TĐKT - Thành ủy Hải Phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, hiệu quả. Qua đó, góp phần củng cố năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong công cuộc phát triển của Hải Phòng cũng như cả nước.
Những cách làm mới, sáng tạo
Trong 5 năm (2016 - 2020), Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành 22 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và kế hoạch triển khai thực hiện từng năm; đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào các kế hoạch, chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị, gắn với việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Việc học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu đã trở thành nhu cầu tự thân, hành động tự giác; là động lực để toàn thành phố vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục vươn lên xây dựng và phát triển.
Việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị được cấp ủy các cấp thực hiện nghiêm túc, bài bản. Trong 5 năm, cấp thành phố đã tổ chức 5 hội nghị trực tiếp với 2.350 lượt đại biểu, 1 hội nghị trực tuyến với 1.738 đại biểu. Cấp huyện tổ chức 418 hội nghị trực tiếp với 85.567 lượt đại biểu, 37 hội nghị trực tuyến với 9.066 đại biểu. Cấp xã tổ chức 1.283 hội nghị trực tiếp với 357.497 lượt đại biểu.
Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Thành ủy Hải Phòng và đồng chí Lê Hải Bình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị
Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú: Truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, tuyên truyền miệng, thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo, hội thi, sân khấu hóa… nên đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố đã có sự hiểu biết khá đầy đủ về Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.
Nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, giải quyết được những vấn đề bức xúc, nổi cộm, cấp ủy các cấp căn cứ thực tiễn đã lựa chọn những nội dung trọng tâm, đột phá trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, tiếp tục nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhất là các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết sách của thành phố, giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, bảo đảm tính nghiêm minh, kịp thời, công khai, dân chủ, khách quan và tính giáo dục …
Các mô hình hay, cách làm sáng tạo tiếp tục được duy trì và phát huy tác dụng tích cực. Những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến xuất hiện ngày càng nhiều, với sức thuyết phục, cảm hóa cao. Nổi bật như: “Mô hình 3 không” (Không giới hạn thời gian – Không giới hạn nội dung – Không giới hạn đối tượng) tại huyện Vĩnh Bảo; các mô hình “Vận động nhân dân trong giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án”, “Thư viện sách đọc miễn phí” tại quận Lê Chân; các mô hình xây dựng nông thôn mới tại An Dương, Tiên Lãng... Từ năm 2018 đến nay, thành phố đã tặng Bằng khen cho 189 tập thể và 383 cá nhân; đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo Bác.
Tạo động lực để Hải Phòng vượt qua khó khăn, thử thách
Có thể khẳng định, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng bộ thành phố đã tạo được những điểm nhấn có tính đột phá khá mạnh mẽ, tác động tích cực đến sự phát triển chung của thành phố, góp phần đưa kết quả đạt được của thành phố trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 toàn diện trên mọi lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm tăng 14%, gấp 2,1 lần tốc độ tăng chung của cả nước, GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 5.863 USD, gấp 1,95 lần bình quân chung cả nước. Việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển đạt mức cao nhất từ trước tới nay, đạt 564 nghìn tỷ đồng. Năm 2019, Hải Phòng đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu đề ra trước 1 năm. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự trị an xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân toàn thành phố được cải thiện và nâng cao đáng kể…
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt trong vai trò, phong cách của người đứng đầu các cấp, trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính; đổi mới lề lối, phong cách làm việc của hệ thống các cơ quan chính quyền thành phố, thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng của chính quyền kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, có sức hấp dẫn lớn… Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cơ quan, đơn vị, được nâng cao.
Tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị triển khai chuyên đề “Đẩy mạng học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng”, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định: Những thành tích của Đảng bộ thành phố và cấp ủy các cấp đạt được trong thời gian qua là rất quan trọng và đáng tự hào, góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Đây chính là cơ sở vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.
Vũ Thị Hương
Trưởng Ban TĐKT TP Hải Phòng
Phong trào thi đua
TĐKT – Ngày 25/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ tôn vinh danh hiệu “Công dân Lạng Sơn ưu tú” lần thứ nhất, tổng kết phong trào thi đua đặc biệt và trao giải các cuộc thi chào mừng kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn (4/11/1831 - 4/11/2021).
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn trao hoa và chứng nhận cho 5 “Công dân Lạng Sơn ưu tú”. (ảnh: TTXVN)
Hưởng ứng “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực đẩy mạnh và lan tỏa mạnh mẽ nhiều phong trào thi đua yêu nước, qua đó xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực. Nhằm đa dạng hóa các hình thức biểu dương, khen thưởng, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về xét tặng danh hiệu “Công dân Lạng Sơn ưu tú”. Năm 2021, là năm đầu tiên tỉnh Lạng Sơn tổ chức triển khai xét tặng danh hiệu “Công dân Lạng Sơn ưu tú”.
Qua các bước triển khai từ cơ sở, xét chọn nghiêm túc, khách quan, Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh đã chọn ra được 5 cá nhân tiêu biểu xuất sắc trên các lĩnh vực bao gồm: Ông Huỳnh Văn Long, Giám đốc Công ty TNHH Bảo Long; bà Nghiêm Thị Thu Hường, chủ cơ sở may công nghiệp người khuyết tật tỉnh Lạng Sơn; ông Nguyễn Anh Nhưỡng, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh Lạng Sơn; ông Nguyễn Trung Chắt, Giám đốc Trung tâm Hy vọng Lộc Bình, Giám đốc Trung tâm Hy vọng Lạng Sơn; ông Nông Văn Hữu, vận động viên Wushu Trung tâm Huấn luyện và thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Lạng Sơn.
