phục viên, xuất ngũ phải có quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành; trong trường hợp đã mất giấy tờ thì có thể lấy giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (hoặc đơn vị quản lý cũ) về quá trình tại ngũ trong đó ghi rõ căn cứ vào tài liệu nào, quyển sổ bao nhiêu, số thứ tự trong danh sách; ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ, thời gian tham gia chiến trường B, C, K (nếu có) và ngày, tháng, năm được biên chế vào đơn vị hoặc đăng ký quân dự bị tại Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, kèm theo bản sao danh sách có tên của người được xác nhận (bản photocopy có dấu của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện hoặc đơn vị quản lý cũ). 3) Đối với đề nghị khen thưởng của đảng viên phải có bản sao y Lý lịch đảng viên và xác nhận về việc sinh hoạt Đảng của đảng viên của đảng ủy cơ sở nơi quản lý đảng viên đó. Không sử dụng bản sao y lý lịch đảng viên do Ủy ban nhân dân xã, phường xác nhận. 4) Đối với đề nghị khen thưởng của cán bộ công nhân viên phải có lý lịch cán bộ, công nhân viên, quyết định hưu trí, thôi việc, mất sức lao động hoặc Sổ lao động. Cán bộ công nhân viên, quân nhân... phải có giấy xác nhận của các cơ quan đã từng công tác từ năm 1983 đến nay về quá trình công tác, khen thưởng, kỷ luật và lý do chưa được khen thưởng kháng chiến. Nếu chỉ có quyết định hưu trí, thôi việc, mất sức lao động hoặc Sổ lao động thì chưa đủ căn cứ. Nếu người đó chỉ công tác tại một cơ quan từ khi triển khai khen thưởng đến nay thì Hội đồng thi đua, khen thưởng cơ sở phải nêu lý do chưa được xét khen thưởng. 5) Những người dưới 18 tuổi chỉ được công nhận và xét khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước khi tham gia vào tổ chức và được tổ chức công nhận có trong biên chế mà người đó đã tham gia hoạt động. Những người dưới 18 tuổi, không phải là người hoạt động trong tổ chức kháng chiến thì không thuộc đối tượng xét, khen thưởng thành tích kháng chiến. 6) Đối với những người giúp đỡ kháng chiến trong Bản khai thành tích của cá nhân và các xác nhận nêu cụ thể việc giúp đỡ kháng chiến theo đúng quy định. 7) Xác nhận của tập thể, cá nhân là cán bộ phụ trách, là người giao nhiệm vụ, người cùng tham gia, người chắc chắn biết rõ việc giúp đỡ kháng chiến đối với người kê khai thành tích phải phù hợp với tư liệu trong “Lịch sử kháng chiến ở địa phương” hoặc “Lịch sử Đảng bộ ở địa phương”. 8) Hồ sơ đề nghị khen thưởng phải có giấy xác nhận của địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Biên bản của Hội đồng khen thưởng kháng chiến cơ sở xã, phường xét duyệt. Thông tư số 02/2024/TT-BNV cũng quy định rõ: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện việc xét, đề nghị tặng, truy tặng Huân, Huy chương kháng chiến đối với các hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn; giải thích rõ cho các trường hợp đã khai báo nhưng không đủ căn cứ, điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng để giải quyết dứt điểm việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến còn tồn đọng./. Theo tcnn.vn

