Chuyên đề
Phát huy truyền thống của một đơn vị tiêu biểu, nhiều năm dẫn đầu phong trào thi đua của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, trong năm 2021, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện Năm Căn đã nỗ lực vượt khó, thực hiện tốt chức năng tham mưu UBND huyện trong triển khai thực hiện phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”.
Công tác tuyên truyền thực hiện phong trào được đẩy mạnh, có sự lồng ghép đa dạng các hoạt động. Trong đó, Tổ Covid cộng đồng đến tận hộ gia đình để người dân quan tâm, linh hoạt, tự giác tham gia công tác phòng, chống dịch; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia giám sát phát hiện, báo cáo các hành vi vi phạm phòng, chống dịch. Phòng đã phối hợp, tham gia cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các ngành đoàn thể huyện, xã, thị trấn đi thăm và hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để người dân ổn định cuộc sống. Đối với những lao động tự phát trở về địa phương và cách ly tập trung, Phòng đã hỗ trợ về việc ăn, ở, sinh hoạt. Mặt khác, Phòng đã vận động người dân trên địa bàn huyện tham gia ủng hộ tiền, hiện vật cho người dân trở về địa phương. Trong khó khăn, hoạn nạn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người dân trên địa bàn đã được khơi dậy và phát huy cao độ. Nhờ đó, những người dân có hoàn cảnh khó khăn, không có thu nhập do dịch bệnh được đảm bảo cuộc sống.
Tập thể cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Năm Căn
Thực hiện chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ, chỉ trong thời gian ngắn, đơn vị đã chủ động tham mưu UBND huyện trình UBND tỉnh hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng dịch bệnh. Ngoài ra, Phòng đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiếp nhận gạo từ Cục Dự trữ Quốc gia miền Nam hỗ trợ gạo 2 đợt (Đợt 1 hỗ trợ 3.277 khẩu thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn với tổng số gạo là 49.165 kg, đã cấp kịp thời đến đối tượng thụ hưởng và đạt 100% so với kế hoạch. Đợt 2 hỗ trợ 9.713 người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và người dân có hoàn cảnh khó khăn với tổng số gạo là 145.695 kg, đã cấp kịp thời đến đối tượng thụ hưởng và đạt 100% so với kế hoạch.
Ngoài ra, Phòng đã phối hợp với cơ quan y tế, công an, quân sự chuẩn bị tốt các trang thiết bị, đồ dùng cá nhân cho công dân thực hiện cách ly. Hỗ trợ đảm bảo công tác hậu cần về ăn, ở, sinh hoạt như: Mua các vật dụng thiết yếu cũng như chăm lo ăn uống đảm bảo đầy đủ cho đối tượng cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung.
Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống dịch Covid-19, được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở LĐ-TB&XH, Phòng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm. Nổi bật là: Giải quyết việc làm cho 2.066 lao động, đạt 82,64% chỉ tiêu huyện giao. Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đã giải ngân cho vay vốn giải quyết việc làm được 18.179 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 567 lao động. Thực hiện chi trả kịp thời chế độ trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; tổ chức thăm, chúc Tết và tặng quà vào dịp Tết Nguyên đán cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện.
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm thực hiện. Nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2021, Phòng đã phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể đến thăm và tặng quà cho 30 trẻ em đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Năm Căn, tặng 20 suất quà cho trẻ em nghèo thuộc xã Tam Giang Đông, tặng 62 suất quà cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt… Trong dịp Tết Trung thu, Phòng cũng tổ chức thăm và tặng quà cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Các hoạt động thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ được đẩy mạnh. Trong năm, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ đã tổ chức đưa các chị em là nữ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 đi tập huấn tại tỉnh Cà Mau.
Bên cạnh đó, Phòng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền về tư tưởng chính trị, quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để cán bộ, đảng viên trong đơn vị thực hiện nghiêm túc; trong đó đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong cơ quan. Để cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Phòng đã tổ chức nhiều hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phân công công chức phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn; kịp thời xây dựng triển khai các chương trình, kế hoạch công tác; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Việc tổ chức các phong trào thi đua, đăng ký các danh hiệu thi đua, sáng kiến kinh nghiệm được lan tỏa sâu rộng trong toàn đơn vị, thu hút 100% cán bộ đăng ký tham gia, qua đó tạo được không khí thi đua sôi nổi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
Với những thành tích đã đạt được hàng năm, Phòng LĐ-TB&XH huyện Năm Căn liên tục được tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc và được tặng nhiều Cờ thi đua, Bằng khen của UBND tỉnh; đặc biệt là Cờ thi đua của Chính phủ năm 2017, Bằng khen của Bộ LĐ-TB&XH về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020. Năm 2020, đơn vị được UBND tỉnh tặng 2 Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu qua các phong trào thi đua và thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Tập thể cán bộ, công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện Năm Căn luôn nỗ lực thi đua phấn đấu để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao trong năm 2022, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 1997, cùng với sự tái lập tỉnh, Điện lực Hưng Yên được thành lập trên cơ sở tách ra từ một phần nguồn lực của Điện lực Hải Hưng. Do yêu cầu của mô hình tổ chức, ngày 14/4/2010 được đổi tên thành Công ty Điện lực Hưng Yên (PC Hưng Yên) - trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, với nhiệm vụ chính trị là cung cấp và kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Bà Đỗ Nguyệt Ánh - Chủ tịch HĐTV EVNNPC, ông Nguyễn Đức Thiện - TGĐ EVCNPC trao Cờ Đơn vị đạt giải Nhất hoàn thành xuất sắc toàn diện các mặt công tác năm 2021 cho ông Lương Minh Thanh (đứng giữa) - Giám đốc PC Hưng Yên
Trải qua một phần tư thế kỷ xây dựng, phát triển, đi lên cùng tỉnh nhà và đất nước, PC Hưng Yên đã từng bước trưởng thành vững mạnh, trọn vẹn với sứ mệnh cung ứng, đảm bảo nguồn điện năng cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên. Ngày đầu mới thành lập Công ty chỉ có 239 người với 14 đơn vị trực thuộc (5 phòng chức năng, 2 đội sản xuất, 5 Chi nhánh điện, 1 TBA 110 kV và 1 Tổ quản lý ĐZ 110 kV); với 30 người trình độ Đại học, 7 người trình độ cao đẳng còn lại là Trung cấp và công nhân kỹ thuật. Đến nay, lực lượng lao động Công ty đã gia tăng cả về số lượng và chất lượng với 804 CBCNV công tác tại 23 đơn vị trực thuộc (trong đó có 12 phòng chức năng và Trung tâm, 2 Đội và 9 Điện lực huyện, thị xã, thành phố). Trình độ CBCNV: Trên đại học: 75 người, chiếm tỷ lệ 9,33%; đại học: 316 người, chiếm tỷ lệ 39,3%; cao đẳng: 85 người, chiếm tỷ lệ 10,57%; trung cấp và công nhân kỹ thuật: 328 người, chiếm tỷ lệ 40,8%; tuổi đời bình quân 40 tuổi.
