Kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi
Toàn cảnh hội nghị Đối tượng áp dụng của Thông tư số 08 bao gồm thương nhân kinh doanh sữa, thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý giá. Đối tượng thực hiện đăng ký giá là thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa, thực hiện đăng ký giá với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của thông tư này trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá bằng biện pháp đăng ký giá. Về giá đăng ký, thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa đăng ký giá bán lẻ khuyến nghị và có trách nhiệm thông báo kịp thời mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký đối với hệ thống các thương nhân phân phối sản phẩm của mình. Mức giá bán lẻ của các thương nhân phải được niêm yết và không được vượt quá mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký. Mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký là cơ sở để cơ quan tiếp nhận đăng ký giá và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về giá và công bố cho người tiêu dùng. Thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa có thể thực hiện đăng ký các mức giá bán lẻ khuyến nghị phù hợp với từng khu vực địa lý nhất định. Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, so với các quy định trước đây, Thông tư 08/2017/TT-BCT của Bộ Công thương có sự đổi mới. Cụ thể, tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp đối với hàng hóa của mình và chịu trách nhiệm đối với mức giá kê khai theo đúng chế độ hoạch toán kế toán hiện hành. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ giám sát và kiểm tra việc kê khai, đăng ký và thực hiện giá bán này. Đại diện Bộ Công thương cho hay để phù hợp với thực tế nhưng vẫn bảo đảm sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ đã quy định cho phép doanh nghiệp kê khai các mức giá phù hợp với địa bàn phân phối theo khu vực địa lý nhất định hoặc theo đặc thù hoạt động phân phối đặc biệt. Đối với các loại hình phân phối có chi phí bán hàng cao thì thương nhân bán lẻ có thể kê khai giá bán lẻ của mình với cơ quan chức năng theo phân cấp nhưng phải giải trình đẩy đủ, cụ thể chi phí phát sinh này. Bên cạnh việc quản lý giá bán của hàng hóa, Bộ Công Thương cũng yêu cầu doanh nghiệp khai báo về hệ thống phân phối sản phẩm để giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giám sát việc thực hiện giá bán trên thị trường, đồng thời gắn trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với chất lượng và giá hàng hóa của mình đến người tiêu dùng cuối cùng. Thông tư 08/2017/TT - BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8/2017. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các thương nhân sản xuất, nhập khẩu thông báo bằng văn bản danh mục giá bán lẻ khuyến nghị đối với các sản phẩm đang bán trên thị trường nhưng chưa có giá lẻ khuyến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá. Hồng ThiếtKinh tế
7 tháng đầu năm 2017 ngành Hải quan thu ngân sách Nhà nước ước đạt 165.081 tỷ đồng
TĐKT - Theo thông tin từ Tổng Cục Hải quan, trên cơ sở số thu những ngày đầu tháng 7 và ước kim ngạch xuất, nhập khẩu trong tháng 7/2017 cũng như tình hình kinh tế nói chung hiện nay, ước thu tháng 7/2017 sẽ đạt 22.000 tỷ đồng, ước thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 7 tháng đầu năm 2017 ngành Hải quan đạt 165.081 tỷ đồng, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm 2016 (151.528 tỷ đồng). Điển hình, số thu NSNN tính từ ngày 1/7 đến ngày 24/7/2017 của ngành do Kho bạc nhà nước cung cấp đạt 16.447 tỷ đồng, lũy kế đến ngày 24/7/2017 là 159.538 tỷ đồng, đạt 56% dự toán. Năm 2017, Tổng cục Hải quan được Quốc hội và Bộ Tài chính giao dự toán thu NSNN là 285.000 tỷ đồng, tăng 4,7% so với thực hiện thu NSNN năm 2016. Trong đó: thuế xuất khẩu 6.000 tỷ đồng; thuế nhập khẩu 72.600 tỷ đồng; thuế tiêu thụ đặc biệt 22.500 tỷ đồng; thuế bảo vệ môi trường 600 tỷ đồng; thuế giá trị gia tăng 183.300 tỷ đồng. Thông tin thêm về tình hình xuất, nhập khẩu cả nước, Tổng cục Hải quan cho biết: trong tháng 7/2017, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 35,3 tỷ USD, giảm hơn 1,6% so với tháng trước. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 17,5 tỷ USD, giảm 1,7% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 17,8 tỷ USD, giảm 1,6%. Với kết quả ước tính trên thì trong 7 tháng đầu năm 2017, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt gần 233,52 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 115,22 tỷ USD, tăng 18,7% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 118,3 tỷ USD, tăng 17,7%. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7/2017 ước tính thâm hụt 300 triệu USD. Qua đó, nâng mức nhập siêu của Việt Nam đến hết tháng 7/2017 lên gần 3,08 tỷ USD, bằng 2,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. La GiangTĐKT - Ngày 1/8, Tổng cục Hải quan đã có thông cáo báo chí về tình hình xử lý vi phạm liên quan đến hàng hóa quá cảnh, trong đó cho biết Tổng cục Hải quan đang phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra, các đơn vị thuộc Tổng cục An ninh – Bộ Công an và Công an TP. Hồ Chí Minh khám xét, điều tra các container và doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực này.
