Hà Nội thi đua ái quốc

Phụ nữ Thủ đô tích cực thi đua yêu nước

TĐKT – Ngày 5/1, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hội năm 2018, phát động phong trào thi đua năm 2019. Năm 2018, bám sát chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Thành ủy Hà Nội, với tinh thần chủ động, đổi mới, Hội LHPN Hà Nội đã triển khai thực hiện có hiệu quả các khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng tâm công tác hội gắn với thực hiện "Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”. Việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được gắn với tuyên truyền thực hiện cuộc vận động rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” và 2 quy tắc ứng xử của thành phố được triển khai sâu rộng trong các cấp Hội. Công tác chăm lo lợi ích thiết thực cho hội viên, phụ nữ được quan tâm. Hội đã triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua gắn với các cuộc vận động và thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ, trong đó, đẩy mạnh thực hiện mô hình "Làm theo Bác”. Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn trao Cờ thi đua xuất sắc của TP Hà Nội cho các tập thể Kết quả, năm 2018 có 770.000 hội viên (93%) đạt chuẩn mực “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”, “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Từ các mô hình làm theo Bác đã tiết kiệm và tặng 28.380 kg gạo, 1,26 tỷ đồng cho 2.857 lượt phụ nữ và trẻ em khó khăn. Các cấp hội hòa giải thành công 571/588 vụ việc mâu thuẫn. Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố phê duyệt và triển khai sâu rộng “Đề án hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2025” tại cơ sở; tuyên truyền, hỗ trợ 2.850 phụ nữ khởi sự kinh doanh, chủ doanh nghiệp nữ… Cùng với đó, các cấp Hội từ thành phố tới cơ sở còn tích cực tuyên truyền, vận động hội viên đóng góp Quỹ từ thiện, Quỹ đền ơn, đáp nghĩa để chăm lo, hỗ trợ gia đình chính sách, gia đình hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn với tống trị giá hơn 12  tỷ đồng… Bên cạnh đó, Hội LHPN còn xây dựng và triển khai các kế hoạch tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ bảo vệ môi trường, tham gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện văn minh đô thị, duy trì nền nếp tổng vệ sinh sáng thứ bảy hàng tuần. Nhân các ngày lễ, Tết, Hội phụ nữ các quận/huyện, thị xã và cơ sở còn tổ chức nhiều hoạt động: Tọa đàm "Phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường, trật tự, văn minh đô thị ”, thực hiện chương trình “Đổi phế liệu, giữ màu xanh”, xóa bỏ điểm chân rác, trồng hoa và cây xanh làm đẹp cảnh quan môi trường đô thị, xử lý rác tại gia đình, xây dựng các mô hình mới gồm 288 điểm sinh hoạt cộng đồng xanh - sạch - đẹp - thân thiện với môi trường, mô hình "Vì tôi muốn thay đổi”, "Sân chơi cộng đồng”; phát động "Ngày Chủ nhật không túi ni lông”, vận động cán bộ, hội viên đóng góp hơn 3.000 ngày công, 3.919,25 triệu đồng, hiến 7.599 m2 đất làm đường, xây dựng các công trình nông thôn mới. Cùng với đó, vận động cán bộ, hội viên tham gia nạo vét trên 3.200 m kênh mương; duy trì 8.293 đoạn đường phụ nữ tự quản (trong đó có 3955 đoạn đường xanh - sạch - đẹp, 841 đoạn đường nở hoa, biến 207 điểm chân rác thành vườn hoa phụ nữ tự quản). Phối hợp với Thành đoàn, Hội Cựu chiến binh thành phố duy trì mô hình đội tự quản 3+. Phối hợp ra quân bóc xóa biển quảng cáo, rao vặt, duy trì trật tự văn minh đô thị… Ghi nhận, biểu dương những đóng góp của các cấp hội phụ nữ và chị em hội viên, phụ nữ toàn thành phố trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô, tại Hội nghị, 1 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 6 tập thể được UBND TP tặng Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua. Thục Anh

