Kinh tế

Kiên quyết đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TĐKT – Sáng 11/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng, chủ trì Hội nghị. Thượng tướng Lê Chiêm trao Bằng khen của Bộ Quốc phòng cho các tập thể, cá nhân xuất sắc Thực hiện đợt cao điểm, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, các đơn vị thuộc lực lượng Biên phòng, Cảnh sát biển đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an, hải quan, quản lý thị trường, chính quyền địa phương, bắt giữ, xử lý 1.996 vụ/3.392 đối tượng (so với cùng kỳ giảm 138 vụ, giảm 28 đối tượng); khởi tố 241 vụ/335 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính 581 vụ/1057 đối tượng thu nộp ngân sách Nhà nước 3,6 tỷ đồng; đang điều tra, xác minh 13 vụ/23 đối tượng. Bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý 1.161 vụ/1.977 đối tượng là tội phạm ma túy, mua bán người, mua bán tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trái phép, 1.695 vụ/2.956 đối tượng tội phạm và vi phạm pháp luật khác. Đặc biệt, các lực lượng chuyên trách của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển đã phát hiện, bắt giữ 527 vụ/457 đối tượng (tăng 226 vụ, giảm 30 đối tượng so với 3 tháng trước khi triển khai đợt cao điểm) liên quan đến các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả là pháo nổ, gỗ, thuốc lá, xăng dầu… thu giữ nhiều tang vật, hàng hóa có giá trị với tổng số tiền xử phạt hành chính và giá trị tang vật xử lý, bàn giao cho lực lượng chức năng, ước tính 113 tỷ đồng. Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, Bộ Quốc phòng đã tặng Bằng khen cho 6 tập thể và 8 cá nhân xuất sắc. Phát biểu Hội nghị, Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng đánh giá cao và biểu dương những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của các đơn vị. Đồng chí nhấn mạnh, để tiếp tục làm tốt công tác này, thời gian tới, các đơn vị cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ: Tiếp tục quán triệt sâu sắc chỉ thị, nghị quyết của các cấp trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; phát huy trách nhiệm, làm tốt công tác tham mưu, lãnh đạo trong tổ chức thực hiện; tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị quân đội, công an, hải quan và cấp ủy, chính quyền địa phương; chủ động huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; kiên quyết xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm… Nguyệt Hà

VNPT đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Hội nghị nhóm thông tin vô tuyến của APT

TĐKT - Từ ngày 9/4 - 13/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức Viễn thông khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APT) tổ chức “Hội nghị Nhóm Thông tin vô tuyến của APT lần thứ 23” (AWG-23). Hội nghị thu hút sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới về thông tin vô tuyến đến từ các quốc gia thành viên của APT cùng nhiều doanh nghiệp viễn thông có tên tuổi trong nước và quốc tế: VNPT, GSMA, Ericsson, Huawei, Samsung, Qualcom. VNPT đảm bảo thông tin tại Hội nghị nhóm thông tin vô tuyến của APT Với kinh nghiệm của một nhà mạng có nhiều uy tín trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin (VT- CNTT) đã từng phục vụ nhiều sự kiện chính trị, ngoại giao lớn tại Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã được Ban tổ chức “Hội nghị Nhóm Thông tin vô tuyến của APT lần thứ 23”lựa chọn là đơn vị cung cấp dịch vụ VT-CNTT phục vụ Hội nghị. Ngay sau khi được lựa chọn, VNPT đã tiến hành khảo sát và triển khai nhiều phương án kỹ thuật, đầu tư nhân lực, vật lực, trang bị hạ tầng tốt nhất nhằm đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ Hội nghị. Đồng thời, VNPT cũng xây dựng các phương án dự phòng và cử cán bộ trực tại tất cả các phiên họp của AWG-23 để xử lý ngay các tình huống phát sinh. Vào tối 9/4, tại Gala Khai mạc Hội nghị, VNPT đã hân hạnh được ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ thông tin và Truyền thông trao chứng nhận Nhà tài trợ vàng cho AWG-23. Hội nghị Nhóm Thông tin vô tuyến của APT (AWG) là Hội nghị chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến quản lý tần số, các ứng dụng và công nghệ thông tin vô tuyến của Cộng đồng thông tin khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APT). Kết quả nghiên cứu của AWG là các Báo cáo và Khuyến nghị giúp ích cho các thành viên của APT và cả các khu vực khác trên thế giới trong việc sử dụng hiệu quả tần số và triển khai các hệ thống thông tin vô tuyến; điển hình như Khuyến nghị về quy hoạch băng tần 700 MHz, báo cáo về chuyển đổi công nghệ GSM sang di động băng rộng. Tại AWG-23, Hội nghị sẽ tiếp tục thảo luận nhiều vấn đề quan trọng về quản lý tần số: Xây dựng các quy hoạch và nghiên cứu dùng chung cho các băng tần 3.3-3.4 GHz, 4.8-4.9 GHz, 1427-1518 GHz, 2 GHz được xác định cho IMT; nghiên cứu các công nghệ thông tin vô tuyến áp dụng trong các lĩnh vực như giao thông thông minh, thông tin hàng không, hàng hải, an toàn cứu nạn, hệ thống vệ tinh. Hồng Thiết  

