Hà Nội thi đua ái quốc

Quận Hà Đông phát động phong trào thi đua năm 2020

TĐKT - Chiều 14/1, quận Hà Đông tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020; công bố chỉ số cải cách hành chinh của các phòng chuyên môn và các phường thuộc quận năm 2019. Đồng chí Nguyễn Công Bằng, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội tới dự. Tại Hội nghị, 1 tập thể là Văn phòng HĐND - UBND quận được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 3 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng thành phố Hà Nội Nguyễn Công Bằng trao Huân chương Lao động hạng Ba cho đại diện Văn phòng HĐND - UBND quận Hà Đông. Ngoài ra, có 7 cá nhân được Bộ Công an tặng Kỷ niệm chương; 2 địa phương là Văn Quán và Phúc La được UBND thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc; nhiều tập thể, cá nhân được thành phố và quận khen thưởng. Năm qua, phong trào thi đua yêu nước của quận Hà Đông đã phát triển toàn diện, góp phần vào thắng lợi trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn quận. Trong đó, quận chú trọng thực hiện tốt các phong trào thi đua do trung ương và thành phố phát động. Nổi bật, trong phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, quận đã tập trung nhiều giải pháp như: Thực hiện nghiêm quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính; công bằng, bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực… Trong đó, thực hiện “3 đồng hành, 5 hỗ trợ”,  nhằm đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển có sức cạnh tranh cao, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo để phát triển. Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng thành phố Hà Nội Nguyễn Công Bằng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân Trong phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không ai bị bỏ lại phía sau”, quận thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo: Xây dựng cơ sở hạ tầng đường, điện, nhà; hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, cung cấp cây, con giống cho người nghèo; vận động ủng hộ Quỹ vì người nghèo với mức cao (hơn 3,5 tỷ đồng). Đến nay, toàn quận đã không còn hộ nghèo. Trong các phong trào thi đua do thành phố phát động, quận đã tích cực triển khai có hiệu quả, bám sát chủ đề năm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, Năm Cải cách hành chính và Năm Trật tự, văn minh đô thị. Tập trung vào phong trào thi đua thực hiện “Văn hóa công sở và nơi công cộng”; phong trào thi đua an toàn thực phẩm…. 2 địa phương là Văn Quán và Phúc La được UBND thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc Qua các phong trào thi đua, quận đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Cụ thể, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 100% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ, thương mại, du lịch thực hiện trên 73,4 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Tổng thu NSNN đạt trên 5.700 tỷ đồng, tăng trên 33% dự toán giao. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ 99,2%. Tỷ lệ tham gia BHYT bắt buộc đạt 100% kế hoạch. 100% phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; 90% số hộ gia đình và 77% số tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa. Giảm 208 hộ nghèo, đạt 101,5% kế hoạch, toàn quận không còn hộ nghèo. Có thêm 2 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 74,7%. 100% dân số đô thị được dùng nước sạch; đảm bảo chính sách xã hội cho các đối tượng chính sách, đời sống nhân dân được ổn định; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tổng mức đầu tư trên địa bàn đạt gần 219,5 tỷ đồng. Các nhiệm vụ đột xuất thành phố giao; các phong trào thi đua do trung ương và thành phố phát động đều được quận Hà Đông thực hiện đạt kế hoạch. Chủ tịch UBND quận Hà Đông Vũ Ngọc Phụng phát động phong trào thi đua năm 2020 Kế thừa những thành tựu đã đạt được trong năm 2019, trong năm 2020, quận Hà Đông xác định, thi đua, khen thưởng phải tiếp tục được đổi mới, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong năm 2020. Tại Hội nghị, ông Vũ Ngọc Phụng, Chủ tịch UBND quận Hà Đông đã phát động phong trào thi đua năm 2020 đến toàn thể cán bộ, chính quyền và nhân dân trong quận. Mai Thảo

Câu chuyện về chàng phóng viên khiếm thị “đặc biệt”