Sự kiện là dịp nhằm tôn vinh các cá nhân được tặng danh hiệu “Công dân Lạng Sơn ưu tú” có nhiều cống hiến, đóng góp trong lao động, sản xuất, kinh doanh, học tập, chiến đấu góp phần xây dựng và phát triển tỉnh. Đồng thời, ghi nhận, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh và trao giải cho các cá nhân trong cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu 190 năm ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn” và cuộc thi sáng tác các ca khúc về Lạng Sơn.
Ngay sau khi UBND tỉnh phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 và kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh, các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố đã đồng loạt hưởng ứng, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp tỉnh Lạng Sơn đã thành công tốt đẹp với tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu đứng thứ 2 cả nước. Tình hình kinh tế – xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực, thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa khôi phục, phát triển kinh tế vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.
Qua phong trào thi đua đặc biệt đã có nhiều mô hình phần việc thiết thực chào mừng Kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh, cụ thể như: UBMTTQ các cấp đã triển khai thực hiện được 641 công trình, phần việc trị giá 7,8 tỷ đồng; kêu gọi ủng hộ công tác phòng, chống dịch được 23,9 tỷ đồng (tính đến 30/9/2021); các đoàn thể: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên đã thực hiện được gần 600 công trình, phần việc ý nghĩa; Hội Nông dân đã vận động hội viên nông dân hiến được gần 30 nghìn mét vuông đất, đóng góp trên 2 tỷ đồng và hơn 60 nghìn ngày công xây dựng các công trình công cộng…
Nhân dịp này, 8 tập thể vinh dự được nhận Cờ thi đua của Chính phủ; 13 tập thể, cá nhân nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc và trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; 31 tập thể, 22 cá nhân, 2 nông dân nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua đặc biệt kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh.
Ngọc Long
Thành ủy Hải Phòng sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị
TĐKT - Chiều 20/10, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; triển khai chuyên đề “Đẩy mạnh học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng”. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Cùng dự Hội nghị, có các đồng chí: Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng; Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí lãnh đạo thành phố Hải Phòng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị Ban Tuyên giáo Trung ương; các sở, ban, ngành, đoàn thể và đại diện các tập thể, cá nhân xuất sắc của thành phố Hải Phòng trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Hải Phòng đã đạt được những kết quả quan trọng, rõ nét trên nhiều lĩnh vực. Thành ủy và các cấp ủy đã chú trọng việc đưa nội dung thực hiện Chỉ thị vào Nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII. Trong suốt quá trình triển khai thực hiện, việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố ngày càng tự giác, thực chất với những việc làm cụ thể, thiết thực. Đáng chú ý là sự chuyển biến rõ rệt trong vai trò, phong cách của người đứng đầu các cấp, trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính; đổi mới lề lối, phong cách làm việc của hệ thống các cơ quan chính quyền thành phố, thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng của chính quyền kiến tạo, liêm chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, có sức hấp dẫn lớn của thành phố; góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án lớn; tạo chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân… Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng bộ thành phố đã tạo được những điểm nhấn có tính đột phá khá mạnh mẽ, tác động tích cực đến sự phát triển chung của thành phố, góp phần đưa kết quả đạt được của thành phố trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 toàn diện trên mọi lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm tăng 14%, gấp 2,1 lần tốc độ tăng chung của cả nước, GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 5.863 USD, gấp 1,95 lần bình quân chung cả nước. Việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển đạt mức cao nhất từ trước tới nay, đạt 564 nghìn tỷ đồng. Năm 2019 đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu đề ra trước 1 năm. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự trị an xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân toàn thành phố được cải thiện và nâng cao đáng kể… Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang kết luận Hội nghị Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận những kết quả rất quan trọng của Hải Phòng trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị với nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố. Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố cùng các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và các cấp ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Kết luận số 01 gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết Trung ương về xây dựng Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên đề hằng năm, trước mắt là nội dung sinh hoạt chuyên đề năm 2022. Phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị phải gương mẫu xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên cơ sở xác định rõ các nội dung học tập, làm theo Bác và nêu gương. Hải Phòng cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thành phố phải đặc biệt chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, các tấm gương điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 05, Kết luận số 01 gắn với thực hiện các nghị quyết Trung ương về xây dựng Đảng, bảo đảm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thực chất... Nhằm cụ thể hóa Chuyên đề toàn khóa “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” đảm bảo thiết thực, cụ thể và gắn với thực tiễn của Hải Phòng, tại Hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy đã triển khai chuyên đề “Đẩy mạnh học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng”. Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Thành ủy Hải Phòng và đồng chí Lê Hải Bình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định, những thành tích của Đảng bộ thành phố và cấp ủy các cấp đạt được trong thời gian qua là rất quan trọng và đáng tự hào, góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Đây chính là cơ sở vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Đồng chí Bí thư Thành ủy Hải Phòng mong muốn, sau Hội nghị này, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Đảng bộ thành phố sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, góp phần xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2025; trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Ðông - Nam Á vào năm 2030; có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới vào năm 2045, góp phần cùng toàn Đảng và nhân dân cả nước sớm hiện thực hóa khát vọng xây dựng, phát triển đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc. Lãnh đạo Thành ủy và UBND TP Hải Phòng trao Bằng khen của UBND thành phố và tặng hoa chúc mừng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc Tại Hội nghị, Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng 4 tập thể, 2 cá nhân; trao Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng tặng 57 tập thể, 97 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phương ThanhThực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kế hoạch số 16/KH-HĐTĐKT ngày 31/8/2021 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động của Bộ Nội vụ về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được phê duyệt tại Quyết định số 726/QĐ-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong toàn ngành Nội vụ như sau:
Bộ Nội vụ phát động thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt, triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, các quy định của pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho phong trào thi đua thực sự trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm và việc làm thường xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị và cá nhân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp trong việc tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Chương trình hành động của Bộ Nội vụ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế tại cơ quan, đơn vị, phát động thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của ngành Nội vụ. Tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, đặc biệt là phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”. Phát huy phong trào thi đua để xây dựng khối đoàn kết, huy động nguồn lực, sức sáng tạo của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Bộ và ngành Nội vụ.