Trụ sở Công ty Điện lực Hưng Yên
Nhìn lại chặng đường tự hào đã đi qua của PC Hưng Yên, Giám đốc Lương Minh Thanh cho biết: “Vượt qua bao khó khăn thử thách, tập thể công ty đã ra sức thi đua kiến tạo nên những giá trị đẹp, khẳng định vị thế là một điểm sáng phát triển của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Từ năm 1997 đến nay, tổng điện thương phẩm đạt 41,171 tỷ kWh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,42%; tổn thất bình quân cả giai đoạn đạt 7,05%; giá bán điện bình quân cả giai đoạn đạt 1.026,98 đồng/kWh; doanh thu đạt 60.004,76 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 24,58%.
Nhất là giai đoạn 2017 - 2021, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (từ cuối năm 2019 - 2021), song PC Hưng Yên vẫn bứt phá mạnh mẽ, với tổng điện thương phẩm đạt 21,093 tỷ kWh, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 9,88%.
Năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng PC Hưng Yên vẫn hoàn thành “mục tiêu kép” vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh vừa thực hiện phòng,chống dịch bệnh, luôn thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện liên tục, đầy đủ, có chất lượng và kịp thời cho nhu cầu sử dụng của khách hàng, tổng điện thương phẩm năm 2021 đạt 5,080 tỷ kWh, so với năm 2017 tăng 1,595 tỷ kWh; tỷ trọng CNXD trên tổng điện thương phẩm đạt 75,83%.
Lưới điện luôn được đầu tư nâng cấp và cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của phụ tải. Riêng trong năm 2021, PC Hưng Yên đã đóng điện đưa vào vận hành một số công trình điện trọng điểm như: Nâng công suất các MBA T2 - 63MVA TBA 110kV Tân Quang, đóng điện TBA 110kV Bãi Sậy, 110kV Phố Nối, 110kV Như Quỳnh; thực hiện các dự án đa chia - đa nối kết nối mạch vòng các đường dây trung áp với nhau… trang cấp nhiều thiết bị, phần mềm hiện đại phục vụ công tác quản lý vận hành lưới điện, đảm bảo duy trì nguồn điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh”.
Hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ công Quốc gia
Một điểm nhấn quan trọng trong toàn cảnh hoạt động PC Hưng Yên những năm gần đây là luôn tích cực đi tiên phong thực hiện chủ trương “Chuyển đổi số” của Tập đoàn và Tổng công ty. Năm 2021, PC Hưng Yên đã thực hiện tốt và hoàn thành bước đầu trong việc chuẩn hóa thông tin khách hàng. Công ty đã số hóa xong 100% số lượng hợp đồng sinh hoạt theo kế hoạch đã đăng ký với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Hiện nay, việc phát triển khách hàng mới được Công ty thực hiện hoàn toàn bằng phương thức điện tử. Dữ liệu khách hàng sử dụng điện của PC Hưng Yên được số hóa và quản lý tập trung từ phần mềm Hệ thống thông tin quản lý khách hàng sử dụng điện (CMIS3.0). Tỷ lệ khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt đạt trên 80%; tỷ lệ tiền thanh toán không dùng tiền mặt đạt trên 90%.Đồng thời, PC Hưng Yên đã triển khai phần mềm quản lý máy biến áp, tiếp tục duy trì vận hành song song hai hệ thống quản lý máy biến áp. Công ty chính thức vận hành hệ thống KPI cá nhân trên nền tảng WEB từ tháng 3/2021.Trong năm, PC Hưng Yên phát triển thêm hơn 1.600 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ nhắn tin chăm sóc khách hàng qua Zalo so với năm 2020; nâng tổng số khách hàng đăng ký nhận tin nhắn qua Zalo là hơn 250.000 khách hàng”.
Không quản ngại khó khăn, gian khổ, miệt mài trong công tác quản lý vận hành, kinh doanh bán điện và đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, PC Hưng Yên đã được vinh danh xứng đáng. 25 năm qua, Công ty đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động các hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Chính phủ tặng 4 Cờ thi đua năm 1999, 2002, 2020, 2021, tặng Bằng khen năm 2006; cùng rất nhiều Cờ thi đua, Bằng khen của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh Hưng Yên; nhiều Bằng khen của các bộ, ngành; nhiều Giấy khen của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
Tự hào với những thành tích đạt được, trong thời gian tới, tập thể Công ty Điện lực Hưng Yên sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu cống hiến hết mình vì dòng điện ngày mai cho tỉnh nhà và đất nước và đặc biệt hoàn thiện mô hình doanh nghiệp số theo đúng tinh thần phát triển ngành Điện trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.
Anh Sơn là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An. Mặc dù điều kiện tự nhiên, xã hội còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Anh Sơn đã chủ động khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, chung sức đồng lòng để xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc.
