Phong trào thi đua

Kiến tạo, thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển bền vững

TĐKT - Chiều ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Trong năm 2018, ngành TT&TT tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, góp phần làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng doanh thu toàn ngành cao hơn tăng trưởng GDP cả nước, đạt khoảng 2,65 triệu tỷ đồng, ước tăng 112,6% so với 2017. Công nghiệp ICT tiếp tục đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu toàn ngành với tốc độ phát triển nhanh, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Tổng doanh thu đạt 98,9 tỷ USD so với con số 91,5 tỷ USD năm 2017. Công nghiệp phần mềm đạt tốc độ tăng trưởng 13,8%, doanh thu đạt 4,3 tỷ USD, xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD. Trong lĩnh vực viễn thông, Bộ TT&TT đã làm tốt vai trò kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông. Tổng doanh thu lĩnh vực viễn thông năm 2018 đạt 15 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 6%. Việt Nam hiện đã sản xuất được 70% các loại thiết bị viễn thông, quyết tâm trở thành nước thứ 4 trên thế giới sản xuất được tất cả thiết bị viễn thông và xuất khẩu được các thiết bị này ra thế giới. Bộ TT&TT đã triển khai thành công kế hoạch chuyển đổi mã mạng; dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số; tập trung xử lý triệt để tình trạng sim rác; đẩy mạnh triển khai đề án số hóa truyền hình, quy hoạch tần số để thử nghiệm công nghệ 5G; bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị vô tuyến, cắt giảm hơn 50% sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu… Bên cạnh đó, Bộ đã đẩy mạnh triển khai ký kết các chương trình hợp tác với các Bộ, ngành, địa phương để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động, thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Việt Nam được xếp vào nhóm 75 quốc gia về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hiệp quốc. Trong hoàn cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng và tinh vi, năm 2018 Bộ TT&TT đã vận hành Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Trung tâm lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia để cảnh báo sớm và xử lý các cuộc tấn công mạng nhằm vào Việt Nam. Kịp thời điều phối ứng cứu nhiều sự cố tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; đưa ra các cảnh báo, khuyến nghị cho các cơ quan, tổ chức về các nguy cơ gây mất an toàn thông tin. Trong công tác quản lý báo chí, Bộ TT&TT đã hoàn thành sắp xếp, quy hoạch cơ quan báo chí thuộc các bộ, các hội, doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ theo lộ trình, đúng quy hoạch. Bộ đã triển khai một số giải pháp quyết liệt nhằm đấu tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường rà soát, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin xấu, độc, xuyên tạc sự thật, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Bộ cũng đã thiết lập các đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin khiếu nại, tố cáo, phản ánh các vi phạm trong lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận Bộ TT&TT đã triển khai tốt 25 nhiệm vụ được thống nhất tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2018 vừa qua. Tại Hội nghị, Thủ tướng đã đồng ý để Bộ TT&TT sửa các luật về Viễn thông, Tần số, Báo chí để tạo điều kiện cho sự phát triển; về cơ chế thu nhập tăng thêm đối với 3 cục gồm: Cục Viễn thông, Cục Tần số, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử; trình Chính phủ Nghị định về việc chia sẻ cơ sở dữ liệu; thí điểm tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa có giá trị nhỏ, trước hết ở một đơn vị viễn thông. Thủ tướng đồng ý để Bộ nghiên cứu, báo cáo Chính phủ về mô hình trung tâm hoặc tổ hợp báo chí Nhà nước. Đồng ý với phương hướng về một Việt Nam phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Thủ tướng cho rằng, đây là nhiệm vụ nặng nề. Đó cũng là đặt hàng, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với ngành TT&TT. Trước hết, Việt Nam phải có thứ hạng cao về ICT bởi đây là nền tảng của các lĩnh vực khác, nền tảng của kinh tế số. Thủ tướng khẳng định, nền kinh tế số, kinh tế dữ liệu chính là một phần quan trọng, là tương lai của nền kinh tế. Bộ TTTT phải góp phần thay đổi tư duy, chính sách, tạo ra kỳ vọng đi tắt đón đầu đối với Việt Nam. Nhiệm vụ này rất quan trọng. Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị ngành TT&TT cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ: Xử lý triệt để vấn đề sim rác; sớm trình Đề án chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động của các bộ, ngành, địa phương, nhằm tạo sự bứt phá để phát triển kinh tế số, xã hội số. Đặc biệt, cần phải nâng cao thứ hạng Việt Nam về Chính phủ điện tử, đến năm 2020 phải tăng ít nhất 15 bậc so với năm 2018. Bộ cũng cần đề xuất chính sách tạo điều kiện cho khởi nghiệp, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin để phấn đấu đạt mục tiêu có 1 triệu kỹ sư, cả phần cứng và phần mềm… Cần giám sát các đợt tấn công mạng, phát hiện các lỗ hổng an ninh mạng trên toàn quốc và chủ động cảnh báo cho các cơ quan. Triển khai nghiêm túc Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 sau khi được Thủ tướng phê duyệt… Nguyệt Hà

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đẩy mạnh các phong trào thi đua