TĐKT - Khi chứng kiến những đám cưới tập thể ở bên ngoài xã hội, anh Nguyễn Tiến Thành (sinh năm 1982) - Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân luôn ấp ủ, ấn tượng với những câu chuyện đặc biệt, với những con người “đặc biệt”. Anh tự nhủ, sẽ phải làm điều gì đó để hiện thực hóa ước mơ của người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn… là tổ chức đám cưới tập thể. Rồi một ngày, ước mơ đó đã thành hiện thực nhờ những mạnh thường quân cùng những người bạn của anh. Hiện thực hóa ước mơ Những ngày qua, hàng nghìn người dân Thủ đô thực sự xúc động khi chứng kiến đám cưới tập thể dành cho 21 cặp vợ chồng khiếm thị. Với chủ đề “Hạnh phúc của bạn - Niềm vui của chúng tôi”, chương trình đám cưới tập thể tạo điều kiện cho những người khiếm thị, khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có được cảm xúc sống trong ngày cưới hạnh phúc, ghi dấu kỷ niệm, đồng thời có động lực để vun đắp hạnh phúc gia đình. Lần đầu tiên trong bộ trang phục cô dâu, chú rể, họ bước vào giấc mơ có thật mà trước giờ chưa dám nghĩ đến. Đó được xem là một câu chuyện của những gia vị hạnh phúc đủ đầy, trọn vẹn theo một cách riêng. Lễ cưới được tổ chức văn minh, trang trọng, lan tỏa đầy sự yêu thương… Đây cũng là điều ấp ủ bấy lâu nay của anh Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân. Anh Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân luôn đam mê với công việc Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chàng trai Nguyễn Tiến Thành sớm bén duyên với nghề báo dù tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế. Sau 8 năm đam mê và cống hiến với Tạp chí Thương Trường, năm 2010, mắt Thành bị bệnh tăng nhãn áp glocom không rõ nguyên nhân. Ban đầu, Thành và gia đình chỉ nghĩ bị cận thị, kiên trì đi chữa sẽ khỏi dần, vừa chữa vừa đi làm báo. Nhưng về sau, càng mổ nhiều, thị lực càng kém; đồng thời, bác sĩ cũng cho biết, bệnh này nguy hiểm, mất thị lực, khó cứu lại được, bị hỏng đáy mắt và dây thần kinh. “Khi nghe kết luận của bác sĩ, tôi thấy mọi thứ trước mắt bỗng dưng tối sầm lại. Tôi cảm thấy bế tắc, suy sụp tinh thần khi biết rằng, mình hỏng mắt là sẽ mất tất cả… “ - Anh Thành nhớ lại. Tạm dừng công việc khi đáy mắt về 0, gần một năm, anh Thành ở nhà cùng vợ âm thầm tìm cách cứu chữa; nhưng càng hy vọng bao nhiêu, anh lại nhận được sự tuyệt vọng bấy nhiêu. Nhưng rồi anh lại nghĩ, mình không thể sống mãi thế này được, mình phải vươn lên, phải sống, phải lao động… Niềm tin ánh sáng Quyết tâm đứng dậy bằng chính đôi chân của mình, được sự động viên của gia đình, tháng 2/2012, anh Thành tham gia Hội Người mù quận Thanh Xuân, học chữ nổi, học vi tính dành cho người khiếm thị. Trở lại làm báo, anh Thành tiếp tục công việc tại Tạp chí Thương Trường; đồng thời trở thành cộng tác viên của chương trình “Niềm tin ánh sáng” trên kênh VOV giao thông. Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân (đeo kính - đứng giữa) tại đám cưới tập thể được tổ chức ngày 24/11/2019.  Thời gian này, anh đã có những bài viết về những người cùng cảnh ngộ biết vươn lên trong cuộc sống, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Tác phẩm của anh đã được TP Hà Nội trao giải Ba cuộc thi “Phát hiện và viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt” năm 2016. Còn trong quá trình công tác tại Hội Người mù quận Thanh Xuân, anh đã phối hợp cùng các thành viên trong Ban chấp hành tổ chức nhiều hoạt động, phong trào dành cho người khiếm thị trên địa bàn quận. Từ năm 2013 đến 2019, trong các dịp lễ, Tết, anh đã liên hệ, vận động các doanh nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trao quà, trao học bổng, trợ cấp cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, những bạn trẻ là học sinh – sinh viên khiếm thị, nhằm giúp các hội viên vượt qua thách thức của cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng xã hội. Anh đã cùng cán bộ Hội Người mù tổ chức các hoạt động trong những ngày kỷ niệm như: Ngày thành lập Hội Người mù quận Thanh Xuân, Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Truyền thống của Hội Người mù 17/4, Ngày Khuyết tật Việt Nam 18/4… Đặc biệt, với mục tiêu là nâng cao kiến thức, kỹ năng trong học tập, lao động cho các hội viên, được sự hỗ trợ của Ban Chấp hành, anh đã mời những diễn giả, báo cáo viên về tổ chức Hội chia sẻ những kinh nghiệm cuộc sống, cách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người khiếm thị, những kỹ năng hướng nghiệp, học tập cho các bạn trẻ… Không chỉ vậy, anh đã kết hợp với Ban Chấp hành Hội mời giáo viên dạy Yoga về hướng dẫn những bài tập giữ gìn sức khoẻ, được các hội viên hưởng ứng và tham gia rất nhiệt tình. Qua những hoạt động ý nghĩa này, phong trào của Hội Người mù quận Thanh Xuân được nâng cao và ngày càng phát triển. Từ năm 2018, Hội Người mù quận Thanh Xuân là đơn vị đầu tiên kết hợp với các tổ chức thiện nguyện tổ chức chương trình “Gia đình của tôi”. Đây là nơi để những người khiếm thị thể hiện khả năng của mình trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chăm sóc, nuôi dạy con cái, giữ lửa yêu thương. “Cùng với hàng triệu gia đình trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam, gia đình của những người khiếm thị là hội viên Hội Người mù quận Thanh Xuân đã và đang gắng sức từng ngày để vượt qua những khó khăn, thách thức của cuộc sống. Những người khiếm thị luôn nỗ lực tiếp cận những thông tin, kiến thức trong cuộc sống thông qua những phương pháp riêng, đặc thù của mình để hòa nhập với xã hội” - anh Thành chia sẻ. Tháng 5/2019, anh được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân nhiệm kỳ 2019 - 2024. Anh mong muốn, sẽ có thêm nhiều chương trình ý nghĩa, giúp đỡ cho những người khiếm thị, gia đình người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn; từ đó thay đổi nhận thức, xóa bỏ rào cản giữa những người không khuyết tật với người khuyết tật. Cùng với việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ Hội, với cương vị là một nhà báo công tác tại chuyên mục Nhân Ái - Tạp chí Thương Trường, anh Thành luôn đi sâu và đưa tin, viết bài tuyên truyền về tổ chức Hội, người khuyết tật nói chung, người khiếm thị nói riêng tới cộng đồng xã hội. Từ những bài báo này, nhiều tấm gương người tốt, việc tốt được phát hiện, lan tỏa và tuyên dương cấp thành phố cũng như cấp tổ chức Hội cơ sở. Không chỉ vậy, với những kiến thức về báo chí, anh được Hội Người mù TP Hà Nội mời làm giáo viên hướng dẫn các hội viên về cách viết tin bài trên các loại hình báo chí. Đồng thời, bằng các mối quan hệ khi đi tác nghiệp báo chí, anh đã mời các doanh nghiệp kết hợp với Hội Người mù TP Hà Nội, Hội Người mù quận Thanh Xuân tổ chức các chuyến đi trao quà cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn; mời các mạnh thường quân tài trợ cho Liên hoan Tiếng hát từ trái tim lần V/2016; tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội người mù Quận Thanh Xuân, Festival Niềm tin và Ánh sáng…. Với các hoạt động trong phong trào tổ chức hội và trong hoạt động báo chí, anh đã được tặng Bằng khen của UBND TP Hà Nội, giấy khen của UBND quận Thanh Xuân, Hội Người mù TP Hà Nội, Hội Người mù quận Thanh Xuân. Năm 2019, anh được TP Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”. Trong lĩnh vực báo chí, năm 2016, bài viết về chữ Braille (chữ nổi) của anh là 1 trong 5 bài trong toàn quốc được Hội Người mù Việt Nam gửi đi dự thi cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trần Thảo        

Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2020

TĐKT - Ngày 13/1, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn tới dự.  Năm 2019, kinh tế quận Bắc Từ Liêm phát triển ổn định và tăng trưởng. Thu ngân sách đạt 2.902 tỷ đồng, đạt 102%. Trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, 88,9% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 96,1% Tổ dân phố đạt danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”. Phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt - học tốt”, Cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo" được triển khai xuyên suốt trong năm học. Mô hình thi đua “4 ngày, 5 tốt” tiếp tục mang lại hiệu quả cao, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong ngành giáo dục của Thủ đô. Quận Bắc Từ Liêm đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ Với phong trào thi đua “An toàn thực phẩm”, quận đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) tại 1.715/2.287 lượt cơ sở, đạt 75%. Trong đó, quận tiến hành kiểm tra 274 lượt, phường kiểm tra 1.441 lượt, xử phạt vi phạm hành chính 351 triệu đồng, xử lý tiêu hủy 650 kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP, thu và tiêu hủy 185 lít rượu không rõ nguồn gốc… Quận tiếp tục duy trì và thực hiện các mô hình thi đua như: Mô hình “Cảnh báo nhanh về ATTP”; mô hình “ATTP tuyến phố văn minh”; mô hình “Cải thiện ATTP đối với dịch vụ ăn uống 13 phường quận Bắc Từ Liêm”... Quận tiếp tục thực hiện Chuyên đề thi đua “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng” nên trong năm 2019, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 25 dự án với diện tích đất thu hồi 51,77 ha liên quan đến 64 tổ chức và 1.829 hộ gia đình với tổng số tiền phê duyệt trên 2.137 tỷ đồng. Trong thực hiện phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo bền vững, quận đã tuyên truyền, vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” trên 2 tỷ đồng; MTTQ và các tổ chức thành viên từ quận tới cơ sở làm tốt công tác phối hợp thăm hỏi, tặng 12.747 suất quà, trị giá trên 5,8 tỷ đồng... Năm 2019, quận đã giải quyết được 345.282/349.247 hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC), đạt tỷ lệ 98,9%. Tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 cấp quận và phường đạt 100%, trong đó, tỷ lệ hồ sơ công dân nộp tại nhà đối với TTHC cấp quận đạt 89,6% và đạt 72% đối với TTHC cấp phường. Duy trì tốt việc việc gửi thư chúc mừng, thư chia buồn đến người dân khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử trên địa bàn. Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt tiếp tục được duy trì. Qua cuộc thi, nhiều tấm gương sáng trên các lĩnh vực và quần chúng nhân dân đã được phát hiện và khen thưởng kịp thời. Trong đó, thành phố khen 24 gương NTVT tiêu biểu; quận khen thưởng và công nhận danh hiệu NTVT cho 355 gương, trong đó, 92 gương được phát hiện qua Cuộc thi viết và 263 gương được bình xét từ cơ sở… Để ghi nhận những thành tích xuất sắc trong công tác năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã tặng Cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2019” cho nhân dân và cán bộ quận Bắc Từ Liêm; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 1 cá nhân. Ngoài ra, 9 tập thể được nhận Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua của thành phố; 15 đơn vị được các bộ, ngành, UBND thành phố, Thành ủy tặng Bằng Khen; 17 cá nhân được nhận Bằng Khen của thành phố; 7 cá nhân được trao danh hiệu NTVT cấp thành phố. UBND quận đã khen thưởng cho 1.487 tập thể và 4.845 cá nhân. Mai Thảo

