Kinh tế

Những quy định mới về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

TĐKT - Chiều 19/9, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề giới thiệu Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) Nguyễn Hoàng Dương chủ trì buổi họp báo. Quang cảnh họp báo Cung cấp thông tin tại họp báo, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) Nguyễn Hoàng Dương cho biết, thời gian vừa qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã từng bước phát triển theo đúng định hướng, chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng, góp phần giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Từ năm 2019 đến nay, khối lượng phát hành TPDN tăng nhanh, bình quân khoảng 467 nghìn tỷ đồng/năm. Từ năm 2021, triển khai Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp, mặc dù có giảm trong các tháng đầu sau khi triển khai quy định mới nhưng thị trường đã nhanh chóng lấy lại đà phát triển với khối lượng phát hành năm 2021 đạt mức 637 nghìn tỷ đồng. Quy mô thị trường đến cuối năm 2021 tương đương 15% GDP. Mặc dù đạt được những kết quả tích cực về quy mô huy động vốn nhưng sự phát triển nhanh của thị trường cũng đã phát sinh các rủi ro mới. Một số doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu nhưng phát hành trái phiếu với lãi suất cao, khối lượng lớn. Quy định hiện chỉ cho phép nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua và giao dịch TPDN riêng lẻ, nhà đầu tư tự chịu rủi ro khi quyết định đầu tư nhưng thực tế nhiều nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ không tìm hiểu kỹ quy định và thông tin về trái phiếu, đã vi phạm quy định để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, mua TPDN riêng lẻ hoặc góp vốn thông qua hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư theo pháp luật dân sự. Một số tổ chức cung cấp dịch vụ về tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu, kiểm toán, thẩm định giá, đại lý phát hành, đăng ký, lưu ký trái phiếu chưa tuân thủ quy định pháp luật, chưa đảm bảo đạo đức nghề nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát hành, nhà đầu tư hợp thức hóa hồ sơ chào bán, hồ sơ xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc cố tình chào mời không đúng đối tượng nhà đầu tư đối với TPDN riêng lẻ. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế là do việc thực thi chính sách, tính tuân thủ của một số doanh nghiệp phát hành, tổ chức cung cấp dịch vụ chưa cao. Điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Luật Chứng khoán cần được rà soát, đặc biệt là điều kiện về nhà đầu tư nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết có giá trị tối thiểu 2 tỷ đồng cần cân nhắc sửa đổi để phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, nhận thức của nhà đầu tư còn hạn chế, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân, mặc dù đã được thông tin, tuyên truyền, cảnh báo nhiều lần nhưng vẫn đầu tư theo tâm lý đám đông và ham lãi suất cao. Ngoài ra, nhà đầu tư tổ chức tại Việt Nam chưa phát triển; công tác thanh tra, kiểm tra gặp khó khăn do số lượng doanh nghiệp phát hành lớn. Ngày 16/9/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP theo nguyên tắc tuân thủ điều kiện phát hành trái phiếu quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp. Nghị định bổ sung các quy định theo thẩm quyền của Chính phủ để tiếp tục phát triển thị trường TPDN minh bạch, bền vững, bảo vệ quyền lợi cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư, khắc phục bất cập trên thị trường thời gian vừa qua. Đồng thời, Nghị định cũng tăng cường quản lý, giám sát bao gồm cả giám sát liên thông giữa lĩnh vực thị trường tài chính, lĩnh vực tín dụng ngân hàng và các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung quy định để thiết lập thị trường giao dịch có tổ chức. Doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ phải lưu ký tập trung tại Tổng công ty LKBTCK, sau đó đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán (khoản 11 Điều 1 dự thảo Nghị định. Tại phương án phát hành trái phiếu phải nêu cụ thể đối tượng nhà đầu tư mua trái phiếu, sau khi phát hành trái phiếu chỉ được giao dịch giữa các đối tượng nhà đầu tư đã công bố tại phương án phát hành. Để hoàn thiện quy định về cơ chế quản lý, giám sát, Nghị định còn bổ sung trách nhiệm giám sát của Sở Giao dịch Chứng khoán, Tổng công ty LKBTCK và trách nhiệm của UBCKNN trong việc quản lý, giám sát và thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm. Bộ Tài chính có trách nhiệm đánh giá việc thực hiện cơ chế chính sách; quản lý, giám sát tổ chức kiểm toán, doanh nghiệp thẩm định giá khi cung cấp dịch vụ liên quan đến TPDN; NHNN có trách nhiệm giám sát các tổ chức tín dụng khi cấp phép cho các tổ chức này cung cấp dịch vụ đấu thầu, đại lý phát hành trái phiếu. Hồng Thiết

Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan

TĐKT - Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội đang trên đà phục hồi và tiếp tục khởi sắc, Đảng và Nhà nước đã đưa ra các giải pháp quyết liệt, linh hoạt để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như hỗ trợ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch. Trong đó, “Khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan” là một trong những chủ trương lớn của Chính phủ, Bộ Tài chính và ngành Hải quan nhằm thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ hàng năm. Chủ trương này cũng đã được quy định cụ thể tại Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022, phù hợp với chiến lược phát triển Chính phủ số nói chung, phát triển Hải quan số nói riêng cũng như xu thế của thế giới (kiến nghị tại Khung tiêu chuẩn SAFE của WCO). Lễ ký kết biên bản ghi nhớ thực hiện Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan Tại TP Hồ Chí Minh, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức “Hội nghị triển khai và ký kết biên bản ghi nhớ thực hiện Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan”. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của ông Hoàng Việt Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và ông Andy Allen – Chuyên gia cao cấp về thuận lợi hóa thương mại - Dự án Tạo thuận lợi thương mại của USAID, với sự tham gia của đại diện cộng đồng doanh nghiệp và các đơn vị hải quan địa phương. Hội nghị đã giới thiệu các nội dung của Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan đến cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời tổ chức lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa cơ quan hải quan và đại diện một số doanh nghiệp tham gia Chương trình. Mục tiêu của “Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan” hướng đến là sau 2 năm triển khai, tất cả DN tham gia chương trình từng bước cải thiện mức độ tuân thủ (80% mức tuân thủ trung bình và cao). Cơ quan hải quan sử dụng chính những kết quả đó cũng như chính các DN tham gia chương trình là những tuyên truyền viên để giúp các DN còn lại ý thức tốt hơn trong việc tự nguyện tuân thủ pháp luật. Việc tham gia chương trình trước hết đem lại lợi ích cho DN và cộng đồng DN; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Do vậy, các DN vừa có lợi ích, đồng thời cũng cần phải có nghĩa vụ chấp hành đúng pháp luật bằng việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan để đánh giá lại thực trạng của việc tuân thủ pháp luật hải quan hiện nay (mức độ tuân thủ và đánh giá xếp hạng) nhằm chỉ rõ các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tuân thủ; từ đó có chiến lược cụ thể từng bước cải thiện tiến tới xây dựng kế hoạch tự nguyện tuân thủ. Cục Quản lý rủi ro là đơn vị đầu mối phối hợp với các Vụ/Cục thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan cũng như các Ban của VCCI và các Hiệp hội DN kịp thời tổng hợp các vướng mắc, hướng dẫn chi tiết cụ thể, điều phối chung để chương trình đạt được mục tiêu đã đề ra.        Ông Hoàng Việt Cường – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết: “Đây là Chương trình thí điểm, nên việc lựa chọn đối tượng tham gia cũng được cân nhắc một cách kỹ lưỡng, giai đoạn đầu là khoảng hơn 266 DN với đầy đủ các loại hình: Nhà nước, doanh nghiệp FDI, DN nhỏ và vừa, các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ đó, cơ quan Hải quan sẽ có cái nhìn tổng thể để xây dựng phương pháp phù hợp cho từng loại hình. Trong giai đoạn này, chúng tôi cũng ưu tiên cho các đại lý làm thủ tục hải quan. Giai đoạn sau, tùy theo điều kiện và khả năng của mỗi địa phương sẽ tăng dần số lượng DN tham gia chương trình” Đại diện USAID tại Việt Nam cho biết: “Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ với tổng vốn hơn 21,7 triệu USD thời gian thực hiện trong 5 năm (2018 - 2023) nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam áp dụng cách tiếp cận dựa trên quản lý rủi ro đối với thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành, từ đó tăng cường việc thực thi Hiệp định thương mại tự do của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Dự án làm việc trực tiếp với Tổng cục Hải Quan - Bộ Tài Chính nhằm hướng đến mục tiêu chuẩn hóa các thủ tục hành chính, tăng cường sự phối kết hợp giữa trung ương và địa phương cũng như nâng cao năng lực cho cán bộ hải quan. Dự án hướng đến mục tiêu giúp Việt Nam cải thiện mội trường thương mại và đầu tư hấp dẫn hơn cho cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài.” Hồng Thiết

