Đổi mới tư duy, sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao
TĐKT - Sáng 4/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành NN&PTNT năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018. Chủ trì Hội nghị có: Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị (ảnh: Quang Hiếu) Năm 2017, vượt lên tất cả những khó khăn, thách thức, cả hệ thống chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ ban ngành, các tỉnh, thành phố, các thành phần kinh tế, bà con nông dân đã vào cuộc ráo riết, quyết liệt, tập trung để thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, luôn tìm tòi đưa ra giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, thích ứng với thị trường. Trong năm qua, đã có gần 2.000 doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, tăng 3,8% so với năm 2016, nâng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành lên hơn 5.600. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính và đã đầu tư hàng tỷ USD, đạt được những thành công rõ rệt. Toàn ngành NN&PTNT đã vượt khó để đi lên với những thành tựu rất đáng trân trọng: Tốc độ tăng trưởng ngành năm 2017 đạt 2,94%, vượt mục tiêu so với Chính phủ đề ra là 2,84%. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 36,37 tỷ USD, vượt hơn 4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và thặng dư tuyệt đối của ngành đạt 8,55 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016. Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tính đến hết năm, cả nước có 2.884 xã và 43 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 524 xã và 13 huyện so với năm 2016. Các nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện... Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%, số vụ vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng giảm 23% và thiệt hại do phá rừng, cháy rừng giảm 68% so với cùng kỳ năm trước. Vấn đề an toàn thực phẩm được kiểm soát khá chặt chẽ, đặc biệt là các vấn đề nổi cộm như sử dụng tràn lan hoá chất, kháng sinh và chất cấm trong chăn nuôi. Tính đến thời điểm hiện nay, trên phạm vi toàn quốc đã xây dựng thành công 744 mô hình điểm, chuỗi cung ứng nông, lâm và thuỷ sản an toàn. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những nỗ lực của ngành NN&PTNT trong năm qua đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2017, GDP toàn ngành tăng 2,9%, đóng góp đến 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng GDP cả nước. Một số lĩnh vực rất thành công, như lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu rau, củ quả đã vượt cả lúa gạo, dầu thô. Thặng dư thương mại trong nông nghiệp đạt 8,55 tỷ USD. Có 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Ngành đã tích cực tham gia công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong bối cảnh năm 2017 có nhiều đợt bão lũ. Thủ tướng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế: Thói quen sản xuất tiểu nông, đơn giản, nhỏ lẻ vẫn phổ biến; tình trạng đánh bắt hải sản bất hợp pháp vẫn diễn ra; một số đơn vị vẫn lấy rừng phòng hộ làm những việc không cần thiết; nỗi lo “được mùa, mất giá”; vấn đề an toàn thực phẩm vẫn còn tình trạng “rau hai luống, lợn hai chuồng”… Trong năm 2018, mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp đạt 3%; trong đó nông nghiệp 2,25%, lâm nghiệp 6,5% và thủy sản 5%. Xuất khẩu khoảng 40 tỷ USD; 52 huyện và 37% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là trách nhiệm nặng nề của ngành nông nghiệp trong năm tới. Thủ tướng chỉ đạo ngay từ đầu năm, Bộ NN&PTNT và các địa phương cần thực hiện ngay các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và đặc biệt Nghị quyết 01 của Chính phủ, quán triệt, thực hiện nghiêm phương châm 10 chữ: “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả”; xây dựng chỉ tiêu cụ thể làm định hướng phấn đấu. Xử lý đồng bộ một bước những vấn đề bức xúc trong nông nghiệp, nông thôn; quản lý tốt đầu vào, tăng năng suất, mở rộng thị trường và quan tâm hơn nữa đến môi trường ở nông thôn. Tiếp tục đổi mới tư duy, sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, sạch, thông minh, “làm những gì có lợi nhất cho thị trường”. Cơ cấu hợp lý giữa chăn nuôi và trồng trọt, nhân rộng những mô hình sáng tạo, cách làm hay ở các địa phương, mô hình trao đổi nghề nông như hội quán nông dân ở Đồng Tháp. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm đối với các mặt hàng nông sản chủ lực, nghiên cứu thị trường trước khi sản xuất và đặc biệt chủ động hơn nữa trong phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức tốt nguồn hàng, đảm bảo an toàn thực phẩm để giữ vững và mở rộng thị trường; song song với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Nguyệt HàPhong trào thi đua
