Sở Giao thông vận tải Hà Nội: Nỗ lực đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn
TĐKT - Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, trong tháng 7/2019 (từ ngày 20/6/2019 - 19/7/2019), đơn vị đã thực hiện 72 nhiệm vụ (58 nhiệm vụ chuyển tiếp và 14 nhiệm vụ mới) theo các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố giao, trong đó có 51 nhiệm vụ đã hoàn thành và 21 nhiệm vụ đang tiếp tục thực hiện. Ngoài ra, đơn vị đã thực hiện công tác giải quyết thủ tục hành chính tại các địa điểm tiếp dân đúng trình tự, thủ tục, thời gian quy định. Cụ thể: Đã tiếp nhận và giải quyết đúng hạn 24.262 hồ sơ (đạt tỷ lệ 100%); trả lời 145 câu hỏi, ý kiến phản ánh qua điện thoại, website, hộp thư điện tử; đăng tải 39 tin bài lên website của Sở; kiểm tra, xử lý 6 thông tin của các cơ quan thông tin báo chí phản ánh, đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải. Trình Thành phố công bố, ban hành danh mục thủ tục hành chính và quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính của Sở. Tiếp tục phối hợp Văn phòng UBND thành phố, đơn vị tư vấn tiếp nhận, vận hành thử nghiệm đối với 24 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 theo kế hoạch năm 2019. Tổ chức Hội nghị Giám đốc Sở đối thoại với các đơn vị vận tải khách theo tuyến cố định và xe hợp đồng trên địa bàn thành phố với 97 đơn vị tham dự. Xây dựng và ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng. Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Sở GTVT Hà Nội và Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Cũng trong tháng 7, Sở GTVT đã trình UBND thành phố phê duyệt đề cương và dự toán chi phí chi tiết 2 hạng mục “Xây dựng cơ sở dữ liệu (số hóa) về hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông” và “Xây dựng bản đồ giao thông số trực tuyến để phục vụ công tác quản lý, điều hành và điều tiết giao thông”. Thực hiện thẩm định, nghiệm thu, cho ý kiến đối với 48 hồ sơ dự án chuyên ngành phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông do các Chủ đầu tư triển khai trên địa bàn thành phố. Thực hiện kiểm tra chất lượng công trình giao thông đối với 5 công trình giao thông (Dự án Đường từ khu trung tâm hành chính huyện đi thị trấn Chi Đông - Giai đoạn 2; nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 21B đoạn qua thị trấn Kim Bài (Km10+350 - Km13+200), kết hợp xây dựng quảng trường, công viên cây xanh huyện Thanh Oai; Dự án xây dựng cầu Phú Thứ tại Km 6+680 trên đường tỉnh 420; xây dựng tuyến đường từ khu công nghiệp Nam Thăng Long đi vành đai 4, quận Bắc Từ Liêm – giai đoạn 2; xây dựng cầu Bắc Linh Đàm, quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, TP Hà Nội). Tiếp nhận bàn giao đưa vào khai thác sử dụng đối với 3 công trình (Dự án Đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên theo hình thức Hợp đồng BT; Hạng mục đường tuyến A, B, 21 tại dự án khu đô thị mới Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội; Xây dựng cầu Suối Hai 1, Km11+471 Đường tỉnh 413, huyện Ba Vì ). Dự án BT Nút giao thông trung tâm quận Long Biên Các nhiệm vụ trọng tâm khác cũng có nhiều chuyển biến mới. Nổi bật như trong công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Sở đã thực hiện rà soát, điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ thi công các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố; nhất là phối hợp đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) phục vụ kỳ họp thứ 9 HĐND thành phố khóa XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021; kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019; lễ mít tinh và các hoạt động kỷ niệm 20 năm TP Hà Nội đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa Bình; hội nghị giao ban công tác xây dựng Đảng của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, thành phố Cụm đồng bằng Bắc Bộ lần thứ X, năm 2019... Tiếp tục tăng cường phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự - Công an thành phố, Công an các quận, huyện, thị xã và chính quyền địa phương chốt trực phân luồng hướng dẫn giao thông, chống ùn tắc giao thông thường xuyên tại 65 vị trí có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm. Trong tháng 7, Sở đã tiếp nhận, nghiên cứu giải quyết đối với 8 kiến nghị của các quận, huyện (Thanh Xuân, Ba Đình, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất) và 31 kiến nghị của Công an thành phố về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố. Các lực lượng chức năng phối hợp thanh kiểm tra nồng độ cồn, ma túy đối với các lái xe tại Bến xe Yên Nghĩa Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được tiến hành quyết liệt tại các bãi đỗ xe, bến xe khách, các tuyến giao thông có lưu lượng phương tiện tham gia đông. Đối với các bãi đỗ xe không phép tại khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai đã yêu cầu giải tỏa ngay. Qua kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, kinh doanh vận tải của các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 13 trường hợp vi phạm, phạt tiền 52.700.000 đồng. Kiểm tra, xử lý vi phạm vệ sinh môi trường giao thông trên tuyến Đại lộ Thăng Long đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 43 trường hợp, phạt tiền 207.500.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn 2 trường hợp. Thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ tại 07/08 đơn vị đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 đơn vị, phạt tiền 25.000.000 đồng. Trên các lĩnh vực khác như công tác quản lý vận tải: Tổng sản lượng vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) vận chuyển ước đạt 447.75 triệu lượt HK (xe buýt: 461.50 triệu; taxi: 55 triệu; xe hợp đồng: 80 triệu; tuyến cố định: 32 triệu; các loại khác (thủy nội địa; xe ôm, xe điện...): 50 triệu). Tính đến nay toàn mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt có 123 tuyến (100 tuyến trợ giá, 9 tuyến không trợ giá, 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến City tour). Sản lượng VTHKCC bằng xe buýt tháng 7 ước đạt 524.893 lượt xe với 32,9 triệu lượt HK, tăng 6,4% so với thực hiện cùng kỳ 2018 (trong đó buýt trợ giá 28,5 triệu lượt HK, tăng 5,8% so với cùng kỳ 2018); riêng tuyến BRT01 ước đạt 11.262 lượt xe với 388.539 lượt HK, tăng 1,6% so với thực hiện cùng kỳ 2018. Lực lượng thanh tra GTVT đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 2.181 trường hợp, phạt tiền 5.576.640.000 đồng, tạm giữ 39 phương tiện, tước GPLX có thời hạn 57 trường hợp, tước phù hiệu xe VTHK 16 trường hợp (14 xe khách, 02 xe taxi), tước tem kiểm định ATKT và BVMT 19 trường hợp. Về công tác đào tạo, cấp/đổi giấy phép lái xe (GPLX): Đã tổ chức 133 kỳ sát hạch (mô tô: 58 kỳ, ô tô: 75 kỳ), cấp mới 17.886 GPLX, cấp đổi 4.133 GPLX (593 GPLX đổi qua DVCTT mức độ 3), cấp 180 GPLX quốc tế (24 GPLX cấp qua DVCTT mức độ 4). Công tác đăng kiểm xe cơ giới: Trong tháng 7 thực hiện kiểm định 4.268 lượt xe (Đạt tiêu chuẩn 4.074 xe, không đạt tiêu chuẩn 194 xe). Thu phí kiểm định 1.405.970.000 đồng, thu phí bảo trì đường bộ 11.516.636.000 đồng. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong tháng 7 tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều nội dung phong phú, bám sát tình hình giao thông trên địa bàn, tập trung vào những vấn đề nổi cộm như an toàn giao thông đường bộ, đường sắt. Trong đó, Sở đã phối hợp với Hội LHPN huyện Ba Vì, UBND phường Trung Hưng - Sơn Tây, UBND Thị trấn Phú Xuyên - Phú Xuyên, UBND xã Tiên Dược - Sóc Sơn, UBND xã Bột Xuyên - Mỹ Đức tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt cho 1.800 người tham gia. Phối hợp với Công an TP Hà Nội tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ qua hệ thống loa phát thanh tại 55 nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố. Phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội đưa tin, đăng bài về các hoạt động, chương trình tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông. Đại úy Nguyễn Thùy Dung - Đội phó cảnh sát trật tự giao thông phát biểu tại Hội nghị tuyên truyền về ATGT đường bộ do Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bắc Từ Liêm tổ chức Theo kết quả thống kê tình hình tai nạn giao thông (TNGT) từ ngày 16/6/2019 đến ngày 14/7/2019, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 105 vụ TNGT đường bộ, đường sắt, làm chết 44 người, bị thương 62 người; so sánh cùng kỳ năm 2018 tăng 1 vụ (= 0,96%), giảm 2 người chết (= 0,04%), tăng 1 người bị thương (= 1,64%); so sánh liền kề giảm 11 vụ, tăng 7 người chết, giảm 11 người bị thương. Những con số trên cho thấy tình hình giao thông trên địa bàn TP Hà Nội vẫn rất phức tạp, ý thức chấp hành Luật ATGT của chủ phương tiện và người tham gia giao thông chưa được nâng cao. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của Sở GTVT Hà Nội trong tháng 8 và những tháng cuối năm là kéo giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo của UBND thành phố.Hà Nội thi đua ái quốc
Cụm thi đua số 9 TP Hà Nội sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2019
TĐKT – Chiều 2/8, tại UBND quận Tây Hồ, Cụm thi đua số 9 TP Hà Nội (bao gồm các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. Tới dự có Phó Trưởng ban Ban Thi đua –Khen thưởng TP Hà Nội Đinh Việt Thắng. Ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ – đại diện Cụm trưởng Cụm Thi đua số 9 phát biểu khai mạc Phát biểu tại Hội nghị, ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ – đại diện Cụm trưởng Cụm thi đua số 9 cho biết: 6 tháng đầu năm 2019, các phong trào thi đua của từng quận đã từng bước đổi mới về nội dung, hình thức và phương thức hoạt động. Việc tổ chức đăng ký thi đua, ký giao ước thi đua trở thành nền nếp và đi vào thực chất hơn. Mỗi quận đăng ký thực hiện các mô hình thi đua cụ thể: Quận Tây Hồ với mô hình “Ngõ văn minh đô thị”; quận Cầu Giấy với mô hình “Nhà vệ sinh thân thiện trong trường học”; quận Bắc Từ Liêm với mô hình “Chung cư An toàn - Thân thiện - Lịch sự”; quận Hà Đông với mô hình “Tuyến phố dịch vụ ăn uống an toàn thực phẩm có kiểm soát”; quận Thanh Xuân với mô hình “Đầu tư, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin đạt yêu cầu chính quyền điện tử cấp phường, cấp quận” và quận Nam Từ Liêm với Đề án xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030... Cùng với thực hiện các mô hình thi đua cụ thể, các quận cũng triển khai nhiều phong trào thi đua mang tính chuyên đề hiệu quả. Đáng chú ý, năm 2019, phong trào thi đua người tốt, việc tốt được gắn với phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 20 năm TP Hà Nội được Unessco công nhận “Thành phố vì hòa bình”. Cụm đã tổ chức thành công Chương trình giao lưu, tọa đàm với các Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Công dân Thủ đô ưu tú và hơn 200 gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt tiêu biểu của Cụm thi đua số 9. Sự đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua đã góp phần tạo ra khí thế thi đua mới, đồng bộ và rộng khắp. Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, nhiều nhân tố mới trong các ngành, nghề, lĩnh vực trên địa bàn các quận. Xuất hiện ngày càng nhiều hành động đẹp, việc làm tốt, bình dị nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày nhưng thiết thực, thể hiện lòng nhân ái, tính nhân văn và trách nhiệm với tập thể, cộng đồng xã hội; có tác dụng nêu gương, lôi cuốn mọi người cùng làm theo. Đặc biệt, Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và phong trào thi đua người tốt, việc tốt năm 2019 đã tạo ra hiệu ứng tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thật sự trở thành phong trào thi đua của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn các quận trong Cụm thi đua số 9, làm xuất hiện nhiều cá nhân tiêu biểu trên mọi mặt đời sống chính trị - xã hội, được TP Hà Nội tặng Bằng khen. Công tác khen thưởng tiếp tục có những chuyển biến rõ nét, đã bám sát về tiêu chuẩn, đối tượng, thủ tục hồ sơ theo quy định. Đối tượng khen thưởng ngày càng được mở rộng hơn đến các tầng lớp nhân dân, người lao động trực tiếp ở các lĩnh vực hoạt động, công tác. Việc tổ chức tôn vinh các danh hiệu thi đua được tổ chức trang trọng, các thành tích đột xuất được kịp thời tuyên dương, khen thưởng đã có tác dụng khích lệ tinh thần, động viên người lao động hăng hái thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ. Hoạt động của Cụm thi đua số 9 đã bám sát phương hướng, nhiệm vụ đề ra, tập trung khai thác có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố và từng quận. Việc ký kết giao ước thi đua, xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể đã trở thành việc làm thường xuyên, là mục tiêu phấn đấu của mỗi đơn vị, cá nhân, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp. Phó Trưởng ban Ban Thi đua –Khen thưởng TP Hà Nội Đinh Việt Thắng phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Ban Thi đua –Khen thưởng TP Hà Nội Đinh Việt Thắng đánh giá cao sự đoàn kết, thống nhất và nghiêm túc của các đơn vị trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong 6 tháng đầu năm 2019. Đồng chí đề nghị, 6 tháng cuối năm, công tác thi đua, khen thưởng của các quận trong Cụm thi đua số 9 cần tiếp tục bám sát thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của thành phố trong 6 tháng cuối năm. Quan tâm, tập trung xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến cấp quận, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước TP Hà Nội và toàn quốc vào năm 2020; xây dựng kế hoạch hưởng ứng phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở; tiến hành tổng kết phong trào người tốt, việc tốt; tổng kết cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt gắn với các hoạt động kỷ niệm trong tháng 8, 9. Đồng chí cũng đề nghị các quận tăng cường công tác phát hiện và khen thưởng người tốt, việc tốt cấp quận; tổng kết và tổ chức khen thưởng chương trình số 02.... Mai ThảoTĐKT - Nhớ lời dạy của Bác “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, cựu chiến binh Dương Văn Cơ, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Đỗ Hà, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, TP Hà Nội luôn gương mẫu đi đầu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, ông đã tích cực vận động được nhiều gia đình cùng tham gia hiến đất, mở rộng con đường làng, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương.
