Chuyên đề

Kho bạc Nhà nước Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa): Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phục vụ khách hàng

Cùng với sự ra đời của hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN), KBNN thị xã Bỉm Sơn được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1990 theo Quyết định số 186/TC/TC/TCCB ngày 21/3/1990 của Bộ Tài chính. Trải qua không ít khó khăn những ngày đầu thành lập, đơn vị đã có những bước tiến vững chắc, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tập thể cán bộ KBNN Bỉm Sơn Trong năm 2020, KBNN Bỉm Sơn đã bám sát kế hoạch công tác của ngành, địa phương và đơn vị để chỉ đạo điều hành công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) và hoạt động nghiệp vụ KBNN trên địa bàn; đáp ứng mọi hoạt động về thu, chi NSNN trên địa bàn, đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ quy định. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan: Thuế, Tài chính, Ngân hàng… và các ngành có liên quan trong công tác phối hợp thu, quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước (NSNN) đảm bảo đúng nguyên tắc chế độ. Thực hiện công tác thu NSNN, đơn vị đã chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu trên địa bàn thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp, biện pháp chỉ đạo của Bộ Tài chính, KBNN và chính quyền địa phương… cũng như tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân thị xã trong công tác chỉ đạo, đôn đốc tất cả các khoản thu vào NSNN kịp thời, đầy đủ và chính xác; hạch toán, phân chia cho các cấp ngân sách đúng chế độ quy định. Thực hiện tốt công tác phối hợp thu NSNN giữa KBNN Bỉm Sơn với ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn. Tính đến hết ngày 30/6/2020, chi ngân sách đạt 251,916 triệu đồng, bằng 85,8% so với cùng kỳ. KBNN Bỉm Sơn họp triển khai nhiệm vụ Trong công tác chi ngân sách, KBNN Bỉm Sơn luôn chú trọng hướng dẫn thủ tục nghiệp vụ thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc để các đơn vị chủ động và nắm bắt được quy trình, từng bước củng cố bồi dưỡng kiến thức kiểm soát thanh toán vốn cho cán bộ, sưu tầm tài liệu chế độ thanh toán vốn đầy đủ. Kịp thời kiểm soát thanh toán vốn cho các dự án nhanh gọn, hiệu quả góp phần thúc đẩy tiến độ hoàn thành đưa vào sử dụng của các dự án phục vụ mục tiêu kinh tế, chính trị, an ninh trên địa bàn. Hiện nay, số đơn vị giao dịch qua KBNN Bỉm Sơn là 137 đơn vị và 423 tài khoản giao dịch. Doanh số hoạt động 6 tháng đầu năm 2020 là 2.467 tỷ đồng, đạt 124,78% so với cùng kỳ năm 2019. Đơn vị tổ chức hạch toán, quản lý chặt chẽ các nguồn vốn, thanh toán kịp thời cho các đơn vị sử dụng NSNN đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hữu quan thực hiện tốt quyết toán thu, chi NSNN, đảm bảo an toàn vốn, tài sản của Nhà nước; tổ chức tự kiểm tra công tác kế toán, chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời những sai sót trong hạch toán, thanh toán... Trong nhiều năm qua, KBNN Bỉm Sơn luôn là một đơn vị dẫn đầu về cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phục vụ khách hàng. Theo đó, KBNN Bỉm Sơn luôn quan tâm công tác ứng dụng công nghệ thông tin, kịp thời triển khai và áp dụng thành công những phần mềm quản lý mới theo chương trình của KBNN và KBNN tỉnh Thanh Hóa như chương trình TABMIS, chương trình TCS, chương trình thanh toán song phương điện tử (SPĐT) với Ngân hàng Nông nghiệp, chương trình TTVĐT, chương trình cung cấp Báo cáo Tài chính...  Năm 2018 và năm 2019, KBNN Bỉm Sơn thực hiện triển khai dịch vụ công (DVC) trên địa bàn, để đáp ứng tốt tiện ích hơn cho các đơn vị giao dịch trong việc sử dụng DVC trực tuyến của KBNN, KBNN Bỉm Sơn đã tiến hành nâng cấp hoàn thiện ứng dụng, tài liệu hướng dẫn sử dụng dịch vụ công cho các đơn vị giao dịch, tạo thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện và góp phần đẩy mạnh phương thức giao dịch điện tử. Hiện tại, KBNN Bỉm Sơn đang thực hiện các ứng dụng chương trình tin học để vận hành công việc hàng ngày như: Chương trình (CT) Quản lý Thanh toán vốn đầu tư, CT Quản lý nghiệp vụ Kho quỹ, CT Kế toán Nội bộ Kho bạc, CT Thanh toán liên kho bạc điện tử, CT Quản lý tài sản, CT Thanh toán trái phiếu kho bạc, CT Thu thuế trực tiếp (TCS), CT Tabmis, CT Khai thác báo cáo, CT Thanh toán song phương điện tử, CT Dịch vụ công trực tuyến. Việc ứng dụng tin học vào hạch toán kế toán và các loại báo cáo thống kê đều thực hiện đúng quy trình, phát huy được hiệu quả. Đặc biệt là việc vận dụng thông thạo chương trình thanh toán điện tử giảm nhiều khâu trung gian, rút gắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho khách hàng và đã được các ban, ngành, cấp ủy chính quyền địa phương khen ngợi và đánh giá cao. Có thể khẳng định, vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra, KBNN Bỉm Sơn đã tiếp tục hoàn thành tốt các chỉ tiêu thu chi ngân sách. Thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, trong bối cảnh khó khăn, thách thức tiềm ẩn, toàn thể cán bộ, công chức đơn vị quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2020, được Bộ Tài chính khen thưởng; Chi bộ Đảng đạt danh hiệu tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh; tổ chức Công đoàn, Nữ công là Đơn vị xuất sắc của ngành. Về cá nhân, phấn đấu có cán bộ đạt điển hình tiên tiến và đề nghị khen thưởng cấp Bộ, cấp KBNN.