Tôn vinh các doanh nghiệp, dự án, công trình bất động sản tiêu biểu

TĐKT - Ngày 10/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã tổ chức họp báo, thông tin về Lễ trao Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam 2018. Theo đó, Lễ trao giải sẽ được tổ chức trang trọng vào lúc 20h00, ngày 14/04/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam và được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam. Ban tổ chức thông tin về Lễ trao giải Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam được phát động ngày 12/12/2017, là giải thưởng đặc biệt quan trọng, mang tầm quốc gia, do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, phối hợp với Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản – Bộ Xây dựng và Trung tâm tin tức VTV24 – Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, dưới sự chỉ đạo, bảo trợ của Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản và Bộ Xây dựng. Giải thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp và dự án hoặc dự án, công trình tiêu biểu có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển nhanh, bền vững và minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập. Qua đó, khuyến khích, động viên và định hướng các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng, phát triển thương hiệu theo các chuẩn mực quốc tế; tạo ra xu hướng “xanh - sạch - đẹp” trong đầu tư phát triển các dự án bất động sản, đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao; tạo kênh tham khảo trong việc phân cấp thứ hạng thương hiệu/sản phẩm trên thị trường, giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế và uy tín với khách hàng... Sau tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hàng trăm hồ sơ tham dự giải thưởng của nhiều doanh nghiệp bất động sản uy tín trên toàn quốc. Các dự án tham gia dự thi cơ bản đều đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí của giải thưởng. Giải thưởng do Hội đồng Giám khảo lựa chọn, hoàn toàn độc lập khách quan, với 13 thành viên do Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tấn Vạn làm Chủ tịch Hội đồng. Thành viên Hội đồng Giám khảo đa phần là các kiến trúc sư uy tín trong và ngoài nước, bên cạnh đó là các chuyên gia kiểm toán, luật sư, nhà báo và đại diện tổ chức quốc tế. Thông qua một hệ thống tiêu chí xét giải khắt khe với quy trình từ thẩm định hồ sơ, khảo sát thực tế tại các dự án, bỏ phiếu kín, kiểm toán và “hiệp y” với các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương…; trong lần tổ chức đầu tiên của Giải thưởng này, Hội đồng Giám khảo đã chọn ra được những chủ đầu tư và dự án danh giá để tôn vinh. Cụ thể số lượng giải thưởng ở các hạng mục: Nhà phát triển bất động sản uy tín nhất (11 giải); Khu đô thị tốt nhất (6 giải); Dự án bất động sản nghỉ dưỡng tốt nhất (5 giải); Tòa nhà văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại tốt nhất (3 giải); Dự án khu nhà ở đáng sống nhất (10 giải); Dự án công trình xanh tốt nhất (5 giải); Sàn giao dịch bất động sản xuất sắc nhất (7 giải) và Dự án nhà ở xã hội tốt nhất (7 giải). Phát biểu tại họp báo, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức giải thưởng chia sẻ: “Đến thời điểm này, Hiệp hội xin khẳng định, Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam đã được tổ chức một cách bài bản, chuyên nghiệp, minh bạch. Đây, thực sự là một giải thưởng danh giá của cộng đồng doanh nghiệp bất động sản Việt Nam… Giải thưởng không chỉ có ý nghĩa lớn với ngành bất động sản mà còn là sự kiện thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam (29/4/1958 – 29/4/2018). Đồng thời, đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường, khích lệ và định hướng các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh hơn, bền vững hơn, đóng góp xứng đáng hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác phục vụ cho Lễ trao giải đã hoàn tất, đúng trình tự pháp luật và đúng kế hoạch đã đề ra”. Phương Thanh  

