Điểm sáng trong công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân
TĐKT - Sáng 19/10, Công an TP Hà Nội tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 45 năm truyền thống lực lượng Tổ chức cán bộ Công an Thủ đô (19/10/1972 - 19/10/2017) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì. Trung tướng Nguyễn Thanh Nam, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (CAND) dự và phát biểu ý kiến. Toàn cảnh buổi gặp mặt Cách đây 45 năm, ngày 19/10/1972, Ủy ban Hành chính TP Hà Nội ban hành Quyết định đồng ý cho Sở Công an tách Phòng Chính trị thành hai phòng là Phòng Tổ chức cán bộ (TCCB) và Phòng Công tác Chính trị. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, tuy còn nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác TCCB đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Phòng đã tham mưu cho Đảng ủy, lãnh đạo Công an thành phố ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa các chủ trương, kế hoạch của Bộ, Thành ủy Hà Nội về công tác TCCB: nắm tình hình tổ chức, biên chế, đề xuất về tổ chức bộ máy; phân bố sử dụng biên chế; đề xuất việc cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác quản lý, sử dụng, đề bạt cán bộ; tuyển sinh, tuyển dụng, đề xuất đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ công tác, sức chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ; thực hiện công tác chính sách, đãi ngộ cán bộ theo quy định… Trong những năm gần đây, công tác TCCB của Công an thành phố thực sự nổi bật, là điểm sáng trong công tác xây dựng lực lượng CAND. Phòng đã tham mưu xây dựng và triển khai tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ các đơn vị phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, được nhiều địa phương học tập. Đồng thời, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường công tác quản lý cán bộ, chủ động xây dựng và triển khai các Đề án về công tác cán bộ để chủ độ chuẩn bị nhân sự giới thiệu ứng cử Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ làm công tác TCCB Công an Thủ đô đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả, xây dựng lực lượng Công an Thủ đô ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Ghi nhận thành tích của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ làm công tác TCCB Công an Thủ đô, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng Phòng TCCB Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; Thủ tướng Chính phủ 2 lần tặng Bằng khen. Liên tục từ năm 2014-2016, đơn vị được Bộ Công an tặng Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc cấp cơ sở; UBND thành phố 2 lần tặng Cờ Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua. Nhân dịp kỷ niệm 45 năm truyền thống, Phòng TCCB Công an TP Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Trung tướng Nguyễn Thanh Nam, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Chính trị CAND nhiệt liệt biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ làm công tác TCCB Công an Thủ đô Hà Nội. Đồng chí tin tưởng rằng, trong thời gian tới, lực lượng TCCB Công an Thủ đô tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Công an thành phố, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nguyệt HàĐiển hình tiên tiến
Phụ nữ Khoa Gây mê Hồi sức bệnh viện 108: Lặng thầm tỏa hương
TĐKT – Lâu nay, khi nhắc đến thành công của một ca phẫu thuật, người nhà và bệnh nhân thường quan tâm nhiều đến vai trò của bác sĩ, phẫu thuật viên. Tuy nhiên, phải được chứng kiến một ca mổ từ đầu chí cuối chúng ta mới thực sự nhận ra rằng: đằng sau thành công của mỗi ca mổ, còn có sự góp công thầm lặng của những cán bộ, nhân viên gây mê, hồi sức. Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện 108 là một đơn vị chuyên môn kỹ thuật ngành y tế khá đặc biệt, với đội ngũ cán bộ, nhân viên nữ chiếm tỷ lệ cao, 45/86 nhân viên, chiếm 53,2%. Từ mổ phiên, mổ cấp cứu, phẫu thuật ngoại trú hay các phẫu thuật theo yêu cầu... bất kỳ một ca phẫu thuật nào được tiến hành tại bệnh viện cũng cần có bàn tay, khối óc của họ - những nữ bác sĩ, điều dưỡng làm công việc gây mê, hồi sức. Phát huy tinh thần Phụ nữ tích cực học tập lao động, sáng tạo, nhiều năm qua, tập thể chị em phụ nữ khoa luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau an tâm công tác, yêu ngành, yêu nghề, hết lòng vì người bệnh, đồng thời luôn có mặt, khẳng định mình trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, đóng góp tích cực vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm của bệnh viện. Thầm lặng “đi trước, về sau” Đại tá Nguyễn Minh Lý, Chủ nhiệm Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện 108 cho biết: nghề này, nếu không yêu thì chẳng thể làm được. Chẳng kể đàn ông hay phụ nữ, đã chọn nghề là chọn sự căng thẳng, áp lực, thường xuyên đứng giữa sự sống và cái chết. Bắt buộc thái độ làm việc của mỗi y bác sĩ phải luôn hết sức khẩn trương, nghiêm túc, cẩn trọng, tỉ mỉ và chuyên nghiệp. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2017 cho Tập thể phụ nữ Khoa Gây mê Hồi sức – Bệnh viện 108 Là phụ nữ nhưng các chị em trong Khoa đều tham gia tất cả các khâu trong công tác gây mê, hồi sức, cấp cứu và phục vụ phẫu thuật. Từ đảm bảo gây mê, hồi sức cho các ca mổ đơn thuần cho đến các kỹ thuật đặc biệt như mổ tim kết hợp chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, phẫu thuật nội soi lồng ngực, mổ phổi, trung thất, gây mê, hồi sức cho phẫu thuật sọ não, cột sống, chấn thương, bụng, sản, nhi, tạo hình, mổ nội soi, vi phẫu, trồng nối chi thể đứt rời, mổ ghép tạng…đều có sự đóng góp tích cực của đội ngũ nữ y, bác sĩ, điều dưỡng. Người ta thường bảo, đây là một công việc thầm lặng, đi trước về sau, quả không sai. Thông thường, trong mỗi cuộc phẫu thuật, ê-kíp gây mê là những người đến phòng mổ sớm nhất để làm các công tác chuẩn bị sẵn sàng cho ca mổ: đánh giá tình trạng bệnh nhân, chuẩn bị phòng mổ, tiến hành các bước tiền mê, khởi mê cho bệnh nhân... sau đó mới đến phiên của bác sĩ phẫu thuật viên. Tuy nhiên, đằng sau tấm vải xanh, đằng sau những thao tác của bác sĩ phẫu thuật viên, cả ê-kíp gây mê vẫn miệt mài làm việc. Họ vẫn phải tiêm thuốc, truyền dịch, dõi theo máy đo các chỉ số dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân; duy trì chức năng hô hấp của người bệnh, ứng phó với những trường hợp xấu xảy có thể ra như: chảy máu, rối loạn huyết động, rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ... Nhiệm vụ của họ thầm lặng nhưng đóng vai trò quyết định trong thành công của ca mổ. Sau ca mổ, ê-kíp phẫu thuật có thể tháo găng, cởi đồ nhưng ê-kíp gây mê, hồi sức vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình, giúp bệnh nhân thoát mê và có thể từ từ thở tự nhiên không phụ thuộc vào máy thở. Chị Lý chia sẻ: “Có những ca mổ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ hoặc thậm chí từ sáng đến tối, “chị em chúng tôi cũng phải thay phiên nhau “đánh đu” trong phòng mổ từ sáng đến tối, cơm trưa nhiều lúc không kịp ăn, giờ đón con cũng lỗi hẹn...” Bệnh viện 108 là bệnh viện đầu ngành nên có nhiều ca mổ khó, phức tạp. Vì vậy, tất cả cán bộ công nhân viên, đặc biệt là những nữ bác sĩ, điều dưỡng Khoa Gây mê Hồi sức luôn tay, luôn chân. Hàng ngày, các chị trực tiếp tham gia phục vụ trung bình từ 100 - 120 ca/ngày, cao nhất là hơn 130 ca/ngày các ca mổ phiên, mổ cấp cứu, phẫu thuật ngoại trú và phẫu thuật theo yêu cầu với số lượng. Tính trung bình mỗi năm các chị tham gia từ 20.000 – 23.000 ca mổ, trong đó trên 70% là phẫu thuật loại 1 và loại đặc biệt. Đi đầu trong ứng dụng khoa học, công nghệ Điều đáng biểu dương ở đội ngũ nữ y, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế Khoa Gây mê Hồi sức là họ luôn tích cực, chủ động tìm hiểu cập nhật những kiến thức mới, trang thiết bị y tế hiện đại; đưa ra các sáng kiến, ứng dụng vào công việc của mình. Tiêu biểu: ứng dụng máy siêu âm thực quản theo dõi hoạt động của tim trong phẫu thuật tim mở, gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm, gây mê kiểm soát nồng độ đích, giảm đau sau mổ do bệnh nhân tự điều khiển, gây mê thông khí một phổi chọn lọc, gây tê tủy sống chọn lọc cho bệnh nhân có nguy cơ cao... Kể về một trong những ứng dụng mang lại hiệu quả cao mà chị em phụ nữ trong khoa đã thực hiện, Đại tá Nguyễn Minh Lý cho biết: nhận thấy tầm quan trọng của công tác đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối trong mổ làm cơ sở cho dùng kháng sinh dự phòng, chị em phụ nữ đã đề xuất nhiều cách làm mới và hay nhằm chống nhiễm khuẩn vết mổ đủ điều kiện dùng kháng sinh dự phòng: xây dựng quy trình chuẩn rửa tay thường quy, rửa tay vô trùng cải tiến, trải săng 3 lớp vô trùng, quy trình vệ sinh giữa hai ca mổ, đánh xà phòng vùng mổ bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn, khử khuẩn không khí phòng mổ bằng máy phun sương, quy trình thông tiểu hai găng vô trùng, đóng gói dụng cụ kỹ thuật chia theo theo khẩu phần, làm đá vô trùng với túi nhựa tự tạo, tự thiết kế và may túi vải bọc dây camera dùng trong mổ nội soi, phân loại vết mổ và tiêm kháng sinh dự phòng đúng thời điểm. Nhờ sáng kiến đó, mà nhiều năm trở lại đây, số bệnh nhân được sử dụng kháng sinh dự phòng đạt tỷ lệ > 75 %, tức là các bệnh nhân mổ sạch thì chỉ cần tiêm một mũi kháng sinh trước mổ thay vì phải tiêm kháng sinh dài ngày như trước đây trong suốt quá trình nằm viện. Bệnh viện 108 cũng là đơn vị xung phong đi đầu trong toàn quân, cũng như khu vực phía Bắc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật, góp phần giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ, giảm chi phí điều trị dùng kháng sinh 4 - 5 tỷ/năm. Lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua Công việc chuyên môn nặng nề là thế, nhưng các chị vẫn luôn rạng rỡ, lạc quan, tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Chủ tịch Hội Phụ nữ Khoa Gây mê Hồi sức Đinh Thị Thu Trang chia sẻ: đội ngũ y bác sĩ làm việc ở đây là những chiến sĩ khoác