10 Sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2018

TĐKT – Năm 2018, Thủ đô Hà Nội đã tích cực thi đua lao động, sản xuất, gặt hái được nhiều thành quả trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng... Sau đây, Tạp chí Thi đua Khen thưởng trân trọng giới thiệu đến độc giả 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2018 đã được bình chọn. 1. 10 năm sau điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô đã tạo thế và lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững. Thực hiện Nghị quyết số 15 Quốc hội (khóa XII), sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô tự hào, phấn khởi trước những thành quả đạt được. Thành phố đã đổi thay toàn diện, sâu sắc trên các lĩnh vực theo hướng bền vững. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, đạt trung bình 7,61%/năm. Quy mô GRDP năm 2017 đạt 519.568 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm 2008. Không gian kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng, kiến trúc đô thị được phát triển, mở rộng theo hướng văn minh, hiện đại. Diện mạo nông thôn của Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt; khoảng cách đời sống giữa khu vực đô thị và nông thôn dần được thu hẹp. Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; bảo tồn và phát huy các di sản và giá trị văn hóa truyền thống có nhiều chuyển biến tích cực. Với những thành tích xuất sắc sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất - phần thưởng cao quý, nguồn cổ vũ, động viên tinh thần to lớn - góp phần làm vẻ vang thêm truyền thống văn hiến, anh hùng của Thủ đô.                                                                                                                                                                                         2. Chuyển biến mạnh mẽ từ quyết tâm thực hiện "Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2018". Hà Nội đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, tạo nhiều dấu ấn mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chính quyền; chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND thành phố được nâng cao. Thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về việc "Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở Đảng yếu kém; giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc thành phố" có chuyển biến tích cực. Sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở tất cả các ngành, các cấp. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm. Hoàn thiện nghiên cứu Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị; Đề án thí điểm kiêm nhiệm một số chức danh lãnh đạo chủ chốt tại các quận, huyện, thị xã. Đẩy mạnh cải cách hành chính; triển khai có hiệu quả Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; thực hiện đổi mới công tác đánh giá cán bộ hàng tháng với các tiêu chí định lượng và thực chất gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, tạo bước chuyển biến mạnh về ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng chính quyền thành phố theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực và hiệu quả. 3. Hoàn thành toàn diện 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Năm 2018 Hà Nội hoàn thành đạt và vượt 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; trong đó 8 chỉ tiêu kinh tế - xã hội vượt kế hoạch (gồm các chỉ tiêu về: Kim ngạch xuất khẩu; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; tỷ lệ lao động qua đào tạo; số trường công lập đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch; số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội). Hoàn thành Chương trình trồng 1 triệu cây xanh sớm 2 năm và tiếp tục trồng thêm 600 nghìn cây trong giai đoạn 2019 - 2020, góp phần tạo cảnh quan môi trường thành phố ngày càng xanh, sạch đẹp. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 7,37% (mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần đây). Các cân đối lớn được đảm bảo, nguồn lực cho phát triển được củng cố. Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò động lực tăng trưởng trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng và là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước. Quốc phòng - An ninh được giữ vững. 4. Hà Nội đã có 324/386 (83,9%) xã đạt chuẩn nông thôn mới – vượt kế hoạch trước 2 năm. Phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và sự tham gia hưởng ứng của nhân dân đã đạt kết quả tích cực. Sản xuất nông nghiệp không ngừng được đổi mới theo hướng hiện đại. Đời sống nông dân được cải thiện và nâng cao. Năm 2018, số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng thêm 30 xã (vượt kế hoạch đề ra là 26 xã), nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 324 xã, tỷ lệ đạt 83,9% - về đích sớm 2 năm so với Nghị quyết HĐND thành phố là đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. 5. Dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, cao nhất sau hơn 30 năm đổi mới. Môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố được cải thiện rõ nét, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư trên địa bàn Thủ đô. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) công bố tháng 4/2018 đứng vị trí 13/63 (tăng 1 bậc); chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) đứng vị trí 2/63 (tăng 1 bậc). Đẩy mạnh thực hiện mô hình cơ quan đăng ký kinh doanh thân thiện và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; duy trì thực hiện 100% hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng... Tổng vốn đầu tư xã hội ước thực hiện 340,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6%. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 7,5 tỷ USD, dẫn đầu cả nước (cao nhất từ trước đến nay). 6. Hà Nội tiếp tục là điểm đến An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh thúc đẩy quan hệ đối ngoại, quảng bá, xúc tiến, phát triển du lịch. Triển khai hiệu quả Chương trình hợp tác tuyên truyền quảng bá du lịch Hà Nội trên kênh truyền hình cáp quốc tế CNN. Phối hợp với Đại sứ quán nhiều nước tổ chức ngày hội, ngày văn hóa các nước tại Hà Nội. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách. Thành phố cũng chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc tổ chức các chương trình quảng bá nét văn hóa đặc sắc của nhiều vùng miền ngay tại Thủ đô. Nhờ đó, tổng số khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 26,92 triệu lượt khách, tăng 13%; trong đó, khách quốc tế đạt 6,005 triệu lượt, tăng 21,3%. Ngành Du lịch Thủ đô về đích trước 2 năm chỉ tiêu đón 5,7 triệu lượt khách quốc tế theo mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU đề ra đến năm 2020. Đặc biệt, Hà Nội đã được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) đề cử là 1/17 thành phố bình chọn giải thưởng "Điểm đến thành phố hàng đầu Thế giới năm 2018". 7. Năm 2018 - Năm thành công và đột phá của Thể thao Hà Nội. Thể thao thành tích cao tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trong các giải thi đấu trong nước và quốc tế. Tại Asiad 18 đoàn Hà Nội với thành tích 1 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc và 9 Huy chương Đồng, chiếm 42,1% số huy chương toàn đoàn. Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội giành chức Vô địch quốc gia môn bóng đá Nam năm 2018 trước 5 vòng đấu và đóng góp 7/23 cầu thủ cho đội tuyển Quốc gia vô địch AFF Cup 2018. Hà Nội tổ chức thành công Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII - 2018 và đạt thành tích ấn tượng, dẫn đầu cả nước với 176 Huy chương Vàng, 149 Huy chương Bạc, 139 Huy chương Đồng. 8. Giáo dục - Đào tạo tiếp tục dẫn đầu về chất lượng; đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế với 132 giải quốc gia, 197 giải và huy chương quốc tế (trong đó giải cá nhân gồm: 41 Huy chương Vàng, 55 Huy chương Bạc, 57 Huy chương Đồng, 17 giải khuyến khích; giải đồng đội gồm 27 cúp và huy chương). Triển khai thực hiện tốt Đề án thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (cấp chứng chỉ A Level của Anh quốc); chương trình song bằng cấp trung học cơ sở (cấp chứng chỉ IGCSE của Anh quốc) tại 7 trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. Lần đầu tiên tổ chức thành công kỳ thi quốc tế: Toán học Hà Nội mở rộng lần thứ 15 năm 2018 (HOMC 2018), đánh dấu bước tiến quan trọng trong hội nhập quốc tế của giáo dục Hà Nội. Kỳ thi HOMC 2018 có sự tham gia của 9 nước đến từ châu Á, châu Âu và 23 đoàn của các tỉnh, thành trên cả nước, được bạn bè quốc tế đánh giá cao về công tác tổ chức và chất lượng chuyên môn. 9. Về đích sớm 2 năm mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đến ngày 15/10/2018, thành phố hoàn thành chương trình hỗ trợ xây, sửa nhà ở cho 4.166 hộ nghèo, đạt 103% kế hoạch với tổng kinh phí hỗ trợ 423,5 tỷ đồng. Nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo đồng bộ, hiệu quả, bền vững, trong đó có chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo còn 1,16% (theo chuẩn nghèo đa chiều), về đích trước 2 năm mục tiêu giảm nghèo của thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Hà Nội đã có 4 quận không còn hộ nghèo: Cầu Giấy, Ba Đình, Tây Hồ, Thanh Xuân. Thành phố quyết tâm phấn đấu đến năm 2019 chuyển đổi phương thức, nội dung chương trình hỗ trợ giúp thoát nghèo đối với tất cả các đối tượng còn lại. 10. Hà Nội - Việt Nam trở thành thành viên thứ 22 Giải đua xe Công thức 1 Thế giới và đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 (Para Games 11) vào năm 2021. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, TP Hà Nội  - Việt Nam đã chính thức đăng cai tổ chức hai sự kiện thể thao quốc tế lớn của khu vực và thế giới: Giải đua xe Công thức 1 Thế giới - giải đua xe danh giá, đẳng cấp quốc tế và Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 (Para Games 11) vào năm 2021 -  Sự kiện thể thao tổ chức hai năm một lần với sự tham gia của các vận động viên xuất sắc nhất đến từ 11 nước trong khu vực Đông Nam Á. Việc đăng cai tổ chức hai sự kiện thể thao quốc tế lớn góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh Thủ đô và đất nước; khẳng định năng lực, trình độ và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội - Việt Nam tiếp tục đăng cai tổ chức các sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa, thể thao, du lịch quốc tế trong tương lai. Hưng Vũ