Sàn kết nối tài chính Tima bổ nhiệm lãnh đạo mới

TĐKT - Sàn kết nối tài chính Tima vừa bổ nhiệm ông Trần Thế Vĩnh, nguyên Giám đốc Trung tâm Ngân hàng điện tử, Phó Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ của Ocean Bank giữ chức vụ CEO bắt đầu từ tháng 4/2018 thay cho ông Nguyễn Văn Thực. Theo đó, ông Thực sẽ giữ vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm CEO và tập trung vào việc nghiên cứu phát triển các hệ thống công nghệ tài chính. Ông Trần Thế Vĩnh – đảm nhiệm chức vụ CEO Startup Fintech Tima từ tháng 4/2018 Ở cương vị này, ông Vĩnh sẽ chịu trách nhiệm điều hành, quản lý chiến lược tăng trưởng của Tima, cũng như các hoạt động phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Với kinh nghiệm dày dạn gần 15 năm làm quản lý cấp cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghệ tại Ocean Bank, PV Bank, Công ty Tài chính Xi măng, Công ty Hệ thống Thông tin FPT và được đào tạo bài bản về công nghệ thông tin từ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ông Vĩnh được đánh giá sẽ là nhân tố tích cực tạo ra những đổi mới và đẩy mạnh phát triển cho Tima đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh. Tima hiện là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Việt Nam về công nghệ kết nối tài chính trực tuyến cả về quy mô và sự đầu tư về công nghệ với sản phẩm chủ lực là Sàn kết nối tài chính Tima. Dựa vào nền tảng cốt lõi là khả năng ứng dụng các công nghệ Big Data và Machine Learning, Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong việc đánh giá chấm điểm tín dụng khách hàng vay cũng như quản lý toàn bộ các quy trình hoạt động bằng hệ thống công nghệ, năm vừa qua, startup Fintech này đã gây được sự chú ý bởi những kết quả ấn tượng về kết nối tài chính trực tuyến. Tính đến tháng 3/2018, Sàn Tima đã kết nối cho vay thành công được hơn 22 nghìn tỷ đồng (gần 1 tỷ đô la Mỹ), giúp cho hơn 1,1 triệu khách hàng tiếp cận được nguồn vốn với quy trình và thủ tục nhanh chóng, tiện lợi. Ứng dụng Sàn kết nối tài chính Tima trên di động. Ông Vĩnh chia sẻ: Hiện tại Sàn Tima đang kết nối thành công hơn 2.000 đơn vay mỗi ngày cho các đối tác cho vay trên toàn quốc. Mục tiêu quan trọng sắp tới của Tima là tiếp tục mở rộng hợp tác với các ngân hàng thương mại, công ty tài chính và các nhà đầu tư cá nhân trên toàn quốc để nâng cao khả năng kết nối thành công lên mức 10.000 đơn vay mỗi ngày. Bên cạnh đó, Tima cũng đang làm việc với các quỹ đầu tư tài chính quốc tế trong vòng gọi vốn Series B nhằm bổ sung nguồn lực đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển các công nghệ tài chính. Trước đó, Tima đã nhận đầu tư vòng Series A cuối năm 2016 từ một quỹ đầu tư Singapore. Việc bổ nhiệm ông Vĩnh làm CEO mới là một trong những bước đi của Tima trong kế hoạch chuyên nghiệp hoá các hoạt động nghiệp vụ tài chính ngân hàng, mở rộng hoạt động của Tima tới các đối tượng khách hàng và các đối tác tài chính. Trong thời gian tới, Tima sẽ tiếp tục bổ sung đội ngũ nhân sự quản lý đến từ các tổ chức tài chính, ngân hàng để nâng cao năng lực quản lý đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng mạnh của doanh nghiệp. Hồng Thiết  

