Kinh tế

Hội thảo: "Lạm phát, lãi suất và chứng khoán"

TĐKT - Sáng 15/7, tại Hà Nội, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS) đã tổ chức Hội thảo: "Lạm phát, lãi suất và chứng khoán" với sự tham gia của các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo bộ ngành. Hội thảo của VFCA và VFS được tổ chức trong bối cảnh lạm phát đang tăng cao kỷ lục trên thế giới và trở thành một vấn đề nóng ở mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Toàn cảnh Hội thảo Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị. Cụ thể, kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao trong khi nguồn cung bị đứt gãy khiến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng mạnh. Bên cạnh đó, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine càng đẩy giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao và thế giới có nguy cơ phải đối diện với một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ở trong nước, kinh tế phục hồi mạnh, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên nhưng nhìn chung, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, hiện cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh con số này. Chủ tịch VFCA Lê Long Giang cho biết: “Hội thảo sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các chuyên gia đầu ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước gặp gỡ, trao đổi và thảo luận về những tác động của các yếu tố lạm phát và lãi suất đến thị trường chứng khoán hiện nay”. Tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng: Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi khá. Thị trường chứng khoán và bất động sản đang được điều chỉnh, lành mạnh hóa. Cơ hội đầu tư thiên về hướng sàng lọc, đa dạng hóa, ít đòn bẩy và hướng về trung, dài hạn nhiều hơn. Tuy nhiên, tác động của việc USD tăng giá mạnh sẽ tạo rủi ro về tỷ giá. Lãi suất USD và ngoại tệ khác tăng, chi phí vay nợ, trả nợ bằng USD tăng dẫn tới những rủi ro vỡ nợ tăng. Đánh giá về áp lực đối với lạm phát trong 6 tháng cuối năm 2022, ông Lực cho rằng giá hàng hóa thế giới còn tăng và Việt Nam đứng trước nguy cơ nhập khẩu lạm phát, nhất là khi Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu. Cùng với đó, lương tối thiểu vùng, phí giáo dục, giá dịch vụ y tế… tăng từ tháng 07/2022 và tác động vòng 2, vòng 3 của việc tăng giá xăng dầu, giá nguyên nhiên liệu tạo áp lực lạm phát. Đà hồi phục kinh tế và sự sôi động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cũng tạo ra áp lực lạm phát do cầu kéo. Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng “Muốn xử lý tốt vấn đề lạm phát, Việt Nam cũng như nhiều nước cần kết hợp các chính sách, can thiệp trực tiếp vào lãi suất cơ bản.” Bàn về giải pháp cho doanh nghiệp, theo TS. Cấn Văn Lực, doanh nghiệp, nhà đầu tư cần tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ, tiết giảm chi phí, giữ lao động, tăng năng suất lao động. Đặc biệt, doanh nghiệp nên áp dụng mô hình 6Rs, bao gồm: Respond (thích ứng, linh hoạt), Recover (phục hồi càng nhanh càng tốt), Restructure (tái cấu trúc), Re-invent (đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số), Risk management (quản lý rủi ro), Resilience (tăng sức đề kháng khả năng chống chịu các cú sốc)… Phương Thanh

Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục xin đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

TĐKT - Sáng 14/7, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn thủ tục xin đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho hơn 20 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp, dịch vụ phần mềm. Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương Đặng Hoàng Hải chủ trì Hội nghị. Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương Đặng Hoàng Hải Theo quy định tại Điều 63, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử của Chính phủ, để doanh nghiệp được hoạt động trong lĩnh vực Chứng thực hợp đồng điện tử cần phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép hoạt động cung cấp dịch vụ. Do vậy, tại buổi tập huấn này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tập trung vào hướng dẫn các doanh nghiệp những thủ tục, hồ sơ cần thiết để được cấp đăng ký hoạt động cung cấp chứng thực hợp đồng điện tử. Quang cảnh Hội nghị Hiện nay Chính phủ đang xây dựng mục tiêu số hóa các lĩnh vực trọng điểm tạo nền tảng để hình thành quốc gia số tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời cũng thúc đẩy và khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp phát triển theo định hướng này. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 vừa qua cũng là bước ngoặt để các doanh nghiệp mạnh dạn triển khai các kế hoạch về công nghệ để đáp ứng nhu cầu thị trường theo đúng định hướng của Chính phủ. Thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tiến hành làm việc với các doanh nghiệp khảo sát hệ thống hợp đồng điện tử tích hợp với Trục phát triển hợp đồng điện tử quốc gia để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí nghiệp vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống khi kết nối, tích hợp kỹ thuật. Cục cũng đã gửi các tài liệu hướng dẫn, tài liệu tích hợp đến các doanh nghiệp, liên tục hỗ trợ giải đáp thắc mắc, các vấn đề gặp phải khi kết nối hệ thống. Đến nay, các đơn vị đang tiến hành kết nối kỹ thuật, trong đó đã có nhiều đơn vị đã tích hợp hoàn thiện. Ngoài ra, ngay sau khi Thông tư 01/2022/TT-BCT có hiệu lực ngày 08 tháng 3 năm 2022, Cục đã và đang tiếp tục triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp về hồ sơ mẫu để cấp đăng ký theo quy định. Ông Đặng Hoàng Hải cho biết, Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu để hoàn tất các quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả và giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp. Chính vì vậy, trách nhiệm giờ đây của doanh nghiệp khi tham gia là phải xây dựng, quản lý, duy trì, vận hành hệ thống hợp đồng điện tử kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam như thế nào để đảm bảo được tối đa tính bảo mật, toàn vẹn, không thể chối bỏ của các hợp đồng điện tử mà mình lưu trữ và xác thực. Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chia sẻ tại Hội nghị Hướng dẫn cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình đăng ký, vận hành, biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã giải thích rõ những thông tin chi tiết về các điều khoản triển khai, các biện pháp, quy trình nghiệp vụ lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu của chứng từ điện tử, Hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử của doanh nghiệp; phương án định danh và chứng thực điện tử của các bên liên quan đến hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật; phương án, quy trình tra cứu hợp đồng điện tử đã được chứng thực trên hệ thống. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được hướng dẫn các phương án bảo mật hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, bảo mật an toàn thông tin khách hàng; biện pháp hỗ trợ khách hàng gặp sự cố trong quá trình cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử và quy trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại giữa các bên liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử… Tại Hội nghị, các doanh nghiệp đều thể hiện mong muốn được Bộ Công Thương xem xét hồ sơ, hướng dẫn những thủ tục, hồ sơ cần thiết để nhận được giấy phép hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đề xuất được giải đáp, tháo gỡ những khó khăn liên quan đến việc lưu trữ, khâu hậu kiểm, quản lý và đảm bảo tính toàn vẹn của chứng từ điện tử do các tổ chức, cá nhân khởi tạo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bằng phương thức điện tử. Các doanh nghiệp tại buổi tập huấn cũng đã cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp các sản phẩm/dịch vụ, nền tảng uy tín chất lượng, đảm bảo việc triển khai, vận hành, xử lý sự cố phát sinh diễn ra đúng luật, đúng quy định, bảo vệ quyền lợi các chủ thể ký hợp đồng điện tử - góp phần thúc đẩy Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ đề ra. Phương Thanh  