Đón chúng tôi trên chính con đường mới mà gia đình ông cùng một số hộ dân đã hiến đất để xây dựng, người đàn ông có mái tóc bạc phơ và nụ cười hiền hậu Dương Văn Cơ vui vẻ chia sẻ về cuộc đời mình và niềm vinh dự được góp một phần nhỏ vào sự đổi thay của quê hương.
Ông Dương Văn Cơ trên con đường mới mà gia đình ông cùng một số hộ dân đã hiến đất để xây dựng
Ông vốn là một cán bộ công tác trong ngành công thương, có nhiều năm công tác ở nước ngoài. Sau hơn 40 năm xa quê, trải qua nhiều công việc khác nhau, ông trở lại thôn Đỗ Hà khi tuổi đã xế chiều với niềm mong mỏi được phụng dưỡng mẹ già, làm trọn chữ hiếu với ông bà, tổ tiên. Với bản tính sôi nổi và nhiệt huyết, ông thường xuyên tham gia các hoạt động của thôn xóm, chiếm được cảm tình của nhân dân nơi đây.
Năm 2006, được sự vận động của lãnh đạo địa phương, ông Cơ tham gia cấp ủy tại thôn. Một năm sau, ông được tín nhiệm bầu giữ vị trí Trưởng Ban công tác mặt trận.
Với suy nghĩ, dù công tác ở bất kỳ lĩnh vực nào, nếu đã nhận việc thì phải luôn mẫu mực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hàng năm, bằng sự gần gũi, chân tình, ông khéo léo vận động, kêu gọi mọi người dân trong thôn chấp hành pháp luật, hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà địa phương đề ra như: Đạt trên 98% chỉ tiêu nộp sản hàng năm, ủng hộ các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ quỹ vì biển đảo quê hương...
Đồng thời, dưới sự vận động của ông, người dân thôn Đỗ Hà ngày càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương, góp phần giữ vững thành công danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới từ nhiều năm nay; tạo nên không khí vui mừng, phấn khởi và dân chủ cho các tầng lớp nhân dân trong các phong trào xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
Ông tâm sự: Hơn nửa đời người tha hương nơi đất khách quê người, ông dường như có rất ít sự liên hệ với họ hàng ở quê. Sau khi về hưu, tham gia các hoạt động của địa phương, được tiếp cận với nhiều người, trong đó có những người thân đã lâu không có dịp gặp, ông rất vui vì họ vẫn nhận ra và quý mến mình. Bởi vậy, ông càng say mê tham gia công tác và trở nên gắn bó với bà con lối xóm hơn trước. Với ông, hoàn thành tốt các công việc được giao vừa góp phần xây dựng quê hương, đất nước, vừa là niềm vui thú của tuổi già được hòa hợp với thiên nhiên, sống chan hòa với bà con, xóm giềng.
Phóng viên Tạp chí Thi đua Khen thưởng trao đổi với lãnh đạo xã Khánh Hà và ông Dương Văn Cơ
Đặc biệt, năm 2018 khi biết lãnh đạo địa phương vận động mở rộng xây dựng con đường làng đã xuống cấp nghiêm trọng, ông đã nhanh chóng hưởng ứng và thuyết phục gia đình hiến 123,34 m2 đất có trị giá 370 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn kêu gọi nhiều gia đình xung quanh cùng tham gia hiến đất xây dựng con đường ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.
Từ khi có con đường mới, tình trạng tắc đường ở thôn Đỗ Hà giảm rõ rệt, nhất là vào các giờ họp chợ, người dân có thêm lối đi để đến các điểm công cộng như trường học, công sở, trạm xá, vận chuyển nông sản sau thu hoạch dễ dàng hơn, nhiều xe có tải trọng lớn cũng có thể vào được trong làng để giảm bớt sức ép giao thông cho những con đường cũ.
Trong ánh nắng chiều oi ả, nhìn từng chiếc xe đi lại trên con đường mới, ông Cơ không giấu nổi niềm tự hào: “Từng ấy năm xa quê, tôi luôn mong muốn được đóng góp chút gì đó cho quê hương. Khi có chủ trương hiến đất làm đường, không những tôi mà mọi người trong gia đình đều hết sức ủng hộ. Từ khi được xây dựng, con đường này đã giúp bà con thuận tiện trong việc đi lại. Đó là việc làm tôi thấy ý nghĩa nhất của mình”.
Trò chuyện với chúng tôi xong, ông lại tất tả ra đình làng để chuẩn bị cho một sự kiện văn hóa sắp được diễn ra tại địa phương. Ánh nắng chiều rọi theo dáng ông ngả xuống con đường làng, tỏa mát theo từng dấu chân nơi ông đã đi qua.
