Hà Nội: phổ cập bơi miễn phí và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em
TĐKT – Sáng 6/7, tại bể bơi Bốn mùa, Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội, Hội đồng Đội TP Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai giảng Lớp học bơi miễn phí và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em năm 2017. Dưới sự chỉ đạo của Thành đoàn, Hội đồng Đội TP Hà Nội, từ hè năm 2012 đến nay, Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần Thể thao và Giải trí Bằng Linh thường xuyên tổ chức các lớp bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Sau hơn 4 năm, đã tổ chức cho hơn 1.100 em biết bơi. Năm 2017, ban tổ chức lựa chọn và khai giảng lớp bơi miễn phí, tập huấn phòng, chống tai nạn thương tích cho 230 em học sinh, độ tuổi từ 7 – 17 tuổi, tập trung chủ yếu tại các phường thuộc quận Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm. Năm nay, ban tổ chức chú trọng đào tạo thêm cho học sinh những kỹ năng cơ bản nhất về phòng, chống đuối nước, giúp các em có được những kiến thức cơ bản nhất để có thể tự phòng vệ cho mình trong trường hợp bị đuối nước. Những năm qua, dự án phổ cập bơi cho trẻ em TP Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực. Dự án đã phối hợp với gần 100 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thuộc các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên để tuyên truyền về công tác phòng, chống đuối nước đến hơn 100 ngàn lượt học sinh và phụ huynh học sinh, tạo bước chuyển biến về nhận thức rõ rệt trong công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Ngoài việc mở các lớp bơi miễn phí, dự án đã phối hợp với các trường tiểu học Trưng Vương, tiểu học Trần Nhật Duật, tiểu học Chương Dương… mở nhiều đợt dạy bơi miễn phí cho khoảng 400 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức giải thi bơi cấp trường cho học sinh, góp phần phát triển phong trào thể dục, thể thao trên địa bàn, tăng cường sức khỏe, cải thiện chiều cao cho trẻ em; phối hợp dạy bơi cho khoảng hơn 10.000 học sinh với mức giá ưu đãi, được đông đảo phụ huynh và học sinh đánh giá cao. Minh PhươngChính trị - Xã hội
Hội Cựu chiến binh Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương tổ chức Đại hội lần thứ I nhiệm kỳ 2017-2022
TĐKT- Chiều ngày 6/7, tại Hà Nội, Hội Cựu chiến binh (CCB) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Đại hội lần thứ I nhiệm kỳ 2017-2022. Đến dự, có Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Bộ Nội vụ Đặng Thanh Tùng; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà. Chủ tịch Hội CCB Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Nguyễn Văn Vượng trình bày Dự thảo Báo cáo công tác Hội nhiệm kỳ 2014 - 2017, phương hướng nhiệm kỳ 2017 - 2022: dưới sự lãnh đạo, tạo điều kiện của Đảng uỷ, lãnh đạo Ban và Ban Chấp hành Hội CCB Bộ Nội vụ, Ban Chấp hành và toàn thể Hội viên Hội CCB Ban đã khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các mặt công tác. Kết quả, Ban Chấp hành Hội CCB luôn quan tâm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, động viên hội viên nâng cao bản lĩnh chính trị, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống theo truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, cũng như bản lĩnh, phẩm chất của đảng viên, hội viên góp phần hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao... nên các hội viên luôn giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, “CCB gương mẫu”, sự trong sáng về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ và lãnh đạo Ban, nhiệm kỳ qua, công tác tuyên truyền luôn được Ban Chấp hành Hội quan tâm: 100% hội viên được tham gia học tập, nghiên cứu, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, Nghị quyết đại hội Đảng, Đại hội Hội CCB các cấp; Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Toàn cảnh Đại hội Nhiệm kỳ qua, Hội CCB đã phối hợp cùng tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên tham gia cùng với chính quyền đảm bảo chế độ chính sách đối với Hội viên CCB. Đến nay, 100% các đồng chí hội viên đều được nâng bậc lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn và % phụ cấp thâm niên vượt khung. Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà phát biểu chỉ đạo Đại hội Mặc dù các thành viên trong Hội đều kiêm nhiệm nhưng BCH Hội luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất trong hành động, giữ gìn phẩm chất đạo đức. BCH Hội đã tiến hành triển khai đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng ủy khối, Đảng ủy Bộ Nội vụ, Đảng ủy Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, góp phần quan trọng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ban. Tham gia cùng lãnh đạo Ban thực hiện tốt các Chỉ thị của Đảng ủy các cấp về công tác đánh giá cán bộ, quy hoạch, bổ nhiệm, nâng lương, bình xét thi đua, khen thưởng... 100% các đồng chí trong BCH, các đồng chí hội viên thực hiện nghiêm túc Điều lệ của Hội, vận động hội viên nêu cao tinh thần tiền phong gương mẫu, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật; tham gia tích cực vào phong trào thi đua của Bộ, của Ban. Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chúc mừng BCH Hội CCB khóa mới Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà đã biểu dương kết quả mà Hội CCB đã đạt được. Trưởng ban đề nghị Hội CCB tuyên truyền, vận động hội viên chấp hành tốt chủ trương, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các nghị quyết của Ban chấp hành Hội CCB cấp trên và hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Đặc biệt, cần thực hiện có hiệu quả các phong trào do hội CCB Việt Nam, hội CCB Bộ Nội vụ phát động; góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trưởng ban nhấn mạnh, 11 đồng chí đoàn kết, động viên CCB rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan và ở địa phương nơi cư trú. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Vượng và Nguyễn Anh Đức vào Ban Chấp hành Hội CCB Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2017 - 2022. Hồng ThiếtTĐKT - Sáng 3/7, Hà Nội chính thức khai mạc Kỳ họp thứ tư, HĐND thành phố khóa XV, với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng. Tới dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Kỳ họp diễn ra trong 3 ngày từ 3/7 - 5/7, với những nội dung chủ yếu: đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm 2017 của thành phố. Bên cạnh đó, HĐND thành phố xem xét, thảo luận và thông qua 12 báo cáo và 1 nghị quyết thường kỳ, 3 báo cáo và 12 nghị quyết chuyên đề và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố. Ngoài ra, HĐND thành phố tiếp tục thực hiện quyền giám sát trực tiếp thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn của đại biểu HĐND đối với UBND thành phố và các cơ quan liên quan. HĐND thành phố sẽ tái chất vấn việc thực hiện các kết luận của Chủ tọa tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 3 HĐND; tiếp tục chất vấn đối với UBND thành phố và các cơ quan liên quan, tập trung vào các vấn đề nhân dân quan tâm, bức xúc, nổi cộm đang được đông đảo cử tri, nhân dân Thủ đô và dư luận quan tâm, đã giám sát nhiều lần nhưng chưa có chuyển biến tích cực.
Kỳ họp diễn ra trong 3 ngày từ 3/7 - 5/7
Các báo cáo và nghị quyết được xem xét tại kỳ họp lần này đều là những nội dung lớn và khó, liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và đời sống dân sinh: Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021, tầm nhìn đến 2030; quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2017 - 2018; việc điều chỉnh danh mục biệt thự ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 và Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND thành phố; định mức, chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; một số nội dung chi, mức chi phục vụ hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội... Cũng tại kỳ họp, Thường trực HĐND thành phố sẽ trình HĐND thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố; Nghị quyết về chương trình giám sát của HĐND thành phố năm 2018 theo quy định của Luật.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại Lễ khai mạc
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị các vị đại biểu HĐND thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri, tập trung trí tuệ, nghiên cứu, thảo luận dân chủ, tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của người dân, góp phần vào thành công của kỳ họp, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân Thủ đô.