Tấm gương nhân ái của gia đình và xã hội

TĐKT - Dù cuộc sống gia đình còn không ít những lo toan, lại tuổi cao, nhưng bao nhiêu năm nay, bà Đào Thị Hoa, Chi hội trưởng Người cao tuổi khu 1, Tổ phó Tổ dân phố số 1, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội luôn dốc lòng, dốc sức với những công việc chung; đặc biệt luôn giúp đỡ những người nghèo khó mà không hề toan tính. Đến Khu dân cư số 1, phường Khương Đình hỏi thăm về bà Đào Thị Hoa, không ai là không biết đến. Gia đình bà thuộc đối tượng chính sách, chồng bà là thương binh hạng ¼. Mỗi khi trái gió trở trời, vết thương trên đầu lại khiến ông đau nhức, khổ sở, bao nhiêu năm nay đều do một tay bà Hoa chăm sóc. Tuy vất vả, bận rộn với việc nhà, nhưng bà Hoa vẫn không quản ngại, không chỉ chu toàn mọi việc gia đình mà còn sắp xếp tham gia nhiều công việc xã hội. Hiện nay, bà là Trưởng tiểu ban quản lý Đền Cà, Chi hội trưởng Người cao tuổi khu 1, Tổ phó Tổ dân phố số 1, Ủy viên MTTQ phường Khương Đình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, Chi hội phó Phụ nữ … Gánh trên vai nhiều trọng trách, song nhiệm vụ nào bà cũng hoàn thành tốt.   Bà Đào Thị Hoa (thứ hai từ phải sang) cùng nhân dân tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường Nhiều chị em phụ nữ ở đây bảo rằng, nhờ có bà Hoa mà các hoạt động, phong trào của Hội ngày càng sôi nổi và ý nghĩa hơn. Bà Hoa là người đứng ra phát động phong trào “Nuôi lợn nhựa” và nhanh chóng được nhiều chị em ủng hộ tham gia. Từ nguồn quỹ tiết kiệm đó, mỗi năm hàng chục triệu đồng được tích lũy để giúp đỡ cho hội viên phát triển kinh tế gia đình. Thấy được ý nghĩa trong các hoạt động của Hội, có nhiều gia đình có 6 đến 7 người con dâu, con gái, mẹ chồng, mẹ đẻ cùng tham gia vào hoạt động hội phụ nữ; thậm chí có những chị còn rất trẻ nhưng cũng tâm huyết không kém phần. Cùng với công tác của Hội Phụ nữ, bà Hoa còn gắn bó với công tác nhân đạo, từ thiện. Hàng năm, bà đã vận động  từ 30 học sinh, sinh viên trở lên đi hiến máu cứu người. Ba năm nay, không quản ngại gian khó, ngày nắng cũng như ngày mưa, với tấm lòng vì người bệnh, bà Hoa cùng các hội viên khác tổ chức nấu cháo mang đến bệnh viện tặng bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn những “Bát cháo tình thương”, “Bát cơm nghĩa tình”. Mỗi năm bà kêu gọi, ủng hộ 30 - 35 triệu đồng cho các cháu mắc bệnh hiểm nghèo tại bệnh viện Nhi Trung ương và  bệnh viện K. Ngoài ra, hàng năm bà đều vận động, ủng hộ và trực tiếp đi từ thiện ở vùng cao, những nơi bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt. Điển hình là năm 2018, bà cùng với Hội phụ nữ phường đã vận động được 2,3 tấn gạo và 100 thùng mì tôm trị giá tiền mặt là 21 triệu đồng ủng hộ bà con lũ lụt miền Trung. Bản thân bà ủng hộ 8 triệu đồng và nhiều quần áo cho các cháu gặp khó khăn tại Văn Chấn - Yên Bái. Tết năm 2018, bà tặng 10 suất quà cho hội viên nghèo gặp khó khăn để họ có Tết no ấm hơn. Tháng 3/2019, bà vận động giúp đỡ người bị chất độc da cam 6 triệu đồng…   Bà Đào Thị Hoa cùng các thành viên thường xuyên làm thiện nguyện tại bệnh viện Tâm sự với chúng tôi, bà bảo rằng: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Giúp người là thói quen hàng ngày của tôi bao nhiêu năm nay rồi. Dù điều kiện không có nhiều, nhưng thấy khó là tôi giúp, thấy khổ là tôi cho. Tấm lòng của tôi không mong họ báo đáp. Chỉ cần lương tâm tôi thoải mái, thấy hạnh phúc là đủ rồi.” Không chỉ dành tâm huyết để củng cố, xây dựng phong trào, bà Hoa luôn là người gương mẫu đi đầu trong các hoạt động của đình, đền, tổ dân phố. Hàng năm, bà cùng Ban quản lý Đình – Đền quản lý tốt, trùng tu tôn tạo sửa chữa ao đình, sân đình, nhà khách… tạo điều kiện tốt cho nhân dân tập thể dục, vui chơi và các phong trào của địa phương được thoáng mát, sạch sẽ. Trong công tác vệ sinh môi trường, bà luôn nêu cao trách nhiệm tiên phong gương mẫu. Những ngày thứ 7 trong tháng, bà đều vận động và tham gia cùng nhân dân bóc xóa quảng cáo rao vặt, quét dọn tổng vệ sinh đường phố. Từ năm 2018, phát động chiến dịch “Con đường nở hoa”, bà cũng đã đóng góp số tiền 3 triệu đồng để làm đẹp lại những bức tường, con đường vốn lem nhem, bong tróc và xuống cấp. Đặc biệt, đầu năm 2019, phường Khương Đình thực hiện mô hình điểm Tổ dân phố văn hóa “5 không” tại Tổ dân phố số 1, bà Hoa cùng với nhân dân tích cực thực hiện xóa bỏ chân rác tại cửa nhà hội họp Khu dân cư số 1 đã tồn đọng một thời gian khá dài, mang lại bộ mặt mới cho khu dân cư. Kết quả, Tổ dân phố số 1 được công nhận là Tổ dân phố văn hóa “5 không” của phường Khương Đình. Chứng kiến bà bận rộn, luôn chân luôn tay với việc nhà, việc hội, nhiều người hỏi rằng liệu có khi nào bà cảm thấy mệt mỏi vì quá sức. Người phụ nữ ấy chỉ cười hiền và bảo rằng: Cảm nhận được ý nghĩa của những việc mình làm, được nhiều người đón nhận như tiếp thêm cho tôi nhiều động lực để vượt qua những vất vả, lo toan. Chỉ cần thấy các con tôi luôn hiếu thảo, nghe lời bố mẹ; ngoài xã hội chúng là những công dân tốt, những đảng viên gương mẫu như hiện tại, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và nguyện mãi là tấm gương cho chính những đứa con của mình. Với những đóng góp và việc làm thiết thực, nhiều năm qua, bà Đào Thị Hoa đã được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành. Mới đây, bà vinh dự được TP Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2019. Đây sẽ là nguồn động viên lớn lao để bà Đào Thị Hoa tiếp tục có thêm nhiều nghĩa cử, việc làm cao đẹp hơn nữa, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Thục Anh  

