Cải thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện đổi mới và phát triển doanh nghiệp
TĐKT - Sáng 18/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức Diễn đàn Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp. Chương trình được tổ chức nhằm tạo một diễn đàn đa chiều, thảo luận về tình hình kinh tế và phát triển kinh doanh trên thế giới và Việt Nam. Đây là cơ hội quý báu để các nhà quản lý, lãnh đạo các bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp và nhà đầu tư nhìn lại toàn cảnh nền kinh tế và định hướng cho những năm tiếp theo; thảo luận và đối thoại về những nhu cầu, những vấn đề thực tiễn cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để các doanh nghiệp phát triển bền vững. Diễn đàn Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Phát biểu khai mạc Diễn đàn, PGS. TS. Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhận định: Phát triển doanh nghiệp là yếu tố sống còn đối với hiệu quả hoạt động, tạo công ăn việc làm và thịnh vượng trong mỗi nền kinh tế. Mức độ năng động của khu vực doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng môi trường pháp quy. Nếu có các quy định thực sự có chất lượng, hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tham gia thị trường một cách công bằng, góp phần cắt giảm chi phí giao dịch, bảo vệ nhà đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh công bằng thì những quy định đó chắc chắn sẽ góp phần đáng kể vào tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong suốt chặng đường phát triển, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm và không ngừng cải thiện môi trường pháp quy. Luật Doanh nghiệp năm 2000 là một dấu mốc quan trọng trong quá trình này. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã phát triển nhanh chóng và tạo bước đột phá, số các doanh nghiệp đang hoạt động đã tăng hơn 13,3 lần trong giai đoạn 2000 - 2015 và vào năm 2018, tổng số doanh nghiệp đã đạt trên 700 nghìn doanh nghiệp, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của cả nước. Đây là một bộ phận quan trọng của xã hội, tạo ra công ăn, việc làm, sản xuất ra của cải, vật chất và có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Bên cạnh những kết quả trong đổi mới và phát triển doanh nghiệp, phải thừa nhận rằng phát triển kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước còn có quy mô nhỏ, năng lực sản xuất, cạnh tranh trong môi trường toàn cầu còn hạn chế. Diễn đàn được xây dựng gồm 2 phần: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và phát triển; phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế số. Tại Diễn đàn, các diễn giả và khách mời đã cùng nhau phân tích, làm rõ nhiều nội dung đáng quan tâm: Bức tranh toàn cảnh về phát triển doanh nghiệp; cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế mới; vai trò của chính phủ đối với việc phát triển doanh nghiệp hiện nay; định hướng phát triển doanh nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập; chính sách và môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thực trạng đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Các đại biểu cho rằng: Hoạt động cải cách chính sách để thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nước sẽ cần phải được thực hiện mạnh mẽ hơn để trở thành động lực chính nhằm tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp cần hướng tới sự phát triển bền vững và tự chủ. Trước những cơ hội và thách thức do nền kinh tế số mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động đầu tư cải tiến công nghệ, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng những mô hình, phương thức kinh doanh mới, quyết “khai tử” những yếu tố lạc hậu, không còn phù hợp, ứng dụng cách thức mới để phát triển nhanh hơn. Đồng thời, nghiên cứu một cách bài bản, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Phương Thanh - Mai ThảoKinh tế
TĐKT - Chiều 7/6, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề “Tình hình nợ công và các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ nợ công, đảm bảo nợ công an toàn, bền vững”.
Toàn cảnh họp báo
Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết: Năm 2018 đã huy động vốn vay trong nước 250,5 nghìn tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi ngân sách trung ương và trả nợ gốc, đạt 90,8% so với kế hoạch và chiếm 78,6% cơ cấu vay vốn của Chính phủ, trong đó kênh phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo.
Cũng trong năm 2018, giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ khoảng 3.010 triệu USD, chiếm 21,4% cơ cấu huy động vốn của Chính phủ. Việc thực hiện nghĩa vụ trả các khoản trả gốc, lãi của Chính phủ nằm trong mức đã được phê duyệt tại các Nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo đầy đủ, đúng hạn theo cam kết.