Tôn vinh 61 sản phẩm công nghiệp chủ lực của TP Hà Nội

TĐKT - Sáng 21/12, Sở Công thương Hà Nội tổ chức Lễ công bố, tôn vinh sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội năm 2018 cho 61 sản phẩm. Sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) của TP Hà Nội là sản phẩm công nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, nền tảng, có tính lan tỏa mạnh đến kinh tế thành phố, có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; được tạo ra trên các dây chuyền thiết bị có trình độ công nghệ ngang tầm khu vực, phù hợp với trình độ sản xuất trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đảm bảo năng lực sản xuất và môi trường bền vững; tạo ra mức tăng trưởng cao, ổn định. Hoặc các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp; là sản phẩm phát huy được giá trị truyền thống và tạo nhiều việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn; là sản phẩm mới, phù hợp, đón đầu xu hướng thị trường, có sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững. Đèn Led Rạng Đông được vinh danh là sản phẩm chủ lực của TP Hà Nội năm 2018 Thực hiện Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 03/5/2018 của UBND thành phố về triển khai Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội năm 2018,  Sở Công thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá, xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội. Sở Công thương đã tổ chức tiếp nhận, phân loại hồ sơ của các sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, xét chọn SPCNCL Hà Nội theo hệ thống tiêu chí của thành phố. Qua nhiều vòng đánh giá, xét chọn, công khai, lấy ý kiến rộng rãi, UBND TP Hà Nội đã công nhận cho 61 SPCNCL và Top 10 SPCNCL Hà Nội. Tổng doanh thu của 61 sản phẩm năm 2017 đạt gần 40.000 tỷ đồng (tăng trưởng 28,4% so với năm trước); chiếm 35,2% giá trị sản xuất ngành công nghiệp thành phố; chiếm 7,7% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10.000 tỷ đồng (tăng trưởng 74% so với năm trước). Trong số các doanh nghiệp tham gia xét chọn SPCNCL, có 12 doanh nghiệp trong Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, 15 doanh nghiệp lớn có doanh thu đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm. Tiêu biểu có doanh nghiệp đạt doanh thu trên 4.000 tỷ đồng: Công ty cổ phần Vicostone, Công ty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam; doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ: Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà, Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông; doanh nghiệp dẫn đầu về sản xuất phần mềm, thiết bị công nghệ thông tin như: Công ty TNHH phần mềm FPT, Công ty cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông… Top 10 SPCNCL gồm 10 sản phẩm có điểm đánh giá cao nhất với tổng doanh thu năm 2017 đạt trên 14.000 tỷ đồng (tăng trưởng 41,7%), kim ngạch xuất khẩu đạt 4.800 tỷ đồng (tăng trưởng 33,2%); bao gồm: Đèn Led Rạng Đông; gốm sứ cao cấp Quang Vinh; cửa nhựa uPVCEurowindow; cửa nhôm Eurowindow; đá thạch anh cao cấp; sứ cao cấp Viglacera; thiết bị mạng truy nhập quang GPON; ống thép Inox Sơn Hà; dụng cụ y tế; dịch vụ chuyển đổi số. Mai Thảo

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua xây dựng “Xứ, Họ đạo tiên tiến”

TĐKT - Ngày 20/12, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Ủy ban và phong trào thi đua xây dựng “Xứ, Họ đạo tiên tiến” trong đồng bào Công giáo TP Hà Nội năm 2018; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 và tổ chức mừng Lễ Giáng sinh năm 2018. Tại Hội nghị, 18 tập thể, cá nhân được Ủy ban MTTQ thành phố tặng Bằng khen; Ủy ban đoàn kết Công giáo thành phố tặng giấy khen cho 20 tập thể, 20 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước, thi đua xây dựng “Xứ, Họ đạo tiên tiến” năm 2018. Năm 2018, Ban đoàn kết Công giáo các quận, huyện, thị xã Hà Nội đã tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả phong trào thi đua xây dựng “Xứ, Họ đạo tiên tiến”, đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phối hợp tuyên truyền, vận động đồng bào Công giáo chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, Luật tín ngưỡng, tôn giáo… Qua đó, đã góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của Thủ đô, củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh…   Các tập thể được khen thưởng tại Hội nghị Trong phát triển kinh tế, đồng bào Công giáo đã tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu bằng nhiều hình thức: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển sản xuất lúa, rau màu, đảm bảo thời vụ đạt năng suất cao, tăng thu nhập từ 100 triệu đồng đến 400 triệu đồng/năm. Nhiều huyện có ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương có thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng/tháng/người, tổng doanh thu từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm. Nhiều giáo dân còn làm kinh tế giỏi với mô hình trang trại vườn ao chuồng… Từ đó, xuất hiện nhiều gương người Công giáo làm kinh tế giỏi trên nhiều lĩnh vực, tiêu biểu như giáo dân ở các Xứ, Họ huyện Thanh Oai, Thạch Thất, Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì…  Thực hiện cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, giáo dân nhiều Xứ, Họ đã tự nguyện hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn và nội đồng. Tiêu biểu: 40 hộ giáo dân Họ giáo Đại Bằng, thôn Đại Bằng, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh tự nguyện hiến 2.140 m2 đất nông nghiệp, mở rộng đường; 2 hộ giáo dân huyện Thanh Oai hiến 20 m2 đất để xây dựng làm đường liên thôn… Ngoài ra, đồng bào Công giáo Thủ đô còn tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tổ chức xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo là đồng bào Công giáo trên địa bàn. Đặc biệt, đồng bào Công giáo Thủ đô còn phát huy tốt vai trò trong xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng gia đình văn hóa, tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; đoàn kết trong đạo đức, lối sống trong tinh thần bác ái, yêu thương, phát huy truyền thống “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Tương thân, tương ái” và trong nếp sống Đạo… Năm 2018, số gia đình Công giáo đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt gần 95%; Quỹ khuyến học đã vận động được gần 450 triệu đồng, đã tổ chức tặng quà, khen thưởng động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và các cháu học sinh giỏi các cấp được khen thưởng với số tiền gần 100 triệu đồng…; đã xây dựng 18 mô hình điểm về xây dựng Xứ, Họ đạo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hưng Vũ  

