TĐKT - Ngày 16/4/2022, tại tỉnh Sơn La, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank tổ chức khởi động chặng 4 – chương trình “Những bước chân vì cộng đồng”.
Phát biểu khởi động chặng 4 chương trình, anh Nguyễn Hải Minh, Ủy viên BTV Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam cho biết: Nhằm cụ thể hóa phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã phát động Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” từ năm 2020 với sự đồng hành của Sacombank. Đây cũng là một trong các hoạt động thiết thực, ý nghĩa của các cấp bộ Hội, hội viên, thanh niên chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Anh Nguyễn Hải Minh, Ủy viên BTV Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam tặng biển tượng trưng xây dựng 13 điểm “Trường đẹp cho em” trị giá hơn 3 tỷ đồng
Chương trình được triển khai trên quy mô toàn quốc nhằm đẩy mạnh phong trào “10.000 bước mỗi ngày”, tuyên truyền rộng rãi trong hội viên, thanh niên về việc rèn luyện sức khỏe, vận động thanh niên tự giác tập luyện thể dục, thể thao nâng cao thể chất; đồng thời phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng của hội viên, thanh niên trong việc góp phần tham gia xây dựng Nhà văn hóa cộng đồng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của 16 dân tộc thiểu số ít người tại Việt Nam (những dân tộc có số dân dưới 10.000 người).
Chương trình không giới hạn lứa tuổi, thành phần tham gia. Với mỗi km đi bộ/chạy bộ của hội viên, thanh niên, người dân, Sacombank sẽ đóng góp 1.000 đồng vào quỹ xây dựng nhà văn hóa.
“Nhà Văn hóa cộng đồng được triển khai sẽ hỗ trợ tạo lập không gian sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương nơi đồng bào dân tộc thiểu số ít người sinh sống, đồng thời là nơi để đồng bào tương tác, sinh hoạt văn hóa, tăng cường tính đoàn kết và gắn bó”, anh Minh nói.
Dự kiến, từ năm 2020 đến năm 2024, chương trình sẽ triển khai 16 nhà văn hóa cộng đồng cho 16 dân tộc thiểu số ít người, mỗi nhà văn hóa cộng đồng có trị giá 1 tỷ đồng.
Đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia chạy bộ/đi bộ hưởng ứng chương trình “Những bước chân vì cộng đồng”
Năm 2022, chương trình được triển khai 5 chặng, trong đó chặng 4 - Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” được triển khai từ ngày 16/4 đến hết ngày 8 tháng 5 năm 2022 và được phát động cấp trung ương tại tỉnh Sơn La, với mục tiêu huy động ít nhất 1 triệu km đi bộ/chạy bộ, tương ứng số kinh phí 1 tỷ đồng do Sacombank hỗ trợ để xây dựng nhà văn hóa cộng đồng cho dân tộc thiểu số ít người La Ha tại xã Hiệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Chương trình được khởi động đồng loạt tại 63 tỉnh, thành phố vào sáng ngày 16/4 là hành động thiết thực, ý nghĩa của hội viên, thanh niên cả nước chung tay đồng hành chăm lo đời sống, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ít người tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam kêu gọi các bạn đoàn viên, hội viên, thanh niên, người dân hãy đăng ký tham gia Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng”, thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những bước chân tình nguyện vì cộng đồng, vì mỗi bước chân chúng ta đi, không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn đồng hành cùng tổ chức Đoàn, Hội trong hành trình chăm lo đời sống tinh thần, bảo tồn, phát huy truyền thống cộng đồng dân tộc thiểu số ít người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
Sau nghi thức phát động Chương trình “Những bước chân vì cộng đồng”, tất cả đại biểu và 500 đoàn viên, hội viên, thanh niên tham dự chương trình tham gia chạy bộ/đi bộ hưởng ứng chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” 2 vòng quanh Quảng trường Tây Bắc, di chuyển đến Đồi thanh niên 2 vòng quay trở về tập kết tại Quảng trường.
Dịp này Ban tổ chức đã trao tặng 20 suất quà cho 20 già làng, trưởng bản, người có uy tín, hộ gia đình chính sách là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn (trị giá mỗi suất 1 triệu đồng); trao tặng 20 suất học bổng cho 20 học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập (1 triệu đồng/ suất)
Ban tổ chức cũng trao tặng biển tượng trưng công trình Nhà văn hóa cộng đồng La Ha trị giá 1 tỷ đồng; trao tặng biển tượng trưng xây dựng 13 điểm “Trường đẹp cho em” trị giá 3 tỷ 320 triệu đồng; trao tặng biển tượng trưng 200 Túi an sinh trị giá 50 triệu đồng.
Khởi công công trình “Ngôi nhà hạnh phúc” cho em Quàng Thị Hiền (bản Kia, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La).
