TĐKT - Ngày 4/10/2022, NESCAFÉ - nhãn hiệu cà phê lớn nhất của Tập đoàn Nestlé và là một trong những thương hiệu cà phê được yêu thích trên thế giới, đã công bố kế hoạch NESCAFÉ Plan 2030 mở rộng với mục tiêu hướng đến canh tác bền vững. NESCAFÉ tiếp tục phối hợp với nông dân để giúp họ chuyển đổi sang nền nông nghiệp tái sinh, đồng thời đẩy nhanh tiến độ của dự án NESCAFÉ Plan trong thập kỷ tới.
Theo đó, NESCAFÉ sẽ đầu tư hơn một tỷ franc Thụy Sĩ cho NESCAFÉ Plan 2030. Khoản đầu tư này được xây dựng dựa trên dự án NESCAFÉ Plan hiện tại khi thương hiệu tăng cường các hoạt động bền vững của mình. Nguồn vốn đầu tư được tài trợ bởi quỹ nông nghiệp tái sinh của Nestlé song hành với cam kết của Tập đoàn trong mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang hệ thống thực phẩm tái sinh và tham vọng đạt được mức phát thải ròng bằng không.
Ông David Rennie, Giám đốc Các Thương hiệu Cà phê của Tập đoàn Nestlé cho biết: “Biến đổi khí hậu đang khiến các khu vực trồng cà phê chịu nhiều áp lực. Dựa trên kinh nghiệm 10 năm thực hiện dự án NESCAFÉ Plan, chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ dự án để giúp giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và các thách thức về mặt xã hội và kinh tế trong chuỗi giá trị của NESCAFÉ”.
Nhiệt độ tăng cao sẽ làm giảm đến 50% diện tích trồng phù hợp đối với cây cà phê vào năm 2050. Đồng thời, khoảng 125 triệu nhà nông dựa vào cây cà phê để kiếm sống và ước tính khoảng 80% các hộ gia đình trồng cà phê sống ở mức hoặc dưới mức nghèo khổ. Do đó, cần phải có những hành động cụ thể để đảm bảo tính bền vững lâu dài của cà phê.
“Là thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới, NESCAFÉ đặt mục tiêu mang đến những tác động thực sự đến việc trồng cà phê trên toàn cầu”, ông Philipp Navratil, Giám đốc Bộ phận Chiến lược Kinh doanh Cà phê của Nestlé cho biết. “Chúng tôi mong mỏi những nông dân trồng cà phê sẽ có nguồn thu nhập cao cũng nhiều như việc chúng tôi mong muốn cà phê sẽ mang lại những tác động tích cực đến môi trường. Hành động của chúng tôi có thể thúc đẩy sự thay đổi trong toàn ngành cà phê”, ông Philipp Navratil chia sẻ.
Hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang canh tác cà phê tái sinh
Nông nghiệp tái sinh là một cách tiếp cận canh tác nhằm cải thiện sức khỏe và độ phì nhiêu của đất cũng như bảo vệ nguồn nước và đa dạng sinh học. Đất khỏe hơn sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn trước tác động của biến đổi khí hậu và có thể tăng năng suất, giúp cải thiện sinh kế của nông dân.
Trong giai đoạn 2011-2021, NESCAFÉ Plan đã hỗ rợ cây giống cho 15.000 hộ nông dân mỗi năm ở các tỉnh Tây Nguyên
NESCAFÉ sẽ tổ chức cho nông dân các khóa đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật trồng cây cà phê năng suất cao để giúp họ chuyển đổi sang phương thức canh tác cà phê tái sinh. Một số ví dụ về thực hành nông nghiệp tái sinh bao gồm: Trồng cây che phủ giúp bảo vệ đất. Nó cũng giúp bổ sung sinh khối vào đất, có thể làm tăng chất hữu cơ và khả năng hấp thụ các-bon trong đất; kết hợp bón phân hữu cơ sẽ góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất, điều này rất cần thiết cho sức khỏe của đất; tăng cường canh tác nông - lâm kết hợp và xen canh góp phần bảo tồn đa dạng sinh học; cắt tỉa những cây cà phê hiện có hoặc thay thế bằng những giống cây kháng bệnh và chống chịu được với biến đổi khí hậu sẽ giúp trẻ hóa diện tích cà phê và tăng năng suất cho nông dân.
Tập trung vào các nguồn mà NESCAFÉ thu mua 90% sản lượng cà phê
NESCAFÉ sẽ tiếp tục phối hợp với nông dân trồng cà phê để thử nghiệm, học hỏi và đánh giá hiệu quả của các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh đa dạng. Điều này sẽ được thực hiện tập trung vào bảy nguồn cung chính đã cung cấp 90% sản lượng cà phê thu mua của NESCAFÉ, bao gồm: Việt Nam, Brazil, Mexico, Colombia, Côte d’Ivoire, Indonesia và Honduras.
NESCAFÉ đặt mục tiêu đạt được: 100% cà phê có nguồn gốc có trách nhiệm vào năm 2025; 20% cà phê có nguồn gốc từ các phương pháp nông nghiệp tái sinh vào năm 2025 và 50% vào năm 2030 là một phần tham vọng của Nestlé đối với các thành phần chính trong hoạt động sản xuất của mình.
Thí điểm chương trình hỗ trợ tài chính ở Mexico, Côte d’Ivoire và Indonesia để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp tái sinh
NESCAFÉ cam kết hỗ trợ những nông dân giải quyết rủi ro và chi phí liên quan đến việc chuyển đổi sang nông nghiệp tái sinh. Thương hiệu sẽ cung cấp các chương trình giúp nông dân cải thiện thu nhập từ kết quả của quá trình chuyển đổi đó.