Quận Hai Bà Trưng: Tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2018

TĐKT - Chiều 19/12, quận Hai Bà Trưng (TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2018 và triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách, tổng biên chế hành chính sự nghiệp và phát động phong trào thi đua năm 2019. Năm 2018, phong trào thi đua yêu nước quận Hai Bà Trưng tiếp tục có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, ngày càng thiết thực, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Cụ thể, kinh tế của quận duy trì tăng trưởng, phát triển ổn định với tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng 16,65%. Thu ngân sách ước thực hiện cả năm đạt 9.200 tỷ đồng, đạt 123%; chi ngân sách quận ước đạt 1.601 tỷ 495 triệu đồng, đạt 119% so với dự toàn thành phố giao, cơ bản đáp ứng yêu cầu. 2 tập thể và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ngoài các chỉ tiêu về kinh tế, năm 2018, nhiều chỉ tiêu trong các lĩnh vực khác quận đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Trong đó, số hộ thoát nghèo đạt 330% kế hoạch được giao, tăng 165% so với năm 2017. Số lao động được giải quyết việc làm đạt 105% kế hoạch. Giảm tỷ suất sinh thô đạt 500% kế hoạch. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đạt 100% kế hoạch. Số trường đạt chuẩn quốc gia đạt 167% kế hoạch, tăng 250%. Tỷ lệ hộ dân được công nhận "Gia đình văn hóa", thôn, tổ dân phố được công nhận văn hóa đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 100% kế hoạch, tăng 103%. Tỷ lệ dân được sử dụng nước sạch đạt 100% kế hoạch… Ghi nhận những kết quả trên, tại Hội nghị, 2 tập thể và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, 2 tập thể được tặng Cờ thi đua xuất sắc của thành phố; nhiều tập thể, cá nhân của quận được nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua cấp thành phố”. Dịp này, lãnh đạo quận Hai Bà Trưng đã phát động phong trào thi đua năm 2019. Thục Anh

Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng năm 2018

TĐKT – Sáng 19/12, huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua công tác thu thuế năm 2018; triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội dự toán thu chi ngân sách và phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019. Tại Hội nghị, Văn phòng Huyện ủy Thanh Trì đã được tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 2 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Huyện ủy Thanh Trì đã được tặng Huân chương Lao động hạng Ba 2 tập thể được tặng Cờ thi đua của UBND TP Hà Nội; 7 tập thể, 10 cá nhân được Bằng khen của UBND TP Hà Nội. Ngoài ra, 7 tập thể được tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc; 2 cá nhân được tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” của thành phố. Cùng với đó, nhiều tập thể, cá nhân được tặng Giấy khen của UBND huyện Thanh Trì. 2 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Báo cáo tại Hội nghị, ông Đặng Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì chỉ rõ: Năm 2018, các phong trào thi đua yêu nước của huyện được đổi mới về nội dung, hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện; phát triển mạnh mẽ trong phạm vi rộng, có chiều sâu, chất lượng với sự lan tỏa và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của nhân dân trong huyện. Nổi bật lên là các phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kinh tế, thi đua đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; thi đua thực hiện trật tự, văn minh đô thị gắn với bảo vệ môi trường; thi đua thực hiện năm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” theo nguyên tắc “một việc, một đầu mối xuyên suốt”. Thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo- Không ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã thực hiện tốt việc thăm hỏi, tặng quà 6.376 đối tượng chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội với kinh phí trên 3 tỷ 554 triệu đồng… Các tập thể được tặng Cờ thi đua và Bằng khen của UBND TP Hà Nội Các phong trào thi đua đã góp phần quan trọng thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Kết quả: Thu ngân sách của huyện đạt 105,3% so với dự toán thành phố giao, tăng 17,5 % so với cùng kỳ năm 2017. Tổng giá trị sản xuất tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017. Toàn huyện có 89,6 hộ gia đình văn hóa, 80% thôn, làng văn hóa, 77,8 tổ dân phố văn hóa. 100% các xã, thị trấn bố trí máy để thực hiện dịch vụ công trực tuyến… Từ các phong trào thi đua, nhiều mô hình hay, cách làm tốt, những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến được phát hiện và kịp thời khen thưởng, động viên, được bồi dưỡng nhân ra trên diện rộng. Các cá nhân được tặng Bằng khen của UBND TP Hà Nội Công tác khen thưởng có nhiều đổi mới, gắn liền với các phong trào thi đua, thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Việc khen thưởng những thành tích đột xuất, khen thưởng trong các dịp sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh đã trở thành động lực tinh thần khích lệ mỗi người khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Tỷ lệ các tập thể nhỏ, cán bộ, công chức, viên chức, người trực tiếp lao động, được khen thưởng đã nâng lên rõ rệt. Trong năm 2018, toàn huyện đã biểu dương, khen thưởng 812 tập thể, 2116 cá nhân; tỷ lệ khen người lao động trực tiếp đạt trên 80%. Trong đó: Khen thưởng cấp Nhà nước có 1 Huân chương Lao động hạng Nhì; 3 Huân chương Lao động hạng Ba, 3 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; khen thưởng cấp thành phố có 38 tập thể, 60 cá nhân, 7 người tốt, việc tốt. Nhân dịp này, lãnh đạo huyện Thanh Trì cũng đã phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019 đến toàn thể đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện. Đồng chí Trần Văn Khương, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Văn Khương, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì biểu dương những thành tích mà đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đã nỗ lực đạt được trong năm 2018. Đồng chí nhấn mạnh: Năm 2019 là năm nước rút để hoàn thiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ, có nhiều nhiệm vụ rất quan trọng, huyện Thanh Trì cần tiếp tục thi đua mạnh mẽ, đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể, hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, phấn đấu đưa huyện phát triển ổn định, sớm đạt được mục tiêu trở thành quận vào năm 2020. Mai Thảo