Trường THPT Lê Văn Thịnh (Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh): Nối dài thành tích giáo dục, góp phần tô thắm truyền thống văn hiến của quê hương Kinh Bắc

Vinh dự và tự hào được mang tên Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh trên quê hương Kinh Bắc giàu truyền thống văn hiến, khoa bảng, Trường THPT Lê Văn Thịnh với hơn 20 năm xây dựng và phát triển luôn là điểm sáng của ngành Giáo dục huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; là cái nôi phát hiện và bồi dưỡng nhiều học sinh giỏi cho huyện nhà. Khuôn viên Trường THPT Lê Văn Thịnh luôn xanh - sạch - đẹp Trường THPT Lê Văn Thịnh tiền thân là Trường PTTH Gia Lương số 3, huyện Gia Lương được thành lập năm 1997. Tháng 9 năm 1999, huyện Gia Bình được tái lập, trường được đổi tên thành Trường THPT Gia Bình số 2. Tháng 10 năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trường được đổi tên thành Trường THPT Lê Văn Thịnh. Từ quy mô ban đầu chỉ có 6 lớp, 315 học sinh với 16 cán bộ, giáo viên. Đến nay, năm học 2019 - 2020, trường có 91 cán bộ, giáo viên viên với quy mô 39 lớp và 1.573 học sinh. Cơ cấu tổ chức của trường gồm: 9 tổ chuyên môn, 1 Văn phòng cùng với chi bộ Đảng, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban Nữ công. Đội ngũ của trường đã ổn định đồng bộ, đi vào hoạt động có hiệu quả, theo chức năng, nhiệm vụ của một trường THPT. 23 năm (1997 - 2020), chặng đường chưa phải là dài so với bề dày truyền thống của những ngôi trường THPT đàn anh trong tỉnh Bắc Ninh. Song nhìn lại quãng thời gian xây dựng và trưởng thành ấy, thầy và trò trường THPT Lê Văn Thịnh rất đỗi tự hào về những thành tích nổi bật mà mình đã đạt được. Nhà trường cũng vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng: Năm học 2003 - 2004, trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Năm học 2005 - 2006, trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Năm học 2008 - 2009, trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen lần thứ 2. Năm 2010, trường được UBND tỉnh Bắc Ninh công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 - 2010. Trong năm học 2016 - 2017, nhà trường được UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Bắc Ninh đầu tư xây dựng, sửa chữa và được công nhận lại trường THPT đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2017 - 2022. Năm học 2009 -2 010, trường được UBND tỉnh Bắc Ninh tặng Cờ thi đua xuất sắc. Đặc biệt năm học 2012 - 2013, sau 15 năm phấn đấu không mệt mỏi, trường đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017, trường liên tục có học sinh Thủ khoa THPT Quốc gia của tỉnh. Trường có 2 học sinh đạt giải Ba cấp Quốc gia môn Toán và Vật Lý (Toán năm 2004, Vật Lý năm 2015). Năm 2017 - 2018, được tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ. Trường THPT Lê Văn Thịnh được Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Cờ thi đua xuất sắc Năm học 2019 - 2020, đội tuyển tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh xếp thứ nhất, đạt Quán quân Chung kết sân chơi Đất học Kinh Bắc; 99,8% học sinh đỗ tốt nghiệp, trong đó có 29 em đạt 27 điểm trở lên, 6 em đạt 28 điểm, 1 em đạt 29,05 điểm; có 7 điểm 10 (Toán: 1; Hóa 2; Sinh: 1; GDCD: 3). Trường đứng trong top 3 trường có học sinh đạt trên 27 điểm, trong top 4 trường có học sinh trên 28 điểm và xếp hạng nhất tỉnh của tổ hợp 3 môn khối thi truyền thống. Cũng trong năm học 2019 - 2020, Trường THPT Lê Văn Thịnh được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trao tặng Cờ thi đua xuất sắc. Đây là một phần thưởng vô cùng ý nghĩa mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã ghi nhận những thành tích của tập thể CBGV-NV và học sinh nhà trường đã vượt qua bao khó khăn của dịch Covid-19, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.  Học sinh khối 12 chia tay thầy cô và nhà trường Thầy giáo Nguyễn Đức Hà - Hiệu trưởng Trường THPT Lê Văn Thịnh cho biết: Để đạt được những kết quả cao trong năm học 2019 - 2020, từng cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường đã nêu cao quyết tâm, hết sức nỗ lực để vượt qua khó khăn, đảm bảo chất lượng giáo dục. Ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng nội dung, chương trình dạy học có điều chỉnh nội dung cho phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh. Xây dựng kế hoạch dạy học tự chủ của các môn học có những điều chỉnh căn bản. Xây dựng chương trình học tự chọn của các môn theo hướng phù hợp với nguyện vọng và năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu của tổ hợp môn thi xét đại học với các thời lượng tùy theo môn học và số tiết học tự chọn/tuần. Bắt đầu từ học kỳ II, do dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng đến chương trình dạy và học của thầy và trò nhà trường. Ban Giám hiệu đã lên kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng lại kế hoạch dạy học theo hướng tinh giản (như hướng dẫn của Bộ GD&ĐT), tăng cường các hình thức tự học, học online. Với tinh thần học sinh không đến trường nhưng không dừng học, nhà trường đã triển khai kế hoạch dạy học trực tuyến kết hợp giao bài tập, chuyên đề, đề kiểm tra... Kết quả chương trình học được đảm bảo, thời gian học được tăng lên, đảm bảo nội dung chương trình khi học sinh đi học sau dịch bệnh. Trong năm học, nhà trường đã thực hiện được nhiều tiết đổi mới phương pháp, các chuyên đề dạy học, đề kiểm tra. Đã có nhiều tổ chuyên môn có các chuyên đề, tiết học đăng ký dạy đổi mới phương pháp trong các dịp thao giảng, dự giờ, hội giảng chào mừng ngày 20/11, sinh hoạt chuyên môn cụm. Trong quá trình giảng dạy nhà trường tổ chức khảo sát tập trung qua đó nắm bắt và đánh giá năng lực của học sinh đặc biệt với học sinh khối 12, là căn cứ để làm công tác phân luồng hướng nghiệp có hiệu quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đồng chí Nguyễn Nhân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh đánh trống khai giảng năm học mới Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nữ của trường Năm học 2019 - 2020 với nhiều sự khó khăn, thử thách song luôn sáng ngời tinh thần quyết tâm, nỗ lực, thi đua “dạy tốt - học tốt” của thầy trò Trường THPT Lê Văn Thịnh là một dấu ấn đầy tự hào trên hành trình xây dựng và phát triển của nhà trường. Bước vào năm học 2020 - 2021, với tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thi đua chào mừng đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, thầy và trò nhà trường đang hăng hái thi đua theo lời Bác với tinh thần “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt” để tự khẳng định mình, tô đẹp thêm truyền thống của một mái trường còn trẻ mang tên danh nhân khoa bảng của quê hương Kinh Bắc.