Hiện đại hóa ngành tài nguyên và môi trường qua ứng dụng công nghệ thông tin
TĐKT - Sáng 3/1, tại Hà Nội, Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu Tài nguyên Môi trường (TNMT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai kế hoạch năm 2018. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu TNMT Lê Phú Hà chủ trì Hội nghị Năm 2017, toàn thể công chức, viên chức, người lao động thuộc Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu TNMT đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, tích cực làm việc để hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ được giao, thực hiện đầy đủ theo vị trí, chức năng của Cục, phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của Bộ và toàn ngành TNMT, góp phần cải cách hành chính. Cục đã thực hiện đúng chức trách về công tác quản lý nhà nước, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý. Điển hình là tham mưu cho Bộ trình Chính phủ ban hành 1 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 1 đề án và trình Bộ trưởng ban hành 1 Thông tư. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực, tạo bước đổi mới căn bản trong phương thức chỉ đạo, điều hành, phục vụ hoạt động của Bộ và các đơn vị trong ngành: Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử, hệ thống giao lưu điện tử, hệ thống giao ban điện tử... Việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động và trao đổi thông tin của Bộ và các đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực. Cục đã triển khai xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tới người dân và doanh nghiệp vượt kế hoạch đã được Bộ phê duyệt; triển khai hoàn thành các nhiệm vụ, dự án, đề án về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin. Những thành tích, kết quả đạt được trong năm qua của Cục đã góp phần vào đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động từng đơn vị và của ngành, góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, từng bước thực hiện Chính phủ điện tử hiện đại và hiện đại hóa ngành TNMT. Năm 2018, Cục đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp, tăng cường cải cách hành chính ngành TNMT. Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, hiệu quả trong mọi lĩnh vực của ngành TNMT, tạo môi trường làm việc thuận lợi phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của lãnh đạo các cấp. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Cục trong năm 2018 là đề xuất lập Đề án Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, kết nối với cơ sở dữ liệu của Ủy hội sông Mê Công quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 11/2018. Nguyệt HàTĐKT - Chiều 2/1, tại Hà Nội, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Tới dự, có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể; Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia Khuất Việt Hùng; Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam Đỗ Nga Việt.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có thành tích trong công tác bảo trì đường bộ.
Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết: Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GTVT, sự phối hợp của các bộ, ngành và sự cố gắng, nỗ lực của công chức, viên chức, người lao động, Tổng cục đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác.
Năm 2017, Tổng cục đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, được thực hiện chủ động, tích cực. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện quyết liệt. Công tác bảo đảm ATGT được chỉ đạo tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và quyết liệt.
Công tác kiểm soát tải trọng xe tiếp tục được duy trì; hoàn thành thiết kế mẫu mô hình Trạm kiểm soát tải trọng xe cố định. Công tác kiểm tra chất lượng, tiến độ các dự án sửa chữa định kỳ, quản lý và bảo dưỡng quốc lộ được duy trì thực hiện hiệu quả.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trao tặng Cờ thi đua xuất sắc ngành GTVT cho 2 tập thể thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Trong năm 2017, Trung tâm quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thường xuyên chấn chỉnh, nhắc nhở và xử lý theo quy định các đơn vị vận tải có phương tiện vi phạm; tích cực thực hiện công tác quyết toán các dự án hoàn thành; giám sát thu phí các dự án BOT.
Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương được triển khai tích cực và khẩn trương. Hiện Tổng cục đã khởi công 467 cầu trên phạm vi 43 tỉnh (trong tổng số 50 tỉnh); nhiều cầu dân sinh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Dự kiến, trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất sẽ đưa vào sử dụng khoảng 200 cầu phục vụ bà con nhân dân đón Tết…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ghi nhận những kết quả mà Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đạt được trong năm qua. Đồng thời, nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm Tổng cục cần thực hiện trong thời gian tới: Huy động vốn nhiều hơn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ, đánh giá lại công tác này để có kế hoạch đầu tư hợp lý; đặc biệt quan tâm đến công tác duy tu, sửa chữa đường bộ (nhất là những tuyến đường, cầu đang bị xuống cấp). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đầu tư thiết bị giám sát hành trình; tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài về thiết kế hệ thống, quy trình, thiết bị công nghệ mới hiện đại.
Về quản lý dự án BOT đang khai thác, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục thực hiện theo đúng Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, trong đó Tổng cục phối hợp Vụ Tài chính, Ban Quản lý dự án thực hiện quyết toán dự án BOT; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đối với các trạm thu phí thuộc các dự án trên QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, Tổng cục cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; về điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; về tải trọng, kích thước thùng chở hàng; về chấp hành quy định khổ giới hạn cầu đường bộ.
Nhân dịp này, để ghi nhận những tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác, Bộ trưởng Bộ GTVT đã trao tặng Bằng khen cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có thành tích trong công tác bảo trì đường bộ. Bộ trưởng Bộ GTVT trao tặng Cờ thi đua xuất sắc ngành GTVT cho 2 tập thể thuộc Tổng cục. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam trao tặng Cờ thi đua xuất sắc ngành đường bộ cho 13 tập thể thuộc Tổng cục.
Phương Thanh
Nắm vững tình hình, kiên quyết giữ vững và ổn định an ninh, trật tự Thủ đô
TĐKT - Ngày 30/12, tại Hà Nội, Bộ tư lệnh (BTL) Thủ đô Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác quân sự, quốc phòng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2017. Tới dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Tư lệnh BTL Thủ đô Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại Hội nghị Năm 2017, BTL Thủ đô Hà Nội thường xuyên nắm chắc tình hình, làm tốt công tác tham mưu về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; chủ động phối hợp với Công an và các lực lượng xử trí các tình huống, thực sự là lực lượng nòng cốt trong sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo an toàn các sự kiện chính trị, tham gia giữ gìn an ninh, trật tự. Năm qua, lực lượng vũ trang Thủ đô đã huy động trên 7.600 lượt người và 60 lượt phương tiện tham gia xử lý hơn 370 vụ thiên tai, cháy nổ, hỏa hoạn, cháy rừng, sập đổ công trình và tìm kiếm, cứu nạn; tham gia có hiệu quả xây dựng cơ sở chính trị địa phương; thực hiện công tác đối ngoại quân sự, nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ ngày một nâng lên… Các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa” được tiến hành thường xuyên, hiệu quả. Trong năm, các đơn vị đã phụng dưỡng 17 Mẹ Việt Nam Anh hùng; khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho trên 52.000 đối tượng chính sách; tổ chức 552 lớp giáo dục quốc phòng toàn dân, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho trên 63.000 đối tượng; hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ… Năm 2018, BTL Thủ đô Hà Nội xác định phương hướng: Tiếp tục thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực tìm kiếm, cứu nạn. Quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc, quy chế, quy trình công tác cán bộ, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng, cơ cấu hợp lý. Chú trọng công tác quản lý, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, bảo đảm có sự kế thừa, vững chắc. Phối hợp thực hiện tốt công tác “Đền ơn, đáp nghĩa” và hậu phương quân đội. Tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ, bảo đảm an toàn kho tàng, trạm xưởng và an toàn giao thông. Hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên, trọng tâm: Tuyển chọn chiến sĩ mới, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch và thực hiện đủ chỉ tiêu đào tạo 100 cán bộ ngành quân sự cơ sở. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng cho các tập thể tiêu biểu Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đánh giá cao những kết quả, đóng góp của BTL Thủ đô Hà Nội vào thành tích chung của thành phố. Đồng thời, yêu cầu năm 2018, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cần tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, sẵn sàng chiến đấu cao, nhạy bén nắm vững tình hình, kiên quyết giữ vững và ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là trong dịp đón Xuân Mậu Tuất 2018. Đặc biệt quan tâm việc giáo dục, trang bị kiến thức cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu rủi ro cho nhân dân. Bên cạnh việc chủ động tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Thành ủy, UBND thành phố thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, BTL Hà Nội cần tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên vững vàng về bản lĩnh chính trị, gương mẫu về phẩm chất đạo đức lối sống, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ; tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, truyền thống của Thủ đô Anh hùng ngàn năm văn hiến, phấn đấu lập nhiều thành tích cao trong thời gian tới. Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trao Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng, Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đạt thành tích xuất sắc trong năm 2017. Phương ThanhTĐKT - Sáng 29/12, tại Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ công tác Kiểm sát năm 2018. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Cùng dự, có: Ủy viên Bộ Chính trị, Tham gia Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Năm 2017, ngành kiểm sát nhân dân tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Quốc hội; tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Toàn ngành đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự và công tác điều tra tội phạm thuộc thẩm quyền. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm; chú trọng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.