Ống nhựa Hoa Sen "hé lộ" thành công từ chiến lược đổi mới công nghệ

TĐKT - Đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ mới nhất và hiện đại nhất của hãng Battenfeld - Cincinnati (Đức), sản phẩm ống nhựa Hoa Sen đáp ứng các yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, khẳng định sự vượt trội về công nghệ với những dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng công nghệ hiện đại Chính thức có mặt trên thị trường từ năm 2008, chỉ sau gần 14 năm phát triển, Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành top 3 nhà sản xuất và kinh doanh ống nhựa hàng đầu Việt Nam. Sản lượng ống nhựa Hoa Sen tăng trưởng đáng kể, đạt mốc 5.000 tấn/ tháng, chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng trong nước và quốc tế. Ống nhựa Hoa Sen - Khẳng định vị thế, nâng tầm thương hiệu Việt Tiên phong trong công nghệ sản xuất, đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại tiêu chuẩn châu Âu. Với hệ thống dây chuyền thiết bị theo công nghệ mới nhất và hiện đại nhất của hãng Battenfeld - Cincinnati (Đức) -  để đảm bảo các thiết bị có công suất cao, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, với dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động và khép kín, đi kèm theo đó là hệ thống thiết bị định lượng và kiểm soát chất lượng, đảm bảo sản phẩm ống nhựa luôn đồng nhất và 100% đạt chất lượng của Đức, cũng như tiêu chuẩn quốc tế. Ống nhựa Hoa Sen trang bị hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu Ngoài đầu tư về công nghệ, Tập đoàn Hoa Sen còn chú trọng thiết lập quy trình quản lý chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt. Tập đoàn Hoa Sen trang bị phòng thí nghiệm đã được chứng nhận Vlat theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Canada,… như máy đo ngẫu lực lưu biến, máy đo chỉ số chảy, máy đo sức bền vật liệu, máy thử áp suất thủy tĩnh, máy thử va đập,… cho phép kiểm soát tất cả chỉ tiêu chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Kiểm soát nguyên liệu đầu vào trên thiết bị đo ngẫu lực lưu biến Để có thể sản xuất được những sản phẩm ống nhựa đạt chất lượng vượt trội như vậy là nhờ vào quy trình sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, được kiểm tra nghiêm ngặt từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra. Nguyên liệu để sản xuất ống nhựa Hoa Sen được nhập khẩu từ các nguồn uy tín trên thế giới như: Hãng Shintech – USA, Taiyo – Japan, Ả-rập… Cùng với quy trình sản xuất khép kín, nguyên liệu và các phụ gia được cấp tự động vào hệ trộn trung tâm để đảm bảo các mẻ trộn luôn đồng nhất về tỷ lệ nhằm cho ra những sản phẩm ống nhựa với chất lượng vượt trội, chịu được nhiệt độ cao và thân thiện với môi trường. Nhờ sự vượt trội về kỹ thuật, ống nhựa Hoa Sen đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Trung tâm Chứng nhận phù hợp – QUACERT cấp chứng nhận phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế trong ngành cấp thoát nước như: ISO 4427-2:2007/TCVN 7305-2:2008, Din 8074:2011-12 & Din 8075:2011-12, AS/NZS 1477:2006, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, chứng nhận quốc tế về ngành điện - Tiêu chuẩn Châu Âu BS EN 61386-22:2004+A11:2010 quy định các chỉ số an toàn cần có trong ngành điện. Hiện tại, Tập đoàn Hoa Sen đang sản xuất và kinh doanh rất nhiều dòng sản phẩm đáp ứng tất cả các nhu cầu sử dụng của khách hàng từ dân dụng đến công trình như: ống nhựa uPVC, ống nhựa HDPE, ống nhựa PP-R, ống nhựa PP-R chống tia UV, ống nhựa uPVC luồn dây điện tròn và ống nhựa uPVC luồn dây điện đàn hồi (ống ruột gà) và đầy đủ các loại phụ kiện đi kèm. Sản phẩm vượt trội - Xứng tầm thương hiệu quốc gia Vừa qua, trong một cuộc cuộc khảo sát về độ bền của ống nhựa Hoa Sen, khách hàng đã có dịp được chứng kiến những thí nghiệm trực quan sinh động tại nhà máy Hoa Sen Hà Nam. Với hình thức xe tải cán qua ống nhựa để thử độ bền và mức độ chịu va đập của ống nhựa, có thể thấy ống nhựa Hoa Sen có những ưu điểm vượt trội như độ bền, có khả năng chịu va đập cao và không bị nứt vỡ. Ống nhựa Hoa Sen có độ bền kéo đạt 50Mpa (tiêu chuẩn 45 Mpa), độ giãn dài 120% (tiêu chuẩn 80%), khả năng chịu nén ngang 40% không nứt vỡ. Thử nghiệm thực tế độ bền sản phẩm với hình thức xe tải 12 tấn cán qua ống nhựa Có mặt trong buổi thử nghiệm độ bền, thách thức va đập của ống nhựa Hoa Sen, ông Cao Trung Thế - NPP ống nhựa Hoa Sen tại Hải Phòng chia sẻ: “Lần đầu tiên, thực tế được chứng kiến 1 thí nghiệm mà từ lúc chứng kiến đến bây giờ, tôi cảm thấy khá bất ngờ về độ dẻo và độ chịu lực của sản phẩm. Tôi thấy có ấn tượng rất lớn về sản phẩm này.” Với những nỗ lực nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng chính chất lượng sản phẩm, Tập đoàn Hoa Sen đã được Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng (thuộc viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp sản xuất ống nhựa đầu tiên tại Việt Nam sử dụng hệ thống thiết bị, công nghệ đạt chuẩn tự động hóa và quy trình sản xuất khép kín. Ống nhựa Hoa Sen vinh dự nhiều năm liền đạt Thương hiệu Quốc Gia (theo công bố của Bộ Công Thương), Top 15 Thương hiệu mạnh, Sao Vàng đất Việt và Hàng Việt Nam chất lượng cao. Có thể thấy, với việc đầu tư và cải tiến về công nghệ, các sản phẩm Ống nhựa Hoa Sen luôn đảm bảo về chất lượng thành phẩm, là lựa chọn tin dùng của hầu khắp các Dự án và công trình lớn nhỏ. Điển hình có các dự án như: Khu đô thị Sala - Đại Quang Minh, Dự án Đất Xanh, Dự án Novaland, Hưng Thịnh, dự án cấp nước TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ. Tại miền Bắc, ống nhựa Hoa Sen đã cung cấp nước sạch cho 10.000 hộ dân tại Hà Nam, công trình nước sạch huyện Vũ Quang - Hà Tĩnh, dự án cấp nước các xã huyện Yên Định – Thanh Hóa, dự án Chung cư Cát Tường Bắc Ninh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân một cách đáng kể. Đến nay nhà máy sản xuất ống nhựa Hoa Sen đã có mặt tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chính nhờ lợi thế này, kết hợp với hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam đã làm giảm được chi phí vận chuyển, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng theo từng khu vực, giúp Tập đoàn Hoa Sen có được những thành công đáng kể không chỉ ở khu vực phía Nam mà còn vươn rộng ra thị trường miền Bắc và miền Trung. Xuân Phúc  