Tại Mexico, Côte d’Ivoire và Indonesia, NESCAFÉ sẽ thí điểm một chương trình hỗ trợ tài chính để giúp nông dân đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp tái sinh. Thông qua chương trình này, NESCAFÉ cùng với nông dân trồng cà phê sẽ thử nghiệm và học hỏi cách tiếp cận tốt nhất tại mỗi quốc gia. Bao gồm các biện pháp như: Thưởng bằng tiền mặt kèm theo điều kiện áp dụng các phương pháp nông nghiệp tái sinh; bảo vệ thu nhập bằng cách sử dụng bảo hiểm theo chỉ số thời tiết (Weather insurance); tạo ra nhiều nguồn tiếp cận tín dụng hơn cho các hộ nông dân.
NESCAFÉ sẽ theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả của các chương trình canh tác tại thực địa với nông dân trồng cà phê thông qua tổ chức kiểm định Tiêu chuẩn Nông nghiệp Bền vững Rainforest Alliance. Bên cạnh những nỗ lực nói trên, NESCAFÉ còn phát triển các mối quan hệ đối tác mới và tập trung vào chuyên môn, ví dụ như hợp tác với Phòng thí nghiệm Thực phẩm Bền vững (Sustainable Food Lab) về các chủ đề liên quan đến đánh giá thu nhập, chiến lược và theo dõi tiến độ của nông dân trồng cà phê.
NESCAFÉ Plan đã giúp phân phối 63 triệu cây cà phê có năng suất cao và kháng bệnh; tái canh 63.000 ha diện tích cà phê già cỗi
Giảm phát thải khí nhà kính bằng cách thu giữ và lưu trữ nhiều các-bon hơn trong đất
Nông nghiệp tái sinh cũng góp phần hút bớt khí cacbonic từ khí quyển và giảm phát thải khí nhà kính. Điều đó cũng lý giải rằng vì sao nông nghiệp tái sinh đóng vai trò quan trọng trong lộ trình tiến tới thải ròng bằng 0 (Net Zero) của Nestlé. NESCAFÉ đặt mục tiêu đóng góp vào cam kết Net Zero của Nestlé nhằm giảm một nửa lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Thương hiệu sẽ làm việc với nông dân, nhà cung cấp và đối tác để giúp bảo vệ đất nông nghiệp, tăng cường đa dạng sinh học và giúp ngăn chặn nạn phá rừng. Thương hiệu dự định sẽ giúp nông dân trồng hơn 20 triệu cây tại ngay hoặc gần trang trại cà phê của họ.
Tại Việt Nam, từ năm 2011, Nestlé Việt Nam đã hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh để hỗ trợ nông dân trồng cà phê thông qua dự án NESCAFÉ Plan trong hành trình chuyển đổi. Trong hơn một thập kỷ qua, chương trình đã tạo ra những tác động tích cực đáng kể đến kinh tế - xã hội và môi trường.
Những thành tựu chính: Giúp hơn 21.000 hộ nông dân tiếp cận và thực hành sản xuất cà phê theo bộ tiêu chí 4C và hỗ trợ cây giống cho 15.000 hộ nông dân mỗi năm ở các tỉnh Tây Nguyên (2011 - 2021); phân phối 63 triệu cây cà phê có năng suất cao và kháng bệnh; tái canh 63.000 ha diện tích cà phê già cỗi; thực hiện hơn 330.000 buổi đào tạo về canh tác cà phê bền vững; giảm 40% lượng nước tưới và 20% phân hóa học / thuốc trừ sâu; thành lập 274 nhóm nông dân, trong đó 30% trưởng nhóm nông dân là nữ; giúp nông dân tăng từ 30-100% thu nhập nhờ áp dụng các mô hình xen canh hợp lý. 86% số trang trại trồng đa dạng với trung bình 3 loài cây và năng suất cao hơn 15% so với năng suất trung bình của cả nước; nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất để bảo vệ sức khỏe và độ phì nhiêu của đất. Điều này dẫn đến tỷ lệ hấp thụ các-bon cao hơn và tỷ lệ phát thải thấp hơn cũng như cải thiện đa dạng sinh học.
