TĐKT - Cách đây 10 năm, thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII, thủ đô Hà Nội đã mở rộng địa giới hành chính. Đây là một dấu mốc có tính lịch sử thể hiện sự vươn mình mạnh mẽ trong toàn bộ tiến trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Một quyết định mang tầm vóc lớn, có ảnh hưởng và tác động lâu dài và nhiều mặt đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Bước chuyển mình của Đảng bộ khối các cơ quan thành phố
Hà Nội mở rộng với bộn bề công việc, thực hiện quyết định của Thành ủy Hà Nội về hợp nhất Đảng bộ Khối Dân chính Đảng tỉnh Hà Tây và Đảng bộ Khối Dân chính Đảng Hà Nội thành Đảng bộ Khối Dân chính Đảng TP Hà Nội và nay là Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố. Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã lãnh đạo cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc bám sát các chương trình công tác lớn của Thành ủy, các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá của thành phố, tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND, MTTQ thành phố, đoàn thể chính trị xã hội trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra những chủ trương, giải pháp thực hiện toàn diện các nhiệm vụ của thành phố.
Mười năm đi qua đã ghi dấu những bước trưởng thành to lớn về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ Khối.
Hội nghị lần thứ mười hai BCH Đảng bộ TP Hà Nội khoá XVI
Việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết và phương pháp, hình thức tổ chức nghiên cứu, quán triệt thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng được quan tâm chỉ đạo đổi mới theo hướng gọn, rõ, thiết thực, hiệu quả; rà soát, bổ sung, xây dựng các quy chế, quy định để thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Công tác nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, sinh hoạt chuyên đề và sức chiến đấu của chi bộ được tập trung chỉ đạo tăng cường, trong đó, chú trọng đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt định kỳ.
Công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng được quan tâm chỉ đạo hiệu quả, nhất là việc kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng về phẩm chất đạo đức, kết quả thực hiện nhiệm vụ, việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và việc chấp hành Điều lệ Đảng.
Công tác đánh giá cán bộ được thực hiện theo hướng thực chất, khách quan, từ đó quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện thử thách cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh hằng năm đạt kết quả tốt.
Nhận thức của cán bộ, đảng viên các tổ chức cơ sở của Đảng bộ Khối được nâng cao, xác định rõ trách nhiệm, tích cực trong công tác tham mưu, phục vụ; phát huy tính tiền phong, gương mẫu, khắc phục khó khăn, đóng góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.
Các tổ chức chính trị - xã hội từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, xung kích trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Khối.
Thực hiện Chương trình số 01 của Thành ủy về “Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) tạo chuyển biến mạnh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh giai đoạn 2016 - 2020”, Đảng ủy Khối đã ban hành 3 Chương trình toàn khóa về công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị; xây dựng và ban hành 9 đề án công tác để triển khai cụ thể những nhiệm vụ, giải pháp khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng công tác xây dựng đảng, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu xác định trong chương trình toàn khóa.
Thời gian qua, cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đã chỉ đạo cụ thể hóa thành các chương trình, đề án phù hợp với đặc điểm tình hình và nhiệm vụ của các đơn vị để triển khai thực hiện, đồng thời coi trọng công tác tự kiểm tra, giám sát của cấp ủy cơ sở; kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Với những nỗ lực không ngừng, Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố ngày càng thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình trong công tác xây dựng Đảng đối với các cơ quan của thành phố, được sự ghi nhận, đánh giá cao của các cấp lãnh đạo Trung ương, thành phố.
Năm 2017, Đảng ủy Khối được vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính Phủ và được Ban Thường vụ Thành ủy đánh giá là một trong năm Đảng bộ cấp trên cơ sở trong sạch, vững mạnh tiêu biểu của Đảng bộ thành phố. Đây là sự ghi nhận rất đáng trân trọng khi Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai đánh giá chất lượng Đảng bộ cấp trên cơ sở.
Cầu nối đoàn kết, thống nhất tạo nên những thành tựu
Cùng với các ngành, các cấp, các địa phương, Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố thực sự là cầu nối tăng cường sự đoàn kết, thống nhất và phối hợp hỗ trợ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, đóng góp quan trọng tạo nên những thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thủ đô trong những năm qua.
Mười năm mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để rồi đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, diện mạo với những thành tựu to lớn, toàn diện, xứng đáng là trái tim của Tổ quốc, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
Kinh tế, xã hội Thủ đô tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông -lâm - thủy sản phát triển toàn diện. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Thủ đô tiếp tục hoàn thiện. Tăng trưởng GRDP từ năm 2008 đến 2017 bình quân đạt 7,4%/năm.
Các lĩnh vực xây dựng, quản lý, phát triển đô thị được đặc biệt chú trọng và có nhiều chuyển biến, tiến bộ rõ rệt. Nhiều năm liền, thành phố chọn chủ đề “Năm kỷ cương hành chính”, “Năm trật tự và văn minh đô thị” để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Thành phố đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Cùng hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, công tác xây dựng nông thôn mới cũng được tập trung chỉ đạo và đạt được kết quả nổi bật, thu hẹp khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị. Trong 10 năm qua, thành phố đã huy động bình quân khoảng 1.800 tỷ đồng/năm cho đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Đời sống văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân Thủ đô được cải thiện rõ rệt. Thành phố đã quan tâm đầu tư, hoàn thiện hệ thống các thiết chế văn hóa và bảo tồn, tôn tạo, nghiên cứu, giới thiệu, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa của Thủ đô.