Ông Nguyễn Văn Long, Chủ tịch UBND xã Khánh Hà đánh giá: “Đồng chí Dương Văn Cơ là một trong 3 người có vị trí quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở thôn. Ngoài việc tham gia vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, với vại trò là Trưởng Ban công tác mặt trận, đồng chí còn giúp cho Đảng và chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả nhiều phong trào thi đua và cuộc vận động ở địa phương. Chúng tôi rất tin tưởng cũng như đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và sự đóng góp, tích cực, hiệu quả của đồng chí Cơ”.
Với những đóng góp trong phong trào xây dựng nông thôn mới, gia đình ông đã được UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen năm 2019. Hy vọng rằng, đây sẽ là sự khích lệ kịp thời nhằm động viên ông tiếp tục có những đóng góp ý nghĩa hơn nữa để xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn.
Mai Thảo - Ngọc Huyền
Họp báo Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2019
TĐKT - Sáng 31/7, Sở Công thương TP Hà Nội đã tổ chức họp báo thông tin về Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2019 (Hanoi Gift Show 2019). Họp báo thông tin về Hội chợ Qua nhiều năm tổ chức, Hanoi Gift Show không chỉ là hội chợ tiêu biểu ngành thủ công mỹ nghệ trong nước mà còn trở thành sự kiện quốc tế có tác động đặc biệt đến lĩnh vực tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Hội chợ năm nay thu hút 650 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và nước ngoài. Dự kiến hội chợ sẽ đón 10.000 khách đến tham quan và mua sắm. Đặc biệt, hội chợ sẽ đón hàng trăm nhà nhập khẩu đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đến thăm quan và giao dịch. Ông Vương Đình Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội cho biết: Tại Hanoi Gift Show 2019, Ban tổ chức tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ kết nối kinh doanh (Match and Meet) với sự tham gia của 1.000 nhà nhập khẩu, doanh nghiệp thương mại ngành thủ công mỹ nghệ. Điều này nhằm giúp nhà nhập khẩu kết nối được với các doanh nghiệp có sản phẩm phù hợp để trao đổi, thảo luận, đàm phán trước về nhu cầu mỗi bên, sau đó sẽ giao dịch trực tiếp tại hội chợ. Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, ngoài sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu, các làng nghề truyền thống được trưng bày, Hanoi Gift Show 2019 sẽ có khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới, độc đáo, sáng tạo, có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật cao của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đây sẽ là cơ hội đưa ngành hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng đến với bạn bè quốc tế; đồng thời, thúc đẩy việc xuất khẩu và phát triển bền vững ngành thủ công mỹ nghệ của Hà Nội. Để phục vụ tốt khách tham quan, Ban tổ chức đã bố trí đội ngũ tình nguyện viên là các bạn sinh viên am hiểu về ngành hàng thủ công mỹ nghệ và thông thạo ngoại ngữ để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giao dịch, kết nối thương mại trực tiếp với khách nước ngoài. Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 17 - 20/10, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch, Xây dựng Quốc Gia (số 1 đường Đỗ Đức Dục, quận Nam Từ Liêm). Mai ThảoTĐKT - Sáng 30/7, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Xuyên long trọng tổ chức Gặp mặt truyền thống 65 năm giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 - 30/7/2019), tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, biểu dương gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt của huyện năm 2019. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy dự buổi lễ.
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến tặng danh hiệu "Người tốt - Việc tốt" cho những cá nhân tiêu biểu trên địa bàn huyện Phú Xuyên
Phú Xuyên là huyện ngoại thành phía Nam Thủ đô Hà Nội. Nhân dân nơi đây có truyền thống yêu nước, cần cù, thông minh, sáng tạo, dũng cảm trong chiến đấu và trong lao động sản xuất. Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ huyện Phú Xuyên đã lãnh đạo nhân dân luôn vững vàng trong mọi tình huống, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Sau 10 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) và thực hiện chương trình “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân”, huyện Phú Xuyên đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Đến nay, huyện đã có 20/26 xã đạt chuẩn NTM. Toàn huyện hoàn thành cơ bản công tác dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; hình thành hệ thống quy hoạch và công tác quản lý quy hoạch đất đai, quy hoạch vùng sản xuất dần đi vào nền nếp. Tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, đã hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao, vùng cây ăn quả, rau an toàn, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, thủy cầm… Thực hiện ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất, 100% xã, thị trấn thực hiện mô hình gieo mạ khay, cấy bằng máy.
Huyện đã huy động được gần 3.354 tỷ 591 triệu đồng cho xây dựng NTM. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 27,1 triệu đồng năm 2010 lên đạt 42,6 triệu năm 2019. Đã xóa 100% nhà tạm, dột nát. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7% năm 2010 xuống 2,07% năm 2019. Tỷ lệ các hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%... Phú Xuyên phấn đấu đạt huyện NTM vào năm 2020.
Tại buổi lễ, huyện Phú Xuyên đã tặng hoa tri ân những người có công với cách mạng; khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua "Người tốt - Việc tốt" năm 2019.
Thục Anh
TĐKT - Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Hà Nội được thành lập ngày 04/8/2009, trực thuộc Thành ủy Hà Nội. Trong suốt 10 năm đồng hành cùng doanh nghiệp Thủ đô, Đảng ủy Khối đã huy động được sức mạnh đoàn kết, nội lực của toàn Đảng bộ cũng như tập thể các doanh nghiệp vào hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
Đảng ủy Khối luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc phát triển quy mô của tổ chức trực thuộc khi từ 43 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) và 4.525 đảng viên ban đầu đã lên tới 128 TCCSĐ với 10.229 đảng viên như hiện nay.
Các TCCSĐ của Đảng bộ rất đa dạng với chức năng, nhiệm vụ khác nhau thuộc: Đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức hiệp hội, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước chi phối, doanh nghiệp cổ phần và TNHH tư nhân trong các lĩnh vực dịch vụ - thương mại, công nghiệp, tài chính, đầu tư xây dựng, du lịch…, sở hữu hơn 90.000 lao động.
Vấn đề tạo nguồn, kết nạp đảng viên đạt kết quả tốt. Trong 5 năm qua, Đảng bộ Khối đã kết nạp 2.247 đảng viên, vượt từ 5% - 10% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ I, II đề ra. Đảng viên mới được kếp nạp có nhận thức đúng đắn về chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành trọng trách được giao.
