Hà Nội thi đua ái quốc

“Túi an sinh công đoàn”: Trao quà hỗ trợ, tiếp thêm niềm tin cho đoàn viên, người lao động

TĐKT - Thời gian qua, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo triển khai đến các cấp công đoàn về đẩy mạnh phòng, chống dịch và chăm lo, bảo vệ đoàn viên, công nhân, lao động. Trong đó, tiêu biểu là hoạt động của các tổ cứu trợ khẩn cấp. Những phần quà từ các chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, hàng ngàn “Túi an sinh công đoàn” đã và đang được chuyển đến tận tay hàng ngàn đoàn viên, người lao động khó khăn của Thủ đô. Đây thực sự là điểm tựa của công nhân, giúp người lao động yên tâm “Ai ở đâu ở đấy” trong giai đoạn thành phố thực hiện giãn cách xã hội. Tri ân đội ngũ tuyến đầu chống dịch Ông Trịnh Tố Tâm - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Nội cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động toàn ngành Y tế Hà Nội từ tuyến y tế cơ sở tới thành phố những ngày qua đã nỗ lực hết mình, chủ động nơi tuyến đầu chống dịch. Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường tặng quà các y, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa Đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các cơ sở y tế phải tăng cường tối đa về thời gian, cường độ làm việc... để triển khai công tác điều tra, truy vết, cách ly, thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, không để dịch lây lan ra cộng đồng. Từ đó, góp phần cùng với cả hệ thống chính trị của thành phố quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, góp phần chăm sóc, đảm bảo an toàn sức khỏe người dân. Tại quận Đống Đa, hiện tại công tác rà soát và xét nghiệm diện rộng trên địa bàn được Trung tâm Y tế quận tiến hành khẩn trương theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố với số lượng ban đầu khoảng 55.000 người. Theo đó, đội cán bộ, nhân viên y tế làm việc bằng 200% sức lực, nhanh nhất có thể xét nghiệm diện rộng cho toàn bộ cư dân, “vét sạch” F0 trong cộng đồng tại khu vực “điểm nóng” như phường Văn Chương. Cùng với đội ngũ y tế dự phòng, lực lượng cán bộ, y, bác sĩ tại các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn thành phố làm nhiệm vụ khám sàng lọc, thu dung điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 cũng đã làm việc với sự cố gắng gấp 2, 3 lần bình thường. Mặc dù vất vả, song tất cả đều đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên hàng đầu. Để kịp thời động viên, tri ân lực lượng tuyến đầu chống dịch, những ngày qua, công đoàn Thủ đô các cấp đã gửi đến họ những phần quà hỗ trợ cũng như tình cảm đặc biệt. LĐLĐ Huyện Mỹ Đức tặng “Túi an sinh công đoàn” cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Đến thăm, động viên các nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế quận Đống Đa, Bệnh viên Đa khoa quận Đống Đa, Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Tín, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường đã gửi lời cảm ơn và dành những tình cảm biết ơn sâu sắc đến những “chiến sĩ áo trắng” đang làm việc thầm lặng không quản ngại vất vả. Tại đây, Chủ tịch LĐLD TP Hà Nội đã trao mỗi đơn vị 50 suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng. Nhấn mạnh những khó khăn thử thách vẫn còn hiện hữu khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội đề nghị đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế phải giữ gìn sức khỏe cho bản thân mình. Đồng thời nêu cao tinh thần “lương y như từ mẫu” khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường cũng cho biết, bên cạnh việc phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn tham gia cùng cả hệ thống chính trị phòng, chống dịch bệnh Covid-19, LĐLĐ thành phố cũng chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô đẩy mạnh hoạt động quan tâm, chăm lo, tiếp sức, đồng hành với đoàn viên, người lao động ở tuyến đầu chống dịch. Thay mặt đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế, bác sĩ, đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa quận Đống Đa khẳng định: Sự quan tâm động viên của Công đoàn các cấp là sự động viên hết sức có ý nghĩa, giúp các cán bộ y tế có thêm động lực, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sớm chiến thắng dịch bệnh Covid-19. Điểm tựa cho người lao động khó khăn Không chỉ lực lượng tuyến đầu chống dịch mà những đoàn viên, người lao động gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng được các cấp Công đoàn Thủ đô kịp thời quan tâm, hỗ trợ hàng nghìn suất quà tặng thiết yếu. Ông Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội thăm hỏi, tặng quà người lao động gặp khó trên địa bàn thành phố Chỉ tính riêng giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội, LĐLĐ TP Hà Nội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ khẩn cấp người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh. Cụ thể, thông qua các chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” đã vận chuyển các “Túi an sinh công đoàn” đến các địa bàn đông công nhân để hỗ trợ kịp thời cho 15.800 đoàn viên, người lao động với tổng trị giá hàng hóa 3,16 tỷ đồng đồng. Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã tổ chức 34 “Siêu thị 0 đồng”, “Chuyến xe siêu thị 0 đồng” để vận chuyển hàng hóa hỗ trợ khẩn cấp 16.526 “Túi an sinh công đoàn” với mức giá trị 200.000 đồng/suất cho 16.526 người lao động với tổng số tiền trên 8,33 tỷ đồng. Trong chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” do LĐLĐ TP Hà Nội tổ chức sáng 13/8, 1000 suất quà “An sinh công đoàn” đã được trao cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại Cụm công nghiệp Quất Động (huyện Thường Tín). Dù mỗi suất quà trị giá 200.000 đồng bao gồm các nhu yếu phẩm như: Gạo, dầu ăn, cá hộp…nhưng đã mang lại những cảm xúc ấm áp, tình người. Ngày 12/8, chuyến Xe buýt Siêu thị 0 đồng của LĐLĐ huyện Phúc Thọ đến với 15 bếp ăn tại các doanh nghiệp thực hiện phương án 3 tại chỗ, hỗ trợ các loại rau xanh, thịt, trứng, đậu phụ... và trao 260 túi an sinh công đoàn Đại diện Công ty Cổ phần Kỹ thuật công nghiệp Á Châu (Cụm công nghiệp Quất Động) chia sẻ, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm Chỉ thị về giãn cách xã hội, Công ty Cổ phần Kỹ thuật công nghiệp Á Châu đã thực hiện “3 tại chỗ”, bố trí 9 phòng ký túc xá, trang bị lều bạt, chăn, gối cho công nhân ăn ở tại công ty. Đồng thời, để sản xuất an toàn, công ty cũng đã phân khu vực làm việc độc lập, xét nghiệm PCR tần suất 3 ngày/lần cho công nhân lao động. Không cho công nhân ra khỏi nhà máy, không tiếp xúc với người ngoài, tuân thủ đeo khẩu trang và nghiêm túc thực hiện 5K… Đại diện công ty xúc động: Những suất quà của tổ chức Công đoàn Thủ đô không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất thiết yếu cho người lao động, mà đó còn là món quà có ý nghĩa, tạo động lực để đoàn viên, người lao động yên tâm làm việc, chung tay cũng các cấp chính quyền nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, sớm khôi phục lại trạng thái sản xuất bình thường. Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho rằng: Nhiệm vụ quan trọng nhất trong giai đoạn dịch bệnh này đó là cố gắng giữ nhà máy an toàn, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, sáng tạo, linh hoạt trong mọi tình huống, nhân lên nhiều “vùng xanh trong doanh nghiệp. Công đoàn sẽ luôn là điểm tựa vững chắc cho người lao động. Mai Thảo  