áo bờ lu, không chỉ cần giỏi về chuyên môn mà còn phải không ngừng rèn luyện tác phong của người chiến sĩ quân đội nhân dân, hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quân sự, chính trị được giao. Hàng năm các chị đều tham gia cùng đoàn công tác của bệnh viện khám, chữa bệnh, lấy máu tình nguyện, phát thuốc miễn phí, biểu diễn văn nghệ phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa: Mường Nhé, Nghệ An, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang… Đặc biệt, trong những năm qua, chị em phụ nữ đã cùng tập thể Khoa Gây mê Hồi sức tích cực tham gia và đảm bảo an toàn cho nhiều chương trình phẫu thuật từ thiện. Liên tục từ năm 2011 cho đến nay, các chị đã tham gia cùng đoàn phẫu thuật khớp nhân đạo Operation Walk của Mỹ mổ thay khớp gối và khớp háng cho bệnh nhân; phẫu thuật nhân đạo tạo hình sọ mặt và hàm mặt cho trẻ em sứt môi hở vòm miệng mang lại nụ cười và hạnh phúc tuổi thơ cho các em là chương trình từ thiện mang đầy tính nhân văn. Từ năm 1996 đến nay mỗi năm trung bình 2 đợt tập thể khoa cùng chị em tham gia tích cực với Hội phẫu thuật nụ cười Việt nam và quốc tế (Operation Smile) gồm các nước Hàn Quốc, Mỹ, Úc, phẫu thuật nhân đạo cho trẻ dị tật vùng hàm mặt, sọ mặt trung bình 100 – 200 trẻ mỗi đợt cho hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Trong 10 năm qua, cán bộ, hội viên phụ nữ Khoa Gây mê Hồi sức – Bệnh viện 108 đã đóng vai trò rất quan trọng vào thành công của hàng ngàn, chục ngàn ca mổ, cùng với phụ nữ bệnh viện có nhiều đóng góp tích cực vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ và phong trào thi đua Quyết thắng của bệnh viện. Hội Phụ nữ và tập thể Khoa Gây mê Hồi sức đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giấy khen các cấp, 3 năm liên tục đơn vị đạt danh hiệu Đơn vị quyết thắng. Tháng 12 năm 2014, Khoa Gây mê Hồi sức đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt, chiều 17/10, Tập thể Phụ nữ Khoa Gây mê Hồi sức bệnh viện 108 vinh dự được tặng Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2017 – một giải thưởng lớn ghi nhận sự cống hiến tài năng, sức sáng tạo của Phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mai ThảoBiểu dương nữ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô tiêu biểu năm 2017
TĐKT – Ngày 17/10, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội long trọng tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, tổng kết hoạt động câu lạc bộ nữ công năm 2017. Là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ Thủ đô, trên mọi lĩnh vực công tác, dù ở cương vị nào, nữ CNVCLĐ Thủ đô đã và đang làm đẹp thêm những phẩm chất cao quý, tô thắm thêm truyền thống yêu nước, đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể, năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang. Với những quyết tâm và ý thức trách nhiệm cao, họ đã khắc phục mọi khó khăn, cố gắng phấn đấu, đem hết sức lực, trí tuệ và tâm huyết của mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Chương trình giao lưu với các nữ CNVCLĐ Thủ đô tiêu biểu tại Hội nghị Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp, giúp đỡ của chính quyền từ thành phố đến cơ sở, các cấp công đoàn thành phố đã luôn đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nữ công; quan tâm thúc đẩy việc thành lập, củng cố, kiện toàn và dần nâng cao chất lượng hoạt động của Ban nữ công công đoàn các cấp. Thành phố đã thành lập và duy trì tốt hoạt động của mô hình câu lạc bộ nữ công đoàn cấp trên cơ sở. Đến nay, Hà Nội có 35 câu lạc bộ nữ công công đoàn cấp trên cơ sở được thành lập với 5.270 hội viên. Ban Nữ công công đoàn các cấp và các câu lạc bộ nữ công đã thực hiện tốt công tác vận động nữ CNVCLĐ tích cực tham gia các phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Qua đó, vận động nữ CNVCLĐ thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt những nội dung liên quan đến lao động nữ, công tác gia đình và trẻ em, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Đồng thời, các tổ chức công đoàn Thủ đô đã phát huy vai trò, chức năng của mình trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với lao động nữ. Tập hợp tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, thủ trưởng đơn vị để đảm bảo thực hiện pháp luật, chính sách đối với lao động nữ, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới… Để ghi nhận, biểu dương những đóng góp của đội ngũ nữ cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô nói chung, với phong trào CNVCLĐ, hoạt động công đoàn Thủ đô nói riêng, tại Hội nghị, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đã biểu dương, khen thưởng 5 nữ CNVCLĐ Thủ đô tiêu biểu và 5 câu lạc bộ nữ công công đoàn cấp trên cơ sở hoạt động tốt trong năm 2017. Mai ThảoTĐKT - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam và 87 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, chiều 17/10, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Sáng tạo năm 2017.