Tổ chức phong trào thi đua cần thiết thực, hiệu quả; thực hiện đổi mới nội dung, phương thức tổ chức với các hình thức phong phú, đa dạng; gắn phong trào thi đua với việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị Khóa XII về việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kết luận số 01-KL/TW ngày 15/5/2021 của Bộ Chính trị, trong đó cần chú trọng phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt nhằm thúc đẩy, cổ vũ phong trào thi đua.
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, đảm bảo khen thưởng chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, có tác dụng nêu gương. Quan tâm, chú trọng khen thưởng những gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới, người lao động trực tiếp. Thường xuyên đôn đốc, theo dõi, đánh giá hiệu quả phong trào thi đua trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác thi đua, khen thưởng.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tổ chức phong trào thi đua cần có các hình thức phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, có kế hoạch đảm bảo thực hiện tốt các nội dung thi đua đồng thời thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Tạp chí Tổ chức nhà nước, Trung tâm thông tin, website của các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng các nội dung thi đua; mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền thành quả thi đua yêu nước trên các lĩnh vực; biểu dương các tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các cơ quan, đơn vị./.
Theo tcnn.vn
TĐKT - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa ký Quyết định số 1956/QĐ-BTNMT ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”.
Kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tập thể, cá nhân ngành TNMT tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 với phương châm “phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng, thường xuyên”, thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”: Vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống, sức khỏe nhân dân.
Qua đó, đề cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào; đẩy mạnh tinh thần thi đua, khuyến khích sáng tạo, phát huy sáng kiến huy động mọi nguồn lực, đề xuất các giải pháp và biện pháp trên mọi lĩnh vực để đẩy lùi dịch bệnh, hạn chế thiệt hại về người, tài sản, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Bộ TNMT yêu cầu các đơn vị tổ chức phong trào thi đua với nội dung, hình thức phong phú, phù hợp, thiết thực nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; động viên, lôi cuốn các tập thể, cá nhân toàn ngành tích cực chủ động tham gia phòng, chống đại dịch COVID-19. Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng, đồng bộ, thiết thực, hiệu quả, kịp thời, huy động được toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành TNMT tham gia.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp cần khẩn trương triển khai ngay, thường xuyên sát sao kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện phong trào; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, các mô hình tiêu biểu, những cách làm hay trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.
Nội dung phong trào thi đua tập trung vào các nội dung: Tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, đầy đủ, sâu rộng các quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ TNMT về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu, tin tưởng, thực hiện.
Từng cá nhân, tập thể đề cao vai trò, trách nhiệm chủ động thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ và hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch, với phương châm “mỗi cán bộ, công chức, lao động là một chiến sĩ”, “mỗi cơ quan, đơn vị là một pháo đài chống dịch” theo kế hoạch, kịch bản được xây dựng khoa học, bài bản để chiến thắng đại dịch. Đảm bảo an sinh, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống người lao động; đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn, hạn chế thiệt hại về người, tài sản, nhất là ở vùng có dịch.
Cùng với đó, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2021 gắn với phong trào thi đua “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới toàn diện để phát triển”, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, sáng tạo trong điều kiện dịch bệnh. Xây dựng, ban hành các chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp hoặc trực tiếp huy động, hỗ trợ sức người, sức của cùng với cả nước phòng, chống và chiến thắng đại dịch.
Bộ TNMT yêu cầu các cơ quan, đơn vị kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” tùy theo mức độ, phạm vi ảnh hưởng; hồ sơ, xét khen thưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Về tổ chức thực hiện, Bộ trưởng giao Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức thực hiện Kế hoạch.
Các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Tài nguyên và Môi trường, các Khối, Cụm thi đua căn cứ điều kiện cụ thể, chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”; định kỳ 6 tháng, hằng năm sơ kết, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ và Bộ trưởng.
Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Cổng Thông tin điện tử của Bộ, các Tạp chí chuyên ngành, các trang thông tin điện tử các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục giới thiệu, tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm sáng tạo trong phong trào thi đua.