Doanh nhân, luật sư Phạm Hồng Điệp được tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới

TĐKT - Ngày 11/9 vừa qua, tại chương trình “Hội ngộ Kỷ lục Thế giới lần thứ 4” tổ chức tại Thủ đô Newdehli - Ấn Độ, ông Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec (Chủ đầu tư Dự án Khu Sinh thái Nam Cầu Kiền – Hải Phòng) vinh dự đón nhận danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (World Records University – WRU) – Trực thuộc Liên minh Kỷ lục Thế giới (Worldkings) với nội dung: “Doanh nhân – Luật sư nghiên cứu, thực hiện các đề tài đạt nhiều giải thưởng Quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để ứng dụng vào việc xây dựng mô hình khu công nghiệp (KCN) sinh thái tại Việt Nam”. Doanh nhân – Luật sư Phạm Hồng Điệp là người vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp 2 lần gửi thư khen ngợi, ghi nhận những đóng góp của ông trong công cuộc bảo vệ môi trường. Lần đầu tiên là vào mùa xuân năm 2008, khi “Quỹ sáng tạo trong môi trường bền vững” của ông được thành lập, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư khen ngợi, đồng thời mong mỏi: “Loài người đang đứng trước hiểm họa sống trong một môi trường không bền vững do chính sự vô ý thức của mình. Do đó, bảo vệ môi trường đang là một trong những vấn đề cần được quan tấm nhất hiện nay. (…). Tôi rất vui mừng khi được biết một trong số những doanh nhân Việt Nam hiện nay có những người không chỉ biết làm giàu cho bản thân, cho đất nước mà còn có những đóng góp đáng kể vào hoạt động bảo vệ và phát triển môi trường bền vững”. Đại tướng đã tự tay đặt bút sửa những từ ngữ mình chưa ưng ý trong thư với mong ước “Đây là điều cần được nhân rộng và sự đồng thuận của cơ quan chức năng trước một vấn đề nóng bỏng của thời đại trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Tôi mong quỹ đạt được những kết quả tốt đẹp từ việc làm đầy ý nghĩa này”. Ông Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec (Chủ đầu tư Dự án Khu Sinh thái Nam Cầu Kiền – Hải Phòng) được tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới Trước đó, doanh nhân Sao đỏ Phạm Hồng Điệp cũng đã vinh dự được đón nhận 2 Kỷ lục Việt Nam, do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng. Đồng thời, ông cũng đã được Liên đoàn các nhà sáng tạo Thế giới trao tặng đĩa vàng sáng tạo và huy hiệu thành viên của Liên đoàn vì những sáng tạo và đóng góp không ngừng nghỉ của mình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ông cũng chính là doanh nhân trẻ đầu tiên của Việt Nam đạt giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực môi trường. Là một người thích kinh doanh nhưng đồng thời cũng rất yêu thiên nhiên môi trường, doanh nhân Phạm Hồng Điệp bộc bạch: “Tôi đã đi nhiều nơi trên khắp đất nước Việt Nam, chứng kiến biết bao làng quê ở trong tình trạng ô nhiễm bởi rác thải, ruồi muỗi và bệnh tật. Chúng ta có thể bắt gặp rác thải ở nhiều nơi, trên bất cứ vùng miền nào của đất nước bởi không có sự quy hoạch một cách chặt chẽ. Và tôi tự đặt ra câu hỏi: Tại sao con người chúng ta lại khoanh tay nhìn môi trường đang dần chìm trong sự ô nhiễm? Từ đó, tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề này”. Từ những trăn trở đó, ông không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là Singgapore và Nhật Bản – những nước được coi là có những mô hình khu công nghiệp (KCN) sinh thái với hình thức kinh tế tuần hoàn chuẩn mực. Ông Điệp cho biết, với thế giới, KCN sinh thái là tập hợp các cơ sở sản xuất và dịch vụ tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường và hiệu quả kinh tế bằng cách phối hợp quản lý môi trường và tài nguyên. Bằng cách làm này, các nhà máy trong cùng KCN sinh thái sẽ thu được những lợi ích chung lớn hơn nhiều so với tổng lợi ích mà từng nhà máy đạt được khi tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của riêng cơ sở mình. Mục tiêu của KCN sinh thái là cải thiện hiệu quả kinh tế của tất cả các nhà máy tham gia vào KCN sinh thái đồng thời giảm thiểu các tác động của chúng đến môi trường. Dựa trên mục tiêu đó, với nền tảng kiến thức mà ông đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu, KCN sinh thái Nam Cầu Kiền của ông đang hướng tới các hoạt động kinh tế tuần hoàn, hướng tới giảm thiểu phát thải cacbon, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn chất thải. Tái sinh, tái chế, tái sử dụng chất thải của nhà máy này sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy khác; các nhà máy hướng tới sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm sạch); xử lý chất thải tập trung. Như vậy, hiểu một cách đơn giản “tự sản, tự tiêu”, hình thành nên một “Hệ sinh thái công nghiệp cộng sinh”. Việc trao tặng danh hiệu cao quý này chính là sự ghi nhận và đánh giá cao của Liên minh Kỷ lục Thế giới đối với những đóng góp và sáng kiến của ông Phạm Hồng Điệp và đội ngũ ban lãnh đạo Công ty CP Shinec trong việc hiện thực hóa mục tiêu “Phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ môi trường”. Thục Anh

Doanh nhân Đặng Việt Bách nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới

TĐKT - Ngày 11/9, tại Thủ đô Newdehli - Ấn Độ, Liên minh Kỷ lục Thế giới (Worldkings) đã tổ chức chương trình “Hội ngộ Kỷ lục Thế giới lần thứ 4”. Chương trình có sự tham gia của gần 3.000 lãnh đạo các doanh nghiệp và cộng đồng Kỷ lục gia trên Thế giới. Nhiều Kỷ lục Thế giới, châu Á mới và những danh hiệu cao quý dành cho các kỷ lục gia của Việt Nam cũng đã được vinh danh tại lần hội ngộ này. Trong chương trình, ông Đặng Việt Bách – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Luyện thép Cao cấp Việt Nhật đã vinh dự đón nhận danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (World Records University – WRU) – Trực thuộc Liên minh Kỷ lục Thế giới (Worldkings) với nội dung: “Người tiên phong nghiên cứu xây dựng quy trình khép kín từ sản xuất phôi thép ra cán thép, trên dây chuyền tự động hóa đồng bộ với công nghệ thân thiện với môi trường tại khu liên hợp Luyện – Cán thép cao cấp Việt – Nhật”. Ông Đặng Việt Bách – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Luyện thép Cao cấp Việt Nhật danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới Trước đó, vào ngày 10/07/2022, trong chương trình “Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần 47 – Gặp mặt cộng đồng Kỷ lục gia miền Bắc lần thứ 6”, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ông Đặng Việt Bách cùng nhóm cộng sự cũng đã vinh dự đón nhận Bằng chứng nhận xác lập Kỷ lục của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam với nội dung: “Nhóm nghiên cứu đầu tiên thực hiện đề tài khoa học về lý thuyết và thực tiễn phát triển Khu công nghiệp sinh thái tuần hoàn tại Việt Nam (thông qua khảo sát mô hình Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền – Hải Phòng)”. Tập đoàn Thép Việt Nhật với các công ty thành viên: Công ty Cổ phần Thép Việt Nhật (HPS), Công ty Cổ phần Luyện thép cao cấp Việt Nhật (VJS), Công ty Cổ phần Thép và Cơ khí vật liệu xây dựng Hải phòng (Hascom). Công ty Cổ phần Thép Việt Nhật được thành lập từ năm 1998 và đến tháng 4 năm 2001, chính thức đưa sản phẩm thép xây dựng ra thị trường. Ông Đặng Việt Bách là người đã sớm nhận thức được rằng sản xuất thép là ngành công nghiệp nặng quan trọng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Những công trình xây dựng ngày càng nhiều, đòi hỏi về cả tính thẩm mỹ và kết cấu chắc chắn nên chất lượng thép và kỹ thuật – công nghệ sản xuất phải luôn được nâng cao phát triển cùng với những yêu cầu đó của thị trường. Ông Đặng Việt Bách đã xác định đó là xu hướng bắt buộc và định hình cho sự phát triển của doanh nghiệp “Phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ môi trường”. Sau hơn 20 năm đi vào nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp thép, ông Đặng Việt Bách đã dẫn dắt và định hướng sản phẩm thép Việt Nhật trở thành một trong 5 thương hiệu thép hàng đầu Việt Nam và là đơn vị sản xuất thép uy tín trên thị trường quốc tế. Đến nay, Công ty CP Luyện thép Cao cấp Việt Nhật đã có mạng lưới hơn 200 đại lý phân phối khắp các tỉnh thành trên cả nước, bao gồm cả thị trường dân dụng và dự án. Đối với mảng dự án, phân phối cho các tập đoàn bất động sản, xây dựng hàng đầu Việt Nam: Masterise Homes, Vingroup, SunGroup, Coteccons, Delta, Ecoba, Hòa Bình, Ricons... Ngoài ra, thương hiệu thép Việt Nhật – VJS còn được xuất khẩu sang các thị trường tại Đông Nam Á và Trung Quốc. Việc trao tặng danh hiệu cao quý này chính là sự ghi nhận và đánh giá cao của Liên minh Kỷ lục Thế giới đối với những đóng góp và sáng kiến của ông Đặng Việt Bách và đội ngũ ban lãnh đạo Tập đoàn Thép Việt Nhật trong việc hiện thực hóa mục tiêu “Phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ môi trường”, đồng thời đưa thương hiệu thép Việt Nhật vươn tầm thế giới, trở thành một trong số thương hiệu thép hàng đầu Việt Nam, góp phần xây dựng cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam ngày một phát triển. Thục Anh