Tới dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn.
Đây là dịp để ôn lại truyền thống lịch sử 87 năm xây dựng và trưởng thành của Hội LHPN Việt Nam; vai trò và đóng góp của phụ nữ Việt Nam, tổ chức Hội; khơi dậy lòng tự hào, lòng yêu nước của các thế hệ phụ nữ Việt Nam; khích lệ ý chí phấn đấu vươn lên, không ngừng sáng tạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của phụ nữ trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đồng thời, biểu dương, khích lệ, cổ vũ tinh thần sáng tạo của chị em phụ nữ; tôn vinh trí tuệ, tiềm năng, ý chí quyết tâm và nghị lực vươn lên, khẳng định vị trí của mình trong gia đình và xã hội.
8 tập thể được trao tặng Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2017
Tại buổi lễ, Hội LHPN Việt Nam đã trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2017 cho 8 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống, đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội. Đó là những nhà khoa học nữ, lương y, nhà giáo hết lòng vì sự nghiệp trồng người; những người công nhân có bàn tay vàng, những bông hồng thép trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, những phụ nữ tham gia tích cực trong phong trào khởi nghiệp và phát triển kinh tế tập thể…
Được thành lập từ năm 2002, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam đã thực sự trở thành niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam, là một trong những giải thưởng thường niên lớn nhất dành cho phụ nữ Việt Nam. Giải thưởng là sự đánh dấu, ghi nhận sự cống hiến tài năng, sức sáng tạo của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 2003 đến năm 2017, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam đã trao tặng 69 tập thể và 124 cá nhân phụ nữ tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ
Cũng trong dịp này, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã trao tặng Bằng khen 15 nữ sinh đạt thành tích thủ khoa các tổ hợp xét tuyển vào các trường đại học năm 2017 và 1 nữ sinh đạt Huy chương Bạc Olympic Sinh học Quốc tế năm 2017.
Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh: trong lịch sử vẻ vang của dân tộc luôn có bóng dáng người phụ nữ. Ngày càng có nhiều phụ nữ tài năng và sáng tạo trên nhiều lĩnh vực. Những đóng góp của phụ nữ ngày nay càng tô thắm truyền thống vẻ vang của phụ nữ dân tộc. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Phó Thủ tướng biểu dương thành tích của Hội phụ nữ các cấp và tất cả phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là 8 tập thể và 10 cá nhân đạt giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2017, 15 nữ sinh đạt thành tích thủ khoa và nữ sinh đạt huy chương Olympic quốc tế.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Hội LHPN Việt Nam tiếp tục tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động, quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, thúc đẩy bình đẳng giới. “Hỗ trợ phụ nữ phát triển là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị. Đặc biệt cần tạo điều kiện để phụ nữ làm lãnh đạo và giúp phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo”.
Tại buổi lễ, Trung ương Hội LHPN Việt Nam cũng phát động hội viên, phụ nữ cả nước chung tay giúp các hộ gia đình chị em phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai vừa qua.
Mai Thảo
TĐKT - Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã trở thành một phong trào thiết thực, thu hút đông đảo các tầng lớp nông dân tỉnh Hậu Giang. Từ phong trào này, đã xuất hiện nhiều tấm gương nữ nông dân vượt khó, thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Đi lên từ hai bàn tay trắng
Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bà Đào Thị Thúy, ở khu vực 6, phường III, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trở thành tấm gương điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương, đi đầu về mô hình trồng lúa, trồng màu và cây ăn trái.
Bà Đào Thị Thúy bên vườn ổi của gia đình
Từ lúc mới lập gia đình, không có gì trong tay, vợ chồng bà phải mướn đất để canh tác, làm ăn sinh sống. Thời điểm đó, mùa màng thất bát, giá cả bấp bênh, vợ chồng bà hàng ngày dãi nắng, dầm mưa, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhưng cái nghèo luôn đeo bám. Hai đứa con bà lần lượt ra đời, khó khăn lại chồng chất thêm.
Với tố chất không ngại khó khăn, vất vả, không chấp nhận số phận, vợ chồng bà Thúy làm mọi việc từ trồng lúa, trồng màu, làm thuê, làm mướn để kiếm thêm thu nhập. Với phương châm “lấy công làm lời”, có được bao nhiêu vốn, vợ chồng bà dồn hết cho việc mượn đất, thuê đất. Và cứ thế năm này qua năm khác, dần dần vợ chồng bà tích lũy được vốn, mua đất thêm để canh tác.