Công nhân, người lao động Thủ đô vui “Tết sum vầy” 2020

TĐKT – Ngày 12/1, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, Liên đoàn Lao đông (LĐLĐ) TP Hà Nội tổ chức chương trình “Tết sum vầy” cho đoàn viên Công đoàn, NLĐ Thủ đô nhằm thực hiện phương châm “Tất cả người lao động đều có Tết, vui Tết”. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang tới dự. Năm 2020 là năm thứ 6 LĐLĐ TP Hà Nội tổ chức chương trình “Tết sum vầy”. Đây là hoạt động có ý nghĩa và đầy tính nhân văn đối với người lao động (NLĐ) vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Đồng thời là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 90 năm thành lập Đảng bộ TP Hà Nội, mừng Xuân mới Canh Tý 2020. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang và Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao quà cho CNLĐ tại chương trình Phát biểu tại Chương trình, Phó Chủ tịch phụ trách LĐLĐ TP Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa cho biết: Các hoạt động chăm lo cho đoàn viên công đoàn, NLĐ dịp Tết nguyên đán Canh Tý đã được LĐLĐ thành phố triển khai thực hiện từ khá sớm. LĐLĐ thành phố đã chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô chủ động tham gia với người sử dụng lao động xây dựng thang, bảng lương, kế hoạch trả lương, các khoản phúc lợi khác, sớm công khai để NLĐ biết và giám sát thực hiện; triển khai thực hiện Nghị định số 90/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện lương tối thiểu vùng năm 2020; rà soát các đối tượng CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn để tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền và vận động các đơn vị, doanh nghiệp cùng tổ chức Công đoàn chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần. Thông qua hoạt động chăm lo Tết, đoàn viên, NLĐ hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, tin tưởng gắn bó với tổ chức Công đoàn. Hoạt động này đã góp phần phát triển đoàn viên, động viên đoàn viên, NLĐ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn và ngày càng gắn bó với đơn vị, doanh nghiệp. Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội trao hỗ trợ của thành phố cho Liên đoàn Lao động thành phố. Riêng chương trình “Tết sum vầy” đang được tổ chức từ công đoàn cơ sở tới công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hệ thống công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô nhận được sự quan tâm rất lớn của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam và TP Hà Nội. Thành ủy - HĐND - UBND thành phố đã hỗ trợ từ ngân sách thành phố 3.000 suất quà, trị giá mỗi suất quà 500 ngàn đồng. Các doanh nghiệp hỗ trợ 4.380 suất quà trị giá gần 3 tỷ đồng, hỗ trợ 40 chuyến xe đưa trên 1.700 CNLĐ thuộc Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất về quê đón Tết. Theo báo cáo bước đầu, các cấp Công đoàn Thủ đô phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức trên 2.000 chuyến xe đưa trên 95.000 CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết; tặng quà cho 68.000 CNLĐ và con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn với số tiền trên 35 tỷ đồng. Riêng LĐLĐ TP Hà Nội chi trên 7,6 tỷ đồng cho hoạt động chăm lo đối với CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết. Điển hình như: Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 65 Mái ấm Công đoàn trị giá 1,8 tỷ đồng; trao 6.900 suất quà, mỗi suất 500 nghìn đồng; tặng 1.711 vé xe ô tô đưa CNLĐ về quê đón Tết cho CNLĐ các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội; thăm, trao quà 16 Công đoàn cơ sở phục vụ Tết (5 triệu đồng/đơn vị) và 7 CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn (2 triệu đồng/ người); trao 18 suất quà các đoàn viên ngành Giáo dục Hà Nội là vợ các chiến sĩ đang công tác tại biển đảo, mỗi suất quà trị giá 2 triệu đồng; trao 500 suất quà cho các cháu là con đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ 403 CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cai… Phát biểu tại Chương trình, Ủy viên Trung ương Đảng Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang ghi nhận các cấp công đoàn Thủ đô đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai những giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo Tết cho NLĐ. “Tết sum vầy” năm nay càng ý nghĩa khi cũng vào những ngày này cách đây 90 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc ra đời, đảm đương sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 39 gian hàng bán hàng giảm giá từ 10-50% tại chương trình thu hút nhiều CNLĐ “Tròn 90 mùa xuân từ khi có Đảng, tổ chức công đoàn đã không ngừng lớn mạnh, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng với giai cấp công nhân. Tôi hy vọng dịp này, thông qua các hoạt động chăm lo kết hợp với các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm, sẽ có thêm nhiều đại biểu ưu tú xuất thân từ CNLĐ, nhất là tại các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước sẽ được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, bước tiếp những bước vinh quang dưới lá cờ Đảng quang vinh”, Chủ tịch Nguyễn Đình Khang bày tỏ. Tại Chương trình, LĐLĐ TP Hà Nội đã trao trực tiếp 700 suất quà trị giá trên 700 triệu đồng và 156 giải thưởng (chương trình vui chơi, bốc thăm trúng thưởng) trị giá trên 185 triệu đồng đối với đoàn viên công đoàn; tổ chức Phiên chợ nghĩa tình với 39 gian hàng bán hàng giảm giá từ 10-50%; tặng 3.500 phiếu mua hàng cho NLĐ với tổng trị giá gần 500 triệu đồng. Ông Đinh Quốc Toản, Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đánh giá: Chương trình Tết sum vầy năm nay do LĐLĐ Hà Nội tổ chức có nhiều đổi mới, ngoài nghi lễ như hàng năm, còn có thêm chương trình vui chơi có thưởng, thu hút sự tham gia của đông đảo công nhân, lao động. Ngoài ra, còn bố trí 39 gian hàng của chương trình phúc lợi đoàn viên, bán hàng giảm giá cho đoàn viên, CNLĐ… Tôi mong rằng, trong những năm sau, các chương trình Tết sum vầy tiếp tục có nhiều đổi mới và tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong các cấp công đoàn cơ sở; qua đó, các ngành, các cấp và doanh nghiệp chăm lo tốt hơn đời sống vật chất tinh thần cho NLĐ người lao động, nhất là những dịp Tết đến, Xuân về . Có mặt tại chương trình “Tết Sum vầy” năm 2020, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, công nhân Công ty Môi trường Đô thị huyện Thanh Trì không giấu nổi niềm vui và xúc động khi nhận được sự quan tâm cũng như những món quà từ các cấp công đoàn Thủ đô. “Đây là sự sẻ chia ấm áp nhất; đồng thời là nguồn động viên, khích lệ người lao động chúng tôi tiếp tục lao động, sáng tạo, cùng doanh nghiệp hoàn thành các chỉ tiêu, góp phần xây dựng thành phố” – chị Hiền khẳng định. Mai Thảo  

Huyện Chương Mỹ: Phong trào thi đua yêu nước năm 2020 hướng đến đoàn kết, thống nhất và ổn định xã hội