Thời gian qua, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Nội đã triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy bằng những phương thức đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế của từng loại hình đơn vị, doanh nghiệp. Tư tưởng, đường lối của Nghị quyết được cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình hành động với những giải pháp cụ thể, trở thành sức mạnh nội lực của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Việc nắm bắt dư luận xã hội để giải quyết những vướng mắc phát sinh từ cơ sở có nhiều cải tiến với sự ra đời của đội ngũ báo cáo viên dư luận xã hội và website. Nhằm nâng cao chất lượng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, trong 5 năm qua, Đảng ủy Khối đã mở 10 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, 11 lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, 43 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
Bí thư Đảng ủy Khối - Tiến sĩ Nguyễn Việt Xô
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, cấp ủy cơ sở, sự điều hành năng động của lãnh đạo, sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên, người lao động, các doanh nghiệp tại Thủ đô đã đạt được bước tiến vượt bậc. Nhìn chung, các doanh nghiệp trong Khối đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, cung ứng một khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động từ 10% - 12% mỗi năm, đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế thành phố.
Chỉ tính riêng trong 5 năm qua, doanh thu của toàn Khối đạt trên 700.000 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 60.900 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 20.700 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng, thực hiện công tác an sinh xã hội đạt hơn 100 tỷ đồng.
Đảng ủy Khối cũng vận động các cá nhân, tập thể tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua như: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... Bên cạnh việc gia tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp trong Khối cũng không quên san sẻ trách nhiệm với cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện, công tác xã hội: Hiến máu tình nguyện, hỗ trợ các gia đình chịu thiệt hại do thiên tai, xây nhà khách miễn phí tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn…
Đóng góp vào thành công chung của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Nội phải kể đến vai trò của Bí thư Đảng ủy Khối - Tiến sĩ Nguyễn Việt Xô. Bí thư luôn gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của các cán bộ, công nhân viên để kịp thời động viên, tháo gỡ vướng mắc, tạo sự đồng thuận cao trong tập thể. Nhờ đó, đội ngũ nhân sự của các doanh nghiệp trên địa bàn luôn ổn định tư tưởng, chấp hành nghiêm pháp luật, quy định của đơn vị. Bản thân Bí thư cũng không ngừng học tập, nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo cũng như tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành trọng trách được giao.
Những cống hiến của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Nội xứng đáng với những phần thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước trao tặng như: Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Thành ủy Hà Nội, Cờ thi đua của UBND TP Hà Nội…
Bên cạnh đó, với bản lĩnh vững vàng, khả năng lãnh đạo năng động, nhạy bén, linh hoạt cùng tinh thần nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện bản thân, Bí thư Đảng ủy - Tiến sĩ Nguyễn Việt Xô đã vinh dự đón nhận: Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội, danh hiệu Người tốt - Việc tốt tiêu biểu năm 2010, Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố, Chiến sĩ thi đua cơ sở…
Đặc biệt, đơn vị đang đề nghị Hội đồng Thi đua Khen thưởng các cấp kính trình Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng ủy Khối và Huân chương Lao động hạng Nhì cho cá nhân Bí thư Nguyễn Việt Xô nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Nội (04/8/2009 - 04/8/2019)./.
TĐKT - Không may mắn như bao người khác, Đào Văn Quyết (thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) sớm mất bố khi tuổi còn nhỏ. Vừa phải trở thành trụ cột kinh tế gia đình, vừa phải làm chỗ dựa tinh thần cho mẹ và em trai, anh đã nỗ lực phấn đấu không ngừng để tạo dựng nên một sự nghiệp riêng cho mình và có nhiều đóng góp cho quê hương, xứng đáng là tấm gương điển hình theo lời dạy của Bác Hồ: “Thanh niên là rường cột của quốc gia”.
Vượt khó vươn lên
Bố mất sớm khi mới chỉ là cậu bé mười bốn, mười lăm tuổi, Đào Văn Quyết đã sớm phải gánh vác trách nhiệm của một người đàn ông trưởng thành. Thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ khi phải nuôi hai anh em ăn học, anh quyết tâm vừa học, vừa làm để san sẻ những khó khăn về kinh tế. Trải qua các công việc như: Phu gạch, thợ xây, xúc cát thuê... đã nhen nhóm trong anh niềm say mê với kinh doanh vật liệu xây dựng.
Những ngày đầu khởi nghiệp, tài sản duy nhất có trong tay Đào Văn Quyết lúc ấy chỉ là chiếc xe tải nhỏ của bố để lại, mọi vốn liếng gây dựng sự nghiệp đều phải nhờ vào nguồn vay lãi suất từ ngân hàng. Không có nhiều mối quan hệ, kinh nghiệm buôn bán chưa thực sự lớn, lại gặp phải những trắc trở do khó khăn từ thị trường tài chính có nhiều biến động, nhưng với quyết tâm không đầu hàng trước mọi gian khó, anh dần đưa sự nghiệp của mình lên đến những bước phát triển mới, được nhiều người kính nể.
Năm 2005, được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương, và sự ủng hộ của gia đình, anh đã thành lập hộ kinh doanh cá thể có hình thức kinh doanh “Vật liệu xây dựng và vận tải”, với số vốn điều lệ ban đầu là 800 triệu đồng, có 10 lao động thường xuyên làm việc.
Anh Đào Văn Quyết bên cạnh cơ ngơi sản xuất của mình
Năm 2008, từ những thành công ban đầu, anh đã mạnh dạn thành lập công ty TNHH 1 thành viên Xây dựng - Thương mại Văn Quyết với số vốn điều lệ ban đầu là 1,8 tỷ đồng và có trên 20 lao động, doanh thu của công ty từ 4 - 5 tỷ đồng/năm, lãi suất gần 1 tỷ đồng/năm.
Công ty được quan tâm và được tín nhiệm giao cho các gói thầu xây dựng các công trình lớn của địa phương như: Trụ sở Đảng ủy - UBND thị trấn Vân Đình, các nhà văn hóa, các trường học, giao thông, kênh mương nội đồng và các công trình khác trên mảnh đất Ứng Hòa. Hiện nay, doanh thu của công ty do anh làm chủ đạt từ 25 đến 30 tỷ đồng/năm, đóng góp 10% vào nguồn thu thuế của địa phương.
Để hoàn thiện thêm kiến thức kinh doanh của mình, anh đăng ký theo học một khóa tài chính ngân hàng tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Sẵn tài kinh doanh từ truyền thống gia đình, sự nhanh nhẹn trong nắm bắt các xu hướng liên kết các lĩnh vực kinh tế mới cùng sự góp sức của người vợ đảm đang, giỏi quản lý, hạch toán chi phí, anh ngày càng có niềm tin và quyết tâm làm giàu bằng chính năng lực của mình.