Phương Thanh
Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam có nhiều sáng tạo trong thực hiện Chỉ thị 05 – CT/TW của Bộ Chính trị
TĐKT - Đảng bộ TTXVN là đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, chịu sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về định hướng chính trị, những nội dung công tác quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và chịu sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. Đổi mới, nâng cao chất lượng học tập, quán triệt Chỉ thị số 05-CT/TW Đảng ủy TTXVN lãnh đạo toàn ngành thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan thông tin chiến lược tin cậy của Đảng, Nhà nước, thực hiện chức năng thông tấn Nhà nước trong việc phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng, Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan thông tin, truyền thông và công chúng; thông tin bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Phóng viên TTXVN năng động, sáng tạo thông tin về các sự kiện quốc tế diễn ra tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đảng ủy TTXVN đã xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đảng ủy TTXVN, các cấp ủy đảng cơ sở đã có nhiều sáng tạo thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của chính trị của đơn vị được giao. Đảng ủy TTXVN đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai tổ chức hội nghị học tập, quán triệt nội dung Chỉ thị tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành nội dung sinh hoạt thường xuyên của tổ chức đảng, đơn vị; hướng dẫn cán bộ, đảng viên, quần chúng xây dựng kế hoạch cá nhân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về thực hiện Chỉ thị và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Cấp ủy Đảng các cấp đã tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên các nội dung học tập về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng các hình thức phong phú, sinh động; đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các nghị quyết của Đảng và nội dung sinh hoạt định kỳ của chi bộ, gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề ở từng đơn vị. Các tổ chức đảng trực thuộc gắn việc học tập, sinh hoạt các chuyên đề về thực hiện Chỉ thị với thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của đơn vị, trong đó có việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; thực hiện chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, đảng viên, phóng viên, biên tập viên TTXVN và của từng khối công tác. Các tổ chức Đảng trực thuộc đã triển khai thực hiện nghiêm túc việc học tập các chuyên đề hằng năm, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng trong từng đơn vị, góp phần giúp cán bộ, đảng viên ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tác động hiệu quả đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Một số đảng bộ, chi bộ đã tổ chức học tập, sinh hoạt chuyên đề với nội dung, hình thức phong phú như Đảng bộ Văn phòng TTXVN, Đảng bộ Ban biên tập Ảnh, Chi bộ Khối chuyên trách, Chi bộ Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum, Chi bộ Báo Thể thao & Văn hóa, Chi bộ Báo điện tử VietnamPlus gắn sinh hoạt chuyên đề với các hoạt động về nguồn rất thiết thực, bổ ích. Đặc biệt, Đảng bộ Ban biên tập tin Trong nước gắn sinh hoạt chuyên đề với công tác chuyên môn nghiệp vụ trong các đợt thông tin về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đảng bộ Cơ quan TTXVN khu vực miền Trung - Tây Nguyên xây dựng các chuyên đề gắn công tác xây dựng Đảng với nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong thực hiện nhiệm thông tin liên vùng. Đảng bộ Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam gắn sinh hoạt chuyên đề với công tác thông tin phát triển kinh tế trong khu vực và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đảng bộ Ban biên tập tin Thế giới chỉ đạo đổi mới trong tổ chức sinh hoạt chuyên đề nhằm tăng thêm sự hấp dẫn đối với các đảng viên. Chi bộ Ban Thư ký biên tập và Quan hệ đối ngoại gắn sinh hoạt chuyên đề với thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phát huy trách nhiệm và vai trò của đảng viên trẻ trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW… Chi bộ báo Thể thao và Văn hóa tổ chức sinh hoạt chuyên đề về tiêu chí Khách quan, trung thực, nhanh nhạy, chuẩn xác, sáng tạo trong thông tin. Chi bộ báo Tin tức sinh hoạt chuyên đề về phong cách làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chi bộ Ban biên tập tin Kinh tế gắn việc học tập chuyên đề với việc trao đổi, giải đáp các vấn đề liên quan công tác tư tưởng, cách ứng xử, phong cách, lề lối làm việc… Gắn đạo đức nghề nghiệp với nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị Các tổ chức Đảng TTXVN đã thực hiện tốt nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo từng khối công tác. Trong đó, có một số đảng bộ, chi bộ đã xây dựng thêm những chuẩn mực riêng phù hợp với đặc thù công tác của từng đơn vị. Đảng bộ Ban biên tập tin Trong nước xây dựng chuẩn mực trong công tác thông tin “Chuẩn xác, đúng sự thật, ngắn gọn, dễ hiểu”. Đảng bộ Cơ quan TTXVN khu vực miền Trung - Tây Nguyên với tiêu chí “Đổi mới phương pháp, tác phong làm việc, phát huy dân chủ, tinh thần sáng tạo, giữ vững kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác”. Đảng bộ Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam chỉ đạo các cấp ủy xây dựng các tiêu chí trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ thiết thực, hiệu quả, dễ tuyên truyền, phổ biến. Đảng bộ Văn phòng TTXVN đề ra các tiêu chuẩn thi đua về thực hành tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm, mua sắm trang thiết bị; thực hiện dân chủ ở cơ sở, văn minh công sở. Chi bộ Ban Thư ký biên tập và Quan hệ đối ngoại thực hiện tiêu chí “Không ngừng trau