Sau nhiều năm tích góp, đến nay gia đình bà đã có 4 công đất ruộng, 2 công đất trồng màu và 2 công đất trồng cây ăn trái. Để tăng năng suất, chất lượng, bà đã mạnh dạn áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng mô hình “3 giảm, 3 tăng”, sử dụng giống chất lượng cao… nên năng suất lúa bình quân đạt từ 7 tấn/ha trở lên. Riêng 2000 m2 vườn ổi đang cho trái, mỗi năm thu hoạch được 4 đợt. Với 2000 m2 đất trồng màu, bà trồng luân phiên nhiều loại cây: cải tùa sại, rau muống, cải xanh, dưa leo, khổ qua, rau mồng tơi … Vườn rau đạt năng suất cao, mỗi năm, bà thu hoạch được 3 vụ.
Mỗi năm lợi nhuận từ trồng lúa, trồng cây ăn trái và rau màu, trừ chi phí gia đình bà thu được trên 150 triệu đồng, đời sống gia đình khá ổn định. Giờ đây bà Thúy đã có kinh tế vững vàng, một cuộc sống gia đình sung túc. Các con của bà đều đã lập gia đình và có cuộc sống riêng.
Không chỉ thế, bà còn nhiệt tình hướng dẫn nông dân địa phương trong sản xuất để thoát nghèo. Gia đình bà cũng gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng cùng địa phương xây dựng phường văn minh đô thị.
“Có được kinh tế ổn định như hiện nay, tôi và gia đình đã không ngừng lao động, học hỏi thêm cách thức sản xuất, kỹ thuật trồng trọt, đồng thời tích lũy kinh nghiệm” – Bà chia sẻ.
Gồng gánh nuôi con, thoát nghèo bền vững
Chồng bị bệnh nặng qua đời để lại 3 đứa con nhỏ dại, một mình phải gồng gánh để nuôi dạy con, với bản tính chịu thương, chịu khó, chị Ngô Thị Dùm ấp Long Hoà 2, xã Long Phú, huyện Long Mỹ đã từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ thực hiện mô hình phát triển kinh tế gia đình.
Chị Dùm chăm sóc đàn heo của gia đình
Những năm đầu, gia đình gặp rất nhiều khó khăn bởi kinh tế quanh năm chỉ trông chờ vào mấy công ruộng. Chị luôn trăn trở suy nghĩ phải làm thế nào để phát triển kinh tế, tạo điều kiện nuôi các con khôn lớn. Năm 2007, chị đăng ký tham gia vào hội phụ nữ và được hỗ trợ vốn vay để phát triển kinh tế gia đình. Với số tiền 10 triệu đồng, chị đã xây dựng chuồng để nuôi một con heo nái.
Ban đầu, chưa có kinh nghiệm chăn nuôi và ít vốn, chị gặp rất nhiều khó khăn. Chị đã tự tìm tòi, học hỏi qua ti vi, đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do địa phương tổ chức để tích lũy kinh nghiệm trong chăn nuôi.
Bên cạnh đó, chị còn tận dụng đất xung quanh nhà để trồng các loại cây: bầu, mướp, cải… để bán cho bà con xung quanh. Chị chia sẻ: “Nhờ Hội phụ nữ, các đoàn thể quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho vay vốn mở rộng chăn nuôi, từ đó tôi học hỏi cách làm ăn ở những chị em hội viên khác để áp dụng cho gia đình nên có hiệu quả, thu nhập cũng ổn định hơn trước kia”.
Đàn heo của gia đình chị nay đã có 5 heo nái và 100 con heo thịt. Một năm chị cho xuất bán 2 lứa heo thịt. Mỗi năm gia đình chị thu về lợi nhuận gần 150 triệu đồng từ tiền bán heo và bán rau màu.
Khi điều kiện kinh tế ổn định, chị đã sắm sửa các vật dụng thiết yếu phục vụ gia đình, đầu tư cho con cái ăn học. Năm 2013, chị Dùm thoát nghèo và xây dựng căn nhà khang trang với trị giá trên 200 triệu đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị còn là một hội viên rất tích cực, nhiệt tình trong các phong trào của Chi hội, Hội Phụ nữ xã và các phong trào tại địa phương. Với chị em hội viên phụ nữ, chị nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất và luôn nhận được sự tín nhiệm của chị em trong nhóm.
Bằng sức lao động và tinh thần tự lực vươn lên, bà Đào Thị Thúy, chị Ngô Thị Dùm đã trở thành những tấm gương sáng trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tỉnh Hậu Giang, góp phần phát triển kinh tế địa phương, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Trang Lê
TĐKT - Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, mạnh dạn tiếp thu những kiến thức khoa học và cách làm ăn mới, giờ đây, gia đình anh Nguyễn Xuân Biên đã gây dựng được cơ ngơi khang trang và thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình nuôi gà giun quế. Hiện anh đang là Trưởng Nhóm sinh kế xóm Ó, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Anh Nguyễn Xuân Biên đã chia sẻ về mô hình nuôi gà giun quế tại Hội thảo "Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu" ngày 12/10, tại Hà Nội
Giống như nhiều nông dân khác trong xóm Ó, trước năm 2013, gia đình anh Nguyễn Xuân Biên sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng, trong khi 70% rừng quê anh đều thuộc rừng phòng hộ, đầu nguồn, không được khai thác.