Từ đó, anh tiếp tục đầu tư sang lĩnh vực ẩm thực và vui chơi giải trí cho trẻ em với kỳ vọng sẽ có thêm sự lựa chọn trong kinh doanh để tránh rủi ro khi phụ thuộc vốn vay từ bên ngoài.
Trong tương lai gần, anh dự định sẽ hướng việc kinh doanh của mình đến sự phát triển bền vững với mục tiêu tạo dựng thương hiệu riêng cho công ty, đem lại sự tin tưởng cho khách hàng và tạo lập được tiếng nói của mình trong giới kinh doanh cũng như trong xã hội.
Nhớ lại chặng đường khởi nghiệp gian nan, vất vả, anh tâm sự: “Những ngày đầu bắt tay gây dựng sự nghiệp, tôi chỉ có sức trẻ và niềm đam mê với kinh doanh là vốn liếng lớn nhất. Còn lại, mọi thứ lúc ấy đều rất khó khăn. Nhưng với tâm niệm phải không ngừng cố gắng và hoàn thiện mình hơn nữa từ những việc nhỏ nhất, quyết không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, tôi dần đưa sự nghiệp của mình vào một quỹ đạo chung và có thể kiểm soát được nó bằng chính tình yêu với nghề”.
Yêu quê hương bằng tấm lòng thơm thảo
Từng trải qua nhiều gian truân, vất vả mới có được sự nghiệp đáng tự hào như hiện nay, Đào Văn Quyết thấu hiểu những khó khăn mà những người trẻ khao khát làm giàu đang gặp phải. Chính vì vậy, anh luôn tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm làm ăn của mình.
Phóng viên Tạp chí Thi đua Khen thưởng phỏng vấn anh Đào Văn Quyết
Đồng thời, anh còn tạo công ăn việc làm cho trên 30 lao động của quê hương có bình quân thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, anh luôn tích cực tham gia các phong trào ủng hộ xây dựng quê hương, các phong trào, các cuộc vận động do chính quyền địa phương, do thôn nhà phát động như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ trẻ thơ, ủng hộ tổ chức tết trung thu, tết vì người nghèo... ủng hộ nhiều công trình xây, sửa các công trình xây dựng, kiến thiết của địa phương như: Xe vận tải, máy xúc, máy ủi, vật liệu xây dựng... Số tiền ủng hộ các phong trào của địa phương và của quê hương cả tiền mặt và cơ sở vật chất mỗi năm từ 30 - 50 triệu đồng.
Mới đây, năm 2018, anh đã ủng hộ 30% tiền xóa nhà dột nát, nhà tình nghĩa cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Đó là những việc làm hết sức thiết thực và ý nghĩa, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương và đem lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Anh tâm sự: “Tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng, để có kết quả đó trước tiên là do niềm khát khao muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình và muốn giúp đỡ phần nào những người dân trên quê hương có công ăn việc làm ổn định”.
Anh Lê Đức Thọ, Bí thư Đoàn Thanh niên thị trấn Vân Đình cho biết: “Trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất, anh Quyết và gia đình luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm các tệ nạn xã hội, chấp hành tốt nội quy, quy định của địa phương, như: Nộp thuế, thực hiện xây dựng gia đình văn hóa, luôn dạy bảo con cái lễ phép, biết hiếu thảo với ông, bà, bố mẹ”.
Để ghi nhận những đóng góp của anh, năm 2018, anh đã nhận được UBND TP Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt - việc tốt”. Hi vọng rằng, với niềm đam mê với kinh doanh cùng tấm lòng thơm thảo, luôn mong muốn xây dựng quê hương ngày một phát triển của mình, anh sẽ có thêm nhiều việc làm ý nghĩa hơn nữa để xứng đáng với lời dạy của Bác “Thanh niên là rường cột của nước nhà”.
Mai Thảo - Ngọc Huyền
TĐKT – Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm qua, hàng ngàn hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập vẫn còn nằm đâu đây dưới lòng đất. Gần 20 năm qua, có một người cựu chiến binh may mắn sống sót trở về sau chiến tranh, vẫn luôn canh cánh nỗi lòng, nguyện ước quy tập đồng đội về nơi yên nghỉ. Ông đã không quản khó khăn, nhọc nhằn, tình nguyện vượt suối, băng rừng lên đường tìm kiếm, quy tập những ngôi mộ của đồng đội cũ về với quê nhà; đồng thời tích cực đi vận động xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ các gia đình liệt sĩ. Đó là tấm gương cựu chiến binh Đào Duy Cử, sinh năm 1955, thôn Cống Xuyên, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Ký ức trận chiến năm xưa
Sinh ra khi đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh, chứng kiến những hành động tội ác của giặc Mỹ xâm lược và bọn tay sai bán nước, chàng thanh niên Đào Duy Cử quyết tâm ra chiến trường, cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc. Năm 1974, khi ông Cử mới 17 tuổi, để đủ đuổi đăng ký tham gia bộ đội, ông đã xin phép bố mẹ lên xã xin khai lại năm sinh tăng thêm 1 tuổi để được nhập ngũ.
Ông Đào Duy Cử
Sau khoảng 5 tháng huấn luyện, Đào Duy Cử thuộc Trung đoàn 320, Quân khu 8, bắt đầu những tháng hành quân vất vả, gian nan; đơn vị đi thẳng vào chiến trường miền Nam, đóng quân ở Đồng Tháp Mười, rồi Long An, Kiến Tường (cũ), Mỹ Tho… Vào chiến trường, ông cùng đồng đội của mình đã trải qua những trận chiến đấu vô cùng ác liệt và cũng chiến thắng lẫy lừng. Đặc biệt, trận đánh tại cánh đồng xã Hậu Mỹ Nam, Mỹ Thiện (quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho cũ, nay là tỉnh Tiền Giang) diễn ra ngày 10 - 11/3/1975 đã để lại ký ức sâu đậm và đầy ám ảnh trong cuộc đời ông.
Trong trận đánh đó, Trung đoàn 320 của ông đã chiến đấu rất dũng cảm và giành chiến thắng lẫy lừng, đã tiêu diệt và bắt sống 252 tên, thu được nhiều vũ khí của địch. Chỉ tiếc, trong trận đấu này, quân ta hy sinh 19 chiến sĩ và rất đau xót là mũi tiến công của ông thiệt hại nặng nhất, gồm 13 đồng chí thì 12 đồng chí đã hy sinh, chỉ còn mình ông may mắn sống sót.
