Quận Cầu Giấy (TP Hà Nội): Biểu dương 266 người tốt, việc tốt
TĐKT - Sáng 8/6, UBND quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào “Người tốt, việc tốt” năm 2018; tổng kết các hoạt động kỷ niện 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018). Năm 2018, với tinh thần lấy phong trào “Người tốt, việc tốt” làm trọng tâm, các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong quận đã gắn với phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhằm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Về phát triển kinh tế, 5 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng thương mại, dịch vụ của quận tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất ngành xây dựng cơ bản tăng 13%, thu ngân sách đạt 3.552,9/8.362,3 tỷ đồng, đạt 42% so với dự toán thành phố giao. Công tác văn hóa, xã hội và lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội được quan tâm thường xuyên. Nổi bật, năm học 2017 - 2018, ngành giáo dục và đào tạo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững, quận tiếp tục được đánh giá là 1 trong những đơn vị dẫn đầu thành phố về chất lượng dạy học. Toàn quận có 62 giáo viên đạt giáo viên giỏi, 220 học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi, tăng 14 giải quốc tế so với năm học trước. Đây cũng là quận đầu tiên của thành phố không còn hộ nghèo theo chuẩn mới. Quận tiếp tục rà soát và triển khai các biện pháp trợ giúp các hộ cận nghèo và chống tái nghèo đối với các hộ mới thoát nghèo năm 2017. Quận đã hỗ trợ giải quyết việc cho 3.085/5.000 lao động, đạt 54% kế hoạch… Các cá nhân được khen thưởng tại Hội nghị Cùng với đó, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện có trọng điểm, tập trung vào các công trình phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ dân sinh. Công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị được triển khai đồng bộ, toàn diện. Tiếp tục chấn chỉnh công tác trật tự xây dựng trên địa bàn, tăng cường kiểm tra, xử lý ngay những công trình xây dựng không phép. Công tác quản lý sử dụng vỉa hè, lòng đường, trông giữ xe, biển hiệu quảng cáo…chặt chẽ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Quận đã ban hành 82 quyết định xử phạt, đã kiểm tra, xử lý 3.974 trường hợp vi phạm trật tự đô thị, tổng số tiền phạt 2,8 tỷ đồng… Đã cấp 564 giấy phép xây dựng… Về công tác cải cách hành chính, Quận tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết TW 6 khóa XII trên cơ sở phân công vị trí việc làm gắn với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương. Phấn đấu đạt mức chỉ số cải cách hành chính năm 2018 thuộc nhóm các quận, huyện, thị xã dẫn đầu thành phố. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Với kết quả đó, năm 2018, toàn quận có 266 tấm gương tiêu biểu trong phong trào “Người tốt, việc tốt”. Họ là những bông hoa đẹp trên mọi lĩnh vực, lứa tuổi, vị trí công tác khác nhau nhưng đều góp phần xây dựng quận phát triển. Điển hình là bác Đỗ Thị Thảo, Chủ tịch Hội người cao tuổi phường Dịch Vọng Hậu. Bác là người phụ nữ đảm đang, tích cực tham gia công tác xã hội, nhận nuôi các cháu có hoàn cảnh khó khăn và thường xuyên hỗ trợ những người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Đó là ông Đặng Trần Hiệp, tổ trưởng tổ dân phố số 28 phường Trung Hòa, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tuyên truyền vận động nhân dân trong tổ dân phố thực hiện đúng quy chế, quy ước dân chủ của tổ… Cá nhân ông đã vận động bà còn khối phố đóng góp 300 triệu đồng xây dựng khu vui chơi ngoài trời cho trẻ em tại lô 15 Trung Yên… Nhân dịp này, quận tổng kết cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua yêu nước năm 2018. Ban tổ chức đã nhận được gần 300 bài dự thi, Ban giám khảo đã lựa chọn được 7 tập thể có nhiều tác phẩm chất lượng cao, 37 tác phẩm đạt giải trong cuộc thi “Viết phát hiện về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2018” được UBND quận trao thưởng. Cũng tại Hội nghị, 96 tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động kỷ niệm 70 ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc được UBND quận khen thưởng. Hưng VũHà Nội thi đua ái quốc
Cụm thi đua số 16, TP Hà Nội: Giao lưu điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt
TĐKT – Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2018), sáng 8/6, Cụm thi đua số 16 (TP Hà Nội) tổ chức Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt tại các doanh nghiệp dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố trong tiến trình hội nhập, đổi mới và phát triển. Tới dự có: Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Hà Nội Nguyễn Việt Xô; Phó trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Đỗ Đức Thịnh cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị và 28 điển hình tiên tiến trong Cụm thi đua số 16. Phát biểu khai mạc chương trình, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội, Cụm trưởng Cụm thi đua số 16 cho biết: Cụm thi đua số 16 có đặc thù là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích của TP Hà Nội. Hưởng ứng Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 70 năm, thời gian qua, các đơn vị trong Cụm đã tổ chức phát động đợt thi đua sâu rộng, góp phần khắc phục khó khăn, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Thông qua đó đã phát hiện, tuyên truyền và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị, tạo động lực thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh năm 2018 của từng đơn vị. Qua đó góp phần khẳng định thi đua yêu nước là động lực to lớn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội, Cụm trưởng Cụm thi đua số 16 phát biểu tại chương trình Tại chương trình, ban tổ chức đã lựa chọn 6 tấm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt để trò chuyện, giao lưu, chia sẻ về sự tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp cũng như hành trình làm việc tốt của họ. Đó là anh Nguyễn Quang Phúc, tổ trưởng tổ chăn nuôi thú dữ, Xí nghiệp chăn nuôi và phát triển động vật số 1, Công ty TNNH MTV Vườn thú Hà Nội luôn đam mê, yêu nghề, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong công tác chăm sóc đàn thú dữ - một công việc cực kỳ nguy hiểm. Năm 2017, kết hợp với nhóm chuyên gia tình nguyện tổ chức động vật châu Á, anh cùng các đồng nghiệp đưa ra các hạng mục làm phong phú môi trường, được đánh giá có hiệu quả tương tác tốt trong thực tiễn. Đặc biệt các hạng mục đó đã được Vườn thú Yorrshire giới thiệu tới các vườn thú trên thế giới để làm hình mẫu. Chương trình giao lưu cùng các điển hình tiên tiến Cụm thi đua số 16 Đó là anh Phạm Minh Hà, đội trưởng đội vận hành số 2, Xí nghiệp quản lý điện chiếu sáng, một người luôn nhiệt tình hướng dẫn, kèm cặp anh em công nhân mới vào, nhiệt tình chia sẻ công việc và đặc biệt có nhiều sáng kiến trong đó có sáng kiến sửa chữa bo mạch điều khiển cần nâng và rọ thao tác xe nâng KIA; Chị Lưu Thị Thu Trà, 24 năm tận tụy với công việc nạo vét bùn cổng ngang… Mỗi người một việc, một ngành nghề khác nhau nhưng họ đều là những bông hoa đẹp trong vườn hoa người tốt, việc tốt TP Hà Nội. Phó Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Đỗ Đức Thịnh trao Bằng khen của UBND TP Hà Nội cho các cá nhân Nhân dịp này, 28 điển hình tiên tiến tiêu biểu của Cụm thi đua số 16 đã được tặng Bằng khen của UBND TP Hà Nội. Thục AnhTĐKT - 70 năm qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, phong trào thi đua yêu nước đã ăn sâu, lan rộng trên khắp các lĩnh vực đời sống xã hội. Tư tưởng, quan điểm của Người về thi đua yêu nước đã trở thành những bài học quý báu, sức mạnh to lớn, khơi dậy được sức sáng tạo, sự hăng hái thi đua lao động, sản xuất trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.