Ngoài ra, ngân hàng phát triển huy động được 16.545 tỷ đồng (bằng 95% kế hoạch) với 74,3% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên; ngân hàng chính sách xã hội huy động được 9.670 tỷ đồng (bằng 100% hạn mức phát hành) với 71% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên.
Đến 31/12/2018, dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của 2 ngân hàng chính sách là 157.738 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cuối năm 2017.
Tiếp tục bám sát chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 07-NQ/TW, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chủ động tăng cường kiểm soát việc cấp bảo lãnh và quản lý rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước (NSNN). Năm 2018 không cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các dự án vay vốn trong nước.
Trong năm 2018, đã thực hiện cấp bảo lãnh chính phủ cho 2 dự án điện với tổng trị giá là 1.614 triệu USD. Không sử dụng hạn mức bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nước ngoài trong năm và dư nợ cuối năm bằng 4,4% GDP (giảm 0,6% so với cuối năm 2017). Về cơ bản, các dự án được Chính phủ bảo lãnh trả nợ đầy đủ đúng hạn.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại trình bày báo cáo tại buổi họp
Các chỉ tiêu về nợ công đến ngày 31/12/2018 cụ thể như sau: Chỉ tiêu nợ công/GDP đạt 58,4% GDP, thấp hơn mức trần là 65%; nợ Chính phủ/GDP đạt 50% GDP, mức trần là 54%; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu NSNN là 15,9%, thấp hơn nhiều so với yêu cầu là 25%; nợ nước ngoài quốc gia/GDP là 46%, trong khi mục tiêu đặt ra là 50%.
Một số thách thức khác trong báo cáo của Bộ Tài chính cũng đã đề cập là rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm, điều này sẽ tác động đến việc bố trí nguồn trả nợ trong cân đối NSNN.
Đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ, trong 5 năm tới các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư. Thay vào đó, Chính phủ cần huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối NSNN và đầu tư công trung hạn.
Riêng về giải pháp nhằm đảm bảo an toàn nợ công, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Võ Hữu Hiển cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt chỉ đạo và chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công tại để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đặc biệt tập trung tái cơ cấu các khoản nợ để giãn đỉnh nợ, tránh việc trả nợ dồn vào một thời điểm, tác động đến cân đối ngân sách.
Ngoài ra, tích cực phổ biến, tuyên truyền, tập huấn về các nghiệp vụ quản lý nợ công tới các đối tượng liên quan nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đồng bộ và hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý nợ công; tổ chức đối chiếu, rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu vay của các bộ ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng vốn vay công để dự báo tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ sau năm 2020; tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, thị trường trái phiếu Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện hạn mức nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, bảo đảm trong hạn mức được phê duyệt, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn.