Thục Anh
Văn hóa - Thể thao
Tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương qua dự án “Đường vào vương quốc các vua Hùng”
TĐKT - Dự án “Đường vào vương quốc các vua Hùng trên không gian thực tế ảo” vừa được Công ty cổ phần Câu lạc bộ Laicity chính thức khởi động tại trụ sở Văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đúng vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương năm 2022. Dự án được khởi động đúng vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương năm 2022 Cứ đến những ngày tháng 3 âm lịch, mỗi người dân Việt Nam dù sinh sống ở đâu đều hướng về cội nguồn dân tộc với nghi lễ thờ cúng Vua Hùng: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba/ Khắp miền truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”. Không chỉ là tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng từ thời xa xưa, mà ngày 10/3 Âm lịch hàng năm đã chính thức trở thành quốc lễ của dân tộc Việt Nam. Vinh dự hơn khi “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhân kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng là Di sản văn hóa phi vật thể (2012 - 2022), vào đúng Ngày Giỗ tổ năm nay, ngày 10/3 âm lịch, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Nền tảng không gian số vì sức khỏe cộng đồng (CCH), Công ty cổ phần Câu lạc bộ Laicity đã tổ chức họp báo công bố hợp tác chiến lược kế thừa, phát huy cội nguồn văn hóa Việt và y học cổ truyền; khởi động dự án “Đường vào vương quốc các vua Hùng” trên không gian thực tế ảo. Chia sẻ tại buổi lễ, đại diện Laicity, bà Nguyễn Thị Kim Đức – Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Câu lạc bộ Laicity chia sẻ: “Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là một người dân Việt Nam tôi luôn tự hào về nguồn cội. Nhớ lời Bác Hồ đã từng dạy “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Là một doanh nhân, tôi luôn mong muốn được đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của đất nước. Laicity là một công ty chuyên về công nghệ, lấn sân sang Metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo), hòa vào xu thế ứng dụng công nghệ cao sau Internet. Chúng tôi đang từng bước khẳng định mình trong kỷ nguyên công nghệ số với nhiều cơ hội và thách thức. Ngay từ đầu thành lập, Laicity hướng mục tiêu là các dự án liên quan đến bảo tồn và phát huy các giá trị của thiên nhiên và đề cao tính văn hóa. Thông qua nền tảng kỹ thuật số, Laicity sẽ xây dựng các dự án, từ đó, lan tỏa tính ảnh hưởng của văn hóa và con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Dự án “Đường vào vương quốc các vua Hùng” là dự án đầu tiên để Laicity hiện thực hóa điều đó. Chúng tôi mong muốn thông qua ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất để làm nên Ngày Giỗ tổ toàn cầu để mọi người có thể dễ dàng tham gia và trải nghiệm. Tôi thực sự xúc động khi nghe Giáo sư sử học Lê Văn Lan động viên sáng kiến ứng dụng công nghệ của Laicity là một mốc quan trọng “Khai sinh một phương thức kỷ niệm Hùng Vương hoàn toàn mới”. Ông Lương Thế Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Check in Việt Nam và bà Nguyễn Thị Kim Đức – Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Câu lạc bộ Laicity tại sự kiện Bà Phạm Thị Thanh Hường – Trưởng ban Văn hóa Văn phòng UNESCO tại Hà Nội chia sẻ: “Sau 10 năm UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng là Di sản văn hóa phi vật thể (2012 - 2022), hôm nay tôi được chứng kiến chương trình khởi động dự án “Đường vào vương quốc các vua Hùng” sẽ được tạo ra trên không gian ảo với công nghệ tiên tiến nhất. Cho tới giờ, hiếm có di sản nào trên thế giới nào có sự kết hợp đột phá như thế. Các di sản muốn bảo tồn cần có sự chung sức của cộng đồng. Với sự phát triển của công nghệ, sự đầu tư của doanh nghiệp, sự vào cuộc của các đơn vị uy tín, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam… tôi tin rằng dự án “Đường vào vương quốc các vua Hùng” của Laicity sẽ giúp không chỉ người dân Việt Nam mà du khách quốc tế muốn tìm hiểu về di sản thờ cúng vua Hùng có thể tiếp cận các giá trị truyền thống, thông qua không gian ảo, cảm nhận bằng các giác quan”. Theo Trưởng ban Văn hóa Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, thông thường, các di sản truyền thống chủ yếu đưa thông tin trên Internet để người xem tìm hiểm theo cách lướt qua hoặc không cảm nhận hết giá trị của di sản bằng các giác quan. “Do đó, có thể nói đây là dự án đầu tiên của Việt Nam tại thời điểm hiện tại, có sáng kiến đưa công nghệ tiên tiến nhất trong kỷ nguyên chuyển đổi số vào trải nghiệm di sản UNESCO. Với tư cách là đại diện Văn phòng UNESCO, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ sáng kiến, hỗ trợ truyền thông trên các nền tảng thông tin của UNESCO” – bà Hường cho biết. Tại buổi họp báo, Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh vai trò của công nghệ số trong các hoạt động của Phật giáo đã phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của không chỉ Phật tử mà của tất cả mọi người khắp năm châu. Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thông qua mạng xã hội Butta, các kênh truyền thông chính thức của Giáo hội Phật giáo đã phát huy hiệu quả động viên mọi người chung tay chống dịch, bù đắp tinh thần để mọi người vượt qua đại dịch. Việc tham gia ký kết dự án “Đường vào vương quốc các vua Hùng” giữa Giáo hội Phật giáo và Công ty cổ phần câu lạc bộ Laicity nhằm tiếp tục giữ gìn truyền thống cội nguồn của dân tộc, giữ gìn nền văn hóa không chỉ là thờ cúng mà là văn hóa, đem đến hạnh phúc cho con người. Theo nội dung ký kết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ triển khai nhiều hoạt động hoằng dương chính pháp trên nền tảng không gian mạng của Laicity và hỗ trợ truyền thông cho các hoạt động đem lại lợi ích cho cộng đồng trên các nền tảng truyền thông như: Truyền hình An Viên, mạng xã hội Phật giáo Butta và các trang thông tin của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cùng với đó, các bên thống nhất triển khai tổ chức nhiều hoạt động trở về cội nguồn lịch sử dân tộc thông qua dự án, thúc đẩy Lễ Giỗ tổ Hùng Vương toàn cầu và có kế hoạch lan tỏa dự án “Đường vào vương quốc các vua Hùng trên không gian thực tế ảo” nhằm giới thiệu tới đông đảo cộng đồng người Việt Nam và bạn bè quốc tế trên thế giới. PTKhai mạc Workshop và Triển lãm nghệ thuật quốc tế Hanoi Art Connecting lần thứ 5