Kết quả ngành đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong các nghị quyết của Quốc hội, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tiến sĩ Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao trình bày tóm tắt Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 của ngành kiểm sát nhân dân
Viện Kiểm sát các cấp đã kiểm sát chặt chẽ 100% các quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; kiểm sát chặt chẽ 100% vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra. Tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, bảo đảm thực hiện triệt để các nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật; theo sát, nắm chắc tiến độ điều tra, việc lập hồ sơ của Cơ quan điều tra.
Toàn ngành tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm chỉ thị của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ phát hiện, tiến độ, chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng; chú trọng phát hiện, khởi tố các vụ án tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp. Tăng cường trách nhiệm trong quản lý, giải quyết các vụ án tạm đình chỉ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp oan sai, bỏ lọt tội phạm qua việc tạm đình chỉ án hình sự. Kịp thời phát hiện kháng nghị yêu cầu Tòa án khắc phục những bản án, quyết định vi phạm pháp luật. Tập trung thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành, để chấn chỉnh, xử lý nghiêm cá nhân có vi phạm liên quan đến oan, sai.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao kết quả công tác của ngành kiểm sát nhân dân đã đạt được trong năm 2017, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, phục vụ thắng lợi sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế của đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu năm 2018, ngành kiểm sát nhân dân chủ động nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp các chủ trương, giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm tham nhũng, chức vụ, tội phạm kinh tế; đề cao tinh thần “Thượng tôn pháp luật”, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công lý phải được thực thi, góp phần xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương, văn minh.
Ngành cần đề cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; tập trung đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm mới. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, thu hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt; bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, xử lý đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm, không làm oan, sai người vô tội.
Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện tốt cơ chế phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và trong công tác xây dựng thể chế; tập trung nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xây dựng và thực hiện đầy đủ các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Cùng với đó, ngành kiểm sát nhân dân phải chú trọng chăm lo xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân vững mạnh toàn diện, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”…
Nguyệt Hà
Đảm bảo quân y cho sẵn sàng chiến đấu và các tình huống khẩn cấp
TĐKT - Sáng 29/12, tại Hà Nội, Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội nghị Quân y toàn quân năm 2017 và Sơ kết 10 năm thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Đơn vị quân y 5 tốt” của ngành quân y giai đoạn 2007 - 2017. Thiếu tướng Phan Bá Dân, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần phát biểu tại Hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị, Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Kiên, Phó Cục trưởng Cục Quân y cho biết: Năm 2017, ngành Quân y đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đáp ứng kịp thời cho các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu thường xuyên và đột xuất; công tác quản lý sức khỏe bộ đội ngày càng được chú trọng, quân số khỏe toàn quân được giữ vững và vượt chỉ tiêu quy định. Bên cạnh đó, ngành Quân y đã chủ động tham mưu, đề xuất nhiều nhiệm vụ, nội dung, giải pháp chiến lược về quân y, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội và sự nghiệp y tế đất nước. Nhờ đó, tỷ lệ quân số khỏe đạt 99,19%, tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp (sốt rét, mệt mỏi, ngoài da…) thấp hơn chỉ tiêu quy định. Công tác phòng, chống dịch bệnh được coi trọng. Chất lượng cấp cứu, điều trị, chăm sóc