Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Mang đến những chuyển biến cho công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh
Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng kiện toàn bộ máy, đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, mang tới những khởi sắc rõ nét cho công tác dân tộc và ngày càng khẳng định vai trò chủ đạo trong thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Vai trò cơ quan tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế phát huy mạnh mẽ. Ấn tượng nhất là năm 2020, Ban đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trọng tâm: Một là, tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, triển khai thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025.Hai là, tham mưu UBND tỉnh ban hành các Kế hoạch: Kế hoạch Triển khai tiếp nhận, sử dụng kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 3, dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2020 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch Điều tra, khảo sát thực trạng thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tốt nghiệp từ Trung học phổ thông đến sau Đại học chưa có việc làm để định hướng đào tạo nghề, tìm việc làm, khởi nghiệp và xuất khẩu lao động; Kế hoạch Điều tra, khảo sát ứng dụng dịch vụ công của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020; Kế hoạch tuyên truyền tập quán tiêu dùng vùng đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2021 và các công văn chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ. Ba là, thường xuyên nắm bắt và giải quyết có hiệu quả các vấn đề về công nhận dân tộc Pa Cô, tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào DTTS... Bốn là, thực hiện tốt việc thăm, tặng quà và kết nối các mạnh thường quân hỗ trợ hơn 1000 suất quà cho bà con đồng bào DTTS bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt.Năm là, nâng cao chỉ số cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai phần mềm dùng chung, phần mềm chuyên ngành có hiệu quả theo định hướng chính quyền điện tử của tỉnh. Nhìn lại một năm nhiều dấu ấn của công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, đồng chí Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Năm 2020, tổng kinh phí các chương trình, chính sách, dự án đầu tư vào vùng DTTS, miền núi của tỉnh đạt trên 29,7 tỷ đồng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội các địa phương phát triển. Thu nhập bình quân đầu người tăng, đạt trên 29 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo 43 xã đồng bào DTTS theo kết quả điều tra rà soát hộ nghèo năm 2020 thực hiện cho năm 2021 là 16,40%, giảm 4,8% so với năm trước. Các địa phương thực hiện có hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2020”, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS.” Cũng theo đồng chí Hồ Xuân Trăng, năm 2021, Ban đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng,an ninh vùng đồng bào DTTS và miền núi; nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn được đầu tư theo các chương trình, dự án để xây dựng hạ tầng kinh tế- xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi ở vùng khó khăn; gắn phát triển kinh tế với thực hiện các chính sách đặc thù vùng DTTS, tập trung vào các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Với việc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm kể trên, lãnh đạo Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế tin tưởng rằng công tác dân tộc cũng như việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh sẽ đạt được những kết quả tích cực, triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết 120/2020/QH14, sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành điểm sáng trong cả nước về thực hiện công tác dân tộc.Chuyên đề