Hồng Thiết
VNPT ra mắt gói cước HOME: Tốc độ Internet gấp đôi, hỗ trợ truyền hình 4K
TĐKT - VNPT chính thức thông báo ra mắt nhóm gói cước HOME tích hợp Internet cáp quang và truyền hình theo tiêu chuẩn chất lượng mới, siêu tốc độ và hỗ trợ trải nghiệm 4K với mức giá chỉ từ 189.000 đồng/tháng. Dành cho khách hàng có nhu cầu sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao, HOME gồm các gói: HOME 1, HOME 2, HOME 3 cung cấp đường truyền Internet có băng thông tương ứng từ 30 Mbps, 40 Mbps, 50 Mbps, giá cước chỉ từ 189.000 đ/tháng. Tốc độ của các gói cước đảm bảo đường truyền mượt mà cho nhiều nhiều người dùng, nhiều thiết bị, ứng dụng cùng lúc, thích hợp cho mức độ sử dụng của cả gia đình nhiều thành viên hay hộ kinh doanh nhỏ. VNPT ra mắt gói cước HOME Đặc biệt, tiêu chuẩn tốc độ mới của VNPT cũng nhằm hỗ trợ khách hàng nâng cao trải nghiệm giải trí khi xem phim, truyền hình 4K (Ultra HD) hay các dịch vụ trực tuyến như livestream, video call, video conference, game online… Với HOME, những hạn chế về đường truyền trước đây như độ trễ, giật đều sẽ được giảm thiểu tối đa, duy trì kết nối nhanh chóng, ổn định cho người dùng. Đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng tích hợp cả truyền hình và Internet, VNPT cung cấp các gói cước HOMETV 1-2-3 chỉ từ 239.000đ/tháng. Ngoài tốc độ Internet tương tự như các gói HOME kể trên, với HOMETV 1-2-3 khách hàng sẽ được sử dụng thêm dịch vụ truyền hình theo yêu cầu bao gồm đa dạng kênh trong nước và quốc tế được yêu thích như HBO, Max by HBO, Fox Sports, Cartoon Network, Disney Channel...; xem miễn phí hàng ngàn phim đặc sắc, nội dung VOD và gói FIM+. VNPT cũng sẽ sớm giới thiệu dịch vụ truyền hình 4K dành riêng cho khách hàng của nhà mạng cùng nhiều gói nội dung tích hợp hấp dẫn. Đăng ký các gói cước HOME của VNPT, khách hàng cũng sẽ được nhận ưu đãi giảm giá từ nhà mạng. Khi đóng trước cước 6 tháng, khách hàng được tặng ngay 1 tháng. Khi đóng trước cước 12 tháng, khách hàng được tặng thêm đến 3 tháng. Ngoài ra, khách hàng được hoàn toàn miễn phí đầu thu. Ông Nguyễn Trường Giang – Phó Tổng Giám đốc VNPT VinaPhone cho biết, các gói cước HOME đều nằm trong lộ trình của VNPT nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Trước đó, VNPT đã công bố tiến hành nâng gấp đôi tốc độ Internet dành cho tất cả khách hàng hiện tại trên toàn quốc từ 1/6/2019. Trong thời gian tới, VNPT sẽ tiếp tục bổ sung nhiều tiện ích giải trí hấp dẫn cho dòng sản phẩm HOME, nâng cao chất lượng dịch vụ số đáp ứng nhu cầu giải trí và kết nối toàn trình của các hộ gia đình. Để tham khảo các gói cước HOME của VNPT, khách hàng có thể truy cập website https://vnpt.com.vn hoặc gọi đến các tổng đài miễn phí 18001166, (mã vùng) 800126. La GiangTĐKT - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) Ngô Sơn Hải cho biết điện năng là một hàng hóa đặc biệt, việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, người dùng sử dụng điện trước và trả tiền sau. Khi huy động các nhà máy điện phát điện, về nguyên tắc sẽ huy động các nhà máy có giá thấp phát điện trước, nhà máy có giá cao phát điện sau cho đến khi đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.
Vì đặc điểm này, nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, nhiều nước trên thế giới áp dụng giá điện theo các bậc thang để phù hợp với các mức sử dụng điện khác nhau của các hộ dân với giá điện của các bậc tăng dần (hộ sử dụng điện càng nhiều sẽ phải áp dụng giá điện cao hơn).
Ở Việt Nam cũng đã áp dụng theo giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ năm 1994 đến nay (từ 1994 - 1997 áp dụng 4 bậc thang; từ 1997 - 2007 áp dụng 5 bậc thang; từ 2007 - 2011 áp dụng 6 bậc thang; từ 2011 - 2014 áp dụng 7 bậc thang; từ ngày 1/6/2014 đến nay áp dụng 6 bậc thang theo Quyết định 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện).
Ngày 20/3/2019, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 648/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương ứng tỷ lệ tăng giá là 8,36%. Riêng với giá bán lẻ điện sinh hoạt, mức tăng giá của từng bậc thang từ 8,33% - 8,4%.