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra

TĐKT - 3 tháng đầu năm 2018,Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nộp ngân sách nhà nước đạt 23,8 ngàn tỷ đồng, vượt 30% so với kế hoạch quý I/2018 đề ra. Công nhân khai thác dầu khí của Vietsopetro làm việc trên giàn khoan PVN bước vào thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2018 với những dự báo đầy khó khăn, thách thức đối với hoạt động dầu khí. Đó là giá dầu thô tiếp tục diễn biến khó lường, duy trì ở mức thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến khó lường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí cũng như ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của Tập đoàn. Các sản phẩm chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nhập khẩu trong khi nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách chưa được tháo gỡ kịp thời; một số vụ việc đang được các cơ quan thẩm quyền xử lý… Ngoài ra, việc suy giảm sản lượng khai thác ở các mỏ chủ lực trong năm 2018 dự báo còn diễn biến bất lợi, khó lường, các mỏ còn lại nhỏ cận biên, điều kiện phát triển, vận hành phức tạp, rủi ro địa chất ngày càng cao.... sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu khai thác dầu trong nước cả năm 2018. Vượt lên trên những khó khăn, thách thức đó, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, với sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc, sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể lao động toàn Tập đoàn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh quý I/2018 đặt ra. Theo đó, tổng sản lượng khai thác quy dầu tháng 3 đạt 2,21 triệu tấn, vượt 1,1% kế hoạch tháng, tính chung quý I đạt 6,34 triệu tấn, vượt 4,5% kế hoạch; sản xuất điện tháng 3 đạt 2,16 tỷ kWh, vượt 12,7% kế hoạch tháng, tính chung quý I đạt 5,72 tỷ kWh, vượt 8,1% kế hoạch; sản xuất đạm tháng 3 đạt 149,4 ngàn tấn, vượt 8,6% kế hoạch tháng, tính chung quý I đạt 431,2 ngàn tấn, vượt 9,3% kế hoạch; sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn tháng 3 đạt 558 ngàn tấn, vượt 1,5% kế hoạch tháng, tính chung quý I đạt 1,69 triệu tấn, vượt 5,7% kế hoạch. Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí tiếp tục được triển khai theo kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như tổng doanh thu, nộp ngân sách nhà nước đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn quý I đạt 136,3 ngàn tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch. Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn quý I đạt 23,8 ngàn tỷ đồng, vượt 30% so với kế hoạch. Trong tháng 3/2018, các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đều hoàn thành vượt mức kế hoạch tháng đề ra, vượt 1% - 22% so với kế hoạch tháng. Tính chung quý I/2018, toàn Tập đoàn tiếp tục giữ được nhịp độ sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức từ vượt mức từ 2% - 17% kế hoạch quý I đề ra. Các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như tổng doanh thu, nộp ngân sách nhà nước đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra và cao hơn so với cùng kỳ năm 2017. Doanh thu toàn Tập đoàn vượt 12% kế hoạch, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017. Nộp ngân sách Nhà nước vượt 30% kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017. Đáng chú ý, mặc dù tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức nhưng trong 3 tháng đầu năm, hầu hết các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và các chỉ tài chính đề ra. Một số đơn vị sản xuất như VSP, PVEP, Rusvietpetro, BSR, PVPower, PVFCCo, PVCFC đều giữ được nhịp độ tốt và đang bám sát kế hoạch được giao. Toàn bộ các đơn vị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã và đang tập trung triển khai các giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2018 đã được Tập đoàn phê duyệt, chấp thuận. Hồng Thiết  