TĐKT - Năm 2018 là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế cả nước nói chung và đối với Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ Công thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và các bộ, ngành, cùng sự đoàn kết, nhất trí và nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trong Tập đoàn, các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2018 của Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam đề ra đã cơ bản được hoàn thành. Người lao động có đủ việc làm, thu nhập ổn định. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) Bùi Thế Chuyên cho biết: Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế đạt 45.536 tỷ đồng, bằng 96,8% kế hoạch năm và tăng 7% so với năm 2017. Doanh thu đạt 47.900 tỷ đồng, bằng 99,3% kế hoạch năm và tăng 5,6% so với năm 2017. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 582 triệu USD, đạt 97,4% so với kế hoạch năm. Trong đó tổng giá trị xuất khẩu đạt 291 triệu USD, tăng 20,5% so với năm 2017; nhập khẩu đạt 291 triệu USD, tăng 30,9% so với năm 2017. Đáng chú ý, lợi nhuận cộng hợp toàn Tập đoàn ước lãi 609 tỷ đồng, giảm 33 tỷ đồng so với kế hoạch năm, tăng 446 tỷ đồng và gấp 3,7 lần so với năm 2017. Xác định được nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp đột phá, năm 2019, Vinachem phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 50,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6%; doanh thu đạt hơn 51,5 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6%; lợi nhuận đạt 1.168 tỷ đồng, tăng 92%... Lãnh đạo Vinachem khẳng định, trong năm 2019, đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, Tập đoàn sẽ giám sát, kiểm tra đặc biệt và yêu cầu các đơn vị triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, chủ động xây dựng các phương án cụ thể; nâng cao hiệu quả quản lý nhằm giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Đặc biệt, Vinachem sẽ đôn đốc hoàn thành quyết toán EPC đối với 3 dự án Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc và DAP số 2; đồng thời tiếp tục tăng cường chỉ đạo sát sao những dự án này. Bên cạnh đó, Vinachem sẽ tiếp tục đẩy nhanh vấn đề thoái vốn và cổ phần hóa theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng. Trên cơ sở đó, kết nối đơn vị làm báo cáo giải trình, kiến nghị các cơ quan cấp trên để có môi trường kinh doanh thuận lợi có được kết quả kinh doanh năm 2019 tốt hơn. Quang cảnh hội nghị tổng kết Tổng Giám đốc Vinachem Nguyễn Gia Tường cho biết thêm, năm 2019 là năm kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành Hoá chất Việt Nam. Phát huy thành tích đã đạt được trong năm 2018, phát huy truyền thống 50 năm xây dựng và trưởng thành, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị đã đề ra, Vianchem tiếp tục phát động các phong trào thi đua năm 2019 với các nội dung chủ yếu: Thứ nhất, đẩy mạnh các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua lao động sáng tạo, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đem lại hiệu quả cao nhất tại mỗi doanh nghiệp và toàn Tập đoàn. Cụ thể: Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 50.363 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2018. Doanh thu 51.541 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2018. Lợi nhuận cộng hợp toàn Tập đoàn phấn đấu đạt 1.168 tỷ đồng, tăng 92% so với năm 2018. Tiền lương phấn đấu tăng 2,3% so với năm 2018, đảm bảo đủ việc làm cho người lao động. Giá trị tiêu thụ nội bộ Tập đoàn đạt 50% tổng giá trị mua các nguyên vật liệu cùng loại. Thứ hai, Tập đoàn triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019. Thứ ba, lãnh đạo các đơn vị phối hợp với các tổ chức đoàn thể dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng triển khai tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và quy chế tiêu thụ nội bộ trong Tập đoàn. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị nguời lao động theo đúng quy định. Bảo đảm đầy đủ việc làm và thu nhập cho người lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Thứ tư, tập trung tháo gỡ cho các đơn vị gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh để các đơn vị giảm lỗ so với năm 2018 tiến tới sản xuất có lãi. Triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu Tập đoàn theo chỉ dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước; đầu tư chiều sâu kết hợp mở rộng, đổi mới công nghệ thiết bị, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao tại cơ sở, tổ chức hội thảo toàn Tập đoàn nhằm nâng cao thể chất, đời sống tinh thần cho người lao động. Lựa chọn 1 đến 2 công trình tiêu biểu để gắn biển chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành Hoá chất Việt Nam. Thứ sáu, Tập đoàn nỗ lực thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại đơn vị và cuộc vận động ủng hộ Quỹ An sinh xã hội của Tập đoàn năm 2019. Kịp thời thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ đồng bào các địa phương gặp thiên tai. Công đoàn cơ sở đẩy mạnh phong trào xây dựng “Mái ấm Hoá chất” cho người lao động còn khó khăn về nhà ở. Chăm lo khen thưởng con cán bộ, công nhân, viên chức, lao động đỗ đại học, đạt học sinh giỏi, vượt khó học giỏi, tạo sự đoàn kết nhất trí trong công nhân, viên chức, lao động toàn Tập đoàn. Với tinh thần đó, lãnh đạo Tập đoàn kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, lao động trong toàn Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, chung sức, đồng lòng, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để thi đua thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của đơn vị và của Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam năm 2019. Hồng Thiết