Nghiên cứu và phát triển trầm hương tại Việt Nam

TĐKT - Ngày 12/7, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược Việt; Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý và Tạp chí Việt Nam Hội nhập đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và phát triển trầm hương Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và phát triển trầm hương Việt Nam” Đây là hội thảo khoa học về trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, với sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia, học giả có uy tín, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trầm hương, cùng sự hiện diện của đông đảo các cơ quan báo chí, truyền hình, truyền thông; thể hiện sự quan tâm lớn về vấn đề phát triển trầm hương. Trầm hương là một trong những loại lâm sản có giá trị thương mại quốc tế, thuộc loài cây trong nhóm cây chứa tinh dầu mà tinh dầu ấy có thể làm được dược liệu, hương liệu và thực phẩm quý. Đặc biệt, nước ta lại là một quốc gia có tiềm năng, lợi thế rất lớn để có thể phát trầm hương chất lượng cao và sản lượng lớn. Song cho tới nay, tiềm năng ấy vẫn chưa được khai thác và phát huy đúng mức, vẫn chưa có được thương hiệu về trầm hương tương xứng với lợi thế có được… Tại Hội thảo, các tham luận của GS.TS Hoàng Văn Sâm -Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược Việt, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an; ông Phạm Thanh Tùng - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Du lịch Nông nghiệp... được trình bày đều tập trung khẳng định những giá trị quý trầm hương Việt, đồng thời nêu lên thực trạng hiện nay và đưa ra những giải pháp cụ thể cho sự phát triển của ngành trầm hương hiện nay. Trong đó có những tham luận tạo được sự quan tâm từ phía đại biểu tham dự hội thảo như: Tình trạng và đề xuất giải pháp khoanh vùng bảo tồn, phát triển các loại dó bầu tự nhiên tại Việt Nam của Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiện; ứng dụng của trầm hương trong nhu cầu nghiên cứu và phát triển y dược Việt của Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Việt; hiệu quả của trầm hương trong lĩnh vực phát triển kinh tế mạnh mẽ ở vùng thuần nông nghiệp của Viện Kinh tế Du lịch Nông nghiệp… Đặc biệt, từ góc độ chính sách, pháp luật và quản lý, tham luận của Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý đã làm rõ những hạn chế và bất cập hiện nay liên quan đến cơ chế, chính sách để phát triển ngành trầm hương; đồng thời đưa ra nhiều giải pháp và kiến nghị về chính sách và công tác quản lý để phát triển ngành trầm hương Việt Nam. Cụ thể: Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn với lãi suất và thời hạn vay ưu đãi để khuyến khích sản xuất do mô hình trồng cây dó bầu để cấy tạo trầm hương cần thời gian dài (trên 10 năm) và tiêu tốn nguồn vốn lớn; cần sự bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trầm hương ra nước ngoài; có chính sách khuyến khích nghiên cứu công nghệ tạo trầm để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và có thể chuyển giao rộng rãi công nghệ tạo trầm; có cơ chế hỗ trợ thông tin đầy đủ về thị trường trầm; cần có các quy định cụ thể về chất lượng cây giống, hỗ trợ nghề nghiệp để người dân an tâm sản xuất… Tại Hội thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Trầm hương sinh học TTT, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển trầm hương Việt Nam (trực thuộc Viện Y dược Việt) Lê Văn Giang đã trình bày về “Giải pháp xanh cho ngành trầm hương Việt Nam” - Công nghệ cấy tạo trầm hương TTT – Đục hộc và kích thích sinh học được thực hiện trên hàng trăm hecta dự án dó bầu thuộc sở hữu của công ty. Theo ông Giang, đây là phương pháp cấy tạo được đánh giá an toàn, có ảnh hưởng tích cực lên các quần thể cây dó bầu do không làm chết cây, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao do chủ động tạo ra được trầm hương, vừa góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn và duy trì loài cây quý này. Công nghệ tạo trầm sinh học hiện tại của Công ty TTT được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao, coi đây một giải pháp hiệu quả cho việc phát triển trầm hương Việt Nam theo hướng bền vững... Hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến hữu ích của các đại biểu với những góc nhìn đa chiều, khách quan về thực trạng cũng như kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển ngành trầm hương Việt Nam đúng với tiềm năng, từng bước vươn ra thế giới. Đáng chú ý, trong đó có phát biểu của ông Rishi Firoz - Giám đốc phát triển kinh doanh tập đoàn Leading Performance Life University (LPU - Singapore), người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tiêu dùng và thương mại trầm hương, đã chia sẻ về tiềm năng của thị trường trầm hương thế giới khi nguồn cung ngày càng cạn kiệt và đắt đỏ, và bày tỏ mong muốn được hợp tác với các đơn vị có thể cung cấp nguồn sản phẩm trầm hương sạch với số lượng lớn. Theo GS.TS Hoàng Văn Sâm -Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì Hội thảo đánh giá:  Hội thảo đã đưa ra cái nhìn tổng quát về ngành trầm hương Việt Nam, tạo cơ hội trao đổi ý kiến của các chuyên gia trong các ban, ngành liên quan để đánh giá từ cơ sở lý luận tới thực tiễn những giá trị kinh tế, tiềm năng ứng dụng khoa học của trầm hương cũng như tính cấp thiết trong việc bảo tồn, phát triển loài cây dó bầu thông qua những cơ chế, chính sách phù hợp và công tác truyền thông tích cực, lan tỏa. Từ đó, thống nhất đưa ra được tiền đề xây dựng hành lang pháp lý và cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng cũng như giúp phát triển mạnh mẽ ngành trầm hương nước ta... Hồng Thiết