Năm 2021 diễn ra nhiều sự kiện chính trị - xã hội quan trọng: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 tái bùng phát và diễn biến rất phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt kinh tế, xã hội và đời sống Nhân dân; trên địa bàn huyện dịch bệnh trên vật nuôi, nhất là bệnh viêm da nổi cục trâu, bò, dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp; giá một số nông sản giảm mạnh, trong khi giá vật tư, phân bón tăng cao ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư phát triển nông nghiệp.
Trong bối cảnh đó, với sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm cao của Đảng bộ, Chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, sự đồng thuận của Nhân dân, huyện Anh Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng: Có 23/28 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra; kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; QP - AN được giữ vững. Cấp ủy từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; xây dựng và triển khai các đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp tạo ra khí thế, động lực mới cho sự phát triển.
Một số kết quả nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng đạt 8,9%; tổng giá trị sản xuất (giá SS 2010) đạt 6.809.217 triệu đồng, đạt 91,9% kế hoạch, tăng 10,2% so với cùng kỳ; giá trị gia tăng đạt 3.177.216 triệu đồng, đạt 92,4% KH, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 39,2 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách trên địa bàn 103.027 triệu đồng, đạt 120,8% dự toán HĐND giao, tăng 12,84% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách 11 tháng đạt 777.767 triệu đồng đạt 126% dự toán, tăng 0,6% so với cùng kỳ; chi ngân sách đảm bảo đúng chế độ, đối tượng, kịp thời và đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh; một số mô hình hiệu quả được nhân rộng như: Cánh đồng lúa giống mới chất lượng cao; trồng ngô giống mới chuyển đổi gen; liên kết trồng mía giống mới năng suất cao trên đất bãi; sản xuất rau quả trong nhà lưới bằng công nghệ cao Isarel; mô hình lai tạo giống bò BBB trên nền bò cái lai sind năm 2019, 2020. Chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, gia trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao, liên kết đầu ra sản phẩm; khuyến khích phát triển khu chăn nuôi tập trung. Tổng đàn cơ bản ổn định. Tập trung chỉ đạo tiêm phòng văc xin, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch cho gia súc, gia cầm.
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo, tập trung hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. Trong năm 2021 huyện có thêm 01 xã về đích NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 14 xã.
Hoạt động kêu gọi, xúc tiến đầu tư được quan tâm, tiếp tục đôn đốc và đồng hành với các nhà đầu tư để triển khai các thủ tục đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn như: Dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học vật nuôi công nghệ cao tại xã Hùng Sơn; dự án Nhà máy sản xuất chè xanh Nhật và chè xanh chất lượng cao tại xã Long Sơn; dự án Chợ thị trấn Anh Sơn; dự án Xây dựng, quản lý và khai thác Chợ 6A thị trấn Anh Sơn; quản lý và khai thác Chợ Cây Chanh tại xã Đỉnh Sơn,...
Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được xác định là nhiệm vụ hàng đầu, trước hết và trên hết, được chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, sáng tạo, đặc biệt là sự tham gia tích cực, trách nhiệm của nhân dân. Việc đón công dân đi từ vùng có dịch về được thực hiện tốt, 100% công dân khai báo y tế, thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch. Nhờ đó, huyện luôn kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nhân dân yên tâm lao động sản xuất.
Vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và thông tin tuyên truyền gắn với các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của đất nước được thực hiện tốt theo kế hoạch. Ngành giáo dục Anh Sơn tiếp tục giữ vững danh hiệu Đơn vị xuất sắc cấp tỉnh. Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, đảm bảo đời sống cho những đối tượng chính sách, hộ nghèo và người gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Năm 2022 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; hướng tới kỷ niệm 200 năm Danh xưng Anh Sơn (1822 - 2022), kỷ niệm 60 năm ngày thành lập huyện Anh Sơn (1963 - 2023). Các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện được tập trung triển khai sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện. Tuy nhiên, dự báo năm 2022 tình hình dịch bệnh, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch Covid-19... sẽ tác động không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trên các lĩnh vực.
Nhận rõ những khó khăn, thách thức đó, Đảng bộ huyện đã xác định chủ đề năm 2022 là: “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững khối đại đoàn kết; đảm bảo quốc phòng - an ninh”. Với mục tiêu tổng quát là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế trên các lĩnh vực, tập trung thực hiện có hiệu quả công tác thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho phát triển. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025; phòng chống dịch bệnh, thiên tai; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nâng cao đời sống nhân dân, giảm hộ nghèo, tạo việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng; năng lực, hiệu lực chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; hiệu quả tuyên truyền, vận động, giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
Năm 1990, Xí nghiệp Cảng và Kinh doanh than (nay là Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả - Vinacomin), được thành lập, cùng với đó tổ chức Công đoàn đi vào hoạt động. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự phối hợp nhịp nhàng của chuyên môn, Công đoàn Công ty đã triển khai tốt các phong trào thi đua, quan tâm chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của người lao động.
Ban Chấp hành Công đoàn Công ty khóa X
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, giai đoạn năm 2016 - 2020, tổ chức Công đoàn Công ty đã vượt khó vươn lên, thích ứng với tình hình thực tiễn, xứng đáng là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động. Đồng chí Phạm Văn Nghĩa - Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết “Hằng năm, Công đoàn Công ty phối hợp cùng chuyên môn tổ chức tốt Hội nghị người lao động từ cấp tổ sản xuất, các đơn vị sản xuất và khối phòng ban đến cấp công ty. Tại hội nghị, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã dân chủ bàn bạc, thảo luận và đóng góp các ý kiến tham gia vào Thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế, cơ chế quản lý liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Xây dựng Quy chế dân chủ, Quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, phát động các phong trào thi đua trong lao động sản xuất.
