Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 – CT/TW của Bộ Chính trị
TĐKT - Sáng 16/5, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Chỉ thị 03) theo hình thức trực tuyến tại 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân và nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng tới dự. 5 năm qua, việc triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị được tiến hành bài bản, kịp thời, nghiêm túc. Công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức và tạo chuyển biến bước đầu về tư tưởng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quá trình thực hiện Chỉ thị 03 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, đơn vị; nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở đã được giải quyết. Việc đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị làm cho sinh hoạt có nội dung thiết thực, cụ thể hơn, gắn với tình hình của từng địa phương, đơn vị; góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, của các cấp chính quyền, đoàn thể. Đồng chí Đinh Thế Huynh phát biểu chỉ đạo hội nghị Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung: Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi đây là công việc tự giác, thường xuyên. Tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; đưa nội dung này vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và nội dung sinh hoạt thường xuyên của chi bộ, gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện Chỉ thị 03 theo phương châm trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; học đi đôi với làm theo, chú trọng việc làm theo bằng những hành động và việc làm cụ thể. Xây dựng, tổng kết và nhân rộng những điển hình tiên tiến về làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, kết hợp giữa “xây” với “chống”. Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo… Tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu Hội nghị đã biểu dương, khen thưởng 719 điển hình tiên tiến tiêu biểu. Tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 4 tập thể và 7 cá nhân tiêu biểu nhất trong Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nguyệt HàPhong trào thi đua
TĐKT- 5 năm qua, thực hiện Chỉ thị 03/ CT-TW, của Bộ Chính trị về “ Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, huyện Ba Vì (TP Hà Nội) đã xây dựng nhiều mô hình, cách làm hay làm theo Bác.
Đầu tiên là thực hành tiết kiệm trong việc cưới, tang, mừng thọ. Việc cưới, trước đây, theo phong tục, tập quán cũ hầu hết các đám ở địa phương thường kéo dài ngày, ăn uống, mời khách tràn lan, thường trên 100 mâm cỗ, có những đám tới 200 mâm cỗ, để phô trương, hình thức, thể hiện tông to, họ lớn, quan hệ, địa vị xã hội lớn, gây ra những phiền hà, lãng phí thời gian, vật chất trong nhân dân. Từ khi đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Huyện ủy đã có Nghị quyết, lấy xã Tòng Bạt làm điểm, thực hiện đám cưới 50 mâm cỗ, tổ chức gọn nhẹ, trong vòng 1 ngày rưỡi. Đến nay, việc ăn uống ở các đám cưới đã cơ bản giảm, mỗi đám cưới chỉ 50 đến 70 mâm, không mời khách tràn lan, trong đám cưới không thuê nhạc sống, không mời thuốc lá, các thủ tục chạm ngõ, lại mặt đều đã được giảm.
Làm theo Bác, nhiều gia đình ở Ba Vì đã hiến đất, làm đường giao thông
Tính trung bình mỗi đám cưới trên địa bàn đã tiết kiệm được 10 đến 20 triệu đồng. Các xã làm tốt việc cưới là : Tòng Bạt, Vân Hòa, Tản Hồng, Châu Sơn, Phú Phương, Thuần Mỹ, Cổ Đô, Phong Vân…
Trong việc tang, việc làm theo lời Bác đã thực sự đi vào chiều sâu, mỗi thôn, mỗi dòng họ ở các xã, thị trấn đã thành lập một ban lễ tang, đều có quy định nơi chôn cất là các loại đất thùng đào, thùng đấu, không vào đất đang canh tác, việc chôn cất không kéo dài 48 tiếng sau khi người chết. Trước đây, người đến viếng đều được gia chủ mời ăn cơm, vì vậy có đám lên đến hàng trăm mâm cỗ. Giờ chỉ có con cháu nội ngoại thân thiết được mời cơm. Trên địa bàn nhiều xã đã thực hiện hỏa táng để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm đất, tính đến năm 2015, toàn huyện đã có 34% số ca hỏa táng, nhiều địa phương thực hiện hỏa táng đạt 50% đến 70% như xã Tòng Bạt, Phong Vân…
Song song với đó, việc mừng thọ ở Ba Vì đã thực sự là điểm sáng, đó là quy định mừng thọ từ mùng 4 đến mùng 8, việc mừng thọ ở nhiều địa phương đã không tổ chức khao thọ mà chỉ mời trà nước, tiêu biểu như xã Phú Phương, Thuần Mỹ, việc ăn uống rất gọn nhẹ, chỉ 5 đến 7 mâm cỗ. Tiết kiệm mỗi việc mừng thọ từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Việc làm theo Bác ở Ba Vì còn có một mô hình nổi bật, tạo sức lan tỏa lớn, đó là việc thực hành tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày của hội viên phụ nữ. Để cuộc vận động ăn sâu vào tiềm thức, biến thành hành động cụ thể, phụ nữ Ba Vì đã đăng ký xây dựng nhiều mô hình làm theo gương Bác rất thiết thực, có hiệu quả. Hội Phụ nữ từ huyện đến cơ sơ thực hành tiết kiệm theo lời dạy của Bác hướng đến đối tượng phụ nữ nghèo, các mô hình tiết kiệm tại cơ sở ngày càng được nhân rộng. Hội Phụ nữ huyện thực hiện mô hình tiết kiệm chi, sử dụng tiết kiệm văn phòng phẩm, tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày.