dồi, nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện đức tính cẩn thận trong công việc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ” và phương châm “tôn trọng nhân dân là có trách nhiệm với công việc của mình, tôn trọng đối tượng được cung cấp sản phẩm thông tin”. Chi bộ Ban Tổ chức - Cán bộ học tập phong cách diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, súc tích, trong sáng của Bác khi soạn thảo văn bản, tác phong làm việc khẩn trương. Chi bộ Ban biên tập tin Đối ngoại với tiêu chí “Nỗ lực xây dựng môi trường biên tập chuyên nghiệp”, “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo và hiệu quả”. Chi bộ báo Le Courrier du Vietnam với tiêu chí “Thông tin khách quan, trung thực, nhanh nhạy, chuẩn xác” tới độc giả nước ngoài. Chi bộ báo điện tử Vietnam Plus có tiêu chí “Hấp dẫn, khách quan, trung thực, nhanh nhạy, chuẩn xác, sáng tạo”. Chi bộ báo Tin tức với tiêu chí “Xung kích” phát huy tinh thần tự giác của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Chi bộ tạp chí Vietnam Law and Legal Forum xây dựng tiêu chí “Chuẩn xác, kịp thời, thiết thực, hấp dẫn và khách quan” phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị làm công tác thông tin đối ngoại. Chi bộ Công ty TNHH MTV In và Thương mại TTXVN với tiêu chí “Khoa học - Đúng giờ - Sáng tạo - Có kế hoạch”. Chi bộ Trung tâm Hợp tác quốc tế Thông tấn xây dựng các chuẩn mực phong cách làm việc “văn minh, lịch sự”, “nhanh gọn, kịp thời”, “trung thực, chính xác”, “nhanh gọn, chu đáo”, vận động cán bộ, nhân viên không sử dụng điện thoại di động vào việc riêng trong khi làm nhiệm vụ. Chi bộ Nhà in (Đảng bộ Công ty TNHH MTV ITAXA) với tiêu chí “Cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giữ gìn uy tín, thương hiệu ITAXA”. Việc lựa chọn những nội dung học tập và làm theo Bác có trọng tâm, mang tính thực tiễn cao, được các cấp ủy, tổ chức đảng, đơn vị thực hiện có nền nếp, mang lại hiệu quả thiết thực. Tích cực tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, xuất hiện nhiều thông tin sai lệch, trái chiều, Đảng ủy, Ban lãnh đạo TTXVN đã tăng cường chỉ đạo các cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị thông tin trong ngành phát huy vai trò thông tin chính thống của TTXVN, đồng thời thường xuyên quán triệt, nhắc nhở cán bộ, đảng viên, phóng viên, biên tập viên thực hiện nghiêm túc kỷ luật thông tin, kỷ luật phát ngôn khi tham gia mạng xã hội, không phụ họa hoặc gián tiếp phụ họa theo các luận điệu sai trái, xuyên tạc. Đảng ủy, Ban lãnh đạo TTXVN tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, các đơn vị tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị thông qua các loại hình thông tin phong phú, đa dạng (tin, ảnh, truyền hình, báo in, báo ảnh, báo điện tử, thông tin đồ họa, thông tin âm thanh, thông tin trên mạng xã hội), tạo sự lan tỏa thông tin mạnh mẽ. Các đơn vị thông tin của TTXVN đã xây dựng các chuyên trang, chuyên đề về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị”, “Người tốt, việc tốt”…, tuyên truyền, phổ biến những mô hình mới, kinh nghiệm hay, giới thiệu các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác; tăng cường thông tin thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác xây dựng Đảng. Chuyên mục “Học Bác mỗi ngày” theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW do Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa thực hiện. Ảnh TTXVN Các đơn vị thông tin của TTXVN đã đăng tải hàng chục nghìn tin, bài, ảnh, phóng sự… về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị trên các sản phẩm thông tin của ngành. Ban biên tập tin Trong nước phát hơn 2.500 tin, bài về thực hiện Chỉ thị, giới thiệu những cách làm mới, hiệu quả, các tập thể, cá nhân điển hình học tập và làm theo Bác trong các lĩnh vực. Ban biên tập Ảnh phát khoảng 25.000 ảnh, phản ánh việc thực hiện Chỉ thị, giới thiệu những tấm gương tiêu biểu học tập và làm theo Bác. Trung tâm Truyền hình Thông tấn phát hơn 1.000 tin, phóng sự, phỏng vấn với nội dung phong phú, đa dạng về thực hiện Chỉ thị. Các tòa soạn báo của TTXVN đã đăng tải hàng chục nghìn tin, bài, ảnh, đồ họa, video về các nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kết quả thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW; các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác. Nhà xuất bản Thông tấn xuất bản hàng chục đầu sách về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, được biên soạn công phu, nêu bật cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phản ánh tấm gương tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, của dân tộc lên trên tất cả; hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Chuyên mục “Học Bác mỗi ngày” theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW do Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa thực hiện, tiếp tục phát sóng hằng ngày trên kênh Truyền hình Thông tấn với thời lượng 6 phút mỗi ngày. Với chuyên mục này, TTXVN trở thành cơ quan báo chí đầu tiên thực hiện định kỳ mỗi ngày một chuyên mục bằng hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Chuyên mục đã đạt giải B Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện sáng tạo Chỉ thị 05 – CT/TW trong toàn Đảng bộ TTXVN thời qua là động lực quan trọng, là sức mạnh để toàn ngành TTXVN hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, xứng đáng với vai trò cơ quan thông tin chiến lược, tin cậy của Đảng và Nhà nước./. Đàm Danh LiêmTĐKT - Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt “Quân đội cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”, phụ nữ quân đội đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, phát huy cao độ sức sáng tạo, sự cống hiến của phụ nữ toàn quân, góp phần thiết thực trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 của đất nước.