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh

TĐKT - Ngày 16/9, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Công Thương, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Giải pháp tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới". Toàn cảnh Diễn đàn Diễn đàn nhận được sự quan tâm tham dự của 600 đại biểu trong nước và quốc tế dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến, trong đó khoảng 300 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 300 đại biểu tham dự trực tuyến, với nhiều đại sứ quán các nước như: Pháp, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đan Mạch... Diễn đàn là nơi chia sẻ, thảo luận về các chính sách, giải pháp công nghệ và chương trình hỗ trợ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh và bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới. Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, đồng thời có tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm lớn. Theo báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2021 đã nêu, nước ta có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành một nền kinh tế có mức phát thải carbon ròng bằng không vào năm 2050 như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Theo đó, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Trên thế giới, các cuộc xung đột chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về khí hậu diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, những tác động của hiện tượng ấm lên, nước biển dâng, cháy rừng, lũ lụt đang ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh năng lượng, lương thực, nguồn nước, đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư. Trong bối cảnh trong nước và thế giới như hiện nay, giải pháp thúc đẩy sử dụng tiết kiệm và hiệu quả về năng lượng cần đặt lên hàng đầu. Diễn đàn bao gồm hai phiên. Trong phiên đầu tiên, các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị quản lý nhà nước, chuyên gia tư vấn chiến lược và cộng đồng nhà khoa học trong và ngoài nước cùng thảo luận và chia sẻ chính sách, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích trong các chương trình hỗ trợ sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm phục vụ chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện các mục tiêu cam kết tại Hội nghị COP26. Phiên thứ hai đặc biệt quan trọng với sự tham gia của cộng đồng các viện trường, các nhà khoa học công nghệ trong và ngoài nước sẵn sàng tiếp nhận các đặt hàng từ các nhà quản lý, địa phương và doanh nghiệp của Việt Nam. Đồng thời, giới thiệu các xu hướng công nghệ mới tới cộng đồng, giúp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó, Diễn đàn đã đưa ra bức tranh tổng quan về nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới; tiếp nhận ý kiến đóng góp từ chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong nước và quốc tế... đề xuất các giải pháp xây dựng hoàn thiện chính sách ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển năng lượng bền vững; thảo luận về lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26, đặc biệt nhấn mạnh về công nghệ khuyến cáo nên sử dụng; đưa lĩnh vực ứng dụng công nghệ trong năng lượng trở thành một lĩnh vực đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường; hình thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, trong các tòa nhà và trong đời sống xã hội... Cùng với đó, đề ra định hướng và phương án phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, chú trọng hiệu quả hoạt động, ứng dụng công nghệ mới, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực; vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các địa phương trong từng lĩnh vực, trong doanh nghiệp và từng cá nhân; từng bước tiếp nhận, chuyển giao và làm chủ công nghệ tiên tiến nhập khẩu, xây dựng và phát triển năng lực nội sinh về công nghệ trong doanh nghiệp, tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm nền tảng phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Phương Thanh

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hỗ trợ phát triển thương mại miền núi, hải đảo năm 2022

TĐKT - Ngày 16/9, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại và Vụ Thị Trường trong nước - Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị “Tuyên truyền, quảng bá hỗ trợ phát triển thương mại miền núi, hải đảo năm 2022”. Đây là hoạt động thuộc Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 202 1- 2025 theo Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị “Tuyên truyền, quảng bá hỗ trợ phát triển thương mại miền núi hải đảo năm 2022” Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết: Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với địa bàn khó khăn này. Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phát biểu tại hội nghị Kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được của Chương trình trong giai đoạn 2015 – 2020, nhằm triển khai hiệu quả Chương trình trong giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, kết nối bám sát mục tiêu và nội dung của chương trình, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng miền, phát triển hệ thống dịch vụ thương mại, hình thành đội ngũ doanh thương nhân, các loại hình doanh nghiệp và bước đầu hình thành những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo theo hướng hiện đại, bền vững. Ông Hoàng Văn Dự, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phát biểu tại hội nghị Ông Hoàng Văn Dự, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, cho biết: Hội nghị “Tuyên truyền, quảng bá hỗ trợ phát triển thương mại miền núi, hải đảo năm 2022” được tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, đặc sản, có lợi thế và tiềm năng tại các địa bàn miền núi và hải đảo; cung cấp các thông tin về thực trạng và tiềm năng sản xuất - kinh doanh các sản phẩm của các huyện miền núi, huyện đảo, làm tăng hiệu ứng lan tỏa đến đông đảo người tiêu dùng, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm miền núi và hải đảo và thu hút đầu tư cho hoạt động sản xuất - kinh doanh tại các huyện miền núi, huyện đảo.  Ông Phạm Nguyên Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại kết luận Hội nghị Phát biểu kết luận Hội nghị, đại diện Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, ông Phạm Nguyên Minh, Phó Giám đốc nhấn mạnh: Hội nghị đã cho cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm vùng miền tại địa phương, những khó khăn, vướng mắc trong việc thúc đẩy phát triển thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, những đề xuất và định hướng góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong thời gian tiếp theo. Cụ thể, Hội nghị đã được xem clip phóng sự về thực trạng, tiềm năng sản xuất kinh doanh sản phẩm của các huyện miền núi và huyện đảo và các báo cáo tham luận: “Một số giải pháp để kết nối hiệu quả các sản phẩm vùng miền tới gần với người tiêu dùng trong và ngoài nước” của đại diện Cục Công Thương Địa phương – Bộ Công Thương; tham luận “Nâng cao chất lượng giá trị các sản phẩm truyền thống nhằm góp phần giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân miền núi” của đại diện Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tham luận “Thực trạng phát triển sản phẩm hàng hóa tại xã miền núi Ngọc Thanh, tỉnh Vĩnh Phúc và những định hướng trong thời gian tới” của đại diện tỉnh Vĩnh Phúc. Hội nghị đã đóng góp nhiều ý kiến có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước của các bộ, ngành liên quan trong việc đưa ra định hướng bám sát tình hình thực tiễn, góp phần phục vụ hiệu quả Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong những năm tiếp theo theo đúng mục tiêu và định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị là cơ hội để cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp thảo luận, chia sẻ các kinh nghiệm, khó khăn trong thực tiễn quá trình triển khai chương trình; đề xuất các hình thức tuyên truyền, quảng bá để kết nối hiệu quả các sản phẩm vùng miền tới gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước; đồng thời kiến nghị một số giải pháp, chính sách khuyến khích, ưu đãi nhằm đẩy mạnh tiêu thụ những sản phẩm, mặt hàng là lợi thế của khu vực miền núi và hải đảo, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong những năm tiếp theo. Phương Thanh