Hàng hóa XNK qua cảng Cát Lái
Quá cảnh hàng hóa là một phương thức phổ biến trong vận tải hàng hóa quốc tế. Đây là phương thức nhằm giúp hàng hóa được luân chuyển, lưu thông một cách dễ dàng, thuận tiện giữa các quốc gia. Đặc biệt, đối với những quốc gia có điều kiện thuận lợi với hệ thống đường bờ biển dài, có những cảng biển nước sâu được xác định là địa điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng trong khu vực và trên hệ thống vận tải biển quốc tế như Việt Nam. Hoạt động quá cảnh hàng hóa của Việt Nam được áp dụng theo những hiệp định, điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên: Hiệp định quá cảnh giữa Việt Nam với Lào, Campuchia, Trung Quốc và Thông tư hướng dẫn các hiệp định này; Công ước Kyoto sửa đổi năm 2006.
Để tạo thuận lợi cho hoạt động quá cảnh hàng hóa và đảm bảo công tác quản lý, đáp ứng thông lệ quốc tế, Việt Nam đã ban hành hệ thống văn bản tương đối đầy đủ, thống nhất để quy định về hoạt động quá cảnh hàng hóa: Luật Thương mại, Luật Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 187/2013/NĐ-CP… Ngành Hải quan đã tích cực, chủ động thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá hải quan, áp dụng thông quan điện tử nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu.
Bên cạnh nhiều doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, tuân thủ đúng thông lệ quốc tế về tạm nhập tái xuất, quá cảnh, trung chuyển hàng hóa, cũng có không ít doanh nghiệp lợi dụng các hoạt động xuất nhập khẩu này để thực hiện hành vi vi phạm.
Trước những nghi vấn về hiện tượng lợi dụng loại hình quá cảnh để thẩm lậu hàng hóa vào nội địa, Tổng cục Hải quan đã triển khai đồng bộ, quyết liệt hàng loạt các giải pháp để chủ động đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm. Liên quan đến vụ việc này, Tổng cục Hải quan xác định ngoài nguyên nhân một số công chức thừa hành tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I - Cục Hải quan TP Hà Nội chưa thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ (cập nhật thông tin, theo dõi tình trạng vận chuyển hàng hoá; truy tìm hàng khi đã quá thời hạn đăng ký mà chưa có thông tin xác nhận hàng đã đến đích...) thì có những nguyên nhân rất quan trọng là: đối tượng đã lợi dụng các yếu tố thuận lợi trong khâu cấp phép đăng ký kinh doanh và quản lý sau cấp phép để hoạt động buôn lậu (qua xác minh của cơ quan Hải quan thì 56 doanh nghiệp có 213 container nêu trên đều đã không còn hoạt động hoặc không có trụ sở tại địa chỉ đã đăng ký). Hiện tại Tổng cục Hải quan đang phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra, các đơn vị thuộc Tổng cục An ninh – Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh khám xét, điều tra các container và doanh nghiệp vi phạm
Từ những nội dung nêu trên, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh xem xét, xử lý nghiêm những công chức có hành vi sai phạm, đồng thời kiến nghị cần phải chấn chỉnh khâu cấp phép và tăng cường công tác quản lý sau cấp phép đối với doanh nghiệp của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại theo chủ trương của Chính phủ, Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan, phối hợp với các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động xuất, nhập khẩu, đồng thời tiếp tục tăng cường thanh, kiểm tra nội bộ và kiên quyết xử lý nghiêm minh công chức có hành vi vi phạm.