Hà Nội đang đi đúng hướng trong phòng, chống dịch Covid-19

TĐKT – “Hà Nội đang đi đúng hướng trong phòng, chống dịch Covid-19” – Đó là khẳng định của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi tới thăm, động viên và làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 ngày 13/8. Cùng dự có các đại biểu Trung ương: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương. Đại biểu TP Hà Nội dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Chu Ngọc Anh và một số lãnh đạo khác. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh cho biết, Hà Nội với vị trí là trung tâm của cả nước về giao thương, kinh tế, văn hóa, xã hội... nên nguy cơ dịch bệnh luôn ở mức cao. Thời gian qua, trên địa bàn thành phố đã có nhiều ca bệnh Covid-19, nếu không có quyết sách kịp thời, chắc chắn tình hình dịch bệnh sẽ hết sức phức tạp. Do vậy, ngày 24/7, thành phố thống nhất cao giãn cách xã hội trên toàn thành phố. Trong thời gian giãn cách, số ca trung bình trên 60 ca/ngày, trong đợt giãn cách lần 2 này, số ca mắc trong cộng đồng giảm dần; đến nay, trung bình khoảng 30 ca trong cộng đồng/ngày. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của nhân dân và doanh nghiệp, vận dụng nhuần nhuyễn các phương châm phòng, chống dịch “3 trước”, “4 tại chỗ”, phong tỏa, cách ly theo mô hình “3 lớp”, đến nay, là ngày thứ 20 Hà Nội thực hiện giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thành phố vẫn cơ bản kiểm soát được tình hình và đang triển khai xét nghiệm diện rộng để bóc tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng. Sau 3 ngày triển khai, kết quả cho thấy, tỷ lệ khoảng 1 vạn dân có 1 ca F0 - đây là tỷ lệ thấp và nằm trong dự báo của thành phố. Về công tác tiêm vắc xin, trên cơ sở lượng vắc xin được Bộ Y tế phân bổ, thành phố đã tiêm được 13,9% số người dân thuộc diện đủ điều kiện tiêm. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tặng quà các đơn vị làm nhiệm vụ Song song với các biện pháp phòng, chống dịch, Hà Nội đã cắt giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ vướng mắc triển khai nhanh gói hỗ trợ 12 nhóm người lao động và người sử dụng lao động khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, đồng thời, có chính sách hỗ trợ riêng cho các nhóm đối tượng khác với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau". “Với nỗ lực, quyết tâm cao nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hà Nội sẽ cố gắng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường”, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh khẳng định. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận Trung ương, Bộ Y tế và các Bộ, ngành Trung ương đều ghi nhận, đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; nhất là việc Hà Nội luôn nắm thế chủ động, dự báo chính xác tình hình, ra quyết định đúng, trúng, kịp thời và triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, kiên trì; đã huy động hiệu quả sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động sức dân tạo thành lá chắn ngày càng vững chắc từ cơ sở. Đoàn công tác của Chủ tịch nước trao 40 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch của TP Hà Nội Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Hà Nội đang đi đúng hướng trong đợt thứ dịch thứ tư và tin tưởng, dưới sự đoàn kết, ủng hộ của nhân dân, Đảng bộ, chính quyền thành phố sẽ chèo lái con thuyền vượt qua sóng dữ an toàn. Chủ tịch nước nhấn mạnh, Hà Nội là Thủ đô của cả nước, trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ, có mật độ dân số đông và là đầu mối giao thương của cả nước, do đó nguy cơ lây mắc Covid-19 cao. Chủ tịch nước khẳng định, ưu tiên của Trung ương, Bộ Chính trị là phải nhanh chóng kiểm soát sự lây lan dịch bệnh ở Hà Nội, đưa Thủ đô trở thành nơi an toàn, hậu phương quan trọng, vững chắc, từ đó có thể chi viện cho các địa phương khác có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Chủ tịch nước đánh giá cao cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị thành phố, dưới sự chỉ đạo của Trung ương và chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội, đặc biệt sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên y tế, các lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch. Chủ tịch nước cho rằng, Hà Nội đã có quyết định kịp thời giãn cách xã hội, tạo nên “một bức tường thành” ngăn chặn đại dịch lây lan; tránh nguy cơ khủng hoảng y tế và các vấn đề xã hội. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt ghi nhận, đánh giá cao sự chủ động của thành phố trong thực hiện công tác chuẩn bị với phương châm “4 tại chỗ” tương ứng với các phương án phòng, chống dịch ở mức cao như: Bảo đảm đủ chỗ điều trị cho 30.000 ca F0, đủ chỗ cách ly cho 65.000 ca F1. Đây chính là sự cụ thể hóa tinh thần “chống dịch như chống giặc”, coi sức khỏe, an toàn tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng hoàn toàn đồng ý với giải pháp xét nghiệm diện rộng mà thành phố đang triển khai. Gợi ý một số biện pháp phòng, chống Covid-19 cho thành phố, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến các vấn đề: Giãn cách, xét nghiệm, điều trị, vắc xin và công nghệ; thực hiện nghiêm túc, phù hợp với diễn biến ở từng khu vực và trên địa bàn trong tiến hành giãn cách. Chủ tịch nước đề nghị không chủ quan trước những biến thể mới của Covid-19; tiếp tục phát huy tinh thần 5K + vắc xin cần nhiều biện pháp quyết liệt, cụ thể hơn nữa “không được để trái tim của cả nước bị dịch bệnh đe dọa”, Chủ tịch nước chỉ đạo. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội thăm,động viên nhân dân tham gia bảo vệ “vùng xanh”, khu  dân cư phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cần tiếp tục xem xét tăng cường năng lực xét nghiệm quy mô lớn, thời gian nhanh để kịp thời khoanh vùng những khu vực nguy cơ cao. Về điều trị, thành phố nên tăng cường năng lực ở tầng dưới, giảm tải tầng trên, tăng cường tập huấn cho các lực lượng làm nhiệm vụ; tiếp tục phát huy mô hình Tổ Covid-19 cộng đồng. Mỗi người dân có biểu hiện ho, sốt đều phải được xem xét xử lý sớm, kịp thời. Về vắc xin phòng Covid-19, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là giải pháp cứu cánh giảm bệnh nặng, giảm tử vong. Do đó, thành phố cần nghiên cứu các quan điểm về vấn đề này như: tập trung cho "vùng đỏ", tiêm cho người già, người nghèo, người có bệnh nền… với chiến lược cụ thể. Chủ tịch nước yêu cầu bảo vệ tốt nhất cho đội ngũ y, bác sĩ và lực lượng tuyến đầu khác, sớm tiêm 2 mũi để đảm bảo an toàn trong thực thi nhiệm vụ. Thành phố cần áp dụng mạnh mẽ công nghệ trong phát hiện, truy vết. Bên cạnh đó là quan tâm đảm bảo dòng chảy hàng hóa vận chuyển an toàn, cung cấp đầy đủ cho người dân; chủ động, sẵn sàng hơn nữa về hậu cần, thuốc, vật tư y tế, bình ô xy ứng phó trong trường hợp dịch bùng phát mạnh; kiểm soát chặt chẽ các chốt ra vào thành phố… Cũng theo chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Hà Nội cần tiếp cận công tác phòng, chống dịch theo vùng, liên vùng; luôn đặt người dân ở vị trí trung tâm của mọi chủ trương, chính sách, bảo đảm an sinh xã hội; có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì sản xuất kinh doanh ở mức độ phù hợp; trước mắt, tập trung phòng, chống dịch; cương quyết giãn cách xã hội nhưng khi an toàn phải là nới phục hồi nhanh nhất, mạnh nhất. Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho TP Hà Nội trong phòng, chống dịch; có cơ chế chính sách quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các lực lượng tuyến đầu. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao 40 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố với niềm tin nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục đồng lòng, chung sức vượt qua đại dịch trong thời gian sớm nhất. Hưng Vũ