Từ thấm nhuần lời dạy của Bác …
Ở Công ty cổ phần Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông, những Lời dạy của Bác Hồ ngày 28/4/1964 (khi Người về thăm Nhà máy), chính là di sản tinh thần vô giá của các thế hệ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) công ty.
Có lẽ không chỉ riêng người thuyền trưởng gần 30 năm lái con tàu Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng mà tất cả các thế hệ “người Rạng Đông” đã ngấm sâu vào tâm trí những lời căn dặn năm xưa của Bác về về sức mạnh đoàn kết và vai trò của Đảng bộ trong giữ gìn khối đoàn kết; về chất lượng sản phẩm, năng suất, tiết kiệm, giảm lãng phí trong sản xuất; về đào tạo, nhất là khuyến khích thanh niên nhà máy học tập, nâng cao tay nghề; về trách nhiệm chăm lo đời sống cán bộ, CNVCLĐ của Đảng bộ, của lãnh đạo nhà máy; về giữ gìn vệ sinh công nghiệp, cảnh quan và môi trường….
Sáng kiến, sáng tạo luôn được Rạng Đông khuyến khích, tạo điều kiện và ghi nhận xứng đáng
Gần 30 năm nay, cứ đến Ngày hội truyền thống 28/4, các thế hệ “người Rạng Đông” lại hội tụ về mái nhà chung ở 87 - 89 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội để cùng nhau ôn lại lời Bác Hồ dạy, kiểm điểm việc thực hiện lời dạy của Người; đồng thời báo cáo kết quả phong trào “Thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy ”, tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc.
Ở mọi nơi làm việc của từng đơn vị trong công ty đều treo ảnh Bác Hồ về thăm, đều ghi lại lời dạy của Bác để qua năm tháng thấm vào ý thức chính trị, tình cảm của lớp lớp thế hệ cán bộ, công nhân viên, tạo thành nguồn sức mạnh to lớn đưa Công ty vượt qua mọi khó khăn.
… Đến vận dụng linh hoạt trong từng giai đoạn
Nhớ lại những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, khi Nhà nước xóa bỏ bao cấp, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng Giám đốc Công ty Rạng Đông tự hào cho biết: Từ một doanh nghiệp nhà nước vốn được ưu ái, với hơn 1600 con người, trước làn sóng hàng ngoại thâm nhập vào Việt Nam lần thứ nhất, Rạng Đông gặp muôn vàn khó khăn, có nguy cơ phá sản.
Với suy nghĩ “càng khó khăn, càng phải thi đua”, Đảng bộ và lãnh đạo công ty đã tổ chức đều đặn, liên tục phong trào “Thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy”, mỗi năm chia thành bốn đợt. Sau mỗi đợt tiến hành sơ kết, bình bầu các tập thể, cá nhân xuất sắc và khen thưởng xứng đáng. Cách làm đó đã khơi dậy được nguồn sức mạnh thi đua yêu nước trong mỗi cá nhân, mỗi tập thể và dần dần vực dậy Rạng Đông.
Liên tục từ năm 1990 đến nay, 28 năm liền, doanh thu, nộp ngân sách, thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên, lợi nhuận và từ khi thực hiện cổ phần hóa, cổ tức tăng đều đặn, vững chắc, năm sau cao hơn năm trước. Rạng Đông trở thành 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, được tạp chí nổi tiếng Forbes đánh giá là 1 trong 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất thị trường chứng khoán cả nước.
Rạng Đông liên tục đầu tư, cải tiến các dây chuyền sản xuất hiện đại
Đặc biệt, Công ty lần lượt được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý. Năm 2000 được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”. Đây là điều mà hiếm doanh nghiệp nào đạt được. Nhiều chuyên gia nhận định rằng “Hiện tượng Rạng Đông” một mô hình doanh nghiệp tiêu biểu cần được xã hội học tập, noi theo.
Chính phong trào “Thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy” và truyền thống “Rạng Đông anh hùng và có Bác Hồ ” đã là nguồn sức mạnh tinh thần cổ vũ cho Đảng bộ, các thế hệ “người Rạng Đông” đạt được những kết quả to lớn suốt 28 năm qua.
Chủ động đổi mới thi đua trong thời đại 4.0
Từ Đại hội XII của Đảng, đất nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, Rạng Đông bước vào một môi trường mới, điều kiện cạnh tranh rất khốc liệt.
Chia sẻ về những khó khăn mà Rạng Đông đang đối mặt, Tổng Giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng cho biết: Dù giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thiết bị chiếu sáng, nhưng khi đất nước hội nhập, Rạng Đông phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với những đối thủ quốc tế. Đèn LED tràn vào Việt Nam như vũ bão, làm cho sản phẩm chủ lực truyền thống của Rạng Đông (như đèn huỳnh quang, compact và dây tóc) suy giảm rất nhanh. Lợi nhuận của công ty giảm nghiêm trọng (từ 70% xuống còn 35% (năm 2017) và 15 % ( năm 2018).
Ông Thăng cho biết: Đáng lo ngại hơn, theo số liệu nhập khẩu chính ngạch qua hải quan năm 2017, có tới 3.478 công ty nhập khẩu LED vào Việt Nam, số lượng sản phẩm nhập, kim ngạch nhập khẩu gấp 5 lần số tiêu thụ 2017 của Rạng Đông. Đối chiếu với nguồn xuất khẩu vào Việt Nam của hải quan nước ngoài (qua Việt Nam lượng nhập, giá, chủng loại khai giảm đi để trốn thuế nhập khẩu) số lượng thực nhập còn gấp 12 lần. Cạnh tranh trên thị trường lúc này là cung lớn hơn cầu, người bán nhiều hơn người mua…
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hệ sinh thái số hóa, xã hội số hóa, nền kinh tế số, thương mại điện tử phát triển, thói quen tiêu dùng, hành vi tiêu dùng thay đổi cũng đang là điều mới mẻ và thách thức đối với một doanh nghiệp gần 60 tuổi như Rạng Đông.