Hướng tới phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu

TĐKT - Được tổ chức trong thời điểm nước ta bắt đầu triển khai chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, Kỳ họp III của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) do Việt Nam đăng cai và VCCI cùng ABAC Việt Nam chủ trì tổ chức là một sự kiện có ý nghĩa kinh tế - thương mại quan trọng. Những chủ đề được thảo luận trong Kỳ họp lần này là những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp khu vực đặc biệt quan tâm, hướng đến phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu. Cơ hội tốt để Việt Nam khẳng định, quảng bá thành tựu đất nước Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là Diễn đàn của các nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị, là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, với mục tiêu chủ yếu là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam gia nhập APEC năm 1998 và là một thành viên tích cực, đến nay đã 2 lần đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC vào năm 2006 tại Hà Nội, năm 2017 tại Đà Nẵng. APEC là diễn đàn quy tụ 15 trên 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm hơn 77% thương mại, gần 81% đầu tư trực tiếp và hơn 85% du lịch. Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) được các nhà lãnh đạo Kinh tế APEC thành lập tháng 11 năm 1995 với mục tiêu tư vấn cho các nhà lãnh đạo về những vấn đề quan trọng hàng đầu liên quan tới hoạt động kinh doanh trong khu vực. ABAC gồm đại diện của 21 nền kinh tế thành viên. Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Chủ tịch ABAC Việt Nam giới thiệu về Kỳ họp ABAC III Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Chủ tịch ABAC Việt Nam cho biết: Năm 2022, Thái Lan giữ vai trò Chủ tịch APEC và ABAC, để khuyến khích sự giao lưu trực tiếp giữa các thành viên thời kỳ hậu Covid nên chủ trương phục hồi họp trực tiếp, hạn chế họp trực tuyến. Tuy nhiên, do Trung Quốc vẫn đang duy trì chính sách “zero Covid”, nên Kỳ họp ABAC III không thể tổ chức tại Trung Quốc như dự kiến. Vì vậy, Chủ tịch ABAC 2022 là Thái Lan đã đề nghị ABAC Việt Nam giúp đăng cai tổ chức Kỳ họp 3 của ABAC trong tháng 7/2022. Nhận thấy đây là thách thức không nhỏ nhưng cũng là cơ hội tốt để Việt Nam khẳng định, quảng bá thành tựu của nước ta trong cuộc chiến chống Covid-19, cũng như trong phục hồi, phát triển kinh tế, VCCI đã báo cáo và được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ủng hộ việc đăng cai tổ chức ABAC III. Kỳ họp ABAC III sẽ diễn ra từ ngày 26 - 29/07/2022, tại khách sạn Hoàng Gia Hạ Long (Royal Ha Long Hotel), thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, dự kiến sẽ có sự tham gia của gần 200 đại biểu (tham dự theo cả hai hình thức trực tuyến và trực tiếp), bao gồm các thành viên ABAC chính thức, thành viên ABAC dự khuyết, một số quan chức cao cấp APEC, khách mời của ABAC, một số nhà nghiên cứu, diễn giả... Đến nay, đã có trên 130 đại biểu đăng ký đến Hạ Long dự họp trực tiếp, chỉ có số lượng rất ít đại biểu dự họp trực tuyến, điều đó cho thấy sự an tâm của đại biểu với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại nước ta cũng như sức hấp dẫn của Việt Nam. Việc Việt Nam đăng cai được tổ chức ABAC III trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải cố gắng phục hồi sau dịch Covid – 19 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Ông Phạm Tấn Công nhận định: “Việc đăng cai Kỳ họp III của ABAC sẽ giúp thúc đẩy những ưu tiên của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững và là dịp để Việt Nam thể hiện là điểm sáng của đầu tư quốc tế trong thời kỳ “bình thường mới” với những chính sách đầu tư an toàn, cởi mở, hấp dẫn; kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả; đồng thời thể hiện tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Đồng thời, sự kiện này cũng góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong ABAC nói riêng và APEC nói chung; có tác dụng hỗ trợ cho các nỗ lực của ta trong việc vận động quốc tế để Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch APEC năm 2027.” Nắm bắt thời cơ, kiến tạo hợp tác ABAC III là sự kiện lớn và có ý nghĩa kinh tế - thương mại rất quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp khu vực, với chủ đề “Nắm bắt. Tham gia. Kiến tạo” (Embrace. Engage. Enable) - với mong muốn nắm bắt những cơ hội khi thế giới đã kết nối trở lại; kiến tạo thông qua hợp tác đưa ra những ý tưởng, sáng kiến; tham gia vào chuyển đổi số, phát triển bao trùm và bền vững. Những chủ đề được thảo luận trong Kỳ họp III là những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp khu vực đặc biệt quan tâm, hướng đến phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu. Đặc biệt, kỳ họp này của ABAC là sự kiện quan trọng để Hội đồng xây dựng báo cáo khuyến nghị của doanh nghiệp gửi lên các Bộ trưởng phụ trách tài chính, các Bộ trưởng phụ trách thương mại, các Thống đốc Ngân hàng và Báo cáo thường niên của ABAC gửi lãnh đạo APEC. Ngoài ra, kỳ họp này cũng chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Đối thoại giữa lãnh đạo APEC với ABAC sẽ diễn ra tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 vào tháng 11/2022 tại Thái Lan. Nhân dịp ABAC III diễn ra tại Quảng Ninh, VCCI phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức 2 hoạt động quan trọng, đó là Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Quảng Ninh vào chiều ngày 26/7/2022 nhằm quảng bá về môi trường đầu tư kinh doanh và các cơ hội hợp tác của tỉnh với tên gọi “Quảng Ninh 2022: Hội tụ và Lan tỏa”. Hoạt động thứ hai là Diễn đàn kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông, hướng đến liên kết 4 địa phương dọc theo con đường cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu Móng Cái, đó là Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Diễn đàn tổ chức vào chiều 28/7. Tham dự các sự kiện này có các doanh nghiệp APEC, các doanh nghiệp trong nước, đại diện một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc cho biết: Các sáng kiến của Hội đồng tư vấn Kinh doanh APEC đã đem lại lợi ích vô cùng to lớn và quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp, cụ thể như: Hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi và vượt qua đại dịch, được chia sẻ vaccine, tiếp cận công bằng với vaccine, vật tư y tế và nguồn lực. Nhiều sáng kiến hợp tác mới đã được đề xuất nhằm tăng cường sự đồng bộ và thống nhất trong việc tạo thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa, đi lại của người dân, cũng như các hoạt động đầu tư, kinh doanh trong khi vẫn bảo đảm an toàn về y tế và sức khỏe. Các sáng kiến đã góp phần thúc đẩy thương mại điện tử, thúc đẩy tự do thương mại, dỡ bỏ các rào cản thương mại để khôi phục sản xuất, kinh doanh, tránh bị đứt gãy các chuỗi sản xuất; tái kết nối khu vực về con người, thương mại và đầu tư hướng tới xây dựng khu vực châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng, đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm trong tương lai. Một số đề xuất/sáng kiến trọng điểm được thảo luận bao gồm mở rộng phạm vi thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC); xây dựng cổng thông tin điện tử về đi lại an toàn trong khu vực; các sáng kiến nhằm tăng cường tính tương thích, hướng tới công nhận lẫn nhau các hộ chiếu vaccine… Một số sáng kiến thúc đẩy quá trình phục hồi xanh, thúc đẩy mở rộng thương mại và tạo ra các cơ hội mới….  “Là một thành viên của ABAC, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào Kỳ họp III của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) tổ chức tại Việt Nam năm 2022 với chủ đề: “Nắm bắt. Tham gia. Kiến tạo” (Embrace. Engage. Enable), chúng tôi sẽ cùng nhau thảo luận đưa ra các đề xuất thiết thực theo chủ đề nêu trên, trình lên Diễn đàn APEC để chính phủ mỗi nước có các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, mở rộng thương mại điện tử và cùng nhau xây dựng chuỗi sản xuất/ cung ứng được kết nối toàn cầu.” -  Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc khẳng định. Phương Thanh