Trong 5 năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty và các thành viên Ban đối thoại đại diện tập thể người lao động (NLĐ) đã tổ chức thực hiện gần 20 cuộc đối thoại với người sử dụng lao động theo đúng quy chế đã ban hành (Đổi mới hình thức đối thoại là đến trực tiếp đơn vị nơi có NLĐ đang làm việc, tại các cụm, các khu vực, kể cả đối thoại trực tiếp với cá nhân người lao động). Các nội dung đối thoại đều tập trung vào việc đổi mới sắp xếp cơ cấu lao động, các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong nhiều lĩnh vực, giảm thiểu tối đa việc dùng sức lao động trực tiếp của con người, việc quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần, đảm bảo ổn định việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, giải quyết thỏa đáng, kịp thời, đúng chế độ, chính sách của Nhà nước cũng như quy định của Tập đoàn, của Công ty. Các ý kiến, kiến nghị của CNVCLĐ trong từng thời gian được bàn bạc, giải quyết thoả đáng, từ đó tạo niềm tin, phấn khởi trong CNVCLĐ.
Song song đó, Công đoàn phối hợp cùng chuyên môn xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế trả lương, định mức lao động cho phù hợp với từng thời điểm, áp dụng những điều khoản có lợi nhất cho người lao động, phối hợp chuyển xếp lương mới cho 100% cán bộ công nhân trong Công ty theo chỉ đạo của Tập đoàn. Từ năm 2016 đến nay, Công ty xây dựng và duy trì thực hiện quy chế khuyến khích tiền lương đảm bảo ngày công lao động, đặc biệt đối với đội ngũ CBCNV đang làm việc trên các phương tiện sà lan, cẩu nổi. Tham gia cùng chuyên môn thực hiện tốt các chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Cùng với Ban Thanh tra nhân dân Công ty kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo đúng quy định của Pháp luật. Vì vậy, 5 năm qua (2016 - 2020) Công ty không để nợ tiền đóng BHXH đối với người lao động). Được các đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH tỉnh Quảng Ninh đánh giá cao qua các kỳ kiểm tra.
Việc phối hợp với chuyên môn tổ chức các đợt tuyển dụng theo hướng quan tâm về “Chất” công khai minh bạch, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn sâu, tổ chức đào tạo, bố trí, chuyển đổi ngành nghề và sử dụng lao động hợp lý.
Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Lê Minh Chuẩn và Chủ tịch Công đoàn TKV Lê Thanh Xuân thăm và tặng quà Tháng Công nhân tại Cảng nổi Hòn Nét
Công đoàn Công ty luôn cùng chuyên môn quan tâm thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, chăm sóc sức khoẻ cho CNVCLĐ. Hằng năm đều phối hợp tổ chức mời các y, bác sĩ tại các bệnh viện có uy tín khám sức khỏe định kỳ cho 100% CBCNV theo quy định, khám chuyên khoa cho lao động nữ, khám độc hại cho NLĐ làm việc tại các vị trí nặng nhọc, độc hại. Qua các đợt khám và kiểm tra sức khỏe giúp người sử dụng lao động phát hiện và có hướng điều trị bệnh kịp thời đồng thời bố trí lao động phù hợp với sức khỏe, thể trạng của NLĐ. Công nhân công tác lâu năm làm việc nặng nhọc độc hại đi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và đề nghị cơ quan chức năng giám định để hưởng chế độ theo quy định. Phối hợp tổ chức cho CNVCLĐ đi nghỉ dưỡng sức phục hồi chức năng. Thống nhất xây dựng Nghị quyết liên tịch về tổ chức thăm quan nghỉ mát trong và ngoài nước cho người lao động từ nguồn quỹ phúc lợi, quỹ sản xuất có yếu tố phúc lợi, đồng thời hỗ trợ và tài trợ bổ sung phương tiện tàu cao tốc, phòng nghỉ, kinh phí để các đơn vị chi phí và tự chủ động tổ chức cho CBCNV trong đơn vị được đi nghỉ tại đảo Cống Tây của Công ty trên vịnh Bái Tử Long. Tổ chức cho cán bộ quản lý và cán bộ Công đoàn tiêu biểu, công nhân lao động có thành tích xuất sắc đi tham quan thực tế học tập kinh nghiệm trong và nước ngoài (8 đợt, số tiền chi cho nội dung này là 1,9 tỷ đồng).
Trong khoảng thời gian khó khăn do đại dịch Covid-19 ( từ đầu năm 2020 đến nay), chuyên môn cùng với Công đoàn luôn dành sự quan tâm đặc biệt để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Thực hiện tốt việc tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Covid-19 cho 100% CNCBV và người lao động trong Công ty (tiêm mũi thứ 3), tổ chức xét nghiệm PCR và tets nhanh cho CBCNV khi có nguy cơ cao nhiễm bệnh, cấp phát thuốc men hỗ trợ người lao động khi không may bị mắc Covid-19.
Công tác từ thiện, nhân đạo, hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm cụ thể: Trong 5 năm qua đã có 6 gia đình người lao động được hỗ trợ 360 triệu đồng xây nhà mới, 2 gia đình được hỗ trợ sửa nhà với số tiền 40 triệu đồng từ nguồn quỹ Mái ấm Công đoàn của Công đoàn TKV. Ngoài ra, phát động trong CNVCLĐ toàn Công ty hỗ trợ các vật dụng thiết yếu sinh hoạt thường ngày để người lao động yên tâm công tác, tin tưởng và gắn bó làm việc lâu dài tại Công ty. Hỗ trợ con CBCNV có hoàn cảnh khó khăn, con gia đình chính sách nhân dịp năm học mới, đồng thời Công ty đã trích từ nguồn Quỹ Phúc lợi nhận đỡ đầu 2 gia đình thương binh có con bị nhiễm chất độc da cam, hỗ trợ thường xuyên 1 gia đình trong Công ty có con bị tật nguyền... Đồng thời lan tỏa trách nhiệm khi tham gia thực hiện có hiệu quả các hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng như: Giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời đồng bào các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ cả vật chất và tinh thần, xây nhà tình nghĩa, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí... Với tinh thần tương thân tương ái, hưởng ứng cuộc vận động do các cấp và địa phương phát động, Công đoàn đã phối hợp cùng chuyên môn vận động CNVCLĐ quyên góp ủng hộ các quỹ “An sinh xã hội”, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Bảo trợ trẻ em tàn tật và trẻ mồ côi”, chương trình hướng về biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lưới điện Cô Tô, văn hóa tâm linh trong tỉnh, ủng hộ đồng bào lũ lụt, CNVCLĐ trong Tập đoàn TKV bị ảnh hưởng do thiên tai... Quyên góp ủng hộ quỹ “Mái ấm Công đoàn”. Ngoài ra, mỗi năm đều phối hợp với Đoàn Thanh niên Công ty tổ chức các chuyến đi thiện nguyện giúp đỡ đồng bào vùng sâu vùng xa tại các tỉnh biên giới hỗ trợ các vật dụng sinh hoạt hàng ngày, tiền mặt, quần áo, sách vở... đường sữa cho trẻ em (đã tổ chức 7 chuyến thiện nguyện trong 5 năm vừa qua). Thống nhất trích Quỹ phúc lợi của Công ty ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19, ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống dịch Covid-19...