Khen thưởng học sinh, cán bộ giáo viên Thủ đô có thành tích xuất sắc tại các kỳ thi quốc gia và quốc tế

TĐKT - Ngày 11/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký quyết định số 3909/QĐ-UBND về việc khen thưởng thành tích xuất sắc đột xuất cho học sinh đạt giải tại các cuộc thi quốc tế và cán bộ, giáo viên huấn luyện, bồi dưỡng học sinh đạt giải năm học 2020 - 2021. Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh quyết định tặng Bằng khen cho 2 học sinh đạt Huy chương Vàng và 8 cá nhân thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam đã có thành tích trong công tác chỉ đạo, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng học sinh đạt giải tại cuộc thi Olympic quốc tế năm học 2020 - 2021. Mức thưởng cho mỗi học sinh đạt Huy chương Vàng trong kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2021 là 20 triệu đồng; mỗi cá nhân có thành tích trong công tác chỉ đạo, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng học sinh đạt giải được thưởng bằng 1 lần mức lương cơ sở. Hai học sinh xuất sắc giành Huy chương Vàng trong kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2021 là học sinh Nguyễn Lê Thảo Anh, lớp 12 Hóa 1, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và học sinh Nguyễn Duy Anh, lớp 12 Hóa 1, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Hai học sinh Nguyễn Duy Anh, Nguyễn Lê Thảo Anh chụp ảnh cùng thầy cô giáo Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tại kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2021. 8 cán bộ, giáo viên huấn luyện, bồi dưỡng học sinh đạt giải năm học 2020 - 2021 gồm: ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội; ông Kiều Văn Minh, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GDĐT Hà Nội; ông Dương Công Thịnh, Phó Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GDĐT Hà Nội; ông Hà Lam Sơn, chuyên viên phòng Giáo dục phổ thông, Sở GDĐT Hà Nội; ông Bùi Văn Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam; ông Nguyễn Trung Tuân, giáo viên môn Toán, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam; ông Lê Mạnh Cường, giáo viên môn Vật Lý, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và ông Nguyễn Hồng Hải, giáo viên môn Hóa học, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Năm học 2020 - 2021, với sự chỉ đạo sâu sát, khoa học của Sở GDĐT, sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, sáng tạo của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, sự nhiệt tình, trách nhiệm của các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng đội tuyển, đặc biệt là sự nỗ lực, quyết tâm học tập của các em học sinh, học sinh Hà Nội đã giành kết quả xuất sắc tại các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2020 - 2021, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng giải với 139 thí sinh đạt giải, trong đó có 11 giải Nhất, 45 giải Nhì, 50 giải Ba và 33 giải Khuyến khích. Đặc biệt Hà Nội có 22 học sinh thuộc các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Sinh học được dự thi vòng 2 chọn đội tuyển dự thi quốc tế; 5 học sinh được chọn dự thi quốc tế thuộc các môn Toán học, Vật lý, Hóa học. Tại các kỳ thi quốc tế năm học 2020 - 2021 do Bộ GDĐT thành lập đội tuyển, học sinh Hà Nội đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Cụ thể, tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương (APhO) năm 2021 do Đài Loan (Trung Quốc) đăng cai tổ chức, Hà Nội có 3 học sinh dự thi 3/3 giành Huy chương (2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Đồng). Đặc biệt, em Nguyễn Mạnh Quân, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đạt điểm cao nhất của kỳ thi và được Chủ tịch APhO năm 2021 tặng Bằng khen. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam đạt được thành tích này khi tham gia dự thi Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương. Học sinh Đỗ Bách Khoa (đứng giữa) dự thi Olympic Toán học quốc tế 2021 là học sinh lớp 12 Toán 1, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam giành Huy chương Vàng đầu tiên của nhà trường kể từ khi thành lập Tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2021 lần thứ 62 do Liên bang Nga đăng cai tổ chức diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 19-20/7/2021, học sinh Đỗ Bách Khoa, lớp 12 Toán 1, Trường THPT Hà Nội - Amsterdam đã xuất sắc đạt Huy chương Vàng và có điểm số đứng thứ 10 trong số các học sinh tham dự. Với kết quả này, em Đỗ Bách Khoa trở thành học sinh đầu tiên của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đạt Huy chương Vàng Toán quốc tế kể từ khi thành lập trường năm 1985. Học sinh Nguyễn Mạnh Quân và Trần Quang Vinh dự thi Olympic Vật lý quốc tế 2021 là học sinh lớp 12 Lý 1, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đều giành Huy chương Vàng Tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế 2021 (IPhO) 2021 do Lithuania đăng cai tổ chức, hai thí sinh lớp 12 chuyên Lý 1 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là em Nguyễn Mạnh Quân  và em Trần Quang Vinh cùng giành được Huy chương Vàng. Thành tích xuất sắc này đã tạo ra kỳ tích của giáo dục Thủ đô trong quá trình chinh phục đỉnh cao môn Vật lý. Tại kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2021 (IChO 2021), hai học sinh Nguyễn Duy Anh, Nguyễn Lê Thảo Anh học lớp 12 chuyên Hóa 1, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam cũng đã xuất sắc giành được 02 Huy chương Vàng. Với thành tích này, hai em đã góp phần cùng với đội tuyển quốc gia Việt Nam tiếp tục duy trì thành tích cao tại Olympic Hóa học quốc tế những năm qua. Do tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố, Lãnh đạo Sở GDĐT đã thông tin về hình thức khen thưởng của Chủ tịch UBND Thành phố, đồng thời gửi lời chúc mừng đến cán bộ, giáo viên, nhà trường và các em học sinh. Việc tổ chức trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố sẽ được thực hiện vào thời điểm thích hợp. Mai Thảo

Mở rộng mặt trận thứ hai phòng, chống dịch bệnh Covid – 19: Hà Nội xét nghiệm sàng lọc diện rộng toàn thành phố