Hồng Thiết
Khai trương thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ qua Ngân hàng Nhà nước
TĐKT - Ngày 1/8, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ khai trương triển khai thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đến dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng. Cùng dự, có đại diện lãnh đạo Sở Giao dịch NHNN, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, các đơn vị chức năng liên quan của Bộ Tài chính, NHNN và các thành viên Ban chỉ đạo Đề án chuyển chức năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ từ ngân hàng thương mại (NHTM) sang NHNN. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và đại diện lãnh đạo đơn vị chức năng liên quan cùng bấm nút khai trương Phát biểu tại Lễ khai trương, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, để nâng cao vai trò của thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP), NHNN luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong phát triển thị trường, giúp Kho bạc Nhà nước huy động và sử dụng vốn ngân sách một cách hiệu quả. Hiện nay, NHNN là đại lý phát hành tín phiếu Kho bạc, hàng năm huy động hàng chục nghìn tỷ đồng từ thị trường tiền tệ, giúp Bộ Tài chính cân đối thu, chi ngân sách. Việc phối hợp triển khai thành công Đề án chuyển chức năng thanh toán tiền giao dịch TPCP từ NHTM về NHNN cũng là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự quan tâm cũng như cam kết hỗ trợ phát triển thị trường TPCP của NHNN. Thực hiện chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 2/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Đề án thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ. NHNN ưu tiên bố trí mọi nguồn lực cho triển khai Đề án, bởi đây là một đề án quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định và phát triển của thị trường TPCP và thị trường tiền tệ. Thị trường TPCP là nơi tạo ra hàng hóa cho thị trường tiền tệ, giúp NHNN điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả, từ đó ổn định lãi suất, giá trị đồng tiền, tỷ giá. Đặc biệt, thị trường TPCP trong những năm qua đã có những phát triển vượt bậc. Về khối lượng phát hành, khối lượng trái phiếu trúng thầu trên thị trường sơ cấp năm 2016 đạt trên 336 nghìn tỷ VND, so với năm 2009 đã tăng hơn một nghìn lần. Về giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch năm 2016 đạt trên 3 triệu tỷ VND, tương đương khoảng 67% GDP Việt Nam năm 2016, tăng hơn một trăm lần so với năm 2009. Tổng giá trị phát hành trái phiếu tính tới tháng 3/2017 đạt trên 1,465 triệu tỷ VND, tương đương khoảng 32% GDP Việt Nam năm 2016. Đây là sự phát triển rất ấn tượng đối với thị trường TPCP, nhưng đồng thời cũng tạo áp lực không nhỏ đối với khả năng thanh toán của bất kỳ một NHTM riêng lẻ nào. Nhận thức rõ yêu cầu cần phải thay đổi về cơ bản hệ thống thanh toán TPCP đáp ứng tình hình phát triển mới, Đề án chuyển chức năng thanh toán tiền giao dịch TPCP từ các NHTM về NHNN đã được phê duyệt tháng 3/2016. Theo đề án này, NHNN sẽ đảm nhận chức năng thanh quyết toán cuối cùng tiền giao dịch TPCP, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Theo đó, từ nay, việc thanh toán trên thị trường TPCP sẽ do một số NHTM đủ năng lực cùng thực hiện, các tổ chức tín dụng (TCTD) là thành viên của hệ thống thanh toán liên ngân hàng có thể tự thanh toán cho mình. Đồng thời NHNN sẽ hỗ trợ thanh toán tiền giao dịch TPCP thông qua cơ chế thấu chi và cho vay qua đêm trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Với hàng nghìn thành viên, đơn vị thành viên trực tiếp và gián tiếp trên phạm vi toàn quốc, hệ thống thanh toán liên ngân hàng đảm nhiệm vai trò xương sống của hệ thống thanh toán Quốc gia và hoàn toàn có đủ năng lực thực hiện thanh toán giao dịch TPCP hiện tại và trong tương lai. La GiangTĐKT - Ngày 22/7 tại Hà Nội, Công ty cổ phần The Cars phối hợp với Hiệp hội Ô tô vận tải Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Lễ hội ô tô “Car parts fest” 2017 - một trong những sự kiện lớn nhất về xe hơi tại Việt Nam.
