Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN tạo thuận lợi thương mại
TĐKT - Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, với mục tiêu tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, đồng thời thực hiện các cam kết quốc tế, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian qua, các bộ, ngành đã tích cực triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác quản lý và thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Đặc biệt, Bộ Tài chính đã thông tin rộng rãi để nắm rõ hơn về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 – 2020. Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã ghi nhận những kết quả tích cực của việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa Asean và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai chính thức từ tháng 11/2014 - 15/7/2018, 11 bộ, ngành đã kết nối và thực hiện 53 thủ tục hành chính với 1,34 triệu hồ sơ của 22.800 doanh nghiệp được xử lý thông qua đây. Riêng Bộ Tài chính, tất cả các quy trình thủ tục hải quan đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia với 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc. Dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ triển khai thêm 143 thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia, nâng tổng số lên 196 thủ tục, đạt 78% trên tổng cộng 251 thủ tục sẽ được triển khai đến năm 2020 theo rà soát mới nhất của các Bộ, ngành. Bên cạnh đó, về Cơ chế một cửa Asean, từ ngày 1/1/2018, Việt Nam đã chính thức kết nối với Cơ chế một cửa ASEAN trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ điện tử ATIGA C/O mẫu D với 4 nước Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan và sử dụng chứng từ này làm căn cứ để áp dụng mức ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Tính đến ngày 30/6/2018, tổng số C/O Việt Nam nhận từ 04 nước này là 30.674 C/O, tổng số C/O gửi tới 04 nước là 15.372 C/O. Việt Nam đang phối hợp với Brunei, Campuchia, Philippines thiết lập hệ thống trao đổi thí điểm C/O form D; đồng thời phối hợp với Thái Lan, Indonesia, Malaysia thiết lập hệ thống trao đổi thí điểm tờ khai hải quan Asean. Không chỉ dừng lại trong khu vực Asean, Việt Nam cũng đang đàm phán để hoàn thiện các Nghị định thư và chuẩn bị xây dựng hệ thống để kết nối và trao đổi thông tin với Liên minh Kinh tế Á – Âu về tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ. Ngoài ra, về công tác kiểm tra chuyên ngành, Tổng cục Hải quan đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh cải cách, đổi mới phương thức quản lý và kiểm tra chuyên ngành. Theo đó: Bộ đã chủ động nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành để kịp thời phát hiện các bất cập, vướng mắc; tổng hợp và kiến nghị các bộ, ngành sửa đổi, bổi sung các quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành; tham gia, góp ý vào các dự án xây dựng văn bản nghị định, thông tư liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành do các Bộ, ngành xây dựng, ban hành. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc các bộ, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành còn bất cập, vướng mắc, chưa đáp ứng được theo chỉ đạo tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và các Nghị quyết 19 của Chính phủ. Đồng thời chuẩn hóa danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu kèm mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam kèm theo Thông tư số 65/2017/TT- BTC của Bộ Tài chính. Rà soát chỉ rõ các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chồng chéo trong quản lý và kiểm tra, đang phải thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp cụ thể. Mặt khác, Bộ Tài chính cũng đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định về thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong đó quy định rõ trách nhiệm của các Bộ quản lý chuyên ngành trong việc thực hiện các quy định: Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành; Ban hành Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành trước thông quan phải đảm bảo các tiêu chí: có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để kiểm tra, quy trình, thủ tục, cơ quan kiểm tra, có mã số HS... Với những kết quả đã đạt được, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã ghi nhận những kết quả tích cực của việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa Asean và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, tuy nhiên, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cũng thẳng thắn cho biết thêm, nhìn nhận kết quả triển khai vẫn còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra. Số lượng thủ tục triển khai còn thấp so với yêu cầu