TĐKT - Nhằm từng bước tấn công, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, cả hệ thống chính trị của Thủ đô đã vào cuộc với những công việc được thần tốc thực hiện, huy động mọi lực lượng cùng sức mạnh đoàn kết của nhân dân để bảo vệ vùng xanh, thực hiện giãn cách xã hội có hiệu quả, đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất trong lịch sử khi được phân bổ vaccine. Bên cạnh đó, thành phố đặt trọng tâm xét nghiệm nhanh nhằm khoanh đúng, trúng các ổ dịch, tăng cường truy vết, khoanh vùng, bóc tách các ca F0 khỏi cộng đồng. “Thần tốc” xét nghiệm khoanh vùng ổ dịch Trong các đợt dịch bệnh Covid-19 vừa qua, thành phố luôn chủ động thực hiện công tác xét nghiệm sàng lọc, tăng cường quy mô xét nghiệm đối với các trường hợp ho, sốt... nhằm chủ động tấn công, làm sạch các mầm bệnh không có yếu tố dịch tễ. Với hiệu quả tìm ra một số ca chỉ điểm trong thời gian đầu của đợt dịch lần thứ 4, thành phố phát hiện thêm những trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 không có yếu tố dịch tễ. Tuy nhiên, trước đà lây lan của dịch bệnh, thành phố tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao (trung bình 60 - 80 ca mắc mới/ngày); đặc biệt đã có nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây. Dịch bệnh đã xuất hiện trong các cơ sở y tế, nhà máy sản xuất, cơ quan, doanh nghiệp, chuỗi cung ứng, chợ đầu mối... và tiếp tục có nguy cơ bùng phát nếu không có các biện pháp quyết liệt hơn nữa. Điểm lấy mẫu xét nghiệm tại phường Hạ Đình, chiều 9/8/2021 Xác định xét nghiệm là yếu tố quan trọng hàng đầu, thành phố lập tức quyết định xét nghiệm khoảng 300.000 mẫu tại các khu vực, đối tượng có nguy cơ cao ở 30 quận, huyện, thị xã nhằm phát hiện sớm người mắc bệnh, từ đó đánh giá tình hình và có các biện pháp chống dịch kịp thời với phương châm thực hiện chủ động, dự báo chính xác, rà soát các điều kiện, xây dựng phương án để đảm bảo sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch cũng như đảm bảo đời sống nhân dân trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn; bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, truy vết triệt để F1, khoanh và giảm “vùng đỏ” (vùng có nguy cơ rất cao), không để phát sinh chùm ca bệnh mới. Đánh giá cao những biện pháp được UBND thành phố chỉ đạo, đồng chí Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy đã có chỉ đạo khẩn trương nâng cao năng lực xét nghiệm đạt trên 200.000 mẫu/ngày và trả kết quả xét nghiệm nhanh nhất; huy động các cơ sở, lực lượng y tế của trung ương, công an, quân đội, ngoài công lập và các nguồn lực xã hội cùng nhân dân trên địa bàn tham gia chiến dịch lấy mẫu, xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng trên toàn địa bàn thành phố (quy mô tối đa khoảng 1,3 triệu mẫu) đảm bảo nguyên tắc nhanh, chính xác, hiệu quả và đảm bảo an toàn ở mức cao nhất. Ưu tiên “vùng đỏ”, lấy mẫu xác suất “vùng xanh” Trước mắt, Thường trực Thành ủy chỉ đạo tập trung ưu tiên triển khai tại các khu vực có nguy cơ rất cao (vùng đỏ), khu vực phong tỏa, cách ly, các trường hợp có triệu chứng nhiễm vi rút SARS-CoV-2 (ho, sốt, khó thở…), các trường hợp nguy cơ cao, di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người (lực lượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch tại cơ sở, người giao hàng, người làm trong các chuỗi cung ứng thực phẩm, chợ, siêu thị…). Từ đó, kịp thời, chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, dần đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới. Thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV và chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, phấn đấu kiểm soát tốt hơn dịch bệnh trước ngày 25/8/2021, thành phố lập kế hoạch triển khai xét nghiệm diện rộng để chủ động phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố, phân chia từng nhóm đối tượng xét nghiệm cụ thể theo nguy cơ nhóm đỏ, nhóm da cam, nhóm xanh. Chốt trực “vùng xanh” tại tổ 16 phường Kim Giang, quận Thanh Xuân Trong khoảng thời gian từ ngày 9/8/2021 đến 17/8/2021, Thành phố sẽ tập trung thực hiện xét nghiệm với tổng số tối đa khoảng 1,3 triệu mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR cho toàn bộ người dân trong “vùng đỏ” là khu vực trong các xã, phường nguy cơ rất cao theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG, các đối tượng nguy cơ cao căn cứ theo yếu tố dịch tễ, các đối tượng di chuyển nhiều, tiếp xúc nhiều như: Chuỗi cung ứng, chợ, công nhân, bảo vệ các tòa nhà... và các khu vực nguy cơ cao khác (đối tượng nguy cơ cao khác theo chỉ định chuyên môn về dịch tễ). Việc xét nghiệm cho những người có triệu chứng ho, sốt... qua khai báo y tế vẫn được thực hiện thường xuyên theo quy định của thành phố. Xét nghiệm cho “nhóm da cam” bao gồm các đối tượng là nhân viên y tế, bệnh nhân, người lao động trực tiếp tại các chuỗi cung ứng, lái xe, shipper, bảo vệ tòa nhà... trên cơ sở chỉ định chuyên môn dịch tễ và xét nghiệm “vùng xanh” theo hộ gia đình tại các quận nội thành và các huyện có nguy cơ cao, mỗi hộ gia đình lấy đại diện 1 mẫu của 1 thành viên có nguy cơ cao nhất (căn cứ theo lịch sử di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, thường xuyên tới các khu vực nguy cơ cao như bệnh viện, chợ...). Song song với việc thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR cho người dân thuộc “nhóm đỏ”, đối tượng nguy cơ cao và “nhóm xanh” tại các địa bàn có nguy cơ cao, các địa bàn còn lại chủ động triển khai xét nghiệm test nhanh theo hướng dẫn chuyên môn của ngành Y tế, dự kiến thực hiện 2 triệu test nhanh. Từ đó, căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh, Sở Y tế sẽ có đánh giá nguy cơ để tiếp tục triển khai xét nghiệm theo chỉ định dịch tễ. Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách này, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế chủ trì điều phối việc phân luồng xét nghiệm trên toàn địa bàn thành phố; giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội điều tra dịch tễ và chỉ định vùng nguy cơ, nhóm nguy cơ, số lượng mẫu xét nghiệm cần thực hiện; hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm theo quy định; bảo đảm đầy đủ điều kiện để thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm. Chính quyền địa phương phối hợp trong công tác lập danh sách, lấy mẫu, hỗ trợ lực lượng và huy động sự tham gia của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các lực lượng địa phương như: Tổ Covid-19 cộng đồng, tổ trưởng dân phố/cụm dân cư, trưởng thôn/xóm, các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện yêu cầu xét nghiệm sàng lọc COVID-19, giám sát việc lấy mẫu đảm bảo an toàn tối đa, không để xảy ra lây nhiễm chéo. Nhấn mạnh về kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm này, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định cùng với chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử Thủ đô, đây cũng là đợt lấy mẫu xét nghiệm lớn nhất từ trước đến nay trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Bà Hà cho biết ngành Y tế Thủ đô quyết tâm thực hiện nhanh nhất kế hoạch để đạt được mục tiêu phát hiện, khoanh vùng ổ dịch, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, truy vết triệt để F1, khoanh vùng và giảm “vùng đỏ” (vùng có dịch), không để phát sinh chùm ca bệnh mới và bảo đảm an toàn, giữ vững “vùng xanh” hiệu quả, từng bước đẩy lùi dịch bệnh như chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy và UBND Thành phố. Mai Thảo