Lễ hội ô tô “Car parts fest” 2017 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 30/9 - 1/10 tại Cung triển lãm Kiến trúc - Quy hoạch xây dựng Quốc gia (số 1 Đỗ Đức Dục, Hà Nội). Đây là sự kiện nhằm thúc đẩy thị trường ô tô phát triển lành mạnh, bền vững, tăng tính kết nối giữa người mua và người bán.
Lễ hội ô tô “Car parts fest” 2017 sẽ diễn ra từ ngày 30/9 - 1/10
Lễ hội “Car parts fest” có quy mô hơn 1.000 gian hàng, thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp lớn, uy tín trên thị trường trong việc phát triển, phân phối sản phẩm, tăng cường mối quan hệ với khách hàng, đẩy mạnh khai thác thị trường, đồng thời giới thiệu các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. “Car parts fest” cũng đồng thời là triển lãm linh phụ kiện và đồ công nghệ ô tô mang tính chuyên ngành cao.
“Car parts fest” là một trong những sự kiện lớn nhất về xe hơi với nội dung hoàn toàn mới ở Việt Nam, diễn ra với nhiều hoạt động phong phú: Cuộc thi Đại sứ “Car parts fest” với quy mô toàn quốc diễn ra từ ngày 15/7 đến 15/9, tuyển chọn PG đại diện cho chương trình và các hãng với tổng giải thưởng trị giá 200 triệu đồng; “Best sale off”, giảm giá 20 – 80% của các dịch vụ, linh kiện, phụ kiện xe hơi. Lễ hội cũng sẽ quy tụ dàn siêu xe như Rolls - Royce, Maybach, Bentley, Lamborghini, Bugati, Ferrari, Porsche cùng nhiều mẫu xe độ đầy cá tính và sáng tạo; xuyên suốt chương trình sẽ là các màn biểu diễn nghệ thuật đỉnh cao DJ, body paiting, độ xe, hiphop…
Hưng Vũ
Ra mắt thẻ tín dụng du lịch có tính năng hoàn tiền đầu tiên tại Việt Nam
TĐKT – Sáng 20/7, tại Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) đã tổ chức họp báo ra mắt thẻ tín dụng du lịch có tính năng hoàn tiền đầu tiên tại Việt Nam - Maritime Bank Visa. Không chỉ là công cụ có thể thanh toán tại 40 triệu điểm chấp nhận thẻ trên toàn thế giới, đây còn là chiếc thẻ chuyên biệt có chức năng hoàn tiền đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho các khách hàng thường xuyên phải di chuyển và yêu thích những chuyến đi. Khác với các ưu đãi cộng điểm, tích điểm thường thấy, thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa sẽ trực tiếp mang tới lợi ích tài chính to lớn cho khách hàng từ tính năng hoàn tiền cao nhất lên đến 32 triệu đồng/năm. Cụ thể, thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa hoàn tiền tới 10% cho các giao dịch chi tiêu liên quan đến du lịch: sử dụng ẩm thực ở nước ngoài, thanh toán phòng khách sạn, vé máy bay, di chuyển Grab/Uber... với tổng giá trị hoàn tiền lên tới 8 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, hoàn tiền thêm lên đến 30%, trị giá lên tới 2 triệu đồng/tháng với ưu đãi theo chủ đề du lịch hàng tháng của chương trình Travel Joy: đặt khách sạn tại Agoda, đặt tour du lịch tại Vietravel, di chuyển taxi, đặt vé máy bay….với tổng số hoàn tiền lên tới 24 triệu đồng/năm. Ngoài ra, chủ thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa còn được ứng tiền mặt phí 0 đồng với mức lãi suất cạnh tranh, tham gia chương trình trả góp lãi suất 0% và tận hưởng hàng trăm ưu đãi, giảm giá đến 50% từ các đối tác của Maritime bank. Bên cạnh đó, từ ngày 20/7 - 15/10, khi mở mới và phát sinh giao dịch chi tiêu từ 500.000 đồng trở lên, 1.000 chủ thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa đầu tiên sẽ được tặng một pin sạc điện thoại dự phòng sành điệu. Riêng chủ thẻ thứ 1.000 sẽ trúng ngay một chuyến du lịch Mỹ cực chất với trị giá lên đến 50 triệu đồng. Với những tiện ích trên và các ưu đãi hấp dẫn được áp dụng ở nhiều giao dịch khác nhau: đặt khách sạn, mua sắm, mua vé máy bay... thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa hứa hẹn đem đến nhiều cơ hội tận hưởng cuộc sống cho khách hàng cùng người thân và bạn bè. Đặc biệt, khi xu hướng đi du lịch nước ngoài của Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh trong vòng 5 năm tới thì thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa kỳ vọng trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu dành cho họ. Mai ThảoTĐKT- Ngày 12/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Sebastian Eckardt và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã bấm nút chính thức vận hành Cổng Thông tin Thương mại Việt Nam nhằm cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp Cổng thông tin một cửa về các quy định pháp lý và quy trình thủ tục cần thiết cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Cổng Thông tin Thương mại Việt Nam do Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) chủ trì xây dựng, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Cổng Thông tin Thương mại Việt Nam được kỳ vọng giúp tăng tính dễ dự báo và minh bạch trong các luật lệ và quy trình thủ tục liên quan tới thương mại của Việt Nam, giúp các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tiếp cận nhanh chóng các quy định về thương mại của Việt Nam.