Sinh kế còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu kiến thức khoa học, làm theo kiểu truyền thống, đời sống của gia đình anh nói riêng và nông dân xóm Ó nói chung khi đó chưa được cải thiện. Trước năm 2013, gia đình anh là một trong số 50 hộ nghèo của xóm.
Đầu tháng 6 năm 2013, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững SRD phối hợp với UBND huyện Phú Lương triển khai Dự án “Quản lý và sử dụng đất có sự tham gia, giai đoạn 2” tại xóm Ó. Nhằm hỗ trợ các hộ gia đình phát triển kinh tế một cách bền vững, hướng tới một nền nông nghiệp thông minh không rác thải, dự án tập trung khuyến cáo, hỗ trợ, hướng dẫn người dân nuôi giun quế để phát triển chăn nuôi. Từ đây, Nhóm Sinh kế xóm Ó được thành lập, gồm những hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ dân tộc thiểu số của xóm. Anh Nguyễn Xuân Biên được tín nhiệm bầu làm Trưởng nhóm.
Tham gia mô hình, anh được cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật nuôi giun quế, kỹ thuật chăn nuôi gà, vịt, được tham quan mô hình nuôi giun quế tại tỉnh Phú Thọ. Tháng 12/2014, từ nguồn vốn vay 7 triệu đồng của quỹ tín dụng thôn bản, gia đình anh đầu tư nuôi giun và mở rộng nuôi gà thả vườn. Mới đầu, anh mua 5 kg giun giống và xây 5 m2 bể nuôi giun.
Anh chia sẻ: phương thức nuôi giun quế rất đơn giản, có thể nuôi giun trong hố đất, nuôi trong thùng, hộp và nuôi trong bể xây… Giun quế dễ nuôi, lớn nhanh. Nếu nhân giống bằng giun giống, khoảng hơn 2 tháng thì thu hoạch. Nếu nhân giống bằng sinh khối, khoảng 30 – 35 ngày thì thu hoạch. Có thể cho gà, vịt ăn trực tiếp hoặc trộn giun với cám ngô, cám gạo, bột đỗ tương rang, rau… cho ăn theo quy trình kỹ thuật.
Khi được nuôi bằng giun quế, gà lớn nhanh, khỏe mạnh, thịt gà chắc, thơm hơn so với gà được nuôi theo cách thông thường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhận thấy sự khác biệt so với phương pháp nuôi gà thông thường, anh đã nhân thêm diện tích nuôi giun quế và mở rộng quy mô nuôi gà. Cho đến nay gia đình anh luôn duy trì số đầu gà 500 con/100m2 diện tích nuôi giun quế.
Anh Nguyễn Xuân Biên sử dụng máy trộn thức ăn để trộn giun quế với thức ăn tinh và rau tạo thành thức ăn dạng viên cho gà
Ngoài ra, anh mua máy đùn thức ăn day viên, máy ấp trứng để tự phục vụ chăn nuôi gia đình và hỗ trợ các thành viên trong tổ, nhóm sinh kế, từ đó giúp giảm giá thành, giảm chi phí đầu vào, tăng chi phí đầu ra. Bên cạnh đó, anh còn cung cấp con giống giun quế cho bà con trong xã, ngoài xã, huyện, tỉnh; tận dụng phế phẩm nông nghiệp để nuôi thủy cầm, trồng rau sạch, đem lại thu nhập cho gia đình từ 200 - 300 triệu đồng/năm.
Hiện tại Nhóm sinh kế của anh có 21 thành viên, trong đó có 14 thành viên hoạt động thường xuyên. Thu nhập của các hộ thành viên từ mô hình nuôi giun quế trung bình 70-80 triệu đồng/năm.
Anh cho biết: “Qua cầu nối của dự án, chúng tôi tiếp cận được thị trường Hà Nội. Có 6 đơn vị ký hợp đồng thu mua gà giun quế, nhưng hiện tại chúng tôi chỉ đủ khả năng cung cấp thường xuyên cho 1 đơn vị. Nhận thấy thị trường đầu ra từ mô hình này còn nhiều tiềm năng để phát triển, mặt khác mô hình này cũng hướng đến một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn nên gia đình tôi cũng như các thành viên trong Nhóm sinh kế vẫn đang tiếp tục nhân rộng mô hình để phát triển hơn nữa.”
Nhờ mô hình, gia đình anh và các thành viên dần ổn định cuộc sống, thoát nghèo. Từ đó, tận dụng nông sản sẵn có tại gia đình, địa phương, phế phẩm nông nghiệp để trồng trọt rau hữu cơ, chăn nuôi và phát triển số đàn dê, trâu, bò… tăng nguồn thu nhập ngoài từ mô hình.