Hỗ trợ người lao động Thủ đô yên tâm “Ở đâu ở đấy”

TĐKT - Trong bối cảnh Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội lần thứ hai, để người lao động Thủ đô yên tâm “Ở đâu ở đấy” góp phần cùng thành phố và cả nước sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) bị mất việc làm, thiếu việc làm do dịch bệnh Covid-19. Trong đợt thực hiện giãn cách xã hội thứ nhất theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các cấp Công đoàn Thủ đô với vai trò, trách nhiệm của mình đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo, hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 với nhiều cách làm mới, sáng tạo như tổ chức chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, “Gian hàng lưu động 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng”..., từ đó đã hỗ trợ kịp thời lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu đến hàng chục nghìn người lao động, vượt qua đại dịch. Công đoàn Thủ đô tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19 Theo Công văn số 449/LĐLĐ do Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường ký ngày 9/8/2021, trong đợt giãn cách lần thứ 2 này, các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ ưu tiên nguồn tài chính công đoàn và kêu gọi từ nguồn xã hội hóa tăng cường các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp bằng kinh phí, lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu cho đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm do dịch bệnh Covid-19; nhất là người lao động ở các khu công nghiệp và chế xuất, cụm công nghiệp tập trung, công nhân lao động ở các khu nhà trọ đang phải nghỉ việc do doanh nghiệp dừng hoạt động vì dịch bệnh Covid-19. Mỗi LĐLĐ quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, Công đoàn Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội sẽ tổ chức ít nhất 1“Siêu thị 0 đồng” tại những nơi tập trung đông công nhân (Theo kế hoạch ứng phó khẩn cấp của đơn vị) hoặc bố trí ít nhất 1 “Chuyến xe siêu thị 0 đồng” thường trực hàng ngày để kịp thời tiếp nhận và thực hiện hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động. Các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cũng sẽ phối hợp với các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở, MTTQ và chính quyền cơ sở, thôn, tổ dân phố khẩn trương rà soát đối tượng công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là đối tượng công nhân đang thuê trọ tại các địa bàn dân cư, để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Mức hỗ trợ mỗi “Túi an sinh Công đoàn” gồm lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu không quá 200.000đ/người lao động (hoặc 1 phòng trọ). Trong công văn, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường chỉ rõ: Kinh phí mua các sản phẩm, hàng hóa hỗ trợ công nhân lao động chi từ nguồn tài chính công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở 50% và LĐLĐ thành phố hỗ trợ 50% được chuyển khoản về công đoàn cấp trên cơ sở để triển khai thực hiện. Danh sách đoàn viên, người lao động được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ và bản sao chứng từ tài chính kèm theo gửi về LĐLĐ Thành phố (Qua Ban chính sách - Pháp luật và Quan hệ lao động) để thẩm định trình Thường trực LĐLĐ thành phố quyết định hỗ trợ. Tiêu chuẩn hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động do công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xây dựng, ban hành thực hiện. Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không cân đối được nguồn tài chính đề nghị báo cáo về LĐLĐ thành phố (Qua Tổ ứng phó khẩn cấp) để xem xét quyết định cấp hỗ trợ. Trường hợp phát sinh khó khăn trong tổ chức thực hiện, đề nghị các đơn vị phản ánh ngay về LĐLĐ thành phố để được hỗ trợ giải quyết kịp thời. Trường hợp người lao động bị cách ly tập trung tại doanh nghiệp hoặc nằm trong các khu dân cư bị cách ly, phong tỏa cần hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu; nếu số lượng từ 100 người trở lên thì LĐLĐ thành phố sẽ triển khai hỗ trợ, dưới 100 người công đoàn cấp trên cơ sở tự tổ chức hỗ trợ từ nguồn tài chính của đơn vị và báo cáo kết quả về LĐLĐ thành phố. Dự kiến, dịp này sẽ dành 3500 suất quà hỗ trợ khẩn cấp đến các đối tượng đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, ngừng việc do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tại 2 khu công nghiệp: Nội Bài, Quang Minh và 3 cụm công nghiệp: Bắc Từ liêm, Ngọc Hồi, Quất Động. Mai Thảo

Hà Nội kéo dài giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8

TĐKT - Ngày 6/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký Công điện số 18/CĐ-UBND về tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội trên địa bàn thành phố để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến 6h giờ 00 ngày 23/8/2021 trên phạm vi toàn thành phố để phòng, chống dịch Covid-19. Trong Công điện nêu rõ, trong 14 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17 của Chủ tịch UBND thành phố, với sự ủng hộ, vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, sự đồng thuận, tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân trên địa bàn; bước đầu thành phố đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố và các địa phương trên cả nước vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường; số ca mắc trong cộng đồng vẫn cao và chưa rõ nguồn lây, nhiều ca không có biểu hiện dịch tễ. Một số chính quyền cơ sở còn lúng túng, chưa chủ động, chưa quyết liệt và thiếu sáng tạo, nhất là việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chưa thực chất, chưa hiệu quả. Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn lơ là, chủ quan, chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách xã hội, vẫn còn tình trạng đông người đi lại trên đường, tại các chợ, siêu thị... ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn khi chủng virus Delta có tốc độ lây nhiễm rất cao, nhanh và nguy hiểm. Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Thường trực Thành ủy về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm một số nội dung quan trọng: Thứ nhất, tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 6h giờ 00, ngày 23/8/2021 trên phạm vi toàn thành phố để phòng, chống dịch Covid-19. Thứ hai, yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND thành phố; triển khai đảm bảo thực chất, hiệu quả, chắc chắn, chặt chẽ hơn việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc "người cách ly với người", "gia đình cách ly với gia đình", kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để đảm bảo hiệu quả, khống chế sự lây lan, kiểm soát trong thời gian giãn cách xã hội. Tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và quy định cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 17; bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thật sự cần thiết như: Trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp bách cần thiết khác theo yêu cầu gắn với trách nhiệm của người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị và việc kiểm tra giám sát của chính quyền các cấp tại cơ sở. Công điện chỉ rõ, tại các khu vực không có dịch - “vùng xanh”: Đề nghị mỗi người dân ngoài việc chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết cũng nên phát huy vai trò cùng tham gia thành lập các khu vực tự quản, thành lập “Chốt bảo vệ vùng xanh (vùng không có dịch)” do chính khu dân cư, tổ dân phố lập nên với sự ủng hộ, vào cuộc của người dân, chủ động phòng ngừa dịch ngay khi dịch bệnh chưa xảy ra và phát huy được lực lượng quần chúng, nhân dân trong giữ gìn an toàn cho khu dân cư. Chính quyền cơ sở thường xuyên tuyên truyền, kiểm soát việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh. Tại các khu vực có nguy cơ “vùng da cam” gồm các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh…: Chính quyền cơ sở phê duyệt phương án phòng, chống dịch, chỉ cho hoạt động khi đảm bảo các quy định phòng chống dịch; thường xuyên kiểm tra, giám sát qua việc tiếp nhận các ý kiến giám sát của nhân dân trên địa bàn hoặc qua công tác kiểm tra, giám sát của các lực lượng chức năng, chính quyền cơ sở. Mỗi cán bộ, công chức, người lao động, người dân nghiêm túc chấp hành việc khai báo y tế bằng mã QR Code khi đến làm việc, lao động hoặc mua sắm. Đối với khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly “vùng đỏ”: Chính quyền cơ sở quyết định các biện pháp phong tỏa hoặc cách ly y tế với diện tích phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh và nguy cơ; chủ động quyết định các biện pháp cao hơn đảm bảo không để dịch bệnh lây lan trong khu vực và kiểm soát, khống chế trong thời gian ngắn nhất. Người dân trong khu vực chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của chính quyền cơ sở. Mai Thảo