Hải quan đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính

TĐKT - Với “Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030", Hải quan Việt Nam được định hướng xây dựng chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh ... Để hoàn thành các mục tiêu này, ngành Hải quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan đồng bộ, thống nhất, minh bạch, phù hợp với các cam kết quốc tế và đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC).   Hải quan đẩy mạnh Cải cách thể chế, thủ tục hành chính Xác định được tầm quan trọng của công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan đã chủ động đẩy nhanh tiến độ phê duyệt đối với đề án đã trình Chính phủ, thứ nhất, Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử. Thứ hai, trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08/6/2022 về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (thay thế Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/2/2019 sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các phụ lục tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính). Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện dự thảo: Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện theo Cơ chế một cửa Quốc gia; Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC; Thông tư thay thế các Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 05/9/2020 và Thông tư số 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 về xuất xứ hàng hóa;... Theo đó, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật về hải quan theo định hướng và giải pháp đồng bộ đã tạo chuyển biến căn bản trong việc nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Tuy nhiên, một số văn bản có phạm vi điều chỉnh rộng, nội dung phức tạp, phải lấy ý kiến các bộ, ngành nhiều lần ảnh hưởng đến tiến độ ban hành (như Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện theo Cơ chế một cửa Quốc gia). Một số đề án nghiên cứu các vấn đề mới nên cần nhiều thời gian để nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực tế (như Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục KTCL và KTATTP đối với hàng hóa nhập khẩu). Cùng với đó, công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, ngay từ đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về CCHC, đồng thời nghiêm túc triển khai các kế hoạch, chỉ thị tới các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục. Kết quả, Hải quan đã hoàn thành việc cung cấp tài liệu kiểm chứng phục vụ chấm điểm chỉ số PAR INDEX năm 2021 của Bộ Tài chính; triển khai đánh giá, xác định chỉ số CCHC năm 2021 của Tổng cục Hải quan theo yêu cầu của Văn phòng Bộ; tổ chức đánh giá và chấm điểm chỉ số CCHC năm 2021 của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã tiếp tục rà soát, nghiên cứu, xây dựng phương án phân cấp thẩm quyền giải quyết đối với 5 thủ tục hành chính (TTHC); rà soát văn bản triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg, theo đó đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại 5 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) nhằm phục vụ triển khai định danh và xác thực điện tử, tích hợp thông tin các giấy tờ cá nhân của công dân trên thẻ căn cước công dân và ứng dụng VNEID; tiếp tục rà soát và cập nhật quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Hệ thống thông tin của Văn phòng Chính phủ. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan đã có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác CCHC nói chung và công tác kiểm soát TTHC nói riêng, qua đó góp phần tăng điểm số Chỉ số CCHC (PAR INDEX) của Bộ Tài chính. Công tác cải cách TTHC của Tổng cục Hải quan tiếp tục được đẩy mạnh thông qua triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ xây dựng cơ chế đến nguồn nhân lực theo hướng tạo thuận lợi, tăng cường các biện pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quy trình xử lý công việc của đơn vị và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, triển khai vận hành Hệ thống cảnh báo chống ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ trên Cổng Thông tin Một cửa quốc gia, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. La Giang

Hệ thống Hóa đơn điện tử CT của Bộ Công Thương đã được Tổng Cục Thuế cho phép cung cấp dịch vụ