Quy định mới về Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 500/QĐ-TTg ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Quy chế này quy định nguyên tắc hoạt động; chức năng, cơ cấu tổ chức, thành phần; nhiệm vụ, quyền hạn; hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; quan hệ với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành; khen thưởng (Quy chế Hội đồng). Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, biểu quyết theo đa số; các ý kiến khác nhau của các Ủy viên Hội đồng về việc đề xuất các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng đều được báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng để xem xét, quyết định. Chức năng và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Hội đồng gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ. Các Phó Chủ tịch gồm: Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng; Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên ủy viên Hội đồng gồm: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện lãnh đạo Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Ban Tổ chức Trung ương; Ban Dân vận Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là ủy viên thường trực Hội đồng. Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng; các Phó Chủ tịch Hội đồng và ủy viên thường trực Hội đồng. Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực của Hội đồng. Nhiệm vụ của Hội đồng Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước. Định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng. Hướng dẫn tổ chức hoạt động và bình xét thi đua của cụm thi đua, khối thi đua do Hội đồng tổ chức và xem xét, cho ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu đối với các danh hiệu vinh dự nhà nước "Tỉnh Anh hùng", "Thành phố Anh hùng", "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân", "Anh hùng Lao động" theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng (danh hiệu Anh hùng) để tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 12/6/2024 và thay thế Quyết định số 378/QĐ-TTg ngày 23/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Theo chinhphu.vn

Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, công chức, viên chức trong công tác truyền thông chính sách, pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Nội vụ

Sáng ngày 12/6/2024, tại Trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức khai mạc Lớp tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách, pháp luật cho các phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí, thông tin và công chức, viên chức các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long chủ trì, phát biểu khai mạc và chỉ đạo Lớp tập huấn. Các đại biểu tham dự Lớp tập huấn. Tham dự khai mạc Lớp tập huấn có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm; Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế Vũ Mạnh Cường; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nội vụ Nguyễn Hữu Tuấn; Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh; lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ; cùng hơn 300 học viên là công chức, viên chức của Bộ Nội vụ. Thứ trưởng Trương Hải Long phát biểu khai mạc và chỉ đạo Lớp tập huấn. Phát biểu khai mạc và chỉ đạo Lớp tập huấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long nhấn mạnh, truyền thông chính sách là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trong đó có Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, là phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách, pháp luật. Làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật. Thứ trưởng Trương Hải Long cho biết, thời gian qua, công tác truyền thông chính sách, pháp luật của Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ đã được quan tâm triển khai tích cực và thường xuyên trong quá trình xây dựng, thực thi và hoàn thiện chính sách, pháp luật; các cơ quan báo chí, truyền thông của Trung ương, địa phương và của Bộ, công chức, viên chức đã có những đóng góp không nhỏ, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của Bộ Nội vụ trong lĩnh vực công tác truyền thông chính sách, pháp luật. Thứ trưởng Trương Hải Long cũng chỉ rõ: công tác truyền thông chính sách vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa có đội ngũ làm truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp, bài bản; chưa thấy được tầm quan trọng của việc phải bố trí các nguồn lực phù hợp cho công tác truyền thông chính sách, pháp luật nên phần nào đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước và định hướng dư luận xã hội nói chung, các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ nói riêng. Thứ trưởng Trương Hải Long nhấn mạnh, trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0, công tác truyền thông chính sách, pháp luật cần được chú trọng, nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung, Bộ Nội vụ nói riêng, góp phần truyền thông chính sách, pháp luật bài bản, kịp thời ngay từ khi xây dựng để tạo sự đồng thuận, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật. Từ đó, Bộ Nội vụ tổ chức Lớp tập huấn này nhằm nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, người đứng đầu về vai trò của công tác truyền thông chính sách, pháp luật; chủ động, làm tốt công tác truyền thông chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ. Đồng thời, trang bị kiến thức, kỹ năng, phục vụ cho việc đổi mới sáng tạo về nội dung, phương thức truyền thông chính sách, xây dựng đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách, pháp luật của Bộ có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng, sáng tạo và linh hoạt… Đây là những nội dung rất cần thiết đối với quá trình triển khai công tác truyền thông chính sách, pháp luật của Bộ Nội vụ. Thứ trưởng Trương Hải Long yêu cầu các học viên tham dự Lớp tập huấn cùng trao đổi, thảo luận về những kết quả đã đạt được; đồng thời, chia sẻ những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong công tác truyền thông chính sách để đưa ra những kinh nghiệm, phương pháp, cách thức truyền thông chính sách, pháp luật hiệu quả, chất lượng, kịp thời và định hướng dư luận xã hội tốt hơn nữa. Từ đó, có những đề xuất, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông chính sách, pháp luật của Bộ Nội vụ. Sau Lớp tập huấn, cần phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí, công chức, viên chức Bộ Nội vụ trong công tác truyền thông chính sách, pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và ngành Nội vụ. Đồng thời, thảo luận về phương hướng, những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác truyền thông chính sách, pháp luật cần triển khai thực hiện năm 2024 và những năm tiếp theo của Bộ Nội vụ; việc huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, sử dụng các phương thức truyền thông khác trong công tác truyền thông chính sách, pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ để đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm báo cáo chuyên đề tại Lớp tập huấn. Tại Lớp tập huấn, các học viên và báo cáo viên đã cùng trao đổi, thảo luận nội dung các chuyên đề: Chuyên đề 1: Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về truyền thông chính sách, pháp luật - Những vấn đề đặt ra hiện nay và một số lưu ý trong truyền thông chính sách, pháp luật thời gian tới, do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm báo cáo. Chuyên đề 2: Kỹ năng truyền thông chính sách, pháp luật và xử lý khủng hoảng truyền thông - Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn các bộ, ngành hiện nay, do nhà báo Vũ Mạnh Cường - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế báo cáo. Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế Vũ Mạnh Cường báo cáo chuyên đề tại Lớp tập huấn. Đây là những kiến thức, kỹ năng mang tính định hướng, chuyên môn sâu, rất thiết thực, ý nghĩa để các cơ quan báo chí, thông tin và công chức, viên chức trong Bộ vận dụng để thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền và tham mưu truyền thông chính sách, pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ./ Quang cảnh Lớp tập huấn. Theo tcnn.vn

Đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương

BTĐKT - Ngày 31/5, tại TP Đà Nẵng, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương”. Hội thảo thuộc Đề tài độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu vai trò điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước để đổi mới công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn hiện nay”. Dự và chủ trì hội thảo có: TS. Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ nhiệm đề tài; TS. Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm đề tài; ThS. Ngô Thị Việt Hà, Phó Trưởng phòng Phòng II, thành viên Ban Chủ nhiệm đề tài. Cùng dự hội thảo có các thành viên Ban Chủ nhiệm đề tài, lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương. TS. Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại hội thảo Báo cáo đề dẫn hội thảo, TS. Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cho biết: Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, coi trọng các điển hình tiên tiến và việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Bác rất chú ý đến việc biểu dương, nêu gương và vai trò, tác dụng của việc biểu dương, nêu gương. Bác viết: “Một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định, cần tiếp tục thực hiện tư tưởng của Người về thi đua, khen thưởng, coi đây là động lực giúp kiến tạo con người mới xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các đoàn thể, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có nhiều đổi mới trong phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua, coi việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến là một trong những động lực tinh thần quan trọng để công tác thi đua, khen thưởng đi vào cuộc sống. Các cơ quan thông tấn, báo chí trong cả nước đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, biểu dương các điển hình, gương người tốt, việc tốt. Thông qua công tác phổ biến, tuyên truyền, thi đua cùng điển hình tiên tiến đã góp phần giáo dục, bồi dưỡng, phát triển con người, khơi dậy những tiềm năng ở mỗi cá nhân, đồng thời, đấu tranh xóa bỏ những thói hư, tật xấu, hình thành nhân cách con người mới. Từ đó, tạo nên sức mạnh to lớn của toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến còn có tồn tại, hạn chế như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chưa được quan tâm đúng mức; chưa xác định phương pháp thực hiện cụ thể. Nhiều đơn vị phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến chỉ để tuyên dương, chưa phải để mọi người học tập, phấn đấu vươn lên. Trong thực tiễn, tác dụng của một số điển hình tiên tiến còn thấp, hiệu quả nhân rộng và tính lan tỏa chưa cao, có những điển hình tiên tiến được biểu dương, khen thưởng nhưng không nhân rộng được. Công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Các cơ quan truyền thông chưa thường xuyên dành thời lượng tương xứng để giới thiệu, tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú, hấp dẫn và lôi cuốn. Những hạn chế này làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tác dụng của phong trào thi đua và công tác khen thưởng, chưa tạo động lực cho các tập thể, cá nhân phấn đấu. Hội thảo được tổ chức với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về thi đua, khen thưởng nói chung và công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến nói riêng, góp phần đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới. Các đại biểu dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã tập trung thảo luận, tham gia ý kiến vào một số nội dung: Thực trạng công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các đơn vị cơ sở; các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua; các giải pháp đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; các giải pháp phát huy vai trò của điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua; việc xây dựng các tiêu chí đánh giá điển hình tiên tiến trong cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; các giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước hiện nay. Kết luận hội thảo, TS. Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhấn mạnh: Các ý kiến tại hội thảo đã đánh giá được thực trạng công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các đơn vị cơ sở; rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò của điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua; các giải pháp đột phá để tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, qua đó, lan tỏa, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Các kết quả đạt được của hội thảo sẽ là một kênh thông tin giúp Ban Chủ nhiệm đề tài có cơ sở đánh giá toàn diện về vai trò điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương. Nguyệt Hà

Tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng

BTĐKT - Sáng 31/5, tại TP Đà Nẵng, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và triển khai công tác tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI; đánh giá công tác triển khai phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.    Toàn cảnh hội nghị Dự và chủ trì hội nghị, có các đồng chí: Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Đỗ Ngọc Toàn, Trưởng phòng Phòng Pháp chế - Thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Cùng dự hội nghị có đồng chí Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng; trên 300 đại biểu là lãnh đạo và chuyên viên các phòng, đơn vị thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, đại diện lãnh đạo, chuyên viên Vụ (Ban, Phòng) Thi đua - Khen thưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, lãnh đạo, chuyên viên Ban (Phòng) Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện của TP Đà Nẵng. Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu khai mạc hội nghị Đồng chí Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phát biểu chào mừng hội nghị Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cho biết: Hội nghị được tổ chức nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời triển khai và hướng dẫn công tác tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI; đánh giá kết quả và chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong triển khai tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Phòng III, Ban Thi đua - Khen thưởng triển khai các văn bản quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng Tại hội nghị, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã triển khai nội dung cơ bản của Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định số 28/2024/NĐ-CP ngày 6/3/2024 của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” và việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến; Thông tư số 01/2004/TT-BNV ngày 24/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng. Đồng chí Nguyễn Hữu Đoạt, Trưởng phòng Phòng I, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương triển khai hướng dẫn công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI Đồng thời, Ban cũng triển khai hướng dẫn công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI. Theo đó, việc tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành phải bảo đảm trang trọng, thiết thực, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, lãng phí. Đối với cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn; công ty, tổng công ty thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh) và cấp trên cơ sở (sư đoàn và tương đương, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng; tổng cục, cục và tương đương thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh), tùy theo quy mô và đặc điểm đơn vị, có thể lựa chọn các hình thức để tổ chức: “Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến”, “Hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt”, “Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Đại hội Thi đua Quyết thắng”, “Đại hội Thi đua Vì an ninh Tổ quốc” hoặc “Đại hội Thi đua yêu nước”. Cấp cơ sở hoàn thành công tác tổ chức Đại hội trước và trong Quý I năm 2025; cấp trên cơ sở hoàn thành trước và trong Quý II năm 2025. Đối với các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập: Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước, hoàn thành trong Quý III năm 2025. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương chỉ đạo Đại hội điểm để rút kinh nghiệm chung tại: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thành phố Hải Phòng và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào đầu Quý III/2025. Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI dự kiến sẽ tiến hành vào cuối Quý IV/2025. Đồng chí Thái Mạnh Hùng, Trưởng phòng Phòng II, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương báo cáo kết quả triển khai phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” Nhân dịp này, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cũng đánh giá việc triển khai phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, phong trào thi đua đã đạt được kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự phát triển vượt bậc của hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là đột phá về hạ tầng giao thông như báo cáo của Chính phủ trình bày tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV. Các bộ, ngành, địa phương đã phát động, triển khai phong trào với các nội dung thiết thực, hình thức phong phú, sâu rộng, đồng bộ, nhằm góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, sức lao động và tài nguyên, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đồng chí Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại hội nghị Phát biểu và bế mạc hội nghị, đồng chí Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương giải đáp, làm rõ thêm một số ý kiến trao đổi tại hội nghị về những vấn đề còn vướng mắc, cách hiểu sau khi triển khai Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, các cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu kỹ, nắm chắc các quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, tham mưu với các cấp có thẩm quyền thực hiện quy trình thẩm định, trình hồ sơ khen thưởng đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn, đúng quy định. Về Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, đồng chí đề nghị các địa phương, đơn vị tham mưu xây dựng kế hoạch ngân sách năm 2025 để chuẩn bị tổ chức Đại hội; chọn kỹ các điển hình tiên tiến, kết hợp xây dựng clip minh họa, nội dung xúc động, lan tỏa sẽ quyết định thành công Đại hội. Về đánh giá kết quả triển khai phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, đồng chí Phạm Huy Giang cho biết: Theo chỉ đạo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện phong trào. Đồng chí đề nghị tuỳ vào điều kiện cụ thể mà mỗi bộ, ngành, địa phương có cách làm riêng sao cho hiệu quả, đồng thời nêu ra những khó khăn, vướng mắc để cùng tháo gỡ. Nguyệt Hà