10 ngày thí điểm, "Xe buýt siêu thị 0 đồng” hỗ trợ 15.000 công nhân, lao động Thủ đô

TĐKT - Sau 10 ngày thí điểm mô hình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, đã có 15.000 công nhân, lao động Thủ đô có hoàn cảnh khó khăn hoặc ở các khu vực cách ly đã được hỗ trợ kịp thời các nhu yếu phẩm thiết yếu như: Khẩu trang, nước sát khuẩn, bánh, sữa, đồ ăn hộp… Qua đó, đã giúp đỡ công nhân, lao động có thêm động lực vượt qua khó khăn trong giai đoạn này. Tại Công ty TNHH Thời trang Star, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Nguyễn Chính Hữu đã trao 430 suất quà cho đoàn viên, người lao động đang trong thời gian cách ly vì dịch Covid-19. Ngày 6/8, 4 chuyến "Xe buýt siêu thị 0 đồng" của Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tiếp tục lăn bánh, chở theo các nhu yếu phẩm thiết yếu đến hỗ trợ cho công nhân, lao động Thủ đô có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đây cũng là những chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” cuối cùng khép lại hành trình chạy 10 ngày thí điểm. Theo thống kê, sau 10 ngày, "Xe buýt siêu thị 0 đồng” đã chở 15.000 suất quà gồm nhu yếu phẩm thiết yếu như: Khẩu trang, nước sát khuẩn, bánh, sữa, đồ ăn hộp… để hỗ trợ công nhân lao động tại khu cách ly; đồng thời, mua 65 tấn gạo, gia vị, dầu ăn… tới những nơi cách ly, khu vực phong tỏa để hỗ trợ 15.000 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tới thăm, động viên và trao 3.297 suất quà cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động khó khăn thuộc các quận Hà Đông, Hoàng Mai, huyện Chương Mỹ, Gia Lâm, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Thương mại và Tổng công ty Du lịch Hà Nội... Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Chính Hữu bày tỏ mong muốn đoàn viên, người lao động cố gắng vượt qua khó khăn hiện tại, làm tốt công tác phòng, chống dịch trong thời gian toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội. Cũng trong buổi sáng, đoàn công tác đã trao 666 suất quà cho các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Xây dựng tại Công ty Nước sạch Hà Đông. Cùng đó, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố cũng đề nghị các công đoàn cơ sở phát huy vai trò của mình trong việc tiếp tục quan tâm, hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn vì dịch Covid-19. “Xe buýt siêu thị 0 đồng” nằm trong Kế hoạch của Ban Thường vụ LĐLĐ TP Hà Nội về việc “ứng phó khẩn cấp hỗ trợ đoàn viên, người lao bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19”. Từ nhu cầu thực tế và đề xuất của công nhân, lao động, LĐLĐ TP đã trích trên 3 tỷ đồng từ nguồn kinh phí công đoàn Hà Nội để tổ chức những chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” từ ngày 26/7 - 6/8. Mai Thảo

Doanh nghiệp Thủ đô tiếp sức cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19

TĐKT - Sáng 5/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tiếp nhận ủng hộ và chuyển giao trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, trị giá hơn 100 tỷ đồng. Dự chương trình có các đồng chí: Chu Ngọc Anh - Ủy viên Trung Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội. Tại đợt ủng hộ này, 6 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô gồm: Công ty CP Tập đoàn BRG, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Công ty CP Đầu tư Phát triển thành phố thông minh Bắc Hà Nội, đồng ủng hộ 50 máy thở, 50 chiếc monitor theo dõi bệnh nhân, 5 bộ hệ thống Real time PCR, 12.000 bộ kit test Covid, 30.000 bộ kit test Covid (của máy tách chiết), 5 bộ micro Pipette đa kênh thay đổi thể tích trị giá 50 tỷ đồng. Công ty CP Tập đoàn Sovico ủng hộ 100 máy thở, 10 xe cứu thương trị giá 50 tỷ đồng. Công ty CP Đầu tư TNG Holdings Việt Nam ủng hộ 1 hệ thống xét nghiệm Realtime PCR và 3.000 bộ kít xét nghiệm PCR trị giá 3,5 tỷ đồng. Viettel Hà Nội ủng hộ 500 triệu đồng. Thành phố chuyển giao toàn bộ trang thiết bị y tế sang Sở Y tế Hà Nội để phục vụ công tác phòng, chống dịch Ngay tại lễ tiếp nhận, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã chuyển giao toàn bộ trang thiết bị y tế sang Sở Y tế Hà Nội để phục vụ công tác phòng, chống dịch, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân Thủ đô và cả nước. Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương tiếp nhận ủng hộ từ đại diện Công ty CP Tập đoàn BRG, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Công ty CP Đầu tư Phát triển thành phố thông minh Bắc Hà Nội Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh cho biết đã hơn 3 tháng cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô đã gồng mình, căng sức chống dịch Covid-19. Trong suốt chặng đường qua, các cấp lãnh đạo, từ Thành ủy, UBND thành phố tới cơ sở đã vào cuộc hết sức quyết liệt, cùng với sự đồng lòng chung sức của cả hệ thống chính trị, của nhân dân và nguồn lực hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn, thành phố đã giữ thế chủ động, kiểm soát tốt tình hình. Thành phố cũng đã và đang không ngừng tăng cường năng lực, thiết bị đẩy nhanh khâu xét nghiệm; sẵn sàng kịch bản cho cả 3 tầng điều trị, mọi tình huống đều được lường trước với các phương án cụ thể… Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ cảm ơn tri ân những doanh nghiệp, tập đoàn trong việc hỗ trợ công tác phòng, chống dịch của thành phố; đặc biệt là trong việc hưởng ứng chiến dịch “5K+vắc xin” theo chỉ đạo của Thủ tướng. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định, Thành ủy và thành phố sẽ bám sát nguyên tắc ưu tiên, công khai, minh bạch, có vắc xin đến đâu sẽ triển khai ngay đến đấy để từng bước sớm bao phủ miễn dịch trong cộng đồng. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng chia sẻ, để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, đưa Thủ đô trở về trạng thái bình thường mới, thành phố đã xác định rõ cách làm: Không chỉ tăng cường truy vết F0 để nhanh chóng bóc tách, kiểm soát phát sinh các ca bệnh mà còn mở rộng sàng lọc trong cộng đồng. Những ngày tới, bắt đầu ngay trong chiều nay, thành phố sẽ mở rộng xét nghiệm sàng lọc ở những địa bàn nguy cơ cao như: Chương Dương (Tây Hồ), Thanh Nhàn (Hai Bà Trưng), Văn Chương (Đống Đa)… để tăng cường tận dụng thời cơ vàng kiểm soát dịch bệnh. Đồng chí tin tưởng với sự đồng lòng chung tay của chính quyền, nhân dân, đội ngũ doanh nghiệp, các nguồn lực xã hội, Thủ đô sẽ bảo vệ vững chắc thành trì, từ đó phát triển kinh tế, thực hiện “mục tiêu kép”, duy trì hoạt động đối ngoại, giao thương quốc tế. “Trong thời gian tới, tình hình diễn biến dịch bệnh còn nhiều phức tạp, thành phố rất mong các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tiếp tục phát huy, cộng đồng trách nhiệm, cùng đồng hành với thành phố tùy theo khả năng của mình để góp phần cùng Đảng, Nhà nước và Thủ đô ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid -19”, Chủ tịch UBND thành phố chia sẻ. Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương tiếp nhận ủng hộ từ đại diện Sovico và HD bank Thay mặt các đơn vị ủng hộ, bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh chia sẻ sự tin tưởng với quyết tâm cao và sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và lãnh đạo thành phố, cùng sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân trong công tác chống dịch Covid-19, TP Hà Nội nói riêng, cũng như tất cả các địa phương trên cả nước, sẽ được an toàn và chiến thắng đại dịch, sớm trở lại trạng thái bình thường mới. Mai Thảo  