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 38,8 tỷ USD

TĐKT - Trong tháng 3/2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 38,8 tỷ USD, tăng 36,8% so với tháng 2/2018 (trong đó, trị giá xuất khẩu ước đạt 19,8 tỷ USD, tăng 38,2% so với tháng 2/2018 và trị giá nhập khẩu ước đạt 19 tỷ USD, tăng 35,4% so với tháng 2/2018). Thặng dư thương mại của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD trong quý đầu năm 2018 Với kết quả ước tính trên, trong 3 tháng đầu năm 2018 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt 107,32 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó xuất khẩu ước đạt 54,31 tỷ USD, tăng 22% và nhập khẩu ước tính 53 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 3/2018 ước tính thặng dư 800 triệu USD. Qua đó, nâng mức thặng dư của Việt nam đến hết tháng 3 năm 2018 đạt 1,3 tỷ USD. Năm 2018, Tổng cục Hải quan được Quốc hội và Bộ Tài chính giao dự toán thu ngân sách nhà nước là 283.000 tỷ đồng. Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, số thu ngân sách nhà nước từ ngày 1/3 - 27/03/2018 đạt 20.457 tỷ đồng, lũy kế cả năm đến ngày 27/3/2018 đạt 64.450 tỷ đồng bằng 22,8% dự toán, bằng 22 % chỉ tiêu phấn đấu, tăng 1,12% so với cùng kỳ 2017. Trên cơ sở số thu những ngày đầu tháng 3 và ước kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 3/2018 cũng như tình hình kinh tế nói chung hiện nay, ước thu tháng 3/2018 đạt 23.500 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 67.400 tỷ đồng bằng 23,82% dự toán, bằng 23% chỉ tiêu phấn đấu, giảm 3,06% so với cùng kỳ năm 2017 (69.530 tỷ đồng). Các mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao trong tháng 3/2018: Điện thoại các loại và linh kiện (5 tỷ USD, tăng 47,1% so với tháng trước); hàng dệt may đạt 2,2 tỷ USD, tăng 35% so với tháng trước); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 2,2 tỷ USD, tăng 28% so với tháng trước);… Đặc biệt trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản tăng tới 48,1% so với tháng trước, đạt mức 600 triệu USD và tính chung 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt 1,67 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, mặt hàng cà phê cũng đạt sản lượng và trị giá xuất khẩu cao trong tháng 3/2018 với khoảng 180 nghìn tấn, tăng 38,6% so với tháng trước và đạt giá trị 347 triệu USD, tăng 38,1% % so với tháng trước. Tính chung cả 3 tháng,  xuất khẩu được 510 triệu tấn cà phê, mang lại kim ngạch 989 triệu USD. Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu trong tháng 3/2018 vẫn chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (khoảng 3,6 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (khoảng 2,5 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (1,1 tỷ USD); xăng dầu các loại (800 triệu USD)… Về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, Tổng cục Hải quan đánh giá vẫn diễn biến phức tạp. Theo đó, chỉ tính từ 16/2-15/3/2018, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng 944 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 47 tỷ đồng; số thu ngân sách nhà nước đạt 9,921 tỷ đồng; Hải quan khởi tố 3 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác khởi tố 1 vụ. Trong đó, có những vụ điển hình: Ngày 1/3/2018, Đội Kiểm soát hải quan, Cục Hải quan Đồng Tháp chủ trì, phối hợp Công an phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp phát hiện 1 phương tiện vận chuyển trái phép đưa vào nội địa tiêu thụ. Hàng hóa vi phạm gồm: 112.000 viên thuốc tân dược hiệu OCON F, không rõ nước sản xuất. Trị giá hàng vi phạm ước tính 40 triệu đồng. Ngày 3/3/2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, Cục Hải quan Quảng Ninh qua máy soi phát hiện 1 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới từ Trung Quốc về Việt Nam. Hàng hóa vi phạm gồm 322 triệu đồng và 2.500 Nhân dân tệ. Ngày 9/3/2018, Đội đặc nhiệm phòng Phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng chủ trì, phối hợp đội Kiểm soát hải quan - Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng và Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tà Lùng qua thông tin từ cơ sở phát hiện 1 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ là 300gram ma túy đá. Đặc biệt, ngày 15/3/2018, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc Cầu Treo, Cục Hải quan Hà Tĩnh qua nghi vấn, đánh bắt, phát hiện 1 đối tượng có hành vi cất giấu ma túy trên người, vận chuyển từ Lào về Việt Nam tiêu thụ. Tang vật thu giữ gồm 3.200 viên hồng phiến. La Giang