Nhờ làm tốt công tác chăm lo đời sống người lao động mà 3 năm liên tục (2019, 2020 và 2021) Công ty được Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Doanh nghiệp Vì người lao động (Năm 2020 đổi tên thành Doanh nghiệp vì Thợ Mỏ).
Trao nhà Mái ấm Công đoàn cho gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn
Với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp, sự tiến bộ của đoàn viên, người lao động, Công đoàn Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen giai đoạn 2016 - 2020, năm 2017, 2018, 2020 được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc, được LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh tặng Cờ thi đua dẫn đầu khối năm 2018, Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc năm 2019; 2021. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong 5 năm qua Công đoàn Công ty vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba (QĐ số 168/QĐ-CTN ngày 08/02/2022).
Tự hào với những thành quả kết tinh được trong gian khó, thời gian sắp tới Công đoàn Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh thi đua, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho đoàn viên, người lao động. Luôn xứng đáng là điểm tựa, chỗ dựa tinh thần, là cầu nối thực hiện nhiệm vụ của người lao động Công ty.
Nhìn lại những kết quả nổi bật của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Ninh năm 2021
Năm 2021, tình hình quốc tế, trong nước và đặc biệt tỉnh Bắc Ninh có những biến động lớn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoàn kết, nỗ lực chung sức đồng lòng, quyết liệt trong phòng, chống dịch, quyết tâm thực hiện mục tiêu “kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội. Bám sát nhiệm vụ chính trị và chương trình công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, chương trình công tác của tỉnh, MTTQ các cấp trong tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2021 theo đúng tiến độ, kế hoạch với những kết quả nổi bật. MTTQ và các tổ chức thành viên đã làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19 Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, góp phần cùng chính quyền làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã triển khai kế hoạch đợt cao điểm vận động toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống Covid-19; tổ chức tiếp nhận ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ phòng, chống Covid -19. Kết quả, năm 2021 toàn tỉnh đã vận động và tiếp nhận ủng hộ được tổng trị giá 697,4 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ Vắc xin 146,5 tỷ đồng, Quỹ phòng, chống Covid-19 được trên 83,5 tỷ đồng; hiện vật ước trị giá 55,3 tỷ đồng. Cấp huyện, cấp xã tiếp nhận vận động ủng hộ tiền mặt và hiện vật tổng trị giá: trên 85,1 tỷ đồng, hiện vật ước trị giá 49 tỷ đồng. Các tổ chức, đơn vị khác: vận động tiền và hiện vật trị giá là: 278 tỷ đồng. Cấp tỉnh đã phân bổ 67,2 tỷ đồng từ quỹ phòng, chống dịch và số hiện vật ước trị giá trên 53 tỷ đồng; cấp huyện, cấp xã đã phân bổ tiền và hiện vật ước trị giá 65,2 tỷ đồng. Các tổ chức khác: Đã phân bổ tiền và hiện vật trị giá trên 180 tỷ đồng cho ngành y tế, các đơn vị, địa phương tham gia phòng, chống dịch; các lực lượng tình nguyện tham gia phòng, chống dịch; hỗ trợ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam. Qua đó đã góp phần quan trọng vào kết quả chung của toàn tỉnh. Tích cực tham gia công tác Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được các địa phương tổ chức đảm bảo đúng luật, trang trọng, nghiêm túc, an toàn tạo không khí sôi nổi, phấn khởi, tin tưởng và tự hào của nhân dân. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, song với sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm của trách nhiệm của Tỉnh ủy, BCĐ, UBBC tỉnh cùng với cấp ủy chính quyền, MTTQ các cấp nội dung công việc được triển khai sớm, thực hiện nghiêm túc linh hoạt, đổi mới, trách nhiệm cao, đảm bảo dân chủ bình đẳng đúng pháp luật, an toàn tiết kiệm, ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân. Công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, thiết thực về cuộc bầu cử trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, giúp cho nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử, vai trò vị trí của Quốc hội và HĐND các cấp trong bộ máy Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của cử tri đều được thực hiện quyền bầu cử an toàn và thuận lợi tại các khu vực bỏ phiếu. Kết quả bầu cử: Với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,07% so với tổng số cử tri. Số lượng đại biểu được bầu cấp tỉnh đảm bảo cơ cấu, thành phần, số lượng. Những người được lựa chọn là đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đều là những người tiêu biểu về đức về tài, xứng đáng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc MTTQ các cấp và Ban công tác Mặt trận đã phối hợp tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Tuyên truyền Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; tuyên truyền toàn dân tham gia phòng, chống dịch và ủng hộ mua vắc xin phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tuyên truyền các hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Lê Quang Đạo (08/8/1921- 08/8/2021). Phối hợp với Đài PT-TH tỉnh thực hiện 12 chuyên mục Đại đoàn kết toàn dân; Biên tập và xuất bản 4 cuốn Bản tin công tác Mặt trận. Tổ chức duy trì hoạt động trang Website MTTQ tỉnh Bắc Ninh. Với công tác Tôn giáo, MTTQ các cấp phối hợp với chính quyền, nắm bắt tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; thăm hỏi tặng quà các tổ chức tôn giáo, các giáo dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn nhân ngày lễ trọng, dịp Tết Nguyên đán và thời gian địa phương có dịch, bệnh. Báo cáo kết quả sơ kết 03 năm triển khai thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ. Xây dựng kế hoạch triển khai quy trình lựa chọn, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng và phát huy vai trò của cốt cán phong trào trong công tác tôn giáo. Phối hợp Ban chỉ sự giáo hội phật giáo tỉnh tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày thành lập giáo hội phật giáo Việt Nam theo hình thức trực tuyến. Triển khai hiệu quả các cuộc vận động Triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, toàn tỉnh có 92,7% gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, 92,2% thôn, khu phố đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”, 61,3% tỉ lệ người qua đời được đưa đi hỏa táng. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục duy trì triển khai xây dựng mô hình “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, làm sạch đường làng, ngõ xóm” tại các huyện, thành phố. Tổ chức sơ kết 5 năm triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2016 - 2021. Tham mưu xây dựng Đề án nâng cao chất lượng cuộc vận động giai đoạn 2021 - 2026. Hướng dẫn 16 khu dân cư tổ chức ngày hội Đại đoàn kết cấp tỉnh, 40 khu dân cư làm điểm cấp huyện tổ chức ngày hội Đại đoàn kết nhân dịp kỷ niệm 91 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2021). Công tác vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”; triển khai xây dựng nhà Đại đoàn kết; hỗ trợ xây dựng các tỉnh xây nhà văn hóa cộng đồng, nhà tránh lũ, tiếp tục thực hiện có hiệu quả. MTTQ các cấp, phối hợp với chính quyền, các ngành chức năng, các doanh nghiệp tổ chức thăm, tặng quà 100% các hộ nghèo, người có công trong toàn tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán. Phối hợp tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các hộ gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Ban Thường trực - Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cấp tỉnh đã phối hợp rà soát danh sách hộ nghèo theo đề án hỗ trợ xây dựng nhà có nhu cầu xây dựng nhà ở năm 2021 với tổng số 193 nhà được triển khai xây dựng với tổng trị giá trên 12,5 tỷ đồng. Hỗ trợ 101 hộ nghèo, 17 hộ gia đình chính sách, Mẹ VNAH, tổng số tiền trị giá 300 triệu đồng. Ban Thường trực - Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh tổ chức vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2021. Toàn tỉnh đã vận động được trên 10 tỷ đồng. Trong năm, Ban Thường trực đã phối hợp với MTTQ các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh để triển khai hỗ trợ xây nhà văn hóa cộng đồng, nhà tránh lũ tại địa bàn 3 tỉnh với tổng kinh phí là 6 tỷ đồng. Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ban chỉ đạo tỉnh đã chủ động bám sát kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương và kế hoạch của tỉnh, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Cuộc vận động trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Trong đó, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt trong thực hiện mua sắm tài sản công, vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giám sát, phản biện xã hội. Phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh ký Quy chế phối hợp công tác trên các lĩnh vực: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tiếp xúc cử tri; hoạt động giám sát; chế độ thông tin báo cáo… Ban Thường trực Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã chủ động tham mưu với cấp ủy, xây dựng kế hoạch, chương trình giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đã tổ chức giám sát trên các lĩnh vực hoạt động của địa phương, đơn vị. Đến nay, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã tiến hành được trên 100 cuộc giám sát. Trong đó MTTQ tỉnh chủ trì giám sát được 5 nội dung: giám sát việc thực hiện công tác cải cách hành chính; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND các huyện, thành phố; giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ; kiểm tra, giám sát Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Sau mỗi đợt giám sát, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đều có văn bản kiến nghị đến các cơ quan có liên quan để phản ánh những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với thực tiễn của cuộc sống. Đối với hoạt động phản biện xã hội, MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị xã hội các cấp đã tổ chức phản biện xã hội đối với trên 90 dự thảo Nghị quyết, chương trình, đề án của các cơ quan nhà nước các cấp. MTTQ tỉnh đã chủ trì phản biện: đề án “Chương trình phát triển Thể thao thành tích cao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; “Nghị quyết ban hành quy định hỗ trợ phát triển nông nghiệp và chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”; “Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”; đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030”. Qua phản biện đã nhận được các ý kiến tham góp mang tính xây dựng, chất lượng cao, được cơ quan chủ quản chủ trì soạn thảo tiếp thu đầy đủ đúng theo quy định. Tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới MTTQ các cấp tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Xây dựng chương trình hành động của MTTQ và các tổ chức thành viên để triển khai thực hiện Nghị quyết. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp. MTTQ các cấp tích cực phát huy vai trò Ban công tác Mặt trận, các vị Ủy viên Ủy ban Mặt trận, các Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn trong công tác nắm bắt tình hình nhân dân, góp ý xây dựng chính sách, pháp luật các hoạt động giám sát, phản biện… qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác Mặt trận Đảng Đoàn, Ban Thường trực MTTQ tỉnh sắp xếp bộ máy cơ quan còn 3 ban chuyên môn và văn phòng. Xây dựng quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, của các Ban chuyên môn và Văn phòng cơ quan Ủy ban MTTQ tỉnh; quy chế làm việc cơ quan. Triển khai chương trình PAPI năm 2021. Có thể khẳng định, những kết quả đạt được của công tác Mặt trận tỉnh Bắc Ninh trong năm 2021 đã góp phần củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo sự đồng thuận xã hội thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh.Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2022
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2022, ngành Quản trị Kinh doanh – Mã số: 9.34.01.01. 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: Đào tạo những nhà khoa học: Có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện kiến thức mới - khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới về khoa học - công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. Người theo học cấp này gọi là nghiên cứu sinh (NCS). 2. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH: Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 là: 20 NCS, được phân bổ cho ngành Quản trị Kinh doanh. 3. HÌNH THỨC TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3.1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển. 3.2. Thời gian đào tạo: - Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ: 03 năm tập trung liên tục đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ; 04 năm đối với nghiên cứu sinh có bằng đại học. - Trường hợp NCS không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được Hiệu trưởng Nhà trường chấp nhận thì thời gian đào tạo là 04 năm; đồng thời NCS phải có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Trường để thực hiện đề tài nghiên cứu. 4. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN: Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có đủ các điều kiện sau: 4.1. Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ. 4.2. Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ; 4.3. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau: a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài; b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; c) Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ sau: STT Ngôn ngữ Bằng/Chứng chỉ/Chứng nhận Trình độ/Thang điểm 1 Tiếng Anh TOEFL iBT Từ 46 trở lên IELTS Từ 5.5 trở lên Cambridge Assessment English B2 First/B2 Business Vantage/Linguaskill Thang điểm: từ 160 trở lên 2 Tiếng Pháp CIEP/Alliance française diplomas TCF từ 400 trở lên DELF B2 trở lên Diplôme de Langue 3 Tiếng Đức Goethe -Institut Goethe- Zertifikat B2 trở lên The German TestDaF language certificate TestDaF level 4 (TDN 4) trở lên 4 Tiếng Trung Quốc Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) HSK level 4 trở lên 5 Tiếng Nhật Japanese Language Proficiency Test (JLPT) N3 trở lên 6 Tiếng Nga ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному (TORFL - Test of Russian as a Foreign Language) TPKИ-2 trở lên 7 Các ngôn ngữ tiếng nước ngoài khác Chứng chỉ đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Từ bậc 4 trở lên 4.4. Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, và có trình độ tiếng Anh tối thiểu từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. 4.5. Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa. Bài luận trình bày rõ đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu; mục tiêu và mong muốn đạt được; lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết, cũng như những chuẩn bị của ứng viên trong vấn đề hay lĩnh vực nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn. 4.6. Thư giới thiệu: Có ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư, hay học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học (nếu có học vị tiến sĩ thì phải cùng chuyên ngành) và 01 thư giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị công tác của người dự tuyển. Những người giới thiệu này phải có ít nhất 6 tháng công tác, hoặc cùng hoạt động chuyên môn với người dự tuyển. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, về: a. Phẩm chất đạo đức - Nhất là đạo đức nghề nghiệp. b. Năng lực hoạt động chuyên môn. c. Phương pháp làm việc. d. Khả năng nghiên cứu. đ. Khả năng làm việc theo nhóm. e. Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển. g. Triển vọng phát triển về chuyên môn. h. Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu người dự tuyển làm nghiên cứu sinh. 4.7. Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường đại học, học viện nơi người dự tuyển vừa tốt nghiệp thạc sĩ giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm thì địa phương nơi cư trú xác nhận thân nhân tốt và hiện không vi phạm pháp luật. 4.8. Cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (đóng học phí và hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo, nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ). 5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN : 5.1. Phần hồ sơ. - Văn bằng và kết quả đào tạo. - Trình độ ngoại ngữ - Thư giới thiệu người dự tuyển - Công trình khoa học - Đề cương nghiên cứu 5.2. Phỏng vấn người dự tuyển. - Kiến thức chuyên môn hiểu biết về nghiên cứu - Tư chất cần có của người nghiên cứu 5.3. Phương thức xét tuyển: a) Ứng viên đăng ký dự tuyển được xét trúng tuyển trên cơ sở: - Đáp ứng đầy đủ các điều kiện xét tuyển. - Chỉ tiêu được tuyển của ngành. - Tổng điểm các phần: (Hồ sơ dự tuyển; trình bày bài luận; bảo vệ đề cương đề tài nghiên cứu; trả lời phỏng vấn) đều phải đạt từ trung bình trở lên và lấy điểm từ cao xuống thấp. b) Nếu các ứng viên có cùng những tiêu chí trên thì xét đến số lượng đề tài khoa học và số lượng bài báo; nếu số lượng bài báo giống nhau thì xét đến trình độ tiếng nước ngoài (Bằng đại học; chứng chỉ; chứng nhận; điểm bình quân kết quả học tập; hoặc bảng điểm được cấp). 6. HỒ SƠ TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ : 6.1. Hồ sơ tuyển sinh: Người dự tuyển đăng ký xét tuyển phải nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được bán tại Viện đào tạo Sau đại học của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) 6.2. Thời gian nhận hồ sơ: Đợt 1: Từ 11/4/2022 đến 15/6/2022 Đợt 2: Từ 15/8/2022 đến 15/12/2022 7. KẾ HOẠCH XÉT TUYỂN VÀ NHẬP HỌC: Thời gian chấm điểm hồ sơ, ứng viên trình bày bài luận; bảo vệ Đề cương đề tài nghiên cứu; trả lời phỏng vấn trước Tiểu ban Chuyên môn - Hội đồng tuyển sinh Sau đại học của Trường: - Đợt 1: Dự kiến xét tuyển ngày 30 tháng 6 năm 2022 Công bố kết quả xét tuyển: Tháng 7 năm 2022 Thời gian nhập học: Tháng 8 năm 2022 - Đợt 2: Dự kiến xét tuyển ngày 20 tháng 12 năm 2022 Công bố kết quả xét tuyển: Tháng 12 năm 2022 Thời gian nhập học: Tháng 01 năm 2023 Mọi thủ tục chi tiết xin liên hệ với Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐT: 0948.648.687Chi cục Thống kê huyện Hoài Ân được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở tách ra từ phòng Tài chính - Kế hoạch. Trải qua gần 3 thập kỷ hoạt động, Chi cục đã trưởng thành vững mạnh, có cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực trình độ chuyên môn cao đảm bảo nhu cầu phát triển của ngành Thống kê trong tình hình mới. Nhiều năm liền, Chi cục được đánh giá là đơn vị tiêu biểu, xuất sắc của ngành Thống kê tỉnh Bình Định, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua, hoàn thành tốt sứ mệnh quản lý nhà nước về hoạt động thống kê tại địa phương; tổ chức các hoạt động thống kê theo kế hoạch thông tin của Cục trưởng giao; cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Đảng bộ huyện, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm, khó lường, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội; song nhờ sự chủ động, linh hoạt, đổi mới, sáng tạo, chuẩn bị ngay từ sớm, Chi cục đã vững vàng vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục ghi những dấu ấn tích cực, góp phần cùng địa phương hoàn thành “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa đạt các mục tiêu tăng trưởng, phát triển đề ra.