Phụ nữ Ninh Bình với nhiều mô hình hay, sáng tạo trong học tập và làm theo Bác

TĐKT - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 Bộ Chính trị về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Bình đã tích cực gắn việc học tập và làm theo Bác với thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá của Hội. Từ đó, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình, hoạt động thiết thực làm theo Bác trong các cấp Hội Phụ nữ. Mô hình nghề truyền thống của phụ nữ xã Yên Thái (huyện Yên Mô) Xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, Hội LHPN các cấp đã tích cực tuyên truyền việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến cán bộ, hội viên, phụ nữ và các tầng lớp nhân dân. Hơn 2 năm qua, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 3 hội nghị báo cáo viên cho 100% cán bộ chuyên trách; tổ chức 562 hội nghị tuyên truyền thu hút 32.140 lượt người dự. Có 1.549 bài, phóng sự trên phương tiện thông tin đại chúng. Song song với đó, các cấp hội đã phát động cán bộ, hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc ”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Rèn luyện phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”… Qua đó, đã khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, Hội LHPN tỉnh quan tâm, thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, giảm nghèo bền vững. Các cấp Hội thực hiện tốt hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vận động các tổ chức, cá nhân cho phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình sản xuất. Hiện các cấp Hội đang quản lý trên 2.400 tỷ đồng, giúp trên 148.000 lượt người vay, trong đó có 19.896 phụ nữ nghèo. Đến nay, đã có một số mô hình đạt kết quả tốt: Mô hình tư vấn, hỗ trợ thành lập Hợp tác xã Tiên Phong tại xóm Chùa, xã Yên Từ (Yên Mô)... Bên cạnh đó, Hội LHPN các huyện, thành phố cũng xây dựng các mô hình tổ liên kết: Tổ liên kết chăn nuôi lợn tại xã Ninh Nhất, tổ liên kết trồng hành tại xã Ninh Phúc (TP Ninh Bình); mô hình liên kết trồng đào xen nghệ, chè ở xã Đông Sơn; mô hình “Tổ liên kết kinh doanh dịch vụ du lịch văn minh” tại xã Trường Yên (Hoa Lư)... Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp bán hàng. Đến nay, đã giúp 171 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, cho thu nhập bình quân 700.000 đồng/tháng. Hội Phụ nữ cơ sở cũng có nhiều sáng tạo trong xây dựng mô hình làm theo Bác, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia: Mô hình “Tiết kiệm tại chi hội”, “Nhóm phụ nữ tiết kiệm”, “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm”... 2 năm qua, các cấp Hội đã vận động 80% số hội viên tham gia tiết kiệm dưới nhiều hình thức, với số tiền gần 80 tỷ đồng. Nhiều hoạt động trợ giúp phụ nữ nghèo đã được triển khai: Hội viên cho nhau vay không lấy lãi; hỗ trợ ngày công, giống cây con; hướng dẫn kiến thức cho những gia đình khó khăn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Hàng năm, 100% cơ sở Hội đăng ký nhận giúp từ 1 đến 2 hộ nghèo do phụ nữ đứng chủ thoát nghèo. Nhờ vậy, đã có 567 hộ phụ nữ nghèo đứng chủ được Hội giúp thoát nghèo. Hội viên phụ nữ huyện Yên Khánh tích cực tham gia công tác vệ sinh, môi trường Bên cạnh việc hỗ trợ chị em phụ nữ phát triển kinh tế, Hội LHPN tỉnh đã huy động được sức mạnh và quyết tâm cao của phụ nữ để tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa “Tự tin -Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”; huy động được sự quan tâm của xã hội, gia đình trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ, trẻ em, nhất là các gia đình có con dưới 16 tuổi. Một số mô hình tập thể tham gia vệ sinh môi trường đã khơi dậy trách nhiệm, có sức lan tỏa nhanh trong cộng đồng: Phong trào “Ngày thứ 7 sạch”; phong trào “Đường hoa phụ nữ”; mô hình “Thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng”; mô hình câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường” tại các xã vùng cao huyện Nho Quan; CLB “Bóng đá nữ” xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan... Có thể nói việc học tập và làm theo Bác đã giúp phụ nữ tỉnh Ninh Bình từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, góp phần xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuệ Minh

Ngành Ngân hàng thi đua thực hiện mục tiêu “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”

TĐKT - Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 08/01/2019 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành Ngân hàng bám sát phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2019. Việc phát động phong trào nhằm mục đích tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Ngân hàng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chính trị năm 2019 của ngành; nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy khả năng sáng tạo, tăng cường tinh thần đoàn kết của mỗi tập thể, cá nhân. Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh phát động phong trào thi đua năm 2019 Ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Ngân hàng đã phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019. Cùng với việc thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, toàn ngành Ngân hàng phấu đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về những giải pháp chủ yếu điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và mục tiêu, định hướng hoạt động của ngành Ngân hàng trong năm 2019. Đồng thời, tăng cường tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, đơn vị, các tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao tặng khen thưởng cho các tập thể và cá nhân Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế về hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng bảo đảm minh bạch, kịp thời nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối lớn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng. Triển khai các giải pháp hỗ trợ các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn ngân hàng. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, trong đó tập trung xử lý có hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém và đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu. Tiếp tục tăng cường củng cố, chấn chỉnh hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nhằm đảm bảo hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích và giữ vững ổn định kinh tế xã hội. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng. .. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chấp hành nghiêm các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng.  Phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2019; sử dụng hiệu quả nguồn vốn; kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra, đảm bảo tập trung cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Mở rộng các chương trình tín dụng đặc thù, nhất là các sản phẩm tín dụng tiêu dùng hiệu quả ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, góp phần hạn chế tín dụng đen. Tiếp tục tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung, giải pháp tại phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đã được phê duyệt, đảm bảo đúng lộ trình đề ra… Khối đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018 - 2019, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tổ chức thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng đào tạo, nâng cao chất lượng tài liệu giảng dạy, chất lượng đào tạo và tổ chức quản lý đào tạo theo hướng đạt chuẩn chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu người học và xã hội. Đẩy mạnh truyền thông về đổi mới giáo dục và đào tạo, truyền thông về giáo dục khởi nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách thiết thực và hiệu quả. Đối với các tổ chức đoàn thể:  Phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng đơn vị phát động, tổ chức các phong trào thi đua, động viên người lao động hăng say làm việc nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng năm 2019. Phối hợp với đơn vị chuyên môn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn ngành. Cơ quan Thường trực các Hiệp hội và các doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý thi đua hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính; tích cực tham gia đóng góp ý kiến với Ngân hàng Nhà nước trong xây dựng cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng. Tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ ngân hàng; động viên các hội viên tăng cường mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh nhằm ổn định, phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững.           Hồng Thiết