Góp phần đảm bảo an toàn lưới điện khu vực TP Hà Nội

TĐKT - Ngày 17/12, Công ty Điện lực TP Hà Nội tổ chức Lễ gắn biển công trình "Trạm biến áp (TBA) 110kV Công viên Thống Nhất và nhánh rẽ" nhân kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 – 21/12/2018). Đây là dự án quan trọng đảm bảo nâng cao độ tin cậy, cấp điện an toàn, ổn định cho lưới điện khu vực TP Hà Nội năm 2018. Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành và gắn biển công trình Dự án TBA 110kV Công viên Thống Nhất và nhánh rẽ là dự án quan trọng đảm bảo cấp điện TP Hà Nội năm 2018. Dự án có Tổng mức đầu tư có tổng mức đầu tư 377,323 tỷ đồng được xây dựng trên địa bàn phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội với quy mô chủ yếu: Tuyến cáp ngầm 110kV theo tuyến phố Kim Ngưu, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Nguyễn Đình Chiểu (kéo dài), chiều dài 2,7 km; Trạm biến áp xây dựng theo công nghệ GIS với quy mô 2 máy biến áp 63MVA - 110/22kV, với 24 tủ xuất tuyến, điều khiển bằng hệ thống máy tính và hệ thống giám sát và điều khiển từ xa từ Trung tâm điều độ. 1 tập thể, 2 cá nhân được tặng Bằng khen của Công đoàn Điện lực Việt Nam Đây là trạm biến áp sử dụng công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay với ưu điểm tiết kiệm diện tích xây dựng. TBA 110kV Công viên Thống Nhất sau khi đóng điện đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam kiểm tra và công nhận là TBA không người trực. Tại thời điểm đóng điện, Công ty điện lực Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa đã tiến hành đóng điện các lộ xuất tuyến để cấp điện cho các địa bàn trung tâm thành phố. Tại buổi lễ, 1 tập thể và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua gắn biển công trình "TBA 110kV Công viên Thống Nhất và nhánh rẽ" đã được tằng Bằng khen của BCH Công đoàn Điện lực Việt Nam. Hưng Vũ