Mệnh lệnh trái tim của những người khoác áo chữ thập đỏ

TĐKT - Vượt qua những khó khăn, nguy hiểm của cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vẫn đang ngày đêm miệt mài với các hoạt động xã hội nhân đạo. Hình ảnh những chiếc áo đỏ với biểu tượng chữ thập xuất hiện nhiều hơn, khi thì tất bật vận động, trao tặng trang thiết bị y tế, đồ dùng ở các bệnh viện, khu tập trung y tế; lúc thì rong ruổi trên các tuyến phố, các con hẻm, khu dân cư từ sáng sớm đến nửa đêm để hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế những phần thực phẩm thiết yếu… Giãn cách – cách mặt chứ không cách lòng Đến nay đã là ngày thứ 13 TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện…Người dân Thủ đô không được ra ngoài trừ khi thực sự cần thiết. Thế nhưng chưa ngày nào chị Bùi Thị Lan Phương, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy cho phép mình được nghỉ ở nhà. Chị bảo “Giãn cách – cách mặt chứ không cách lòng”. Cán bộ chữ thập đỏ quận Cầu Giấy trao quà hỗ trợ các chiến sĩ công an tại các chốt dịch trên địa bàn thành phố Chị cho rằng: Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài kia, nhiều cán bộ y tế đang phải gồng mình trong những bộ quần áo bảo hộ giữa mùa hè đổ lửa, đêm quên ngủ, ngày quên ăn, tận tâm, tận lực với công việc, thậm chí nhiều anh chị em đã nhiều ngày không có cơ hội gặp được người thân do đang phải thực hiện nhiệm vụ. Nhiều chiến sĩ công an, bộ đội ngày đêm canh chốt trong các khu cách ly, gìn giữ an ninh trật tự, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch… Nhiều gia đình lâm vào cảnh bần hàn, không việc làm, không có thu nhập, chật vật dè xẻn từng bữa ăn…Tất cả họ đang rất cần được “tiếp sức”. Đó chính là mệnh lệnh trái tim, thôi thúc những cán bộ chữ thập đỏ như chị nhanh chân lên đường. Mấy ngày nay, để đảm bảo thực hiện giãn cách theo chỉ đạo của trung ương và thành phố, chị Phương không huy động thêm cán bộ, hội viên mà ngày nào cũng vậy, tự trang bị khẩu trang, găng tay cẩn thận, chịđích thân điều khiển chiếc xe ô tô cá nhân của mình, chở theo gạo, sữa, nước lọc và hoa quảmà Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy vừa mới vận động được, đến các điểm chốt trực dịch hay trung tâm y tế. Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy trao quà hỗ trợ cán bộ, nhân viên y tế quận Đón nhận 4 tạ gạo và 40 hộp sữa đặc loại 1kg do Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy gửi đến tặng các cán bộ, nhân viên y tế ngày 26/7 vừa qua, BS Đỗ Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy vô cùng xúc động. BS Hà chia sẻ: “Từ khi dịch bệnh diễn ra đến nay, lực lượng y tế quận Cầu Giấy liên tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ quận. Lúc là những thùng sữa, chai nước giải khát; khi thì gạo trắng, hoa quả…Những món quà hỗ trợ đó không chỉ có giá trị về vật chất mà còn là món quà động viên tinh thần, giúp những người chiến sĩ áo trắng chúng tôi thêm hăng say với công việc chăm sóc sức khỏe nhân dân; sẵn sàng ngày đêm lăn lộn, cùng thành phố bảo vệ tốt thành quả chống dịch.” Nhanh chóng nhận lấy những chai sữa, nước lọc lavie, cùng những túi xoài, túi nhãn từ tay cán bộ chữ thập đỏ quận Cầu Giấy, anh Đinh Chiến Thắng, Phó Trưởng Công an phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ chia sẻ: “Do lực lượng mỏng nên tại nhiều chốt trực chợ, chốt trực vùng cách ly, nhiều cán bộ, chiến sĩ có ngày không được thay phiên, phải trực liên tục 24/24. Những chai sữa, chai nước và túi hoa quả chính là những phần quà thiết yếu, là tấm lòng ấm áp, giúp chúng tôi thêm năng lượng, tỉnh táo hơn trong khi làm nhiệm vụ.” Tiếp sức cùng nhân dân chống dịch Bên cạnh lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, những người dân vốn có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng được Hội Chữ thập đỏ quận quan tâm, hỗ trợ tận tình. Ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, những ngày thực hiện giãn cách toàn thành phố, dù không ra ngoài nhưng anh Nguyễn Hữu Trường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường luôn day dứt khi biết được nhiều hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn trên địa bàn phường. Đó là gia đình ông Nguyễn Đình Trường bị tai biến mạch máu não gần 30 năm nay, bị liệt nửa người, lại không thể kiểm soát được cảm xúc, lúc khóc, lúc cười. Người vợ thì mắc bị bệnh alzheimer, luôn đau yếu và không mấy tỉnh táo. Nhiều năm nay, sinh hoạt của hai vợ chồng đều phải dựa vào người con trai út mới hơn 30 tuổi. Dịch bệnh khiến cả nhà họ càng thêm điêu đứng. Hay bà Hoàng Thị Lâm ở số nhà 47, ngõ 113 Yên Hòa, sống đơn thân, nhiều năm nay có tuổi, mọi sinh hoạt chỉ nương tựa vào chiếc xe lăn. Cuộc sống cùng nhiều buồn tủi và chật vật… Cán bộ chữ thập đỏ phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy tặng quà và tiền hỗ trợ cho bà Phạm Thị Là Anh Trường bảo: “Không chỉ trên địa bàn phường Yên Hòa mà nhiều phường khác ở quận Cầu Giấy cũng có những hoàn cảnh éo le lắm. Nên ngay khi được thông báo có nguồn hỗ trợ, những cán bộ chữ thập đỏ cơ sở như tôi đều sẵn sàng trở thành đầu mối nhận và phát quà hỗ trợ đến từng hộ gia đình, không quản sớm tối. Chỉ mong sao mang lại niềm vui và chút vật chất để giúp họ bớt nỗi lo âu trong mùa dịch bệnh.” Ngoài ra, để có thêm điều kiện hỗ trợ những hoàn cảnh ấy, anh Trường còn chủ động kết nối điện thoại để vận động các nhà tài trợ. Kết quả là đã có mạnh thường quân đồng ý tài trợ cho Hội Chữ thập đỏ quận 4,2 tấn gạo. Anh cũng vận động được thêm 2 triệu tiền mặt để tặng cho bà Phạm Thị Là - một gia đình đông con, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường; bản thân bà lại vừa mới bị tai nạn gãy chân. Trong căn nhà nhỏở nghách 38,ngõ 255,đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, bà Phạm Thị Là (sinh năm 1959) cùng cô con gái Nguyễn Thanh Hằng (sinh năm 1983)không giấu nổi niềm vui, xúc động khi được các cô chú Hội Chữ thập đỏ phường đến tận nhà trao tặng 2 triệu đồng cùng với gạo và sữa. “Gia đình đông con, lại hoàn cảnh; mới đây tôi lại bị tai nạn, gãy chân, mang thêm gánh nặng thuốc thang… Các anh chị Hội Chữ thập đỏ đã quan tâm, giúp chúng tôi. Thật biết ơn và vô cùng trân trọng. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, những phần quà đó thực sự ý nghĩa với gia đình” – bà Phạm Thị Là bộc bạch. Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy phối hợp với câu lạc bộ Tâm Đức gửi tặng quà tại Bệnh viện Phổi Hà Nội Với sự nhiệt tình, trách nhiệm, những cán bộ, hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ quận Cầu Giấy đang góp công, góp sức cùng thành phố thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch và tích cực chăm lo tốt công tác an sinh xã hội. Theo chị Bùi Thị Lan Phương, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy: Dịch Covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, những đối tượng khó khăn, yếu thế, dễ bị tổn thương đang rất cần sự đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ của toàn xã hội để vượt qua giai đoạn cam go này. Với truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy sẽ luôn hết mình để chia sẻ khó khăn cùng mọi người... Từ 24/7 – 3/8/2021, Hội chữ thập đỏ các cấp trên địa bàn quận Cầu Giấy đã phối hợp với các tổ chức, nhà hảo tâm thăm, tặng nhiều phần quà, nhu yếu phẩm cho các hộ nghèo, người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với tổng trị giá 291 triệu đồng. Cụ thể, ngày 26/7, Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy tặng cho: Trung tâm y tế quận 4 tạ gạo và 40 hộp sữa đặc 1kg; Công an quận 4 tạ gạo, 40 hộp sữa đặc; tặng 1 thùng khẩu trang trị giá 2 triệu đồng cho Nhóm cháo từ thiện Bệnh viện E. Tổng trị giá 20 triệu đồng. Ngày 30/7, trao tặng 840 hộp sữa Nutrison (1lít/hộp) trị giá 168 triệu đồng cho Hội Người mù, phòng chẩn trị y học cổ truyền, trạm chốt phòng, chống dịch và các gia đình khó khăn trên địa bàn quận bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Ngày 31/7, trao tặng 280 hộp sữa Nutrison (1lít/hộp) trị giá 56 triệu đồng cho Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy, các trạm chốt phòng, chống dịch, các gia đình khó khăn trên địa bàn quận bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Ngày 1/8, trao tặng 160 hộp sữa Nutrison (1lít/hộp) trị giá 32 triệu đồng cho các trạm chốt phòng, chống dịch, các gia đình khó khăn trên địa bàn quận bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 .  Ngày 3/8, đã chuyển tặng Bệnh viện Phổi Hà Nội 3 chai bình xịt khử khuẩn to, 20 chai bình xịt khử khuẩn nhỏ, 21 thùng nước suối lavie, 100 chai nước súc miệng, 200 chai nước sát khuẩn Nano, tổng trị giá 15tr đồngđể ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Mai Thảo  