Khai trương Cổng thông tin Thương mại Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu rõ, với sự ra đời và chính thức vận hành Cổng thông tin Thương mại Việt Nam trong thời gian tới đây, hi vọng các doanh nghiệp và các bên có liên quan sẽ tìm được cho mình những thông tin cần thiết, hữu ích giúp hoạt động thương mại ngày càng được thuận lợi hơn. Bộ Tài chính, với tư cách là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại WTO cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ, khu vực tư nhân cũng như các Tổ chức quốc tế để đảm bảo phối hợp có hiệu quả, chia sẻ thông tin nhằm duy trì sự bền vững của Cổng thông tin để tích cực góp phần vào thực hiện các cam kết quốc tế về minh bạch hóa của Việt Nam.
Sáng kiến này là nỗ lực mới nhất của Chính phủ nhằm tăng cường tiếp cận thông tin và đáp ứng Hiệp định về Tạo thuận lợi Thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cổng Thông tin chứa đựng các thông tin liên quan tới quy định pháp lý và thủ tục hiện hành về thương mại, các văn bản pháp quy, thủ tục hành chính, hướng dẫn, biểu mẫu, giấy phép, và mức phí áp dụng bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
Cổng Thông tin cũng được kỳ vọng giúp cải thiện các quy định về thương mại, do các nhà hoạch định chính sách giờ đây có thể dễ dàng xác định mức độ phức tạp của các quy định và thủ tục hiện thời áp dụng cho hàng hóa, đề xuất các lĩnh vực có thể đơn giản hóa và hiện đại hóa, cũng như dễ dàng theo dõi tiến độ của hoạt động này.
Hồng Thiết
TĐKT - Trong khuôn khổ các sự kiện hợp tác tài chính – ngân hàng khu vực châu Á và Thái Bình Dương (APEC) do Việt Nam đăng cai tổ chức, từ ngày 10/7 – 11/7, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, phối hợp Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Học viện ADB (ADBI) và Cơ quan Điều phối Hợp tác phát triển (FDC) tổ chức Diễn đàn APEC thường niên lần thứ 7 về Tài chính toàn diện. Nội dung của Diễn đàn tập trung vào việc định hướng tài chính toàn diện phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn – một trong 4 nội dung hợp tác ưu tiên trong khuôn khổ Tiến trình hợp tác Bộ trưởng Tài chính APEC trong năm 2017.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: “Dù đã có những nỗ lực và thành công nhất định trong triển khai tài chính toàn diện trên phạm vi toàn cầu, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn phải tiếp tục đối mặt với những thách thức như tỷ lệ người nghèo được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức còn thấp, sự bất bình đẳng về giới, khoảng cách giàu nghèo và sự chênh lệch về phát triển, mức độ nhận thức và phổ cập giáo dục tài chính cho người dân còn chưa đầy đủ, sự bất cập về khuôn khổ pháp lý cho giám sát và bảo vệ người tiêu dùng, việc đầu tư chưa đúng mức cho nền tảng cơ sở hạ tầng tài chính và phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính trong kỷ nguyên kỹ thuật số”.