Phát triển bằng cách xây dựng một nền tảng vững chắc
Thông báo hôm nay được xây dựng dựa trên những nỗ lực bền vững của NESCAFÉ trong sản xuất cà phê. Kể từ năm 2010, thương hiệu đã tập trung vào tính bền vững thông qua dự án NESCAFÉ Plan và đã đạt được những tiến bộ đáng kể: Cà phê có nguồn gốc rõ ràng, với 82% cà phê của NESCAFÉ đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng từ năm 2021. Đã có 250 triệu cây cà phê mới được phân phối cho nông dân kể từ năm 2010; tham gia đánh giá tác động cùng tổ chức kiểm định Tiêu chuẩn Nông nghiệp Bền vững; giảm 46% lượng khí thải nhà kính trong các nhà máy sản xuất cà phê hòa tan của Nestlé (so sánh năm 2020 với năm 2010, trên mỗi tấn sản phẩm); lượng nước sử dụng ít hơn 53% trong các nhà máy sản xuất cà phê hòa tan của Nestlé (so sánh năm 2020 với năm 2010, trên mỗi tấn sản phẩm…
Thục Anh
Kinh tế
Khai mạc triển lãm quốc tế về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng
TĐKT – Sáng 4/10, chuỗi sự kiện triển lãm quốc tế về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng với hai triển lãm chính mang tên Mining Vietnam và Construction Vietnam đã chính thức khai mạc tại Trung tâm triển lãm quốc tế Hà Nội. Triển lãm diễn ra từ ngày 4 đến 6/10/2022, do tập đoàn Informa Market tổ chức. Ông BT Tee - Tổng Giám đốc công ty Informa Markets Việt Nam phát biểu khai mạc triển lãm Đại dịch Covid đi qua trong 2 năm có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam, ngành khai khoáng trong nước vẫn đương đầu với những khó khăn và thử thách. Theo báo cáo, trong 7 tháng đầu năm 2021, chỉ số IIP của ngành khai khoáng giảm 6,3%, lượng dầu thô và khai thác tự nhiên giảm 10,4%. Bên cạnh đó, trong năm 2022, tại Nghệ An, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực an toàn trong khai thác, chế biến khoáng sản, nhấn mạnh hoạt động của ngành khai khoáng tại Việt Nam đang đối diện với một số vấn đề về việc chưa sử dụng triệt để, tối ưu nguồn khoáng sản để mang lại lợi ích về mặt kinh tế, vấn đề về khả năng khai thác xuống sâu và đi xa. Tại Công văn số 4862/BCT-KH gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo đánh giá tình hình thực hiện năm 2021, dự kiến kế hoạch năm 2022 ngành Công Thương, Bộ Công Thương đã nêu định hướng giải pháp sản xuất công nghiệp năm 2022 là ứng dụng công nghệ cao, cũng như đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới đối với những ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và công nghiệp ưu tiên; tăng cường chuyển đổi số. Tận dụng những thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.Với trọng tâm, các doanh nghiệp chính là yếu tố nền tảng, giải pháp có tính căn cơ để ngành công nghiệp thực hiện tái cơ cấu cũng như phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2021 - 2030, tận dụng tốt nhất cơ hội đến từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Các đại biểu nhấn nút khai mạc triển lãm Triển lãm về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng mang đến không gian và cơ hội để các doanh nghiệp, các nhà chuyên môn trong ngành khai khoáng trao đổi, chia sẻ và học hỏi về cách vận hành, đổi mới phương pháp vận hành, ứng dụng công nghệ số hóa, robot trong khai thác và sản xuất để từ đó, gia tăng sản lượng và giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp và vấn đề môi trường. Chuỗi triển lãm thu hút hơn 100 đơn vị trong và ngoài nước tham gia trưng bày, đến từ 18 quốc gia/vùng lãnh thổ. Triển lãm năm nay có sự tham dự của nhiều nước trên thế giới, đáng chú ý là các gian hàng quốc gia đến từ Cộng hòa Séc, Trung Quốc và Ba Lan. Bên cạnh đó, một số đơn vị lớn trong ngành đồng hành cùng triển lãm lần này, có thể kể đến các doanh nghiệp tiêu biểu như: Cdt - Česká Dobývací Technika; Công ty Cổ phần Công nghiệp Âu Việt; Công ty Cổ phần Vinza; Công ty TNHH Máy Móc Fuli Việt Nam; Công Ty TNHH Tsurumi Pump Việt Nam; Enelex Spol; Everdigm Rock Tools; Hansen Electric, Spol; Siemag Tecberg Gmbh; Zam - Servis; Ždb Drátovna a.s.; Zenith Industrial Rubber Products và nhiều đơn vị khác. Triển lãm là cơ hội để các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm Đặc biệt, triển lãm lần này còn nhận được sự quan tâm và bảo trợ chính thức từ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Vinacomin đã đồng hành và luôn đánh giá cao Ban Tổ chức về ý tưởng, nội dung chương trình triển lãm cũng như hoan nghênh các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tham gia triển lãm. “Chúng tôi kết hợp với các doanh nghiệp đầu ngành khai khoáng và xây dựng để mang đến một chuỗi triển lãm uy tín, giàu chuyên môn và đẳng cấp nhất cho những người tham dự sự kiện từ khắp nơi trên thế giới. Với niềm tin vào các giải pháp số hóa và ứng dụng robot trong công nghệ đặc thù, chúng tôi tin các sản phẩm có mặt tại triển lãm sẽ là lời giải cho nhiều bài toán hóc búa của doanh nghiệp” - Ông BT Tee - Tổng Giám đốc công ty Informa Markets Việt Nam cho biết. Bên cạnh khu triển lãm trưng bày những giải pháp và công nghệ mới tối tân, các hoạt động bên lề trong khuôn khổ sự kiện cũng là một điểm sáng để mang thêm nhiều giá trị cho người tham dự. Cụ thể, từ ngày 4 đến ngày 6/10/2022, sự kiện còn tổ chức các hội thảo chuyên ngành với các chuyên gia hàng đầu tham gia tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm về các chủ đề được quan tâm trong ngành: Số hoá trong ngành khai khoáng: Từ lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn; Hội thảo kỹ thuật Tech Theatre; MINING 4.0: Ứng dụng thực tế của công nghệ, mô phỏng, số hóa và robot cho ngành khai khoáng; Khóa đào tạo Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ và sản phẩm, tổ chức R&D trong doanh nghiệp ngành khai khoáng. Các hội thảo được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, mang tính ứng dụng cao giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về lĩnh vực cũng như tìm được đề pháp cho những trở ngại trong quá trình vận hành, phát triển doanh nghiệp. Phương ThanhCần phân tách rõ vai trò, phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho PVN