TĐKT - Hồ sơ giải pháp hóa đơn điện tử (Hóa đơn CT - hoadonct.gov.vn) do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Trung tâm Tin học và Công nghệ số), Bộ Công Thương vận hành mới đây đã được Tổng Cục Thuế cho phép cung cấp dịch vụ và được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính, theo đó kể từ ngày 01/7/2022 áp dụng hình thức hoá đơn điện tử với dữ liệu hoá đơn được thống nhất toàn quốc theo Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 07/10/2021 của Tổng cục Thuế và được lưu trữ tại Trung tâm điều hành hoá đơn điện tử toàn quốc của ngành Thuế. Trước đó, ngày 8/10/2021, Tổng cục Thuế đã chính thức ra Thông báo số 421/TB-TCT về việc tiếp nhận đề nghị đăng tải công khai thông tin của tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử lên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Theo đó, hệ thống giải pháp hóa đơn điện tử (Hóa đơn CT - hoadonct.gov.vn) của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Trung tâm Tin học và Công nghệ số), Bộ Công Thương đáp ứng đủ điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, căn cứ pháp lý để đăng tải công khai trên thông tin trên trang web của Tổng Cục Thuế. Hiện nay, đã có hơn 90 tổ chức, trong đó có Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương (Trung tâm Tin học và Công nghệ số) được Tổng cục Thuế công khai thông tin tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Hệ thống Hóa đơn CT (hoadonct.gov.vn) của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, việc triển khai Hệ thống Hóa đơn CT sẽ góp phần thúc đẩy việc ứng dụng hóa đơn điện tử trong thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Cùng với Trục phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam mà Bộ Công Thương vừa công bố vào tháng 6, Hệ thống Hóa đơn CT sẽ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công Thương có thêm giải pháp và động lực để chuyển đổi số hiệu quả theo chủ trương của Chính phủ. Hóa đơn CT (hoadonct.gov.vn) của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương được xây dựng trên nền tảng kiến trúc ứng dụng công nghệ 4.0 theo hướng triển khai hệ thống dữ liệu lớn (Big Data), phù hợp với yêu cầu về xử lý số lượng lớn giao dịch về hóa đơn, khối chức năng xử lý nghiệp vụ được thiết kế triển khai linh hoạt, có độ mở cao, theo mô hình vừa xây dựng phát triển phần mềm, vừa triển khai và vận hành mà không ảnh hưởng tới hoạt động của ứng dụng. Với sự chuẩn bị đầy đủ về nhân sự và hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, Hóa đơn CT (http://hoadonct.gov.vn/) của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đảm bảo đáp ứng được việc kết nối dữ liệu một cách đồng bộ, thống nhất, minh bạch, hiệu quả, có tính ổn định cao với cơ quan thuế theo quy định của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tiếp tục đồng hành cùng Tổng Cục Thuế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện mục tiêu đảm bảo bao phủ hóa đơn điện tử trên toàn quốc theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ. Danh sách được Tổng Cục thuế công khai thông tin tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định xem chi tiết tại đây. Khoản 1, Điều 10, Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ: Điều 10: Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn và các dịch vụ khác có liên quan 1. Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã cho người bán và người mua a) Về chủ thể: - Là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin được thành lập theo pháp luật Việt Nam; - Thông tin về dịch vụ hóa đơn điện tử được công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức; b) Về nhân sự: Có tối thiểu 5 nhân sự trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin; c) Về kỹ thuật: Có hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu: - Cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã cho người bán và người mua theo quy định của pháp luật về hóa đơn điện tử và pháp luật khác có liên quan; - Có giải pháp nhận, truyền dữ liệu hóa đơn điện tử với người sử dụng dịch vụ; giải pháp truyền, nhận dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế thông qua tổ chức nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử. Thông tin quá trình nhận, truyền dữ liệu phải được ghi nhật ký để phục vụ công tác đối soát; - Có giải pháp sao lưu, khôi phục, bảo mật dữ liệu hóa đơn điện tử; - Có tài liệu kết quả kiểm thử kỹ thuật thành công về giải pháp truyền nhận dữ liệu hóa đơn điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử. Phương Thanh