Rạng Đông luôn nỗ lực tiếp cận và ứng dụng các khoa học, công nghệ tiên tiến
Xác định được những khó khăn đó, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã và đang quyết liệt, kiên cường tiến hành Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc toàn diện Công ty, nhanh chóng thích ứng với thời đại toàn cầu hóa và cách mạng 4.0.
Theo đó, từ năm 2016, Rạng Đông lựa chọn mô hình phát triển, một trục là “Con người Rạng Đông anh hùng và có Bác Hồ” với hai cánh là “Khoa học, công nghệ tiên tiến, khoa học quản trị hiện đại”.
Với yêu cầu mới, phải xây dựng đội ngũ con người chuyên nghiệp, phong trào “Thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy” được chuyển thành “Thi đua làm theo lời Bác trong mọi công việc thường xuyên hàng ngày của tất cả mọi người”. Trong đó, nội dung cụ thể của Rạng Đông là thực hiện hai bộ công cụ quản trị hiện đại là bộ công cụ quản trị chiến lược và bộ công cụ cải thiện, nâng cao năng suất - chất lượng với hệ thống các chỉ tiêu BSC/KPI rõ ràng, được hoạch định cho từng bộ phận, từng người, từng năm, quý, tháng, tuần của toàn hệ thống.
Theo đó, việc tổng kết, đánh giá và khen thưởng sẽ diễn ra thường xuyên, khách quan và khoa học. Như vậy, Rạng Đông đã chuyển phong trào từ tính chất cao trào thành tính chuyên nghiệp trong các hoạt động hàng ngày.
Đặc biệt, 2 năm qua, việc thực hiện phong trào “Thi đua làm theo lời Bác trong mọi công việc thường xuyên hàng ngày của tất cả mọi người” được Rạng Đông gắn với “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng, Chương trình của Thành ủy về học tập phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo - nhất là người đứng đầu theo gương Bác Hồ (năm 2018) đã nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, nhân tố quyết định lãnh đạo thành công phong trào thi đua của toàn công ty.
Tuy công ty đã thực hiện cổ phần hóa, không còn cổ phần vốn nhà nước, nhưng Đảng bộ công ty vẫn giữ được vai trò lãnh đạo toàn diện cả về chiến lược phát triển, kế hoạch đầu tư và sản xuất - kinh doanh, công tác nhân sự, phân phối hài hòa lợi ích nhà nước - cổ đông - người lao động.
Cán bộ, công nhân viên Rạng Đông tham gia phong trào thi đua với tư cách người chủ công ty thực sự, người chủ sở hữu công ty. Công nhân viên chức thi đua, làm việc không phải tư cách người làm thuê; thu nhập (năm 2017 bình quân 12,9 triệu/người/tháng) không phải là chi phí nhân công mà là chia sẻ giá trị gia tăng do họ tạo ra, hằng năm, mọi người được chia cổ tức, là nguồn đầu tư thiết thực cho nhân tố con người.
Nhờ sự linh hoạt, nhanh chóng đổi mới thi đua, hai năm qua (2016 - 2017), Rạng Đông vẫn giữ được đà tăng trưởng 8 – 10% hằng năm.
Thế giới và đất nước ta sẽ không ngừng vận động, nhưng tin rằng tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là “di sản tinh thần vô giá”, giúp Rạng Đông phát triển bền vững.
Mai Thảo
Cuộc sống thêm tươi đẹp với những người tốt, việc tốt quanh ta
TĐKT – Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2018), chiều 5/6, Báo Hànộimới phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Để cuộc sống thêm tươi đẹp”. Tới dự có: Phó Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Đinh Việt Thắng; Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long. Năm 2018 là năm thứ 26 TP Hà Nội thực hiện triển khai phong trào “Người tốt, việc tốt” và cũng từng ấy năm Báo Hànộimới đi đầu hưởng ứng phong trào bằng việc mở nhiều chuyên trang, chuyên mục, nhằm phát hiện, cổ vũ, nhân rộng gương người tốt, việc tốt, góp phần tạo hiệu ứng xã hội sâu rộng, để cái tốt ngày càng sinh sôi nảy nở, cái xấu ngày càng bị đẩy lùi. Buổi giao lưu là hoạt động ý nghĩa, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hiện và nhân điển hình tiên tiến trên địa bàn TP Hà Nội. Những câu chuyện, những việc làm ý nghĩa được 8 tấm gương người tốt, việc tốt chia sẻ tại buổi giao lưu, đã góp phần làm lan tỏa những điều hay, điều tốt trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô. 8 tấm gương đó chính là những nhân vật trên các chuyên mục “Nét đẹp Người Thủ đô”, “Phóng sự”, “Vì Hà Nội Xanh - Sạch - Đẹp”… của Báo Hànộimới. Đó là ông Chu Văn Chi, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Công tác Mặt trận khu dân cư số 4 phường Nhật Tân (Tây Hồ) đã gây dựng thành công nhiều mô hình hoạt động mang lại hiệu quả cao ở khu dân cư: “Khu dân cư bảo đảm an toàn giao thông và trật tự đô thị”, “Khu dân cư không có tệ nạn xã hội, phòng, chống HIV, ma túy”, xây dựng 6 tuyến phố văn minh đô thị với mô hình “Tổ dân phố không rác”. Ông Chi chia sẻ “cán bộ Mặt trận thì mặt trận nào cũng có mặt”, phải luôn nhiệt tình, tâm huyết và sẵn sàng nhận và xử lý khôn khéo mọi tình huống xảy ra trên địa bàn mình. Ông Phùng Huy Đan, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Trung Phụng (quận Đống Đa), Trưởng Ban Công tác Mặt trận tổ dân phố số 5 chia sẻ tại buổi giao lưu Đó còn là ông Phùng Huy Đan, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Trung Phụng (quận Đống Đa), Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố số 5. Ông đã tham gia công tác mặt trận lâu năm tới 3 nhiệm kỳ và trong suốt thời gian đó, ông đã phát huy rất tốt vai trò là cầu nối giữa người dân với chính quyền. Gần 20 năm làm mặt trận nhưng hiện tôi vẫn rất “say” công việc này. Phần thưởng các cấp dành cho tôi rất nhiều nhưng với tôi hạnh phúc lớn nhất là được nhân dân tin tưởng, yêu quý. Đó là bà Hoa Mai Hiền, Bí thư Chi bộ số 21, Tổ trưởng tổ dân phố 61 phường Láng Hạ (quận Đống Đa). Ngoài việc vận động các hộ dân giữ gìn vệ sinh môi trường, tôi