VNPT được lựa chọn là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phục vụ Hội nghị thượng đỉnh GMS6 và Hội nghị CLV 10

TĐKT - Ngày 28/3, VNPT vinh dự được lựa chọn là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phục vụ Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 6 (GMS6) và Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10 (CLV10) sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 29- 31/3/2018. Tổng Giám đốc VNPT tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tổng duyệt Hội nghị thượng đỉnh GMS6 và Hội nghị CLV 10 Ngay sau khi chính thức được Ban tổ chức lựa chọn là nhà cung cấp dịch vụ VT- CNTT cho 2 sự kiện lớn này, VNPT đã huy động mọi nguồn lực, tiến hành khảo sát và xây dựng phương án triển khai tối ưu đảm bảo thực hiện tốt nhất và kịp thời nhiệm vụ thông tin liên lạc cho sự kiện đối ngoại quan trọng này. Đến ngày 27/3/2018, các hạng mục cung cấp dịch vụ viễn thông cho hội nghị đã được VNPT nghiệm thu và kiểm tra kỹ thuật thành công: Đường truyền internet trực tiếp tốc độ cao; hệ thống wifi tại 3 phòng họp; dịch vụ thoại và dịch vụ tín hiệu truyền hình HD từ xe màu và các phòng họp về booth MCR của VTV tại Trung tâm báo chí... với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VNPT còn diễn tập các kịch bản dự phòng và xử lý sự cố, xây dựng phương án định tuyến lưu lượng qua các hướng ưu tiên, mở ứng cứu lưu lượng khi cần thiết, đồng thời bố trí đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm túc trực 24/24 tại các địa điểm diễn ra hội nghị để phục vụ công tác ứng cứu.... nhằm đảm bảo các biện pháp dự phòng đường kết nối Internet quốc tế trong trường hợp cáp quang biển gặp sự cố.... Với chủ đề "Phát huy 25 năm hợp tác xây dựng GMS hội nhập, bền vững và thịnh vượng", Hội nghị thượng đỉnh GMS6 và CLV10 được đánh giá là Hội nghị đa phương lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam năm 2018. Hội nghị thượng đỉnh GMS 6 mang ý nghĩa kỷ niệm 25 thành lập hợp tác GMS, đồng thời xác định hướng đi cho hợp tác nhằm xây dựng khu vực Mê - kông thịnh vượng, hội nhập và phát triển bền vững. Hội nghị là cơ hội để các Nhà Lãnh đạo trao đổi các vấn đề cùng quan tâm về tăng cường hợp tác đầu tư, thúc đẩy thương mại, bảo đảm an ninh và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê - kông. Đây cũng là dịp để Việt Nam tăng cường hợp tác, liên kết phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Dự kiến sẽ có hơn 2000 đại biểu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6 và Hội nghị CLV 10, trong đó bao gồm lãnh đạo các nước GMS, đại diện các tổ chức quốc tế như Chủ tịch ADB, Tổng giám đốc WB, Tổng thư ký ASEAN, cùng đại diện các đối tác phát triển, các địa phương GMS và đại diện các tập đoàn lớn, các cơ quan thông tấn trong khu vực và trên thế giới. Việc đảm bảo truyền tải thông tin nhanh, chất lượng tín hiệu hình ảnh, âm thanh tốt phục vụ cho hoạt động tác nghiệp của các đại biểu và phóng viên trong nước và quốc tế tham dự Hội nghị GMS6 và CLV10 sẽ giúp cho bạn bè quốc tế có cái nhìn tốt hơn về năng lực và chất lượng dịch vụ viễn thông của Việt Nam. Hồng Thiết  