TĐKT - Ngày 11/1, huyện Chương Mỹ tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng năm 2019; phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2020. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự và phát biểu. Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể Tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Minh Hiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, năm 2019, trên cơ sở các chương trình, mục tiêu và nội dung thi đua do huyện phát động, các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn đã đồng loạt tổ chức phát động và triển khai các phong trào thi đua, các đợt thi đua rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, gắn với nhiệm vụ chính trị và thực tiễn mỗi đơn vị, thu hút đông đảo cán bộ, Đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động tham gia. Qua đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng các tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch đề ra: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 11,6%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 47 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,02%, 64 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 472,71 tỷ đồng, đạt trên 113% dự toán thành phố giao, thu ngân sách huyện, xã ước thực hiện hơn 3.000 tỷ đồng, đạt gần 155% dự toán năm và bằng 113,7% so với cùng kỳ. Có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã được công nhận chuẩn nông thôn mới lên 28 xã, đạt 93,3%. Toàn huyện có 66.500 hộ được công nhận gia đình văn hóa, chiếm 88,5% tổng số hộ; đã có 181 làng đạt danh hiệu làng văn hóa, chiếm 89%; 12 tổ dân phố đạt danh hiệu tổ dân phố văn hóa, đạt 92%. Có 5 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số lên 79 trường. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện hiệu quả, tích cực, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. 100% số xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn quốc về y tế. Công tác thực hiện các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, lao động việc làm được chú trọng quan tâm. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, công tác quốc phòng - quân sự địa phương được thực hiện tốt; các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, hoạt động của MTTQ cùng các đoàn thể được đổi mới, nâng cao. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Thắng tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở cho các cá nhân Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng phát động các phong trào đua theo chuyên đề như: Phong trào thi đua thực hiện “Năm trật tự văn minh, đô thị”, “Kỷ cương hành chính”; “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Đền ơn đáp nghĩa”; “Chung tay vì người nghèo”... Trong phong trào người tốt việc tốt và cuộc thi viết về gương “Người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến”, đã kịp thời phát hiện, nêu gương, khen thưởng nhiều tấm gương điển hình trên mọi lĩnh vực, tạo lên sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. 4 đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2019 được tặng Cờ của thành phố Năm 2019, có 3.568 tập thể và cá nhân được các cấp khen thưởng, trong đó, có 3 tập thể được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 7 đơn vị được thành phố tặng Cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua”; 86 tập thể và cá nhân được các Bộ và Chủ tịch UBND thành phố tặng Bằng khen; Chủ tịch UBND huyện khen thưởng thành tích thường xuyên, thành tích đột xuất và chuyên đề cho 3.477 tập thể và cá nhân. Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đánh giá cao kết quả đạt được của huyện Chương Mỹ trong năm qua. Đồng chí đề nghị, trong năm 2020, trên cơ sở chủ đề năm công tác của thành phố, huyện tiếp tục thi đua phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tập trung hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế xã hội 2015 – 2020, tổ chức Đại hội Đảng các cấp thành công. Trong đó, huyện tập trung phát triển về đích nông thôn mới; nâng cao công tác nắm tình hình nhân dân, nhằm đảm bảo ổn định đời sống, trật tự xã hội. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh: “Đoàn kết, thống nhất là nguồn lực quan trọng để huyện thực hiện mọi nhiệm vụ được giao”. Nhân dịp này, 2 tập thể được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 4 tập thể được tặng Cờ thi đua Thành phố; 43 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Mai Thảo

Khẳng định vai trò trung tâm đoàn kết, cầu nối bền chặt giữa Đảng, chính quyền với nhân dân

TĐKT - Sáng 10/1, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác mặt trận năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung dự và phát biểu. Năm 2019, công tác Mặt trận đã được triển khai toàn diện trên các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; nội dung phương thức hoạt động có nhiều đổi mới, sáng tạo; các mô hình, phong trào được duy trì hiệu quả bền vững, rõ nét... Nổi bật là, đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam các cấp, Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2019 - 2024. Các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước được Mặt trận các cấp triển khai hiệu quả, đi vào chiều sâu, nhất là cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; vận động ủng hộ quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” được hơn 46 tỷ đồng; vận động ủng hộ Qũy “Vì người nghèo” được 65,9 tỷ đồng, qua đó, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa trên 1 nghìn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn... Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao Cờ thi đua cho các đơn vị MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thông qua đó, đã khẳng định vai trò của MTTQ các cấp, phát huy tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Ngoài việc tham gia, phối hợp trong công tác giám sát, trong năm qua, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã thành lập 4 đoàn giám sát độc lập về các nội dung như: Quản lý nhà chung cư; công tác tiếp dân, giải quyết đơn phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân và công tác hòa giải ở cơ sở; công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và việc thực hiện Luật khoa học công nghệ. Chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội ngày càng được nâng cao. MTTQ các cấp cũng đã tổ chức trên 900 hội nghị phản biện xã hội, trong đó, MTTQ thành phố tổ chức 9 hội nghị phản biện xã hội vào dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố và Đề án của UBND thành phố. Các ý kiến sâu sắc từ công tác phản biện của MTTQ đã giúp cấp ủy, chính quyền kịp thời điều chỉnh nhiều chủ trương, chính sách; tạo đồng thuận xã hội trong triển khai các nhiệm vụ. Đáng chú ý, hoạt động đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ và các tầng lớp nhân dân đã được triển khai sâu rộng, đi vào nền nếp; chất lượng và hiệu quả ngày càng được nâng cao. Trong năm qua, 100% đơn vị đều tổ chức hội nghị đối thoại. Riêng cấp thành phố đã tổ chức 4 hội nghị gặp mặt, đối thoại giữa Thường trực Thành ủy với đại biểu các giới, các ngành, TP Hà Nội. Thông qua các hội nghị đối thoại, nhiều ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân đã được lãnh đạo cấp ủy, chính quyền tiếp thu và chỉ đạo giải quyết kịp thời, qua đó góp phần ổn định tình hình cơ sở, hạn chế phát sinh "điểm nóng". Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã biểu dương những nỗ lực, đóng góp của công tác Mặt trận trong sự phát triển của thành phố. Các tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen tại Hội nghị Nhấn mạnh năm 2020, Thủ đô và đất nước sẽ diễn ra nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại quan trọng, đồng chí Nguyễn Đức Chung đề nghị MTTQ Việt Nam thành phố các cấp xây dựng chương trình hành động với tinh thần bám sát chỉ đạo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tập trung nắm tình hình nhân dân, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cùng với đó, đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố, nhất là các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, tham gia công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025. Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cũng lưu ý MTTQ các cấp cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận. Đồng chí cũng yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường phối hợp, hỗ trợ để MTTQ triển khai nhiệm vụ. Đặc biệt, tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình phối hợp giữa MTTQ với chính quyền, nhất là trong công tác vận động, tập hợp nhân dân, tạo đồng thuận xã hội; nâng cao chất lượng thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua; trong giám sát, phản biện xã hội, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Chuẩn bị đón Xuân Canh Tý 2020, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đề nghị MTTQ các cấp phối hợp chặt chẽ với chính quyền tổ chức tốt hoạt động thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công, chăm lo Tết cho người nghèo; thăm, tặng quà các văn nghệ sĩ, trí thức, các chức sắc tôn giáo tiêu biểu và tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - thể thao để nhân dân vui Xuân, đón Tết Canh Tý trong không khí vui tươi, phấn khởi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, tình nghĩa, kỷ cương, mọi người, mọi nhà đều có Tết. Nhân dịp này, nhiều tập thể, cá nhân được nhận Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội; nhận Bằng khen của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thành ủy, UBND thành phố... Hưng Vũ