Biểu đồ mức độ sử dụng điện sinh hoạt
Phó Tổng Giám đốc EVN Ngô Sơn Hải nhấn mạnh, hiện nay, EVN sở hữu khoảng 60% tỷ trọng công suất nguồn toàn hệ thống, bao gồm cả các công ty cổ phần, các tổng công ty phát điện.
Theo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, đến năm 2020, EVN giảm xuống chỉ còn sở hữu khoảng 52%; đến năm 2025 là 30% và năm 2030 còn 18%. Như vậy, trong thời gian tới, việc đáp ứng nhu cầu điện không chỉ là vai trò của EVN mà còn phụ thuộc vào các chủ đầu tư khác.
Phó Tổng Giám đốc EVN Ngô Sơn Hải
Đáng lo ngại là một số dự án của các nhà đầu tư bên ngoài EVN đang chậm tiến độ, nên việc đảm bảo nguồn cung cho tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện vẫn ở mức cao (từ 8 - 9%) là rất khó khăn.
EVN đã chủ động báo cáo Chính phủ, các bộ, ngành để có giải pháp đảm bảo điện trong thời gian tới; trong đó, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các chủ đầu tư đảm bảo tiến độ các công trình nguồn điện.
Về phía EVN, Tập đoàn đã và đang nỗ lực tối đa đảm bảo tiến độ những dự án được giao. Cùng với đó, EVN đã kiến nghị với các bộ, ngành, địa phương có giải pháp, chính sách, cơ chế đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Hồng Thiết
VIETWATER 2019 – Triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành nước tại Việt Nam sẽ trở lại Hà Nội
TĐKT – Sáng 30/5, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam và Công ty UBM Asia họp báo giới thiệu về Triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước tại Việt Nam – VIETWATER 2019. Họp báo giới thiệu Triển lãm Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 24 – 26/7/2019 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế ICE, Hà Nội, hứa hẹn mang nhiều sản phẩm, công nghệ tân tiến của ngành nước đến gần hơn với khách hàng khu vực các tỉnh phía Bắc. Sự kiện nhận được sự hỗ trợ của Hội Cấp thoát nước Việt Nam – đơn vị chủ trì và Bộ Xây dựng. Năm nay là năm đầu tiên sự kiện được đồng tổ chức ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đánh dấu chặng đường 11 năm đồng hành cùng ngành nước Việt Nam. VIETWATER 2019 có quy mô 3500 m2 triển lãm, với sự tham gia của hơn 200 đơn vị đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc… Sự kiện năm nay hy vọng sẽ chào đón hơn 7000 khách tham quan, là các chuyên gia đầu ngành, cùng nhiều hiệp hội và tổ chức đến tham quan và mở rộng hoạt động kết nối giao thương. Đây sẽ là nơi cập nhật các sản phẩm, công nghệ và giải pháp quản lý tân tiến nhất phục vụ trong ngành nước. Trong đó, tiêu biểu là các sản phẩm: Thiết bị khử muối, tách nước, thủy lợi, thiết bị cấp thoát nước, quản lý chất thải môi trường, phụ kiện lọc nước và thoát nước… Trong khuôn khổ triển lãm sẽ diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Quản lý nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”, diễn ra vào ngày 25/7/2019 với sự chủ trì của Hội Cấp thoát nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Hội thảo Kỹ thuật ngành nước là không gian để các nhà triển lãm hàng đầu mang đến những bài thuyết trình, giới thiệu sản phẩm thú vị và sinh động, mang tính ứng dụng cao, đem đến cho khách tham quan cái nhìn khái quát về các công nghệ khi đưa vào quá trình vận hành thực tiễn. Tại họp báo, ông Nguyễn Hồng Tiến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết: Hiện cả nước có khoảng 828 đô thị. Tỷ lệ đô thị hóa trung bình cả nước đạt khoảng trên 38,4%. Tốc độ tăng trưởng đô thị hóa mạnh mẽ hiện tại đòi hỏi sự phát triển đồng bộ cả về quy mô lẫn chất lượng kỹ thuật trong hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Mục tiêu mà ngành nước đặt ra đến năm 2025, từ 95% đến 100% dân cư được cấp nước sạch, tỷ lệ thất thoát nước sạch ở đô thị phải dưới 15%; hệ thống thoát nước phải phục vụ hơn 70% diện tích đô thị, từ 20% - 50% lượng nước thải được thu gom, xử lý; 80% lượng nước thải ở các làng nghề được thu gom và xử lý đạt chuẩn trước khi trở lại môi trường. VIETWATER sau hơn10 năm đồng hành cùng ngành nước Việt Nam đã trở thành sự kiện uy tín thường niên, mang đến cho khách tham quan cơ hội tiếp cận với các công nghệ, thiết bị, phương án xử lý hiệu quả của ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải. Ban tổ chức mong muốn triển lãm sẽ là cầu nối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường. Phương ThanhThúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai
TĐKT - Sáng 30/5, tại Hà Nội, Công ty Reed Tradex Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cùng Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản JETRO tiến hành Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác và công bố Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản (SIE 2019) và Triển lãm Quốc tế Công nghệ Chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (VME 2019). Toàn cảnh họp báo Với sự góp mặt của các đơn vị triển lãm đến từ 16 quốc gia cùng hơn 200 công nghệ và máy móc tiên tiến, Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản (SIE 2019) và Triển lãm Quốc tế Công nghệ Chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (VME 2019) sẽ diễn ra đồng thời từ ngày 14 - 16/8/2019 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Trong khuôn khổ sự kiện, Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2019 được tổ chức với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất linh kiện, chế tạo phụ tùng công nghiệp của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho biết: Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò rất quan trọng, tạo cơ sở để phát triển một nền công nghiệp có sức cạnh tranh cao và bền vững. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ Việt Nam giao Bộ Công thương tích cực triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. Qua đó, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam được tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng hiện đại; nâng cao chất lượng sản phẩm, độ tin cậy và từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành sản xuất quan trọng như ô tô, dệt may, da giày, điện tử. Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành tăng cường năng lực sản xuất và kết nối với các đối tác Nhật Bản. Ông Lê Hoàng Tài tin tưởng rằng chuỗi sự kiện này sẽ là điểm nhấn, tích cực thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đại diện Công ty Reed Tradex Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cùng Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản JETRO ký kết hợp tác Việt Nam đã và đang thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia, mở rộng xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trường, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước vươn ra thế giới. Ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội cho biết: Năm 2018, số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 630 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD, mức đầu tư cao thứ hai tính đến hiện tại. Theo kết quả khảo sát của JETRO năm 2018, khi được hỏi về kế hoạch triển khai hoạt động trong thời gian từ 1 đến 2 năm tới, có gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư vào Việt Nam trả lời rằng “muốn mở rộng hoạt động kinh doanh”. Tuy nhiên một trong số những khó khăn là “tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện còn thấp”. Tỷ lệ này của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 36,3%. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện từ các nước xung quanh như Thái Lan, Trung Quốc. Đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí và rủi ro lớn cho doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế tạo tại Việt Nam, đồng thời cũng là nguyên nhân gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất trung và dài hạn tại Việt Nam. Ngoài ra, ngành công nghiệp hỗ trợ phần lớn do doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm nhận. Những hạn chế về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là một trong những vấn đề còn tồn đọng ở Việt Nam. “Nếu nhìn từ một góc độ khác, nếu giải quyết được những vấn đề nêu trên thì sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chú ý, quan tâm đến ngành sản xuất, chế tạo của Việt Nam. Hơn nữa, có khả năng Việt Nam sẽ được thế giới công nhận là có kỹ thuật sản xuất, chế tạo cao.” – ông Hironobu Kitagawa nhận định. Phương ThanhTĐKT - Chiều 29/5, tại Hà Nội, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tổ chức buổi Broker Meeting gặp và trao đổi với các nhà đầu tư và môi giới, cập nhật tình hình kinh doanh năm 2019, những thành tựu khi áp dụng hệ thống quản lý dự án tích hợp PMS, chia sẻ các dự án trong chiến lược đầu tư nước ngoài.