TĐKT - Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc Workshop và Triển lãm nghệ thuật quốc tế Hanoi Art Connecting lần thứ 5. Chương trình do Asia Art Link phối hợp với các đơn vị tổ chức với sự đồng hành của Công ty Cổ phần đầu tư Laicity. Đây là một chương trình giao lưu kết nối nghệ thuật được tổ chức thường niên tại Việt Nam. Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch, sự quay trở lại lần thứ 5 này hứa hẹn mang lại nhiều cảm xúc cho người yêu nghệ thuật Việt Nam. Chương trình có sự góp mặt của hàng trăm nghệ sĩ đến từ Việt Nam và các nước trên thế giới như: Australia, Mỹ, Ireland, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipines, Sri Lanka, Ấn Độ, Canada… Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức, người sáng lập Công ty cổ phần đầu tư Laicity chia sẻ tại chương trình Trở lại tham gia chương trình lần thứ 2, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức – là tác giả bức tranh “Vỏ tương lai” – được đánh giá là bức tranh làm thay đổi thế giới với thông điệp lan tỏa tình yêu môi trường đối với cộng đồng chia sẻ: “Tôi cùng quan điểm với hoạ sĩ Trịnh Tuân – Sáng lập Asia Art Link “giữa thời điểm dịch Covid-19 vẫn là rào cản, các nghệ sĩ của Hanoi Art Connecting lần 5 vẫn rất hào hứng, khát khao được làm việc, được sáng tác và chia sẻ nghệ thuật, niềm vui, nỗi buồn cùng nhau và trên hết họ muốn mang nghệ thuật của mình đến với công chúng.” . Tôi thích cảm giác được thả hồn vào từng nét vẽ bên cạnh các hoạ sĩ từ khắp nơi trên thế giới. Điều này tạo nguồn cảm hứng trong sáng tạo, giúp các tác phẩm hội họa mang tính tự do, phóng khoáng hơn. Chúng tôi được trò chuyện, được học hỏi, được quan sát cách các hoạ sĩ khác thể hiện tác phẩm của mình trong một không gian mở. Thường mọi người chỉ được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật khi tham gia triển lãm. Nhưng khi bạn được chứng kiến quá trình tạo ra một tác phẩm nào đó, là một hoạ sĩ, sẽ có rất nhiều cung bậc cảm xúc, dễ thăng hoa.” Ca sĩ Hoàng Tuấn Kiệt trình bày ca khúc Sắc màu của nhạc sĩ Trần Tiến tại Lễ khai mạc chương trình Không chỉ đam mê nghệ thuật, hoạ sĩ Kim Đức luôn trăn trở làm sao để đưa các tác phẩm nghê thuật của người Việt Nam đến với thế giới. Với tư cách là sáng lập Công ty cổ phần đầu tư Laicity - công ty chuyên về công nghệ - hoạ sĩ đã thuyết phục công ty và trở thành Nhà tài trợ Kim cương của chương trình. Khi được hỏi về điều này, hoạ sĩ Kim Đức cho biết “Với tư cách là một họa sĩ, tôi rất mong có nhiều sân chơi bổ ích như thế này. Bên cạnh việc sáng tác, tôi là sáng lập viên Công ty cổ phần đầu tư Laicity chuyên về công nghệ. Chúng tôi đang lấn sân sang Metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo), hòa vào xu thế ứng dụng công nghệ cao sau internet với nhiều cơ hội và thách thức lớn. Laicity đã đang và sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm đưa ra các dự án thực sự có ý nghĩa cho nhân loại. Chúng tôi ưu tiên đến bảo tồn và phát huy các giá trị của thiên nhiên và các yếu tố văn hóa. Trên nền tảng công nghệ, qua các dự án của mình, Laicity mong muốn góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với thế giới. Chương trình Workshop - Hanoi Art Connecting 5 là một chương trình nghệ thuật mang tính cộng đồng cao mà Laicity rất vinh dự được đồng hành. Tôi hy vọng rằng, với cách tiếp cận thực tế trong không gian mở, người yêu nghệ thuật Việt Nam sẽ được cọ xát, trao đổi học hỏi và trải nghiệm những tinh hoa nghệ thuật của các hoạ sĩ từ khắp nơi tới tham gia chương trình. Vì không phải ở đâu cũng có nhiều hoạ sĩ cùng thực hành như vậy. Sân chơi này không chỉ dành cho các hoạ sĩ, các sinh viên của các trường mỹ thuật mà dành cho tất cả những người yêu mến hội họa Việt Nam và khách quốc tế”. Cũng giống như các hoạ sĩ khác khi đến tham dự chương trình, hoạ sĩ Kim Đức đã chuẩn bị kỹ phần ý tưởng sẽ thể hiện. Hoạ sĩ Kim Đức bật mí sẽ phác hoạ một bức tranh đánh dấu về kinh tế toàn cầu trong giai đoạn dịch bệnh đồng thời cũng gửi thông điệp cầu mong bình an đến cho mọi người. Sau Lễ khai mạc, sẽ có hàng trăm tác phẩm là thành quả của Workshop nghệ thuật sẽ được trưng bày tại Triển lãm nghệ thuật quốc tế Hanoi Art Connecting 5. Triển lãm sẽ tổ chức tại Hà Nội từ ngày 9/4/2022 tới hết ngày 9/5/2022. PTĐưa Bắc Kạn trở thành điểm đến du lịch lý thú, an toàn, thân thiện
TĐKT - Chiều 1/4, tại Hà Nội, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch với chủ đề “Bắc Kạn điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn”. Đây là một trong những hoạt động kích cầu du lịch của tỉnh trong năm 2022, qua đó quảng bá nét đặc sắc, hấp dẫn của Bắc Kạn đến với người dân, khách du lịch nội địa, quốc tế tại thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước. Sự kiện cũng sẽ mở ra các cơ hội thuận lợi, tạo cầu nối để các doanh nghiệp du lịch Bắc Kạn giới thiệu sản phẩm với các doanh nghiệp lữ hành và du khách, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch Bắc Kạn với các doanh nghiệp, công ty lữ hành trên cả nước trong việc xây dựng các tour tuyến du lịch, góp phần thông tin, tuyên truyền về du lịch Bắc Kạn an toàn, hấp dẫn và mến khách với nhiều sản phẩm du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng độc đáo, ấn tượng. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình phát biểu khai mạc Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình cho biết: Bắc Kạn có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng, độc đáo. Điển hình như hồ Ba Bể được thế giới công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt, tự nhiên trên núi đá đẹp nhất của thế giới; di tích lịch sử, truyền thống cách mạng ATK Chợ Đồn. Bắc Kạn cũng là địa phương lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, như hát Then được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Với tiềm năng ấy, Bắc Kạn có nhiều loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá hang động, trải nghiệm nông nghiệp, văn hóa – lịch sử, tâm linh, du lịch cộng đồng và có khả năng kết nối về du lịch với nhiều tỉnh trong khu vực. Trong thời gian tới, Bắc Kạn quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Khu du lịch Ba Bể trở thành khu du lịch quốc gia; mỗi huyện, thành phố có ít nhất một khu, điểm du lịch được công nhận. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh Bắc Kạn đã và đang triển khai các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất nhằm khai thác và phát huy tài nguyên du lịch bao gồm: Quy hoạch di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn, di tích quốc gia đặc biệt – danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể; hoàn thiện đường cao tốc từ Chợ Mới qua TP Bắc Kạn đến hồ Ba Bể để nối thẳng tuyến du lịch cao tốc từ Hà Nội đến hồ Ba Bể; xây dựng nhiều tuyến đường phát triển du lịch nội địa và kết nối sang Na Hang, Tuyên Quang. Hội nghị xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch Bắc Kạn “Mặc dù Bắc Kạn đang hết sức cố gắng để đẩy mạnh phát triển du lịch nhưng so với các tỉnh, thành khác trong khu vực thì chúng tôi vẫn còn khó khăn. Vì vậy, chúng tôi chủ trương kêu gọi các nhà đầu tư du lịch trên cả nước cùng đến với Bắc Kạn nghiên cứu, đầu tư, khai thác, phát huy các tiềm năng du lịch.” - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình chia sẻ. “Hiện tại, UBND tỉnh đã chấp thuận cho một số nhà đầu tư nghiên cứu khảo sát đầu tư các dự án khu đô thị, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên địa bàn. Mỗi nhà đầu tư đều có định hướng phát triển riêng phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của địa phương. Các đề xuất đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay đã và đang góp phần hình thành một hệ sinh thái du lịch hoàn chỉnh tại tỉnh Bắc Kạn, đồng thời kết nối chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực. Vì vậy, chúng tôi rất mong có thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa để cùng phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái đó trong tương lai không xa.” Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình khẳng định: Tỉnh Bắc Kạn cam kết sẽ không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường du lịch, xây dựng dịch vụ du lịch thông minh, đồng thời cam kết đẩy mạnh liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng; phát huy giá trị văn hóa di sản, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch; đặc biệt chú trọng xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, tạo ra sự gắn kết giữa các địa phương với mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã và đang tiếp tục nỗ lực cải thiện và xây dựng một môi trường đầu tư hợp tác kinh doanh hấp dẫn và thông thoáng. Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn luôn lắng nghe, trao đổi, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp.” Hội nghị đã giới thiệu kế hoạch phát triển du lịch 4 cụm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, gồm cụm TP Bắc Kạn và vùng phụ cận; cụm Na Rì và vùng phụ cận; cụm Chợ Đồn và vùng phụ cận; khu du lịch hồ Ba Bể. Nhân dịp này, một số doanh nghiệp đã trình bày kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; giới thiệu về khu nghỉ dưỡng và các điểm tham quan du lịch hồ Ba Bể; giới thiệu về sản phẩm tinh bột nghệ Curcumin Bắc Kạn; các sản phẩm nông sản OCOP tỉnh Bắc Kạn… Một hoạt động quan trọng trong khuôn khổ hội nghị là chương trình gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp du lịch Bắc Kạn với các các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội và các địa phương, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy du lịch Bắc Kạn phát triển, xây dựng Bắc Kạn ngày càng trở nên hấp dẫn… Phương ThanhĐắk Lắk định hướng đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững
TĐKT - Ngày 1/4, tại Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm giới thiệu các tiềm năng, sản phẩm, dịch vụ du lịch Đắk Lắk đến thị trường tại Hà Nội và các địa phương trong cả nước. Là 1 trong 5 tỉnh Tây Nguyên nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, Đắk Lắk có điều kiện kết nối thuận lợi với các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như: Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, đồng thời kết nối dễ dàng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. Đây là mảnh đất sở hữu đa dạng văn hóa truyền thống vùng miền với 49 dân tộc anh em. Bên cạnh các di sản văn hóa vật thể nổi tiếng như các loại nhạc cụ cồng chiêng, đàn đá, tre nứa, kiến trúc nhà dài, kiến trúc nhà mồ, công cụ lao động dệt thổ cẩm, tạc tượng..., Đắk Lắk còn là vùng đất của những lễ hội đặc trưng đã được du khách trong và ngoài nước biết đến như Hội voi, Lễ hội văn hóa cồng chiêng, Lễ cúng bến nước, Lễ bỏ mả… Đặc biệt, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã được công nhận là lễ hội cấp quốc gia được tổ chức 2 năm 1 lần. Cùng với đó, Đắk Lắk còn có hệ thống tài nguyên thiên nhiên phong phú với 41 di tích đã được xếp hạng, trong đó thế mạnh là các thắng cảnh hùng vĩ, mang đậm dấu ấn đại ngàn, những di tích lịch sử tái hiện những trang sử bi tráng và hào hùng của đồng bào các dân tộc Đắk Lắk qua các thời kỳ… Đây chính là tiềm năng dồi dào để Đắk Lắk phát triển du lịch. Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết: Những năm qua, Đắk Lắk đã ban hành nhiều chính sách để thu hút đầu tư, phát triển các loại hình du lịch, đồng hành cùng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tiến hành khảo sát, xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nông nghiệp, làng nghề, du lịch trải nghiệm cà phê, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh… Trên địa bàn tỉnh hiện có 225 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó, có 33 khách sạn được công nhận hạng từ 1 đến 5 sao, 55 khách sạn chưa xếp hạng, 137 nhà nghỉ, nhà khách; có 27 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch (trong đó 12 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế); 26 khu, điểm tham quan du lịch; 9 cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Tại Hội nghị, các doanh nghiệp tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm xây dựng những sản phẩm du lịch mới cho Đắk Lắk, thúc đẩy khả năng kết nối, khai thác du lịch giữa doanh nghiệp và địa phương, giữa Đắk Lắk và các tỉnh, thành phố trong vùng. Định hướng đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững, tỉnh Đắk Lắk ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vườn rừng kết hợp du lịch trải nghiệm, nông nghiệp kết hợp với du lịch tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch; đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch để phát triển các dịch vụ thương mại kinh doanh, nhất là chuỗi cửa hàng kinh doanh hàng hóa, đặc sản, đồ lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ẩm thực; xây dựng Đề án phát triển thương hiệu thành phố Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố Cà phê của thế giới”… PTTrình diễn vở nhạc kịch giành Huy chương Vàng Liên hoan Ca múa nhạc Toàn quốc 2021 “Trại hoa vàng”