Tại trận chiến đó, ông bị thương và được đưa về chữa trị mất hơn 1 năm, tuy nhiên đến nay, viên đạn mà giặc bắn vào cánh tay trái ông hiện vẫn còn, mỗi khi trái gió trở trời lại đau nhức. Cho đến bây giờ, ký ức về chiến trường xưa, về trận đánh vô cùng khốc liệt năm nào vẫn để lại sự day dứt, không thể nào quên trong ông, bởi nơi đó đồng đội ông nằm lại quá nhiều.
Hành trình đi tìm đồng đội
Những năm đầu, sau khi giải ngũ, dù bận đi học, bận công tác nhưng ông luôn đau đáu, ấp ủ tâm nguyện phải đưa được hết các đồng đội đã ngã xuống trong chiến trường trở về quê hương. Ông Cử chia sẻ: “Giống như một sự linh thiêng nào đó, trước đây khi tôi chưa thực hiện được ý nguyện của mình, nhiều đêm đang ngủ tôi lại nghe thấy tiếng gọi: “Cử ơi… Cử ơi” của đồng đội nhắn nhủ tôi đi tìm họ về”.
Đến năm 2000, khi đang công tác tại Công ty Điện lực Phú Xuyên, ông Cử có chuyến đi công tác vào Cà Mau, đi qua chiến trường xưa, ông cứ trăn trở, tự hứa sẽ quyết tâm phải thu xếp để vào tìm lại những nơi đồng đội đã hy sinh, tìm cách đưa họ về.
Cứ như vậy, gần 20 năm qua, ông Cử không quản ngại gian nan, vất vả, đã 10 lần cùng với đồng đội, cơ quan, ban, ngành và thân nhân liệt sĩ vào chiến trường xưa để đi tìm mộ đồng đội. Đến nay, có 9 hài cốt liệt sĩ được tìm thấy đã được ông cùng gia đình đưa về an táng tại quê nhà như liệt sĩ Hoàng Văn Tương, đã được đưa về quê ở Thanh Hà, Hải Dương; liệt sĩ Đào Trọng Hà, đã được đưa về quê nhà tại ở Hà Trung, Thanh Hóa; liệt sĩ Nguyễn Văn Bích, đã được đưa về nghĩa trang quê nhà ở Thạch Thành, Thanh Hóa… Còn những liệt sĩ đã tìm được hài cốt nhưng chưa được gia đình nhận về hoặc chưa xác định được danh tính, ông đành để họ nằm lại nghĩa trang chiến trường xưa, cứ có dịp ông Cử lại tổ chức cùng các gia đình, đồng đội cũ về thắp hương để tri ân.
“Từ khi tìm và đưa được đồng đội trong đơn vị trở về quê hương, được chăm sóc phần mộ cho họ, tôi như được nhẹ lòng” – ông Cử chia sẻ.
Ông Cử cùng Hội Cựu chiến binh Điện lực huyện Phú Xuyên ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa cho cựu chiến binh Nguyễn Văn Diễn
Nói về những khó khăn trong quá trình đi tìm kiếm mộ liệt sĩ và đưa đồng đội về quê an táng, ông Cử chia sẻ: Những đồng đội hy sinh trong chiến đấu năm xưa phần lớn được những người dân địa phương chôn cất nhưng sau mỗi lần tập hợp, di chuyển đi chôn bị mất dấu gần hết, phần lớn các bia không được ghi danh tính. Có trường hợp mộ liệt sĩ được chôn hiện ở trên đất thổ cư của người dân. Để được người dân đồng ý đào đất, ông đã đến thuyết phục, vận động họ. Rồi có trường hợp, ông phải thuê người và máy đào đất mất 4 ngày mới tìm được mộ đồng đội. Nhiều trường hợp khác, giấy báo tử mà các gia đình liệt sĩ nhận được do thay đổi địa danh đơn vị hành chính như tách, nhập xã, huyện nên khi tìm được mộ đến báo cho gia đình các liệt sĩ đến nhận cũng rất khó khăn.
Trường hợp liệt sĩ Hoàng Văn Tương – là một trong 12 người hy sinh trong trận đấu năm ấy. Ngay từ khi từ chiến trường trở về, ông đã nung nấu ý định sẽ đưa hài cốt bạn về quê hương. Nhưng thông tin mà ông Cử biết quá ít ỏi, khi còn sống anh Tương chỉ kể nhà ở Thanh Hà, Hải Dương; nên mãi chưa tìm được. Vì vậy, ông đã đặt tên con gái là Thanh Hà, như một quyết tâm phải tìm bằng được gia đình để đưa liệt sĩ Tương về.
Mãi sau này, khi là Giám đốc Công ty điện lực Phú Xuyên, ông Cử đã nghĩ ra cách thông qua hoạt động thu tiền điện tại địa phương để lần tìm. Nghĩ vậy ông đã liên hệ cả với Giám đốc Sở Điện lực tỉnh Hải Dương, nhờ họ và may mắn đã tìm được.
Không chỉ trực tiếp đi tìm mộ liệt sĩ, ông Cử còn là người mẫu mực trong xây dựng kinh tế, phát triển quê hương. Trong phong trào đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương, ông đã đứng ra vận động bạn bè, đồng nghiệp quyên góp sửa chữa, xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách.
Từ năm 2010, ông đã vận động anh em trong Công ty Điện lực tham gia hoạt động xây dựng nhà tình nghĩa. Để xây dựng quỹ, cán bộ, nhân viên của công ty hưởng ứng rất nhiệt tình bằng cách đóng góp ngày lương hoặc đóng góp tùy tâm. Ngoài ra, ông Cử còn vận động thêm bạn bè, đồng đội, các đơn vị ở ngoài đóng góp thêm. Nhờ đó, đến nay đơn vị đã đóng góp với địa phương xây dựng được 3 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách trị giá khoảng 80 triệu đồng.
Bên cạnh đó, trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương, ông cũng tích cực tham gia, ủng hộ trên 30 triệu đồng vào xây dựng các công trình đường làng, nhà văn hóa… ở địa phương.