Các hoạt động văn học, nghệ thuật, giao lưu văn hóa trong nước, khu vực và quốc tế tiếp tục mở rộng. Thành phố cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đã xây dựng và triển khai Bộ quy tắc và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô và Bộ quy tắc ứng xử công cộng, đưa vào giảng dạy bộ tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô... góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tự hào của ngưòi Hà Nội.
An ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được giữ vững trong mọi tình huống. Quan hệ, liên kết với các tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm trong nước và nước ngoài; quan hệ đối ngoại, giao lưu hợp tác với Thủ đô các nước, các tổ chức quốc tế được đẩy mạnh theo hướng mở rộng hơn, sâu sắc hơn.
Những thành tựu to lớn và toàn diện đạt được trong 10 năm qua là minh chứng hết sức sinh động và đầy thuyết phục về tầm nhìn và tính đúng đắn của quyết định mang tính lịch sử của Đảng và Quốc hội. Đó cũng là kết quả của sự nỗ lực to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, sự đoàn kết, nhất trí cao trong cả hệ thống chính trị.
Văn Minh
Hà Nội thi đua ái quốc
Cụm thi đua số 13 (TP Hà Nội) sơ kết công tác thi đua - khen thưởng 6 tháng đầu năm 2018
TĐKT – Chiều 25/7, Cụm thi đua số 13 (TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện giao ước thi đua 6 tháng đầu năm 2018. Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Nguyễn Công Bằng tới dự. Toàn cảnh Hội nghị Cụm thi đua số 13 TP Hà Nội bao gồm: 16 đơn vị thành viên thuộc các Khối đơn vị sự nghiệp quản lý; khối ban quản lý dự án – đơn vị sự nghiệp và khối phát thanh, truyền hình, báo chí và xuất bản. Trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị đã ra sức thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của đơn vị theo các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác của thành phố và đơn vị. Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố, trực tiếp là sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên của Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội, các đơn vị trong Cụm thi đua số 13 đã chủ động bám sát các nội dung thi đua để triển khai, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng các phong trào thi đua và thực hiện tốt công tác khen thưởng. Ngay từ những tháng đầu năm, các đơn vị đã triển khai ký kết giao ước thi đua, ban hành kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng, trong đó tập trung vào việc phát động các phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn với hình thức đa dạng, phong phú. Thực hiện chủ đề năm 2018 của thành phố và các phong trào thi đua 70 năm Ngày chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, các đơn vị đã chủ động phát động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, đặc biệt chú trọng việc triển khai các phong trào thi đua đặc thù riêng, các mô hình hay, cách làm tốt, bám sát và giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu và các khâu đột phá năm 2018 của thành phố và của từng đơn vị. Khối phát thanh và truyền hình phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố tập trung tuyên truyền gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt thông qua các chuyên trang, chuyên đề, bài viết, các buổi giao lưu trực tuyến; sản xuất và phát sóng chạy trailer cổ động 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018)… Các đơn vị cũng tích cực triển khai tham gia gửi bài viết về gương điển hình tiên tiến. Tiêu biểu như Viện quy hoạch kiến trúc 4 bài thi, Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội 2 bài thi, Liên minh Hợp tác xã 4 bài và Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông 3 bài thi… tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Trong 6 tháng đầu năm, thông qua việc triển khai các phong trào thi đua, các đơn vị đã chủ động khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác. Trong đó, chú trọng sử dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền, quan tâm hơn trong việc khen thưởng đột xuất, khen thưởng người lao động trực tiếp. Trong 6 tháng cuối năm 2018, Cụm thi đua số 13 tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến; tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời đúng người, đúng việc để công tác thi đua - khen thưởng thực sự có hiệu quả. Trong đó, tập trung thi đua thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng; thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh, đối ngoại; thi đua “An toàn thực phẩm”; “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới - văn minh đô thị” và các chương trình khác do cấp trên phát động. Thục AnhKỷ niệm 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
TĐKT - Chiều 24/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức cung cấp thông tin tới báo chí về tổng kết, chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội (1/8/2008 - 1/8/2018). Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì hội nghị. Theo đó, tại Lễ kỷ niệm 10 năm Hà Nội điều chỉnh địa giới hành chính do Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức vào 8h ngày 28/7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, TP Hà Nội sẽ vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thông tin với báo chí Sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính, không gian sản xuất, kinh doanh của Hà Nội được mở rộng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đạt trung bình 7,41%/năm (cách tính cũ là 9,51%) và nhiều chỉ tiêu tăng từ 2 - 3 lần: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)/người tăng 2,3 lần, thu nhập bình quân đầu người của nông dân tăng 2,92 lần, thu ngân sách trên địa bàn tăng 2,93 lần… Với những kết quả này đã tiếp tục khẳng định Hà Nội có vị trí đầu tàu, là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng với kinh tế cả nước. Hà Nội có diện tích 21,2% so với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhưng đóng góp GRDP tới 51,1% và đóng góp thu ngân sách tới 54,1%. So với cả nước, Hà Nội có diện tích chỉ chiếm 1%, dân số chiếm 8,1% nhưng đóng góp GRDP 16,46%, đóng góp về thu ngân sách 19,05%. Bên cạnh đó, giá trị văn hoá truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của văn hoá Tràng An, văn hoá xứ Đoài ngày càng được duy trì và phát huy, lan tỏa. Đặc biệt, không gian đô thị phát triển theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô tạo nên diện mạo mới sau 10 năm phát triển. Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành. TP cũng đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía Bắc với một số dự án: Công viên Kim Quy, Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia... Phát biểu tại buổi họp báo, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định: Sự phát triển vượt bậc của Hà Nội trong 10 năm qua đã cho thấy tính đúng đắn, tầm nhìn chiến lược, ý nghĩa lịch sử, thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành chính đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Hưng VũTĐKT - Xây dựng nông thôn mới như luồng gió mới, thổi đi những tư duy giản đơn, manh mún của người nông dân Việt Nam, quanh năm chỉ biết gắn bó với con trâu, cái cày. Nông thôn mới đã và đang tạo nên những người nông dân mới, với tư duy sáng tạo, mạnh dạn, dám biến những vùng đất cằn thành những mảnh đất “vàng”.