Khai mạc Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Hà Nội 2022 lần thứ hai

TĐKT - Được sự chỉ đạo, bảo trợ của Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Hà Nội 2022 lần thứ hai với chủ đề Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất – Xây dựng & Vật liệu xây dựng vừa khai mạc sáng nay, 15/9, tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch và Xây dựng Quốc gia. Triển lãm do Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng và Công ty Tổ chức Triển lãm Quốc tế Bất động sản VNREBUILD phối hợp tổ chức thực hiện. Ban Tổ chức cắt băng khai mạc Triển lãm Triển lãm giới thiệu, trưng bày các sản phẩm đa dạng và phong phú của ngành Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất – Xây dựng & Vật liệu xây dựng cùng với nhiều chương trình hoạt động phong phú và thiết thực nhằm phục vụ các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Hà Nội 2022 lần này thu hút được sự tham gia của gần 1500 gian hàng sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, với những thương hiệu của nhiều quốc gia tham dự. Tại Triển lãm VIETBUILD Hà Nội 2022 lần này, hầu hết các sản phẩm trưng bày đã được các doanh nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư với các sản phẩm vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất có mẫu mã mới, tính năng và chất lượng được nâng cao đáp ứng nhu cầu về nhà ở, xây dựng và trang trí nội ngoại thất ngày càng phát triển. Với quy mô lớn và tính chất chuyên ngành, Triển lãm VIETBUILD 2022 tại Hà Nội lần này đã thể hiện được sự đa dạng cùng sức sống mạnh mẽ, đầy sáng tạo của ngành Xây dựng tại Việt Nam. Sức sống ấy chính là những yếu tố bao gồm sự đáp ứng những nhu cầu về xây dựng của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các tập đoàn, doanh nghiệp đông đảo đã hội tụ tại VIETBUILD, tạo cơ hội đẩy mạnh sự phát triển bền vững và hội nhập thành công của đất nước. Các tập đoàn kinh tế, các nhà doanh nghiệp có khả năng cung ứng dồi dào, phong phú các dòng sản phẩm vật liệu xây dựng cho công trình. Với tinh thần hội nhập, liên tục đổi mới và sáng tạo, các doanh nghiệp là người hiểu rõ được sự phát triển và đổi mới của khoa học công nghệ xây dựng trên toàn thế giới, nhu cầu thiết yếu của thị trường và những nét kiến trúc, thiết kế mang tính hiện đại, hài hòa với truyền thống đối với công trình xây dựng. Những sản phẩm mới phục vụ cho các ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, xanh sạch đẹp và an toàn, đảm bảo các giải pháp xanh và môi trường tốt cho cộng đồng xã hội. VIETBUILD đã cho ta thấy một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của ngành Xây dựng cùng thị hiếu của người tiêu dùng trong tình hình mới và hậu Covid-19. Về chương trình hoạt động, Ban Tổ chức tiếp tục chú trọng vào sự phát triển cả về chất lượng và hình thức hoạt động, cụ thể như tập trung phát triển các doanh nghiệp lớn, các dòng sản phẩm mới. Tập trung phát triển cho doanh nghiệp tham gia, đẩy mạnh việc chuyển giao về khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế tại thị trường Việt Nam. Đây cũng là sự kiện góp phần thực hiện mục tiêu kép theo chỉ đạo của Chính phủ trong tình hình mới: Vừa phòng, chống dịch bệnh vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế, hướng tới ổn định và phát triển kinh tế thời hậu Covid-19. Ban Tổ chức cũng đã trao đổi cùng các doanh nghiệp thông qua các bản điều nghiên trong việc phối hợp phục vụ tốt cho khách tham quan và người tiêu dùng về chương trình tư vấn, khuyến mãi sản phẩm vật liệu xây dựng, dịch vụ về nhà đất, mở rộng đại diện, đại lý. Tất cả nhằm đẩy mạnh thị trường, phục vụ tốt cho các công trình trong việc xây dựng nhà ở, bảo vệ môi trường, xanh hóa đô thị, nhà ở thông minh, sản phẩm đa chức năng, hướng đến phát triển bền vững nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, gia tăng tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Ban Tổ chức kỳ vọng Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Hà Nội 2022 lần này về Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất – Xây dựng & Vật liệu xây dựng sẽ là một sự kiện đem lại nhiều thành công, các doanh nghiệp sẽ ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế lớn, vượt qua các thách thức để khẳng định và phát triển trong hội nhập kinh tế thế giới. Phương Thanh