Ngành Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế: Điểm nhấn trên bản đồ phát triển thông tin và truyền thông Việt Nam

Khép lại năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế tự hào dẫn đầu cả nước về xếp hạng Chính quyền điện tử; đứng thứ 2 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chỉ số Xếp hạng ICT Index. Trong 9 tháng đầu năm 2020, Thừa Thiên Huế lại tiếp tục dẫn đầu trong xây dựng đô thị thông minh và được tặng Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2019 với hạng mục Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc; danh hiệu Sao Khuê 2020 cho Giải pháp phản ánh hiện trường. Những thành công ấn tượng đó đến từ sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ, viên chức ngành Thông tin và Truyền thông (TTTT) tỉnh. Họ là những nhân tố chủ chốt, góp phần quan trọng nâng cao tầm vóc tỉnh nhà trên bản đồ phát triển công nghệ thông tin nói riêng, lĩnh vực thông tin và truyền thông cả nước nói chung. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung tâm Giám sát, Điều hành đô thị thông minh thuộc Sở TTTT tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 Nói về thành công này, đồng chí Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Sở TTTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết “Với sự nỗ lực của ngành TTTT, nhiều năm liền tỉnh Thừa Thiên Huế ở tốp dẫn đầu toàn quốc về ứng dụng CNTT trong hoạt động hành chính công. Tiếp nối thành công đó, năm 2019, ngành đã ra sức thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử và đến hết năm đã triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến cung cấp công cụ cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng dịch vụ công trực tuyến qua môi trường mạng với sự tham gia của 100% cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến xã, hiện đã có 247.880 tài khoản công dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia; 100% bộ phận một cửa của các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến xã đưa vào sử dụng hệ thống xử lý một cửa tập trung; triển khai thành công mô hình và quy trình phối hợp giám sát an toàn thông tin mạng tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc triển khai đề án phát triển dịch vụ Đô thị thông minh được Trung tâm IOC vận hành hiệu quả, đến nay đã có 10 dịch vụ Đô thị thông minh đang được triển khai và mới đây Trung tâm Hue IOC tiếp tục vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2020 cho dịch vụ “Giải pháp phản ánh hiện trường”. Ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Sở TTTT tỉnh Thừa Thiên Huế tự hào giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc những kết quả nổi bật của các dịch vụ Đô thị thông minh đang được triển khai Song đây mới chỉ là một trong số những thành tích ấn tượng mà ngành TTTT tỉnh đạt được. Cũng trong năm 2019, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí tiếp tục hoạt động ổn định, đúng tôn chỉ mục đích và có những bước phát triển nhất định. Các cơ quan báo chí đã làm tốt việc tuyên truyền, phản ánh nhanh nhạy, đầy đủ tình hình thời sự, đặc biệt là tình hình phát triển về mọi mặt của đời sống chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Thừa Thiên Huế và vừa đưa tin đậm nét các hoạt động kỷ niệm của quê hương, đất nước. Lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông có bước phát triển mới. Dịch vụ bưu chính công ích phục vụ hành chính công đã triển khai 110/145 xã, phường, thị trấn; tính đến hết tháng 10/2019, đã tiếp nhận và chuyển trả 356.466 hồ sơ cho công dân, tổ chức. Tỉnh có tổng số 111 điểm bưu điện văn hóa xã; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, Bưu điện tỉnh đã triển khai tại 48 điểm. Sở TTTT đã vinh dự nhận bằng khen của Bộ TTTT về Chương trình phục vụ đọc sách báo giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký kết chương trình phối hợp số 430/CTr-BVHTTDL-BTTTT về việc tổ chức hoạt động đọc sách báo tại điểm BĐVHX giai đoạn 2013 - 2020. Trong năm, ngành đã đẩy mạnh xây dựng hoàn thiện hạ tầng viễn thông, internet với việc xây dựng cống bể và hạ ngầm dây thuê bao; cải tạo, chỉnh trang cáp và xử lý phản ánh hiện trường. Đã hoàn thành xây dựng cống bể tại 19 tuyến đường; hạ ngầm cáp, dây thuê bao đến nhà thuê bao tại 12 tuyến đường; xử lý tháo dỡ dây thuê bao treo trên cột tại 12 tuyến đường...; hoàn thành chỉnh trang cáp, dây thuê bao kết gọn bằng dây rút với chiều dài 10,373 km tại 16 tuyến đường; chỉnh trang cáp, dây thuê bao bằng dây gia cường với chiều dài 19,33 km tại 16 tuyến đường; xử lý phản ánh hiện trường tại 85 điểm thuộc 36 tuyến đường. Có thể nói khép lại năm 2019, ngành TTTT tỉnh Thừa Thiên Huế lại tiếp tục ghi dấu ấn đậm nét trong sự phát triển kinh tế  - xã hội tỉnh nhà và tiến thêm một bước dài trên bản đồ phát triển TTTT cả nước. Bước sang năm 2020 được xác định là Năm chuyển đổi số Quốc gia để tiến tới một Việt Nam số, Sở TTTT tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả vận hành các dịch vụ đô thị thông minh là: Dịch vụ phản ánh hiện trường; thông tin cảnh báo; giám sát đô thị thông qua cảm biến camera; thông tin báo chí; giám sát hành chính công; quảng cáo điện tử; giám sát tàu cá; thẻ điện tử; giám sát an toàn thông tin mạng. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, Sở TTTT Thừa Thiên Huế đã chung sức cùng toàn tỉnh triển khai hiệu quả nhiều giải pháp phòng, chống dịch Covid - 19 như: Số hóa và hỗ trợ giám sát tại Trung tâm CDC-IOC, các điểm kiểm soát, các khu cách ly; số hóa và tiếp nhận đăng ký lưu trú trực tuyến; rà soát khai báo y tế; tiếp nhận và xử lý yêu cầu hỗ trợ y tế từ người dân; thiết lập tổng đài phản ánh hiện trường và hỏi đáp về dịch Covid-19 tại đường dây nóng 19001075; tiếp nhận và xử lý ý kiến của người dân qua facebook, zalo đô thị thông minh về dịch Covid - 19; tổ chức rà soát, giám sát bài viết trên mạng Internet liên quan đến dịch; hỗ trợ cổng dịch vụ công trực tuyến; ngăn chặn, cách ly và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến tấn công mạng, phần mềm gián điệp, virus, đảm bảo an toàn thông tin trong đợt cao điểm phòng, chống dịch... Đứng trước thời cơ và vận hội mới, trong thời gian tới ngành TTTT tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn sẽ kiên trung phát huy tinh thần 10 chữ vàng của ngành TTTT Việt Nam “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình” để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, trong đó tập trung tham mưu đẩy mạnh áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các dịch vụ đô thị thông minh; tích hợp giám sát toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, giao thông và môi trường theo Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế” giai đoạn 2018 - 2020 định hướng đến 2025.  

Phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh: Phát triển xứng tầm phường trung tâm của thị xã

Phường Đông Ngàn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trên địa bàn phường, các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động, cùng với đó là sản xuất tiểu thủ công nghiệp, mô hình kinh tế hộ nên đời sống của người dân ngày càng khá giả, diện mạo đô thị văn minh. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thị ủy, UBND Thị xã, Đảng ủy - HĐND - UBND phường, cán bộ và nhân dân phường Đông Ngàn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên các mặt công tác. Đảng bộ nhiều năm liền được công nhận trong sạch vững mạnh; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đạt vững mạnh xuất sắc. Năm 2019, phường Đông Ngàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Với những kết quả đạt được, phường Đông Ngàn đã được tặng Cờ thi đua của Chính phủ.   Trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND phường Đông Ngàn Năm 2020 là năm cuối tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đồng thời tổ chức triển khai Đại hội đảng bộ lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Bên cạnh những thuận lợi còn đan xen những khó khăn, thách thức, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm chậm tiến độ việc thực hiện một số các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của phường Đông Ngàn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ Đảng ủy - HĐND - UBND phường, cán bộ, công chức và tinh thần hăng hái lao động của các tầng lớp nhân dân, phường Đông Ngàn đã hoàn thành kế hoạch theo chương trình công tác của Đảng ủy đề ra. Trong lĩnh vực kinh tế, tổng diện tích đất trồng trọt là 13,2 ha; đất trồng lúa là 5,2 ha; đất trồng rau màu là 8 ha (chủ yếu là rau muống); năng suất lúa vụ xuân đạt bình quân 1,98 tạ/ha. Hoạt động chăn nuôi thu hẹp do ảnh hưởng của dịch  bệnh tả lợn châu Phi, giá con giống và thức ăn chăn nuôi cao, giá cả đầu ra không ổn định. Thu ngân sách 6 tháng đầu năm ước đạt hơn 16 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch; chi ngân sách ước đạt 12,6 tỷ đồng, bằng 76% kế hoạch. Công tác xây dựng cơ bản thực hiện đúng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng nhà văn hóa khu phố Trần Phú; triển khai thực hiện các dự án như cải tạo nâng cấp đường tuyến phố Diệu Tiên, đoạn đường ngõ 5 chợ Gạo. Diện mạo đô thị được chỉnh trang ngày càng sạch đẹp. Phường thường xuyên phối hợp với Công ty Môi trường đô thị Từ Sơn làm tốt công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn, rác thải được thu gom và vận chuyển đi hằng ngày. Lễ khánh thành Trạm Y tế phường Đông Ngàn Các lĩnh vực giáo dục - y tế - văn hóa đều hoàn thành kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Riêng ngành Y tế đã tập trung thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19; quản lý tốt người nước ngoài nhập cảnh lưu trú tại địa phương và Việt kiều về nước, đảm bảo cách ly theo đúng quy định, phân công cán bộ y tế theo dõi sát từng khu phố; tổ chức phun hóa chất khử trùng, tiêu độc tại các trường học và nơi công cộng với 190 kg thuốc sát khuẩn, 21 tấn vôi bột. Công tác hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được thực hiện đúng theo quy định. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân phường được nâng lên rõ nét, nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức vào các dịp kỷ niệm, các ngày lễ lớn nhận được sự tham gia, hưởng ứng tích cực của người dân. Trong 6 tháng đầu năm, Công an phường, Ban Bảo vệ dân số đã bám sát sự chỉ đạo của Công an thị xã, Đảng ủy, UBND phường, chủ động triển khai nhiều biện pháp công tác đảm bảo an ninh chính trị, không để xảy ra điểm nóng về an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, an ninh văn hóa, tư tưởng, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, các ngày lễ và trong đợt dịch Covid-19, thời gian tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ phường.   Biểu diễn văn nghệ trong Hội trại thanh thiếu nhi phường Đông Ngàn chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày tái lập huyện Từ Sơn, nay là thị xã Từ Sơn Cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cường công tác nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; chủ động định hướng công tác tư tưởng và dư luận xã hội. Trong 6 tháng đầu năm, Đảng ủy tiếp tục chỉ đạo thực hiện các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, Thị ủy về công tác tổ chức xây dựng Đảng; trong đó đã tập trung chỉ đạo, triển khai, thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các văn bản hướng dẫn của Thị ủy. Ban Chấp hành Đảng ủy làm tốt công tác chuẩn bị theo quy trình hướng dẫn và tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ phường lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, bầu đủ số lượng, cơ cấu cấp ủy 15 đồng chí và bầu đủ số đại biểu đi dự Đại hội cấp trên. Sau Đại hội, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Thị ủy, Ban Chấp hành Đảng ủy khóa XXIII họp phiên thứ nhất bầu Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí, bầu Bí thư Đảng ủy, các Phó Bí thư, Ủy ban kiểm tra gồm 5 đồng chí, bầu Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy phường, trong 6 tháng cuối năm 2020, phường Đông Ngàn quyết tâm hoàn thành đạt và vượt 100% kế hoạch thu ngân sách; tích cực thực hiện và hoàn thành các công trình đang thi công dang dở và triển khai các công trình đầu tư đã được HĐND thị xã thông qua; duy trì tốt các tiêu chí tuyến phố văn minh; giữ vững 6/6 khu phố đạt tiêu chuẩn phố văn hóa, 95% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 0,7%, thấp hơn mặt bằng chung của thị xã (0,4%)... Qua đó, xây dựng phường Đông Ngàn tiếp tục phát triển, ngày càng hiện đại, văn minh.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông báo xét tuyển đại học ngành Quản lý đô thị và công trình (năm học 2020 - 2021