Toàn cảnh Hội nghị
Tại Hội nghị, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình cho biết: Quý I/2019, doanh thu hợp nhất của Tập đoàn đạt 3.708 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 20% kế hoạch doanh thu năm 2019. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 121 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2018, đạt 17% kế hoạch. Biên lợi nhuận gộp đạt 9,2%, tương đương so với biên gộp của năm 2018.
Giá trị hợp đồng dự trữ từ năm 2018 chuyển qua đạt 24.237 tỷ đồng. Giá trị hợp đồng ký mới từ đầu năm 2019 đến nay đạt 6.516 tỷ đồng. Như vậy, sau khi trừ doanh thu ghi nhận quý I/2019, doanh thu thực hiện từ 1/4/2019 trở đi đạt khoảng 26.946 tỷ đồng.
Chính sách tăng cường quản trị khoản phải thu của Tập đoàn đã thể hiện qua chỉ số phải thu khách hàng/doanh thu đã giảm từ 56% ngày 31/12/2018 xuống còn 51% ngày 31/3/2019. Tỷ trọng phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng/phải thu khách hàng bắt đầu có chiều hướng giảm từ nửa cuối năm 2018, chỉ số này đã giảm từ 63% quý III/2018 xuống còn 43% quý I/2019. Điều này cho thấy chất lượng khoản phải thu ngày càng cải thiện và khả năng cao trong công tác thu hồi các khoản phải thu.
Việc quản trị tốt hơn công tác thu tiền khách hàng cũng giúp tỷ lệ nợ vay có lãi trên vốn chủ sở hữu giảm từ 1,8 lần quý III/2018 xuống còn 1,5 lần quý I/2019.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng chia sẻ về kế hoạch kinh doanh mảng bất động sản của Công ty Tiến Phát giai đoạn 2020 - 2021. Theo đó, Tiến Phát dự kiến ghi nhận lợi nhuận khoảng 250 tỷ, chủ yếu từ bàn giao các dự án Ascent Plaza (quận Bình Thạnh), Ascent Garden Homes (quận 7), Ascent City View (quận 4) tại TP Hồ Chí Minh.
Về lĩnh vực hạ tầng, công nghiệp, Tập đoàn sẽ tập trung phát triển mảng xây dựng hạ tầng giao thông (gồm cảng biển, hàng không, đường cao tốc...), công trình thủy lợi cũng như công trình công nghiệp giai đoạn 2020 - 2025.
Hiện nay, Hòa Bình đang tham gia đấu thầu các gói thầu đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn, cao tốc phía Đông, tuyến đường sắt đô thị Metro 2 tại TP Hồ Chí Minh; các gói thầu khác của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Cần Thơ...
Trong chiến lược phát triển thị trường nước ngoài, Tập đoàn Hòa Bình vẫn đang nghiên cứu và xúc tiến trao đổi với các đối tác về các dự án khả thu ở 2 thị trường tiềm năng là Úc và Canada.
Ngoài ra, Hòa Bình cũng chia sẻ những thành tựu khi áp dụng hệ thống quản lý dự án tích hợp PMS. Với chức năng quản lý thanh toán khối lượng thực hiện với chủ đầu tư và chức năng quản lý chất lượng bằng danh mục, hệ thống PMS đã giúp cho chất lượng thi công ngày càng nâng cao và công nợ khách hàng ngày càng cải thiện. Đồng thời, chức năng đấu thầu online đã được tập đoàn đưa vào sử dụng, giúp cho việc đấu thầu mua sắm vật tư, máy móc thiết bị đơn giản và minh bạch.