TĐKT - Ngày 1/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Hội thảo về Luật Dầu khí sửa đổi: Chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Toàn cảnh Hội thảo Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết: Luật Dầu khí ra đời năm 1993 là mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành của hệ thống các văn bản pháp lý về dầu khí và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000 và năm 2008 để từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi, tác động lớn đến sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Trong quá trình thực hiện hoạt động dầu khí đã phát sinh một số bất cập, vướng mắc chưa được điều chỉnh bởi Luật Dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật, quy định chưa phù hợp hoặc chưa đồng bộ, chồng chéo với các quy định pháp luật khác. Bộ Công Thương nêu rõ, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định mang tính đặc thù của hoạt động dầu khí chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng; khắc phục những bất cập, chồng chéo với các quy định pháp luật có liên quan; bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với tình hình thực tế. Hội thảo được tổ chức nhằm đề xuất cơ chế, chính sách đồng bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển bền vững ngành năng lượng nói riêng và tổng thể nền kinh tế Việt Nam nói chung. Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi có quy định một chương về chức năng, quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí (từ Điều 60 đến Điều 64, thuộc Chương IX). Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, vẫn cần phân tách rõ vai trò, phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho PVN. Chẳng hạn, theo dự thảo luật, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đại cương dự án dầu khí thuộc về Bộ Công Thương. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, góp ý đối với các dự án dầu khí thông thường, thẩm quyền phê duyệt đại cương nên trao cho PVN. Với các kế hoạch đại cương của dự án dầu khí theo chuỗi, quy mô phức tạp, thẩm quyền phê duyệt Bộ Công Thương là hợp lý, thậm chí cần cấp có thẩm quyền cao hơn xem xét. Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận định: PVN là doanh nghiệp nhà nước, lĩnh vực hoạt động, quản lý là ngành kinh tế quan trọng, liên quan đến những vấn đề an ninh, quốc phòng. Vì thế, đề nghị bổ sung các quy định về kiện toàn bộ máy, tổ chức của PVN để tương xứng với vai trò, chức năng được giao. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, dự luật mới nhất vẫn chưa phân tách rõ vai trò của PVN: Quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao và là doanh nghiệp, nhà thầu. Theo ông Nguyễn Văn Tuân, Ủy viên ban chấp hành Hội Luật gia Việt Nam, Luật sửa đổi cần quy định rõ trách nhiệm của PVN trong ký kết với nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện hợp đồng dầu khí, xử lý phát sinh trong quá trình khi thực hiện vai trò theo ủy quyền của Chính phủ. Theo thông lệ quốc tế, có hai mô hình công ty dầu khí trên thế giới. Một là công ty dầu khí quốc gia, thực hiện các mục tiêu, chiến lược của Nhà nước. Đây cũng là mô hình hoạt động của PVN hiện nay. Hai là, mô hình công ty dầu khí quốc tế, có mục tiêu chính là kinh doanh. Ở lần sửa đổi này, các chuyên gia đề nghị phân định rõ tới đây sẽ phát triển PVN là công ty dầu khí quốc gia hay theo mô hình công ty dầu khí quốc tế. Việc xác định địa vị pháp lý rõ ràng giúp rõ hơn chức năng quản lý nhà nước, minh bạch trong quá trình thực hiện. Phương LinhTĐKT - Ngày 30/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động của Bộ NN&PTNT thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị.
Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động của Bộ NN&PTNT thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030
Bộ NN&PTNT đã xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Bộ để cụ thể hóa các nhiệm vụ Chính phủ giao, đồng thời, cũng để thực hiện quá trình chuyển đổi nông nghiệp xanh, bền vững đã đề ra tại Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050 đó là “Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn”.
Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp từ 2,5-3%/năm. Nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, nước, thủy sản, rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ở mức 42%, diện tích có chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên 1 triệu ha. Đặc biệt, ngành nông nghiệp hướng tới tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón được sản xuất và tiêu thụ đạt trên 30%...
Để đạt mục tiêu này, Bộ NN&PTNT chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn nuôi phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu từng vùng, miền; giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm phát thải khí nhà kính. Phát triển nguồn lợi thuỷ sản phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, điều chỉnh cường độ và cơ cấu khai thác hiệu quả gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái; chuyển đổi số và đổi mới công nghệ để sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam liên tục tăng trưởng, phát triển toàn diện và đạt được những thành tựu to lớn; sản lượng lương thực, thực phẩm tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm nguồn cung dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, như diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, nhu cầu lương thực tăng do dân số tăng, chưa quan tâm đúng mức đến phát triển bền vững; giải quyết chưa triệt để lượng tồn dư trong thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng quá mức phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tổn thất sau thu hoạch còn cao… gây ra các rủi ro, nguy hại đối với môi trường.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Việt Nam đang phải đối mặt với sự biến động thị trường, biến đổi khí hậu, biến chuyển xu thế tiêu dùng trên thế giới sang xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng có trách nhiệm. Để chuyển sang nền nông nghiệp xanh, Bộ trưởng cho rằng cần thay đổi nhận thức từ nông dân, các tổ chức, hợp tác xã, cộng đồng dân cư… cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống các ngành hàng. Các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân, hiệp hội ngành hàng cùng chung tay để hình thành hệ sinh thái xanh.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ công bố bộ chỉ tiêu đo lường kết quả thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, trong đó, có các chỉ tiêu về môi trường, tăng trưởng xanh.