tại Quyết định số 2185/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 53/284 thủ tục). Trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành, số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn (trong năm 2017, số lô hàng bị kiểm tra chuyên ngành so với tổng số lô hàng xuất nhập khẩu chiếm khoảng 19,4 %); hiệu lực hiệu quả kiểm tra chuyên ngành còn thấp, còn nhiều chồng chéo và trùng lặp; phí kiểm tra một số mặt hàng xuất nhập khẩu vẫn còn cao… Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh, năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp tại cửa khẩu Việt Nam đối với hàng xuất khẩu giảm 03 giờ (từ 58 giờ xuống còn 55 giờ); đối với hàng nhập khẩu giảmgiờ (từ 62 giờ xuống còn 56 giờ); chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm 19 USD. Ước tính với trên 11 triệu tờ khai của năm 2017, doanh nghiệp tiết kiệm được trên 200 triệu USD cho thủ tục thông quan; tiết kiệm trên 16 triệu giờ lưu kho đối với hàng xuất khẩu và trên 34 triệu giờ lưu kho bãi đối với hàng nhập khẩu. Kết quả này phản ánh nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan thuộc Chính phủ trong lĩnh vực giao lưu hàng hoá biên giới. Cũng theo báo cáo về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, trong vòng 2 năm trở lại đây (2016, 2017), Việt Nam luôn giữ vững vị trí trong 4 quốc gia có chỉ số giao lưu hàng hoá qua biên giới đứng đầu trong khu vực Asean. Thông qua cơ chế một cửa quốc gia, các cơ quan nhà nước làm quen và dẫn chuyển đổi sang thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; các giao dịch hành chính được ghi nhận trên hệ thống giúp cơ quan nhà nước đo lường thời gian, tính toán hiệu quả thực hiện TTHC, góp phần cải cách thủ tục để phục vụ doanh nghiệp và người dân được tốt hơn. Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia giúp Việt Nam sẵn sàng về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý để đàm phán các thoả thuận song phương, đa phương trong việc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép/giấy chứng nhận điện tử nhằm đơn giản hoá TTHC tại nước nhập khẩu; giảm thời gian thông quan và tạo thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia….. Hồng ThiếtKinh tế
Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2018
TĐKT - Ngày 21/7, tại siêu thị BigC Thăng Long (số 222 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội), UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Tập đoàn Central Group Việt Nam tổ chức "Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018". Đây là lần đầu tiên UBND tỉnh Sơn La phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan liên quan tổ sự kiện này, nhằm quảng bá, kích cầu, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản an toàn của tỉnh Sơn La, trong đó nhãn là sản phẩm chủ lực. Qua đó, giúp nông dân có thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng đời sống bà con dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh... Nhãn và các nông sản của Sơn La bày bán tại Big C Thăng Long Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018 có quy mô 20 gian hàng, chia thành 3 nhóm hàng: Nhãn Sơn La; rau, củ, quả; thực phẩm qua chế biến. Hoạt động này sẽ kéo dài từ ngày 21- 27/7. Ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La cho biết, nhằm đẩy mạnh sản xuất nông sản sạch, nông sản an toàn, đến nay, tỉnh Sơn La đang duy trì được 15 chuỗi sản xuất nhãn an toàn, sản lượng được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap khoảng 5.000 tấn, trong đó 1.500 tấn được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường Úc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN... Hiện nay, tỉnh Sơn La có 12.000 ha trồng nhãn, sản lượng năm 2018 khoảng 62.000 tấn, tập trung ở các huyện: Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu và Mường La. Định hướng đến năm 2020, toàn tỉnh có 20.000 ha nhãn với sản lượng khoảng 300.000 tấn. Năm 2017, toàn tỉnh có 9 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu gồm: Nhãn Sông Mã, cam Phù Yên, xoài tròn Yên Châu... Năm 2018, tỉnh Sơn La tiếp tục xây dựng và phát triển cho 12 sản phẩm: Na, bơ, cá tầm, táo, chè, khoai sọ... Mai Thảo – Hồng ThiếtGiải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải: Phương án khả thi cho doanh nghiệp bảo hiểm