Tổng cục Hải quan nỗ lực triển khai chuyển đổi số

TĐKT - Trước cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang tác động rất mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, ngành Hải quan đã luôn nỗ lực, tích cực trong chuyển đổi số và đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Kết quả về ứng dụng công nghệ thông tin Trong 10 năm qua, trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của Chính phủ, việc ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan đã có bước tiến nhảy vọt. Những kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian qua là động lực để xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu cải cách hiện đại hóa hải quan và tạo thuận lợi thương mại, hướng tới xây dựng Hải quan số. Chuyển đổi số trong hải quan Đến nay, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành mục tiêu 5E (E-Declaration; E-payment; E-C/O; E-Permit và E-Manifest) về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước về hải quan, xây dựng được một hệ thống CNTT tập trung cấp Tổng cục phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan, hoạt động ổn định, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan. Với những kết quả đạt được, đến nay, 100% thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa, 100% Cục Hải quan, Chi cục Hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% doanh nghiệp tham gia. Theo đó, việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin và ra quyết định thông quan được thực hiện với mức độ tự động hóa rất cao; thời gian xử lý bộ hồ sơ hải quan chỉ từ 1 - 3 giây. Nhằm giảm tình trạng ùn tắc, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu được giao thương thuận lợi qua các cửa khẩu đường bộ, từ ngày 27/01/2022, chức năng cảnh báo chống ùn tắc đã được Tổng cục Hải quan chính thức triển khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Đồng thời, Tổng cục Hải quan dự kiến sẽ triển khai mở rộng giải pháp ứng dụng dữ liệu định vị GPS để cảnh báo ùn tắc phương tiện vận tải và giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) tại cửa khẩu, ICD, cảng biển, cảng hàng không quốc tế trong thời gian tới. Nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình khai hải quan, từ ngày 01/01/2022, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Công ty EPAY triển khai phần mềm khai hải quan miễn phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, tổ chức đào tạo trực tuyến, hướng dẫn sử dụng phần mềm khai hải quan miễn phí từ ngày 21/3 - 24/3/2022 cho các đơn vị hải quan và doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn triển khai hệ thống trao đổi thông tin với Nền tảng cửa khẩu số tỉnh Lạng Sơn (thời gian hoàn thành nâng cấp từ ngày 10/4/2022). Mở rộng hệ thống seal định vị điện tử GPS phục vụ giám sát hàng hóa vận xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container: Trong 4 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai mở rộng trong phạm vi toàn quốc hệ thống seal định vị điện tử GPS phục vụ giám sát hàng hóa vận xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp và đã đạt được những kết quả mang tính đột phá. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã cung cấp 215/237 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (~ 91% tổng số thủ tục hành chính do cơ quan hải quan thực hiện), trong đó có 209 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 88%), cho phép người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tuyến thông qua mạng Internet. Về tích hợp cung cấp dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia: Tính đến nay, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành tích hợp 98 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan cũng đã tập trung triển khai các hoạt động để từng bước ứng dụng CNTT một cách toàn diện vào tất cả các mặt công tác nghiệp vụ của ngành như: Giám sát quản lý về hải quan; quản lý thu thuế xuất nhập khẩu; về quản lý giá tính thuế; về quản lý rủi ro; kiểm tra sau thông quan và điều tra, chống buôn lậu, xử lý vi phạm. Tổng cục Hải quan đã triển khai các hệ thống CNTT phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan và điều tra, chống buôn lậu, xử lý vi phạm. Các hệ thống trên đều đã được triển khai thống nhất trong toàn ngành và mang lại hiệu quả tích cực trong công tác quản lý nhà nước về hải quan. Bên cạnh việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ hải quan, Tổng cục Hải quan cũng đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành nội bộ và mang lại hiệu quả cao. Hàng năm, ngành Hải quan phải tiếp nhận và xử lý khoảng 13 triệu tờ khai hải quan với việc tuân thủ hệ thống rộng lớn các quy định của Luật, Nghị đinh, Thông tư. Với khối lượng công việc như vậy, không thể tránh khỏi các vướng mắc phát sinh từ đó phải trả lời, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn doanh nghiệp XNK. Để có thể quản lý được khối lượng khổng lồ văn bản đi và đến ngành hải quan thực hiện việc chỉ đạo điều hành nội bộ qua mạng, triển khai Hệ thống E.Doc liên thông với Bộ Tài chính, kết nối tự động 3 cấp: Tổng cục - Cục Hải quan - Chi cục Hải quan; cho phép quản lý công văn đi, đến, giúp giảm thiểu một lượng lớn giấy tờ, đồng thời nâng cao tính kịp thời trong việc cung cấp, xử lý các văn bản của cán bộ, công chức hải quan trong cả nước... Với vai trò là Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong việc điều phối và phối hợp với các bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, tạo thuận lợi thương mại. Với những nỗ lực đó, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN trong thời gian qua đã có bước đột phá, mang tính cách mạng. Tính đến ngày 15/6/2022, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 249 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối, với trên 4,92 triệu bộ hồ sơ của hơn 54,8 nghìn doanh nghiệp. Về Cơ chế một cửa ASEAN, đến nay, Việt Nam đã thực hiện trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D bản điện tử (e-C/O form D) với 09 nước ASEAN: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Myanmar, Lào, Phillipine. Đồng thời, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các nước ASEAN để triển khai kết nối trao đổi tờ khai Hải quan ASEAN theo đúng kế hoạch, lộ trình chung của ASEAN: Hiện nay, đang triển khai kết nối thử nghiệm theo kế hoạch của ASEAN. Tiếp sau đó sẽ chuẩn bị các yêu cầu liên quan để kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật trong năm 2022. Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đã giúp giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, làm thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành; đồng thời đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Trong năm 2018, việc trao đổi chính thức thông tin e-C/O đã tiết kiệm 7,89 triệu đô la Mỹ, trong đó tiết kiệm 2,95 triệu đô la Mỹ đối với hàng nhập khẩu, 4,94 triệu đô la Mỹ đối với hàng xuất khẩu. Nhận thức việc tiếp cận và chủ động ứng dụng những công nghệ mới nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, là chìa khóa để tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu, từng bước ứng dụng các công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong quản lý nhà nước về hải quan: Công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT); phân tích dữ liệu lớn (BI); công nghệ di động (mobile platform); công nghệ chuỗi khối (blockchain),... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước về hải quan trong thời gian vừa qua vẫn còn tồn tại, hạn chế do chưa ứng dụng đầy đủ công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Mức độ ứng dụng CNTT, tự động hóa ở một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan vẫn còn chưa cao. Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan cần phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT hơn nữa, trong đó tập trung thực hiện chuyển đổi số nhằm hiện thực hóa mục tiêu Hải quan số. Hồng Thiết