Huyện Sóc Sơn tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua năm 2018

TĐKT - Ngày 18/12, huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2018, triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách và phát động phong trào thi đua năm 2019. Tại Hội nghị, 2 tập thể là nhân dân và cán bộ xã Thanh Xuân và Phòng Kinh tế huyện được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì; Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa và bà Đỗ Thu Nga, Chánh văn phòng HĐND – UBND huyện được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 2 tập thể được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì Ngoài ra, Hội nghị cũng trao các danh hiệu thi đua cấp thành phố gồm: Cờ thi đua xuất sắc cho 3 đơn vị (xã Nam Sơn, Phù Linh và Thanh Xuân), Bằng khen cho 4 tập thể, 8 cá nhân và danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho 15 đơn vị. Các danh hiệu thi đua cấp huyện gồm: Lao động tiên tiến cho 15 tập thể, 104 cá nhân, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở cho 79 cá nhân, giấy khen của UBND huyện Sóc Sơn cho 24 tập thể, 61 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2018. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của năm 2018 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết của Đảng các cấp, năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, trong đó có sự kiện quan trọng kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chi Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6), Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Sóc Sơn đã phát động phong trào thi đua yêu nước tới toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện ngay từ tháng 12/2017. Sau 1 năm ra sức thi đua sôi nổi, các phong trào thi đua do huyện phát động đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của các cấp, các ngành, các tập thể, cá nhân, góp phần quan trọng thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Huyện thường xuyên đổi mới, chú trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác khen thưởng và đẩy mạnh ban hành các tiêu chí cụ thể, ưu tiên lựa chọn khen thưởng đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp. Cụm thi đua tiếp tục được kiện toàn và phát huy vai trò chủ động trong việc đề xuất, tôn vinh các tập thể, cá nhân được khen thưởng. Công tác thi đua, khen thưởng đã thực sự trở thành động lực to lớn để cán bộ và nhân dân huyện vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2018. 1 tập thể và 1 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Năm 2018 bên cạnh những mặt thuận lợi, huyện phát sinh nhiều việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị (Cháy chợ Sóc Sơn, công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại một số xã, thị trấn yếu…) song phong trào thi đua đã đưa kinh tế huyện chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao (tăng 10,58%); kỷ cương hành chính được tăng cường, không xảy ra dịch bệnh, ngộc độc thực phẩm. 18/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành, nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt mức đề ra. Tiêu biểu: Thu ngân sách đạt trên 855 tỷ đồng, đạt 105% dự toán giao. Huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp, góp phần giảm 823 hộ nghèo, đạt 164,6%, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,72% năm 2017 xuống còn 1,88% năm 2018. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự địa phương. Phong trào thi đua xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh được hưởng ứng rộng khắp, gắn với triển khai nghiêm túc Nghị quyết TW4, TW6, TW7, TW8 khoá XII, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị… Các phong trào thi đua đã làm xuất hiện nhiều nhân tố mới, mô hình mới có sức lan tỏa sâu rộng. Kết quả, trong năm 2018, huyện có 5 tập thể, 6 cá nhân được Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ biểu dương, khen thưởng; 597 tập thể, 15 hộ gia đình 2.977 cá nhân được khen thưởng cấp thành phố và huyện. Các tập thể và cá nhân được tặng Cờ thi đua và Bằng khen của UBND TP Hà Nội Bám sát các chỉ tiêu kế hoạch của huyện đề ra, các phong trào thi đua tiếp tục được phát động và triển khai ngay từ những tháng đầu năm, gắn với chủ đề năm 2019 “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị”, gắn với phong trào “Vệ sinh an toàn thực phẩm” và “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đồng thời, tập trung triển khai tốt thi đua “Xây dựng nông thôn mới, phấn đấu huyện về đích xây dựng nông thôn mới năm 2019”. Cùng với đó, huyện chú trọng làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến, kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu, gương người tốt việc tốt trong các lĩnh vực. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân người lao động trực tiếp. Trường Giang

Câu lạc bộ Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

TĐKT - Sáng 18/12, Câu lạc bộ Thăng Long tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập (29/12/1978 - 29/12/2018) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tới dự và phát biểu. CLB Thăng Long được thành lập theo Quyết định số 803/QĐ/TU ngày 29/12/1978 của Thành ủy Hà Nội gồm cán bộ hoạt động trước Cách mạng tháng 8/1945, cán bộ trung cao cấp đã nghỉ hưu cư trú tại Hà Nội, trong đó, có khoảng 30% là lực lượng vũ trang. CLB Thăng Long hoạt động theo ba quy chế: Tổ chức thông tin thời sự, chính sách đến khác hội viên, đóng góp ý kiến có tổ chức với trung ương và TP Hà Nội và rèn luyện giữ gìn sức khỏe, vui chơi giải trí tham quan du lịch. Đến nay, số lượng hội viên khoảng trên 1.500 người. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho CLB Thăng Long Trong những năm gần đây, phát huy vai trò và tinh thần trách nhiệm, CLB Thăng Long tổ chức nhiều cuộc hội thảo, đóng góp ý kiến vào Dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng, Dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ TP Hà Nội; góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và nhiều dự thảo luật quan trọng khác. Các ý kiến đóng góp trí tuệ, trách nhiệm của CLB Thăng Long được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và lãnh đạo TP Hà Nội tiếp thu, ghi nhận, đánh giá cao. Do địa bàn rộng, CLB đã thành lập 20 tổ để tăng cường trao đổi thông tin, quan tâm, chăm lo cho hội viên. Với những kết quả đạt được, CLB Thăng Long đã trở thành điểm sáng trong hoạt động của hệ thống CLB cán bộ hưu trí trong toàn quốc. Trung bình hằng năm, CLB tổ chức hơn 220 buổi sinh hoạt, phục vụ hơn 30.000 lượt hội viên. Các buổi sinh hoạt này đã giúp hội viên nâng tầm kiến thức, giữ vững lòng tin vào sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước ta. Những năm qua, CLB Thăng Long đã nhận được nhiều phần thưởng. Năm 1998, CLB được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất; năm 2013, được tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập (29/12/1978 - 29/12/2018), CLB Thăng Long vinh dự được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, được UBND thành phố tặng Cờ thi đua, cùng nhiều Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều cống hiến. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định những đóng góp tích cực của CLB trong công cuộc đổi mới của Đảng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy mong rằng, các hội viên CLB tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng, tinh thần tiền phong, gương mẫu, với bề dày kinh nghiệm và với uy tín, tâm huyết, trách nhiệm của mình tiếp tục tham gia đóng góp, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở địa phương, luôn luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, góp phần bồi dưỡng, giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và đặc biệt là chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho lớp cán bộ Đảng viên đi sau. Hưng Vũ