TĐKT - Sáng 17/7, tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức Hội thảo “Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải - phương án khả thi cho doanh nghiệp bảo hiểm”, với sự tham dự của gần 100 đại biểu là các đại diện đến từ các doanh nghiệp bảo hiểm, các văn phòng luật sư, đơn vị nghiên cứu, các cơ quan truyền thông trên địa bàn TP Hà Nội. Những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng tốt trở lại của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thể hiện sự tăng trưởng ổn định và bền vững, ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của mình đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, theo bà Phạm Thanh Hải - Trưởng Ban bán chuyên trách Ban Pháp chế phi nhân thọ, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường bảo hiểm Việt Nam, các vụ việc tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tại Việt Nam cũng ngày càng gia tăng về số lượng vụ việc và ngày càng phức tạp về nội dung với nhiều nguyên nhân khác nhau. Toàn cảnh Hội thảo Theo bà, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp định hướng cho các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời làm giảm sự quá tải về số lượng vụ việc cho hệ thống tòa án. Chỉ ra thực tế giải quyết tranh chấp bảo hiểm tại VIAC thời gian qua, bà Trương Thanh Thủy,Trọng tài viên VIAC cho biết: Các loại tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng bảo hiểm mà VIAC đã giải quyết trong thời gian qua rất đa dạng: Tranh chấp về doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ giải thích điều kiện; tranh chấp về hiệu lực của đơn bảo hiểm; tranh chấp về nộp chậm phí bảo hiểm và tranh chấp trong việc nhận “Thế quyền” truy đòi bên thứ 3… Bà Thủy cũng thẳng thắn chia sẻ nhiều kinh nghiệm, ví dụ thực tiễn của mình trong quá tình giúp các khách hàng giải quyết tranh chấp bảo hiểm sao cho hiệu quả. Giải quyết tranh chấp tại trọng tài có nhiều ưu điểm. Đó là thủ tục nộp đơn khỏi kiện đơn giản, thuận tiện; không phải dịch thuật tài liệu sang tiếng Việt; phán quyết chỉ có các bên trong phiên họp được biết (bảo mật thông tin); phán quyết là chung thẩm sẽ cưỡng chế thi hành theo luật thi hành án dân sự; không mất thời gian, không mất cơ hội kinh doanh với khách hàng và giữ được chữ tín. Phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhấn mạnh: Với tính ưu việt về thời gian giải quyết, tính linh hoạt của thủ tục cũng như việc trao quyền cho các bên được lựa chọn chuyên gia am hiểu và uy tín trong lĩnh vực bảo hiểm để giúp các bên phân xử, trọng tài thương mại thực sự là phương án khả thi và hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp bảo hiểm, góp phần mang lại niềm tin và công lý cho các doanh nghiệp và cộng đồng. Hội thảo cũng chỉ ra rằng: Bên cạnh phương thức trọng tài thương mại, một phương thức giải quyết tranh chấp mới cũng đang được doanh nghiệp quan tâm hiện nay đó chính là hòa giải thương mại. Theo ông Phan Trọng Đạt, Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Hòa giải Việt Nam, Chính sách của nhà nước về hoà giải có Nghị quyết 49 năm 2005, các đạo luật như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… Liên quan mật thiết nhất là Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Các Nghị định, chính sách này tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển dịch vụ hòa giải thương mại. Tạo hành lang pháp lý thống nhất trong việc khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng dịch vụ hòa giải. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi của các bên khi sử dụng hòa giải, giải quyết được các bất cập (hiệu lực kết quả hòa giải, Tòa án công nhận kết quả hòa giải); giảm tải công việc của tòa án, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Tại VIAC, ông Đạt cho biết có hai dịch vụ là dịch vụ trọng tài và dịch vụ hoà giải. Trung tâm nhận được nhiều câu hỏi về quy trình thủ tục và hướng dẫn thủ tục tranh chấp. Trong đó, hòa giải trong tố tụng trọng tài phổ biến hơn, số vụ nhiều hơn. Theo đó, hòa giải là thủ tục không bắt buộc nhưng luôn được Hội đồng Trọng tài tiến hành, khuyến nghị trước khi xét xử. Đặc trưng của phương thức này là doanh nghiệp thường không chủ động hoà giải trước khởi kiện, đến khi khởi kiện thông qua Trọng tài, các bên mới chịu ngồi lại với nhau… Hội thảo được tổ chức góp phần mở ra hướng đi cho doanh nghiệp bảo hiểm có cơ hội tìm thấy hướng đi mới trong giải quyết tranh chấp bảo hiểm hiện nay. Mai Thảo – Phương ThanhHoàn chỉnh cơ chế quản lý đất đai tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế
TĐKT - Ngày 13/7, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) phối hợp Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về kinh tế đất". Dự Hội thảo có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà; Chuyên gia cao cấp về đất đai, Trưởng nhóm công tác hỗ trợ sửa đổi Luật Đất đai - TS. Kathrine Kelm. Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu, chuyên gia đến từ các bộ, ngành, Sở Tài nguyên và Môi trường, Viện nghiên cứu và chuyên gia quốc tế về lĩnh vực đất đai đến từ Pháp, Nhật Bản… Toàn cảnh Hội thảo Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết: Thời gian gần đây, công tác quản lý đất đai ngày càng được quan tâm, cơ chế chính sách, pháp luật đất đai đang được hoàn chỉnh để tiếp cận với cách thức quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Vấn đề đưa kinh tế đất đai phù hợp với thị trường là yêu cầu cấp thiết hiện nay, do vậy cần phải xem xét giá trị tổng thể về đất đai, các phương án chính sách và quản lý cho Việt Nam nhằm khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả, hiệu suất cao cả về kinh tế - xã hội, môi trường và sửa đổi Luật Đất đai. Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ các nội dung: Định giá và hình thành giá đất, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về định giá đất và điều tiết giá trị tăng thêm từ đất; kinh tế học đất đai - những vấn đề cốt lõi và nội dung phục vụ sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; cơ sở kinh tế của chính sách đất đai; kinh nghiệm của Nhật Bản về vấn đề kinh tế đất; điều chỉnh đất đai - công cụ điều tiết giá trị tăng thêm từ đất; vấn đề quản lý đất công và giá đất; thuế tài sản (đất và công trình trên đất) - các phương án chính sách và quản lý cho Việt Nam; vấn đề về xác định giá đất, nghĩa vụ tài chính và tiếp cận đất đai của doanh nghiệp; hệ thống thuế tài sản tại Pháp; thảo luận đề xuất sửa đổi Luật Đất đai... GS, TSKH. Đặng Hùng Võ, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho rằng: Trong sửa đổi Luật Đất đai, các quy định về tài chính đất đai gồm quản lý giá đất, tạo nguồn lực từ thuế đất và giá trị đất công đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với vận hành đất đai trong cơ chế thị trường. Các nước công nghiệp phát triển đã trở thành các cường quốc tài chính ngày nay là nhờ nguồn lực từ đất đai thông qua thuế đất và giá trị đất công trong giai đoạn tích lũy vốn ban đầu. Hiện nay, các nước đang phát triển đã trở thành các nước công nghiệp mới cũng bắt đầu từ nguồn lực thuế đất và giá trị đất công. Ở Việt Nam, nguồn lực đất công, tài sản công vô cùng lớn, tạo nên cơ hội thuận lợi cho tăng vốn đầu tư phát triển nếu biết cách thu từ đất công. Thách thức chủ yếu là thất thoát quỹ đất công do tham nhũng. Hiện nay, thuế đất thì thấp và giá trị đất công bị thất thoát dưới nhiều hình thức khác nhau mà chủ yếu gắn với rủi ro tham nhũng. Vì vậy, sửa đổi Luật Đất đai lần này cần đặt nhiệm vụ cải cách thực chất hệ thống tài chính đất đai, vượt qua mọi thách thức, rào cản về tư duy nhằm tạo cơ hội cho phát triển đất nước. Ông Yamashita Masayuki, Chủ tịch Hội đồng tiêu chuẩn thẩm định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thẩm định giá Bất động sản Nhật Bản cho biết: Điều cơ bản và quan trọng nhất trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế đất đai là nắm bắt chính xác xu hướng giá đất, thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến đất đai để làm rõ nguyên nhân biến động giá đất. Chính vì vậy, cần cải thiện hệ thống khung giá đất và bảng giá đất. Cụ thể là nên định giá đất phù hợp theo thị trường, đồng thời có biện pháp để điều chỉnh mức gánh chịu chi phí sử dụng đất (tăng mức gánh chịu trong phạm vi biến động giá cả thông thường). Phương ThanhĐồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển thương hiệu thực phẩm an toàn
TĐKT - Ngày 12/7, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức Hội thảo "Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển thương hiệu thực phẩm an toàn". Hội thảo nằm trong khuôn khổ Chương trình truyền thông về an toàn thực phẩm (ATTP) trong kinh doanh thực phẩm ngành công thương với tên gọi "Hành động vì an toàn thực phẩm". Dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương, đại diện hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Các đại biểu giao lưu tại Hội thảo Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta từ lâu đặc biệt quan tâm, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, sức khỏe cộng đồng và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về an toàn thực phẩm. Quan điểm chỉ đạo của Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 chỉ rõ, bảo đảm ATTP chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Công thương là một trong ba đơn vị được Chính phủ giao triển khai công tác quản lý nhà nước về ATTP. Bộ Công thương đã và đang rất tích cực trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Đáng chú ý, việc đẩy mạnh cắt giảm các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ATTP đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Năm 2018, nhằm khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, Bộ Công