Phương Thanh
Thông tin về việc lực lượng chức năng tại cửa khẩu La Lay “làm luật”trong khi làm nhiệm vụ
TĐKT - Thời gian gần đây, có thông tin về việc các lực lượng chức năng tại cửa khẩu La Lay (trong đó có cán bộ Chi cục Hải quan Cửa khẩu La Lay - Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị) có dấu hiệu nhận tiền “bôi trơn” trong khi thực hiện thủ tục cho hành khách, phương tiện qua cửa khẩu. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan thông tin đến các cơ quan báo chí như sau: Với tinh thần không bao che cán bộ và xử lý kỷ luật nghiêm cán bộ có sai phạm, ngay khi báo phản ánh, Tổng cục Hải quan đã khẩn trương yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác minh vụ việc, kiên quyết xử lý tập thể, cá nhân có liên quan sai phạm (nếu có). Cửa khẩu La Lay (Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị) Theo đó, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã tổ chức họp lãnh đạo chủ chốt tại đơn vị và thực hiện ngay một số nội dung sau: Thứ nhất, ban hành Công văn yêu cầu Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay kiểm tra, báo cáo vụ việc báo nêu. Thứ hai, ban hành các Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay và 4 công chức liên quan để làm rõ nội dung báo đưa tin và hình ảnh liên quan đến hoạt động tại cửa khẩu La Lay. Thời hạn đình chỉ công tác 4 công chức liên quan trong 15 ngày kể từ ngày 24/5/2019. Thứ ba, thành lập đoàn kiểm tra tại Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay do đồng chí Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn. Thứ tư, ban hành văn bản chấn chỉnh công tác thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu trên địa bàn; tăng cường giáo dục cán bộ công chức nghiêm chỉnh chấp hành Quy chế thực thi công vụ và xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động trong ngành hải quan. Đối với sự việc này, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục điều tra, xác minh trên tinh thần không bao che, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức vi phạm. Tổng cục Hải quan sẽ thông tin đến các cơ quan báo chí khi có kết quả điều tra, xác minh cụ thể. La GiangTĐKT - Tổng cục Hải quan vừa có công văn giao bổ sung thêm chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2019 cho 3 Cục Hải quan là Bình Định, An Giang và Tây Ninh.
Cụ thể, Cục Hải quan Bình Định được giao bổ sung chỉ tiêu thu là 389 tỷ đồng, trước đó tại Chỉ thị 723/CT-TCHQ, Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu thu NSNN cho Cục Hải quan Bình Định là 711 tỷ đồng. Với sự điều chỉnh giao bổ sung này, tổng chỉ tiêu thu NSNN mà Cục Hải quan Bình Định phải đạt là 1.100 tỷ đồng.
Bổ sung chỉ tiêu thu NSNN cho 3 cục Hải quan
Cục Hải quan An Giang được giao bổ sung chỉ tiêu thu là 80 tỷ đồng. Trước đó tại Chỉ thị 723/CT-TCHQ, Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu thu NSNN cho Cục Hải quan Bình Định là 190 tỷ đồng. Theo đó, tổng chỉ tiêu thu NSNN mà Cục Hải quan An Giang phải đạt là 270 tỷ đồng.
Cục Hải quan Tây Ninh được giao bổ sung chỉ tiêu thu là 320 tỷ đồng. Trước đó tại Chỉ thị 723/CT-TCHQ, Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu thu NSNN cho đơn vị này là 730 tỷ đồng. Với sự điều chỉnh giao bổ sung này, tổng chỉ tiêu thu NSNN mà Cục Hải quan Tây Ninh phải đạt là 1.050 tỷ đồng.
Được biết, đến thời điểm hiện nay, 3 đơn vị trên đều đạt số thu cao so với chỉ tiêu được giao, Cục Hải quan Bình định đạt 84,73% chỉ tiêu thu NSNN, Cục Hải quan An Giang đạt 89,99% chỉ tiêu và Cục Hải quan Tây Ninh đạt 114,86% chỉ tiêu được giao.
Nguyên nhân khiến số thu của của 3 đơn vị này tăng cao trong những tháng đầu năm 2019 là do có một số dự án điện mặt trời đã nhập khẩu trang thiết bị máy móc phục vụ cho các dự án và làm thủ tục hải quan qua các chi cục thuộc các đơn vị trên.