toàn diện người bệnh ngày càng được nâng lên. Công tác quản lý sức khỏe quân nhân, tuyển quân, tuyển sinh được thực hiện chặt chẽ. Đặc biệt trong năm 2017, Cục Quân y phối hợp với hệ thống y tế dự phòng của dân y nâng cao chất lượng giám sát, chủ động phòng, chống dịch, đặc biệt là phòng, chống say nắng, say nóng, sốt xuất huyết, nhiễm não mô cầu, cúm A(H7N9)…; thực hiện tốt công tác phòng, chống say nắng, say nóng, phòng, chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, Cục Quân y thực hiện tốt nhiệm vụ công tác bảo đảm quân y cho sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ thường xuyên đột xuất; triển khai có hiệu quả các hoạt động kết hợp quân dân y nhất là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo... Phát biểu tại Hội nghị, Thiếu tướng Phan Bá Dân, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần đánh giá cao những kết quả, sự nỗ lực của ngành Quân y toàn quân đã đạt được trong năm 2017. Đồng thời đề nghị trong năm 2018, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và ngành Quân y toàn quân tiếp tục nâng cao toàn diện công tác đảm bảo quân y cho sẵn sàng chiến đấu và các tình huống khẩn cấp; chú trọng các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới, lực lượng hải quân, không quân và các lực lượng mới thành lập; ứng dụng phát triển kỹ thuật mới, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng phòng, chống dịch bệnh; nâng cao chất lượng đào tạo huấn luyện, nghiên cứu khoa học, chú trọng y học quân sự; củng cố tiềm lực y tế quốc phòng, duy trì kết hợp quân dân y; mở rộng hợp tác quốc tế nhất là với quân dân y các nước ASEAN và trong khu vực, triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Phương ThanhViện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường tổng kết công tác năm 2017
TĐKT - Chiều 27/12, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch công tác năm 2018. Tới dự, có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân. Thứ trưởng Bộ TNTM Võ Tuấn Nhân phát biểu chỉ đạo Hội nghị Trong năm 2017, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (TNMT) đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở chương trình công tác của Bộ, phục vụ tốt công tác quản lý của ngành TNMT. Năm 2017 là một năm Viện được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, trực tiếp tham gia xây dựng các đề án, nhiệm vụ của ngành TNMT. Đáng chú ý, hoạt động nghiên cứu khoa học diễn ra sôi động với số lượng lớn các nghiên cứu được triển khai. Năm qua, Viện thực hiện 8 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, 25 đề tài khoa học công nghệ các cấp. Trong đó có 4 đề tài cấp quốc gia, 12 đề tài cấp Bộ và 9 đề tài cấp cơ sở. 4 đề tài cấp Bộ kết thúc trong năm 2017, các đề tài còn lại đang tiếp tục thực hiện chuyển tiếp sang năm 2018. Nội dung nghiên cứu của các đề tài đặt ra chủ yếu xuất phát từ yêu cầu công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề tài đạt yêu cầu, kế hoạch đề ra. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu được bổ sung theo hướng nâng cao chất lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu hoạt động thường xuyên. Năm 2018, Viện tập trung đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ theo Quyết định mới ban hành chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Viện; hoàn thiện các văn bản, đề án trình trong năm 2018 đúng tiến độ; nâng cao chất lượng nghiên cứu; đẩy mạnh hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả, là đơn vị sự nghiệp công phục vụ quản lý nhà nước. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TNMT Võ Tuấn Nhân ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Viện đã đạt được và tán thành kế hoạch hoạt động năm 2018, đồng thời lưu ý Viện cần nghiêm túc rút kinh nghiệm để khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong năm 2017. Thứ trưởng cho rằng hoạt động nghiên cứu cần mang tính định hướng, chủ động để đáp ứng nhu cầu về chính sách, mở ra những dự báo, tham mưu trong công tác điều hành quản lý, ngoài ra, cần phát huy tinh thần sáng tạo trên cơ sở nền tảng thực tiễn. Trong những năm tới, Viện Chiến lược, Chính sách TNMT cần hoàn thiện bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao. Phương ThanhBình Dương: Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng thiết thực