thương đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đồng thời hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa đặc sản an toàn của các doanh nghiệp, địa phương trên cả nước. Với vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc chỉ đạo triển khai và kiểm tra thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện ATTP tại các chợ, siêu thị, đặc biệt là các chợ đầu mối; kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, nhập lậu. Đồng thời, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, phân phối thực hiện ATTP. "Việc tổ chức Hội thảo lần này hết sức có ý nghĩa, góp phần định hình rõ nét hơn nữa về những cơ hội và kinh nghiệm xây dựng thương hiệu thực phẩm an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh. Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bán lẻ Việt Nam, mạng lưới các cơ sở kinh doanh thực phẩm của nước ta cũng tăng dần hàng năm về số lượng và chất lượng. Hiện cả nước có 8.539 chợ (tăng 26 chợ so với 2016), 957 siêu thị, tăng 88 siêu thị tương đương hơn 10% so với 2016, 189 trung tâm thương mại (tăng 21 Trung tâm thương mại tương đương 12,5% so với 2016) và khoảng 2 triệu cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ của hộ gia đình, ngoài ra còn hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi hiện đang phát triển nhanh, được phân bố chủ yếu ở các thành phố lớn. Trước thực trạng sản phẩm “thực phẩm chưa kiểm soát được theo chuỗi cung cấp thực phẩm; việc phân tích, đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, quản lý sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thủ công, thực phẩm tươi sống vẫn là khâu yếu, chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu” thì nhu cầu tiêu dùng thực phẩm bảo đảm là biện pháp tự vệ chính đáng của người dân và cũng là cơ hội tốt cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Tại Hội thảo, các cơ quan hữu quan, các hiệp hội ngành hàng, nhà phân phối cũng như các doanh nghiệp, chuyên gia đã trao đổi, phân tích về những vấn đề: Quản lý nhà nước đối với ATTP; chính sách phát triển mạng lưới các cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn, bảo vệ người tiêu dùng; hỗ trợ phát triển các thương hiệu thực phẩm an toàn; kinh nghiện của các doanh nghiệp thành công trong công tác sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; kinh nghiệm xử lý các sự cố về ATTP. Hội thảo đã chia sẻ cái nhìn toàn diện và rõ nét về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu thực phẩm an toàn gắn với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, hội thảo cũng góp phần kết nối thông tin giữa các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm an toàn với những kênh phân phối hiện đại và tới tay người tiêu dùng. Phương ThanhTĐKT – Ngày 11/7, tại Hà Nội, HMD Global (công ty sở hữu độc quyền thương hiệu Nokia cho điện thoại và máy tính bảng) tổ chức gặp gỡ báo chí, chính thức giới thiệu 2 sản phẩm mới nhất của hãng tại thị trường Việt Nam, bao gồm Nokia 2.1 và 3.1 như là các bản nâng cấp của Nokia 2 và 3 trước đây, với mục tiêu hướng đến phân khúc thị trường giá rẻ đầy sôi động tại Việt Nam.
Nokia 2.1 là chiếc smartphone giá rẻ với màn hình 5,5 inch, độ phân giải HD và chạy hệ điều hành Android Go tối ưu cho cấu hình thấp. Bên trong máy tích hợp chip Snapdragon 425, RAM 1 GB và bộ nhớ trong 8 GB có thể mở rộng thêm 128 GB qua khe cắm thẻ microSD.
Giá bán Nokia 2.1 dự kiến rơi vào khoảng dưới 3 triệu đồng khi lên kệ
Phía sau Nokia 2.1 là camera đơn độ phân giải 8 MP, cũng là độ phân giải trên camera trước của máy. Máy có pin 4.000 mAh cho thời gian sử dụng kép dài, loa ngoài kép phía trước giúp nâng cao trải nghiệm giải trí của người dùng.
Dự kiến chiếc điện thoại này sẽ lên kệ chính thức vào tháng 8 năm nay. Điện thoại có các tùy chọn màu sắc xanh/đồng, xanh/bạc và xám/bạc.
Dịp này, công ty cũng giới thiệu chiếc Nokia 3.1. Chiếc smartphone này có cấu hình mạnh hơn một chút khi so sánh với Nokia 2.1 nhờ nhiều tính năng nổi bật hơn, bao gồm thiết kế cao cấp với viền kim loại và kính cường lực Gorilla Glass dạng cong ở cả hai mặt. Phần màn hình của máy có kích thước 5,2 inch cho độ phân giải HD.
Nokia 3.1 được giới thiệu tại buổi họp báo
Nokia 3.1 sở hữu thiết kế đẹp mắt hơn so với Nokia 2.1. Bên trong, Nokia 3.1 trang bị chip MediaTek MT6750N với tùy chọn RAM 2 GB + ROM 16 GB hoặc RAM 3 GB + ROM 32 GB và thỏi pin dung lượng 2.990 mAh. Phía trước máy trang bị camera 8 MP cho nhu cầu selfie, trong khi phía sau là camera 13 MP.
Nokia 3.1 cung cấp 3 tùy chọn màu sắc xanh/đồng, đen/chrome, trắng/bạc và được bán với giá 3,39 triệu đồng với bản RAM 2 GB và 3,99 triệu đồng với bản RAM 3 GB.