1. Giới thiệu chung: Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội là một cơ sở đào tạo đại học có uy tín theo hướng thực hành, tiếp cận thực tế. Ngành Quản lý đô thị và công trình đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên môn và kỹ năng về quản lý phát triển đô thị, quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý công trình xây dựng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cách mạng công nghệ 4.0. Đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm với các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ về quản lý đô thị, kiến trúc và xây dựng. Các phòng máy tính chuyên ngành, các phòng học đồ án đảm bảo cho sinh viên tiếp cận với kiến thức công nghệ số, quản lý thông minh. 2. Thời gian đào tạo và văn bằng: Đào tạo 4 năm, với 137 tín chỉ. Sinh viên ra trường được cấp bằng kỹ sư. 3. Cơ hội việc làm: Sinh viên tốt nghiệp ra trường có nhiều cơ hội việc làm do công tác quản lý đô thị và quản lý dự án xây dựng, quản lý tòa nhà đang rất cần đội ngũ nhân lực được đào tạo  bài bản. Có thể làm việc tại: - Các cơ quan và doanh nghiệp về  quản lý xây dựng công trình, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ quản lý nhà nước về đô thị. - Các Ban quản lý dự án xây dựng, Ban quản lý tòa nhà… - Các doanh nghiệp tư vấn quy hoạch, kiến trúc, xây dựng. - Các phòng quản lý đô thị tại các địa phương. - Các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo. 4. Xét tuyển ngành Quản lý đô thị và công trình 2020:  Mã ngành: 7580106 Tổ hợp các môn xét tuyển:    - Toán, Vật lý, Hóa học          - Toán, Vật lý, Tiếng Anh - Toán, Ngữ văn, Vật lý           - Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh    5. Phương thức xét tuyển năm 2020 : - Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020  (theo tổ hợp các môn);  - Xét tuyển theo  học bạ (kết quả học tập lớp 12); 6. Hồ sơ đăng ký xét tuyển: - Phiếu đăng ký xét tuyển đại học theo mẫu của trường trên website: www.hubt.edu.vn - Bản sao công chứng: Học bạ THPT; giấy chứng nhận kết quả kỳ thi THPT Quốc gia (hoặc Bằng tốt nghiệp THPT nếu có); chứng minh thư nhân dân. -  1 phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người nhận; Hồ sơ đăng ký xét tuyển nộp trực tiếp tại trường hoặc gửi qua bưu điện. Địa điểm nhận hồ sơ: Phòng Đào tạo (A110Y), Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ  Hà Nội - Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 7. Tư vấn: Phòng A515 – Nhà A, Văn phòng khoa Kiến trúc. Hotline: 0983305030 ( Cô Sơn)  hoặc 097 3214 368 (Thầy Toàn) Facebook: https://www.facebook.com/kiencinhkong  

Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình luôn sát cánh, đồng hành cùng sự phát triển của các nhà đầu tư

Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, là nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội giữa hai miền Nam Bắc của đất nước. Với vị trí rất thuận lợi, nằm trên nhiều đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và khu vực: Quốc lộ 1A, quốc lộ 12A, đường Hồ Chí Minh, Cảng biển Hòn La, Cảng hàng không Đồng Hới, đường sắt Bắc - Nam... Cảng Hòn La thuộc Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình Quảng Bình có Khu kinh tế Hòn La, Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo và 8 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 2.000 ha đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình có lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước. Thích ứng với môi trường hợp tác và cạnh tranh; phù hợp và gắn kết chặt chẽ với hành lang kinh tế Quốc lộ 12A, hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh; phù hợp với sự phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và hàng lang kinh tế Đông Tây; đảm bảo liên kết, hợp tác với các khu kinh tế cửa khẩu trong khu vực như Lao Bảo, Cầu Treo và Khu kinh tế Vũng Áng. Công chức Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo giải quyết thủ tục thông quan cho người, phương tiện, hàng hóa qua cửa khẩu Tàu bốc xếp hàng hóa tại Cảng Hòn La Thời gian qua, Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình đã luôn đồng hành cùng nhà đầu tư triển khai có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm 2020, các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 15 dự án đầu tư với tổng số vốn 653 tỷ đồng, nâng tổng số dự án đầu tư lên 146 dự án, với tổng số vốn đầu tư và đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh đạt trên 57.900 tỷ đồng. Một góc trung tâm Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, tỉnh Quảng Bình Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình cám ơn các nhà đầu tư đã chọn các khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình làm nơi Đầu tư - Hợp tác - Phát triển. Để tri ân các nhà đầu tư về những đóng góp trên, trong thời gian tới chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ tối đa trong giải quyết thủ tục đầu tư, với phương châm đơn giản, nhanh chóng thuận lợi; thường xuyên quan tâm giải quyết kịp thời mọi vướng mắc của nhà đầu tư trong suốt quá trình thực hiện dự án.    

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh 4.045 chỉ tiêu năm 2020

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập tháng 6 năm 1996, do Giáo sư Trần Phương – Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – làm Hiệu trưởng. Là cơ sở đào tạo đa ngành (trên 26 ngành); đa cấp (Cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ), đa hình thức (Chính quy, liên thông, vừa làm - vừa học, trực tuyến), Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế và các nhà kỹ thuật – công nghệ thực hành; bác sĩ, dược sĩ, cử nhân điều dưỡng giỏi y thuật và giàu y đức, tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơ sở chính của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Nhà trường tôn trọng quyền lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Miễn là bạn đủ điều kiện vào học đại học, bạn có quyền lựa chọn bất cứ ngành học nào mà nhà trường có đào tạo (trừ ngành Y đa khoa, Dược, Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng). Với quy mô đào tạo 25 - 30 nghìn sinh viên/năm, Trường có một đội ngũ cán bộ giảng dạy hùng hậu: 1.117 giảng viên cơ hữu. Trong đó có 82 giáo sư, phó giáo sư, 110 tiến sĩ và 672 thạc sĩ. Ngoài sinh viên Việt Nam, Trường còn đào tạo hàng nghìn sinh viên cho hai nước bạn Lào và Campuchia. Trường có 3 cơ sở với diện tích 22 ha, có đủ phòng học, phòng thực hành, phòng tập đa năng, thư viện… với đầy đủ phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại. - Cơ sở chính: Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Có đủ chỗ học cho 25.000 sinh viên. - Cơ sở 2: Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Có đủ chỗ học cho 10.000 sinh viên và có ký túc xá đủ chỗ ở cho 2.000 sinh viên. - Cơ sở 3: Xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình: Cơ sở đào tạo nghề. Nhiều sinh viên của Trường đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Được các cơ quan tuyển dụng và người sử dụng lao động đánh giá cao: Ngoài kỹ năng chuyên môn nghệ nghiệp, còn thành thạo về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, kỹ năng mềm và tương đối thành thạo về ngoại ngữ. Qua 24 năm hoạt động, Trường đã tiếp nhận 138.200 học viên và sinh viên. Số đã tốt nghiệp là 105.636 người (Cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư: 88.117 người; thạc sĩ: 3.517 người; tiến sĩ: 13 người). Hầu hết đều có việc làm ngay khi ra trường với mức lương khá cao. Với những thành tích đạt được, Trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. Trường là địa chỉ đào tạo tin cậy, có chất lượng trong hệ thống các trường đại học Việt Nam. THÔNG TIN CHUNG - Tên trường: Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Mã trường: DQK - Chỉ tiêu đại học hệ chính quy: 4.045 - Phương thức tuyển sinh:    + Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 để xét tuyển: 2.000 chỉ tiêu;    + Xét tuyển bằng học bạ (kết quả học tập lớp 12): 2.045 chỉ tiêu. - Sinh viên có thể chọn học tập tại 1 trong 2 cơ sở:    + Cơ sở 1: Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.    + Cơ sở 2: Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. - Học phí hiện nay: Khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ: 1.200.000 đ/tháng; Khối ngành Công nghệ - Kỹ thuật: 1.600.000 đ/tháng; Điều dưỡng: 2.500.000 đ/tháng; Dược học: 2.500.000 đ/tháng; Y đa khoa: 5.000.000 đ/tháng; Răng Hàm Mặt: 6.000.000 đ/tháng. Khi Nhà trường đào tạo theo quy chế Tín chỉ thì học phí sẽ thông báo cụ thể. CÁC NGÀNH HỌC XÉT TUYỂN - Quản trị kinh doanh; Quản lý Nhà nước; Quản lý kinh tế; Kinh doanh quốc tế; Tài chính – Ngân hàng; Kế toán – Kiểm toán; Luật kinh tế; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; - Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Kỹ thuật xây dựng; Kiến trúc; Quản lý đô thị và công trình; Quản lý tài nguyên và môi trường; Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ họa; Thiết kế nội thất; - Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Nga – Hàn; Ngôn ngữ Trung Quốc; - Y khoa; Dược học; Điều dưỡng; Răng Hàm Mặt. ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHÍ XÉT TUYỂN 1. Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 - Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020; - Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và có kết quả thi đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng do trường quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Riêng Khối ngành sức khỏe do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. - Hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thời gian xét tuyển: Xét tuyển nhiều đợt từ khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020. 2. Xét tuyển bằng học bạ (kết quả học tập lớp 12) - Thí sinh đã tốt nghiệp THPT - Cách tính: Điểm xét tuyển (ĐXT) = M1 + M2 + M3 ≥ 18 Trong đó: M1, M2, M3 là điểm tổng kết của mỗi môn học lớp 12 ứng với 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của trường. - Hạnh kiểm năm lớp 12 xếp loại Khá trở lên - Hồ sơ đăng ký xét tuyển: + Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Trường (lấy trên trang Web của trường); + Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng) đối với học sinh tốt nghiệp trước năm 2020 hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp năm 2020; + Học bạ THPT (bản sao công chứng); + 01 phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người nhận; - Thời gian xét tuyển: Xét tuyển liên tục đến tháng 2 năm 2021. Nhà trường không thu lệ phí xét tuyển - Chế độ ưu tiên thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2020. * Các môn năng khiếu (nhân hệ số 2, do Khoa Kiến trúc và Khoa Mỹ thuật của Trường tổ chức sơ tuyển/thi tuyển hoặc sử dụng kết quả thi năng khiếu của các trường đại học trong cả nước). Địa chỉ: Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Website: www.hubt.edu.vn. Điện thoại liên hệ: (024) 3.6339113; (024) 3.6336507 máy lẻ 110.

Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi: Đơn vị tiêu biểu trong các phong trào thi đua cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế

Trong 5 năm qua, ngành Thuế tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước, thu hút đông đảo công chức, người lao động trong toàn đơn vị hưởng ứng, tham gia. Từ các phong trào thi đua sôi nổi, ngành Thuế tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện; xuất hiện và nhân rộng nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành Thuế. Đẩy mạnh thi đua Thi đua, khen thưởng đã trở thành hoạt động xuyên suốt của ngành Thuế Quảng Ngãi. Hàng năm Cục Thuế tỉnh đều phát động nhiều phong trào thi đua với nội dung và hình thức phong phú; trong đó, phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) và hiện đại hóa, cải cách ngành là trọng tâm. Đều đặn mỗi năm đều có 2 đợt phát động thi đua 6 tháng và thi đua nước rút cuối năm, tập trung vào các nội dung thu ngân sách, nợ thuế, kiểm tra thuế, khai nộp thuế điện tử…; hàng quý đều có đăng ký thi đua, xét thi đua và khen thưởng. Cùng với phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN, các phong trào thi đua như học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thi đua thực hiện tốt kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ; thi đua sáng kiến cải tiến trong quản lý, cải cách hành chính... được Cục Thuế tỉnh duy trì thường xuyên, được công chức trong ngành hưởng ứng nhiệt tình. Điều quan trọng nhất là các phong trào thi đua này được thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, thực sự đi vào chiều sâu, đã mang lại những chuyển biến rõ nét; mang lại nhiều kết quả cao không chỉ cho cơ quan mà cả quyền lợi của người lao động. Mang đến những khởi sắc Có thể nói nhờ thực hiện hiệu quả phong trào thi đua, những năm qua, Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi luôn hoàn thành và vượt dự toán được giao, khắc họa rõ nét hình ảnh đơn vị đi đầu trong công tác cải cách tổ chức bộ máy, hiện đại hóa ngành Thuế. Trong 5 năm đều hoàn thành vượt thu cao và năm sau tăng cao so với năm trước. Tính đến năm 2020, việc sắp xếp lại bộ máy của toàn ngành Thuế Quảng Ngãi đã giảm được 6 Chi cục Thuế và 55 đội thuế. Đây là địa phương được Tổng cục Thuế chọn làm thí điểm đợt I trong việc hợp nhất Chi cục Thuế Khu vực; tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử đạt hơn 99%. Trong 5 năm qua đã có 176 sáng kiến được xét duyệt, công nhận, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế, mang lại lợi ích cho người nộp thuế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Thừa ủy quyền của Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Phiên trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Cục Thuế tại Hội nghị điển hình tiên tiến Cục Thuế Quảng Ngãi năm 2020 (Ảnh KT) Hiện nay, Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung đột phá vào 3 mục tiêu lớn về cải cách TTHC, tiếp tục duy trì và nâng cao chỉ số DDCI. Đó là thực hiện Đề án nộp thuế không dùng tiền mặt đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; thực hiện nộp lệ phí ô tô, xe máy trên Cổng DVC Quốc gia và liên thông điện tử với cơ quan Tài nguyên Môi trường trong việc giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, đăng ký đất đai với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính về đất của hộ gia đình và cá nhân. Thông qua thi đua, ngành Thuế Quảng Ngãi đã nở rộ nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được khen thưởng xứng đáng. Tiêu biểu, từ năm 2015 - 2019, ngành Thuế tỉnh có 49 Tập thể Lao động xuất sắc; 15 Chiến sĩ thi đua ngành Tài chính, 370 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 1 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; 1 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 1 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 10 tập thể, 33 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Tài chính… Riêng Cục Thuế tỉnh được Chính phủ tặng Cờ thi đua năm 2018; Bộ Tài chính tặng Cờ thi đua năm 2017; UBND tỉnh tặng Cờ thi đua và 2 Bằng khen năm 2018, 2019. Đứng trước diễn biến tình hình thế giới khó lường, tác động của đại dịch Covid-19, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu. Ngành Thuế Quảng Ngãi đã, đang tiếp tục triển khai các giải pháp thu, rà soát lại nguồn thu, rút ngắn nợ đọng thuế; tổ chức triển khai các phong trào thi đua, tận dụng tối đa khoa học công nghệ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần tăng thu ngân sách, xây dựng nền tài chính địa phương vững mạnh.  