Hà Nội: Trao hỗ trợ công nhân môi trường bị cướp khi đang thu gom rác

TĐKT - Sáng 4/8, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm, trao hỗ trợ cho 3 công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội bị cướp xe máy trong lúc đang thực hiện thu gom rác. Đối tượng được hỗ trợ dịp này là các công nhân thuộc tổ Đại Mỗ, chi nhánh Cầu Diễn, gồm: Chị Lê Thị Trâm – bị cướp xe máy sáng 3/8 trong lúc đang thu gom rác; anh Vũ Văn Phong – bị cháy xe máy trong lúc đang đi làm; chị Lê Thị Lân – bị mất 2 xe máy trong vòng 1 tháng khi đang làm việc. Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thị Thanh trao hỗ trợ cho các công nhân Trực tiếp đến thăm hỏi và trao hỗ trợ 1 túi quà và 2 triệu đồng cho các công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thị Thanh đã gửi những lợi động viên chân thành và các công nhân tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ, nhất là trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Theo thông tin trước đó, vào khoảng 1h30 sáng 3/8, chị Lê Thị Trâm đang gom rác tại ngách 223 - 252 đường Đại Mỗ. Khi xuống dốc, do xe rác nặng, chị không kéo được, nên đi xe máy xuống đoạn đường bằng rồi quay lại kéo xe rác xuống. Khi đang quay xe đi từ hướng ngã ba Biển Sắt đi quận Hà Đông, chị Trâm thấy 2 xe máy với 4 thanh niên (không rõ biển số) đi từ hướng quận Hà Đông phóng vọt qua quát lớn. Chị giật mình, chưa hiểu chuyện gì diễn ra thì đã bị một thanh niên dí một vật như thanh kiếm thẳng vào ngực, đồng thời quát "xuống xe", tay kia giật chìa khóa xe máy của chị và phóng đi mất. Được biết, ca thu gom rác của chị Trâm thường từ 22h đêm đến sáng hàng ngày hôm sau. Gia đình chị cũng thuộc diện khó khăn. Trước đó, cuối tháng 7 vừa qua, chị Lê Thị Lân (sinh năm 1978, ở Phúc Tiến, Biên Giang, quận Hà Đông, Hà Nội), là nhân viên Tổ môi trường Đại Mỗ, Chi nhánh Cầu Diễn bị cướp chiếc xe máy Honda mang BKS 29D1-915.21 tại ngõ 211 xóm Đình, phường Đại Mỗ lúc rạng sáng. Sự thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời của Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã góp phần động viên tinh thần; đồng thời là món quà vật chất thiết thực giúp các công nhân lao động có thêm điều kiện để vượt qua khó khăn. Mai Thảo

Trang