đã phối hợp tổ chức, thành lập nhiều Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa thể thao cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi và thiếu niên, nhi đồng, tạo sân chơi bổ ích, thu hút đông đảo cư dân tham gia. Ngoài ra, bà còn tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo, thắt chặt tình đoàn kết, hòa thuận từ tổ ấm trong mỗi hộ gia đình đến toàn khu chung cư: Ngày hội Gia đình, Tết Trung thu cho trẻ em, văn nghệ sum họp ngày Giáng sinh… Đáng kể, hơn 5 năm qua, khu chung cư đều tổ chức hội chợ từ thiện, mỗi năm vận động quyên góp trên 100 triệu đồng, ủng hộ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vùng sâu, vùng xa. Việc làm này góp phần gắn kết các thành viên tổ dân phố với nhau, cùng chung tay làm việc tốt đẹp cho xã hội. Bà Hoàng Thị Nữ chia sẻ tại buổi giao lưu Đó còn là cô giáo Phạm Ngọc Hiệp, giáo viên trường THCS Vân Hà, huyện Đông Anh. Vân Hà là xã có nhiều sông, suối, ao, hồ, nhiều em học sinh hay rủ nhau ra sông, hồ bơi, đùa nghịch. Các em chưa nhận thức sâu sắc được sự nguy hiểm của đuối nước nên vẫn hồn nhiên đi tắm, đi bơi mà không có người lớn đi cùng hay có phao hỗ trợ. Gia đình nhiều em học sinh còn khó khăn, chưa thể trang bị áo phao, phao bơi cho các em. Xuất phát từ đó, cô đã chế tạo ra những chiếc áo phao từ vật dụng trong gia đình… Buổi giao lưu còn được lắng nghe chia sẻ của nhiều tấm gương khác: Chị Hoàng Hồng Hà, Điều dưỡng viên khoa Ung bướu – Xạ trị, Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội); bà Hoàng Thị Nữ, Bí thư Chi bộ Khu Dân cư số 10, phường Liễu giai (Ba Đình) Cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh; bà Nguyễn Thị Thi, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Nghĩa Hào, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ; anh Trần Anh Hào, nông dân xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì. 8 tấm gương được lựa chọn giao lưu hôm nay, mỗi người một công việc, hoàn cảnh khác nhau nhưng tựu chung họ đều giống nhau ở sự cần mẫn vì cộng đồng, vì xã hội, xứng đáng là những bông hoa giữa đời thường cần được tôn vinh. Đồng thời, giúp lan tỏa, nhân lên những nghĩa cử, hành động đẹp trong toàn xã hội, để cái đẹp, cái tốt thực sự là dòng chảy chủ đạo trong cuộc sống, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Phó Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Đinh Việt Thắng và Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long trao Bằng khen của UBND TP Hà Nội cho 5 cá nhân. Phát biểu tại giao lưu, Phó Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Đinh Việt Thắng biểu dương 8 tấm gương bình dị, mà cao quý được chia sẻ tại giao lưu hôm nay. Đồng chí khẳng định, 70 năm qua, kể từ khi Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc ngày 11/6/1948, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, với nhiều phong trào thi đua hiệu quả, có tính lan tỏa sâu rộng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, TP Hà Nội tạo được dấu ấn với nhiều phong trào thi đua mang tính đột phá như “Người tốt, việc tốt”, “Sáng kiến, sáng tạo”... Đồng chí khẳng định, để phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn Thủ đô phát triển sâu rộng, rất cần có sự tích cực tham gia, đóng góp sức trí tuệ, sáng tạo của các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Tại buổi giao lưu, 5 cá nhân đã được nhận Bằng khen của UBND TP Hà Nội. Mai ThảoTĐKT - Mỗi chuyến đi sưu tầm tài liệu về Bác là một câu chuyện đáng nhớ với bà Hoàng Thị Nữ (sinh năm 1949), Bí thư Chi bộ 10, Đảng bộ phường Liễu Giai, quận Ba Đình. Hàng chục vạn tài liệu, hiện vật (gốc), hàng nghìn bức ảnh ghi lại hoạt động của Bác là khối tư liệu vô giá, là món quà ý nghĩa đã ăn sâu, thấm vào máu thịt của người phụ nữ ấy.
Từ gắn bó với những kỷ vật của Bác Hồ
Chúng tôi tìm đến ngôi nhà số 10, ngõ 49 phố Vạn Bảo, nơi ở của bà Hoàng Thị Nữ. Căn nhà của nữ Tiến sĩ sử học chuyên ngành nghiên cứu về Bác Hồ, từng có 35 năm công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã làm cho bất kỳ ai lần đầu đặt chân tới cũng có chung một cảm nhận.
Đó là một bảo tàng mini với những cuốn sách, những bức ảnh quý về Bác được bố trí, gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và tinh tế. Trên tường của phòng khách, bà treo 3 bức tranh phong cảnh, nhưng giữa những bức tranh luôn có sự liên kết nhất định về màu sắc, hình dáng và nội dung.
Bà Nữ là lớp cán bộ đầu tiên của Bảo tàng Hồ Chí Minh, bước vào “nghề sưu tầm tư liệu về Bác Hồ” từ năm 20 tuổi. Suốt 35 năm công tác tại Bảo tàng, bà được giao trực tiếp sưu tầm, tiếp nhận tài liệu hiện vật liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong nước và quốc tế, tham gia xác minh, cung cấp tư liệu để xác minh các sự kiện lịch sử liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, bảo đảm độ chính xác cao. Đặc biệt, phải giữ gìn làm sao để tuổi thọ của tài liệu, hiện vật được kéo dài nhất. Từng tài liệu thu thập về được phân ra từng loại, đánh dấu rất cẩn thận, rồi cất vào kho…
Bà Hoàng Thị Nữ (thứ 10 từ trái sang) được tuyên dương tại buổi giao lưu điển hình tiên tiến Cụm thi đua số 3 TP Hà Nội
Với bà, mỗi tài liệu thu thập được về Bác đều là những câu chuyện, những bài học ý nghĩa thấm sâu vào tâm trí, máu thịt của bà. Bởi vậy, dù hôm nay đã ở cái tuổi thất thập, nhưng hễ ai đó đưa ra một kỷ vật gì liên quan đến Bác Hồ mà bà đã từng quản lý, chỉ cần định hình trong giây lát, bà có thể đọc được cả thời gian, địa điểm và lịch sử kỷ vật đó. Kỷ vật về Bác thiêng liêng, quý giá, quan trọng lắm nên không thể không cẩn thận.