Mai Thảo
Tọa đàm khoa học “Nguyễn Chí Thanh trong lịch sử cách mạng dân tộc”
TĐKT - Sáng 2/7, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) chủ trì, phối hợp với Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: "Nguyễn Chí Thanh trong lịch sử cách mạng dân tộc” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày mất của Đại tướng (6/7/1967 – 6/7/2017). Dự tọa đàm có: Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; Thiếu tướng Lê Hiền Vân, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các nhà khoa học trong và ngoài quân đội; đại diện gia đình Đại tướng và đồng đội cùng chiến đấu, công tác với Đại tướng lúc sinh thời và hơn 100 sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đến từ Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Học viện Khoa học Quân sự. Đại tá, PGS. TS Dương Hồng Anh, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam phát biểu đề dẫn Tọa đàm Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, Đại tá, PGS. TS Dương Hồng Anh, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam khẳng định: ngày 6/7/1967, đất nước Việt Nam “Đau xót như lòng mẹ/ Mất một người con Nguyễn Chí Thanh”. Đại tướng ra đi giữa lúc cách mạng miền Nam đang ở giai đoạn quyết liệt, đầy khó khăn, thử thách, đó không chỉ là mất mát lớn của gia đình mà của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. 50 đã trôi qua, nhưng hình ảnh một nhà lãnh đạo xuất sắc, một con người với lối sống và nhân cách thực sự “sáng trong như ngọc” vẫn vẹn nguyên trong các thế hệ người Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là chủ đề nghiên cứu chưa bao giờ vơi cạn cho các nhà khoa học trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, văn hóa, tư tưởng, kinh tế… Ở mỗi khía cạnh trong cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chúng ta lại tìm thấy những nét mới, độc đáo, giá trị, có ý nghĩa thời sự, khoa học và thực tiễn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế đầy biến động, bất trắc và khó lường như hiện nay. 53 tham luận của các tướng lĩnh, sỹ quan, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội, những người có dịp tiếp xúc, làm việc với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh gửi về hội thảo đã đề cập toàn diện, từ truyền thống gia đình, quê hương, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng đến những cống hiến xuất sắc trên nhiều lĩnh vực của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Trong đó, tập trung luận giải, phân tích làm làm sáng tỏ những đóng góp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với tư cách là nhà lý luận xuất sắc, nhà chỉ đạo thực tiễn tài năng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; phong cách của Đại tướng - tấm gương mẫu mực về phong cách, đạo đức cách mạng; những giá trị tinh thần từ cuộc đời của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, tên thật là Nguyễn Vịnh (Nguyễn Chí Thanh là do Bác Hồ đặt cho nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Vịnh khi lần đầu được gặp Bác tại chiến khu Việt Bắc vào tháng 8/1945), sinh ngày 1/1/1914 trong một gia đình nông dân ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế), là người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng, vị tướng tài ba, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Từ một người nông dân yêu nước trở thành một vị Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng là cả quá trình phấn đấu bền bỉ không ngừng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Những năm tháng hoạt động trên quê hương Thừa Thiên - Huế, lãnh đạo phong trào cách mạng Trung kỳ; chịu đựng sự đày ải trong lao tù của đế quốc đã chứng tỏ phẩm chất cách mạng, năng lực lãnh đạo, rèn luyện đồng chí trở thành người tiên phong trên các mặt trận của cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng chí đã lãnh đạo quân, dân Bình Trị Thiên khôi phục lại thế trận chiến tranh nhân dân, mở ra cục diện mới cho cuộc kháng chiến của quân dân Nam Khu 4. Giữa năm 1950, trước yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh, đáp ứng được đòi hỏi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng chí được phân công vào công tác trong quân đội, đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Tổng Quân ủy, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ Chính trị. Trên cương vị mới, đồng chí đã cùng Tổng Quân ủy trực tiếp lãnh đạo quân đội thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến của Đảng; góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ của các LLVT nhân dân. Đặc biệt, đồng chí đã có công rất lớn trong xây dựng hệ thống cơ quan chính trị, đưa công tác chính trị trở thành “linh hồn”, “mạch sống” của quân đội ta và xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội ngày càng trưởng thành, vững vàng vượt qua mọi thử thách cam go, quyết liệt làm nòng cốt cho cuộc kháng chiến trường kỳ. Với những cống hiến to lớn cho cách mạng và quân đội, năm 1959, đồng chí được Nhà nước phong quân hàm Đại tướng, là vị Đại tướng thứ hai của Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1960, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được điều sang phụ trách Ban Nông nghiệp Trung ương của Đảng. Trên cương vị mới, đồng chí đã “bám đội, lội đồng”, góp phần lãnh đạo đưa nông nghiệp, nông thôn miền Bắc phát triển, đóng góp quan trọng vào thành công của sự nghiệp xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chi viện cho cuộc đấu tranh ở miền Nam, góp phần vào thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đồng chí được nhân dân suy tôn với tên gọi trìu mến “Đại tướng của nông dân”. Năm 1964, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta bước vào thời kỳ quyết liệt, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh cử vào miền Nam làm Bí thư Trung ương Cục kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam. Với tầm nhìn chiến lược, khả năng nắm bắt, tổng kết thực tiễn xuất sắc, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã cùng với Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền đề xuất nhiều chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn, làm cơ sở để Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương hạ quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ. Tư tưởng “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh ” của đồng chí đã trở thành phương châm chỉ đạo tác chiến độc đáo, cổ vũ hàng triệu quần chúng vừa tham gia chiến đấu, vừa sáng tạo ra muôn hình muôn vẻ cách đánh độc đáo, đặc sắc khác để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược… Nguyệt HàTĐKT - Tối 30/6, nhân dịp kỷ niệm Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và Bộ Y tế đã phối hợp tổ chức Chương trình “BHYT toàn dân - Chung tay vì sức khỏe cộng đồng". Đến dự Chương trình có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương...