Khi kinh tế gia đình ổn định, không phải phụ thuộc vào rừng, thay vì trồng cây keo, các anh trồng cây bản địa như dổi, trám, sấu …. vừa giúp thu quả để bán, lại giúp bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất rừng, giữ xanh, sạch môi trường, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình, ổn định cuộc sống, anh Nguyễn Xuân Biên và những thành viên của Nhóm Sinh kế xóm Ó đã từng bước bảo vệ, phát triển rừng và hệ sinh thái dưới tán rừng. Mô hình nuôi gà giun quế của anh là một trong những mô hình tiêu biểu được giới thiệu, nhân rộng qua Hội thảo “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu”diễn ra ngày 12/10, tại Hà Nội.
Nguyệt Hà
Đi đầu trong nâng cao chất lượng pháp chế, đẩy mạnh cải cách hành chính
TĐKT - Sáng 17/10, Công an TP Hà Nội tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Phòng Pháp chế và cải cách hành chính (CCHC), tư pháp (18/10/2007 - 18/10/2017). Thiếu tướng Đinh Văn Toản, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết: Phòng Pháp chế và CCHC, tư pháp - Công an TP Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong 63 tỉnh, thành phố được thành lập theo Quyết định số 3789 của Giám đốc Công an TP Hà Nội, thi hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an. 10 năm qua, lực lượng Pháp chế Công an Thủ đô đã trực tiếp nghiên cứu, tham gia góp ý trên 1000 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có một số văn bản quan trọng liên quan trực tiếp đến công tác Công an: Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Công an nhân dân; Luật An ninh Quốc gia; Luật Thi hành án hình sự... Những ý kiến tham gia của Công an Hà Nội luôn được các đơn vị ghi nhận, đánh giá cao. Gặp mặt kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Phòng Pháp chế và CCHC, tư pháp Với vai trò tham mưu, Phòng đã giúp Ban Giám đốc Công an thành phố chỉ đạo soạn thảo trình HĐND, UBND thành phố ban hành, rà soát, hệ thống hóa và kiểm tra trên 1000 văn bản quy phạm pháp luật, góp phần thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành pháp luật về an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô. Cùng với đó, trong thời gian qua, Phòng đã tham mưu Giám đốc Công an thành phố tổ chức hơn 2000 hội nghị tập huấn, phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác công an cho các cán bộ chủ chốt, cán bộ, chiến sĩ. Đơn vị cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân và sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường THPT, THCS trên địa bàn Thủ đô, với những nội dung thiết yếu: Luật Giao thông đường bộ, Luật cư trú, phòng, chống ma túy, bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội.... Minh PhươngTĐKT – Sáng 13/10, tại Hà Nội, Liên đoàn Lao động và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Cầu Giấy long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Đảng bộ Khối Doanh nghiệp quận; gặp mặt biểu dương doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
Doanh nhân là lực lượng đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và hội nhập. Nhiều năm qua, tổ chức công đoàn các cấp quận Cầu Giấy đã đồng hành cùng các doanh nghiệp, cùng chung tay góp phần vào việc xây dựng doanh nghiệp, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh. Nhiều doanh nghiệp có tổ chức công đoàn hoạt động thực sự hiệu quả, góp phần làm cho phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn quận luôn sôi động và thiết thực.
Các tập thể, cá nhân được khen thưởng tại Hội nghị
Từ gần 35 tỷ đồng năm 1998 đến năm 2016 thu ngân sách tăng lên gần 6.200 tỷ đồng (tăng gần 180 lần). Đến tháng 9/2017, thu ngân sách Quận ước đạt hơn 4.950 tỷ đồng, đạt 85% so với dự toán thành phố giao. Đó là sự góp sức to lớn của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân. “Họ chính là lực lượng chính góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho xã hội, mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế với thế giới, một xu thế tất yếu hiện nay.” – Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thanh khẳng định.
Năm 2017, để ghi nhận hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động tốt, Hội đồng Thi đua Khen thưởng quận, UBND quận đã động viên khen thưởng 11 doanh nghiệp tiêu biểu, có nhiều thành tích trong hoạt động công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp; 6 tập thể, 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn quận được khen thưởng.
Mai Thảo
TĐKT - Tối 14/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Báo Nông thôn ngày nay tổ chức Lễ vinh danh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 30 năm đổi mới” cho 87 nông dân. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu tại buổi lễ.
Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương cùng 87 gương mặt nhà nông xuất sắc.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ
Chương trình "Tự hào nông dân Việt Nam 30 năm đổi mới" nhằm ghi nhận, biểu dương kịp thời những thành tích xuất sắc của 87 người nông dân chịu khó, chắt chiu, kiên cường, hăng say trong lao động, sản xuất; có ý chí, quyết tâm, tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thách thức; có ý chí, khát vọng làm giàu chính đáng, cống hiến cho đất nước. Họ đã góp công sức, tài năng vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việc phát hiện, tôn vinh là dịp phát huy, nhân rộng nhiều nhân tố mới tạo sức lan tỏa mạnh mẽ để cùng quyết tâm thay đổi mô hình sản xuất hiệu quả; đưa nền nông nghiệp nước nhà phát triển đi lên bền vững, nông thôn văn minh, hiện đại, nông dân ngày càng giàu có.