Thách thức giới hạn của bạn với dòng sản phẩm Redmi Note 10 năng động mới
Với mức giá từ 199 USD, dòng Redmi Note 10 tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn công nghiệp bằng cách cung cấp những chiếc điện thoại thực tuyệt vời nhưng cũng thực dễ dàng tiếp cận. Tập đoàn công nghệ toàn cầu Xiaomi tiếp tục bổ sung những sản phẩm mới vào phân khúc tầm trung bao gồm: Redmi Note 10 Pro, Redmi Note 10S, Redmi Note 10 và Redmi Note 10 5G. Với dải sản phẩm có các chủ đề Nhà Viễn Du 108MP, Nhà Phiêu Lưu 64MP, Nhà Thám Hiểm AMOLED, Nhà Tiên Phong 5G, Xiaomi cam kết tiếp tục mang đến những tiến bộ mới nhất trên điện thoại đến tất cả và tái định nghĩa khái niệm vua tầm trung trong ngành công nghiệp. Redmi Note 10S Redmi Note 10 Pro: Màn hình AMOLED 120Hz và 108MP lần đầu xuất hiện ở dòng Redmi Note Redmi Note 10 Pro là một trong những điện thoại có camera với độ phân giải cao nhất, khiến nó trở thành người dẫn đầu trong phân khúc sản phẩm điện thoại chụp ảnh tầm trung. Cảm biến 108MP của điện thoại với công nghệ binning 9 in 1 kết hợp cùng Dual native ISO giúp tái tạo các chi tiết một cách hoàn hảo nhất, cung cấp dải tương phản động cao hơn và cho phép sử dụng một loạt các tính năng chỉnh sửa ảnh. Nhờ chế độ Ban đêm 2.0 được hỗ trợ bởi thuật toán đa khung hình RAW, người dùng có thể chụp được hình ảnh chất lượng cao ngay cả trong điều kiện thiếu sáng. Redmi Note 10 Pro còn cung cấp cả quay video time-lapse chuyên nghiệp và quay Telemacro time-lapse. Các bổ sung mới khác bao gồm Photo Clones, Video Clones, Dual Video và chế độ phơi sáng dài giúp bạn có thể nhanh chóng chia sẻ những bức ảnh ảnh ưng ý hoặc video thú vị lên mạng xã hội của bạn một cách nhanh chóng. Được tái thiết kế theo ngôn ngữ liền lạc, bao gồm cảm biến vân tay được đặt nghệ thuật ở bên cạnh và màn hình AMOLED DotDisplay 6,67 ”120Hz, thiết bị mang đến cho người dùng một trải nghiệm mượt mà tuyệt hảo. Với ba màu sắc nổi bật - Xám Khoáng Thạch, Xanh Băng Gía và Đồng Ánh Kim - Redmi Note 10 Pro không chỉ mang lại cảm giác sang trọng mà còn thực sự bền bỉ với kính Corning® Gorilla® 5 ở mặt trước giúp hạn chế những vết xước và trầy ngoài ý muốn. Về hiệu năng, Redmi Note 10 Pro thực sự tạo ra bước đột phá với một trong những bộ vi xử lý 4G mạnh mẽ nhất trên thị trường, Qualcomm® Snapdragon ™ 732G. Redmi Note 10 Pro là dòng điện thoại lý tưởng dành cho các game thủ cũng như những streamer, khi máy có hiệu suất cao và tiêu thụ điện năng thấp, kết hợp với hệ thống âm thanh sống động có loa kép, mang đến trải nghiệm xem tuyệt hảo ngay cả khi đang trên đường. Bên cạnh đó, pin 5.020mAh và khả năng sạc nhanh 33W tiên tiến giúp mang lại sự tiện lợi cho những ai có tần suất sử dụng lớn Redmi Note 10S & Redmi Note 10: Không ngừng tái sáng tạo trải nghiệm điện thoại thông minh tầm trung Cả hai đều cung cấp trải nghiệm xem tối ưu, Redmi Note 10S và Redmi Note 10 đều được trang bị màn hình AMOLED Dot Display 6,43 ”. Giống như Redmi Note 10 Pro, cả hai thiết bị đều được chào sân bằng thiết kế mới liền lạc hơn với cảm biến vân tay Arc, sạc nhanh 33W, cảm biến ánh sáng 360 độ và loa kép sống động. Redmi Note 10S và Redmi Note 10 đã sẵn sàng ghi lại mọi khoảnh khắc trong cuộc sống với bộ 4 camera gồm camera góc siêu rộng 8MP để chụp ảnh nhóm, camera macro 2MP để chụp cận cảnh và cảm biến độ sâu 2MP để hỗ trợ chụp chân dung. Camera chính của Redmi Note 10S 64MP đánh dấu một sự cải tiến vượt bậc so với thế hệ trước và thậm chí còn đánh bại một số dòng flagship về điểm ảnh. Được trang bị sức mạnh 48MP, camera chính của Redmi Note 10 không hề kém cạnh khi chụp những bức ảnh ấn tượng. Cả hai thiết bị đều được trang bị tính năng quay time-lapse chuyên nghiệp, điều này đánh dấu sự bổ sung cho các tính năng chuyển động chậm, chế độ ban đêm và time-lapse thông thường trước đây. Kết hợp với