Chia sẻ về dự định của mình, ông Cử cho biết, ông sẽ tiếp tục đi tìm, để đưa được hết các đồng đội đã hy sinh của mình trở về quê hương. Mặt khác, ông vẫn tiếp tục mong muốn được đóng góp chăm lo cho các gia đình chính sách thông qua việc xây nhà tình nghĩa, tặng quà… Ông muốn làm được thật nhiều việc đền ơn, đáp nghĩa để tri ân những đồng đội đã ngã xuống cho cuộc sống tự do hôm nay.
Với những đóng góp của mình, ông được Chủ tịch nước trao tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì (2001), Huân chương Chiến công hạng Ba (2011); được Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công thương tặng nhiều Bằng khen, Kỷ niệm chương, Chiến sỹ thi đua. Mới đây, ông được UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu Thành phố năm 2019.
Nguyễn Hiền
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
TĐKT - Sáng 25/7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 chính thức khai mạc với 330 đại biểu tham dự. Tại chương trình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội vinh dự được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội vinh dự được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất Tới dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cùng đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP Hà Nội; các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Nhiệm kỳ 2014 – 2019, công tác Mặt trận Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, MTTQ và các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác vận động, tập hợp, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện xã hội, triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hoạt động của Mặt trận có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức tổ chức; mối quan hệ phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền, các tổ chức thành viên và các cơ quan hữu quan ngày càng gắn bó chặt chẽ, hiệu quả. Các hoạt động đã hướng mạnh về cơ sở, lấy khu dân cư, tổ dân phố, thôn, làng là địa bàn để tổ chức các hoạt động. Vai trò Mặt trận ngày càng khẳng định là trung tâm khối đại đoàn kết, nơi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, qua đó đóng góp tích cực và hiệu quả vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng của Thủ đô. Mặt trận chủ động hơn trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị, thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện xã hội, triển khai có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; trong các phong trào giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện; trong thi hành pháp luật và giữ gìn kỷ cương xã hội; trong việc khơi dậy, vun đắp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Đặc biệt, Mặt trận các cấp đã phát huy tốt tinh thần sáng tạo, động viên nhân dân hăng hái tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước tích cực. Tiêu biểu là trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; "Giảm nghèo bền vững", đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố xuống còn 1,16% vào cuối năm 2018, hoàn thành trước 2 năm mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 của thành phố. Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Cứu trợ”, “Vì biển, đảo Việt Nam” luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô có tác động tích cực vào việc thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội của thành phố…Trong nhiệm kỳ qua, đã xuất hiện nhiều gương sáng, người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua do Mặt trận phát động. Công tác củng cố, kiện toàn hệ thống MTTQ các cấp thành phố được chú trọng. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã tham mưu với Thường trực Thành ủy, chủ động phối hợp với Thường trực cấp ủy cấp dưới trong công tác củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách của Mặt trận; đặc biệt là cán bộ chuyên trách cấp thành phố, quận, huyện, thị xã; thực hiện quy hoạch nguồn cán bộ Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, nhiệm kỳ 2019 - 2024 và những năm tiếp theo. Ban công tác Mặt trận khu dân cư thường xuyên được củng cố, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ và chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Hoạt động đối ngoại nhân dân được tăng cường; chú trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thủ đô, đất nước và con người Việt Nam; động viên, khích lệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế. Vị thế của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố ngày càng được khẳng định. Từ những thành tích trên, 5 năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã được tặng 3 Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ; 5 Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và nhiều bằng khen. Ghi nhận những thành tựu trên, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội. Đây là phần thưởng cao quý, là động lực để mặt trận các cấp trên địa bàn thành phố quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nắm bắt thời cơ mới, ra sức tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của thành phố Hà Nội, cùng cả nước bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Thục AnhQuận Thanh Xuân: Khen thưởng 17 tập thể, 20 cá nhân tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ
TĐKT – Sáng 24/7, quận Thanh Xuân (Hà Nội) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019. Các tập thể, cá nhân được khen thưởng tại Hội nghị Sáu tháng đầu năm 2019, quán triệt phương châm chỉ đạo: “Nhanh hơn, hiệu quả hơn, khoa học hơn, quyết liệt hơn”, ngay từ tuần đầu, tháng đầu năm 2019, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể đã tập trung cao chỉ đạo thực hiện tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của quận đạt kết quả tích cực. Nổi bật là: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định; thu ngân sách nhà nước đạt 47% kế hoạch. Một số khoản thu đã hoàn thành trên 50% dự toán năm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí lệ phí; 11/11 phường có kết quả thu ngân sách do phường thực hiện đạt trên 50%. Công tác qụản lý đô thị được chú trọng; kịp thời ban hành, triển khai thực hiện Quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị và vệ sinh môi trường trên địa bàn quận, bước đầu đạt kết quả tích cực. Các nội dung trong năm 2019 “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” gắn với 2 Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng được tổ chức thực hiện nghiêm túc trong toàn quận. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ tiếp tục được nâng lên. Sự phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường hiệu quả hơn. Các công trình, dự án trọng điểm, nhất là các dự án trường học được tập trung chỉ đạo, đảm bảo tiến độ. Công tác giải phóng mặt bằng được chỉ đạo quyết liệt, đạt kết quả tích cực, cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng 2 dự án trọng điểm của thành phố và quận. Đặc biệt, ngành giáo dục và đào tạo quận Thanh Xuân lần thứ 5 liên tiếp đứng đầu thành phố. An sinh xã hội được đảm bảo. Quận đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, các ngày lễ lớn và các nhiệm vụ chính trị của quận. Việc thực hiện thí điểm mô hình Tổ dân phố văn hóa "Năm không: Không rác; không tệ nạn, không hộ nghèo, không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, không vi phạm trật tự xây dựng” được triển khai tích cực, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức, giải quyết đơn thư đạt kết quả tốt; công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính được đẩy mạnh, hiệu quả. Thanh Xuân là đơn vị xếp tốp đầu thành phố về công tác cải cách hành chính (Theo Quyết định xếp hạng được UBND thành phố công bố, năm 2018, quận Thanh Xuân lần thứ 3 liên tiếp đứng thứ 5/30 quận huyện của thành phố về công tác cải cách hành chính). Quận cũng đã hoàn thành công tác tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, sớm hơn 2 ngày so với kế hoạch. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được bảo đảm; giao quân đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội… Ghi nhận thành tích của các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2019, tại Hội nghị, 17 tập thể, 20 cá nhân đã được UBND quận tặng Giấy khen. Thục AnhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 66
- 67
- 68
- 69
- 70
- …
- sau ›
- cuối cùng »