Gần 500 doanh nghiệp tham gia Triển lãm VIETBUILD Hà Nội 2018 lần thứ nhất

TĐKT – Chiều 23/3, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin – Bộ Xây dựng và Công ty cổ phần Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD tổ chức họp báo giới thiệu Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Hà Nội 2018 lần thứ nhất. Họp báo giới thiệu Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Hà Nội 2018 lần thứ nhất. Triển lãm sẽ diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia và Bảo tàng Hà Nội, từ ngày 28/3 đến ngày 1/4, là sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của ngành xây dựng Việt Nam (29/4/1958 – 29/4/2018) và kỷ niệm 20 năm Triển lãm Quốc tế VIETBUILD trưởng thành, phát triển (1998 – 2018). Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Hà Nội 2018 lần thứ nhất thu hút được sự tham gia của hơn 1.700 gian hàng từ gần 500 đơn vị; trong đó, có 252 doanh nghiệp trong nước, 99 doanh nghiệp liên doanh, 145 doanh nghiệp và các tập đoàn nước ngoài đến từ 18 quốc gia và khu vực: Pháp, Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Italy, Anh, Australia, Đức, Nhật Bản… Triển lãm VIETBUILD lần này có quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Hà Nội. Năm nay, triển lãm giới thiệu và trưng bày các sản phẩm đa dạng và phong phú của ngành xây dựng - vật liệu xây dựng - bất động sản và trang trí nội ngoại thất. Hầu hết các sản phẩm trưng bày tại triển lãm đã được các doanh nghiệp nghiên cứu và sản xuất từ cuối năm 2017, đầu năm 2018 với các sản phẩm mới có mẫu mã, tính năng và chất lượng được nâng cao đáp ứng nhu cầu xây dựng, trang trí nội ngoại thất ngày càng phát triển theo hướng xanh, bền vững. Sự có mặt đông đảo, đa dạng và phong phú các loại hình vật liệu cũng như dịch vụ khác nhau, thể hiện quy trình của một công trình xây dựng từ khâu tư vấn, thiết kế, quy hoạch kiến trúc, cung ứng kỹ thuật xây dựng đến các dòng sản phẩm với nhiều chủng loại phong phú khác nhau về vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất. Trong khuôn khổ triển lãm sẽ diễn ra nhiều chương trình, hoạt động phong phú và thiết thực nhằm phục vụ các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, góp phần phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Triển lãm Quốc tế VIETBUILD 2018 tại Hà Nội được Ban tổ chức triển khai làm ba kỳ: Lần thứ nhất diễn ra từ ngày 28/3 - 1/4 với hơn 1.700 gian hàng của gần 500 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia tham dự. Lần thứ hai từ 6/9 - 10/9 với 1.500 gian hàng từ 12 quốc gia và lần thứ ba từ 23/11 - 27/11 với quy mô 1.700 gian từ 18 quốc gia. Phương Thanh