Đất khó ra bạc triệu
Chỉ tay về phía những vạt đất sỏi, chị Nguyễn Thị Hoàn, thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn cho biết: Người dân ở đây chẳng bao giờ “được” cấy lúa, trồng ngô bởi đây là vùng đồi gò, đất mối, phải rất khó khăn mới trồng được cây lâm nghiệp và cây ăn quả nên cuộc sống người Lâm Trường nhiều năm lay lắt với đói nghèo.
Năm 2013, trên hành trình thử nghiệm các giống cây mới, một vài hộ dân trong thôn đã tìm kiếm được một loại cây mới là thanh long ruột đỏ. “Bước đầu tiên tuy bỡ ngỡ, vất vả nhưng chúng tôi không nản trí, tích lũy vốn kiến thức qua những lần đi tham quan thực tế, các buổi tập huấn, rồi vừa làm vừa học hỏi rút kinh nghiệm.
“Lứa thu hoạch đầu tiên, cả gia đình đều vui mừng khi nhìn 500 cây thanh long đều tăm tắp quả, cho thu nhập gấp đôi trồng vải. So với vải, mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch và chín rộ trong hai tháng thì thanh long ruột đỏ lại cho thu hoạch từ 7 - 8 đợt mỗi năm nên quanh năm nhà nông có thu nhập. Đầu ra ổn định vì chất lượng quả thanh long đỏ tốt, thơm ngọt hơn so với thanh long trắng” – chị Hoàn phấn khởi.
Khi đã “chắc ăn” với diện tích trồng thanh long đỏ, chị Hoàn mới mạnh dạn xen canh thêm cam canh để tăng thêm nguồn cung. Loại quả này dễ bán, lại thu hoạch chính vụ trong mùa đông xuân nên nhu cầu thị trường lớn, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Số lượng 500 gốc cam trĩu trịt hàng tấn quả của gia đình chị cũng luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân.
Hiện ở Lâm Trường có hàng chục hộ nông dân cũng chuyển đổi từ trồng vải sang trồng thanh long ruột đỏ, có nhà xen canh thêm bưởi diễn, nuôi ong… cho thu nhập bình quân từ 100 – 300 triệu đồng/hộ gia đình/năm.
Đất đã không phụ công người, cuộc sống của người dân xã NTM Lâm Trường khấm khá hơn.
Cũng như gia đình chị Hoàn, gia đình chị Nguyễn Thị Hiền là một trong những hộ đầu tiên trồng rau húng quế cho thu nhập cao trên vùng đất trũng của xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên.
Rau húng quế được trồng trên vùng đất trũng của xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội cho thu nhập cao
Nếu như trước đây Hồng Thái là một vùng đất trũng, ít người lựa chọn đất canh tác thì nay nó được người dân ví như cánh đồng "hoa Oải hương - Lavender" với sắc tím ngắt một màu phủ bạt ngàn.
Chị Nguyễn Thị Hiền kể lại, ở vùng đồng trũng này, trồng lúa, trồng màu đều khó nên chị bàn với chồng chuyển đổi cây trồng và tìm ra cây húng quế. Tuy nhiên, loại cây gia vị này nếu chỉ bán để sử dụng như một loại rau thì chỉ túc tắc nên sau một thời gian tìm hiểu thị trường và công nghệ, chị Hiền đã tìm ra một ngách mới. Đó là sơ chế, chiết xuất rau húng quế thành tinh dầu để bán, vừa có giá trị kinh tế lớn vừa có đầu ra ổn định.