TĐKT - Năm 2017, công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Cùng với sự hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, phong trào thi đua của tỉnh luôn được duy trì, đổi mới và phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Sôi nổi các phong trào thi đua Trong năm qua, phong trào thi đua yêu nước của tỉnh được thực hiện có hiệu quả ở các ngành, các cấp và địa phương. Các phong trào thi đua được phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào thi đua mang tính đặc thù của một tỉnh công nghiệp: Phong trào giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm”, “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, “Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy, nổ”... được triển khai sâu, rộng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh và luôn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Công nhân Công ty cổ phần Đông Hưng, KCN Tân Đông Hiệp A, Bình Dương hăng hái lao động, sản xuất Đặc biệt, phong trào xây dựng thôn mới (NTM) đạt được những kết quả tích cực. Phong trào đã được phát động và lồng ghép với nhiều phong trào khác: “Ngày chủ nhật xanh”, “Lực lượng vũ trang chung sức xây dựng NTM”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào giao thông nông thôn, chỉnh trang đô thị... Nhờ hướng đi đúng đắn, phong trào đã đem lại kết quả khả quan. Đến nay, tỉnh có 42/48 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Điểm nổi bật trong phong trào xây dựng NTM của Bình Dương là tỉnh bố trí nguồn vốn từ ngân sách tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa cho phong trào, không có nguồn hỗ trợ từ trung ương, do đó không có nợ đọng xây dựng cơ bản. Bình Dương sôi nổi phong trào xây dựng NTM Bên cạnh đó, các phong trào thi đua trong giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng được triển khai hiệu quả. Các phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” ... được ngành giáo dục tỉnh tổ chức sôi nổi. Tỉnh cũng chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và củng cố đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học, chất lượrg giáo dục ngày càng được nâng lên toàn diện. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi các cấp tăng, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào cao đăng, đại học năm sau luôn cao hơn năm trước. Song song với đó, các phong trào thi đua “Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ”, “Thực hiện 12 điều y đức ”, thi đua “Hướng về y tế cơ sở” được triển khai sâu rộng trong toàn ngành Y tế. Hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở không ngừng được củng cố và đổi mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực ngành y tế được quan tâm đầu tư... Khen thưởng đúng thực chất Đối với công tác khen thưởng, Bình Dương luôn tích cực quan tâm khen thưởng cho người lao động trực tiếp. UBND tỉnh đã quy định về việc xét khen thưởng phải phân định thành các nhóm đối tượng, trên cơ sở so sánh thành tích giữa các cá nhân có cùng chức trách, nhiệm vụ được giao để bình xét: Nhóm cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của đơn vị, địa phương, doanh nghiệp; nhóm cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ trưởng phòng, phó trường phòng và tương đương; nhóm cán bộ, công chức, viên chức là chuyên viên, trợ lý, cán sự và người lao động trực tiếp. Trong đó đối tượng cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, tỷ lệ khen thưởng không quá 30% trong tổng số cá nhân của đơn vị được đề nghị UBND tỉnh khen thưởng. Ngoài ra, để kịp thời động viên, quan tâm đối tượng là công nhân, nông dân. người lao động trực tiếp sản xuất. Trong năm 2017, nhân Tháng Công nhân, Bình Dương đã tổ chức hội nghị biểu dương, khen thưởng các cá nhân là gương điển hình tiên tiến tiêu biểu. Theo đó, đã có 600 cá nhân là những tấm gương công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Đồng thời, công tác khen thưởng thực hiện đảm bảo đúng quy định, chất lượng khen thưởng được nâng lên. Việc tham mưu, đề xuất hồ sơ khen thưởng nhanh, kịp thời, đúng đối tượng. Việc thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến đóng góp của các ngành có liên quan được quan tâm thực hiện. Ngay từ đầu năm, hầu hết các địa phương, đơn vị đã xây dựng tiêu chí chấm điểm thi đua. Việc tổ chức họp, bình xét thi đua đảm bảo công khai, dân chủ. Tùng ChiHội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2018