Ban Phụ nữ Quân đội trao quà tặng các gia đình chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
Những đóng góp của phụ nữ quân đội trên tuyến đầu chống dịch
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay từ đợt dịch đầu tiên, Ban Phụ nữ Quân đội (PNQĐ) đã khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn phụ nữ toàn quân tích cực tham gia nhiệm vụ chống dịch với khẩu hiệu hành động “Thần tốc hơn, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn”, “Mỗi hội viên là một chiến sĩ, mỗi gia đình hội viên là một pháo đài, mỗi tổ chức phụ nữ là một mũi tiến công chống dịch COVID-19”, PNQĐ có mặt trên tất cả các mặt trận phòng, chống dịch.
Từ sự triển khai kịp thời và hiệu quả của Ban Phụ nữ Quân đội, cán bộ, hội viên phụ nữ quân đội đã hăng hái xung phong ra tuyến đầu chống dịch. Đến nay đã có hơn 9.000 cán bộ, hội viên PNQĐ trực tiếp làm nhiệm vụ chống dịch trong các khu phong tỏa, bệnh viện dã chiến, vùng tâm dịch và nhiệm vụ quân y tại các cơ quan, đơn vị; 246 hội viên phụ nữ tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin Nanocovac. Bên cạnh đó, có hơn 3.000 chị em tham gia sản xuất các trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch; có 966 đồng chí làm nhiệm vụ quân y, đảm bảo hậu cần trong các khu cách ly tập trung.
Khi nói đến đóng góp của PNQĐ trong công tác phòng chống dịch, không thể không kể đến công tác nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công Kit thử SARS-CoV-2 từ rất sớm. Hoạt động này có sự đóng góp không nhỏ của Đại úy, Tiến sĩ Đinh Thị Thu Hằng và tập thể tổ phụ nữ Viện Nghiên cứu Y dược Quân sự, Hội Phụ nữ khối cơ quan Học viện Quân y và các đồng nghiệp.
Trong các giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19, Đại úy Đinh Thị Thu Hằng đã tham gia xây dựng thuyết minh và thực hiện chính đề tài độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và Real-time RT-PCR phát hiện chủng vi rút corona mới 2019”. Đây là bộ sinh phẩm phát hiện SARS-CoV-2 đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành cho xét nghiệm giúp phát hiện nhanh, chính xác SARS-CoV-2, cùng với đó, đồng chí đã tích cực tham gia thực hiện huấn luyện quy trình xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 bằng bộ sinh phẩm real-time RT-PCR của Học viện Quân y để phát huy tốt hiệu quả thực tiễn của sản phẩm.
Xác định rõ tính mạng và sức khỏe của nhân dân là trên hết là trước hết, các nữ chiến sĩ quân y sẵn sàng hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Riêng đợt dịch thứ tư đã có hơn 1.450 nữ bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên và học viên tình nguyện lên đường chi viện cho miền Nam và xung phong lên tuyến đầu, cùng quân dân miền Nam chiến đấu chống dịch bệnh. Trong đó Học viện Quân y đã có gần 300 đồng chí tình nguyện lên đường.
Phụ nữ Quân đội lan tỏa yêu thương
Cùng với các hoạt động trực tiếp tại tuyến đầu chống dịch, thời gian qua, cán bộ, hội viên PNQĐ đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều hoạt động chính sách hậu phương quân đội, chính sách xã hội, góp sức trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Cán bộ, hội viên PNQĐ đã nhắn tin ủng hộ công tác phòng chống dịch với tổng số tiền trị giá hơn 1,4 tỷ đồng; vận động các nguồn ủng hộ kinh phí và gần 654.000 khẩu trang, tấm chắn giọt bắn, 5.550 lít dung dịch sát khuẩn cùng nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu cho lực lượng trên tuyến đầu chống dịch và nhân dân vùng dịch với tổng số tiền hơn 20,3 tỷ đồng.
PNQĐ cũng hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện với 5.045 đơn vị máu phục vụ cho cấp cứu, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, Ban Phụ nữ Quân đội đã tổ chức được 6 đợt tặng quà, riêng trong đợt dịch thứ tư này đã tổ chức 4 đợt, tặng 150 suất quà (trị giá hơn 160 triệu đồng) cho gia đình các nữ bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên có hoàn cảnh khó khăn đang thực hiện nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch và các hội viên đang thực hiện nhiệm vụ chống dịch bị nhiễm COVID-19.
Mới đây, trong khuôn khổ Chương trình “Phụ nữ quân đội lan tỏa yêu thương”, 1.850 suất quà trị giá 585 triệu đồng là nhu yếu phẩm thiết yếu đã được Ban Phụ nữ Quân đội trực tiếp trao tặng các gia đình chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, đặc biệt là nhân dân trong các khu bị cách ly, phong tỏa. Tổ chức phụ nữ trong toàn quân vận động, quyên góp và phối hợp thăm, tặng 4.617 suất quà, tổng trị giá 4,5 tỷ đồng. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Phong trào thi đua đặc biệt “Quân đội cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”.