Nâng niu trên tay những cuốn tài liệu mà bà từng tham gia viết về Bác: “Hồ Chí Minh — biên niên tiểu sử”, “Bác Hồ với Thái Bình – Thái Bình làm theo lời Bác”, “Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông 1931 — 1933”. “Những tên gọi, bút danh, bí danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Danh nhân Hồ Chí Minh”, “Bác Hồ với Trung Quốc”..., bà Nữ nói trong xúc động: “Chưa bao giờ tôi làm hỏng những tư liệu quý này. Chỉ có điều nhiều lần đã khóc vì phải bàn giao tài liệu cho đơn vị khác quản lý, vì tiếc những gì mình đã gắn bó lâu năm”.
Bà Nữ kể, có một năm sau cơn bão lớn, Hà Nội mưa rất to, các tuyến phố đều ngập, không phương tiện giao thông nào di chuyển được. Vì lo lắng nước sẽ tràn vào kho bảo quản, hàng chục vạn tài liệu, hiện vật của Bác, những di sản vô giá của quốc gia sẽ bị ngập nước, bà Nữ đã lội nước ngang lưng hơn 2 km phăng phăng đến Bảo tàng để kiểm tra kho.
Đến nơi, thấy một số phòng làm việc đã mênh mông nước. Bà cùng bộ phận trực cơ quan nhanh chóng xử lý, ngăn không cho nước vào kho hiện vật. Khi xong việc thì người ướt sũng và rét run lên, nhưng bà thấy thở phào nhẹ nhõm vì kho được an toàn.
Nhớ lại lần bàn giao 3 bản gốc di chúc của Bác Hồ cho Văn phòng lưu trữ Trung ương theo sự ủy quyền của bác Vũ Kỳ (thư ký của Bác Hồ), bà Nữ xúc động: Tôi ký bàn giao mà tay run bần bật bởi những kỷ vật thiêng liêng của Bác đã được tôi nâng niu, lưu giữ bao nhiêu năm, thực sự rất gắn bó.
…..Đến học và làm theo lời Bác
Sau những năm cống hiến không biết mệt mỏi, năm 2004, bà về nghỉ hưu, tiếp tục học tập Bác Hồ trong công việc đời thường. Hàng chục năm qua, bà Nữ thực hành tiết kiệm theo tấm gương của Bác, bằng cách nuôi lợn nhựa và hũ gạo tiết kiệm, tham gia tổ tiết kiệm của phụ nữ ở cơ quan, tổ dân phố ...
Bao giờ bà Nữ làm việc cũng có kế hoạch cẩn thận, tỉ mỉ lên lịch cụ thể các công việc chính phải làm trong ngày, trong tuần và cố gắng thực hiện theo lịch đó. Đặc biệt, hiện nay bà Nữ còn lưu giữ được các quyển sổ ghi công việc làm hàng ngày cùa mình từ những năm 80 đến nay.
Bà Hoàng Thị Nữ
Bà Vũ Thị Nhị, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh tâm sự: “Chị Nữ là người vô cùng tâm huyết với công việc, đam mê với việc sưu tầm, bảo quản các tài liệu liên quan đến Bác Hồ. Để bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của các tài liệu, hiện vật của Bác Hồ cần sự tỉ mẩn và kiên nhẫn. Bằng sự tận tâm của mình, chị Nữ đã làm rất tốt. Nói đến công tác “kho” phải nói đến chị Nữ, một người có kinh nghiệm lâu năm lại tâm huyết với công tác.”
Với 20 năm làm cản bộ quản lý, 15 năm tham gia cấp ủy, trong đó có 10 năm làm Bí thư chi bộ, 2 khóa Đảng ủy viên, gần 30 năm tham gia các công tác đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, công đoàn, bà luôn tận tụy với công việc, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng mất sớm, để lại 2 con, một mình bà Nữ phải lo toan mọi việc, vừa phải nuôi dạy con cái, chăm lo việc nhà, vừa tham gia hoạt động khoa học và công tác xã hội.
Bất giác nhớ về những kỷ niệm xưa, bà Nữ xúc động nói: “Có những lúc khó khăn tưởng không vượt qua được nhưng khi nghĩ đến Bác, tôi thấy mình phải cố gắng nhiều, vì vậy tôi đã vượt qua”.
Sống gần hết cuộc đời, bà Nữ vẫn tâm niệm một điều: Hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời bà là vinh dự được sưu tầm những tài liệu về Bác Hồ. Thời gian trôi qua, nhưng khoảnh khắc ấy vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim của nữ Tiến sĩ Sử học này.
Hưng Vũ
Cụm thi đua số 5 (TP Hà Nội): Giao lưu, biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt
TĐKT - Sáng 4/6, Cụm thi đua số 5 (TP Hà Nội) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2018) và giao lưu, biểu dương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Tới dự có: Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Nguyễn Công Bằng và đại diện lãnh đạo các huyện trong Cụm thi đua số 5. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Lê Anh Quân cho biết: Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, ngay từ đầu năm 2018 các huyện thuộc Cụm thi đua số 5 đã xây dựng kế hoạch và phát động phong trào thi đua yêu nước nhằm phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở. Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Nguyễn Công Bằng trao Cờ thi đua của Chính phủ cho 3 đơn vị thuộc Cụm thi đua số 5 6 tháng đầu năm 2018, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song với sự cố gắng, nỗ lực, tích cực thi đua của các cấp, các ngành và các tầng lóp nhân dân trên địa bàn các huyện, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng trung bình 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu biểu: Huyện Đông Anh tăng 10,3%; huyện Gia Lâm tăng 10,41%; huyện Sóc Sơn tăng 9,84%). Thu ngân sách tiếp tục tăng cao so với dự toán thành phố giao như: Huyện Mê Linh thu 251,97 tỷ đồng, đạt 50%; Đông Anh thu 590,1 tỷ đồng, đạt 47,49%; Gia Lâm thu 1.674,9 tỷ đồng, đạt 51,2%; Thanh Trì thu 1.482 tỷ đồng, đạt 84%... Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm, triển khai đồng bộ và đạt được những kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Đến nay, trong toàn Cụm đã có 2 huyện đạt huyện nông thôn mới là huyện Thanh Trì và Đông Anh. Các điển hình giao lưu, chia sẻ tại buổi lễ Tại chương trình, ban tổ chức đã lựa chọn 10 tấm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt để trò chuyện, giao lưu, chia sẻ về sự tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp và tinh thần vì cộng đồng. Đó là ông Vũ Văn Vinh, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm – người vinh dự đã được gặp Bác Hồ khi Bác về thăm làng nghề truyền thống Bát Tràng. Thầy giáo Nguyễn Đức Trường, giáo viên trường THCS Đa Tốn, huyện Gia Lâm, dù bị tàn tật nhưng bằng nghị lực và lòng yêu nghề, đã tìm ra phương pháp giảng dạy ngắn gọn, linh hoạt, tạo cảm hứng cho học sinh, giúp các em đạt giải cấp quốc gia, cấp thành phố. Ông Nguyễn Phạm Loạn, Giám đốc HTX Dịch vụ xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, luôn đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giải phóng sức lao động của nguời dân… Những cá nhân được tặng Bằng khen và danh hiệu người tốt, việc tốt của TP Hà Nội Có thể nói, đây là những đóa hoa tươi thắm nhất trong vườn hoa người tốt, việc tốt của Cụm thi đua số 5 nói riêng và TP Hà Nội nói chung. Họ là những minh chứng sống động nhất về giá trị to lớn mà Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Người phát động từ 70 năm trước. Tại buổi lễ, 4 cá nhân điển hình tiên tiến được nhận Bằng khen, 8 cá nhân được nhận danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp TP Hà Nội. Cũng dịp này, 3 tập thể thuộc các huyện của Cụm Thi đua số 5 được nhận Cờ Thi đua của Chính phủ. Thục AnhHà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc
TĐKT - Ngày 2/6, kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội trang trọng tổ chức chương trình biểu dương, tôn vinh các phong trào thi đua yêu nước, điển hình tiên tiến với chủ đề “Khơi nguồn sức mạnh”. Tới dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà; cùng các đại biểu là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân các thời kỳ, Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Công dân Thủ đô ưu tú và các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn Thủ đô. Các đại biểu dự buổi lễ Phát biểu khai mạc chương trình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, 70 năm qua toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã đoàn kết một lòng, phát huy ý chí tự lực, tự cường, cống hiến sức lực và trí tuệ, đưa nước ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đạt được những kỳ tích vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và dựng xây Tổ quốc. Cũng chính bằng sức mạnh của các phong trào thi đua yêu nước, trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử, góp phần đưa vị thế nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi lễ Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc, của Thăng Long - Hà Nội văn hiến, anh hùng, 70 năm qua, Thủ đô Hà Nội luôn tích cực đẩy mạnh và là nơi khởi phát, lan tỏa nhiều phong trào thi đua yêu nước. Trong quá trình triển khai, thành phố khuyến khích tính sáng tạo của các cấp, các ngành, các tổ chức, địa phương, đơn vị. Từ đó đã xuất hiện nhiều phong trào, mô hình thiết thực, phát huy hiệu quả, nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội của cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân. Thực hiện lời căn dặn của Bác: “Một tấm gương sống, còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền thành phố luôn quan tâm chỉ đạo và có nhiều giải pháp phát hiện, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, TP Hà Nội đã tổ chức xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” cho 80 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước. Lịch sử Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Bác được sân khấu hóa một cách hấp dẫn, dễ đi vào lòng khán giả Sức mạnh của các phong trào thi đua yêu nước chính là nguồn động lực, là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu, nhiệm vụ. Bằng việc triển khai sâu rộng phong trào thi đua có trọng tâm, trọng điểm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã đạt được nhiều thành quả đáng tự hào trong từng giai đoạn và tiếp tục được duy trì phát triển sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, với tầm vóc, thế và lực mới. Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá. Công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Sự nghiệp văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển. An sinh xã hội được bảo đảm. Diện mạo đô thị, nông thôn có nhiều đổi thay, ngày càng khởi sắc… Với những kết quả, thành tích xuất sắc đạt được qua các phong trào thi đua yêu nước, Thủ đô Hà Nội vinh dự được Đảng và Nhà nước 3 lần tặng thưởng Huân chương Sao vàng, 2 lần được tặng Huân chương Hồ Chí Minh; được phong tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”; là thành phố đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vinh dự nhận giải thưởng “Thành phố vì hòa bình” của Tổ chức UNESCO. Đồng chí Hoàng Trung Hải cho rằng, những đóng góp, cống hiến to lớn đó là công lao và thành tích chung của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô và cả nước. Hơn 350 đại biểu điển hình tiên tiến về dự chương trình là những tấm gương tiêu biểu nhất, bông hoa đẹp nhất trong phong trào thi đua yêu nước của Thủ đô trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. 13 đại biểu đại diện điển hình tiên tiến của Thủ đô Hà Nội được lãnh đạo Đảng Nhà nước và TP Hà Nội tặng hoa, biểu dương Chương trình biểu dương, tôn vinh các phong trào thi đua yêu nước, điển hình tiên tiến với chủ đề “Khơi nguồn sức mạnh” đã diễn ra với nhiều nội dung ý nghĩa và hình thức thể hiện sáng tạo, hấp dẫn. Với 3 phần nội dung xuyên suốt là “Mạch nguồn yêu nước”, “Vượt qua gian khó” và “Vững bước đi lên”, được thể hiện bằng cách lồng ghép giữa các chương trình nghệ thuật đặc sắc với những phim phóng sự và các màn hoạt cảnh cùng màn giao lưu với những điển hình tiêu biểu của Thủ đô qua các thời kỳ…, chương trình giúp cho các đại biểu nắm bắt toàn bộ mục đích, ý nghĩa xuyên suốt, nội dung cụ thể và giá trị thực tế của Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá phát triển của đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Tại chương trình, 13 đại biểu đại diện điển hình tiên tiến của Thủ đô Hà Nội đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội tặng hoa, biểu dương. Thục AnhLời kêu gọi thi đua ái quốc khơi nguồn sức mạnh phát triển Thủ đô
TĐKT - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2018), ngày 1/6, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Khơi nguồn sức mạnh”. Hội thảo được tổ chức nhằm khẳng định giá trị lịch sử cũng như tầm quan trọng của Lời kêu gọi thi đua ái quốc mà Bác Hồ đã phát động cách đây 70 năm trong suốt quá trình phát triển của Thủ đô và đất nước. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu tại Hội thảo Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định: Tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống yêu nước, của bản sắc văn hóa và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. 70 năm qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948), Thủ đô Hà Nội trở thành nơi khởi phát nhiều phong trào thi đua yêu nước tiêu biểu của cả nước, tạo nên phong trào hành động cách mạng, là nguồn động lực, nhân tố quyết định thắng lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Thủ đô và đất nuớc. Đa số ý kiến tại Hội thảo khẳng định rằng: Trong những năm qua, Đảng bộ Hà Nội đã và đang tiếp tục vận dụng sáng tạo những quan điểm của Người về thi đua yêu nước; cụ thể hóa Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Người bằng những mục tiêu thi đua cụ thể, đối tượng rõ ràng và cách thức, biện pháp tổ chức linh hoạt, hiệu quả. Hà Nội là địa phương đi đầu trong thực hiện, triển khai nhiều phong trào thi đua yêu nước nghiêm túc, chủ động và sáng tạo, tạo được sức lan tỏa rộng lớn trong các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội đã phát động nhiều phong trào thi đua, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức triển khai. Trong từng năm, xác định rõ chủ đề, nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá: “Năm trật tự văn minh đô thị” triển khai từ năm 2014; “Năm kỷ cương hành chính 2017” và “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị năm 2018”. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trọng tâm “Người tốt, việc tốt” gắn với việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Xây dựng Thủ đô xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại”, “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”… Hội thảo khoa học “Khơi nguồn sức mạnh”. TS Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội cho biết, phong trào “Người tốt, việc tốt” là một trong những minh chứng cụ thể về sự vận dụng sáng tạo của Hà Nội trong thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc. Từ năm 1992 đến nay, phong trào “Người tốt, việc tốt” của Thủ đô ngày càng phát triển sâu rộng trong đời sống xã hội. 25 năm qua, đã có 24.000 gương “Người tốt, việc tốt” được thành phố biểu dương, khen thưởng; hơn 32 vạn “Người tốt, việc tốt” được các địa phương và đơn vị khen thưởng. Những tấm gương sáng trong phong trào “Người tốt, việc tốt” được các cấp, các ngành thành phố biểu dương, đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, có sức lan tỏa, tác động đến người dân. Cái tốt, cái đẹp, việc tử tế của mỗi con người được khơi dậy, phát huy, “như ánh sáng xua tan bóng tối”. Ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông chia sẻ tại Hội thảo Theo ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông: Những lời dạy của Bác Hồ ngày 28/4/1964 khi Người về thăm nhà máy chính là nguồn di sản tinh thần vô giá, là động lực để mỗi cán bộ, công nhân, viên chức, lao động nhiều thế hệ thi đua lao động, sản xuất, xây dựng thương hiệu Rạng Đông vững mạnh, trở thành 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, được tạp chí nổi tiếng Forbes đánh giá là 1 trong 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất thị trường chứng khoán cả nước. “Rạng Đông có như ngày hôm nay là bởi doanh nghiệp đã đưa phong trào Thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy trở thành việc làm thường xuyên, hàng ngày, gắn với lợi ích của mỗi người lao động; sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng như các hình thức tổ chức đổi mới phong trào trong từng giai đoạn khác nhau.” - Ông Thăng cho biết. Bên cạnh những chia sẻ kinh nghiệm, tại Hội thảo, các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, khó khăn cũng như đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của thành phố trong tình hình hiện nay. TS. Đoàn Thị Hương và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Thực tiễn công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô đang đặt ra nhiều vấn đề mới, cần được Đảng bộ, chính quyền quan tâm giải quyết: Thực trạng phát triển không đồng đều giữa các bộ phận dân cư, các khu vực; khoảng cách giàu nghèo, độ chênh lệch về mức sống và hưởng thụ; vấn đề đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; hiện trạng phai nhạt lý tưởng trong một bộ phận thanh niên, học sinh, sinh viên… Một bài toán đặt ra cho Thủ đô, đó là làm thế nào để củng cố vững chắc và phát huy tối đa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vào sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp xây dựng con người mới Thủ đô văn hiến, xây dựng đảng trong sạch vững mạnh. Do đó, Hà Nội cần tiếp tục hiểu và vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, càng khó khăn càng phải thi đua thật tốt; đẩy mạnh tổ chức các phong trào thi đua, đồng thời quan tâm công tác tổng kết, biểu dương khen thưởng kịp thời, nhân rộng điền hình tiên tiến. Qua đó tạo nguồn động lực to lớn hoàn thành mục tiêu thi đua đoàn kết, sáng tạo và đổi mới. Kết luận Hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn tinh thần của cuộc hội thảo sẽ tiếp tục được phát huy để các phong trào thi đua ngày càng thấm sâu, lan tỏa, ngày càng thiết thực hiệu quả, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Mai ThảoTĐKT - Tối 1/ 6, Công ty Cổ phần Tập đoàn Cotana tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập (1/6/1993 – 1/6/2018). Dự lễ kỷ niệm có lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành của nhà nước, những đối tác, bạn hàng thân thiết, những thế hệ cán bộ nhân viên - những người bạn đã luôn giúp đỡ và dõi theo từng bước đường phát triển của Cotana Group.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Cotana (Cotana Group) tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng Thành Nam được thành lập năm 1993 tại con ngõ nhỏ Thịnh Hào 1, phố Hàng Bột (nay là đường Tôn Đức Thắng), Hà Nội. Những năm tháng ấy, khi Hà Nội đang cùng cả nước bước giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, 5 nhà sáng lập là những kỹ sư, những giảng viên tại mái trường Đại học Xây dựng, bằng tâm huyết cùng sự ủng hộ lớn từ lãnh đạo nhà trường đã vượt qua nhiều khó khăn và rào cản của buổi giao thời để thành lập nên công ty giữa bối cảnh khái niệm “doanh nghiệp tư nhân” vẫn còn rất lạ lẫm.
Ngay từ khi mới thành lập, Công ty TNHH Xây dựng Thành Nam đã được giao sửa chữa, cải tạo nhiều công trình lớn, mang ý nghĩa lịch sử của Thủ đô Hà Nội và TP Hải Phòng: Khách sạn Hòa Bình, khách sạn Dân Chủ, khách sạn Kim Liên - Hà Nội hay biệt thự Bảo Đại – Đồ Sơn – Hải Phòng.
Tạo lập uy tín từ việc cải tạo, sửa chữa công trình, Thành Nam tiếp tục vinh dự là một trong số các doanh nghiệp thuộc Sở Xây dựng tham gia xây dựng công trình nhà cao tầng đầu tiên của thủ đô tại Định Công. Tên tuổi Thành Nam sau đó gắn liền với một loạt các khu đô thị tên tuổi ở thời kỳ đầu khi mô hình các khu đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển: Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Văn Quán, Mỹ Đình, Linh Đàm…
Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Tập đoàn Cotana
Hơn 10 năm sau ngày thành lập, Công ty đã được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam. 5 năm sau đó, cổ phiếu của Cotana Group được niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội với mã giao dịch là CSC. CSC về sau được đặt tên cho giải thưởng mà Công ty trao hàng năm cho 1 sinh viên trường Đại học Xây dựng bắt đầu khởi trao từ năm 2011.
Từ một Công ty TNHH nhỏ bé, Cotana Group dần mở rộng quy mô với nhiều đơn vị thành viên, liên doanh, liên kết với nước ngoài hoạt động trong nhiều lĩnh vực của ngành xây dựng từ xây dựng dân dụng, công nghiệp đến nội thất, cảnh quan, hạ tầng, cầu đường…
Tên tuổi Cotana Group – doanh nghiệp xây dựng của Thủ đô đã phủ sóng trên nhiều công trình, khu đô thị khắp cả nước. Từ một nhà thầu xây dựng, Cotana Group đã trở thành một nhà đầu tư bất động sản với nhiều dự án lớn mà gần đây nhất là dự án Ecogarden tại TP Huế.