TĐKT - Trong khuôn khổ các hoạt động biểu diễn dành cho thanh thiếu nhi năm 2022, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ trình diễn vở nhạc kịch “Trại hoa vàng” vào 20h ngày 26/3/2022, vở diễn từng giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Ca múa nhạc Toàn quốc năm 2021, nằm trong khuôn khổ dự án nhạc kịch hướng nghiệp “Chọn nghề trong muôn nghề” do Thành Đoàn Hà Nội cùng Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp tổ chức nhằm hưởng ứng việc thực hiện Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 5/2018. Vở kịch “Trại hoa vàng” “Trại hoa vàng” sẽ mở đầu cho một loạt các chương trình biểu diễn của Nhà hát Tuổi trẻ góp phần thúc đẩy các hoạt động nghệ thuật sân khấu trong trạng thái bình thường mới sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, vở diễn sẽ tiếp tục lan tỏa dự án nhạc kịch hướng nghiệp “Chọn nghề trong muôn nghề” với mong muốn sẽ giúp các em học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh có cái nhìn đầy đủ về việc chọn trường, chọn nghề, từ đó đưa ra những quyết định lựa chọn đúng đắn cho tương lai. Bên cạnh vở nhạc kịch “Trại hoa vàng”, trong thời gian tới Nhà hát Tuổi trẻ cũng sẽ cho ra mắt khán giả vở kịch mới dàn dựng của tác giả Lưu Quang Vũ “Ông không phải là bố tôi” và hài kịch “Cái…ao làng” cùng các vở diễn đặc sắc cho thiếu nhi trong mùa hè 2022. Trích đoạn của vở nhạc kịch Vở nhạc kịch “Trại hoa vàng” được chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã rất quen thuộc với đông đảo độc giả cả nước. Chuyện kịch lấy bối cảnh về trại hoa vàng của Chuẩn – cậu học trò cấp 2 mơ mộng, ham chơi nhưng yêu cái đẹp, có thú chơi hoa và ca hát, trồng riêng cho mình một trại hoa đầy màu sắc. Chuẩn có học lực làng nhàng nhưng bất ngờ thi đậu vào một trường cấp 3 danh tiếng với sự ngạc nhiên, sửng sốt của gia đình. Từ đây, Chuẩn gặp và kết thân với một nhóm bạn nữ nghịch ngợm trong lớp gồm Liên “móm”, Thùy Dương và Cẩm Phô. Trong đó có Cẩm Phô - một cô gái hiền lành, dễ thương, luôn đứng ra bảo vệ cậu khỏi những trò trêu chọc của Liên “móm” và nhóm bạn. Nhờsự “mai mối” của hai người bạn thân học chung từ cấp 2 là Phú “ghẻ” và Cường, Chuẩn và Cẩm Phô trở thành một cặp. Trại hoa của Chuẩn là nơi chứng kiến những rung động e ấp đầu đời, tình cảm học trò khe khẽ, trong sáng vô tư, những cuộc xung đột, mâu thuẫn kịch liệt giữa Chuẩn và người bố cộc cằn nhưng hết mực yêu con, sự trưởng thành của những đứa trẻ lớn dần lên theo hành trình của câu chuyện và khép lại bởi thông điệp “Đam mê là khởi nguồn của mọi ước mơ, những ngày tháng vui buồn, nghịch ngợm, ngây ngô của tuổi học trò là tài sản vô giá của cuộc đời mỗi người, đồng hành cùng chúng ta vượt qua mọi khó khăn để có con đường đi riêng cho mình”. Nguyễn Nhật Ánh được đông đảo độc giả biết đến là một nhà văn giàu nội lực, đặc biệt thành công với các tác phẩm dành cho tuổi trẻ. Những câu chuyện của ông được kể lại với bút pháp trong sáng, dung dị, hóm hỉnh, trình bày dưới góc nhìn của một người trẻ, sinh động và hấp dẫn người đọc như kể về chính tuổi thơ và quãng đời học trò của mình. “Trại hoa vàng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Nhật Ánh, vẫn không ngừng làm say mê nhiều thế hệ độc giả trẻ từ khi ra đời cho đến nay. Hồng ThiếtTĐKT - Lần đầu tiên tại chùa Long Phước Thọ (Long Thành, Đồng Nai) và Không gian Văn hóa Nghệ thuật Phật Giáo Diệu Tướng Am tổ chức lễ cung nghinh và an vị tôn tượng Đức tôn sư Thiện Phước bằng chất liệu đồng tím.
Đến dự có: Hòa thượng Thích Giác Quang - Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó trưởng ban trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai, Trưởng ban Quản trị tông phong Tịnh Độ Non Bồng, Trụ trì Tổ đình Quan Âm Tu Viện; Hòa Thượng Thích Thiện Thảo, Phó ban Quản trị tông phong Tịnh Độ Non Bồng, Trưởng ban Tổ chức đại lễ kiêm Trụ trì chùa Long Phước Thọ cùng chư tôn đức tăng, ni tông phong Tịnh Độ Non Bồng.
Lễ cung nghinh
Được biết, Tổ sư Thiện Phước (hiệu Mẫu Trầu) (1924 - 1986) là người khai sáng hệ phái Liên Tông Tịnh độ Non Bồng. Sau khi đắc pháp với Sư ông Thượng Bửu Hạ Đức tại chùa Bửu Quang (Ngọa Long Sơn, An Giang), nơi cầu Pháp và thành tựu pháp của Tổ sư.
Vào năm 1957, tại tổ đình Linh Sơn, Đức Tổ sư đã xiển dương chánh pháp, dung yếu chỉ của Tịnh độ làm tâm tông độ chúng, giáo hóa chúng sanh. Dưới sự khai sáng của Đức Tổ Sư, ánh đạo nhiệm mầu đã nhuần thấm trưởng dưỡng Liên tông, tỏ rạng một góc trời Đông, cùng 30 năm tiếng pháp lành diệu mầu uyển chuyển khắp trời Nam nước Việt.
Bên cạnh việc hoằng pháp, các công tác từ thiện xã hội được Đức Tổ sư Thiện Phước đặc biệt chú trọng với mục đích cứu độ, giúp đỡ những người bơ vơ nghèo khó, phát nguyện lành với chúng sanh. Tấm lòng từ bi của Đức Tổ sư đã thể hiện rõ nét tinh thần nhập thế tích cực của Phật giáo Việt Nam.
Nhớ tới Tôn sư là nhớ những lời dạy sâu sắc từ tận tấm lòng đối với hàng môn đệ, ân giáo hóa của Tôn sư ngoài việc pháp hóa về giới luật, về phương cách tu hành, miên mật trong việc hành trì Phật hiệu, mà còn giúp Người Phật tử ngoài hiểu rõ bổn phận tu hành, còn tu tập để tạo nên thành tựu công đức viên mãn phụng sự cho Phật cho đời.
Tượng tôn sư Thiện Phước
Suốt cuộc đời Tôn Sư đã thể hiện đạo phong của bậc chân sư nghiêm từ và giản dị, với tâm từ bi và hạnh giải thoát thanh cao. Sau chặng đường dài vun vén cho Đạo pháp nở hoa, Đạo nghiệp của Tôn Sư để lại là một di sản đồ sộ được nhắc nhớ trên nhiều phương diện. Riêng nói đến hệ phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, Tôn sư đã khai mở và góp phần làm lớn mạnh sự tồn tại của một quần thể với hàng trăm tự viện và hàng triệu tín đồ ở khắp mọi nơi.
Hòa thượng Thích Giác Quang - Ủy viên HĐTS GHPSVN, Phó Trưởng ban trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trưởng ban Quản trị tông phong Tịnh Độ Non Bồng, Trụ trì Tổ đình Quan Âm Tu Viện cho biết: “Chúng tôi vô cùng hoan hỉ trước công đức lớn lao của Hòa thượng trụ trì chùa Long Phước Thọ, chư tôn đức tăng ni đã phát tâm tạo tượng Đức Tôn sư. Xưa nay chúng ta vẫn tôn thờ nhưng chỉ qua hình ảnh, tranh vẽ, tượng đá, tượng xi măng,.. nhưng chưa đạt chuẩn. Nhưng hôm nay, khi đứng trước tôn tượng đức tôn sư, tôi thấy rất hoan hỉ và tin rằng tôn tượng cũng phần nào đó thể hiện tinh thần giáo pháp sẽ bền vững mãi với thời gian.”