Thay đổi cung cách sản xuất, nhà nông sẽ vất vả hơn, theo chị Hiền, để chiết xuất được tinh dầu, đòi hỏi phải chăm sóc, phòng bệnh cho rau cẩn thận và chọn thời điểm “vàng” thu hoạch. Chi phí đầu tư cho sào trồng rau húng quế chỉ khoảng 200 nghìn đồng/vụ nhưng nhà nông phải nắm được kỹ thuật chiết xuất, đầu tư dụng cụ với giá hàng chục triệu đồng. Bù lại, thành phẩm có giá hơn, được thị trường thu mua 700.000 đ/cân. Mỗi một héc - ta húng quế nhà nông có thể thu được 50 triệu đồng.
“Hiện nay, nhiều hộ gia đình cũng thấy được hiệu quả từ trồng rau húng quế nên cũng bắt đầu học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng trong thời gian tới” – ông Phạm Văn Hoạt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Thái cho biết.
Hà Nội tiếp tục là địa phương đi đầu trong xây dựng nông thôn mới
Với 285/386 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 73,8%); 4 huyện đạt chuẩn NTM là Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Hà Nội tiếp tục là đơn vị dẫn đầu cả nước trong xây dựng NTM.
Không dừng lại ở những kết quả đã đạt được về mặt số lượng, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội cho biết, trong 5 năm tới Thành ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm. Đó là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, thực hiện tốt khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp là “sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao”; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.
Dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Thành ủy Hà Nội và các cơ quan chức năng của TP, thời gian qua ghi nhận bước phát triển về chất trong quá trình xây dựng NTM ở vùng ngoại thành Hà Nội.
Trao đổi với báo chí, những người nông dân ngoại thành Hà Nội cho biết, họ thực sự có niềm tin rằng: “có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, thành công chính là nằm ở sự quyết tâm và ý chí của mỗi người. Họ đã sẵn sàng đón nhận và làm chủ công nghệ, học hỏi và phấn đấu không ngừng để không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.
Hưng Vũ
TĐKT –Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2018), 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới Thủ đô và thực hiện “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị thành phố năm 2018”, Đảng ủy Khối các cơ quan TP Hà Nội tổ chức chung khảo Hội thi “Bí thư Chi bộ giỏi” năm 2018.
Đây đồng thời là hoạt động ý nghĩa nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt chi bộ, đặc biệt là công tác sinh hoạt chuyên đề với vai trò của đồng chí Bí thư chi bộ.
Tham dự vòng chung khảo gồm 9 thí sinh xuất sắc nhất được lựa chọn từ 45 thí sinh vòng sơ khảo tại 44 đảng bộ cơ sở. Các thí sinh trải qua 3 phần thi sôi nổi: Thi tự giới thiệu bản thân và chi bộ, thi thuyết trình kỹ năng điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề, thi kiến thức chung.
Kết quả, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất cho thí sinh Đinh Thị Bích Thủy, đến từ chi bộ Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 2 giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích.
Ban tổ chức đã trao giải nhất cho thí sinh Đinh Thị Bích Thủy, đến từ chi bộ Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội
Phát biểu tại Hội thi, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan TP Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: Chi bộ đảng là nền tảng của Đảng. Đảng muốn mạnh phải mạnh từ từng tổ chức cơ sở đảng, từ từng đảng viên. Chi bộ đảng là nơi trực tiếp lãnh đạo, quản lý đảng viên; đây cũng là nơi lựa chọn, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú để kết nạp vào Đảng, bổ sung đội ngũ của Đảng. Các chủ trương, đường lối của Đảng chủ yếu được thực hiện thông qua chi bộ đảng.
Mặt khác, chi bộ đảng còn là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Đây là nơi tổ chức đảng, vừa là thành tố trong hệ thống chính trị nhưng đồng thời là người lãnh đạo hệ thống chính trị; là trung tâm của sự đoàn kết tập hợp sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở cơ sở.
Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của chi bộ đảng mà trong đó vị trí, vai trò của đồng chí Bí thư chi bộ là người đứng đầu chi bộ và là người có trách nhiệm tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ trên mọi mặt công tác theo quy định của Điều lệ Đảng, Đảng ủy Khối các cơ quan TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 03- NQ/ĐUK ngày 28/01/2016, về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố giai đoạn 2015- 2020" và Kế hoạch số 18- KH/ĐUK để triển khai thực hiện.
Đến nay, việc sinh hoạt chi bộ đã đi vào nền nếp, chất lượng sinh hoạt chi bộ tại các đơn vị đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuân thủ theo quy trình hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức Thành ủy. Nội dung sinh hoạt chi bộ đã được đổi mới theo hướng thiết thực, cụ thể hơn; đã gắn nội dung sinh hoạt chi bộ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra hàng ngày tại cơ sở.
Theo lộ trình thực hiện Kế hoạch, năm 2018, Đảng ủy Khối đã ban hành Kế hoạch và chỉ đạo tổ chức Hội thi Bí thư chi bộ giỏi năm 2018 cấp cơ sở và Hội thi cấp Đảng bộ Khối.