Tích cực hưởng ứng phong trào “Phụ nữ cả nước vì miền Nam ruột thịt”, hội viên PNQĐ nơi hậu phương cũng thi đua với đồng đội nơi tiền tuyến để có nhiều hoạt động ý nghĩa: “Nâng niu giá trị nông sản Việt - Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Vượt qua đại dịch”; các “Gian hàng 0 đồng”, “Phiên chợ nghĩa tình quân-dân”, “Chuyến xe yêu thương”… Qua đó, tổ chức phụ nữ trong toàn quân đã phối hợp với đơn vị giúp nhân dân vùng có dịch thu hoạch và hỗ trợ thu mua, tiếp nhận, vận chuyển và ủng hộ các lực lượng gần 10.000 tấn nông sản trị giá gần 8 tỷ đồng.
Cuộc chiến chống COVID-19 của đất nước có thể còn kéo dài và còn nhiều khó khăn ở phía trước. Nhưng cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, PNQĐ luôn thể hiện nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, quyết tâm cùng đất nước chiến thắng đại dịch COVID-19.
Hải Vân
Lực lượng Công an nhân dân: Quyết tâm “Đi trước một bước” trong phòng, chống dịch
TĐKT – Thời gian qua, lực lượng Công an nhân dân (CAND) đã thể hiện rõ vai trò nòng cốt, quan trọng trên tuyến đầu phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Qua đó, góp phần quan trọng cùng cả hệ thống chính trị cơ bản đến nay kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng Tô Lâm đã trao Bằng khen của Bộ Công an tặng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết: Ngay từ đầu năm 2021, Bộ Công an đã ban hành nhiều kế hoạch, phương án về đảm bảo an ninh, trật tự; Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường chủ động dự báo tình hình, trao đổi, phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện thống nhất, hiệu quả, toàn diện các mặt công tác công an kết hợp các giải pháp phòng, chống dịch. Bộ Công an đã sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước giao và các nguồn lực sẵn có, tại chỗ, tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch; chủ động công tác hậu cần, trang cấp kịp thời phương tiện, thiết bị cho công an các đơn vị, địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng CAND. Bộ Công an cũng là một trong số các cơ quan đầu tiên thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương phòng, chống dịch tại phía Nam do một đồng chí Thứ trưởng làm Chỉ huy trưởng, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch của công an các đơn vị, địa phương phía Nam. Qua đó, đã thiết lập được cơ chế chỉ đạo, chỉ huy thống nhất; huy động và điều phối có hiệu quả các lực lượng, các nguồn lực của Bộ và công an địa phương trong phòng, chống dịch bệnh; nhất là tại các địa bàn dịch diễn biến đặc biệt phức tạp. Cùng với đó, Bộ Công an đã phát động phong trào thi đua đặc biệt “Lực lượng CAND - Lá chắn phòng, chống dịch Covid-19 - Thanh bảo kiếm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội” với phương châm “Kiên định bản lĩnh chính trị người chiến sĩ CAND, triệu trái tim, một ý chí, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”. Triển khai thực hiện phong trào, chỉ riêng trong đợt dịch thứ 4 đến nay, lực lượng CAND đã huy động hơn 100.000 cán bộ, chiến sĩ tham gia ở hầu hết các hoạt động phòng, chống dịch; điều động gần 9.000 cán bộ, chiến sĩ từ phía Bắc tăng cường cho công an các địa phương phía Nam; cử 1.163 cán bộ y tế tăng cường cho các địa phương có diễn biến dịch phức tạp. Thiết lập, vận hành Bệnh viện dã chiến của Bộ Công an điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bắc Giang và Thành phố Hồ Chí Minh; kiện toàn hệ thống cơ sở y tế phục vụ phòng, chống dịch với tổng quy mô 4.350 giường, sẵn sàng thiết lập mới cơ sở cách ly tập trung trong điều kiện dịch lan rộng. Công an các đơn vị, địa phương đã tham mưu hiệu quả cho Đảng ủy, chính quyền địa phương ban hành nhiều chính sách về phòng, chống dịch, đảm bảo an ninh, trật tự, an dân, an sinh; đặc biệt là tại các tỉnh có dịch diễn biến phức tạp. Nhiều đề xuất về chính sách của công an đơn vị, địa phương đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch. Trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường nắm, kiểm soát tốt tình hình trên không gian mạng; xử phạt hành chính trên 150 đối tượng đăng tải tin giả, sai sự thật; ngăn chặn, yêu cầu gỡ bỏ 10.944 tin, bài viết, video chứa thông tin xấu độc. Bên cạnh đó, trong 9 tháng đầu năm 2021, lực lượng CAND đã tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh, hàng giả, hàng kém chất lượng; phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp liên quan các mặt hàng thiết yếu, y tế, lương thực, thực phẩm, gây bất ổn thị trường, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...; triệt phá nhiều đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy lớn, xuyên quốc gia, tụ điểm ma túy phức tạp. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch và đời sống nhân dân; kiểm soát phương tiện vận tải có mã nhận diện “luồng xanh” qua các chốt kiểm soát dịch. Đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi lợi dụng việc cấp giấy nhận diện QR Code cho các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu để vi phạm. Công an các đơn vị, địa phương đã triển khai hơn 29.