Tượng tôn sư Thiện Phước
Tượng tôn sư Thiện Phước là tác phẩm được phát hành có giới hạn bởi Không gian Văn hóa Nghệ thuật Phật giáo Diệu Tướng Am. Tác phẩm đã được đăng ký Bản quyền sở hữu tác giả và Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Sau buổi lễ, 9 tôn tượng cao 88cm và 29 tôn tượng cao 30cm sẽ được tôn trí tại Tổ đình Quan Âm Tu Viện, Tu viện Thắng Liên Hoa, Chùa An Hòa, Bửu Hoa Ni Viện, Chùa Pháp An… các chốn già lam, tổ đình, tự viện trong môn phong cũng như tại tư gia của môn đệ Phật tử.
Bà Nguyễn Thị Hồng Tuyết (pháp danh An Vân) - Phó Tổng Giám đốc Diệu Tướng Am phát biểu tại buổi lễ.
Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thiện Thảo, Phó ban Quản trị tông phong Tịnh Độ Non Bồng, Trưởng ban Tổ chức đại lễ kiêm Trụ trì chùa Long Phước Thọ cho biết: “Đã hơn 36 năm kể từ ngày Đức Tôn Sư Thiện Phước viên tịch, một số chùa, tổ đường đã tạo tượng Tôn Sư để kính ngưỡng nhưng chưa tái hiện được thần thái của Ngài. Từ đó Hòa thượng đã phát tâm cùng Không gian Nghệ thuật Phật giáo Diệu Tướng Am khởi tạo sự án tạo pho tượng Tôn sư bằng chất liệu đồng bền bỉ để phụng thờ tại tổ đình và các tự viện trong môn phong”.
Bà Nguyễn Thị Hồng Tuyết (pháp danh An Vân), Phó Tổng giám đốc Diệu Tướng Am cho biết dự án chế tác Tôn tượng Đức Tôn sư Thiện Phước khởi nguồn ý tưởng từ tháng 10/2019 và là dự án tâm huyết của công ty trong lĩnh vực tạo tượng cũng như mong muốn được góp phần tiếp nối giáo pháp mà chư Phật, chư tổ sư đã trao truyền.
Để đạt được mức độ hoàn thiện đến từng chi tiết nhỏ, độ sâu, sự chuyển màu mềm mại, những nghệ nhân của Diệu Tướng Am đã sử dụng chất liệu đồng tím với hàm lượng đồng nguyên chất lên tới 92% (là chất liệu có đặc tính không bị oxy hóa bởi thời tiết và xỉn màu theo thời gian) và áp dụng công nghệ xử lý vật liệu đặc biệt trong quá trình tạo tượng.
Thông qua những hình ảnh, tư liệu lịch sử cũng như rất nhiều những buổi gặp gỡ, trao đổi, với sự đầu tư nghiên cứu chuyên sâu và kỹ lưỡng… những bức tượng Đức Tổ sư Thiện Phước đã hoàn thiện với đầy đủ oai nghi, sự từ bi và nhiệm màu.
Hồng Thiết
Triển lãm “Tháng Ba” – Khát khao sáng tạo của những người phụ nữ Tràng An
TĐKT – Với mong muốn truyền đi năng lượng tích cực đến cộng đồng xã hội sau những năm tháng dịch bệnh Covid -19 kéo dài, chiều 19/3, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật, số 16, Ngô Quyền (Hà Nội), hai nữ họa sĩ ngoài 70 tuổi - Lê Thiếu Ngân và Trần Thị Trường đã chính thức cắt băng khai mạc, mở cửa triển lãm tranh “Tháng Ba”, giới thiệu đến công chúng hơn 70 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. 70 tác phẩm nghệ thuật là 70 bức tranh, vẽ đa dạng chủ đề khác nhau, khi thì phong cảnh, tĩnh vật, khi thì vẽ chân dung những nhân vật nổi tiếng mà hai nữ họa sĩ từng gặp. Với bút pháp hiện thực, vẽ trực họa, hình khối màu sắc, biểu cảm chân thực, những bức tranh của hai nữ họa sĩ đã làm đắm say những người đến thưởng lãm. Triển lãm Tháng Ba thu hút đông đảo khách tham quan, thưởng lãm “Mỗi bức tranh được hoàn thiện, lồng khung, đặt tên gọi và treo trang trọng tại căn phòng triển lãm, cho thấy một quá trình lao động miệt mài, hăng say của những nữ nghệ sĩ ngoài thất thập. Đặc biệt, những gam màu tươi sáng, những đường nét tinh tế, dịu dàng trong từng bức tranh, khiến bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận rất rõ về sự an vui và tình yêu cuộc sống tha thiết.” – nhà văn Phạm Thu Yến chia sẻ những cảm nhận của mình khi ngắm nhìn những bức tranh. Họa sĩ Lê Thiếu Ngân cho biết: Đây là những tác phẩm chín muồi bởi được cả hai chúng tôi thực hiện sau khi đã đi qua một chặng đường dài của cuộc đời. Nên các bức tranh đều có điểm chung là rất nhẹ nhàng, nhu hòa, chỉn chu và đậm chất hiện thực. Đa phần các bức tranh trong triển lãm này đều được chúng tôi âm thầm sáng tác, một mình trước tấm toan và cây bút suốt thời gian diễn ra dịch Covid-19. Nữ họa sĩ Trần Thị Trường đang giới thiệu với khách thưởng lãm những bức tranh của mình Còn nữ họa sĩ Trần Thị Trường thì cho rằng: “Tháng Ba” chính là cú lội ngược dòng của hai người đàn bà tri thức Thủ đô. Bởi dù có năng khiếu hội hoạ từ nhỏ nhưng thực tế cuộc sống đã đưa cả hai bà rẽ theo những ngành nghề khác nhau. Chỉ những năm tháng về hưu, sự đam mê ấy mới có cơ hội trỗi dậy và họa sĩ Hải Kiên – một người thầy tâm huyết, đã giúp họ biết cách để truyền đi những thông điệp tích cực trong cuộc sống. Một tác phẩm hết sức tinh tế, nhẹ nhàng của họa sĩ Lê Thiếu Ngân Họa sĩ Lê Thiếu Ngân là con gái của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Lê Vượng, bà từng học khoa tiếng Nga, trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội. Chồng bà là nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Nguyễn Phú Bình, từng có các nhiệm kỳ Đại sứ ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong vai trò phu nhân Đại sứ, bà đã tham gia các hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam, các hoạt động ngoại giao và các hoạt động của Phu nhân Ngoại giao tại nước sở tại. Dạy tiếng Việt cho Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc; tổ chức Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản; tổ chức cuộc Gặp gỡ mùa thu (Vietnam Autumn Cutural Meeting) cho Hội Phụ nữ Châu Á - Thái Bình Dương tại Đại sứ quán. Còn tác giả Trần Thị Trường đã có một cuộc đời hoạt động nghệ thuật sôi nổi, với hàng loạt tác phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực văn chương như Lời cuối cho em, Kẻ mắc chứng điên, Tình câm... Bà được coi là nhà văn tiêu biểu khi viết về thân phận phụ nữ, đi vào nội tâm nhân vật nữ, những góc buồn khổ, khó nói. Chân dung Phạm Trần Mỹ Phương do nữ họa sĩ Trần Thị Trường khắc họa một cách trân trọng được trưng bày tại triển lãm Tháng Ba Từng học Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp khóa 1973 - 1978 nhưng không tốt nghiệp do hoàn cảnh gia đình, ở tuổi gần 70, nhà văn Trần Thị Trường mới quay trở lại với niềm đam mê hội họa. Năm 2019, bà gặp họa sĩ Hải Kiên và theo học từ đó tới nay. Chỉ sau 8 tháng, Trần Thị Trường đã có triển lãm lần I bày 48 bức tranh tại Ngô Quyền, một triển lãm để lại nhiều ấn tượng cho người thưởng thức và giới chuyên môn. Trong 3 năm cầm bút trở lại, Trần Thị Trường mỗi ngày một "chín" thêm trong nghề. Rất nhiều chân dung văn nghệ sĩ, nhà chính trị, ngoại giao, bác sĩ, luật sư… đã được Trần Thị Trường thể hiện thành công như: Nhà thơ Xuân Quỳnh, Đoàn Ngọc Thu, Trần Kim Hoa, ca sĩ Ngọc Tân, Cellist Ngô Hoàng Quân, nhạc trưởng Lê Phi Phi… Mai ThảoTĐKT- Chiều ngày 22/2, tai Khách sạn Rex, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra sự kiện Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 45 - Hội ngộ cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Kỷ lục lần thứ nhất – 2022 với chủ đề “Cộng đồng Kỷ lục - Khát vọng Việt Nam hùng cường” do Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) tổ chức.
Sự kiện có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Trung ương và địa phương, Lãnh đạo Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Lãnh đạo hơn 20 Trung ương Hội và Hiệp hội trong cả nước cùng cộng đồng 500 Kỷ lục gia Doanh nhân, Doanh nghiệp hữu Kỷ lục và đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí về tham dự.
TS. AHLĐ Nguyễn Quang Mâu, thành viên Liên đoàn các Nhà sáng tạo Thế giới, chủ tịch HĐQT Công ty CP Gốm Đất Việt nhận kỷ niệm chương “Tinh hoa Kỷ lục” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng.
Cũng trong chương trình này Tổ hợp Công ty CP Gốm Đất Việt vinh dự được đón nhận kỷ niệm chương “Tinh hoa Kỷ lục” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng, qua đó Gốm Đất Việt cùng với Tập đoàn Vingroup là 02 đơn vị duy nhất của Miền Bắc được nhận kỷ niệm chương “Tinh hoa Kỷ lục” trong dịp hội ngộ lần này.
Gốm Đất Việt là thương hiệu gạch ngói đất sét nung số 1 Việt Nam được sáng lập và lãnh đạo bởi AHLĐ. TS. Nguyễn Quang Mâu, thành viên Liên đoàn các Nhà sáng tạo Thế giới, Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Công ty CP Gốm Đất Việt và ông Trần Duy Hưng, cố vấn HĐQT, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh.
Tổ hợp Công ty CP Gốm Đất Việt đón nhận Kỷ lục Việt Nam.
Với phương châm: “ Sự hài lòng của khách hàng là thành công của chúng tôi”, Gốm Đất Việt luôn không ngừng cải tiến, sáng tạo nhằm cho ra những sản phẩm mới, chất lượng, với tính năng ưu việt nhằm đáp ứng mọi thị hiếu của khách hàng, mang lại vẻ đẹp sang trọng, ấm áp cho mỗi công trình, với giá thành hợp lý nhất, trở thành sự lựa chọn hàng đầu của mọi khách hàng.
Toàn cảnh Tổ hợp Công ty CP Gốm Đất Việt.
Ngoài ra, cũng trong dịp Hội ngộ Kỷ lục lần này Tổ hợp Công ty CP Gốm Đất Việt cũng đón nhận thêm 05 Kỷ lục Việt Nam đó là: Đơn vị đạt nhiều giải nhất trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2020 (2 giải nhất, 1 giải nhì). Đơn vị có tổng diện tích tranh bích họa đa chủ đề được trang trí trong khuôn viên nhà máy lớn nhất Việt Nam ( 3.075,72m2). Doanh nghiệp sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng phương pháp nghiền khô siêu mịn có dây chuyền lò nung tuynel sản xuất gạch ngói cao cấp có tốc độ nung nhanh nhất Việt Nam (50 xe Goòng/24h/ lò nung). Đơn vị sản xuất loại ngói đất sét nung lớn nhất (500x 300mm) bằng công nghệ nghiền khô siêu mịn. Doanh nghiệp có trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm trong lĩnh vực gạch ngói đất sét nung đồng bộ và có diện tích lớn nhất.
Hồng Thiết
TĐKT - Ngày 16/2, tại đền Lưu Phái (xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì) diễn ra Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với nghi lễ hầu đồng do Nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa thực hiện, với sự hỗ trợ của Công ty cổ phần đầu tư Laicity.
Chương trình có sự tham dự của đại diện UNESCO tại Việt Nam. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016 không chỉ nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của đạo Mẫu, mà giúp nhân dân hiểu sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa thờ Mẫu trong đời sống tinh thần của cộng đồng.
Phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc
Trong không khí những ngày đầu năm mới 2022, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt với nghi lễ hầu đồng là hình thức diễn xướng tâm linh thường diễn ra ở các điện, đền, phủ. Trong đó, hầu đồng là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thánh vào thân xác thanh đồng để cầu mong những nhu cầu của cuộc sống hiện thực như sức khỏe, tiền tài, hạnh phúc… Qua nghi lễ hầu đồng, chúng ta sẽ hiểu biết được trang phục, cách sinh hoạt của cha ông xưa, được chiêm ngưỡng sự hiện thân của các thần linh đã được “lịch sử hóa” với những chiến công, phong cách rất riêng của từng nhân vật. Đây là một bộ sưu tập lịch sử và văn hóa vô cùng phong phú và sinh động, một “bảo tàng sống” của văn hóa Việt Nam.