Hà Nội tiếp tục đi đầu cả nước về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế

TĐKT - Ngày 9/1, Sở Nội vụ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành Nội vụ TP Hà Nội. Năm 2019, ngành Nội vụ thành phố đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu, kế hoạch đề ra theo chương trình, kế hoạch công tác, chủ đề năm của Bộ Nội vụ, UBND thành phố giao. Hà Nội tiếp tục đi đầu cả nước về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Năm 2019, thành phố đã thực hiện 7 đợt tinh giản biên chế với tổng số 240 người, trong đó 219 người nghỉ hưu trước tuổi, 21 người thôi việc. Trong triển khai việc kiện toàn thôn, tổ dân phố, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 26/12/2019 về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn TP Hà Nội đối với 12 huyện, thị xã với kết quả giảm từ 263 thôn, 85 tổ dân phố xuống còn 123 thôn, 36 tổ dân phố. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho đồng chí Trần Huy Sáng, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ TP Hà Nội. Thành phố cũng đã hoàn thành nhiều kỳ thi công chức, viên chức quy mô lớn. Cụ thể, kỳ thi tuyển công chức xã, phường có 691/3.193 thí sinh dự thi trúng tuyển; tuyển dụng được 276 chỉ tiêu công chức hành chính; tổ chức 3 đợt sát hạch công chức không qua thi tuyển với 115 chỉ tiêu; chỉ đạo các quận, huyện, thị xã hoàn thành việc tuyển dụng viên chức giáo dục với 8.481/20.767 thí sinh trúng tuyển. Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu đề nghị, năm 2020, ngành Nội vụ thành phố cần tập trung thực hiện 8 nhiệm vụ. Trong đó, cần tiếp tục rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy các đơn vị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sắp xếp kiện toàn thôn, tổ dân phố theo đúng tiến độ; đẩy mạnh triển khai thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố; quan tâm làm tốt công tác cải cách hành chính, thi đua, khen thưởng… Đồng chí cũng lưu ý, ngành Nội vụ cần tập trung triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm không tổ chức HĐND phường trên địa bàn thành phố và phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về cơ chế đặc thù của TP Hà Nội theo nội dung “Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội” đã được Bộ Chính trị thông qua. Đặc biệt, Sở Nội vụ cần phối hợp với các đơn vị làm tốt công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp… Nhân dịp này, đồng chí Trần Huy Sáng, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ TP Hà Nội vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì; Sở Nội vụ Hà Nội được nhận Cờ đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua năm 2019 của Cụm thi đua các tỉnh, thành Bắc Bộ. Tập thể lãnh đạo Sở Nội vụ được nhận Bằng khen của UBND TP Hà Nội vì đã có những đóng góp tích cực, xuất sắc vào thành tích chung của ngành và của Sở Nội vụ. Nhiều tập thể, cá nhân được nhận Cờ thi đua của UBND thành phố, Bằng khen, danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”. Thục Anh

Thành phố Hà Nội tổng kết phong trào thi đua năm 2019, phát động thi đua năm 2020

TĐKT - Chiều 9/1, tại Hà Nội, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2019 và phát động phong trào thi đua năm 2020; triển khai nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020. Tới dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà. Năm 2019, phong trào thi đua yêu nước của TP Hà Nội tiếp tục có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, đảm bảo ngày càng thiết thực, hiệu quả. Thành phố đã phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế mới, động lực mới, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao; kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2019 của thành phố đạt được kết quả toàn diện. Thành phố đã hoàn thành 22 chỉ tiêu phát triển KT-XH, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch. GRDP tăng 7,62%, cao nhất trong 10 năm vừa qua; đóng góp 19,37% tăng trưởng GDP của cả nước. Khách du lịch tiếp tục tăng cao, đạt 29 triệu lượt (tăng 10,1%), trong đó: Khách quốc tế đạt 7,03 triệu lượt (tăng 17%). Tổng thu từ khách du lịch đạt 103,8 nghìn tỷ đồng, tăng 34%. Hà Nội được xếp hạng trong nhóm 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Hội nghị Thể thao thành tích cao duy trì dẫn đầu cả nước; đã đóng góp 35% trong tổng số huy chương vàng của đoàn thể thao quốc gia tại Sea Games 30. Thành phố tiếp tục dẫn đầu về thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được cải thiện; đưa nhiều kỹ thuật cao vào chẩn đoán và chữa bệnh; đã có 124 trạm y tế (đạt 24,5%) triển khai mô hình y học gia đình; lập hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 82% dân số. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 88,2%. Các chương trình, kế hoạch về lao động, việc làm sớm được ban hành và triển khai có hiệu quả. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,5%; giải quyết việc làm cho hơn 195.000 lao động, đạt 125% kế hoạch. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã thu hút được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và sự đồng tình của các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,64% (năm 2016) xuống còn 0,42% (năm 2019), có 9 quận, huyện không còn hộ nghèo. Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã có 355/386 xã (tỷ lệ 91,9%) đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành sớm hơn 2 năm mục tiêu nhiệm kỳ. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng các đơn vị Với kết quả đạt được năm 2019, đến nay, đã có 4/13 chỉ tiêu hoàn thành trước 1, 2 năm chỉ tiêu Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố. Quy mô nền kinh tế được mở rộng. GRDP năm 2019 gấp 1,44 lần năm 2015. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năng suất lao động tiếp tục tăng, tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2016 - 2019 đạt 6,11%/năm. Trong năm 2019, thành phố đã trình khen thưởng cấp Nhà nước 299 trường hợp (trong đó, có 148 Huân chương các loại; 21 Cờ thi đua của Chính phủ; 100 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; truy tặng danh hiệu cho 28 Bà mẹ Việt Nam anh hùng"; 2 Chiến sĩ thi đua toàn quốc). Chủ tịch UBND Thành phố đã quyết định tặng thưởng: Cờ thi đua cho 430 tập thể; danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho 990 tập thể; công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua thành phố” cho 34 cá nhân; tặng Bằng khen cho 6.685 tập thể và cá nhân. Thành phố cũng kịp thời khen thưởng gương điển hình tiên tiến cho 22 tập thể và 127 cá nhân; tặng danh hiệu Người tốt, việc tốt tiêu biểu cấp hành phố cho 940 cá nhân. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu của TP Hà Nội trong các phong trào thi đua yêu nước: “Phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không ai bị bỏ lại phía sau”; Phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng”; Phong trào thi đua Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 20 năm “Thành phố vì hòa bình”… Qua đó, nhiều gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt được phát hiện và kịp thời khen thưởng. Phó Chủ tịch nước đánh giá cao sự quan tâm và dành nguồn kinh phí của thành phố trong công tác khen thưởng; sự sáng tạo và năng động của đội ngũ những người làm công tác thi đua, khen thưởng của thành phố. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch nước cũng lưu ý, thành phố cần tập trung khắc phục 3 tồn tại, hạn chế: Phong trào thi đua ở một số đơn vị chưa đều, còn mang tính hình thức; công tác phát hiện khen thưởng cho người lao động trực tiếp sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác đôi khi còn chậm; việc công nhận sáng kiến và tổ chức thi đua cùng các điển hình tiên tiến chưa được quan tâm… Tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phát động phong trào thi đua năm 2020. Dịp này, 17 đơn vị được tặng Cờ thi đua của Chính phủ; 84 đơn vị được tặng Cờ thi đua của TP Hà Nội. Mai Thảo