Thay mặt Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương những nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Y tế và ngành BHXH cũng như sự đồng tình hưởng ứng, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, tạo nên những kết quả quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHYT. Theo đó, tỷ lệ người tham gia BHYT đã tăng nhanh từ 5,6% dân số năm 1993 lên 63,7% vào năm 2011 và đến nay là trên 82%; phạm vi, quyền lợi BHYT ngày càng mở rộng, gắn với nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; hệ thống thông tin giám định đã liên thông với trên 12.000 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trong toàn quốc...
Bên cạnh những kết quả đạt được, cần thẳng thắn nhìn nhận việc thực hiện chính sách BHYT vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức. Nhận thức về vai trò của BHYT tại nhiều nơi còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều cấp ủy, chính quyền còn thiếu quyết liệt; việc tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng, hiệu quả; việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHYT của một số doanh nghiệp chưa nghiêm, dẫn đến tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHYT xảy ra nhiều, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động; tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT chưa được khắc phục kịp thời và chưa được xử lý nghiêm, gây bức xúc dư luận.
Vì vậy, để phát triển chính sách BHYT bền vững, hiệu quả, mang lại lợi ích cho người dân và xã hội, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các giải pháp tăng độ bao phủ BHYT, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 có trên 90% dân số tham gia BHYT. Để đạt mục tiêu này, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần quán triệt sâu sắc về vai trò quan trọng của BHYT, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân"
Cũng tại Chương trình, Thủ tướng đã kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội nhiệt tình, tích cực tham gia hỗ trợ mua và tặng thẻ BHYT cho những người còn khó khăn, giúp họ có được chỗ dựa khi ốm đau bệnh tật, với tinh thần tương thân, tương ái, chung tay vì sức khỏe cộng đồng. “Giúp người dân tham gia BHYT là giải pháp quan trọng để góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, phồn vinh và hạnh phúc” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Chia sẻ những giải pháp của BHXH Việt Nam về thực hiện BHYT toàn dân, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết, theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có trên 90% dân số tham gia BHYT. Để đạt mục tiêu này, BHXH Việt Nam luôn chú trọng phát triển đối tượng tham gia BHYT; đồng thời với việc mở rộng mạng lưới đại lý thu. Hiện nay, cơ quan BHXH đã ký với gần 9.900 tổ chức, gồm 33.000 nhân viên tại 28.000 điểm thu trải khắp cả nước để người dân dễ dàng tiếp cận. Bên cạnh đó, ngành BHXH cũng chủ động đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền để cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mọi người dân hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách này cũng như về quyền lợi của mỗi người khi tham gia BHYT.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, với mục tiêu BHYT toàn dân, bên cạnh sự nỗ lực của ngành Y tế và ngành BHXH, còn cần tới sự phối hợp, chung tay của cả hệ thống chính trị, của các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức để giúp đỡ các gia đình còn khó khăn tham gia BHYT. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng kêu gọi người dân tham gia BHYT vì quyền lợi của chính mình và người thân.