Một trong những yếu tố sân khấu dễ thấy trong nghi lễ hầu đồng là sự xuất hiện những nhân vật mang điệu múa khác nhau với những tính cách khác nhau như: múa mồi, múa kiếm, múa chèo đò… Những nhân vật, những tính cách khác nhau ấy, múa và hát văn cũng có những làn điệu thích hợp. Điều đó cho thấy sự phong phú và đa dạng của nghệ thuật múa dân gian, của nghệ thuật hát văn trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa - thủ nhang đền Lưu Phái - thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Là một trong những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu hơn 30 năm qua, nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa - thủ nhang đền Lưu Phái cho biết, tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Trong văn hóa truyền thống của Việt Nam thường có lễ Tết thượng nguyên đầu năm để cầu mong cho mọi người một năm mới có nhiều sức khỏe, đất nước Việt Nam bình an, thịnh vượng, thế giới được hòa bình.
Bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa của Tổ chức UNESCO tại Việt Nam
Chia sẻ về nét đẹp của di sản văn hóa này, bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa của Tổ chức UNESCO tại Việt Nam cho biết, với những giá trị văn hóa, tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, hồ sơ “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” đã đáp ứng 5 tiêu chí để đăng ký vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vì thế, ngày 1/12/2016, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại Ethiopia, di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
“Kể từ đó đến nay, di sản này đã khẳng định sức sống bền vững, có sức lan tỏa mạnh thông qua nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị của cộng đồng. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được vinh danh trong danh sách các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không chỉ tồn tại ở nghi thức chính hầu đồng mà đó là cả hệ thống thực hành tín ngưỡng bao gồm rất nhiều yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, vũ đạo (múa thiêng), hát văn, lễ hội dân gian, các nghi thức trong việc thờ mẫu” – bà Hường chia sẻ.
Hạn chế những biến tướng, thương mại hóa
Theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, toàn thành phố có hơn 2.000 địa điểm, di tích thờ Mẫu, trong đó có 4 phủ, 210 đền, 892 điện, 33 miếu và số còn lại là điện tư nhân. Đáng nói, số lượng thuộc sở hữu tư nhân tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, nhất là khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trong quá trình phát triển thời gian qua cho thấy, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt không tránh khỏi những bất cập khi một số thanh đồng, cung văn đang tận dụng tín ngưỡng để thực hiện mục đích tư lợi cá nhân. Điều này đang đặt ra vấn đề nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và những người tham gia thực hành di sản nhằm bảo tồn ý nghĩa, giá trị tốt đẹp của Tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, người muốn trở thành đồng thầy phải trải qua 12 năm tu dưỡng mới được "đẻ đồng", nhưng không ít người mới "thử đồng" được 3 năm, thậm chí 1 năm đã tự phong cho mình là đồng thầy. Cũng từ đó, nhiều đồng thầy coi việc Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt như một nghề, lợi dụng vào lòng tin của mọi người để thu lợi cá nhân.
Nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa cho rằng, thời gian qua Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được thực hành rất hiệu quả khi di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại này nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, các chuyên gia văn hóa… Thế nhưng không thể phủ nhận bên cạnh đó vẫn còn một số hiện tượng biến tướng của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu mà dư luận xã hội đã phản ánh, lên án, cần sớm loại bỏ để chung tay gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Về vấn đề này, bà Phạm Thị Thanh Hường cho rằng, được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm vinh dự, tự hào, khẳng định giá trị, đóng góp của văn hóa Việt Nam đối với nền văn hóa chung của nhân loại. Cùng với niềm vinh dự đó là trách nhiệm phải bảo tồn, phải phát huy di sản tốt hơn. “Tất cả các bên liên quan cần thực hiện thật tốt chương trình hành động quốc gia, nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di sản, cần để Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được thực hiện, trao truyền đúng với ý nghĩa bản sắc tốt đẹp vốn có, không bị làm sai lệch, biến tướng, làm tầm thường hóa, thương mại hóa" – bà Hường chia sẻ.
Theo bà Phạm Thị Thanh Hường, điểm đặc biệt trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ là thực hành văn hóa duy nhất đến nay của người Việt mà trong đó có sự kết hợp của thần đạo, Phật giáo và thánh bản địa. “Trong thời gian qua chúng tôi ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của cộng đồng cũng như các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc hạn chế những hành vi tiêu cực, thương mại hóa khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong đó, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cùng với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia văn hóa cũng như các địa phương để phát huy các giá trị nhân văn cao đẹp của di sản này, ca ngợi hình tượng Mẫu như biểu tượng của lòng từ bi và khoan dung, tôn trọng và thúc đẩy đa dạng văn hóa và đối thoại văn hóa tộc người, tăng cường sợi dây tinh thần gắn kết cộng đồng, đồng thời vừa góp phần hạn chế những tiêu cực” – bà Hường nhấn mạnh.
Nghệ sĩ hát chầu văn Nguyễn Xuân Chinh
Là một nghệ sĩ hát chầu văn nhiều năm, anh Nguyễn Xuân Chinh chia sẻ: “Sau nhiều năm tham gia hát chầu văn phục vụ nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa hầu đồng tôi đã hiểu được rất nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống qua nghi lễ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Là một nghệ sĩ trẻ, tôi luôn ý thức trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại này, đặc biệt là góp phần chung tay loại bỏ những hành vi phản cảm về văn hóa trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu này”.
Bà Nguyễn Thị Kim Đức và ông Nguyễn Tài Tuệ đại diện Công ty CP Đầu tư Buta Technology đến tham dự chương trình
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản văn hóa đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại. Đồng thời, sự vinh danh này đã làm cho cộng đồng, những người thực hành di sản nhận thức sâu sắc thêm về di sản của mình để họ tự hào và tích cực hơn trong công tác tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của di sản. Để phát huy giá trị văn hóa của di sản, bên cạnh việc xử lý nghiêm những biểu hiện lệch lạc, chưa hay và chưa đẹp, lợi dụng tín ngưỡng này để trục lợi thì cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho mọi người dân hiểu được giá trị tích cực của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu và những hạn chế, để từ đó có ý thức đấu tranh, đẩy lùi hạn chế, phát huy cái tốt... Có như vậy, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu mới trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống của người Việt.
Phùng Thị Ngọc Loan
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- …
- sau ›
- cuối cùng »