TĐKT - Sáng 25/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2018 theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu. Tại điểm cầu Trung ương, Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự và chỉ đạo Hội nghị. Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu chỉ đạo Hội nghị Năm 2017, Bộ, ngành tư pháp đã khẩn trương triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác, các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Các nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp ngày càng bảo đảm chất lượng, tiến độ so với chương trình, kế hoạch đã đề ra từ đầu năm và hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát sinh thêm, nhất là các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Công tác chỉ đạo, điều hành tiếp tục được đổi mới, kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách, các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; phản ứng kịp thời, hiệu quả đối với những vấn đề “nóng”, được dư luận đánh giá cao. Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành đạt nhiều kết quả như việc trình Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2017/NĐ-CP. Công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành đạt nhiều kết quả tích cực, với nhiều quy định bảo đảm tốt hơn các quyền con người, quyền công dân, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp; chấm dứt tình trạng “nợ đọng” văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được nâng lên rõ rệt. Thi hành án dân sự đạt kết quả cao, tiếp tục vượt chỉ tiêu cả về việc và về tiền. Công tác hành chính tư pháp, đặc biệt là triển khai Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024 và mở rộng áp dụng Phần mềm đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân, gắn với triển khai Luật hộ tịch đạt nhiều kết quả quan trọng, phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Việc tham gia ý kiến pháp lý đối với các vụ việc phát sinh trong đầu tư quốc tế được thực hiện kịp thời, có chất lượng; hợp tác quốc tế về pháp luật tạo được những dấu ấn quan trọng, nhất là trong quan hệ với các nước láng giềng. Hội nghị tại điểm cầu Trung ương Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả, thành tích mà toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tư pháp đã đạt được trong năm 2017. Năm 2018, Chủ tịch nước đề nghị Bộ, ngành tư pháp tập trung thực hiện một số công tác trọng tâm: Chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng thành các văn bản quy phạm pháp luật. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, chỉ đạo việc triển khai thực hiện tốt công tác thi hành pháp luật, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua. Chú trọng triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong toàn hệ thống thi hành án dân sự, tiếp tục thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu thi hành án dân sự, trong đó tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân, không để phát sinh những vụ khiếu nại, tố cáo vượt cấp, phức tạp, kéo dài. Cùng với đó, tiếp tục phối hợp tham mưu xử lý tốt các vấn đề pháp lý trong quá trình hội nhập quốc tế, chú trọng và có giải pháp hiệu quả phòng ngừa các tranh chấp đầu tư quốc tế. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chủ tịch nước cũng đề nghị các ban, bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, coi công tác tư pháp là công việc thường xuyên, quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và ngành tư pháp trong công tác xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Nguyệt HàTĐKT - Sáng 22/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 48 điểm cầu: Đại diện Văn phòng Bộ TT&TT tại TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh và 46 Sở TT&TT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Tới dự, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương; đại diện lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp, các Hiệp hội, các Hội trong toàn ngành TT&TT và lãnh đạo 17 Sở TT&TT phía Bắc.
Năm 2017, ngành TT&TT tiếp tục thể hiện rõ vai trò, vị thế là một trong những ngành mũi nhọn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cùng cả nước tích cực hội nhập sâu rộng với thế giới. Bộ TT&TT đã hoàn thành xuất nhiệm vụ được giao trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc Bộ.
Một trong những điểm nhấn của ngành TT&TT năm 2017 là việc Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đi tiên phong trong việc triển khai các biện pháp nhằm tăng cường việc quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới mà nổi bật là hai mạng xã hội lớn của 2 doanh nghiệp nước ngoài Google và Facebook.