Tiếp tục giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

TĐKT - Ngày 4/7, thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Tờ trình số 244/TTr-CP trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục giảm mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Theo thống kê của Bộ Tài chính, từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã được điều chỉnh 17 lần (giá xăng tăng 13 lần và giảm 4 lần, trong đó có 2 lần giảm ngay sau khi thực hiện giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 của UBTVQH). Tiếp tục giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn Trước tình hình giá xăng dầu tăng cao, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19, góp phần bình ổn thị trường xăng dầu, kiềm chế lạm phát trước bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, ngày 23/3/2022, UBTVQH đã thông qua Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 để giảm 50% mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn (trừ nhiên liệu bay, dầu hỏa) và giảm 70% mức thuế BVMT đối với dầu hỏa từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 của UBTVQH. Việc thực hiện giảm thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 từ ngày 01/4/2022 đã góp phần giảm trực tiếp chi phí thuế trong cơ cấu giá xăng dầu, từ đó góp phần giảm bớt sự tăng giá xăng dầu trong nước do giá xăng dầu thế giới tăng, qua đó đã góp phần kiềm chế lạm phát. Tính chung trong tháng 4/2022, việc điều chỉnh giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đã làm giá xăng dầu giảm 0,59% so với tháng 3/2022 và từ đó làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm. Tuy nhiên, sau khi thực hiện giảm thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, giá xăng dầu vẫn tiếp tục tăng cao. Tại kỳ điều chỉnh gần đây nhất (ngày 01/7/2022), giá xăng dầu trong nước có sự điều chỉnh giảm so với kỳ điều chỉnh ngày 21/6/2022, cụ thể:  giảm 411 đồng/lít đối với xăng E5RON92; 110 đồng/lít đối với xăng RON95; 404 đồng/lít đối với  dầu diesel; 432 đồng/lít đối với dầu hỏa và 1.013 đồng/lít đối với dầu mazut. Tuy nhiên, mức giá này vẫn tăng so với kỳ điều chỉnh ngày đầu tiên của năm (ngày 11/01/2022) và kỳ điều chỉnh ngày 01/4/2022 (giá xăng E5RON92 là 30.891 đồng/lít, tăng 7.732 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 11/01/2022, tăng 3.582 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 01/4/2022; giá xăng RON95 là 32.763 đồng/lít, tăng 8.887 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 11/01/2022, tăng 4.610 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 01/4/2022; giá dầu diesel là 29.615 đồng/lít, tăng 11.376 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 11/01/2022, tăng 4.535 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 01/4/2022; giá dầu hoả là 28.353 đồng/lít, tăng 11.215 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 11/01/2022, tăng 4.589 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 01/4/2022; giá dầu mazut là 19.722 đồng/lít, tăng 3.360 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 11/01/2022, giảm 1.207 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh ngày 01/4/2022). Với việc giá dầu thô thế giới vẫn đang tiếp tục duy trì ở mức trên 100 USD/thùng, giá bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế do chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận tải tăng cao. Bên cạnh đó, việc giá xăng dầu tăng cũng có tác động lớn đến các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, lĩnh vực sản xuất sử dụng xăng dầu làm nguyên vật liệu đầu vào do xăng dầu chiếm tỷ trọng cao và tác động mạnh vào giá thành sản xuất, từ đó sẽ tác động làm tăng giá cả hàng hóa, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng lên và tạo áp lực lên lạm phát, ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng đến mục tiêu phục hồi tổng thể nền kinh tế sau dịch Covid-19. Để thực hiện mục đích, quan điểm nêu trên, Chính phủ trình UBTVQH điều chỉnh mức thuế BVMT đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết ngày 31/12/2022 như sau: Xăng: Giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít. Nhiên liệu bay: Giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít. Dầu diesel: Giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít. Dầu mazut, dầu nhờn: Giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít. Mỡ nhờn: Giảm từ 1.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg. Dầu hỏa: Giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế. Từ ngày 01/01/2023, mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của UBTVQH. Hồng Thiết

Diễn đàn Công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2022

TĐKT - Chiều 29/6, tại Hà Nội, RX Tradex Việt Nam phối hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam khai mạc Diễn đàn Công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2022 kết hợp cùng Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác Dự án Cộng đồng Sáng kiến doanh nghiệp 2022. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện tiền Triển lãm công nghiệp quốc tế - Vietnam Manufacturing Expo diễn ra từ ngày 10 - 12/8/2022 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô với nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp tái sản xuất, mở rộng thị trường và tiếp cận cơ hội kinh doanh quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Phan Quang Vinh, Giám đốc Truyền thông Tiếp thị, RX Tradex phát biểu tại Diễn đàn Diễn đàn năm nay bao gồm Tọa đàm Sáng kiến doanh nghiệp và cập nhật công nghệ chiều 29/6 và Chương trình Chuyến đi tham quan nhà máy chủ đề Sản xuất tinh gọn ngày 30/6. Theo các báo cáo đầu tư, nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng trưởng trở lại và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ đầu năm, dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại và phục hồi kinh tế bằng cách tạo ra các thị trường xuất khẩu ổn định và lâu dài cho Việt Nam và tạo nền tảng mang tính ràng buộc pháp lý để mở rộng thương mại. Khi các rào cản từ đại dịch Covid-19 dần được xóa bỏ và nhu cầu giao thương, phục hồi sản xuất ngày càng gia tăng thì cần có những cơ hội thiết thực để các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tiếp cận, học hỏi các xu thế mới của thị trường các thành tựu đổi mới về kỹ thuật, công nghệ, gặp gỡ các đối tác tiềm năng đến từ khắp nơi trên thế giới. Tại Diễn đàn, ông Phan Quang Vinh, Giám đốc Truyền thông Tiếp Thị, RX Tradex, chia sẻ:“Bên cạnh các hoạt động thường niên, Diễn đàn Công nghiệp & Công nghiệp hỗ trợ là sự kiện tiêu điểm tiền Triển lãm công nghiệp quốc tế VME (Vietnam Manufacturing Expo) dự kiến diễn ra từ ngày 10-12/08/2022. Bên cạnh diễn đàn, Lễ ký kết Dự án Cộng đồng Sáng kiến Doanh nghiệp (Business Innovation Zone) trực thuộc triển lãm với sự tham gia của nhiều đối tác, chúng tôi tin tưởng rằng, VME năm nay sẽ mang đến các chương trình kết nối kinh doanh hữu ích trên tinh thần “kinh doanh du kích trong thời đại số” trong và sau đại dịch, đặc biệt với nhiều hoạt động mới như: Lễ Vinh Danh doanh nghiệp Công nghiệp, Công nghiệp hỗ trợ và những Chuyến tham quan nhà máy hướng đến chủ đề Sản xuất tinh gọn”. Lễ ký MOU đối tác Dự án Cộng đồng sáng kiến Doanh nghiệp 2022 RXVN- VAA - VASI - VEIA. Ông Bùi Quốc Khánh - Phó Chủ tịch thường trực Hội Tự động hóa Việt Nam - Đối tác Ký kết thỏa thuận hợp tác trong Dự án Cộng đồng Sáng kiến Doanh nghiệp 2022bày tỏ quan điểm:“Chuyển đổi số là xu hướng được các doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn tiến đến quá trình tự động hóa dây chuyền sản xuất trong nhà máy”. Lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác Dự án Cộng đồng Sáng kiến Doanh nghiệp (Business Innovation Zone) 2022 có sự tham dự của ông Savi Phan Ngân - Giám đốc Dự án VME, RX Tradex, ông Bùi Quốc Khánh - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tự động hóa Việt Nam, bà Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hỗ trợ Việt Nam và bà Đỗ Thị Thúy Hương - Uỷ viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam. Tọa đàm "Sản xuất 4.0 và Tăng trưởng bền vững tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Dẫn đầu xu hướng cùng Nhà máy tinh gọn" Bên cạnh ký kết hợp tác, cũng diễn ra Tọa đàm "Sản xuất 4.0 và Tăng trưởng bền vững tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Dẫn đầu xu hướng cùng Nhà máy tinh gọn" với sự tham gia của các diễn giả: Ông Đỗ Mạnh Cường - Phó Tổng Thư ký Hội Tự động hóa Việt Nam, bà Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hỗ trợ Việt Nam và bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam dưới sự điều phối của ông Phan Quang Vinh - Giám đốc Truyền thông - Tiếp thị, RX Tradex. Đặc biệt, phần hai của Diễn đàn còn có phần Cập nhật Công nghệ đến từ Delta, nhà tư vấn và cung cấp giải pháp toàn cầu (trụ sở chính đặt tại Đài Loan) về tự động hóa công nghiệp cho các nhà máy, đáp ứng nhiều quy mô sản xuất khác nhau với quy trình sản xuất tinh gọn và hiệu quả thiết thực. Ông Huỳnh Trung Hiếu - Đại diện Delta chia sẻ:“Sau đại dịch, ngành sản xuất Việt Nam thay đổi nhanh chóng với nhu cầu ngày càng cao về IoT, robot, tiết kiệm năng lượng, chất lượng điện... để giảm chi phí nhân công, tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa chi phí sản xuất. Đối với Delta, đây là cơ hội để hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện năng suất với hệ sinh thái hoàn chỉnh về cả phần cứng và phần mềm thông qua công nghệ tự động hóa tiên tiến và các giải pháp sản xuất thông minh”. Bên cạnh Delta, để có thể đạt được sự tinh gọn trong sản xuất, độ bền cũng như độ tin cậy về các cấu kiện công nghiệp trong dây chuyền quản lý/sản xuất là một trong những yếu tố thiết yếu. Diễn đàn được tiếp nối phần cập nhật từ tập đoàn CKD (trụ sở chính tại Nhật), giới thiệu những sản phẩm góp phần không nhỏ trong quá trình hoàn thiện “sản xuất tinh gọn” đối với các đối tác trên toàn cầu. Kết thúc Diễn đàn là phần chia sẻ về Hoạt động Chuyến đi tham quan nhà máy vào ngày 30/06 tại Công ty Autotech, một trong những doanh nghiệp tiêu biểu đang dần hoàn thiện quá trình tiến đến “Nhà máy tinh gọn” tại Việt Nam. Phương Thanh