Siết chặt công tác quản lý biên giới, cửa khẩu

TĐKT - Ngày 12/1, tại Hà Nội, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác biên phòng năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP chủ trì Hội nghị. Hội nghị tổng kết công tác biên phòng năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 Trong năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh và cấp ủy, chỉ huy các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai đồng bộ, quyết liệt hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác biên phòng, xây dựng lực lượng. Đảng ủy, Bộ tư lệnh BĐBP đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng vững mạnh, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; thực hiện nghiêm túc công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu; huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ biên phòng cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đột phá cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng, biên phòng. BĐBP đã phối hợp với các lực lượng, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương triển khai các phong trào, cuộc vận động, chương trình, tham gia xây dựng khu vực biên giới vững mạnh; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo. Công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính có nhiều tiến bộ, quy củ, nền nếp, hiệu quả hơn. Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP phát biểu tại Hội nghị Trong năm, các đơn vị BĐBP đã điều động, sử dụng 7.631 cán bộ, chiến sĩ và 216 phương tiện; kêu gọi, di dời 556.105 phương tiện, 2.450.907 người; phối hợp với các lực lượng tham gia ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả được 329 vụ, cứu 781 người, 70 phương tiện 35 nhà dân do gặp thiên tai, tai nạn, sự cố ở khu vực biên giới, biển đảo. Các đơn vị BĐBP đã xác lập và đấu tranh thành công 121 chuyên án; bắt giữ, xử lý 8.407 vụ/13.214 đối tượng; khởi tố 547 vụ/729 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính 2.764 vụ/4.889 đối tượng; thu nộp ngân sách Nhà nước trên 18 tỷ đồng. Đặc biệt, công tác đấu tranh phòng, chống ma túy đạt hiệu quả cao: Đã bắt giữ và xử lý 1.208 vụ/1.649 đối tượng; thu giữ 1.272,05 kg ma túy, 13 súng các loại, 52 viên đạn và nhiều tang vật khác... Năm 2018, với các thành tích đạt được, lực lượng BĐBP đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Có 10 tập thể được tặng Cờ Thi đua của Bộ Quốc phòng vì đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác, tiêu biểu trong phòng trào Thi đua Quyết thắng; 15 tập thể được tặng thưởng Cờ Thi đua của Bộ Tư lệnh BĐBP. Ngoài ra, còn có 2 tập thể là Cục Chính trị BĐBP và Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng được đề nghị Chính phủ tặng Cờ Thi đua của Chính phủ. Lãnh đạo Đảng ủy - Bộ Tư lệnh BĐBP trao Cờ Thi đua của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh BĐBP cho các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phát biểu tại Hội nghị, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực và kết quả lực lượng BĐBP đã đạt được trong năm qua. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2019, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến yêu cầu toàn lực lượng tiếp tục tăng cường và siết chặt công tác quản lý biên giới, cửa khẩu, lối mở, nhất là việc quản lý hàng tạm nhập, tái xuất. Đồng thời tích cực cải cách thủ tục hành chính. Tập trung đột phá vào thực hiện tổ chức biên chế theo các Quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu. Cùng với đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành an toàn giao thông. Triển khai tốt Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia và Dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Tập trung xây dựng cơ quan đơn vị vững mạnh trước hết là về chính trị, tư tưởng, an ninh nội bộ, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa... Tại hội nghị, Bộ Tư lệnh BĐBP đã phát động phong trào Thi đua Quyết thắng năm 2019 với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, nêu gương, quyết thắng”. Phương Thanh

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phát động phong trào thi đua năm 2019

TĐKT – Sáng 12/1, tại Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông tới dự và phát biểu chỉ đạo. Năm 2018, bên cạnh một số thuận lợi chung trong đà tăng trưởng kinh tế đất nước, ngành Đường sắt phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ VNR, từ các phong trào thi đua do chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh niên tổ chức – cùng sự đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), ngành Đường sắt đã ổn định sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và chủ hàng, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông phát biểu tại Hội nghị Sản lượng, doanh thu toàn Tổng công ty duy trì đà tăng trưởng. Theo báo cáo của VNR, năm 2018, sản lượng hợp nhất của tổng công ty đạt hơn 8.367 tỷ đồng (tăng 6,7% so với cùng kỳ), doanh thu đạt hơn 8.260 tỷ đồng (tăng 1,9%), thu nhập bình quân người lao động toàn tổng đạt hơn 8,46 triệu đồng/tháng (tăng 2,9%). Với công ty mẹ, tổng doanh thu đạt 2.636 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.472 tỷ đồng, doanh thu hoạt động tài chính hơn 148 tỷ đồng, thu nhập khác hơn 5,9 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 124 tỷ đồng. Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR Vũ Anh Minh tặng hoa cho 5 đơn vị được tặng Cờ thi đua Chính phủ và Cờ thi đua dẫn đầu của Bộ Giao thông Vận tải  Đặc biệt, khối vận tải sau thời gian sụt giảm tăng trưởng, doanh thu đạt trên 8% trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng được nâng cao. Khối công nghiệp đã cho ra đời một số sản phẩm mới như đoàn tàu thế hệ 3, toa xe Vip hai giường. Đây là tín hiệu khả quan, cho thấy quyết tâm đổi mới, từng bước làm chủ công nghệ, lấy khoa học, công nghệ là nền tảng, làm tiền đề cho những chiến lược mang tính bứt phá của ngành đường sắt trong tương lai. Các tập thể được tặng Cờ thi đua của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Công tác an ninh, an toàn giao thông đường sắt được giữ vững trên cả 3 tiêu chí. Trong năm xảy ra 260 vụ tai nạn, giảm 84 vụ, làm chết 122 người, giảm 32 người, làm bị thương 182 người, giảm 38 người. Tình hình an ninh trật tự trên tàu, dưới ga cơ bản được giữ vững. Trong năm có 374 lần trả lại tài sản cho hành khách bỏ quên trên tàu. Ngành đã tham gia hiệu quả công tác xây dựng hệ thống văn bản dưới Luật Đường sắt, tạo hành lang pháp lý đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổng công ty. Năm 2019, VNR đặt mục tiêu sản lượng tăng 8% so với năm 2018, doanh thu tăng từ 7% trở lên. Theo đó, toàn ngành tiếp tục cố gắng, phấn đấu thực hiện mục tiêu kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020 theo Nghị quyết của đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lần thứ XI: “Năng động, sáng tạo để huy động mọi nguồn lực phát triển VNR có sức cạnh tranh cao, kinh doanh hiệu quả; chủ động, tích cực thực hiện chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”. Phó Tổng Giám đốc VNR Đoàn Duy Hoạch tặng Giấy khen cho 7 đơn vị Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông biểu dương những kết quả tăng trưởng khả quan mà ngành đã nỗ lực đạt được trong năm 2018. Thứ trưởng mong rằng năm 2019, VNR sẽ tiếp tục đạt được các mục tiêu đặt ra, như tăng trưởng kinh doanh 8%; thành công trong thực hiện tái cơ cấu. Cùng với đó, tích cực góp ý hoàn thiện các văn bản pháp luật; sử dụng hiệu quả 2.900 tỷ đồng chi phí bảo trì đường sắt trong năm 2019 và số đầu tư 7.000 tỷ đồng vừa được Quốc hội thông qua gần đây. Tiếp tục đảm bảo an ninh, an toàn giao thông đường sắt, hạn chế tối đa những tai nạn do lỗi chủ quan… Tại Hội nghị, 1 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ; 4 tập thể được tặng Cờ thi đua của Bộ Giao thông; 16 đơn vị được tặng Cờ thi đua và Giấy khen của VNR. 2 cá nhân được tặng kỷ niệm chương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Chủ tịch Công đoàn ngành Đường sắt Việt Nam Mai Thành Phương tặng kỷ niệm chương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho hai cá nhân Dịp này, Chủ tịch Công đoàn ngành Đường sắt Việt Nam Mai Thành Phương đã phát động phong trào thi đua năm 2019. Kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân, lao động ngành VNR phát huy truyền thống thi đua yêu nước, tăng cường đoàn kết, chung sức, đồng lòng phát huy trí tuệ, sáng tạo, hăng hái lao động, sản xuất, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, ra sức thi đua lập thành tích cao nhất. Trong đó, tập trung vào các phong trào: Thứ nhất là thi đua Lao động giỏi, lao động sáng tạo, quản lý và điều hành tốt, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh; kiềm chế và giảm dần tai nạn giao thông đường sắt so với năm 2018 từ 5% trở lên ở cả 3 tiêu chí về số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương. Thứ hai, thi đua thực hiện tốt phương châm kinh doanh, phục vụ hành khách, đảm bảo “An toàn – thuận tiện - thân thiện - đúng giờ - hiệu quả”, xây dựng cơ quan, đơn vị “Chính quy - văn hóa - an toàn”. Ba là, triển khai, hưởng ứng có hiệu quả các phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc địa phương phát động. Mai Thảo

Nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ các dự án giao thông lớn

TĐKT - Sáng 11/1, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019. Hội nghị được tổ chức trực tuyến, điểm đầu cầu tại Hà Nội và các điểm cầu của 62 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có các đồng chí đại diện lãnh đạo các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Về phía Bộ GTVT có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Ngọc Đông, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Nhật, Lê Đình Thọ. Toàn cảnh Hội nghị Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Ngành GTVT đã hoàn thành toàn bộ các kế hoạch, chương trình của năm 2018, đóng góp vào hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành đã kịp thời, quyết liệt triển khai thực hiện hơn 4.000 văn bản chỉ đạo, điều hành của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đã cụ thể hóa các Nghị quyết bằng các chương trình hành động và hướng dẫn, tổ chức thực hiện trong toàn ngành.   Chất lượng dịch vụ các loại hình vận tải tiếp tục được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, nhất là trong các dịp cao điểm nghỉ lễ, Tết. Sản lượng vận tải năm 2018 tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh, ước đạt 1.634 triệu tấn hàng, tăng 10%; đạt 4.641 triệu lượt hành khách, tăng 10,7% so với năm 2017; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 306 tỷ tấn.km, luân chuyển hành khách ước đạt 207 tỷ lượt HK.km; tăng 7,6% về luân chuyển hàng hóa và tăng 10,9% về luân chuyển hành khách so với năm 2017. Chỉ số năng lực quốc gia về logistics năm 2018 của Việt Nam xếp hạng 39/160 nước tham gia điều tra (tăng 25 bậc so với năm 2016), tất cả 6 tiêu chí đánh giá đều tăng vượt bậc so với năm 2016. Công tác quản lý chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án tiếp tục được triển khai chặt chẽ, quyết liệt. Hoàn thành, đưa vào khai thác 27 dự án, khởi công mới 16 dự án. Bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trên tất cả các lĩnh vực được triển khai kịp thời, bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra. Công tác xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn mất an toàn giao thông (ATGT), bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ để đảm bảo ATGT được quan tâm thực hiện, đến nay đã xử lý 139 điểm đen, 76 điểm tiềm ẩn và 107 điểm nhỏ lẻ gây mất ATGT. Không chỉ làm tốt các nhiệm vụ chuyên môn, theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, trong năm 2018, Bộ GTVT cũng tập trung rà soát, xử lý các tồn tại trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp tiếp tục được thực hiện theo đúng quy định. Đã tiếp tục tiến hành tái cơ cấu, cổ phần hóa các Tổng công ty theo đúng lộ trình. Đã thực hiện chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 05 doanh nghiệp thuộc Bộ về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định. Công tác cải cách hành chính được đặc biệt chú trọng, đã kịp thời ban hành và triển khai phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; rà soát, cắt giảm danh mục sản phẩm hàng hóa. Hoàn thành xây dựng và cung cấp toàn bộ 75 thủ tục hành chính của Bộ tham gia Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, đạt 100% kế hoạch ngay trong năm 2018. Đã ban hành và triển khai thực hiện Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ GTVT phiên bản 1.0. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT được triển khai tích cực. Năm 2018, cả nước xảy ra 18.736 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.248 người, làm bị thương 14.802 người. So với năm 2017, giảm 1.348 vụ (giảm 6,71%), giảm 33 người chết (giảm 0,4%), giảm 2.238 người bị thương (giảm 13,13%). Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao, biểu dương kết quả hoạt động trong năm 2018 của Bộ GTVT. Đồng thời khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành cùng ngành GTVT để kịp thời tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của ngành, để GTVT luôn là ngành “đi trước mở đường”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Ngành GTVT phải chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chuyên ngành; tập trung tham mưu cho Chính phủ các giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT đồng bộ; tập trung tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng; đồng thời tái cấu trúc các lĩnh vực dịch vụ vận tải để giảm chi phí logistics,... góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ngành GTVT phải đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị, đầu tư xây dựng các dự án giao thông lớn gắn với nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ. Trong đó, có các tuyến cao tốc Bắc Nam, cao tốc Trung Lương – Cần Thơ; Cảng hàng không Long Thành, nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Nội Bài; nâng cấp cải tạo đường sắt; đầu tư phát triển các cảng biển như: Lạch Huyện, Cái Mép – Thị Vải… Đối với giao thông nông thôn, Phó Thủ tướng yêu cầu phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn. Bộ GTVT tiếp tục nghiên cứu để có cơ chế phù hợp để huy động nguồn lực. Đồng thời, cần có giải pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra với hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn. Phương Thanh