Việc giao tăng chỉ tiêu thu cho một số cục hải quan tỉnh, thành phố là việc điều chỉnh, quản lý công tác quản lý thu của ngành hải quan trong thời gian gần đây. Bên cạnh việc giao tăng chỉ tiêu, Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố phải theo dõi, bám sát nguồn thu để giao chỉ tiêu cho đơn vị hải quan sát thực tế, đồng thời có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thu. Đồng thời thực hiện triệt để các giải pháp trong công tác thu hồi và xử lý nợ thuế.
Năm 2019, công tác thu NSNN của ngành hải quan vẫn tiếp tục chịu tác động giảm thuế suất từ các hiệp định FTAs, đặc biệt trong đó có Hiệp định CPTTP có hiệu lực từ ngày 15/1/2019 . Vì vậy, bên cạnh việc sẽ điều chỉnh giao tăng chỉ tiêu thu cho một số cục hải quan tỉnh, thành phố để đạt được chỉ tiêu thu ngân sách cả năm, Tổng cục Hải quan cũng luôn yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tập trung vào giải pháp tạo thuận lợi và chống thất thu NSNN.
Bảo Hân
TĐKT - Sau ba ngày làm việc nghiêm túc và thảo luận sôi nổi, chiều ngày 24/5, Hội nghị toàn thể mạng lưới Quản lý chi tiêu công tại châu Á (PEMNA) tại Việt Nam năm 2019 với chủ đề “Tái cơ cấu ngân sách và quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn và bền vững” đã có phiên bế mạc tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm kết thúc hội nghị
Hội nghị toàn thể PEMNA năm nay đã quy tụ nhiều bài trình bày về những kinh nghiệm quý báu của các nước thành viên PEMNA và các chuyên gia đến từ các đối tác phát triển, tổ chức quốc tế (World Bank, IMF, UNESCAP...).
Theo đánh giá của ban tổ chức, các bài tham luận và ý kiến trao đổi tại Hội nghị có giá trị thực tiễn cao, có thể áp dụng vào thực tế, góp phần tăng cường chất lượng công tác quản lý tài chính công, từ đó đem lại sự thịnh vượng cho các nước thành viên trong cộng đồng PEMNA, trong đó có Việt Nam.
Tại phiên bế mạc, Trưởng Ban Thư ký PEMNA đã báo cáo các nội dung được đưa ra bàn luận và thông qua tại phiên họp Ban chỉ đạo PEMNA diễn ra sáng ngày 24/5/2019.
Trong đó, Hội nghị đã thông qua báo cáo hoạt động của PEMNA một năm qua; thảo luận, thống nhất sửa đổi quy chế hoạt động của Mạng lưới PEMNA hướng tới các hoạt động mang tính thực tiễn và có ý nghĩa hơn; thông qua kế hoạch hành động trung hạn (2019 - 2022) để định hướng cho các hoạt động trong tương lai; nghe các báo cáo về chương trình hoạt động trong thời gian tới của cộng đồng hành nghề ngân sách (B-CoP) và cộng đồng hành nghề Kho bạc (T-CoP).
Ban chỉ đạo PEMNA cũng đã công bố điều chỉnh nhân sự tham gia Ban chỉ đạo PEMNA, Ban thư ký PEMNA và Chủ tịch cộng đồng B-CoP.
Hội nghị cũng thông qua việc Bộ Tài chính nước CHDCND Lào sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị toàn thể PEMNA năm 2020. Thay mặt cho nước chủ nhà PEMNA 2019, đại biện Bộ Tài chính Việt Nam đã chúc đại diện Bộ Tài chính nước CHDCND Lào chuẩn bị tốt các điều kiện để Hội nghị toàn thể PEMNA 2020 đạt kết quả tốt đẹp.
La Giang
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 90
- 91
- 92
- 93
- 94
- …
- sau ›
- cuối cùng »