Tăng cường hợp tác Hải quan Việt Nam – Campuchia

TĐKT - Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu Hoàng gia Campuchia đã tổ chức hội đàm cấp cao, ký kết biên bản hợp tác... Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn (bên phải) và ông Kun Nhem ký kết biên bản hợp tác giữa Hải quan Việt Nam – Campuchia Thực hiện chương trình hợp tác quốc tế năm 2018 và nhận lời mời của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Đoàn đại biểu Hải quan Campuchia do ông Kun Nhem, thành viên Chính phủ Hoàng gia Campuchia phụ trách Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu Campuchia dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 19 - 21/3/2018. Tại hội đàm, Hải quan Việt Nam - Campuchia đã trao đổi về những bước phát triển của mỗi bên trong việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là việc đảm bảo thu ngân sách quốc gia, các giải pháp trong cải cách hiện đại hoá hải quan, cải cách thủ tục hành chính ứng dụng công nghệ thông tin và các chuẩn mực hải quan tiên tiến vào quản lý hải quan tại mỗi nước. Trên thực tế, trong nhiều năm qua, Hải quan Việt Nam và Hải quan Campuchia đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác hướng đến mục đích tạo thuận lợi thương mại; đồng thời tăng cường phối hợp trao đổi thông tin chống buôn lậu, gian lận thương mại và các vi phạm hải quan, nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan trên địa bàn quản lý của mỗi nước. Hải quan hai nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác hải quan năm 2007 làm cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác và phối hợp công tác, nhất là trên tuyến biên giới đường bộ giữa hai nước. Các đơn vị hải quan cấp cục dọc theo biên giới đất liền hai nước luôn duy trì quan hệ hợp tác, góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, giữ gìn an ninh chính trị khu vực địa phương, tạo điều kiện cho giao lưu thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa và phát triển du lịch. Các chi cục hải quan trên các cặp cửa khẩu định kỳ tiến hành gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa hai bên về tình hình tại cửa khẩu, thông báo chính sách thủ tục về hàng hóa, hành lý xuất nhập khẩu và phương tiện xuất nhập cảnh, phối hợp về công tác phòng, chống buôn lậu qua biên giới và gian lận thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phối hợp tổ chức tuyên truyền cho cư dân hai bên nắm rõ chính sách mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Các đơn vị hải quan hai nước duy trì tốt việc thống nhất giờ làm việc tại cửa khẩu biên giới từ 6 giờ đến 18 giờ kể cả ngày lễ và ngày nghỉ, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh, không để ách tắc, tồn đọng hàng hóa, phương tiện vận tải tại cửa khẩu. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Campuchia đạt kim ngạch hơn 3,7 tỷ USD, tăng 29,7% so với năm 2016. La Giang  

Liên quan đến thông tin vướng mắc của doanh nghiệp về Nghị định 15/2018/NQ-CP của Chính phủ về an toàn thực phẩm

TĐKT- Trước một số thông tin phản ánh về vướng mắc liên quan đến thực hiện Nghị định số 15/2018/NQ - CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn thực phẩm, Tổng cục Hải quan đã có thông tin phản hồi chính thức. Ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP/2018/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ. Trong thời gian đầu triển khai thực hiện Nghị định 15, cơ quan quản lý nhà nước (trong đó có cơ quan hải quan) và phía doanh nghiệp đều gặp một số vướng mắc tại một số điều khoản thi hành. Để khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, bất cập tại Nghị định 15, ngày 2/3/2018, Tổng cục Hải quan (Cục GSQL) đã chủ trì cuộc họp với Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế để trao đổi về vấn đề này. Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế đề nghị Tổng cục Hải quan tổng hợp lại tất cả các vướng mắc gửi các Bộ quản lý chuyên ngành để có ý kiến trả lời. Hải quan Hải Phòng kiểm tra thịt đông lạnh nhập khẩu Một số vướng mắc cần được tháo gỡ: Cơ quan Hải quan chưa nhận được danh sách các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương chỉ định theo Nghị định 15. Cơ quan hải quan chưa có dữ liệu về doanh nghiệp, mặt hàng được áp dụng phương pháp kiểm tra giảm để lựa chọn ngẫu nhiên tối đa 5% lô hàng để kiểm tra.  Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu có phải là liên tiếp hay hàng hóa có phải được sản xuất trong các cơ sở áp dụng hệ thống HACCP, GMP, ISO hay không... Bên cạnh đó, danh mục hàng hóa phải kiểm tra nguồn nhập về an toàn thực phẩm thuộc quản lý của các Bộ; đối tượng được miễn kiểm tra; điều khoản chuyển tiếp quy định tại Nghị định 15 cũng còn vướng mắc. Hiện Tổng cục Hải quan đang tổng hợp để có văn bản trao đổi với các Bộ. Để thống nhất trong cách triển khai tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trên cả nước và giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp, cụ thể về sản phẩm, nguyên liệu được miễn thủ tục tự công bố sản phẩm và miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm; về Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổng hợp, báo cáo Tổng cục để có hướng dẫn cụ thể. La Giang  

Trang