Chương trình giao lưu với một số nông dân tiêu biểu
Trong số 87 nông dân được tuyên dương lần này có 12 người là nữ, 10 người là đồng bào dân tộc thiểu số; 72 nông dân có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh; 5 nông dân có sáng kiến, sáng chế, giải pháp kỹ thuật; 1 nông dân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới; 7 nông dân có thành tích xuất sắc trong tham gia đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, hải đảo, 2 nông dân đại diện cho các hợp tác xã thời kỳ đổi mới.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng thành tích của lực lượng nông dân Việt Nam. Thủ tướng khẳng định, trong giai đoạn 30 năm đổi mới đất nước, giai cấp nông dân luôn là trụ đỡ phát triển nền kinh tế, đóng góp thành tựu vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ bà con nông dân phát triển sản xuất, nhờ đó, bà con làm ăn thuận lợi hơn, hiệu quả hơn.
Chúc mừng 87 nông dân Việt Nam xuất sắc được tôn vinh tại chương trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đây là những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có nhiều đóng góp trong cải tiến chế tạo máy nông cụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới tổ chức liên kết sản xuất, chế biến… Những bông hoa tươi đẹp này đã tô thắm thêm truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, anh dũng, kiên cường của nhân dân ta nói chung và nông dân ta nói riêng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thời gian tới, các ngành, các cấp, Hội Nông dân Việt Nam tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, hỗ trợ hộ gia đình đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất và phát triển; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; lồng ghép các chương trình, các kế hoạch phát triển của ngành để phát huy tối đa các nguồn lực phát triển cho nông nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với triển khai các mô hình, các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, theo nhu cầu của xã hội, của thị trường…
Thủ tướng tin tưởng 87 tấm gương tiêu biểu xuất sắc được vinh danh lần này sẽ tiếp tục phát huy vai trò điển hình tiên tiến, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ, có cách làm mới, sáng tạo hơn, truyền cảm hứng, giúp đỡ bà con nông dân trong cộng đồng phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc ta và thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là “làm sao cho người nghèo thì đủ ăn; người đủ ăn thì khá, giàu; người khá, giàu thì giàu thêm”…
Mai Thảo
Biểu dương Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc
TĐKT - Sáng 13/10, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2014-2017. Tới dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng. Cùng dự, có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà và đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, 442 đại biểu là đại diện ưu tú của hơn 10 ngàn Chủ tịch mặt trận các xã, phường, thị trấn và hơn 100 ngàn khu dân cư trên cả nước Quang cảnh Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn nêu rõ: trải qua các thời kỳ cách mạng, MTTQ Việt Nam luôn khẳng định vị trí, vai trò là lực lượng xây dựng, tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một khối đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động, tạo thành sức mạnh để hoàn thành những mục tiêu cách mạng do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị Thời gian qua, đội ngũ Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn và Trưởng ban Công tác Mặt trận trong cả nước đã có rất nhiều nỗ lực, cống hiến, vượt qua nhiều khó khăn, vất vả, thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Họ là những người trực tiếp tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở; xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Tổ chức MTTQ Việt Nam và đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp đã có nhiều đóng góp thiết thực trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Nhiều cán bộ Mặt trận cơ sở đứng ra thế chấp ngân hàng cho hộ nghèo vay vốn thoát nghèo; kiên trì, khéo léo vận động tạo sự đồng thuận trong việc xây dựng nông thôn mới, đền bù tái định cư vì sự phát triển của địa phương và đất nước… Đặc biệt, trong thời gian qua, hàng ngàn gia đình của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai… đang gồng mình khắc phục hậu quả do thiên tai, mưa lũ và cơn bão số 10 gây ra, nhất là trong vài ngày gần đây, thời tiết mưa lũ bất thường trên diện rộng, gây ngập úng, sạt lở làm thiệt hại quá lớn về tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Chắc chắn ở đó, đang có những cán bộ Mặt trận chung sức, chung lòng cùng nhân dân giúp nhau vượt qua khó khăn, nguy hiểm trong mưa lũ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các đại biểu (ảnh Trịnh Dũng) Đồng chí Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Họ chính là những bông hoa tươi thắm nhất trong rừng hoa “Người tốt, việc tốt” của đất nước; thành tích của những người cán bộ Mặt trận ở cơ sở đã góp phần tô thắm thêm cho truyền thống đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam”. Đồng chí Trần Thanh Mẫn kêu gọi đồng bào cả nước, đồng bào ta sinh sống ở nước ngoài tiếp tục đoàn kết một lòng, hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Các Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn, Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư và đội ngũ cán bộ Mặt trận cả nước tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, vượt qua mọi khó khăn, hết lòng với nhiệm vụ xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu Đại hội XII của Đảng đã đề ra, lập thành tích chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân biểu dương những thành tích mà cán bộ Mặt trận cơ sở đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí tin tưởng MTTQ Việt Nam các cấp sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó triển khai sâu rộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; triển khai thực hiện phong trào thi đua “Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tại Hội nghị, 51 cá nhân là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu đã có nhiều thành tích trong công tác Mặt trận giai đoạn (2014-2017), góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 391 cá nhân được tặng Bằng khen của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Thục AnhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 125
- 126
- 127
- 128
- 129
- …
- sau ›
- cuối cùng »