Huyện Gia Lâm (Hà Nội) đón nhận danh hiệu Huyện đạt chuẩn nông thôn mới

TĐKT - Sáng 7/1, Huyện ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ huyện Gia Lâm tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu Huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); tổng kết phong trào thi đua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2019 và phát động phong trào thi đua năm 2020. Đến dự buổi lễ có: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng. Cùng dự còn có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố; Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch HĐND thành phố; các Mẹ Việt Nam anh hùng; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo huyện Gia Lâm qua các thời kỳ. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng trao Huân chương Lao động hạng Ba và trao công nhận danh hiệu Huyện đạt chuẩn nông thôn mới cho huyện Gia Lâm. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia của Trung ương về xây dựng NTM, Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm đã xác định: “Xây dựng NTM gắn với phát triển đô thị” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Kết quả, từ năm 2010 đến nay, huyện đã huy động nhiều nguồn lực, đầu tư hơn 6.300 tỷ đồng để nâng cấp 227 km đường giao thông và trục chính nội đồng; nâng cấp, cải tạo 13 km kênh mương cấp 3; đầu tư đồng bộ 411,8 km hệ thống chiếu sáng; cải tạo, sửa chữa 59 điểm trường học và xây mới 92 điểm trường; xây dựng và cải tạo, sửa chữa 118 lượt nhà văn hóa thôn, tổ dân phố; 20/20 xã có hệ thống truyền thanh không dây; 100% hộ dân dùng điện lưới quốc gia. Cùng với đó, huyện đã chú trọng công tác giữ gìn cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Hiện, huyện Gia Lâm đang duy trì 47 tuyến đường kiểu mẫu, 13 đoạn đường bích họa, 123 đoạn đường nở hoa, 732 bồn hoa, 27 vườn hoa, sân chơi. Ngoài ra, huyện còn đầu tư hàng chục tỷ đồng để kè 28 ao, hồ trên địa bàn. Đặc biệt, huyện đã chú trọng phát triển nông nghiệp với “Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh giai đoạn 2016 - 2020”. Đồng thời, hỗ trợ 106 tỷ đồng đầu tư hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đến nay, Gia Lâm đã chuyển đổi hơn 1.400 ha diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh; duy trì 407 ha sản xuất rau an toàn; một số sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể như: Rau Đặng Xá, Văn Đức; ổi Đông Dư, chuối Cổ Bi, quả Đa Tốn, Kim Sơn; rau cải Yên Viên, gạo nếp cái hoa vàng Dương Xá… Từ xuất phát điểm còn nhiều khó khăn, 20 xã đạt từ 7 đến 13 tiêu chí, trong đó, có nhiều tiêu chí quan trọng chưa đạt như: Quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, hộ nghèo, môi trường… Sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM (2010 -2019), Gia Lâm đã có 20/20 xã đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM; huyện đạt 24/27 tiêu chí về kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật chung; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 55 triệu đồng/người/năm. Năm 2019, các chỉ tiêu về lĩnh vực văn hóa đều vượt so với kế hoạch: Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa 94%; tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa 96,8%. Năm 2019, đã có 3 tập thể, 1 cá nhân được khen thưởng cấp Nhà nước; 34 tập thể và 39 cá nhân khen thưởng cấp thành phố; 570 tập thể và 1.057 cá nhân khen thưởng cấp huyện; 15 phòng, ban, đơn vị được UBND thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc. Đặc biệt, huyện Gia Lâm được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc. Với những thành tích đã đạt được, trong những năm qua, huyện Gia Lâm đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và thành phố trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2010); Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1999, 2016); Cờ thi đua của Chính phủ (năm 2014, 2017, 2018); Cờ thi đua xuất sắc của thành phố (năm 2011, 2013, 2015, 2016); Huân chương Lao động hạng Ba về xây dựng NTM (năm 2019)… Khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua năm 2019 Tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đã trao Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng công nhận Huyện đạt chuẩn NTM cho huyện Gia Lâm; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Văn phòng Huyện ủy; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đồng chí Trương Văn Học, Phó Chủ tịch UBND huyện… Đồng thời, huyện Gia Lâm trao khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong các phong trào thi đua năm 2019. Mai Thảo

Trang