Qua Hội thi tại 44 đảng bộ cơ sở, có thể nói các Hội thi đã tạo ra sức lan toả và tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn Đảng bộ Khối; tạo niềm tin, sự vui mừng, phấn khởi trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Tại đó, 363 thí sinh là các đồng chí Bí thư chi bộ và quy hoạch chức danh Bí thư đã trải qua ba phần thi: Tự giới thiệu, hiểu biết về nghiệp vụ công tác đảng và thuyết trình điều hành nội dung sinh hoạt chuyên đề tại chi bộ. Qua quá trình triển khai, ban tổ chức các đơn vị và các thí sinh đã có sự chuẩn bị chu đáo, công phu, sáng tạo, nhất là nội dung thi phong phú, hấp dẫn, bảo đảm cả "phần thi" và "phần hội".
Bên cạnh đó, Hội thi cũng giúp cho Ban Thường vụ Đảng ủy Khối và các Đảng ủy cơ sở đánh giá tình hình của các Chi bộ, đội ngũ Bí thư Chi bộ sát và đúng hơn, từ đó có giải pháp lãnh đạo để củng cố và nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng ở cơ sở.
Từ những bài dự thi về điều hành sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề của các thí sinh, Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố cũng đã lựa chọn, biên tập 37 bài viết để đưa vào Tài liệu nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề gửi tới các đồng chí.
Với những bài viết dược đầu tư có chất lượng, xuất phát từ tình hình thực tế và đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng, công tác chuyên môn nảy sinh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo ở cơ sở, đây sẽ là cơ sở để các đồng chí bí thư chi bộ trong Đảng bộ Khối xây dựng cho mình phương pháp chỉ đạo có hiệu quả, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề, tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo trong thực hiện công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ chính trị tại chi bộ.
Hội thi Bí thư chi bộ giỏi đã thực sự đem lại những kiến thức quý báu và những bài học kinh nghiệm bổ ích trong công tác xây dựng Đảng, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, thanh lịch và hiện đại.
Mai Thảo
TĐKT - Sáng 14/7, huyện Thạch Thất (TP Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và tổng kết 10 năm thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội. Tới dự có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội.
10 năm qua, kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển, đạt mức tăng trưởng bình quân 12,2%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp). Thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/năm, tăng gấp 4,5 lần so với trước khi hợp nhất về Hà Nội. Thạch Thất là huyện có thu nhập bình quân cao nhất khu vực nông thôn.
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất
Đến nay, toàn huyện đã có 21/21 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); phấn đấu trong năm 2018 đạt huyện NTM.
Công tác thu, chi ngân sách được tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Năm 2017, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 500 tỷ đồng, bằng 255% dự toán thành phố giao.
Huyện đã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch các xã NTM, quy hoạch thị trấn và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác.
Về cấp nước sạch, đến nay, huyện đã hoàn thành việc cấp nước sạch ở 10 xã, thị trấn, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 69%. Công tác giải phóng mặt bằng được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đáp ứng kịp thời về mặt bằng cho chủ đầu tư các dự án trọng điểm như Đại lộ Thăng Long, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học quốc gia Hà Nội, dự án tái định cư, dự án phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định…
Chủ tịch HĐND huyện Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc giai đoạn 2012 -2016, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Với những thành tích đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã được Đảng, Nhà nước và cấp trên tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Năm 2012 huyện được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 16 tập thể, 14 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động; 32 tập thể, 44 cá nhân được tặng Bằng khen củaThủ tướng Chính phủ; 157 lượt tập thể, 330 lượt cá nhân được thành phố, các bộ, ban, ngành Trung ương tặng Bằng khen; 8 tập thể được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, 66 lượt tập thể được nhận Cờ thi đua xuất sắc của thành phố và các bộ, ban, ngành Trung ương...Năm 2017, huyện Thạch Thất được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất. Chủ tịch HĐND huyện Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc giai đoạn 2012-2016, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
Hưng Vũ
Tổng kết Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ TP Hà Nội năm 2017
TĐKT - Sáng 13/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Tổng kết Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ (KHCN) Việt Nam TP Hà Nội năm 2017 và phát động Giải thưởng năm 2018. Năm 2017, Ban tổ chức Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam TP Hà Nội đã lựa chọn, chấm điểm và thống nhất gửi 5 công trình tiêu biểu nhất tham dự thi Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam vào cuối tháng 10/2016. Kết quả, Hội đồng chuyên môn của Ban Tổ chức giải thưởng KHCN Việt Nam đã chấm và thống nhất trao giải cho 4 công trình của TP Hà Nội gửi lên. GS, TS. Vũ Hoan, Chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phát biểu tại Hội nghị Giải nhì dành cho công trình “Quy trình và hệ thống thiết bị sấy rác sử dụng thiết bị thu hồi nhiệt có khối vật liệu thu hồi nhiệt không chuyển động và phương pháp sắp xếp khối vật liệu” của tác giả Nguyễn Phúc Thành và cộng sự (Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long) Đề tài có tính mới là có ít nhất 2 thiết bị thu hồi nhiệt làm việc luân phiên, hiện chưa thấy có cơ sở đốt rác thải nào áp dụng tại Việt Nam, có tính sáng tạo, khả năng ứng dụng và nhân rộng rất tốt do hệ thống thiết kế theo mo - dun nên có thể dễ dàng áp dụng vào các nhà máy có quy mô công suất khác nhau; có thể tận dụng nhiệt dư thừa từ sau lò đốt cho sấy hoặc nâng nhiệt của các công nghệ khác có nhu cầu, kể cả các nhà máy lân cận có nhu cầu sử dụng nhiệt. Hiệu quả kinh tế của đề tài đó là giảm 90% nhiên liệu dầu DO so với các hệ thống lò đốt rác thông thường. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường mang lại cao, giảm các tác động môi trường và xã hội từ nước rác. Giải ba dành cho công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy về chỏm cầu Trung Nghĩa - MCV20X5000” của tác giả Thân Đức Ngân và cộng sự (Công ty TNHH Cơ khí thực phẩm Trung Nghĩa). Sản phẩm máy công cụ gia công áp lực chuyên môn hóa này là sản phẩm lớn, có tính hiện đại về công nghệ cơ khí thủy lực. Độ phức tạp và ứng dụng truyền dẫn thủy lực tạo lực ép viên, đủ điều kiện chế tạo và tổ chức lắp ở Việt Nam. Sản phẩm có nhiều đóng góp về ý nghĩa hiệu quả kinh tế, thể hiện ở có thể giảm nhập khẩu máy tương tự, chi phí sản xuất máy về chỏm cầu chỉ bằng 40% so với giá nhập ngoại đối với máy cùng loại và cần chuyên môn hóa hợp lý. Đây là nghiên cứu sáng tạo, áp dụng thực tiễn với sự tự chủ của tác giả, nghiên cứu này phù hợp với xu thế phát triển của ngành cơ khí chế tạo máy của Việt Nam hiện nay. Lần đầu tiên công ty đã tự thiết kế, chế tạo thành công máy về chỏm cầu Trung Nghĩa đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và thay thế được máy nhập ngoại. Đây là mô hình nghiên cứu sáng tạo, khả năng áp dụng vào thực tế cao, mô hình nghiên cứu phù hợp với xu thế phát triển công nghệ trong tương lai. Giải ba khác được trao cho công trình “Máy lọc nước mặn thành nước ngọt đáp ứng nhu cầu cuộc sống người dân vùng xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long, ngư dân tàu cá, các đảo ven bờ và quận đảo Trường Sa” của tác giả Trần Vũ Thành và cộng sự (Câu lạc bộ Trí thức trẻ Hà Nội - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội). Công trình có ý nghĩa và hiệu quả thực tiễn lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu về nước dân dụng phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đề tài có tính sáng tạo thể hiện ở các thiết kế hệ thống lọc nước biển phù hợp với các địa chỉ ứng dụng với các yêu cầu đặc thù riêng, có chế độ rửa, súc, xả đòi hỏi chi phí duy tu, bảo dưỡng thấp nhất. Tính sáng tạo của công trình là ngoài thiết bị lọc nước biển với lõi chính là lọc RO thì các bộ phận khác được chế tạo chủ yếu trong nước nên đã phù hợp hơn với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Về tính khoa học của đề tài đó là một số bộ thiết bị có trang bị hệ thống cấp năng lượng mặt trời. Giải ba khác được trao cho công trình “Công nghệ chế tạo và ứng dụng lồi cầu và thân xương hàm dưới bằng vật liệu y sinh PEEK” của tác giả Bùi Công Khê và cộng sự (Trung tâm vật liệu mới — Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội) Công nghệ vật liệu PEEK và C-PEEK dùng trong tạo hình tổn khuyết xương hàm dưới có mất lồi cầu đã được xây dựng trong công trình này là công nghệ độc đáo, xây dựng lần đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới (trên thế giới hiện nay chưa có quốc gia nào chế tạo và ứng dụng thành công công nghệ này và chưa có sản phẩm lồi cầu và thân xương hàm dưới bằng vật liệu PEEK và C-PEEK được ứng dụng lâm sàng vào bệnh nhân). Giá trị của công trình này là: Đã xây dựng hoàn chỉnh công nghệ chế tạo sản phẩm lồi cầu và thân xương hàm dưới bằng vật liệu y sinh PEEK, C-PEEK; đã xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở. Xây dựng quy trình ứng dụng lâm sàng, các chỉ định điều trị cho bệnh nhân từng trường hợp cụ thể. Đã tạo hình hàm mặt cho 30 bệnh nhân, trong đó có 2 trường hợp mất Vi hàm dưới, 4 ca dính hàm từ 5 -25 năm, 24 ca thay thế lồi cầu. Đã đăng ký bản quyền sáng chế năm 2017. Tại hội nghị, Giám đốc Sở Khoa học công nghệ TP Hà Nội đã phát động Giải thưởng sáng tạo KHCN TP Hà Nội năm 2018. Giải thưởng tập trung vào 6 lĩnh vực: Cơ khí và tự động hoá; công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông; công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ vật liệu; công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ năng lượng. Mai ThảoTĐKT – Ngày 12/7, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn Thủ đô 6 tháng đầu năm 2018, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
6 tháng đầu năm 2018, bám sát chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, phong trào công nhân, viên chức, lao động, hoạt động công đoàn Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Các phong trào thi đua được tổ chức sâu rộng. Nổi bật lên là các phong trào thi đua thực hiện chủ đề “Năm vì lợi ích đoàn viên Công đoàn” và phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo”, phong trào “Hai tốt” với nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh, góp phần đảm bảo mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động”.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Nguyễn Thị Tuyến vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Đặc biệt, các phong trào thi đua đã góp phần thiết thực vào hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của Liên đoàn Lao động TP Hà Nội trong 6 tháng đầu năm. Liên đoàn Lao động TP đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Công đoàn cấp trên cơ sở và Đại hội XVI Công đoàn thành phố.