Mô hình Nuôi lợn nhựa của phụ nữ Ba Vì
Kết quả, trong năm 2015, Hội Phụ nữ huyện đã tiết kiệm được 50 triệu đồng để trao 2 mái ấm, tặng quà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng và hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Hội phụ nữ các xã, thị trấn đã triển khai tới 100% cơ sở hội tổ chức cho cán bộ, hội viên phụ nữ đăng ký việc làm theo Bác. Kết quả, đã có 31.634 người đăng ký thực hiện các mô hình: 22 cơ sở hội thực hiện Nuôi lợn nhựa, 03 cơ sở thực hiện mô hình Hũ gạo tiết kiệm, 06 cơ sở thực hiện tiết kiệm trong tổ chức việc cưới, việc tang, 03 cơ sở thực hiện tiết kiệm văn phòng phẩm, làm thêm giờ… Các mô hình này được triển khai tại 678 chi, tổ phụ nữ trong toàn huyện. Mô hình Tiết kiệm điện năng được triển khai ở 4 cơ sở hội, trong đó vận động mỗi gia đình hội viên sử dụng từ 2 bóng đèn compact trở lên, tự giác tắt các thiết bị điện khi không dùng.
Gắn việc học tập và làm theo Bác với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương đã thành nét đẹp ở Ba Vì. Trong 5 năm qua, cán bộ, đảng viên ở Ba Vì đã cùng với quần chúng quyết tâm thực hiện về công tác dồn điền đổi thửa, toàn huyện đã dồn đổi được hơn 5.000 ha. Nhân dân đã hiến hàng trăm nghìn m2 đất để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng. Đặc biệt, những công trình cần đến sự đóng góp của nhân dân về đất thổ cư cũng đã được đông đảo nhân dân đóng góp, như ông Đinh Trọng Ly ở xã Minh Quang hiến hơn 1.200 m2 đất, ông Đỗ Văn Toán ở Thuần Mỹ hiến 800 m2 đất, Nguyễn Văn Thanh ở Cẩm Linh hiến 300 m2 đất. Từ đó, các công trình trên địa bàn huyện Ba Vì đều đã được thi công đúng tiến độ. Trong 5 năm học theo Bác, có nhiều tập thể ở Ba Vì đã có nhiều việc làm thiết thực: chi bộ thôn Tân Phong I xã Phong Vân đã vận động nhân dân giúp đỡ gia đình khó khăn số tiền gần 9 triệu đồng, xây dựng đường làng ngõ xóm trị giá 135 triệu đồng; Hội Phụ nữ xã Minh Quang xây dựng mô hình Nuôi lợn nhựa hơn 2,5 tỷ đồng; Hội Nông dân xã Sơn Đà vận động 31 gia đình hội viên hiến hơn 1.000 m2 đất để làm đường giao thông…
Nhìn lại 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 về tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, huyện Ba Vì đã thành công trong xây dựng, lựa chọn các mô hình, các làm hay để nhân rộng góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp trong mỗi người, mỗi gia đình.