Hưng Vũ
Tổng Cục Hải quan trả lời về vấn đề vướng mắc của Công ty TNHH Posco Việt Nam Holdings
TĐKT- Thời gian qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh vướng mắc phân loại mặt hàng thép của Công ty TNHH Posco Việt Nam Holdings.Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan thông tin kết quả xử lý vụ việc như sau: Thứ nhất, Công ty TNHH Trung tâm gia công Hà Nội Việt Nam Posco (sau này sáp nhập với Công ty Posco VHPC trở thành Công ty Posco Việt Nam Holdings) (sau đây gọi tắt là Công ty VNPC) đăng ký nhập khẩu mặt hàng thép tấm hợp kim cán nóng phẳng chưa phủ mạ tráng, mã số khai báo: 7225.40.90, thuế suất nhập khẩu 0% thuộc tờ khai số 10093377723/A41 ngày 6/7/2016 và số 10097871546/A41 ngày 5/8/2016 tại Chi cục Quản lý đầu tư gia công Hải Phòng. Công ty TNHH Trung tâm gia công Hà Nội Việt Nam Posco Theo kết quả phân tích tại Chi cục Kiểm định Hải quan 2 thì mặt hàng được xác định là thép tấm hợp kim đã qua nguyên công cán. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan đã ban hành Thông báo kết quả phân loại số 1905/TB-TCHQ ngày 23/3/2017 và số 435/TB-TCHQ ngày 20/1/2017, kết luận mặt hàng là: Thép tấm hợp kim đã qua nguyên công cán, chiều rộng lớn hơn 600 mm, đã được cán nóng, chưa được mạ hoặc tráng, mã số: 7225.40.90. Thứ hai, sau khi hàng hóa được thông quan, Cục Hải quan TP Hải Phòng tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với lô hàng trên và phát hiện lô hàng trên được Công ty VNPC bán cho Công ty thép Việt Hàn và 2 mặt hàng trên được Công ty thép Việt Hàn sử dụng để cắt ra làm phôi billet để cán thành thép xây dựng. Trên hợp đồng thương mại giữa hai Công ty, tại trang 1 thể hiện hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng mua bán phôi thép. Do đó, quan điểm của Cục Hải quan TP Hải Phòng đối với mặt hàng nhập khẩu tại 2 tờ khai nêu trên là phôi thép, mã số hàng hóa là 7224.90.00. Thứ ba, tuy nhiên, để có cơ sở kết luận mã số hàng hóa, làm cơ sở để truy thu thuế tự vệ, Cục Hải quan TP Hải Phòng đã có công văn trao đổi với Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương). Cục Phòng vệ thương mại có văn bản số 124/PVTM-VP ngày 16/10/2017 trả lời Cục Hải quan TP Hải Phòng theo hướng: “Việc nhập khẩu thép tấm được cắt thành phôi để sản xuất thép xây dựng có dấu hiệu lẩn tránh thuế tự vệ theo quy định của Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017”. Cuối cùng kết quả kiểm tra sau thông quan và ý kiến của Cục Phòng vệ thương mại đặt ra nghi vấn lẩn tránh thuế nhưng chưa đủ cơ sở để khẳng định hành vi khai báo sai của doanh nghiệp. Để có sở sở đưa ra kết luận chính xác, Tổng cục Hải quan đã tiến hành xác minh 2 lô hàng nhập khẩu nêu trên tại nước xuất khẩu . Theo kết quả xác minh tại nước xuất khẩu, 2 mặt hàng nêu trên đều là thép tấm hợp kim cán nóng, mã số 7225.40.90. Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3834/TCHQ-TXNK ngày 29/6/2018 thông báo kết quả xác minh gửi Công ty TNHH Posco Việt Nam Holdings và Cục Hải quan TP Hải Phòng để thực hiện. La GiangNâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững thời kì 4.0
TĐKT - Ngày 5/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc VCCI đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2018 với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự. Hội nghị tập trung thảo luận về những vấn đề và giải pháp để thúc đẩy hợp tác công - tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới. Những kiến nghị từ Hội nghị sẽ góp phần thúc đẩy việc triển khai các chương trình hành động của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững trong thời kỳ kỷ nguyên số. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao VCCI, VBCSD và Ngân hàng Thế giới đã tổ chức Hội nghị Quốc gia ý nghĩa này. Thủ tướng nhận định rằng đây là Hội nghị có quy mô về phát triển bền vững tại Việt Nam và là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp có thể đối thoại trực tiếp với lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các bộ, ban, ngành nhằm tăng cường hỗ trợ từ phía Chính phủ đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thủ tướng tin tưởng rằng với sự nỗ lực của Chính phủ, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng thuận của xã hội và sự ủng hộ, hợp tác của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ hoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững cùng Chương trình Nghị sự 2030 với những kết quả tốt nhất, đặc biệt là trong bối cảnh tối ưu hóa mọi thành tưu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI kiêm Đồng Chủ tịch VBCSD đánh giá cao chủ đề của Hội nghị. Ông khẳng định niềm tin mạnh mẽ Việt Nam sẽ tăng tốc và trở thành nước có thu nhập trung bình cao trong vòng hai thập niên tới với những thành quả ấn tượng về bình đẳng, công bằng xã hội và quản lý nhà nước hiệu quả. Để làm được điều đó, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của doanh nghiệp cũng như