Lễ trao thưởng Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của TP Hà Nội

TĐKT - Sáng 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao thưởng Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của TP Hà Nội; Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ I - năm 2018. Sau 5 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được sự tham gia, hưởng ứng của nhiều cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, với 457 tác phẩm dự thi. Trong đó, Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của TP Hà Nội lần thứ I - năm 2018 đã tiếp nhận tổng số 194 tác phẩm tham dự của 27 cơ quan báo chí; Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ I - năm 2018 đã tiếp nhận tổng số 263 tác phẩm tham dự của 22 cơ quan báo chí. Với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, 2 Hội đồng sơ khảo đã chọn 153 tác phẩm của 2 giải báo chí vào vòng chung khảo, từ đó, 2 Hội đồng chung khảo đã lựa chọn ở mỗi giải 38 tác phẩm để trao thưởng, gồm 3 giải A, 5 giải B, 10 giải C và 20 giải khuyến khích. Ngoài Bằng khen của UBND TP Hà Nội cho các tác giả có tác phẩm đạt giải A, giải B và giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt giải C, giải khuyến khích, TP Hà Nội còn trao thưởng cho các tác giả có tác phẩm đạt giải A 50 triệu đồng, giải B 30 triệu đồng, giải C 20 triệu đồng và giải khuyến khích 10 triệu đồng. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng chúc mừng các tác giả và tác phẩm được trao thưởng Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của TP Hà Nội; Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ I - 2018. “Đó là kết tinh tâm huyết, trí tuệ, tình cảm và trách nhiệm của những người làm báo đối với Thủ đô, đối với sự nghiệp xây dựng Đảng, phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng và đồng chí Lê Mạnh Hùng trao Giải A cho các tác giả đạt Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là 2 nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, sâu sắc được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển Thủ đô. Đây không chỉ là nhiệm vụ của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp mà cần có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, trong đó báo chí có vai trò quan trọng. Chính vì thế, năm 2018 là năm đầu tiên Thành ủy Hà Nội đã tổ chức 2 Giải Báo chí, nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng, phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; động viên, khuyến khích cán bộ, đảng viên, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội trong việc viết, sáng tác, tuyên truyền các tác phẩm về hai lĩnh vực này. Đây cũng là dịp để thành phố ghi nhận, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc, tiêu biểu, các cơ quan báo chí có nhiều đóng góp trong hoạt động tuyên truyền về nhiệm vụ chính trị chung của thành phố và công tác xây dựng Đảng và phát triển văn hóa của Thủ đô. Nhằm tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng chính thức phát động Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của TP Hà Nội; Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ II - năm 2019. Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trao Giải A cho các tác giả có tác phẩm đạt Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Đồng chí mong muốn, để có các tác phẩm báo chí xuất sắc tham gia 2 giải báo chí của TP Hà Nội, các cơ quan báo chí, các phóng viên, biên tập viên cần hiểu đúng và sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của thành phố trong các lĩnh vực này; chủ động, tích cực bám sát thực tế cơ sở để phản ánh kịp thời, chính xác, toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ ở các địa phương, cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó, phát hiện cách làm mới, mô hình tốt để biểu dương và đấu tranh, phê phán những khuyết điểm vi phạm, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế. “Mỗi tin, bài trên báo chí, nhất là các tác phẩm viết về công tác xây dựng Đảng, phát triển văn hóa Thủ đô đòi hỏi phải thể hiện tầm trí tuệ, thái độ đúng đắn, khách quan của người làm báo trước vấn đề đang đặt ra, giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền làm tốt hơn vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác phấn đấu, giữ vững bản lĩnh, đồng thời lan tỏa, nhân lên những điều tốt đẹp, những giá trị ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng - thành phố vì hòa bình”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh. Thục Anh  

Trang