Trần Phương
Hà Nội đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
TĐKT – Sáng 10/5, tại Hà Nội, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm (2011-2015) thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (Chỉ thị 03). Tới dự có các đồng chí: Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội. Trong 5 năm 2011-2015, các ngành, các cấp và địa phương, đơn vị của Hà Nội đã thực hiện tốt Chỉ thị 03, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”, thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2014”, “Năm trật tự và văn minh đô thị 2014, 2015” góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của cơ quan, đơn vị và thành phố. Những cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 03 giai đoạn (2011-2015) được tặng Bằng khen của UBND TP Hà Nội Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên, nền nếp, tự giác trong sinh hoạt chi bộ và trong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, phát huy được vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các đơn vị. Qua thực hiện Chỉ thị 03, nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên địa bàn Thủ đô đã kịp thời được phát hiện và biểu dương, có tác động to lớn trong giáo dục, động viên xây dựng niềm tin với Đảng trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tại hội nghị, 49 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 03 giai đoạn (2011-2015) đã được tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội. Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03 gắn với Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) và chương trình xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; trọng tâm là ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tệ nạn tham nhũng, lãng phí, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm. Đồng thời, tiếp tục nêu cao trách nhiệm gương mẫu, tự giác đi đầu của cán bộ, đảng viên; thực hiện tốt phương châm xây đi đôi với chống. Mai ThảoTĐKT – Sáng 6/5, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập Đội Thiếu niên tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh.
Trong đó, nổi bật là Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và trao Giải thưởng Kim Đồng năm học 2015 - 2016 cho các em đội viên, chỉ huy đội có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện; trao Giải thưởng Cánh én hồng năm 2016 cho các giáo viên làm Tổng phụ trách Đội có thành tích xuất sắc trong công tác. Chương trình sẽ được tổ chức vào ngày 15/5 tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam.
Họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh
Trước lễ kỷ niệm, sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa: Triển lãm, trưng bày sách, ảnh, tư liệu "75 mùa hoa Đội ta lớn lên cùng đất nước" ; Liên hoan trống kèn thiếu nhi ; hành trình về nguồn và tặng quà, trao học bổng Vừ A Dính cho thiếu nhi tiêu biểu; biên tập, phát hành các ấn phẩm về Đội TNTP Hồ Chí Minh…
Đây là những hoạt động thiết thực nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Đội TNTP Hồ Chí Minh; ghi nhận, động viên những thành tích của Đội và thiếu nhi Việt Nam trong 75 năm qua; đồng thời khích lệ thiếu nhi cả nước tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, học tập rèn luyện trở thành những công dân tương lai của đất nước, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mai Thảo
TĐKT –Tối 1/5, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2016) với chủ đề “Tự hào trí tuệ Lao động Việt Nam”. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai dự và phát biểu ý kiến.
130 năm qua, truyền thống và vai trò to lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn được khẳng định. Mặc dù chỉ chiếm gần 30% lực lượng lao động xã hội nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã đóng góp hơn 65% tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách Nhà nước. Tổ chức Công đoàn Việt Nam với hơn 9 triệu đoàn viên đã chủ động đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động để thu hút, tập hợp đông đảo công nhân lao động và ngày càng thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của đoàn viên, công nhân viên chức lao động.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai biểu dương những đóng góp to lớn của công nhân và người lao động trên cả nước. Tuy vậy, điều kiện lao động và đời sống của công nhân vẫn gặp nhiều khó khăn về chất lượng nguồn nhân lực; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; nâng cao năng suất lao động; đảm bảo tiền lương, thu nhập của người lao động trong dài hạn...
Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh đến vai trò của các cấp công đoàn trong việc giúp đỡ người lao động giải quyết những khó khăn trên thông qua việc chủ động phối hợp với chính quyền, tổ chức tốt, phát động sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, động viên đông đảo công nhân, viên chức, người lao động phát huy quyền làm chủ, đi đầu trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
10 sản phẩm tiêu biểu nhận giải thưởng “Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam”
Tại buổi lễ, 10 sản phẩm tiêu biểu đã được tôn vinh, nhận giải thưởng “Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam”.