Các đại biểu thảo luận tại Diễn đàn
Trước những thách thức đó, Diễn đàn hợp tác APEC về Tài chính toàn diện năm 2017 được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các nền kinh tế trong và ngoài khu vực APEC, các chuyên gia hàng đầu về tài chính toàn diện, các bên liên quan đến phát triển tài chính toàn diện được trao đổi và thảo luận về cách thức và khả năng hài hòa các mục tiêu giữa tài chính toàn diện, hội nhập và bảo vệ người tiêu dùng để có thể tối đa hóa được những lợi ích mà tài chính toàn diện mang lại, phù hợp với đặc thù và trình độ phát triển của các quốc gia và đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Các nội dung chính được trao đổi tại 2 ngày của Diễn đàn: việc xác định đúng đắn phạm trù tài chính toàn diện; thực trạng triển khai các ứng dụng kỹ thuật số trong lĩnh vực này; vai trò của tín dụng và các dịch vụ/sản phẩm tài chính trong hỗ trợ phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn; triển vọng và các chính sách thúc đẩy các công nghệ mới trong dịch vụ tài chính; giáo dục tài chính góp phần nâng cao hiệu quả nhận thức của người dân trong tiết kiệm và đầu tư; tạo dựng môi trường phù hợp cho các sản phẩm và dịch vụ tài chính vi mô; phát triển bảo hiểm vi mô; chuỗi cung ứng tài chính trực tuyến: thách thức và yêu cầu chính sách; phát triển định dạng số như một nhu cầu thiết yếu của phát triển.
Các nội dung thảo luận, trao đổi tại Diễn đàn được đánh giá là đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với nước chủ nhà Việt Nam cũng như các quốc gia khác đang ở giai đoạn đầu tiếp cận tài chính toàn diện. Đây cũng chính là những nội dung do NHNN đề xuất hợp tác cho cả năm APEC 2017 ngay từ Hội nghị Thứ trưởng Bộ Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế APEC tổ chức vào tháng 2/2017 tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả thảo luận dự kiến sẽ được đưa vào “Báo cáo nghiên cứu hiện trạng và chiến lược nâng cao nhận thức tài chính tại các nền kinh tế APEC”, từ đó đề xuất các giải pháp về cải cách và chính sách phù hợp cũng như các lĩnh vực hợp tác ưu tiên nhằm thúc đẩy một nền tài chính toàn diện năng động, bền vững trong các nền kinh tế thành viên APEC.
Cũng trong khuôn khổ các sự kiện hợp tác tài chính – ngân hàng trong năm APEC 2017, ngay sau khi kết thúc Diễn đàn APEC về tài chính toàn diện, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội nghị lần thứ 4 về Cải cách cơ sở hạ tầng tài chính (FIDN) vào ngày 12/7/2017 tại cùng địa điểm trên.
Phương Mai
Cơ hội hợp tác phát triển thực phẩm và thực phẩm chức năng Việt - Hàn
TĐKT – Ngày 10/7 tới, tại khách sạn Grand Plaza, số 117 Trần Duy Hưng, Cầu giấy, Hà Nội, Tập đoàn BSR Group sẽ tổ chức Hội thảo “Thương mại hóa – xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao " dưới sự bảo trợ của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Chăn nuôi và Thực phẩm Hàn Quốc (MAFRA); Quỹ Xúc tiến chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao Hàn Quốc (FACT); Cục Ứng dụng và Phát triển khoa học công nghệ Việt Nam (SATI - MOST). Hội thảo là hoạt động ý nghĩa, nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm gia công nông nghiệp và công nghệ của các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như xúc tiến hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc. Một trong số các sản phẩm sẽ được giới thiệu tại Hội thảo Tại hội thảo, Tập đoàn BSR Group sẽ mang đến cho khách hàng Việt Nam cơ hội trải nghiệm thực phẩm, thực phẩm chức năng miễn phí ngay tại Hà Nội; được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với giám đốc và đại diện của các doanh nghiệp Hàn Quốc sản xuất các sản phẩm thực phẩm và thực phẩm chức năng chất lượng: sản phẩm xịt họng từ keo ong, canh sườn bò ăn liền, viên uống/bột từ mầm lúa mạch, trà lên men từ hoa sâm, nước ép từ lá ngõa tùng, viên uống tỏi… Thục AnhTập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam: 6 tháng đầu năm 2017 doanh thu đạt 50% kế hoạch năm