Đồng chí Thái Văn Hiếu - Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Hoài Ân cho biết “Bám sát kế hoạch được Cục trưởng giao và tình hình thực tiễn địa phương, trong năm 2021, Chi cục tổ chức trên 26 cuộc Điều tra thống kê thường xuyên thuộc các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dân số - lao động; thương mại - giá cả; xã hội, môi trường theo kế hoạch thông tin của tỉnh. Với các cuộc điều tra thống kê, Chi cục Thống kê đã thực hiện 57 kỳ báo cáo, đạt 100% kỳ báo cáo gửi Cục Thống kê theo quy định.
Điểm nổi bật là, tất cả các cuộc điều tra đều thực hiện đúng phương án của trung ương; thời gian tổ chức thực hiện đảm bảo theo quy định; chất lượng thông tin thu thập và công tác tổng hợp, phân tích chuyển biến tích cực, phản ánh tiệm cận với thực tế về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Lực lượng điều tra viên tham gia các cuộc điều tra bao gồm công chức của Chi cục Thống kê, Cán bộ Văn phòng - Thống kê và cộng tác viên các xã, thị trấn; tùy theo tính chất của từng cuộc điều tra mà Chi cục có kế hoạch bố trí lực lượng điều tra viên phù hợp, đối với những cuộc điều tra khó, có tính chất phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu, do cán bộ Chi cục trực tiếp đảm nhận, còn lại những cuộc điều tra ít phức tạp, đơn giản Chi cục giao cho cán bộ Văn phòng - Thống kê hoặc cộng tác viên các xã, thị trấn thực hiện”.
Ngoài việc thực hiện kế hoạch thông tin theo theo quy định, năm 2021, Chi cục Thống kê huyện Hoài Ân còn tổ chức, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất khác rất quan trọng của ngành, cụ thể là: Tổ chức thành công cuộc Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 trên địa bàn huyện; giúp các xã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ điều tra, tính thu nhập bình quân đầu người/năm của xã, thẩm định kết quả điều tra, phục vụ cho việc đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Tiêu chí số 10) theo Thông tư số 41/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Năm 2021, Chi cục đã triển khai thực hiện tại 1 xã về đích nông thôn mới (xã Ân Tường Đông) và về đích 1 xã nông thôn mới nâng cao (xã Ân Tín).
Quá trình thực hiện các cuộc điều tra, đều có giám sát viên cấp tỉnh, huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát tại địa bàn, nhờ đó chất lượng số liệu điều tra thống kê ngày càng được nâng cao, phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương. Các báo cáo chuyên đề được thực hiện song song với báo cáo kết quả các cuộc điều tra, nội dung báo cáo luôn đi sâu phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên từng lĩnh vực, giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước đạt hiệu quả cao.
Công tác báo cáo thống kê tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương luôn được chú trọng thực hiện hiệu quả. Hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm, nguồn số liệu được thu thập từ kết quả điều tra, kết hợp với số liệu của các ngành có liên quan, được Chi cục tổng hợp báo cáo kịp thời, đầy đủ cho cấp ủy, chính quyền địa phương, nhằm đánh giá kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội qua các kỳ họp của Huyện uỷ, HĐND và UBND, trên cơ sở đó đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp với tiềm năng kinh tế của huyện, đảm bảo có tính khả thi; ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ, Chi cục Thống kê còn phối hợp với các ngành có liên quan của huyện, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến đột xuất trên địa bàn như: bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh,… Phục vụ kịp thời trong công tác chỉ đạo, điều hành của địa phương.
Cùng với đó, Chi cục đã tập trung biên soạn tài liệu Niên giám Thống kê hàng năm, 5 năm, với hình thức và nội dung luôn được cải tiến, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, số liệu Niên giám Thống kê là số liệu mang tính lịch sử, phục vụ cho công tác nghiên cứu; là cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của huyện và UBND các xã, thị trấn sát với tình hình thực tế của từng địa phương.
Ngoài công tác chuyên môn thường xuyên, năm 2021, tập thể công chức Chi cục cũng đã tham gia đầy đủ, tích cực việc lấy ý kiến đóng góp các văn bản của Đảng, Nhà nước và ngành cấp trên như: Nghị định của Chính phủ, Thông tư của bộ và các văn bản khác của trung ương có liên quan đến ngành Thống kê; tham gia đầy đủ phong trào văn nghệ, thể thao do ngành, địa phương tổ chức.
Với sự nỗ lực phấn đấu và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chuyên môn; phát huy tính năng động, sáng tạo của từng công chức; giữ vững tinh thần đoàn kết nội bộ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc, khối lượng công việc của tỉnh và huyện giao trong năm 2021 đã được tập thể Chi cục Thống kê huyện Hoài Ân hoàn thành tốt, bảo đảm số lượng, chất lượng và thời gian theo yêu cầu; đồng thời cung cấp cho địa phương những thông tin thống kê rất quan trọng, giúp cho lãnh đạo các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành, số liệu phục vụ cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Từ những thành tích xuất sắc đạt được trong một năm gian khó, Chi cục đã được được Hội đồng thi đua Cục Thống kê tỉnh đánh giá là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua phát triển ngành Thống kê, giữ vững danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, được UBND tỉnh Bình Định tặng Cờ thi đua; được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng Bằng khen. Trước đó, nhiều năm liền, Chi cục được tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc; vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2013; Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng Bằng khen năm 2017, 2019.
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- …
- sau ›
- cuối cùng »