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tại gần 15.000 tổ, chốt và khu vực phong tỏa, cách ly tập trung; kiểm soát người, phương tiện đi lại giữa các vùng dịch; xử phạt vi phạm các quy định về phòng, chống dịch. Nhiều cán bộ, chiến sĩ công an đã hy sinh, tử vong hoặc bị thương, nhiễm bệnh, thiệt hại một phần sức khỏe trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid-19. Đây là mất mát to lớn đối với gia đình, người thân và lực lượng CAND; song sự mất mát đó càng thắp sáng niềm tin về tinh thần đồng lòng, quyết tâm cao độ, sự nỗ lực, ý chí lớn lao để chiến thắng đại dịch Covid-19. Dự báo từ nay đến cuối năm 2021 và trong năm 2022, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và ở nước ta còn diễn biến phức tạp, khó lường; có thể còn bùng phát các đợt dịch mới với những biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ đã quyết định công tác phòng, chống dịch tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ thực hiện theo chiến lược “thích ứng an toàn, hiệu quả, có kiểm soát”, đây là bước ngoặt trong cuộc chiến phòng, chống dịch, sẽ đặt ra nhiều yêu cầu rất mới đối với công tác công an trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự và phòng, chống dịch bệnh. Với 3 phương châm nhất quán: “Phòng, chống dịch Covid-19 là trọng tâm”, “bảo đảm an ninh, trật tự, giữ vững ổn định xã hội là trọng yếu, xuyên suốt”, “thực hiện an dân, an sinh xã hội, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội là thường xuyên, then chốt”, lực lượng CAND xác định phải “đi trước một bước”, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa từ cấp ủy, lãnh đạo chỉ huy đến từng cán bộ, chiến sĩ, nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Minh PhươngBộ đội Biên phòng Sơn La quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021
TĐKT - Chiều 4/10, Cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sơn La và các đồn biên phòng đồng loạt tổ chức Lễ phát động thi đua cao điểm chào mừng 75 năm ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 – 19/12/2021). Đại diện các đơn vị ký kết giao ước thi đua Với chủ đề “Phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021”, đợt thi đua được phát động nhằm tiếp nối và phát huy truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày Toàn quốc kháng chiến và kỷ niệm 77 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 32 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Thông qua đó, định hướng tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ; xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân và ý chí quyết tâm cao, chung sức, đồng lòng, khắc phục khó khăn, gian khổ, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Thượng tá Nguyễn Đình Huân, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh Sơn La kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ khối cơ quan nói riêng và cán bộ, chiên sĩ trong BĐBP tỉnh nói chung thực hiện tốt các nội dung: Tổ chức giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về sự kiện lịch sử, ý nghĩa và giá trị lịch sử 75 năm ngày Toàn quốc kháng chiến, về sự ra đời, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng. Các đơn vị trong BĐBP tỉnh phát huy tốt tinh thần toàn quốc kháng chiến năm xưa, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ; chuẩn bị tốt các phương án, nắm chắc tình hình, tham mưu, xử lý hiệu quả các tình huống không để bị động, bất ngờ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, của Tổ quốc; sáng tạo, quyết liệt, quyết tâm triển khai hoàn thành xuất sắc các đề án, dự án, các nội dung, chỉ tiêu phong trào thi đua, nghiên cứu nắm chắc pháp luật, nhất là Luật Biên phòng Việt Nam trước khi có hiệu lực vào 01/01/2022. Tiếp tục quán triệt sâu sắc Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, của Thường vụ Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh BĐBP; đẩy mạnh, thực hiện tốt phong trào thi đua đặc biệt “BĐBP cùng toàn quân chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, tận tâm, tận lực làm hết sức mình, vì nhân dân quên mình, vì nhân dân phục vụ, tích cực đi đầu trong phòng, chống dịch, góp phần cùng cả nước ngăn chặn, đẩy lùi và chiến thắng đại dịch Covid-19. Nhân dịp này, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tổ chức trao Bằng khen của Bộ Tư lệnh BĐBP cho 1 tập thể và 2 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và Bằng khen cho 1 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Phương ThanhLực lượng vũ trang Quảng Ngãi thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày Toàn quốc kháng chiến
TĐKT - Tuần qua, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề “Phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021” chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2021). Khối cơ quan Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi ký kết giao ước thi đua Đợt thi đua diễn ra trong thời gian 75 ngày, từ 5/10 đến 19/12/2021, Các cơ quan, đơn vị giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đẩy mạnh, thực hiện tốt phong trào thi đua đặc biệt “Quân đội cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” và thường xuyên bám sát, nắm chắc tình hình, định hướng tư tưởng bộ đội; xây dựng cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm và trách nhiệm cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021. Để thực hiện tốt đợt thi đua, các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh Quảng Ngãi hướng vào một số nội dung, chỉ tiêu: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiên cứu sâu, hướng dẫn kỹ, bám sát cơ sở, kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh, tham mưu đề xuất Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đúng, trúng, hiệu quả và triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. 100% cán bộ, chiến sĩ thi đua huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong huấn luyện, kiểm tra cuối năm; đẩy mạnh phong trào “LLVT tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tham gia tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn… Minh PhươngTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- …
- sau ›
- cuối cùng »