Trang Lê
TĐKT - Chiều 29/9, Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ Quý III/2022 để thông tin đến các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình thực hiện chương trình công tác trong 9 tháng đầu năm 2022. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì họp báo.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi chủ trì họp báo thường kỳ Quý III/2022
Báo cáo về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) 9 tháng năm 2022, ông Dương Tiến Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ NSNN cho biết, tổng thu NSNN 9 tháng ước đạt 1.327,3 nghìn tỷ đồng, bằng 94% dự toán, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa đạt 88,9% dự toán, tăng 18,8% (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, thì số thu thuế, phí nội địa đạt 87,3% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ), riêng các khoản thu từ 3 khu vực kinh tế (trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh) ước đạt 83% dự toán, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 83,3% dự toán, tăng 14,1%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 77,7% dự toán, tăng 5,9%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 87,2% dự toán, tăng 18,9%; thu từ dầu thô đạt 213% dự toán, tăng 103,5% so với cùng kỳ năm 2021; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 108,8% dự toán, tăng 22,1%. Tuy nhiên, vẫn còn 2 khoản thu chưa đảm bảo tiến độ dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường (đạt 62,1%) và thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước (đạt 59%).
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, hiện có 61/63 địa phương thực hiện thu nội địa 8 tháng ước đạt từ 75% dự toán trở lên; 52/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 11 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Phát biểu làm rõ thêm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, mục tiêu của Chính phủ vẫn là nhất quán để thực thi các giải pháp nhằm hướng tới hoàn thành nhiệm vụ về chỉ tiêu lạm phát đề ra hàng năm. 9 tháng vừa qua, chúng ta đối mặt với áp lực lạm phát rất lớn, nên nhiệm vụ và các giải pháp để kiểm soát lạm phát luôn nằm trong chương trình nghị sự của Chính phủ. Trong đó, các bộ ngành tập trung nguồn lực, trí lực để đề ra các giải pháp đồng bộ về chính sách tài khóa, tiền tệ, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng...
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cũng nhắc đến các giải pháp chính sách tài khóa, thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí. Trong đó, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế cho người tiêu dùng, giảm thuế xăng dầu hỗ trợ sản xuất và người tiêu dùng. Bộ Tài chính luôn chủ động xây dựng sẵn các kịch bản, không chỉ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu mà đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, để ứng phó kịp thời, giữ giá các mặt hàng chiến lược.
Thứ trưởng cũng lưu ý, thời gian tới sẽ còn nhiều thách thức, do đó chúng ta không thể chủ quan, điều hành nhịp nhàng chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế vĩ mô và lạm phát.
Hồng Thiết
Đề xuất giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và mức thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu
TĐKT - Bộ Tài chính có công văn số 9691/BTC-CST gửi các bộ, ngành xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xăng và mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với xăng dầu. Đề xuất giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xăng và mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với xăng dầu Dự thảo Nghị quyết này nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra cho năm 2022 và kiểm soát lạm phát các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Bộ Tài chính thấy rằng cần thiết phải trình Quốc hội có Quyết nghị giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quyết định việc giảm thuế cụ thể; do đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Quốc hội giao thẩm quyền cho UBTVQH điều chỉnh giảm mức thuế TTĐB đối với xăng và thuế GTGT đối với xăng dầu với mức giảm 2 sắc thuế trên lên tới 50% so với hiện hành. Dự thảo này được thực hiện theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tại Thông báo số 1265/TB-TTKQH ngày 07/07/2022 của Tổng Thư ký Quốc hội và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 13/9/2022, để đảm bảo tính kịp thời trong việc ổn định giá xăng dầu trong nước trong trường hợp giá xăng, dầu thế giới tăng cao trở lại tác động lớn tới chỉ số lạm phát, kinh tế vĩ mô, sinh kế, đời sống người dân và tăng trưởng kinh tế. Từ đầu năm 2022, giá dầu thô và giá xăng dầu thành phẩm thế giới có xu hướng tăng cao. Thời điểm chạm mốc cao nhất đối với dầu WTI là 130,5 USD/thùng, dầu Brent là 139,13 USD/thùng vào ngày 07/3/2022. Trong thời gian qua, để ổn định giá xăng dầu trong nước, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ, trình Quốc hội nhiều giải pháp về chính sách thuế đối với mặt hàng xăng dầu như 2 lần giảm thuế bảo vệ môi trường. Hiện nay, mức thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn đã giảm xuống mức sàn trong khung thuế quy định tại Luật thuế BVMT. Dự kiến giảm ngân sách nhà nước (NSNN) do giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn khoảng 33.456 tỷ đồng. Tiếp đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 để sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi từ mức thuế suất 20% xuống mức thuế suất 10%. Tuy nhiên, trong thời gian tới, giá xăng dầu trên thị trường thế giới dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, khó dự báo; trong khi đó các sắc thuế được điều chỉnh bởi UBTV Quốc hội và Chính phủ đều đã xuống mức sàn, nếu giá xăng tăng cao thì công cụ giảm giá chỉ còn trông vào việc giảm mức thuế TTĐB đối với xăng và thuế GTGT đối với xăng dầu. Vì đây là các sắc thuế thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định. Do đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Quốc hội giao thẩm quyền cho UBTVQH được điều chỉnh giảm tối đa 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng (bao gồm cả xăng E5, E10) và giảm tối đa 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn; giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định mức giảm cụ thể thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu cũng như thời gian áp dụng giảm thuế cụ thể trong trường hợp giá xăng, dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng cao hoặc vẫn ở mức cao, tác động đến chỉ số lạm phát, kinh tế vĩ mô, sinh kế, đời sống người dân và tăng trưởng kinh tế. Hồng ThiếtTĐKT - Sáng 21/9, tại tỉnh Thái Bình, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Bình năm 2022. Hội nghị nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Thái Bình trên kênh phân phối truyền thống, xuất khẩu cũng như thúc đẩy thương mại điện tử.
Hội nghị được kết nối trực tuyến với 17 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố là những địa phương có thị trường tiêu thụ lớn, trung tâm du lịch sôi động của cả nước, mang đến nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp tiêu biểu của tỉnh với hai chủ đề chính: “Hội nghị giao kết giữa nhà sản xuất và phân phối” và “Hội nghị kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Bình năm 2022”.