Chuỗi sự kiện Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại tỉnh Bình Định sẽ diễn ra từ ngày 24/6/2022

TĐKT - Từ ngày 24 đến 25/6/2022, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Bộ Công Thương sẽ tổ chức chuỗi sự kiện kết nối cung cầu hàng Việt Nam cho các doanh nghiệp tại địa phương và các tỉnh miền Trung. Cụ thể, chuỗi sự kiện bao gồm “Hội nghị Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại tỉnh Bình Định năm 2022” và “Hội nghị tập huấn kết nối thương mại điện tử với doanh nghiệp Bình Định và các tỉnh miền Trung 2022” nằm trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của các tỉnh, thành phố tại Bình Định từ ngày 24/6 đến 3/7/2022 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Hội chợ sẽ diễn ra với quy mô khoảng 400 gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của đoàn doanh nghiệp đến từ gần 30 tỉnh, thành phố lân cận. Trong thời gian diễn ra hội nghị, Ban tổ chức sẽ bố trí các hoạt động gặp gỡ trao đổi, kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất và phân phối, giữa các nhà phân phối với các đại lý bán lẻ, các đầu mối tiêu thụ sản phẩm các tỉnh, thành phố… để gặp gỡ trao đổi nhu cầu giao thương hàng hóa các bên. Tại Hội nghị, với sự chứng kiến của các cơ quan trung ương, UBND tỉnh Bình Định và các tỉnh, thành phố tham dự sẽ diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa cơ quan địa phương, các doanh nghiệp với các đơn vị phân phối, các sàn thương mại điện tử và giữa các doanh nghiệp các tỉnh, thành phố với nhau nhắm thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt qua phương thức truyền thống và hiện đại. Ngoài sự phối hợp của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị Kết nối cung cầu hàng Việt lần này, trong khuôn khổ chương trình, vào sáng ngày 25/6/2022, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cũng phối hợp với Sở Công Thương Bình Định tổ chức Hội nghị tập huấn và kết nối thương mại điện tử với doanh nghiệp Bình Định và các tỉnh miền Trung 2022 với sự tham gia của các Sàn thương mại điện tử lớn như Voso, Postmart, Lazada, Shopee … cùng các đối tác nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng các giải pháp số, tài chính số hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển sản xuất, kinh doanh theo các mô hình hiện đại. Với mục đích kích cầu nội địa, hỗ trợ sản phẩm các tỉnh, thành phố quảng bá, kết nối – tiêu thụ sản phẩm tại Bình Định, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tăng cường hơn nữa các hoạt động liên kết các vùng miền, trao đổi, hợp tác, hợp tác cung ứng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ giữa các tỉnh, thành trên cả nước, “Hội nghị Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại tỉnh Bình Định năm 2022” và “Hội nghị tập huấn kết nối thương mại điện tử với doanh nghiệp Bình Định và các tỉnh miền Trung 2022” được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã … trên địa bàn tỉnh Bình Định và các tỉnh miền Trung. Cùng với đó, điểm nhấn của chương trình lần này là đẩy mạnh phân phối hàng Việt qua cả phương thức truyền thống và thương mại điện tử sẽ góp phần thúc đẩy kết nối doanh nghiệp phân phối hàng hóa các tỉnh, thành phố với doanh nghiệp sản xuất, tạo điều kiện hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, sản phẩm địa phương, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động trong tiêu thụ sản phẩm tới thị trường cả nước. Phương Thanh

Trang