Đưa ngành Hàng không Việt Nam trở lại vững vàng hơn sau đại dịch

TĐKT – Sáng 15/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam – VIEA 2022 đã chính thức khai mạc. Sự kiện do Công ty CP Triển lãm Hàng không Việt Nam kết hợp cùng Công ty TNHH GK Wintron tổ chức. Là sự kiện chính thống và duy nhất nhằm thúc đẩy sự giao thương, liên kết kỹ thuật, dịch vụ giữa ngành Hàng không Việt Nam với ngành Hàng không các nước trên thế giới trong những năm tới, Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam – VIEA 2022 thu hút sự tham dự của hơn 50 doanh nghiệp, nhà sản xuất, trường đào tạo, hãng Hàng không trong và ngoài nước. Lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam – VIEA 2022 Đặc biệt, VIEA 2022 có sự tham gia của hai nhà tài trợ: Boeing (Mỹ) và Embraer (Brazil). Đây là hai hãng sản xuất máy bay đứng đầu thế giới, có những định hướng chiến lược phát triển tại thị trường Việt Nam, mang đến triển lãm những sản phẩm tàu bay thế hệ mới với nhiều công nghệ tiên tiến. Với chủ đề “Phát triển bền vững cho tương lai tươi sáng”, VIEA 2022 là nơi trưng bày đa dạng các thiết bị, công nghệ hàng không tiên tiến, các mô hình máy bay hiện đại đến từ các quốc gia có ngành Hàng không vũ trụ phát triển hàng đầu. Đây đồng thời là diễn đàn của các nhà khoa học hàng không, các chuyên gia, các diễn giả, lãnh đạo doanh nghiệp kết nối kinh doanh, chia sẻ các cơ hội phát triển mới với các chủ đề như: Phục hồi và phát triển ngành Hàng không trong bối cảnh mới; chiến lược phát triển đội tàu bay thế hệ mới của Hàng không Việt Nam đến năm 2050; phát triển kết cấu hạ tầng Cảng Hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới; chuyển đổi số trong ngành Quản lý bay của Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới. Triển lãm tạo cầu nối hợp tác cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn nhấn mạnh, Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam 2022 là sự kiện đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của hàng không Việt Nam sau dịch Covid-19. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trao đổi, hợp tác giao thương nhằm phát triển và thúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực hàng không; quảng bá hình ảnh ngành hàng không, thương hiệu hàng không Việt Nam, đất nước và con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Ngành Hàng không Việt Nam được đánh giá nhiều tiềm lực và phát triển mạnh mẽ trong khu vực. Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới, đạt 150 triệu lượt hành khách vận chuyển vào năm 2035. Gian triển lãm của Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam thu hút khách tham quan Ngành Hàng không Việt Nam 10 năm trở lại đây có sự tăng trường vượt trội so với các ngành khác và xuất hiện thêm nhiều hãng bay mới. Tính đến tháng 6/2022, đã có hơn 60 đường bay nội địa nối các thành phố lớn đến 19 sân bay địa phương từ hãng hàng không Việt Nam. Về quốc tế, 30 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng bay Việt Nam khai thác 96 đường bay quốc tế kết nối Việt Nam với 21 quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau. Điều này, đồng thời cũng sẽ tạo tác động tích cực đến cả các doanh nghiệp dịch vụ hàng không khác trong ngành. Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam – VIEA 2022 được kỳ vọng sẽ tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội trao đổi và bàn luận về những chủ đề liên quan, từ đó thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển và đưa ngành Hàng không trở lại vững vàng hơn sau những khó khăn từ dịch bệnh vừa qua. Triển lãm diễn ra từ ngày 15 – 17/9/2022. Phương Thanh

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2022 đạt 85,6% dự toán

TĐKT - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 8 tháng ước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021; tổng chi NSNN 8 tháng đạt 956,4 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thu NSNN 8 tháng đầu năm 2022 đạt 85,6% dự toán Cụ thể, thu nội địa đạt 81,1% dự toán, tăng 15,9%, riêng các khoản thu từ 3 khu vực kinh tế (trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh) ước đạt 76,8% dự toán, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2021 (cụ thể: Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 74,9% dự toán, tăng 9,8%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 71,9% dự toán, tăng 3,4%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 82% dự toán, tăng 18,4%); thu từ dầu thô đạt 181,2% dự toán, tăng 98,8% so với cùng kỳ năm 2021; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 99,3% dự toán, tăng 21,5%. Tuy nhiên, vẫn còn 2 khoản thu chưa đảm bảo tiến độ dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường (đạt 57,6%) và thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước (đạt 50,9%). Cũng theo báo cáo, có 60/63 địa phương thực hiện thu nội địa 8 tháng ước đạt từ 68% dự toán trở lên; 49/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 14 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ. Tổng chi NSNN 8 tháng đạt 956,4 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt 40,3% dự toán Quốc hội quyết định; chi trả nợ lãi ước đạt 62,9% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 60,9% dự toán. Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 8 tháng được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN. Ngân sách trung ương (NSTW) đã chi từ dự phòng dự toán năm 2022 khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu là hỗ trợ cho các địa phương kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã thực hiện xuất cấp khoảng 27,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm. Về chi đầu tư phát triển, tiến độ giải ngân 8 tháng đầu năm vẫn chậm so với yêu cầu và cùng kỳ năm trước. Mặc dù số vốn giải ngân tăng 13,3% so với cùng kỳ, nhưng tỷ lệ mới đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 40,6%), trong đó giải ngân vốn ngoài nước đạt 14,02% kế hoạch. Có 7 bộ, cơ quan trung ương và 12 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt trên 45% kế hoạch, trong khi vẫn còn 27 bộ, cơ quan trung ương và 03 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20% kế hoạch vốn được giao. Cân đối NSTW và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến hết ngày 25/8/2022, đã thực hiện phát hành 99,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,91 năm, lãi suất bình quân 2,56%/năm. La Giang

Trang