Trường Mầm non Châu Giang tích cực học tập và làm theo gương Bác

TĐKT - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, những năm qua, cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non xã Châu Giang (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) không ngừng phấn đấu, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và trở thành điểm sáng của huyện Duy Tiên trong việc thực hiện và làm theo lời Bác. Cô giáo hướng dẫn trẻ trong trò chơi lắp ghép Thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những năm qua chi bộ nhà trường đã nghiêm túc triển khai, học tập quán triệt đầy đủ nội dung các chỉ thị, nghị quyết và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp. Cô giáo Trần Thị Thi, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để việc học tập và làm theo Bác đi vào thực tế, mỗi cán bộ, giáo viên của trường đều đăng ký những việc làm cụ thể, thiết thực. Cán bộ quản lý luôn thực hiện tốt việc nêu gương, đi đầu trong mọi hoạt động. Giáo viên đứng lớp chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nhân viên nấu ăn thực hiện tiết kiệm điện, nước, khu nấu ăn luôn được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đều phải tích cực tham gia trồng rau xanh, trồng hoa xung quanh trường tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp. Bên cạnh đó, nhằm thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, hàng năm, Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; tham gia các cuộc thi do cấp trên phát động. Cùng với đó, khuyến khích cán bộ, giáo viên thiết kế bài giảng điện tử, từ đó tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Trong giảng dạy, đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn chủ động nghiên cứu, tích hợp nội dung trong các tiết dạy, với các nội dung như xem tranh, ảnh, phim tư liệu, nghe kể chuyện, đọc thơ, nghe các bài hát về Bác Hồ. Lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống cách mạng, kỹ năng sống qua các trò chơi dân gian, tham quan dã ngoại tại một số khu di tích. Đồng thời, đa dạng hóa việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tạo sân chơi lành mạnh, giúp trẻ phát triển thể chất, năng khiếu, hiểu biết xã hội. Đồ chơi được cô và trò tự tay làm Với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cán bộ, giáo viên nhà trường tích cực sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi ứng dụng vào giảng dạy và phục vụ hoạt động của trẻ. Nhờ sự khéo léo, các cô giáo đã biến những vật dụng bỏ đi như lốp xe, chai lọ, vỏ hộp bia, bìa các tông thành những đồ dùng dạy học hữu ích như bình hoa, các con thú, mô hình nông trại, nhà cửa, cây cối. Tính đến nay, cán bộ, giáo viên nhà trường đã tự làm được gần 300 đồ dùng học tập phục vụ cho 5 lĩnh vực phát triển của trẻ và tiết kiệm được 35% kinh phí cho việc mua đồ dùng học tập phục vụ giảng dạy. Thực hiện lời Bác dạy, công tác chăm sóc sức khỏe được Trường Mầm non Châu Giang thực hiện song song với việc giáo dục trẻ. Ngoài việc hàng năm 100% trẻ được cân đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng thì đội ngũ cô nuôi luôn thực hiện nghiêm túc nội quy bếp ăn, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Thực đơn mỗi ngày của trẻ được thay đổi thường xuyên và niêm yết công khai tại bảng tin của nhà trường. Từ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cô và trò Trường Mầm non Châu Giang đã có nhiều chuyển biển tích cực về mọi mặt. Những năm qua, chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường luôn đạt kết quả tốt. Riêng năm học 2017 - 2018, tỷ lệ chuyên cần của trẻ mẫu giáo đạt 97,6%, nhà trẻ đạt 94,2%; tỷ lệ suy dinh dưỡng nhà trẻ còn 2,7%, mẫu giáo giảm còn 2,5%; 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non; 100% giáo viên nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cũng trong trong năm học, nhà trường có 1 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 3 giáo viên đạt giải trong các cuộc thi cấp huyện, 28 giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường. Nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến; chi bộ nhiều năm liền đạt trong sạch, vững mạnh. Bảo Linh

Năm 2019 Tổng Cục Hải quan thi đua nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đổi mới để quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