Phát huy vai trò của điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước

BTĐKT - Sáng 22/5, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội thảo "Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng và điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua". Hội thảo thuộc Đề tài độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu vai trò điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước để đổi mới công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn hiện nay”. TS. Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ nhiệm đề tài dự và chủ trì hội thảo. Quang cảnh hội thảo Cùng dự có các Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Phạm Đức Toàn, Phan Văn Hùng; các chuyên gia trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; các đồng chí trong Ban Chủ nhiệm đề tài; lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. TS. Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, TS. Phạm Huy Giang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhấn mạnh: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hết sức coi trọng khơi dậy, phát động phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Người coi đây là một trong những biện pháp căn bản để tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người xác định: “Thi đua là một cách yêu nước thiết thực và tích cực… Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Trong tư tưởng về thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh, Người rất quan tâm, coi trọng các điển hình tiên tiến và việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Khi nói về điển hình tiên tiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường diễn đạt dưới hình tượng cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ - gương “người tốt, việc tốt”, Người căn dặn: “Người tốt, việc tốt như hoa nở mùa xuân, nêu gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng” và “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau, là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Trong thời kỳ kháng chiến, kiến quốc, cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, khi tổ chức triển khai các phong trào thi đua, Đảng, Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến các điển hình tiên tiến, coi việc nêu gương điển hình tiên tiến là phương pháp thi đua quan trọng nhất trong các biện pháp và hình thức tổ chức vận động thi đua. Thông qua qua 10 kỳ Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc (từ năm 1952 đến nay), Đảng, Nhà nước đã tuyên dương, tôn vinh hàng chục nghìn điển hình tiên tiến là Anh hùng, Chiến sĩ thi đua, tập thể, cá nhân xuất sắc trên các lĩnh vực, tiêu biểu trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Trong thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo các phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong thời gian qua cho thấy các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua, coi việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến là một trong những động lực tinh thần quan trọng để công tác thi đua, khen thưởng đi vào cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến còn có tồn tại, hạn chế, với nhiều nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan, đã tác động không nhỏ tới việc triển khai, tổ chức các phong trào thi đua. PGS.TS Đặng Quang Định, Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tham luận tại hội thảo Hội thảo được tổ chức với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về thi đua, khen thưởng nói chung và công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến nói riêng, góp phần đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới. PGS.TS Nguyễn Thế Thắng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tham luận tại hội thảo Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, tham gia ý kiến vào một số nội dung: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về thi đua và điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến; vai trò của điển hình tiên tiến và công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến trong đổi mới công tác thi dua, khen thưởng; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong công tác thi đua, khen thưởng tại cơ quan, đơn vị. Các đại biểu dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm Các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các vị đại biểu tại hội thảo có ý nghĩa quan trọng, góp phần nghiên cứu, đề xuất quan điểm, nhiệm vụ và các giải pháp phát huy vai trò của điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước để đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các năm tiếp theo. Phương Thanh

Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng tại Bộ Giáo dục và Đào tạo

BTĐKT - Ngày 15/4, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã công bố Quyết định thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự buổi công bố, về phía Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có các đồng chí: Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban; Đỗ Ngọc Toàn, Trưởng phòng Phòng Pháp chế - Thanh tra, Trưởng đoàn Đoàn Thanh tra; Bùi Quang Đức, Phó Trưởng phòng Phòng Pháp chế - Thanh tra, Phó Trưởng đoàn Đoàn Thanh tra; các thành viên Đoàn Thanh tra. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nguyễn Thị Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện lãnh đạo các đơn vị được thanh tra; chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ. Đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Trưởng phòng Phòng Pháp chế - Thanh tra Trưởng đoàn Đoàn Thanh tra công bố Quyết định thanh tra Tại buổi làm việc, đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Trưởng phòng Phòng Pháp chế - Thanh tra, Trưởng đoàn Đoàn Thanh tra đã công bố Quyết định thanh tra; phổ biến, thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung, kế hoạch, cách thức làm việc của Đoàn Thanh tra. Theo đó, thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2023. Thời hạn thanh tra là 45 ngày làm việc, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại buổi công bố Phát biểu tại buổi công bố, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ tập trung, làm đầu mối phối hợp với Đoàn Thanh tra; yêu cầu cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị được thanh tra xác định đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu và phân công đầu mối phối hợp, bố trí thành phần làm việc với Đoàn Thanh tra, tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Thứ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị phản ánh các vấn đề phát sinh từ thực tiễn để Đoàn Thanh tra tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại buổi công bố Phát biểu tại buổi công bố, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đề nghị Đoàn Thanh tra thực hiện nghiêm các quy định, quy chế tổ chức và hoạt động; phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo yêu cầu và tiến độ theo kế hoạch. Đồng chí cũng đề nghị Đoàn Thanh tra tổng hợp ý kiến, phản ánh, kiến nghị của các đơn vị để báo cáo Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương xem xét, chỉ đạo trong quá trình triển khai Luật Thi đua, khen thưởng (năm 2022) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thi đua, khen thưởng đã được lãnh đạo Bộ quan tâm đổi mới theo hướng gắn với kết quả đạt được, quan tâm tuyên dương, khen thưởng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng khó khăn. Việc xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chức, hoạt động và bình xét thi đua của các cụm thi đua kèm theo bộ tiêu chí đánh giá thi đua các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ bảo đảm yêu cầu cụ thể, rõ ràng, gắn với minh chứng, sản phẩm. Cấp ủy Đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành đã xác định nhiệm vụ trọng tâm về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng khẳng định vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát thực hiện các phong trào thi đua yêu nước; xây dựng kế hoạch, định hướng phong trào thi đua cho các tập thể, cá nhân thực hiện. Đồng thời, thông qua các hội nghị tập huấn hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt tới các cơ sở giáo dục các văn bản mới về thi đua, khen thưởng. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và có những sáng kiến trong tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo Bộ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động. Hội đồng sáng kiến làm việc ngày càng chặt chẽ, chất lượng. Cùng với đó, Bộ đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi nhiệm vụ, trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá xếp loại theo khối, cụm thi đua… Phương Thanh        

Trang