Thay mặt Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tặng lãnh hoa chúc mừng tỉnh Thái Bình
Tại Hội nghị, báo cáo về kết quả sản xuất, kinh doanh và hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thái Bình, ông Trần Huy Quân - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Bình cho biết: “8 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 57.824 tỷ đồng, tăng 14,6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 38.093 tỷ đồng, tăng 17,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.592 triệu USD, tăng 18,6%; kim ngạch nhập khẩu đạt 1.541 triệu USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2021. Hàng hóa xuất khẩu nói chung của Thái Bình chủ yếu là các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, các nước ASEAN, Australia, New Zealand...và những nước mà Việt Nam đã có các Hiệp định thương mại tự do được ký kết và thực hiện.”
Đối với các sản phẩm OCOP, hiện nay tỉnh Thái Bình có 64 sản phẩm OCOP được công nhận 3, 4 sao; 45 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Trong đó, một số sản phẩm được công nhận mang bản sắc riêng của địa phương, có thương hiệu nổi bật trên thị trường như mắm cáy Hồng Tiến, bánh cáy Thiên Đức, cây phát lộc Minh Tân… hay các sản phẩm tập trung ở lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và chế biến thực phẩm... được đông đảo người tiêu dùng biết đến, tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu. Nhiều sản phẩm của Thái Bình sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, dán tem OCOP đã đưa vào tiêu thụ ổn định trong các công ty, cửa hàng, siêu thị.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh “Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Thái Bình nói riêng, các địa phương nói chung nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử và đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thiết lập, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ theo ngành hàng, đa dạng các kênh phân phối (cả truyền thống và hiện đại) nhằm chủ động hơn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nhất là các nước quan trọng như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc...tăng cường phối hợp, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, kết nối xúc tiến tiêu thụ sản phẩm giúp các địa phương, hiệp hội ngành hàng khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do đã ký.”
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh tới lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương
Là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng về nông nghiệp với các vùng nguyên liệu đang phát triển mạnh, Thái Bình đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tái cơ cấu ngành công nghiệp lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm ngành chủ lực nên việc xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, thuỷ sản, công nghiệp tiêu biểu đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh.
Song hành cùng kênh phân phối truyền thống đã đi vào ổn định, thương mại điện tử hiện đã được các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp tại tỉnh lựa chọn từng bước triển khai đưa nông sản, đặc sản địa phương, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu lên tiêu thụ qua các kênh trực tuyến.
Năm nay, tại Hội nghị kết nối cung cầu Thái Bình năm 2022, với sự hỗ trợ kết nối từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), đại diện các Sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Sendo, Postmart, Voso, Shopee, Tiki, Lazada đều trực tiếp tham dự và ký kết biên bản hợp tác với Sở Công Thương Thái Bình với mục tiêu thúc đẩy hơn nữa các sản phẩm địa phương tiêu thụ qua các sàn thương mại điện tử như một kênh phân phối mới. Với việc phát triển mạnh các kênh bán hàng trực tuyến cho các sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương như Voso, Postmart, chuyên trang Sendo Farm hay Tiki Ngon … đã trở thành địa chỉ mua sắm quen thuộc và tin tưởng của người tiêu dùng ko chỉ ở các thành phố lớn mà còn mở rộng ra các tỉnh, thành phố xa hơn thông qua hệ thống chuyển phát thương mại điện tử từng bước được hoàn thiện.
Lễ ký kết Biên bản hợp tác giao thương giữa tỉnh Thái Bình và các sàn thương mại điện tử
Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo và có những cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn kiến thức về thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp còn được hướng dẫn, hỗ trợ để quảng bá sản phẩm trên website, ứng dụng các phần mềm vào quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối,...
Đến nay, Thái Bình đã có nhiều doanh nghiệp đã thực hiện xây dựng gian hàng, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của tỉnh trên các nền tảng trực tuyến và các sàn thương mại điện tử lớn thành thạo, bài bản, mang đến nhiều kết quả tích cực. Một số sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh như trà túi lọc thìa canh Thái Hưng, kẹo dồi Trường Thuận, trứng vịt biển Đông Xuyên, Bánh đa Quỳnh Côi, bánh cáy … đã phân phối thành công được người tiêu dùng trên toàn quốc đánh giá cao thông qua các sàn thương mại điện tử lớn như Voso, Postmart, Shopee, Tiki,..
Theo ông Nghiêm Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Truyền thông - Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chia sẻ: “Thông qua Hội nghị, sàn thương mại điện tử Postmart.vn - Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai phương án thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng phương án phù hợp về phát triển các nhà cung cấp, kết nối các nhà sản xuất ở địa phương, tổ chức đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và các sản phẩm đặc trưng khác tại tỉnh thông qua sàn thương mại điện tử Postmart.vn; cùng với nền tảng công nghệ hạ tầng và logistics vững chắc có mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh thành cùng kinh nghiệm bảo quản tốt các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm nông sản của địa phương, sàn thương mại điện tử Postmart.vn sẽ hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp, hợp tác xã tại tỉnh Thái Bình trong việc quảng bá sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp của tỉnh, phân phối tới tay người tiêu dùng qua kênh thương mại điện tử với chất lượng đảm bảo nhất; đồng thời có những chính sách về giá thành, hướng dẫn kỹ năng mở gian hàng, bán hàng,… trên sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp địa phương.”