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại Bắc Giang đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động

Được thành lập từ năm 2005 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp, trải qua 15 năm hoạt động, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại Bắc Giang đã góp phần quan trọng mang tới những khởi sắc cho phát triển công nghiệp, thương mại tỉnh nhà. Đặc biệt năm 2019 đánh dấu năm đầu tiên Trung tâm đi vào hoạt động sau khi được sáp nhập theo Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 24/9/2018 của UBND tỉnh Bắc Giang, dù còn nhiều bỡ ngỡ trước những đổi thay về mặt cơ cấu tổ chức, song đơn vị đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao.   Ngay sau khi có quyết định 560/QĐ-UBND của UBND tỉnh, Trung tâm đã bắt tay ngay vào triển khai tổ chức thực hiện công tác sáp nhập về con người, tài sản, tài chính, trụ sở làm việc... Sau khi sáp nhập, Trung tâm đã tham mưu trình Sở Công thương phê duyệt ban hành: Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm; Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm; Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm. Bên cạnh đó, Trung tâm đã xây dựng và ban hành: Quy chế làm việc; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng của Trung tâm nhằm đưa hoạt động của đơn vị đi vào ổn định, nền nếp. Tập thể cán bộ, viên chức Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại Bắc Giang Khi cơ cấu tổ chức dần được kiện toàn, Trung tâm tập trung vào nhiệm vụ chủ đạo là đẩy mạnh công tác khuyến công. Ông Ngụy Đình Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại Bắc Giang cho biết: “Năm 2019, Trung tâm đã tham mưu xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện và hoàn thành 100% kế hoạch được giao, gồm: 3 đề án khuyến công quốc gia và 24 đề án khuyến công tỉnh với tổng kinh phí 5,2 tỷ đồng. Ngoài ra trung tâm còn phối hợp với Cục Công thương địa phương, Trường Bồi dưỡng Cán bộ Công thương tổ chức 2 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và thành viên các HTX ngành công thương trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch khuyến công năm 2019 được xây dựng có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào các nội dung: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất thức ăn chăn nuôi; đầu tư ứng dụng hệ thống sấy trong sản xuất mỳ gạo; ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm từ gỗ, các sản phẩm cơ khí, các sản phẩm nông sản…; tổ chức bình chọn và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì đóng gói sản phẩm… Quy mô và chất lượng các đề án ngày càng được nâng cao và có tác động rõ nét đến phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn. Thông qua hoạt động khuyến công các doanh nghiệp đã có thêm nguồn lực để đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển thương hiệu, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh”. Trung tâm đã tham mưu xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện và hoàn thành 100% Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh năm 2019 với kinh phí 4,5 tỷ đồng thực hiện các nội dung chủ yếu, gồm: Thông tin thương mại và tuyên truyền để tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước; tổ chức, tham gia các hội trợ, triển lãm; tổ chức các diễn đàn, hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; phối hợp với doanh nghiệp tổ chức gian hàng giới thiệu và bán các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh tại Thủ đô Hà Nội… Đại hội Chi bộ Khuyến công và Xúc tiến thương mại nhiệm kỳ 2020 - 2022 Điểm đáng ghi nhận trong năm 2019 là hoạt động xúc tiến thương mại có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức và công tác phối hợp. Một số hoạt động lần đầu tiên triển khai tổ chức thực hiện như: Phối hợp với Saigon Co.opmart tổ chức đưa vải thiều vào các siêu thị, chợ đầu mối ở miền Trung và miền Nam; phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội chợ, triển lãm tôn vinh thành tựu kinh tế và phát triển thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế nhân ngày doanh nhân 13/10; phối hợp với công ty CP Đạt Phát tổ chức gian hàng giới thiệu và bán các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh tại siêu thị Thành Công - 86 Lê Trọng Tấn, phường Khương trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội; phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Chương trình “Gian hàng dành cho công nhân lao động” tại khu công nghiệp Đình Trám vào dịp tết dương lịch 2019. Nhờ làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nên sản phẩm hàng hóa tỉnh Bắc Giang luôn được tiêu thụ ổn định với giá trị cao, nhất là những nông sản chủ lực có sản lượng lớn như vải thiều, gà đồi Yên Thế, cam, bưởi Lục Ngạn… Cũng trong năm 2019, Trung tâm đã tham mưu xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện hoàn thành 100% Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh với kinh phí 1,36 tỷ đồng. Các mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xây dựng và phổ biến nhân rộng đã có tác động lan tỏa đến các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo ổn định an ninh năng lượng gắn với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Có thể nói, nhờ kịp thời đổi mới để thích ứng với những đổi thay, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại Bắc Giang đã có một năm với nhiều dấu ấn nổi bật, mang tới những khởi sắc rõ nét cho bức tranh phát triển công nghiệp, thương mại tỉnh nhà. Khép lại năm 2019, Trung tâm đã được UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen. Trước đó, Trung tâm đã được Bộ Công thương tặng Bằng khen năm 2012, 2016; UBND tỉnh Bắc Giang tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc và Bằng khen năm 2013, 2015, 2017; Sở Công thương Bắc Giang tặng Bằng khen năm 2014.

Trang