MediaTek Helio G95 mạnh mẽ, Redmi Note 10S đẩy nhanh tốc độ xử lý khi chơi game, cải thiện hiệu suất và GPU với tốc độ xung nhịp lên đến 900MHz. Trong khi đó, Redmi Note 10 trang bị bộ vi xử lý nhanh, linh hoạt Qualcomm® Snapdragon™ 678 hoàn toàn mới sẽ dễ dàng cung cấp năng lượng cho mọi nhu cầu sử dụng thường ngày của bạn. Redmi Note 10 5G: Sản phẩm 5G dễ tiếp cận với mọi người 5G hiện đang làm chủ cuộc chơi công nghệ. Do đó, với mẫu điện thoại mới, Xiaomi mang lại một trong những điện thoại thông minh 5G giá cả hợp lý nhất trong doanh nghiệp mà không phải lược bỏ những phần cứng mạnh mẽ khác. MediaTek Dimensity 700 trên dây chuyền sản xuất 7nm, hệ thống hỗ trợ SIM kép 5G và modem tích hợp mang lại hiệu quả sử dụng năng lượng ở cấp độ hàng đầu. Redmi Note 10 5G Với màn hình AdaptiveSync DotDisplay 90Hz 6.5 ” bắt mắt và thu hút, Redmi Note 10 5G có khả năng tự động điều chỉnh tần số quét theo theo nội dung - từ phát trực tuyến video ở 30Hz ** hoặc 60Hz đến lướt xem nội dung mạng xã hội hoặc chơi game ở tần số lên đến 90Hz - đảm bảo trải nghiệm mượt mà và sử dụng pin tối ưu. Redmi Note 10 5G có hệ thống camera chất lượng với camera chính 48MP, camera macro 2MP và cảm biến trường ảnh 2MP cho phép bạn chụp những bức ảnh đẹp một cách dễ dàng. Hơn nữa, pin 5.000mAh với hỗ trợ sạc nhanh 18W khiến nó trở thành chiếc điện thoại lý tưởng cho việc sử dụng hàng ngày. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, với tư cách là đối tác điện thoại chính thức của giải đấu PUBG MOBILE Esports 2021 tại Châu Âu và Đông Nam Á (không bao gồm Indo), dòng Redmi Note 10 mang đến cho mọi người cơ hội thách thức giới hạn của trải nghiệm chơi game. Redmi Note 10 Pro / Redmi Note 10S / Redmi Note 10 / Redmi Note 10 5G được phát hành với 3 phiên bản - 6GB + 64GB, 6GB + 128GB và 8GB + 128GB. Redmi Note 10 ra mắt chính thức toàn cầu với giá 199 USD với phiên bản 4GB + 64GB và 229 USD với phiên bản 4GB + 128GB. PVCó thể nói trong bất cứ thời điểm nào, Liên đoàn Lao động TP Huế cũng vững vàng là điểm tựa, đại diện xứng đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động trên địa bàn. Càng trong thời điểm khó khăn, vai trò này càng được thể hiện rõ nét, như trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và thiên tai bão lũ bủa vây trong năm 2020.
Sát cánh cùng doanh nghiệp, người lao động vượt sóng gió đại dịch, thiên tai.
Nhằm hỗ trợ, chăm lo, động viên, chia sẻ kịp thời cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố đã tổ chức cây ATM gạo và “Phiên chợ 0 đồng”. Đợt 1, LĐLĐ đã kêu gọi hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa hơn 37 tấn gạo, 130 triệu đồng, đồng thời đã chuyển đến tận tay 1.902 đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch, thăm hỏi, động viên lực lượng làm nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch 4,4 tấn gạo. Đợt 2, 10 tấn gạo, hơn 200 triệu đồng từ các cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đoàn viên và người lao động trong và ngoài địa phương, cùng hơn 100 đoàn viên, người lao động tình nguyện góp sức cho “Phiên chợ 0 đồng”.
Từ nguồn hỗ trợ trên, LĐLĐ Thành phố đã chuyển đến tận tay 2.208 lượt đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đại dịch Covid-19; hỗ trợ, 1.260 kg gạo, 4.800 khẩu trang, 43 thùng sữa, 110 thùng mì tôm, 400 kg rau củ quả và thực phẩm khô các loại, 200 tô cháo, 200 chai nước chanh đến khu cách ly Hương Sơ, góp phần với chính quyền chung tay phòng, chống dịch Covid-19.
Cũng từ nguồn xã hội hóa, LĐLĐ thành phố đã thăm, động viên, chia sẻ với hơn 1.500 đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ với tổng số tiền và hàng từ nguồn xã hội hóa hơn 800 triệu đồng; mỗi phần quà từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy vào từng hoàn cảnh của mỗi đoàn viên, người lao động.