TĐKT - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, trong năm 2018, Tổng cục Hải quan thực hiện tốt tất cả các lĩnh vực, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đổi mới để quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngành Hải quan đạt được những kết quả xuất sắc trong năm 2018 là nhờ sự điều hành, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, sự nỗ lực của tất cả các đơn vị trong toàn ngành và của mỗi cán bộ, công chức, viên chức… Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn phát biểu tại Hội nghị trực tuyến ngành Hải quan chiều 8/1 Trong năm 2018, Tổng cục Hải quan tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) (cải cách thể chế; kiểm soát TTHC; cải cách tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng công chức hải quan; đôn đốc các Bộ, ngành cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đối thoại với doanh nghiệp (DN); hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện; tiếp tục áp dụng các phương pháp quản lý hải quan hiện đại và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin…) nhằm mục tiêu chính là rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ hải quan góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tăng tính minh bạch, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Hải quan, hiện thực hóa các mục tiêu trong Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020. Đây là động lực để đẩy mạnh cải cách hành chính nằm trong chủ trương chung của Chính phủ. Trong công tác thu ngân sách Nhà nước (NSNN), hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2018, ngay từ đầu năm, toàn ngành Hải quan tích cực thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách. Trong đó Tổng cục Hải quan đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt: Giao chỉ tiêu thu và đôn đốc thường xuyên công tác thu đối với từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chính sách thuế; chủ động rà soát kiểm tra các mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch lớn, đặc biệt, tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, kiểm tra nội bộ, chống gian lận thương mại trong khâu làm thủ tục hải quan... Nhờ đó, ngành Hải quan đã chống thất thu một cách hiệu quả. Theo đó, số thu ngân sách của Hải quan năm 2018 đạt 314.907 tỷ đồng, bằng 111,27% dự toán, bằng 107,5 % chỉ tiêu phấn đấu, tăng 6,0 % so với cùng kỳ 2017. Đây là một kết quả xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Hải quan. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã biểu dương một số mặt công tác quan trọng của ngành Hải quan đạt được trong năm 2018. Đồng thời, Bộ trưởng đánh giá, kết quả chung của ngành Tài chính đạt được trong năm 2018 vừa qua có sự đóng góp rất quan trọng của Tổng cục Hải quan. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lưu ý, năm 2019 có ý nghĩa quan trọng, là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Trung ương khoá XII; Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch tài chính - ngân sách 5 năm 2016 – 2020. Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng khoảng 6,8%, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) dưới 4%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8 - 10%, kiểm soát nhập siêu dưới 2%, tăng thu ngân sách khoảng 5% so với dự toán Quốc hội giao. Với mục tiêu nêu trên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chỉ đạo, ngành Hải quan tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt tối thiểu 5% so với dự toán được giao. Để thực hiện mục tiêu thu ngân sách, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị ngành Hải quan bám sát những nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 01 năm 2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Nghị quyết của Ban cán sự Đảng và chương trình hành động của Bộ Tài chính về xây dựng kế hoạch thực hiện và tổ chức triển khai ngay nhiệm vụ được giao từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2019. Thứ hai, ngành Hải quan tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại và các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa để rút ngắn thời gian, chi phí thông quan hàng hóa... theo đúng mục tiêu, yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Nghị quyết 02 năm 2019 về các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, Nghị quyết 139 năm 2018 của Chính phủ về chương trình hành động cắt giảm chi phí cho DN.... Thứ ba, làm tốt hơn công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, nhất là khi Tết Nguyên đán đang đến gần. Thứ tư, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “ tự diễn biến", “tự chuyển hóa” trong nội bộ; về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; về Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong nội ngành và thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán, Ủy ban Kiểm tra Trung ương... Năm 2019 được dự báo có nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, với bề dày truyền thống của mình, Bộ trưởng tin tưởng Tổng cục Hải quan và cơ quan Hải quan các cấp sẽ đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị được giao, cùng với toàn ngành Tài chính thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019 và những năm tiếp theo… Hồng Thiết

Tập đoàn Than - Khoáng sản thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