Hội nghị kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại tỉnh Thái Bình năm 2022 là dịp để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có cơ hội gặp gỡ, giao thương, hợp tác kinh doanh, đầu tư, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ hơn về nhu cầu của các nhà phân phối, nhập khẩu, người tiêu dùng, nắm bắt xu hướng phát triển của việc ứng dụng công nghệ, ứng dụng thương mại điện tử, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh hướng tới phát triển bền vững ở địa phương.
Phương Thanh
TĐKT - Cùng Pepsi hỗ trợ các quán ăn địa phương phục hồi sau đại dịch và lan tỏa tình yêu ẩm thực Việt” là một chương trình vô cùng ý nghĩa, tiếp thêm động lực giúp các quán ăn, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ có thể phục hồi mạnh mẽ sau dịch.
Nhắc đến ẩm thực Hà thành không thể không nhắc đến phở cuốn, bún chả, bún ốc, xôi xéo, bánh tôm…, những món ăn dân dã nhưng hương vị đặc trưng của chúng đã khiến bao người say mê. Nhưng nhìn lại 2 năm đại dịch, những món ăn ngon đã đi vào lòng các tín đồ yêu ẩm thực này có nguy cơ biến mất vì không ít hàng quán phải đóng cửa, nhiều cửa hàng dù đã cố gắng cầm cự qua được, mở cửa trở lại nhưng lượng khách vẫn chưa thể đông đảo như trước.
Thấu hiểu những khó khăn các hộ kinh doanh đã và đang trải qua, Pepsi đã phối hợp với 4 food reviewer có lượng fan hâm mộ hùng hậu hiện nay: Hà Nội tôi ăn gì, Lêu lêu đói khum, Bếp trưởng review, Mỏ khoét Hà Nội đến thăm lại những quán ăn quen thuộc mà lâu rồi chính họ cũng chưa quay lại từ khi dịch xảy ra. Đây là hành động thiết thực nhất mà Pepsi mong muốn thông qua các food reviewer kêu gọi mọi người ủng hộ những quán quen, góp phần lan tỏa tình yêu ẩm thực Việt, trực tiếp giúp các quán ăn có động lực để vượt qua những tổn thất do đại dịch.
Món ăn đầu tiên của “food tour” này là phở chiên, phở cuốn tại quán Hưng Bền (Ba Đình - Hà Nội), quán “ruột” của food reviewer Hà Nội tôi ăn gì có tuổi đời 28 năm. Theo lời mách bảo của Hà Nội tôi ăn gì, đến quán này nhất định phải gọi món phở chiên và phở cuốn đặc trưng nhất của quán. Đặc biệt, món truyền thống ở đây là phở cuốn, được cuốn kích cỡ vừa miệng, chấm với bát nước chấm chua ngọt rất hài hòa, cân bằng.
Chị Bền, chủ quán phở cuốn Hưng Bền cho biết: “Đợt dịch vừa rồi quán rất vắng, nhưng vì quán đã trở thành địa chỉ quen thuộc của rất nhiều người mê ẩm thực Hà Nội. Vì vậy, dù khó khăn thế nào tôi cũng phải vực dậy để những khách quen nhớ hương vị truyền thống có thể quay lại và để những người cùng đồng hành với mình duy trì thu nhập.” Dù sau đại dịch việc kinh doanh đã gặp không ít khó khăn nhưng với tâm huyết xây dựng cửa hàng ngay từ những ngày đầu tiên và tinh thần gìn giữ, lan tỏa những món ăn truyền thống chính là động lực để chị tiếp tục duy trì quán ăn sau đại dịch.
Anh chàng Lêu Lêu Đói Khum thì lại được được một chị bạn rủ đi ăn cho bằng được món xôi Cát Lâm (Hoàn Kiếm - Hà Nội) vì lâu quá chưa được ăn trở lại. Không giống như những hàng xôi khác, ở đây, từng loại topping được cho riêng ra từng đĩa nhỏ, tạo cho thực khách cảm giác “vừa mới lạ lại vừa thân quen” vì ăn ngoài quán mà cứ như cơm nhà.
Theo lời chị chủ quán xôi Cát Lâm, quán đã mở từ 2013, suốt 2 năm qua, quán đã gặp không ít khó khăn vì giãn cách phải đóng cửa, nhân viên thì bị mắc kẹt không về nhà được, quán hiện vẫn chưa đông khách như trước nhưng vì tình yêu thương, ủng hộ của những khách quen mà quán đã có động lực để duy trì đến giờ.
Với những ai mê món bún ốc chả tôm như Bếp trưởng Review của Hà Nội thì chắc chắn không thể bỏ qua nhà hàng Hồng Luyến (Quận Tây Hồ), một quán ăn đã có tuổi đời 44 năm. Sau một thời gian dài phải tạm gác lại niềm đam mê, Bếp trưởng Review đã được thỏa mãn cơn thèm khi hương vị món ăn ở quán quen vẫn không hề thay đổi sau 2 năm chông chênh vì dịch.
Cô Hồng Luyến, chủ nhà hàng cho hay: “Trước dịch quán rất đông khách vì nằm ở cửa ngõ du lịch của thành phố, bây giờ thì khách vẫn chưa thể đông như trước, nhưng mình sẽ phục hồi từ từ. Cô bán đã 44 năm rồi và sẽ không bao giờ bỏ nghề sẽ truyền lại cho con vì đây là món đặc sản của Hà Nội, mình phải có trách nhiệm giữ mãi.”
Cô nàng Mỏ Khoét Hà Nội thì cho rằng bún chả là món ăn nhất định phải giới thiệu nếu ai đó hỏi Hà Nội có món gì ngon? Và quả thật, nếu đam mê ẩm thực phố cổ, bạn sẽ không thể bỏ qua bún chả Đắc Kim (Hành Mành và cơ sở 2 ở đường Thành, Hà Nội), thương hiệu bún chả đã có tuổi đời ngót nghét 57 năm.