Chương trình Tết sum vầy và các hoạt động nhân dịp Tết nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 đã thiết thực giúp nhiều người lao động được đón Tết cổ truyền đầm ấm. Các hoạt động trong “Tháng Công nhân”, “Tết Lao động” và kỷ niệm 132 năm Ngày Quốc tế lao động trong các cấp công đoàn Thủ đô có nhiều nội dung, hình thức theo sát thực tiễn tại cơ sở, góp phần nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.
Chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động được chú trọng với nhiều hình thức, biện pháp, đặc biệt là việc thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, đã góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong các doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý và Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Lan Hương tặng Huân chương Lao động hạng Ba và hoa cho nguyên Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động TP Hà Nội Vũ Kim Sơn
Đã có 100% đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và 58,02% đơn vị tổ chức Hội nghị người lao động; chất lượng hội nghị được nâng lên.
Theo báo cáo của 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã có 2.236 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ký Thỏa ước lao động tập thể (đạt 66,68%); một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã hướng dẫn các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn đại diện thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể. Nhiều bản Thỏa ước lao động tập thể có lợi cho người lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; tiền lương, thưởng, bảo đảm việc làm...
Các cấp Công đoàn TP đã phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động tại hơn 480 doanh nghiệp; phối hợp giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp lao động.
Liên đoàn Lao động TP đã ban hành kế hoạch, tập trung chỉ đạo công đoàn cơ sở thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, viên chức, lao động, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất với phương châm bảo đảm cho công nhân, lao động được vui Xuân đón Tết, góp phần ổn định tư tưởng công nhân, viên chức, lao động, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Các cấp công đoàn TP đã thăm hỏi, trợ cấp cho 56.500 công nhân, viên chức, lao động và con em có hoàn cảnh khó khăn với số tiền hơn 31 tỷ đồng. Hoạt động “Tháng Công nhân” năm 2018, tổ chức Tết Lao động với phương châm “Quyền lợi bảo đảm, phúc lợi tốt hơn”, “Mỗi công đoàn cơ sở - một lợi ích đoàn viên”; tổ chức chuỗi các hoạt động thiết thực, hiệu quả như truyền thông, khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho hơn 600 công nhân, lao động...
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật tặng Cờ thi đua xuất sắc của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho Liên đoàn lao động TP Hà Nội
Tại hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Nguyễn Thị Tuyến cho biết: Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018, các cấp công đoàn thành phố cần tiếp tục cụ thể hóa và triển khai nghị quyết của đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XVI Công đoàn thành phố. Trong đó tập trung xây dựng lộ trình toàn khóa và từng năm với 13 chỉ tiêu, 9 nhiệm vụ và 3 khâu đột phá.
Các cấp Công đoàn cần tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập mới công đoàn cơ sở, thu kinh phí công đoàn. Bên cạnh đó, cần chủ động chuẩn bị các chương trình đón Tết, hỗ trợ công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn; quan tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động về lương tối thiểu vùng năm 2019.
Đặc biệt, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu các cấp công đoàn Thủ đô cần tiếp tục nắm vững tình hình tư tưởng công nhân, viên chức, lao động; tăng cường thanh, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động để nắm bắt kịp thời những vướng mắc; tránh xảy ra tình trạng bức xúc trong công nhân, lao động dẫn đến đình công, ngừng việc tập thể…
Nhân dịp này, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Nguyễn Thị Tuyến vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động TP Vũ Kim Sơn đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba; Liên đoàn Lao động TP đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và khen thưởng 12 tập thể, 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn TP lần thứ XVI và 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
Thục Anh
Huyện Sóc Sơn: Biểu dương điển hình tiên tiến trong phong các phong trào thi đua
TĐKT – Sáng 11/7, tại Hà Nội, huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018 và phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2018). Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng với nhân dân trong toàn huyện, các phong trào thi đua 6 tháng đầu năm đã được triển khai rộng khắp, thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự sáng tạo của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế, xã hội huyện đề ra. Các tập thể và cá nhân được khen thưởng tại Hội nghị Tiêu biểu là các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị: “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị”, “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” “Xây dựng văn minh đô thị”, “Vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Doanh nghiệp Hà Nội hội nhập và phát triển”. Đặc biệt, kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, toàn huyện ra sức thi đua lập thành tích chào mừng. Mỗi đơn vị, tổ chức một phong trào, phần việc cụ thể: Ban Dân vận Huyện ủy với phong trào “Dân vận khéo” (qua đó phát hiện 16 mô hình hay và 20 điển hình tiên tiến cấp huyện, 188 mô hình cấp xã, thị trấn); Mặt trận Tổ quốc tích cực đẩy mạnh “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gia đình văn hóa; Hội liên hiệp phụ nữ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp… Đặc biệt, huyện đã nghiêm túc triển khai Cuộc thi phát hiện và viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2018. Đến nay, sơ kết đợt 1, toàn huyện có 63 bài viết về gương người tốt, việc tốt. Trong đó, 25 cá nhân đạt danh hiệu người tốt, việc tốt cấp huyện và có 25 bài được gửi dự thi cấp thành phố. 6 tháng đầu năm, huyện có 25 tập thể và 6 cá nhân được tặng Cờ thi đua và Bằng khen của UBND TP Hà Nội; 1 tập thể và 1 cá nhân được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân... Nhờ triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác khen thưởng, kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2018 của huyện ổn định, tăng trưởng khá, đạt 9,84%; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đều tăng. Tổng thu ngân sách 6 tháng ước đạt 323,172 tỷ đồng (bằng 103,2% so với năm 2017). Ghi nhận những thành tích của cán bộ và nhân dân toàn huyện trong 6 tháng đầu năm, tại Hội nghị, UBND huyện Sóc Sơn đã tặng Giấy khen cho 43 tập thể và 426 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các phong trào thi đua 6 tháng đầu năm và chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Cũng tại Hội nghị, 2 tập thể, 4 cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ hành quân dã ngoại làm công tác dân vận giai đoạn 1/2018 tại 3 xã Bắc Sơn, Xuân Thu, Kim Lũ đã được khen thưởng. Trường GiangTĐKT - Chiều 10/7, Cụm thi đua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội thuộc hệ thống dân vận TP Hà Nội bao gồm Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động thành phố, Thành đoàn Hà Nội tổ chức đánh giá công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Đồng chí Đinh Việt Thắng, Phó Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội dự và phát biểu.
Trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị trong Cụm thi đua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã bám sát nhiệm vụ chính trị của thành phố, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước hướng về cơ sở.
Cụ thể, Ban Thanh tra Nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội đã tổ chức giám sát được 5.736 cuộc; phát hiện vi phạm là 1.919 vụ; chuyển đề xuất, kiến nghị 1.431 vụ cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 5.672 m2 đất, giá trị về tiền là 9.497 triệu đồng; đã tiếp 32 lượt công dân; tiếp nhận và xử lý 76 đơn.
Phó Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Đinh Việt Thắng phát biểu tại Hội nghị
Các cấp Công đoàn đã thăm hỏi, trợ cấp cho 56.500 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và con CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, với số tiền trên 31 tỷ đồng; tổ chức 726 chuyến xe đưa 28.960 công nhân lao động về quê đón tết; quyết định hỗ trợ xây mới và sửa chữa 68 Mái ấm Công đoàn với tổng số tiền 1,7 tỷ đồng; triển khai hướng dẫn lập dự án, thẩm định cho vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 42 tỷ 279 triệu đồng; giải ngân cho 934 người thuộc 41 công đoàn cơ sở được vay vốn từ Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình với số tiền 18,14 tỷ đồng; khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe miễn phí cho hơn 600 công nhân, lao động; tặng quà cho 100 công nhân có hoàn cảnh khó khăn vói số tiền 170 triệu đồng.
Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố thi đua thực hiện tốt phong trào với nhiều hoạt động thiết thực. Kết quả, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho 6.427 lao động, tổ chức 85 lớp dạy nghề cho 6.329 người. Công tác hậu phương quân đội, chăm lo, tặng quà các gia đình chính sách, hội viên phụ nữ nghèo, khó khăn được thực hiện tích cực với tổng số tiền trên 6 tỷ đồng.
Hội Cựu chiến binh thành phố đã vận động hội viên ủng hộ trên 1,572 tỷ đồng, hiến 4.154,5 m2 đất, tham gia 7.832 ngày công làm được 98.504m đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, xây mới và sửa chữa được 21 cầu, cống…
Hội Nông dân tập trung sản xuất lúa vụ Xuân theo khung thời vụ tốt nhất; tổ chức giải ngân l28,867 tỷ đồng của 349 dự án vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân thành phố cho 7.995 hộ vay vốn; đôn đốc, thu hồi nguồn vốn đến hạn 70.211 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng chính sách thu, chi hộ 3,26 tỷ đồng của 318 hộ vay vốn.
Đến nay dư nợ ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt trên 3.064,708 tỷ đồng cho 87.514 hộ, thành viên thuộc 3.411 tổ liên kết, tiết kiệm và vay vốn; xây dựng Quỹ Hội tăng 1,81 tỷ đồng.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Đinh Việt Thắng đánh giá cao hiệu quả triển khai công tác thi đua, khen thưởng của các thành viên trong Cụm thi đua 6 tổ chức chính trị và đoàn thể, đã vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động, sản xuất và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Đặc biệt, thông qua đó, mỗi đoàn thể đều phát hiện được những điển hình tiêu biểu, người tốt, việc tốt; xây dựng được những mô hình tiêu biểu mang đặc thù riêng; có những cách làm hay, đa dạng, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ” và “Năm dân vận chính quyền năm 2018”.
Đồng chí Thắng đề nghị, 6 đơn vị đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội phát huy kết quả đạt được, tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Dân vận khéo”; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, hội viên và nhân dân, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn an ninh trật tự..., góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.
Thục Anh
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 89
- 90
- 91
- 92
- 93
- …
- sau ›
- cuối cùng »