TĐKT - Năm 2018 là năm Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tạo bứt phá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đến công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho thợ mỏ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với các giải pháp đồng bộ, sự chỉ đạo quyết liệt linh hoạt của cả hệ thống chính trị; sự đồng thuận, nỗ lực, tinh thần kỷ luật và đồng tâm của tất cả người lao động, công nhân cán bộ toàn Tập đoàn; Tập đoàn đã hoàn thành toàn diện tất cả các chỉ tiêu năm 2018 sớm hơn một tháng so với kế hoạch đề ra đầu năm và đạt cao nhất tính từ 2012 trở lại đây. Tất cả các khối kinh doanh của Tập đoàn đều có lãi; đặc biệt các chỉ tiêu lợi nhuận, nộp Ngân sách Nhà nước, năng suất lao động và thu nhập người lao động vượt mục tiêu và về trước thời hạn 2 của năm Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tập đoàn lần thứ 2 đề ra. Cụ thể, doanh thu toàn Tập đoàn năm 2018 đạt 121,7 ngàn tỷ đồng bằng 107 % kế hoạch và tăng 13 % so năm 2017. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 780 triệu USD, tăng 36 % so với kế hoạch. Lợi nhuận toàn Tập đoàn đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng 2.000 tỷ đồng so với kế hoạch và tăng 1.000 tỷ so với thực hiện 2017. Nộp ngân sách Nhà nước: 16 ngàn tỷ đồng, tăng 1,2 ngàn tỷ đồng so với thực hiện năm 2017. Tổng tài sản năm 2018 là: 130 ngàn tỷ đồng. Tập đoàn và các công ty thành viên đã bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh. Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của TKV vào ngày 9/1 Cũng trong năm 2018, nhờ thực hiện có hiệu quả các chủ trương cơ giới hóa, tự động hóa và tin học hóa theo hướng cách mạng công nghiệp 4.0, năng suất lao động tính theo giá trị toàn Tập đoàn đạt 1,1 tỷ đồng/người/năm, tăng 15,8% so với thực hiện năm 2017. Năng suất lao động tính theo sản lượng than 635 tấn/người/năm, tăng 15,7% so với năm 2017. Để đạt được thành tích cao trong năm 2018, trước hết là công sức, là quyết tâm của tập thể công nhân, cán bộ toàn Tập đoàn cùng nhau phấn đấu, biến sức mạnh của tinh thần “Kỷ luật và đồng tâm” của thợ mỏ thành các phong trào thi đua lao động sản xuất. Trên thực tế, ngay từ khi triển khai nhiệm vụ đầu năm 2018, Tập đoàn đã đánh giá sát biến động của thị trường than – khoáng sản trong và ngoài nước, cũng như nhận diện những yếu tố bất lợi có thể tác động đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh như thời tiết bất thường; điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn hơn… Từ đó, đề ra các giải pháp phù hợp. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, TKV yêu cầu các đơn vị bám sát những nhiệm vụ, xác định rõ các ngành, nghề, lĩnh vực, sản phẩm chính để tập trung phát triển, trọng tâm là nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh và tái cơ cấu toàn diện, xây dựng TKV trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ, mô hình quản trị theo hướng hiện đại và chuyên môn hóa cao, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý… Đặc biệt, Tập đoàn và các đơn vị luôn chủ động nắm bắt diễn biến thị trường, chuyển hướng sản xuất và tiêu thụ loại than có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngay từ đầu năm, Tập đoàn đã tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp điều hành kế hoạch 2018. Cung cấp đủ than cho các hộ tiêu thụ theo hợp đồng đã ký kết, trên cơ sở khai thác tối đa sản lượng than theo giấy phép khai thác để đáp ứng nhu cầu về than cho một số hộ khách hàng đặc biệt là hộ điện; khối lượng than cấp cho hộ điện tăng 4 triệu tấn so với kế hoạch đầu năm và tăng 6,5 triệu tấn so với thực hiện 2017. Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và đổi mới quản trị doanh nghiệp, lao động tiền lương, chăm lo phát triển nguồn nhân lực. Hoàn thiện cơ chế quản trị tài chính doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản lý, quản trị chi phí, quản lý vật tư; quyết liệt trong tiết giảm chi phí. Đồng thời, năm 2018, TKV tập trung cao, ưu tiên đầu tư, ứng dụng khoa học – công nghệ vào tất các lĩnh vực sản xuất và công tác điều hành, quản lý; chú trọng cơ giới hoá; tin học hóa và thực hiện, sắp xếp tinh giản lao động nhằm nâng cao năng suất, giảm giá thành, tăng hiệu quả. Phát huy thành tích đã đạt được, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV Lê Minh Chuẩn cho biết, với phương châm: An toàn – Đổi mới – Phát triển, năm 2019, TKV phấn đấu đưa sản lượng than nguyên khai sản xuất đạt 40 triệu tấn, than tiêu thụ đạt 42 triệu tấn. Ngoài ra, các ngành khoáng sản, sản xuất và kinh doanh điện, vật liệu nổ, cơ khí phấn đấu mức tăng trưởng ổn định, vượt chỉ tiêu so với năm 2018. Doanh thu toàn Tập đoàn phấn đấu đạt 128.000 tỷ đồng, trong đó, riêng khối than hơn 68.000 tỷ đồng. Lợi nhuận phấn đấu đạt khoảng 3.000 tỷ đồng. Tiền lương bình quân của người lao động phấn đấu đạt 11,3 triệu đồng/người/tháng. TKV sẽ vừa tăng cường củng cố sức mạnh của cả hệ thống chính trị và kỷ luật điều hành từ Tập đoàn đến các đơn vị, vừa tăng cường phân cấp, phân công để tạo thế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao cho mỗi đơn vị, mỗi bộ phận. Đặc biệt, TKV tiếp tục đẩy mạnh việc đưa khoa học công nghệ vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (từ khai thác, sàng tuyển, chế biến). Coi khoa học công nghệ là chìa khóa để tăng năng suất lao động. Tăng cường bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới, nâng cao chất lượng lao động để tiếp cận công nghệ mới, tiến tới vận hành quản lý nguồn nhân lực bằng tin học hóa. Đặc biệt là ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác than hầm lò; chú trọng việc triển khai nghiên cứu áp dụng cơ giới hoá hạng nhẹ, để tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, giảm nguy cơ mất an toàn. Năm 2019 phấn đấu đạt/vượt 15,5 % sản lượng than CGH/tổng sản lượng than hầm lò. Đối với sản xuất lộ thiên, đẩy mạnh sử dụng đồng bộ thiết bị công suất lớn (các máy xúc dung tích gầu xúc lớn 12 m3 kết hợp với các xe đại xa tải trọng lớn), tiếp tục nghiên cứu triển khai công nghệ vận tải liên hợp ôtô - băng tải; nghiên cứu triển khai các hệ thống điều khiển tự động tổ hợp vận tải mỏ; triển khai áp dụng đồng bộ các hệ thống cấp phát quản lý nhiên liệu tự động. Tập đoàn cũng sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống sàng tuyển, chế biến than tại các mỏ và nhà máy sàng tuyển để nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng hệ số thu hồi than, giảm chi phí vận chuyển than, đất đá thải. Tiếp tục triển khai đầu tư các dự án trọng điểm: Dự án Đầu tư khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm II-IV, dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác hầm lò mỏ than Núi Béo, dự án đầu tư khai thác hầm lò xuống sâu dưới mức -150 - Công ty than Mạo Khê, dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại (giai đoạn I), dự án khai thác lộ thiên khu Bắc Vàng Danh...  Cùng với đó, TKV tiếp tục tăng cường công tác giám sát, quản trị nội bộ, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và đảm bảo tiền lương, thu nhập cho người lao động theo quy định. Cũng trong năm 2019, TKV sẽ đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Thay vì tổ chức tuyên dương các điển hình tiên tiến xuất sắc vào dịp tháng 3 hàng năm, từ 2019 trở đi sẽ tổ chức vào dịp ngày truyền thống 12/11 để tăng cường giáo dục và khơi dậy truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm” của thợ mỏ để nhân nên sức mạnh đoàn kết toàn Tập đoàn. Hồng Thiết

Trang