Chia sẻ động lực để vượt qua khó khăn do đại dịch, chị Nga, chủ cửa hàng bún chả Đắc Kim đời thứ 2 chia sẻ: “Cửa hàng được mở từ năm 1966, mình là người kế thừa truyền thống do bố mẹ để lại. Mình cũng yêu nghề và muốn đem đúng hương vị truyền thống của gia đình mang đến cho khách hàng.” Sau đại dịch, dù tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn trước nhưng tinh thần yêu nghề và mong muốn gìn giữ truyền thống kinh doanh hơn 57 năm của gia đình chính là động lực to lớn giúp chị Nga vượt qua khó khăn sau đại dịch và bước tiếp với cửa hàng bún chả Đắc Kim của mình.
Với chiến dịch “Cùng Pepsi hỗ trợ các quán ăn địa phương phục hồi sau đại dịch và lan tỏa tình yêu ẩm thực Việt”, nhãn hàng Pepsi mong muốn cùng các Food Reviewer kết nối người tiêu dùng quay trở lại với những món ăn quen thuộc, hỗ trợ các hộ kinh doanh có thể “buôn may bán đắt” trở lại sau thời gian dài phải đối mặt với nhiều khó khăn của đại dịch. Để các quán quen vẫn luôn tồn tại, vẫn luôn ở đó lưu giữ những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Hà Nội, hãy cùng Pepsi quay trở lại, ủng hộ tâm huyết của những chủ quán, để thưởng thưởng trở lại những món ăn ngon và góp phần lan tỏa tình yêu ẩm thực Việt, bạn nhé!
Hoài Nam (HT)
TĐKT – Ngày 21/9, tại Hà Nội, Brand Finance, công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, kết hợp với đơn vị tư vấn thương hiệu - Công ty cổ phần Mibrand Việt Nam chính thức công bố bảng danh sách Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022.
Đây là năm thứ 8 Brand Finance tổ chức sự kiện Brand Finance Vietnam Forum. Đây là sự kiện thường niên của Brand Finance tại Việt Nam nhằm công bố giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng thời tôn vinh TOP 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam năm 2022. Đồng thời trong sự kiện, ông Alex Haigh - Giám đốc điều hành của Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương đã trình bày chủ đề tham luận: Phát triển bền vững và vai trò của ESG với doanh nghiệp.
Brand Finance Vietnam Forum 2022
Trong khuôn khổ diễn đàn lần này, Top 50 doanh nghiệp thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đã được Brand Finance trao chứng nhận chính thức về thứ hạng, giá trị thương hiệu quốc gia và chỉ số sức khỏe thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Điều này khẳng định sự phát triển và sức mạnh thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2022.
“Chúng tôi thực sự ấn tượng với tốc độ phát triển của các thương hiệu hàng đầu Việt Nam vào năm 2022. Nhiều thương hiệu đã có những cải tiến vượt bậc cả về giá trị thương hiệu và chỉ số sức mạnh thương hiệu, nhờ đó nâng cao vị thế vững chắc trong bảng. Chúng tôi rất vui khi thấy rằng các công ty địa phương hiện có thể nhận ra giá trị của thương hiệu và bắt đầu nỗ lực phát triển thương hiệu. Báo cáo Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam của Brand Finance sẽ trở thành thước đo quan trọng nhất cho sự thành công của các thương hiệu trên toàn quốc cho tất cả các lĩnh vực” - ông Lại Tiến Mạnh – Giám đốc công ty cổ phần Mibrand Việt Nam chia sẻ.
Sự kiện Brand Finance Forum 2022 ghi nhận những dấu ấn đặc biệt: Viettel, được định giá 8,8 tỷ USD (tăng 44,5%), đã trở thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm thứ bảy liên tiếp. Giá trị top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đã tăng lên 36%. Top 10 thương hiệu đứng đầu đã đóng góp 67% (24,4 tỷ USD) giá trị của bảng xếp hạng. Tổng giá trị đạt được lên tới 36,6 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2021.
Bảo hiểm, bất động sản, cơ khí và xây dựng, là những ngành tăng trưởng nhanh hơn trong khi viễn thông, ngân hàng và thực phẩm đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị của bảng xếp hạng. Bốn thương hiệu viễn thông có tổng giá trị là 13.136 triệu USD và trở thành lĩnh vực đóng góp nhiều giá trị nhất cho bảng xếp hạng. Tiếp theo là ngành ngân hàng với 8.504 triệu USD giá trị thương hiệu với 12 thương hiệu và đứng thứ 3 là ngành thực phẩm với 3.460 triệu USD với 7 thương hiệu.
Ngoài việc tính toán giá trị thương hiệu, Brand Finance cũng xác định sức mạnh thương hiệu thông qua việc đánh giá đầu tư tiếp thị, vốn chủ sở hữu của các bên liên quan và hiệu quả kinh doanh. Tuân theo ISO 20671, đánh giá của Brand Finance dựa trên dữ liệu nghiên cứu thị trường từ hơn 100.000 người trả lời ở hơn 35 quốc gia và trên gần 30 lĩnh vực. Theo các tiêu chí này, MB là thương hiệu mạnh nhất của Việt Nam, với Chỉ số Sức mạnh Thương hiệu (BSI) là 87,1 trên 100 (+26 điểm) và xếp hạng sức mạnh thương hiệu AAA tương ứng. Được biết, MB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 23% trong năm nay, có kế hoạch mua lại một công ty cho vay đang gặp khó khăn của Việt Nam trong năm nay.
Phương Thanh
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- …
- sau ›
- cuối cùng »