Thực tế cho thấy, ngay sau khi báo chí trong nước công khai đăng các tin bài về những nỗ lực của Bộ TT&TT Việt Nam thì một thời gian ngắn sau đó, báo chí quốc tế cũng đưa tin hàng loạt quốc gia khác trên thế giới cũng triển khai các biện pháp để tăng cường công tác quản lý mạng xã hội.
Cho đến thời điểm hiện nay, phía Google và Facebook bước đầu đã có những hợp tác tích cực với phía Việt Nam: Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ được khoảng 4500 video clip xấu độc trên trang Youtube trong tổng số khoảng 5000 video clip theo yêu cầu của Bộ TT&TT (chiếm tỷ lệ 90%, thuộc nhóm các nước được Google đáp ứng yêu cầu cao nhất trên toàn thế giới); Facebook đã gỡ bỏ 107/107 tài khoản giả mạo, 394 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, 159 tài khoản nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.
Năm 2017 cũng ghi nhận các bước tiến rõ rệt trong việc giải quyết vấn nạn SIM rác, tin nhắn rác đã diễn ra trong rất nhiều năm vừa qua. Đến thời điểm hiện nay, đã có trên 24 triệu SIM kích hoạt sẵn đã bị xử lý, hơn 300 triệu tin nhắn rác đã được các nhà mạng tiến hành ngăn chặn. Điều này đã thể hiện một nỗ lực rất lớn không chỉ của các đơn vị quản lý nhà nước mà nó còn thể hiện sự quyết tâm, cùng phối hợp để ngăn chặn tình trạng này của các nhà mạng viễn thông di động.
Đặc biệt, không thể không kể đến những nỗ lực của ngành TT&TT trong công tác tuyên truyền, cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời đến nhân dân cả nước về các sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là năm APEC Việt Nam 2017 và Tuần lễ cấp cao APEC 2017, hay các thông tin tại các điểm nóng ở một số địa phương trong cả nước.
Song song với đó, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, Bộ TT&TT đã nghiêm túc, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hàng loạt cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên ở cả trung ương và địa phương, các cơ quan đại diện, thường trú báo chí ở nhiều địa phương.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam lưu ý ngành TT&TT trong năm 2018 cần lưu ý ba điểm: Gương mẫu, thiết thực và tạo sự đồng thuận, huy động xã hội cùng tham gia vào công việc của mình.
Ngành TT&TT phải gương mẫu đi đầu trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Cụ thể, về báo chí, cần quản lý tốt các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, nếu có sai phạm thì xử lý kịp thời. Trong đó, Bộ TT&TT phải gương mẫu đi đầu trong việc sắp xếp, quy hoạch các cơ quan báo chí thuộc Bộ.
Về công nghệ thông tin, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT cần phải thực hiện tốt những việc: Xử lý hồ sơ công việc của Bộ trên máy tính; tất cả dữ liệu của các đơn vị thuộc Bộ nộp về cho Bộ trưởng, phải liên thông với nhau. Đồng thời, Bộ cần phải đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Hiện Bộ đang cung cấp 232 dịch vụ công, trong đó 7,7% ở mức độ 3 và 7,3% ở mức độ 4. Liên quan đến liên thông các cơ sở dữ liệu, Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ cần thực hiện liên thông trước, tiếp đến là liên thông giữa Bộ và Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ TTT&TT Trương Minh Tuấn trao tặng Cờ thi đua của Bộ TT&TT cho các đơn vị thuộc Bộ.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã trân trọng cảm ơn những lời phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và yêu cầu ngành TT&TT nghiêm túc tiếp thu, thực hiện có hiệu quả trong năm 2018 nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Để hoàn thành nhiệm vụ, chương trình công tác trong năm 2018, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đề nghị các đơn vị trong toàn ngành quán triệt, động viên toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua, chủ động, sáng tạo, phát huy sáng kiến, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm chính trị, an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước.
Nguyệt Hà
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 84
- 85
- 86
- 87
- 88
- …
- sau ›
- cuối cùng »