sự đồng thuận và nỗ lực của tất cả các thành phần trong xã hội, các bên liên quan cũng như sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả của các tổ chức quốc tế. “Chúng ta tiến lên phía trước một cách vững chắc với sự tham gia đầy đủ của từng cá nhân, từng nhóm người, từng ngành nghề, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng chung của đất nước và hoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững đúng thời hạn.”, ông Lộc chia sẻ. Toàn cảnh Hội nghị Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam chia sẻ về những xu hướng lớn có thể tái định hình nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới: Việc chuyển đổi các mô hình thương mại; sự gia tăng của nền kinh tế tri thức, biến đổi khí hậu và sự già hóa dân số. Đại diện của WB cũng giới thiệu những phát hiện quan trọng từ Báo cáo “Công việc tương lai của Việt Nam”, trong đó nhấn mạnh nếu không khai thác một cách có lợi các xu hướng lớn nêu trên, sẽ khiến cho “cỗ máy việc làm” không hoạt động hiệu quả, dẫn đến tương lai của việc làm tại Việt Nam không được bảo đảm. Ông cho rằng để thực hiện phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, Việt Nam cần vận dụng và phát huy hiệu quả các nguồn vốn (thể chế, con người, sản xuất hoặc vật chất và vốn tự nhiên), song song với việc nắm bắt các xu hướng lớn và đảm bảo cỗ máy tạo việc làm hoạt động trơn tru. Hội nghị được chia làm hai phiên. Trong phiên buổi sáng, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã long trọng công bố Diễn đàn hợp tác cấp cao vì mục tiêu xanh toàn cầu 2030 (gọi tắt là Diễn đàn quốc gia P4G). Mục đích của Diễn đàn nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác công tư đóng góp vào tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu 2030 thông qua thực hiện tăng trưởng xanh, và tạo điều kiện phổ biến và mở rộng quy mô thực hiện các giải pháp trên phạm vi toàn cầu. Tham gia phiên buổi chiều của Hội nghị, các khách mời đã được lắng nghe các báo cáo, trình bày về Kế hoạch của Chính phủ để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh từ đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và UBND TP Hồ Chí Minh, cũng như gắn kết 17 Mục tiêu Phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh từ HEINEKEN Việt Nam. Bên cạnh đó, những tham luận từ lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Coca - Cola Việt Nam, Ericsson Việt Nam và TBS Group đã cập nhật tình hình triển khai Thỏa thuận Paris, kế hoạch thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp để thực hiện thành công Thỏa thuận quan trọng này; những kiến nghị cho Chính phủ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận và phát triển nền tảng công nghệ mới, tối ưu hóa các cơ hội do làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cũng như đảm bảo việc làm cho người lao động trong tương lai. Hưng VũPhát động chương trình 50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam 2018
TĐKT - Ngày 3/7, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phát động chương trình 50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam 2018. Chương trình sẽ lựa chọn các doanh nghiệp công nghệ thông tin uy tín, có năng lực của Việt Nam để giới thiệu, quảng bá và kết nối hợp tác với các đối tác tiềm năng trong nước, quốc tế. Lễ công bố 50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam năm 2017 Năm 2018 là năm thứ 5 chương trình bình chọn 50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu năm 2018 được tổ chức. Trước đó, năm 2017, 50 doanh nghiệp được lựa chọn của chương trình đạt tổng doanh thu 20.676 tỷ đồng, tương đương 936 triệu USD, chiếm gần 1/4 doanh thu của ngành phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam 2017 với tổng số nhân lực là 35.542 người. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin điển hình không chỉ đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng GDP cho đất nước mà còn tạo ra sự lan tỏa trong cộng đồng về ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển tới tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội... Năm nay, bên cạnh việc lựa chọn 50 doanh nghiệp trong các lĩnh vực, Ban tổ chức sẽ lựa chọn 10 doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong lĩnh vực chuyển đổi số (Digital transformation), internet kết nối vạn vật (Internet of Things -IoT) và các xu hướng công nghệ mới. Qua đó, Ban tổ chức phát đi thông điệp kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục nỗ lực sáng tạo, tập trung xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi số, phát triển sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao theo xu hướng công nghệ mới: Trí tuệ nhân tạo (AI), Robotics, tự động hóa, in 3D… Những sản phẩm công nghệ này không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam, mà còn góp phần mở rộng sản phẩm công nghệ của Việt Nam đến với thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Bắc Mỹ và châu Âu. Chương trình 50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam 2018 gồm 3 nội dung chính: Ban tổ chức tiến hành bình chọn 50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam 2018 và 10 doanh nghiệp có năng lực công nghệ mới tiêu biểu nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; biên soạn ấn phẩm đặc biệt “50+10 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam - Vietnam’s 50+10 Leading IT Companies 2018” bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật; giới thiệu, quảng bá thông tin về 50+10 doanh nghiệp hàng đầu về ngành công nghệ thông tin Việt Nam đến các đối tác, khách hàng tiềm năng trong nước, quốc tế. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, được thành lập từ 3 năm trở lên đăng ký tham gia chương trình tại địa chỉ http://leadingitcompanies.com đến ngày 12/7. Lễ công bố 50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam 2018 sẽ diễn ra vào tối 18/10 tại Hà Nội. Nguyệt HàKhai mạc phiên họp lần thứ 132 Hội đồng Hợp tác Hải quan của tổ chức Hải quan Thế giới
TĐKT - Ngày 28/6, Phiên họp toàn thể lần thứ 132 Hội đồng Hợp tác Hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã khai mạc tại thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ. Đoàn Hải quan Việt Nam do Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn làm trưởng đoàn dự phiên họp quan trọng hàng năm này. Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn tại phiên họp toàn thể lần thứ 132 của WCO Phiên họp lần thứ 132 sẽ diễn ra từ hôm nay 28/6/2018 đến hết ngày 30/6/2018 tại trụ sở của WCO. Đây là phiên họp quan trọng nhất trong năm, các Tổng Cục trưởng và người đứng đầu 182 cơ quan hải quan thành viên của WCO sẽ rà soát, đánh giá công tác trong thời gian qua và xây dựng các định hướng chính sách, biện pháp về kỹ thuật nghiệp vụ cho đến các cơ chế hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công tác hải quan trên phạm vi toàn cầu trước những thách thức có liên quan đến tự do thương mại, bảo hộ mậu dịch, buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép các chất ma túy, hàng cấm, chất nổ, hàng giả, hàng nhái, các chất thải độc hại có nguy cơ tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng… Phiên họp cũng dành thời gian để kiện toàn bộ máy và thể chế hoạt động của Tổ chức Hải quan Thế giới và Ban Thư ký Tổ chức Hải quan Thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh hiện nay. Tại Phiên họp, Tổng Cục trưởng Hải quan các nước thảo luận và thông qua báo cáo của các Ủy ban Chính sách chung, Ủy ban Kỹ thuật thường trực, Ủy ban kiểm soát, Ủy ban Xây dựng năng lực, Ủy ban Kiểm toán, Ủy ban Tài chính ngân sách, việc đóng góp niên liễm và sử dụng nguồn ngân sách của WCO… Về vấn đề chính sách, Phiên họp lần thứ 132 năm nay sẽ tập trung thảo luận về việc thực hiện kế hoạch chiến lược 2018 - 2019 của WCO và phê duyệt các khuyến nghị về định hướng xây dựng phát triển hiện đại hóa của các cơ quan hải quan nhằm hỗ trợ cho việc tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế (Gói chính sách Cạnh tranh Kinh tế), định hướng cho công tác thực thi pháp luật (Gói biện pháp nâng cao mức độ tuân thủ và thực thi pháp luật hải quan hiệu quả) và các chính sách và giải pháp đảm bảo cho thu ngân sách quốc gia (Gói nguồn thu). Các Tổng Cục trưởng Hải quan cũng tiến hành thảo luận và phê duyệt bộ chỉ số đánh giá hoạt động của cơ quan hải quan. Các lĩnh vực ưu tiên hiên nay của WCO về chính sách chung bao gồm việc triển khai thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO của các cơ quan hai quan, các biện pháp quản lý hải quan hiện quả đối với thương mại điện tử, các vấn đề an ninh cho chuỗi dây chuyền cung ứng thương mại toàn cầu, cơ chế hợp tác giữa thuế nội địa và cơ quan hải quan, biện pháp kiểm soát dòng tiền bất hợp pháp liên quan đến các giao dịch thương mại qua biên giới. Phiên họp sẽ quyết định một số định hướng cho việc rà soát Khung tiêu chuẩn về đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (SAFE), rà soát Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan và vấn đề gia nhập WCO của một số chủ thể chưa phải là thành viên của Liên hợp quốc. Về vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ hải quan, Phiên họp sẽ thông qua một số kết quả đạt được liên quan đến nghiệp vụ hai quan về xác định xuất xứ hàng hóa, xác định trị giá hải quan và phân loại hàng hóa đối với một số mặt hàng mới xuất hiện. Năm 2018 là năm kết thúc nhiệm kỳ Tổng Thư ký Tổ chức Hải quan Thế giới, vì vậy, Phiên họp lần này sẽ tiến hành bầu cử Tổng thư ký nhiệm kỳ 2019 – 2023 với 2 ứng viên của Nhật Bản và Tây Ban Nha tham gia tranh cử. Bên cạnh đó, Phiên họp cũng sẽ bầu thành viên theo nhiệm kỳ của một số ủy ban của WCO trong đó có Ủy ban Chính sách chung, Ủy ban Tài chính và Ủy ban Kiểm toán. Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 111
- 112
- 113
- 114
- 115
- …
- sau ›
- cuối cùng »