Song song đó, LĐLĐ thành phố phối hợp với đối tác thuộc chương trình “Phúc lợi đoàn viên” để hỗ trợ công nhân, lao động được mua các nhu yếu phẩm, tôn với giá ưu đãi; đề xuất Quỹ trợ vốn của LĐLĐ tỉnh giải ngân 3,440 tỷ đồng cho 172 trường hợp đoàn viên, CNVCLĐ vay ưu đãi, giải quyết phần nào khó khăn trong thời điểm dịch bệnh, cũng như thiên tai, bão lũ, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động “tín dụng đen” trong công nhân, lao động…
Nhân Tháng Công nhân và Tháng An toàn vệ sinh lao động, nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về người lao động (NLĐ) đã được triển khai. LĐLĐ Thành phố tổ chức thăm, tặng 20 suất quà cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn; trao quà cho 1 trường hợp bị tai nạn lao động, 2 trường hợp bị bệnh nặng và trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho 2 đoàn viên. Tổ chức ký kết mới với 10 doanh nghiệp về Chương trình phúc lợi đoàn viên năm 2020 với mức giá ưu đãi giảm từ 5 - 20% khi mua sắm, sử dụng dịch vụ tại doanh nghiệp. Ký kết Thỏa ước lao động tập thể 3 nhóm gồm: Trường học khối tư thục, nhóm doanh nghiệp vệ sinh, nhóm xây dựng; ra mắt Câu lạc bộ Chủ tịch công đoàn cơ sở 17 thành viên. Phối hợp với Sở Du lịch trao 750 suất quà cho đoàn viên, CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn của các công đoàn cơ sở (CĐCS), nghiệp đoàn trực thuộc do Báo Sài Gòn Times và các tổ chức đồng hành hỗ trợ; phối hợp với Công ty HBI trao 2.300 khẩu trang kháng khuẩn đến đoàn viên 9 Nghiệp đoàn xích lô - xe thồ, bốc xếp. Chỉ đạo các công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án lao động để ổn định sản xuất, duy trì việc làm cho NLĐ. Phối hợp cùng Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tuyên truyền về chế độ chính sách, công tác tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 100 đoàn viên các Nghiệp đoàn xích lô - xe thồ trực thuộc.
Điểm sáng trong các hoạt động Công đoàn
Ngoài những hành động đẹp ấm áp nghĩa tình hướng tới người lao động, LĐLĐ Thành phố Huế còn là điểm sáng trong hoạt động Công đoàn toàn tỉnh. Các hình thức, nội dung tuyên truyền vận động CNVCLĐ được đa dạng hóa để kịp thời thông tin đến từng đối tượng. Ngay khi dịch Covid-19 bùng phát, LĐLĐ thành phố đã chỉ đạo Ban chấp hành CĐCS thường xuyên nắm tình hình và tuyên truyền đến lực lượng công nhân viên chức đơn vị mình các biện pháp phòng ngừa cho bản thân đặc biệt khi phát hiện bản thân có dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút SARS-CoV-2 gây ra thì báo về đường dây nóng trên địa bàn; quan tâm đặc biệt đến các xưởng có đông công nhân đang trực tiếp sản xuất thông qua việc trang bị đầy đủ khẩu trang, nước diệt khuẩn và đo thân nhiệt thường xuyên cho công nhân. Trang Facebook Công đoàn thành phố đã tích cực phản ánh, thông tin kịp thời hoạt động của công đoàn thành phố cũng như cơ sở trong công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị ảnh hưởng bởi Covid-19, thiên tai, bão, lũ, góp phần truyền tải những thông tin chính thống đến với CNVCLĐ.
Trong năm, LĐLĐ thành phố đã tổ chức thành công Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến trong CNVCLĐ TP Huế giai đoạn 2016 - 2020 và Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước giai đoạn (2010 - 2020) và Chỉ thị 03/CT-TLĐ về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Giỏi việc nước - Đảm việc nhà. Tại đây đã tuyên dương, 34 tập thể và 104 cá nhân tiêu biểu lao động giỏi, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong công tác mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn và tuyên dương nữ đoàn viên có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. 10 tập thể và 21 cá nhân tiêu biểu của thành phố được LĐLĐ tỉnh tuyên dương tại Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến trong CNVCLĐ tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Giới thiệu 11 cán bộ công đoàn ưu tú tham dự Hội nghị điển hình tiên tiến do UBND thành phố tổ chức, 2 cán bộ công đoàn ưu tú tham dự Đại hội thi đua yêu nước tỉnh, 1cán bộ công đoàn ưu tú tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc trong công nhân, viên chức, lao động lần thứ X.
Với những thành tích ấn tượng đạt được trong môt năm gian khó, LĐLĐ TP Huế đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen. Trước đó, LĐLĐ thành phố nhiều năm liền giữ vững danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; được Tổng LĐLĐ Việt Nam, UBND tỉnh tặng nhiều Cờ thi đua và Bằng khen; LĐLĐ tỉnh tặng Cờ thi đua... Những danh hiệu, phần thưởng này là động lực quan trọng để trong thời gian tới, LĐLĐ TP Huế sẽ tiếp tục đồng hành, sát cánh cùng đoàn viên, công nhân,viên chức, lao động vượt khó vươn lên, yên tâm làm việc, cống hiến cho đơn vị, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất Cố đô.