Đồng hành cùng Cotana Group trong suốt hành trình vừa qua không thể không kể đến các đối tác lớn – những người bạn của Cotana Group: Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD; Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng - Viglacera, Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng – Coma, Trường Đại học Xây dựng, các ngân hàng, cục thuế…
Đặc biệt trên tiến trình phát triển, phải kể đến sự kiện Cotana Group cùng Tổng công ty HUD sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản Hudland – chủ đầu tư của nhiều dự án khu đô thị tại miền Bắc. Cotana Group cũng là một trong những cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Việt Hưng – chủ đầu tư khu đô thị sinh thái Ecopark – một thành phố xanh tươi bên dòng sông Bắc Hưng Hải.
“Sự phát triển, những thành công và vị thế mà Cotana Group có được ngày hôm nay là nhờ các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên công ty qua các thời kỳ đã luôn làm việc bằng tâm huyết, trí tuệ và đặc biệt là sự đoàn kết, đồng lòng vì mục tiêu chung.” - ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Cotana khẳng định.
Trải qua hành trình ¼ thế kỷ, Cotana đã thực sự trưởng thành và tiếp tục chinh phục những mục tiêu, khát vọng mới. Phía trước có khó khăn, có thử thách và cả những thành công, Cotana Group đã sẵn sàng để chinh phục những đỉnh cao mới.
Mai Thảo
Hà Nội: Tiếp tục đảm bảo đủ chỗ học cho tất cả học sinh trên địa bàn
TĐKT - Chiều 29/5, tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thông tin về kết quả năm học 2017 - 2018 và công tác chuẩn bị cho năm học mới 2018 - 2019. Theo đó, tới thời điểm hiện tại, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đã chuẩn bị tốt mọi điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cho năm học mới 2018 – 2019. Đồng thời, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cũng được chú trọng đầu tư, xây mới, cải tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn toàn thành phố. Với phương châm là phải đảm bảo đủ chỗ học cho tất cả con em trên địa bàn, thời gian qua, TP Hà Nội đã và nỗ lực đầu tư xây dựng trường lớp và quy hoạch xây dựng trường lớp cụ thể cho từng quận, huyện để làm sao có đủ trường, lớp đáp ứng theo mức tăng học sinh thực tế. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trả lời câu hỏi của báo chí tại Hội nghị Theo đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong năm 2018, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn TP Hà Nội đã xây mới và thành lập mới được 70 trường học các cấp học (trong đó, mầm non 38 trường, tiểu học 17 trường, THCS 15 trường) với kinh phí khoảng 3,276 tỷ đồng. Đối với khối trực thuộc đã thành lập mới 7 trường THPT (2 trường công lập, 1 công lập tự chủ, 4 trường tư thục). Cũng trong năm 2018, toàn thành phố cải tạo, sửa chữa được 387 trường học các cấp học với 2.450 phòng học được xây mới và 2.552 phòng học cải tạo, sửa chữa với kinh phí khoảng 1.846.008 triệu đồng. Khối trực thuộc năm 2018 đã đầu tư 92.000 triệu đồng kinh phí chống xuống cấp cho 40 trường, đảm bảo điều kiện năm học mới. Tại quận Hoàng Mai, một quận được thành lập từ năm 2003, với số dân ban đầu khoảng 18 vạn, đến nay, sau 15 năm, số dân đã tăng lên là 41 vạn. Tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, nhiều khu chung cư mọc lên trên địa bàn quận nhưng thiếu quy hoạch về trường lớp, dân số cơ học tăng nhanh… đã gây ra tình trạng trường lớp chưa đáp ứng kịp nhu cầu của con em học sinh; tuyển sinh cấp học mầm non phải xếp hàng bốc thăm... Tuy nhiên, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy chiều 29/5, bà Phạm Đàm Thục Hạnh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai khẳng định: Từ năm 2017 – 2018 đến nay, trên địa bàn quận Hoàng Mai không còn hiện tượng cha mẹ học sinh phải đến làm thủ tục tuyển sinh cho học sinh, hay bốc thăm, xếp hàng. Bà Hạnh cho biết: Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND quận về việc tích cực cho phép thành lập thêm các trường. Theo đó, từ năm học 2017 – 2018, trên địa bàn quận đã cho phép thành lập thêm 5 trường mầm non ngoài công lập. Bên cạnh đó, quận tích cực đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học. Trong năm 2018, có 13 dự án trường học được cải tạo, nâng cấp, sửa chữa; đến nay đã đưa vào sử dụng 2 dự án và 11 dự án đang thi công và thường xuyên được quận kiểm tra tiến độ hàng tháng. Đối với một số trường học quá đông học sinh, phòng Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất quận cho phép xây dựng thêm những khối nhà, tăng thêm số phòng học cho học sinh. Cùng với đó, tham mưu UBND quận về cơ chế cho phép tuyển sinh đầu vào. Có thể nói, đầu tư cơ sở vật chất (tăng số trường học, phòng học) đang là một trong những giải pháp hiệu quả, từng bước giảm tải số học sinh trong một lớp cũng như đảm bảo đủ chỗ học cho tất cả con em gia đình đóng trên địa bàn thành phố. Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đã thông tin về công tác tuyển sinh năm học 2018 – 2019. Theo đó, toàn TP Hà Nội đã hoàn thành việc cấp mã số tuyển sinh đầu cấp (kèm mật khẩu) cho cha mẹ học sinh để đăng ký theo hình thức trực tuyến. Thời gian đăng ký đối với lớp 1: Từ ngày 1/7 - 3/7; mầm non 5 tuổi: Từ ngày 4/7 - 6/7; lớp 6: Từ ngày 7/7 - 9/7. Từ 10/7 - 12/7, các trường tổng hợp số lượng học sinh đăng ký trực tuyến. Sau đó, từ 13/7 - 18/7, các trường tuyển sinh bằng hình thức tiếp nhận hồ sơ trực tiếp. Đối với công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên, thời gian tuyển sinh từ 7/6/2018, thời gian nộp hồ sơ nhập học từ 1/7/2018 - 3/7/2018, tuyển bổ sung trong 2 ngày 5 - 6/7/2018. Các trường THPT chuyên bắt đầu thi từ 7 - 9/6/2018. Về công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018, theo số liệu tổng hợp, năm nay, toàn thành phố có 79.625 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó, có 13.309 em chỉ đăng ký thi tốt nghiệp THPT; 62.149 em đăng ký thi THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng; 4.167 em đăng ký thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Mai ThảoTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 92
- 93
- 94
- 95
- 96
- sau ›
- cuối cùng »