Mai Thảo
Kỷ niệm 130 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5 và phát động “Tháng Công nhân” năm 2016
TĐKT- Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2016) và phát động “Tháng Công nhân” lần thứ 7 năm 2016 với chủ đề “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; vì việc làm, đời sống của người lao động”. Những năm qua, tổ chức công đoàn các cấp đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động bám sát các nhiệm vụ của ngành, địa phương, cơ sở, quán triệt lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, tăng cường phối hợp, giúp đỡ các tổ chức đoàn thể khác; tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác công đoàn và phong trào công nhân, viên chức lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra, phát huy mạnh mẽ vai trò của đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế cũng như trong xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Chủ tịch Liên đoàn Lao động Nguyễn Xuân Hồng phát biểu ôn lại truyền thống ngày Quốc tế Lao động và phát động "Tháng công nhân" lần thứ 7 Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Phạm Văn Tân đề nghị cấp ủy, chính quyền, tổ chức công đoàn các cấp, các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh cần tiếp tục tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về phẩm chất, truyền thống của giai cấp công nhân, của tổ chức công đoàn Việt Nam; thực hiện hiệu quả dân chủ cơ sở; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong công nhân viên chức - lao động; thường xuyên quan tâm bồi dưỡng những nhân tố mới, những tài năng, sáng tạo để nhân rộng; tập trung kiện toàn, củng cố nâng cao chất lượng, tổ chức, bộ máy và cán bộ. Trao quà cho công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn Trao 3 giải "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên công đoàn khó khăn về nhà ở Nhân dịp này, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tiến hành trao 03 “Mái ấm Công đoàn” cho 03 đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở; trao 30 suất quà cho các cá nhân là công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động. Thái ThànhThanh niên Công an TP Hà Nội thi đua lập thành tích chào mừng bầu cử
TĐKT - Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Công an TP Hà Nội phát động Tháng cao điểm lập thành tích chào mừng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Tháng thi đua cao điểm được tổ chức từ ngày 22/4/2016 đến ngày 22/5/2016 với khẩu hiệu “Nâng cao trách nhiệm, xung kích, chủ động, sáng tạo; tuổi trẻ Công an Thủ đô thi đua lập công, bảo vệ an toàn cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”. Trọng tâm của thi đua là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, mừng kỷ niệm 126 năm Ngày sinh nhật Bác, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống các lực lượng Tham mưu, Tài chính, Quản lý hành chính và Cảnh sát hình sự. Trong tháng thi đua này, Đoàn Thanh niên Công an TP sẽ duy trì thực hiện mô hình “Đội thanh niên tình nguyện Ba sẵn sàng – vì nhân dân phục vụ”. Đoàn Thanh niên công an cấp cơ sở sẽ tổ chức cho đoàn viên thanh niên đăng ký xung kích tham gia hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chỉ tiêu công tác chuyên môn theo Chương trình hành động của Công an TP góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cuộc bầu cử. Nguyệt HàTĐKT - Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ban Dân tộc thành phố (TP) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946-3/5/2016).
Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Tất Vinh cho biết: 70 năm qua, các thế hệ cán bộ làm công tác dân tộc TP Hà Nội luôn đi sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc, kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội; xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc miền núi; hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao và có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.
Bộ trưởng Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc.
Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Ban Dân tộc TP Hà Nội đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu giúp Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề số 06-NQ/TU và tham mưu giúp Ủy ban nhân dân (UBND) TP ban hành kế hoạch 166/KH-UBND để phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô.
Các tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của UBND TP Hà Nội
Nhờ những kết quả đạt được từ các chương trình đầu tư cho vùng dân tộc, miền núi đã tạo nên sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển kinh tế, xã hội cũng như diện mạo nông thôn mới ở vùng miền núi Hà Nội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,2% năm 2011 xuống còn 5% năm 2015.
Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở như: Trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, điểm bưu điện văn hóa và mạng lưới điện quốc gia được quan tâm đầu tư xây dựng. 14/14 xã dân tộc miền núi đều có đường ô tô được thảm nhựa, hoặc đổ bê tông đến tận trụ sở UBND xã; trên 60% đường liên thôn được bê tông hóa; có 2/14 xã được công nhận Xã nông thôn mới…
Với những thành tích đạt được, Ban Dân tộc TP Hà Nội đã nhiều lần được Ủy ban Dân tộc, UBND TP tặng Bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác. 2 năm liên tiếp 2014, 2015, Ban Dân tộc TP Hà Nội được tặng Cờ Thi đua xuất sắc của Ủy ban Dân tộc và Bằng khen của UBND TP Hà Nội; năm 2014 được công nhận là cơ quan đạt chuẩn văn hóa.
Tại buổi lễ kỷ niệm, Ban Dân tộc TP Hà Nội và Trưởng ban Ban Dân tộc TP Nguyễn Tất Vinh đã được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Ủy ban Dân tộc; 16 cá nhân và 3 tập thể được tặng Bằng khen của UBND TP Hà Nội; 14 tập thể, cá nhân được tặng Giấy khen của Ban Dân tộc TP.