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên - đơn vị tiêu biểu của lực lượng hải quan Kiên Giang
Xuyên suốt chặng đường phát triển, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hà Tiên luôn làm tròn nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Hải quan Kiên Giang. Hiện nay, Chi cục đảm nhận trọng trách thực hiện quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan tại địa bàn cửa khẩu quốc tế Hà Tiên; kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu... Bám sát chức năng nhiệm vụ được giao, cùng tình hình thực tiễn địa phương, tập thể cán bộ, công chức toàn Chi cục đã vượt khó vươn lên, ra sức thi đua hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí Nguyễn Việt Khởi - Phó Chi cục trưởng cho biết “Nhờ tập trung chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc quản lý thu; nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nguồn thu, công tác quản lý trong từng khâu nghiệp vụ, để đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời nhằm chống thất thu, tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, đẩy mạnh công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại; quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện ở từng khâu công việc; tăng cường và nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức hải quan trong thực thi công vụ, giải quyết thủ tục thông quan hàng hoá nhanh chóng, nên công tác thu ngân sách đã đạt được hiệu quả cao. Nổi bật năm 2020 Chi cục đã triển khai thực hiện các khâu nghiệp vụ về công tác kiểm tra giám sát hàng hóa qua lại biên giới; tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trong điều kiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Kết quả, từ ngày 1/1/2020 đến 12/11/2020, có 130 doanh nghiệp tham gia làm thủ tục hải quan; thực hiện 6.510 tờ khai hải quan; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 67 triệu USD, tăng 39,36% so với cùng kỳ năm 2019; kim ngạch nhập khẩu đạt trên 27 triệu USD, tăng 482,28% với cùng kỳ năm trước; thu nộp ngân sách trên 46 tỷ đồng”. Trên “mặt trận” chống buôn lậu, Chi cục luôn chủ động chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại địa bàn cửa khẩu; thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường nắm bắt tình hình, thu thập thông tin, tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa trên địa bàn quản lý. Trong năm, Chi cục chú trọng tăng cường kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua biên giới, đặc biệt là khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị định số 20/NQ-CP ngày 28/2/2020. Nhờ đó, đơn vị đã phát hiện 10 vụ buôn lậu, xử phạt hành chính 113 triệu đồng. Công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan được đẩy mạnh. Năm 2020, Chi cục tiếp tục triển khai thực hiện tốt Hệ thống thông quan tự động (Vnaccs/Vcis); nâng cấp các hệ thống, phần mềm quản lý nghiệp vụ Hải quan theo đúng chương trình, kế hoạch của Cục Hải quan Kiên Giang đề ra. Từ đó, đảm bảo việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ cán bộ, công chức đúng tiến độ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm túc việc niêm yết các thủ tục hành chính về hải quan thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền của Chi cục; triển khai hệ thống Dịch vụ công trực tuyến HQ36a, hệ thống thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu, hệ thống eDocustoms... Có thể nói, vượt lên trên khó khăn, thách thức, bằng tinh thần, trách nhiệm, đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan Chi cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bước sang năm 2021, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên vẫn sẽ tiếp tục vừa tăng cường công tác chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, bền bỉ trên mặt trận chống buôn lậu, lập những thành tích mới, xứng đáng là tập thể tiêu biểu, góp phần làm rạng danh lực lượng ải quan Kiên Giang.Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2021
Thực hiện Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ; Quyết định số 376 QĐ/KDCN-SĐH ngày 10 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Về việc Ban hành Quy định về đào tạo trình độ tiến sĩ tại Trường. Căn cứ kế hoạch xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2021; Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2021, ngành Quản trị Kinh doanh – Mã số: 9.34.01.01. Toàn cảnh cơ sở 1 tại Vĩnh Tuy, Hà Nội 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: Đào tạo những nhà khoa học: Có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện kiến thức mới - Khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới về Khoa học - Công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. Người theo học cấp này gọi là Nghiên cứu sinh (NCS). 2. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH : Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 là: 20 NCS, được phân bổ cho ngành Quản trị Kinh doanh. 3. HÌNH THỨC TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3.1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển. 3.2. Thời gian đào tạo: - Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ: 3 năm tập trung liên tục đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ; 4 năm đối với nghiên cứu sinh có bằng đại học. - Trường hợp NCS không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được Hiệu trưởng Nhà trường chấp nhận thì thời gian đào tạo là 4 năm; Đồng thời NCS phải có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại trường để thực hiện đề tài nghiên cứu. 4. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN: Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có đủ các điều kiện sau: 4.1. Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ. 4.2. Là tác giả 1 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 3 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển. 4.3. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau: a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác; b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 2 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển; 4.4. Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, và có trình độ tiếng Anh tối thiểu từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. 4.5. Có một bài luận về dự định nghiên cứu: Bài luận trình bày rõ đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu; mục tiêu và mong muốn đạt được; lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết, cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn. 4.6. Thư giới thiệu: có ít nhất 1 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư, hay học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học (nếu có học vị tiến sĩ thì phải cùng chuyên ngành) và 1 thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của người dự tuyển. Những người giới thiệu này phải có ít nhất 6 tháng công tác, hoặc cùng hoạt động chuyên môn với người dự tuyển. Thư giới thiệu phải có những nhận xét,về: a. Phẩm chất đạo đức - Nhất là đạo đức nghề nghiệp. b. Năng lực hoạt động chuyên môn. c. Phương pháp làm việc. d. Khả năng nghiên cứu. đ. Khả năng làm việc theo nhóm. e. Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển. g. Triển vọng phát triển về chuyên môn. h. Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu người dự tuyển làm nghiên cứu sinh. 4.7. Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường Đại học, Học viện nơi người dự tuyển vừa tốt nghiệp thạc sĩ giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm thì địa phương nơi cư trú xác nhận thân nhân tốt và hiện không vi phạm pháp luật. 4.8. Cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo qui định của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (đóng học phí và hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo, nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ). 5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN : 5.1. Nội dung xét tuyển gồm có tổng điểm các phần: - Hồ sơ dự tuyển. Trong đó: + Kết quả học tập. + Số lượng bài báo đăng trên các Tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện. + Trình độ Tiếng Anh. - Trình bày bài luận. - Bảo vệ đề cương đề tài nghiên cứu. - Trả lời phỏng vấn. 5.2. Phương thức xét tuyển: a) Các thí sinh đăng ký dự tuyển được xét trúng tuyển trên cơ sở: - Đáp ứng đầy đủ các điều kiện xét tuyển. - Chỉ tiêu được tuyển của ngành. - Tổng điểm các phần: (Hồ sơ dự tuyển; Trình bày bài luận; Bảo vệ đề cương đề tài nghiên cứu; Trả lời phỏng vấn) đều phải đạt từ trung bình trở lên và lấy điểm từ cao xuống thấp. b) Nếu các thí sinh có cùng những tiêu chí trên thì xét đến số lượng đề tài khoa học và số lượng bài báo; Nếu số lượng bài báo giống nhau thì xét đến trình độ tiếng Anh (Bằng đại học; Chứng chỉ; Điểm bình quân kết quả học tập; Hoặc điểm thi trên chứng chỉ được cấp). 6. HỒ SƠ TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ : 6.1. Hồ sơ tuyển sinh: Người dự tuyển đăng ký xét tuyển phải nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được bán tại Viện đào tạo Sau đại học của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) 6.2. Thời gian nhận hồ sơ: Đợt 1: Từ 10/4/2021 đến 15/6/2021 Đợt 2: Từ 15/8/2021 đến 30/10/2021 7. KẾ HOẠCH XÉT TUYỂN VÀ NHẬP HỌC: Thời gian chấm điểm hồ sơ, chấm thí sinh trình bày bài luận; bảo vệ Đề cương đề tài nghiên cứu; trả lời phỏng vấn trước Tiểu ban Chuyên môn - Hội đồng tuyển sinh Sau đại học của Trường: - Đợt 1: Dự kiến xét tuyển ngày 30 tháng 6 năm 2021 Công bố kết quả xét tuyển: Tháng 7 năm 2021 Thời gian nhập học: Tháng 8 năm 2021 - Đợt 2: Dự kiến xét tuyển ngày 11 tháng 11 năm 2021 Công bố kết quả xét tuyển: Tháng 11 năm 2021 Thời gian nhập học: Tháng 12 năm 2021 Mọi thủ tục chi tiết xin liên hệ với Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐT: 0948.648.687Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai lụt, bão, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân cũng như những thành quả phát triển kinh tế - xã hội đạt được, đồng thời là những tuyến đường giao thông quan trọng kết nối giao thương giữa các vùng miền. Tuy nhiên, do nhiều năm trở lại đây, trên hệ thống sông Hồng chưa có lũ lớn nên đã xuất hiện tư tưởng chủ quan cả từ người dân đến cán bộ lãnh đạo các cấp trong công tác quản lý đê điều. Ở một số địa phương, đặc biệt là những đoạn đê đi qua các khu đô thị, khu dân cư tập trung, những khu vực ven đê, bãi sông có dân cư sinh sống, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều vẫn diễn ra liên tục, nhiều vụ vi phạm chưa được quan tâm xử lý dứt điểm, hiện tượng tái vi phạm còn phổ biến.