TĐKT - 6 tháng đầu năm, doanh thu toàn Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) ước đạt 53.358 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch năm, bằng 110% so với cùng kỳ 2016. Nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 6.300 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu than đạt 27.025 tỷ đồng, đạt 50 % kế hoạch năm, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2016; doanh thu sản xuất, tiêu thụ khoáng sản đạt 5.356 tỷ đồng; doanh thu sản xuất, bán điện đạt 5.998 tỷ đồng; doanh thu sản xuất cơ khí đạt 1.078 tỷ đồng; sản xuất, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp đạt 2.399 tỷ đồng. Tổng số lao động toàn Tập đoàn theo danh sách đến tháng 6/2017 là 108.800 người. Tiền lương bình quân 6 tháng ước đạt 9 triệu đồng/người/tháng, riêng sản xuất than đạt 9,6 triệu đồng/người/tháng. Sản lượng than nguyên khai là 19,87 triệu tấn, đạt 55,2% kế hoạch năm, bằng 103% so với cùng kỳ năm 2016. Than sạch thành phẩm đạt 18,3 triệu tấn, bằng 54% kế hoạch và bằng 105% so cùng kỳ năm 2016. Lượng than tiêu thụ là 18,03 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ trong nước đạt 17,3 triệu tấn và xuất khẩu 686.000 tấn. Lãnh đạo TKV cho biết, dự báo thị trường than 6 tháng cuối năm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, ngày 26/5 vừa qua, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) có đề xuất điều chỉnh lại số lượng than nhận của TKV từ 19,92 triệu tấn xuống 17,92 triệu tấn, giảm 2 triệu tấn so với kế hoạch. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của TKV trong năm 2017. Trước tình hình trên, thời gian tới, toàn Tập đoàn tiếp tục tập trung sản xuất than. Trong đó, tăng cường quản lý tài nguyên, chất lượng sản phẩm, giảm 5% tỉ lệ tổn thất trong khai thác so với năm trước, thắt chặt công tác nghiệm thu khối lượng mỏ và các chỉ tiêu công nghệ; tăng cường quản lý tài nguyên ranh giới mỏ và quá trình vận chuyển, tiêu thụ than; sử dụng hiệu quả các thiết bị quản lý, giám sát đã đầu tư. Về khoáng sản, TKV cho biết sẽ tiếp tục điều hành sản xuất, tiêu thụ phù hợp với diễn biến thị trường, tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh tiến độ các dự án đồng Tả Phời, mở rộng đồng Sin Quyền, mở rộng Luyện đồng Lào Cai; vận hành Tổ hợp Bauxit Nhân Cơ - Lâm Đồng và Đắk Nông bảo đảm ổn định, tối ưu hóa các chỉ tiêu công nghệ kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng yêu cầu khách hàng; kiểm soát chặt chẽ bảo đảm an toàn môi trường; thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm. Về điện lực, tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, điều hành, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, vận hành các nhà máy điện bảo đảm an toàn, ổn định, liên tục, đạt công suất, hiệu suất cao nhất. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu, định mức kỹ thuật công nghệ từng nhà máy, giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng cường quản lý vật tư, quản trị doanh nghiệp, nâng cao giá trị doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Về vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất và cung ứng thuốc nổ đáp ứng yêu cầu sản xuất theo kế hoạch tiến độ, bảo đảm an toàn, hiệu quả; nâng cao chất lượng nổ mìn. Nghiên cứu tính toán lại chi phí dịch vụ nổ mìn cho phù hợp theo hướng giảm chi phí cho các đơn vị khai thác. Ngoài ra, TKV tiếp tục thực hiện việc sắp xếp hợp lý hóa sản xuất theo hướng tinh gọn theo Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục thực hiện các chế độ chính sách khuyến khích, động viên cho người lao động, đặc biệt thợ lò, thợ kỹ thuật bậc cao; kiểm soát chặt chẽ việc tuyển dụng và sử dụng lao động; tăng cường cơ giới hóa tự động hóa, thông minh hóa, đồng bộ dây chuyền sản xuất và nhiều biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 133
- 134
- 135
- 136
- 137
- …
- sau ›
- cuối cùng »