Mai Thảo
TĐKT - Sáng 25/4, tại Ninh Bình, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016.
Tỉnh Ninh Bình xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng năm 2016 tập trung vào các nội dung: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; phát động các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, thi đua phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tiếp tục phát động sâu rộng phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2016-2020; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các khối thi đua…
Năm qua, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đã đề ra. Đặc biệt, phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh lần thứ IV được đông đảo các cấp, các ngành, các đoàn thể, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng, đem lại hiệu quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến để tuyên truyền, phổ biến, nêu gương, học tập. Nhiều gương người tốt, việc tốt, các sáng kiến hay, có hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các ngành đã được phổ biến, nhân rộng.
Hà Thanh
Khối thi đua các bộ, ngành tổng hợp triển khai kế hoạch hoạt động năm 2016
TĐKT- Vừa qua, Khối thi đua các bộ, ngành tổng hợp tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động năm 2016. Nội dung kế hoạch xoay quanh chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua lập thành tích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”. Nâng cao chất lượng thi đua Khối thi đua các bộ, ngành tổng hợp ký kết giao ước thi đua năm 2016 Ngay từ đầu năm, phong trào thi đua của khối đã góp phần nâng cao chất lượng, hoàn thành nhiệm vụ của từng thành viên, đóng góp tích cực vào việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 và kế hoạch 5 năm (2016-2020) của đất nước. Mục đích thi đua năm nay, khối bộ, ngành tổng hợp sẽ phối hợp kiểm tra, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các hoạt động chung, phát hiện cách làm hay, những điển hình tiên tiến, nhân tố mới để nhân rộng… góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ giữa các thành viên trong khối nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao năm 2016. Theo đó, các thành viên trong khối đã căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ được giao, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả và chủ động kiểm tra, đánh giá, cùng trao đổi kinh nghiệm. Ngoài ra các đơn vị sẽ tích cực tham gia các hoạt động chung của khối với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, trung thực, hiệu quả. Qua đó, động viên, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân tích cực, có thành tích, đi đôi với việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật lao động; đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng. Phong trào thi đua phải thiết thực, hiệu quả Ông Trần Bá Huấn, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Khối trưởng Khối thi đua các bộ, ngành tổng hợp cho biết, năm 2016, khối thi đua các bộ, ngành tổng hợp xác định đẩy mạnh các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả. Phong trào thi đua tập trung vào 5 nhiệm vụ cơ bản, thứ nhất, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, tạo môi trường và động lực mới cho sự phát triển. Thứ hai, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu, phục vụ và quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực được giao; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; triển khai các hoạt động cụ thể trong phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, xây dựng tổ chức, cơ quan trong sạch, vững mạnh. Thứ ba, đẩy mạnh phong trào thi đua trong lĩnh vực xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng bộ máy tổ chức đơn vị hoạt động hiệu quả. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thứ tư, đổi mới, tạo sự chuyển biến tích cực và hiệu quả trong công tác khen thưởng, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, có tác dụng giáo dục, nêu gương, quan tâm đến các tập thể, cá nhân lao động trực tiếp. Thứ năm, tiếp tục triển khai tổ chức các hoạt động kiểm tra, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong khối về tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng, tham gia xây dựng nông thôn mới với 2 đợt theo tinh thần tất cả các đơn vị thành viên trong khối đều được lựa chọn 1 đơn vị trực thuộc để khảo sát, kiểm tra. Tại hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Lại Đức Vượng nêu rõ, các phong trào thi đua trong khối phải đổi mới về nội dung và hình thức, thiết thực và hiệu quả hơn. Đặc biệt cần chú trọng công tác truyền thông với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nội dung bám sát thực tiễn. Phải huy động được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia tích cực công tác tuyên truyền, giáo dục, cổ động phong trào thi đua và thực hiện chính sách, pháp luật về khen thưởng; gắn công tác tuyên truyền với nêu gương, giao lưu, trao đổi, học tập, nhân rộng điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực hoạt động của khối. Trong năm 2016, khối thi đua các bộ, ngành tổng hợp dự kiến tổ chức các hoạt động: Chương trình thăm hỏi, tặng quà hộ nghèo ở Lai Châu; giải thể thao cán bộ, viên chức khối thi đua các bộ, ngành tổng hợp… Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 109
- 110
- 111
- 112
- 113
- sau ›
- cuối cùng »