Trong bối cảnh thiên tai ngày càng cực đoan, khó lường, cùng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với công tác quản lý, bảo vệ đê điều. Vì vậy, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã phối hợp cùng các địa phương nghiên cứu nhiều mô hình mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ đê điều. Một trong số đó là phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu”.
Lễ phát động phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu” năm 2016 tại tỉnh Hưng Yên
Phong trào được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phát động năm 2016 nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thu hút mọi tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ đê điều, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều, đảm bảo an toàn, phát huy hiệu quả của hệ thống đê điều phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu xây dựng nhiều “Hạt quản lý đê điển hình” và nhiều “Tuyến đê kiểu mẫu”.
Điếm canh đê kiểu mẫu thuộc tuyến đê hữu Hồng huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Phong trào thi đua đã được tất cả các tỉnh, thành phố có đê tổ chức thực hiện và ký kết giao ước thi đua tại Lễ phát động do Bộ NN&PTNT tổ chức tại tỉnh Hưng Yên vào tháng 3/2016. Qua 5 năm triển khai thực hiện (từ năm 2016 - 2020), phong trào đã đạt được những kết quả tích cực, đã xây dựng 34 hạt quản lý đê, 81 tuyến đê theo tiêu chí “Hạt quản lý đê điển hình”, “Tuyến đê kiểu mẫu”, có tính lan tỏa cao, làm cơ sở triển khai nhân rộng.
Hạt quản lý đê Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Những “Hạt quản lý điển hình” là những điểm sáng về công tác quản lý, là mô hình thực tế nhất để các địa phương có thể chia sẻ, học hỏi, rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai nhân rộng. Các tiêu chí đã đạt được là: Công tác quản lý được thực hiện nền nếp, bài bản; tất cả các vi phạm được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản, hồ sơ vi phạm đúng quy định; thực hiện tốt việc tuần tra canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ, xử lý kịp thời, hiệu quả các sự cố đê; trụ sở hạt được cải tạo, chỉnh trang gọn gàng, ngăn nắp; trang thiết bị, tài liệu đáp ứng yêu cầu quản lý…
Những tuyến đê kiểu mẫu được xây dựng không chỉ đảm bảo an toàn chống lũ mà còn là những công trình văn hóa xanh, sạch, đẹp, góp phần xây dựng nông thôn mới và tạo thêm sự gần gũi, gắn bó của người dân đối với con đê quê hương ở mỗi địa phương.
Tuyến đê tả Hồng tỉnh Hưng Yên
Để đạt được hiệu quả cao, nhiều địa phương đã vận dụng nhiều cách làm hay, sáng tạo, huy động được nguồn lực, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân tham gia công tác bảo vệ, tu bổ đê điều trong điều kiện nguồn kinh phí thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, có thể kể đến như tại thành phố Hà Nội và tỉnh Nam Định, hai trong số các địa phương có quy mô hệ thống đê điều lớn nhất cả nước.
Theo đó, tuyến đê hữu Hồng đoạn qua địa bàn xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trước kia không có đường hành lang chân đê, cây cỏ dại mọc um tùm trên mái đê, tình trạng vi phạm hành lang đê diễn ra phổ biến gây ảnh hưởng đến an toàn đê và mất mỹ quan làng, xóm. Đến nay, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, người dân đã tự giác tháo dỡ các công trình, vật dụng vi phạm hành lang bảo vệ đê, nhiều hộ còn hiến đất, đóng góp kinh phí để bê tông hóa đường hành lang chân đê, tổ chức trồng, chăm sóc hoa, cỏ mái đê.
Tuyến đê hữu Hồng huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Với thành phố Hà Nội, tuyến đê hữu Hồng đoạn qua phường Trần Phú, quận Hoàng Mai trước kia tình trạng người dân sống ở ven đê đặt chậu cây cảnh, trồng rau màu, đổ rác thải trên mái đê diễn ra phổ biến, gây mất an toàn đê, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị... nay đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới. Ý thức của nhân dân cũng từ đó được nâng cao, các hành vi vi phạm đã không còn tái diễn, đặc biệt các hộ dân ven đê đã tự nguyện tham gia chăm sóc, bảo vệ hoa, cỏ mái đê, duy trì cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Người dân chăm sóc cỏ mái đê hữu Hồng quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua của các địa phương và qua công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra, đến nay Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã báo cáo Bộ NN&PTNT quyết định khen thưởng đối với 17 tập thể và 25 cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua để kịp thời động viên, khích lệ và biểu dương.
Trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều
Để kế thừa và tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được ở giai đoạn 2016 - 2020, trong giai đoạn 2021 - 2025, phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu” sẽ tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ đê điều, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều, đồng thời nhân rộng các điển hình tiên tiến, xây dựng thêm nhiều “Hạt quản lý đê điển hình”, “Tuyến đê kiểu mẫu” để tăng cường khả năng chống lũ của hệ thống đê, kết hợp cải tạo cảnh quan môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh - Tuổi 45 và khát vọng vươn tầm quốc tế
Gần 45 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH) đã khẳng định được vị thế quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ tuổi 45, UEH đang sẵn sàng chinh phục những đỉnh cao mới, với khát vọng vươn tầm quốc tế. GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh - Nhiệm kỳ 2020 - 2025 Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (thành lập năm 1976), Trường Đại học Tài chính Kế toán TP Hồ Chí Minh (thành lập năm 1976) và Khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, theo quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 09/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 10/10/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 118/2000/QĐ-TTg về việc thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, theo quyết định này Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tách ra thành Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành, với nhiều bậc, hệ đào tạo đa dạng. Trường có đội ngũ giáo sư, giảng viên được đào tạo từ các trường danh tiếng, có trình độ cao, có uy tín khoa học và chuyên môn. Đây là một trong những điều kiện chính để trường từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao vị thế và uy tín của mình trong xã hội. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh là trường có số lượng người học thuộc các bậc, hệ đào tạo, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ được coi là lớn nhất nước. Hiện nay, trường đào tạo bậc đại học theo hai loại hình chính quy và vừa làm vừa học, đào tạo sau đại học theo loại hình không tập trung; lưu lượng sinh viên, học viên của trường hàng năm khoảng trên 35.000. Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh là một trong 14 trường đại học trọng điểm của quốc gia và là trường công lập đầu tiên được Thủ tướng cho phép tự chủ đại học toàn diện (năm 2014). Từ khi thành lập (năm 1976) đến nay, trường đã đào tạo hàng chục ngàn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có trình độ đại học và sau đại học cho cả nước; đảm bảo chất lượng, uy tín và được xã hội thừa nhận. Từ những thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, giảng viên và nhân viên Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã được Chủ tịch nước trao tặng 2 Huân chương Lao động hạng Ba (1986), 2 Huân chương Lao động hạng Nhì (1991), 2 Huân chương Lao động hạng Nhất (1996), Huân chương Độc lập hạng Ba (2001), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2010) và danh hiệu Anh hùng Lao động (2006). Ngoài ra, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh còn được các tổ chức có uy tín trong nước và trên thế giới đánh giá cao thông qua các bảng xếp hạng như: Top 1 trường đại học Việt Nam khối ngành kinh tế, kinh doanh công bố quốc tế nhiều nhất (Theo Bộ GD&ĐT); Top 601+ trường đại học tốt nhất châu Á (Theo BXH QS châu Á); Top 1.000 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới (Theo BXH Eduniversal); Top 100 trường đào tạo Thạc sĩ tốt nhất thế giới (Theo BXH Eduniversal); Top 25 trường đại học hàng đầu trên thế giới về Chuyển giao tri thức “Đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời” (Theo BXH U-Multirank); Top 1 trường đại học khối ngành kinh tế, kinh doanh tốt nhất tại Việt Nam về năng lực số hóa và lan tỏa tài nguyên học thuật (Theo BXH Webometrics). GS.TS. Sử Đình Thành - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025 Trong những năm gần đây, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh ngày càng bứt tốc vươn lên trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa giáo dục. Các chương trình đào tạo và nội dung các môn học của UEH không ngừng được hoàn thiện, cập nhật theo hướng hiện đại, khoa học, giảng dạy bằng tiếng Việt và tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu của người học ở các ngành, bậc học. Trường có 7 chương trình đạt chuẩn AUN-QA và 4 chương trình đạt chuẩn FIBAA (châu Âu), với trên 20 đối tác thân thiết trong hoạt động hợp tác đào tạo và hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế. Cháy bỏng khát vọng vươn lên, góp phần rạng danh giáo dục đại học Việt Nam trên trường quốc tế, thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hôm nay đang từng ngày miệt mài phấn đấu, quyết tâm sớm đưa UEH có tên trong top 500 đại học tốt nhất châu Á theo bảng xếp hạng QS trước năm 2025.Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- …
- sau ›
- cuối cùng »