La Giang
Việt Nam đứng thứ 15 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu
TĐKT - Ngày 30/6, tại Hà Nội, Chương trình Chống Lao quốc gia (CLCLQG) tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình Chống lao 6 tháng đầu năm 2017. Hiện nay, Việt nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 15 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới (báo cáo WHO 2016). Phát hiện và phòng chống lao ở trẻ em Kết quả 6 tháng đầu năm 2017, CTCLQG vẫn duy trì mục tiêu triển khai công tác chống lao tại 100% số quận, huyện và 100% số xã, phường. Tỷ lệ dân số được chương trình chống lao tiếp cận đạt 100%. Mạng lưới chống lao tiếp tục được mở rộng và củng cố. Hiện nay 45 trên 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã thành lập Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi. CTCL đã tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển mạng lưới phối hợp với các đối tác: Bộ Công an; Cục Phòng, chống HIV/AIDS; WHO; KNCV; CDC: URC; CHAI, các bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh và nhiều đối tác khác. Đặc biệt trong giai đoạn 2015 - 2017, CTCL có thêm các đối tác mới chính thức trở thành những đơn vị viện trợ phụ (SRs) cùng tham gia vào dự án Quỹ toàn cầu và công tác chống lao như FIND, Hội chống lao Hoàng gia Hà lan (KNCV), Trung tâm nghiên cứu và phát triển sức khỏe cộng đồng (RCSCH), Bộ Công an. Trong quý 1 năm 2017, số liệu phát hiện của CTCLQG có xu hướng tăng nhẹ về số bệnh nhân lao các thể (402 bệnh nhân). Số bệnh nhân lao mới có bằng chứng vi khuẩn học tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2016 (218 bệnh nhân). Số bệnh nhân không có bằng chứng vi khuẩn học và lao ngoài phổi cũng tăng tương đối so với năm 2016, lần lượt là 339 và 553 trường hợp, cho thấy những thành công bước đầu của việc tăng cường phát hiện chủ động. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB dương tính mới được duy trì ở mức cao (89,8%) đạt mục tiêu đề ra là >85%. Tỷ lệ âm hóa đờm sau 2 – 3 tháng điều trị của bệnh nhân mới cũng được duy trì ở mức cao và ổn định là 89,7%. Số tỉnh triển khai lao kháng đa thuốc là 63/63 tỉnh, thành phố. Tính đến 31/5/2017, cả nước thu dung điều trị 1.093 bệnh nhân lao kháng thuốc, tuy nhiên mới chỉ đạt 36% chỉ tiêu thu dung Quỹ Toàn cầu cả năm 2017 (3.000 bệnh nhân). Bên cạnh việc duy trì triển khai, đảm bảo chất lượng các hoạt động xét nghiệm, phát hiện, quản lý điều trị…thường quy, CTCL sẽ đẩy mạnh triển khai sàng lọc, phát hiện chủ động bệnh nhân lao tại các khu vực khó tiếp cận, có tình hình dịch tễ lao cao, trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (người già, bệnh nhân tâm thần, phạm nhân, người nhiễm HIV…) Đặc biệt, thời gian tới CTCLQG sẽ đẩy mạnh hoạt động phát hiện, tăng tối đa tỷ lệ thu nhận điều trị bệnh nhân lao đa kháng thuốc trên toàn quốc nhằm đạt chỉ tiêu đặt ra với Bộ Y tế và nhà tài trợ tới cuối năm 2017. Chú trọng chất lượng quản lý điều trị, tăng tỷ lệ điều trị thành công, giảm bỏ trị trong quản lý lao kháng thuốc. Tăng cường sàng lọc, phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh lao ở trẻ em. Hồng ThiếtTĐKT - Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Lao và Bệnh Phổi Việt Nam và Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức “Hội nghị khoa học Bệnh phổi toàn quốc lần thứ 7”.
Bệnh nhân lao được các bác sĩ tận tình chăm sóc
Hội nghị có sự tham dự của gần 800 đại biểu trong nước và quốc tế. Nối tiếp thành công của Hội nghị lần thứ 6 tổ chức tại TP Đà Nẵng, đồng thời hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bệnh viện Phổi trung ương, Hội nghị năm 2017 có chủ đề là “ Quản lý tốt bệnh phổi để chấm dứt bệnh lao”. Đó là sự tiếp nối nhằm mục đích tăng cường sự tiếp cận của người dân với các kỹ thuật hiện đại ngay ở các bệnh viện trong nước và tại cộng đồng.
Hội nghị đã tiếp nhận trên 200 công trình nghiên cứu và các bài báo cáo tổng quan theo các chủ đề: ung thư phổi, viêm phổi, hen, COPD, hồi sức cấp cứu chuyên ngành, phẫu thuật phổi, lao đa kháng và siêu kháng thuốc. Hội nghị này sẽ có 4 điểm mới: thực hành lồng ghép quản lý lao và bệnh phổi dành cho các thầy thuốc thực hành; các bằng chứng khoa học hướng đến kết thúc bệnh lao ở Việt Nam; điều dưỡng chuyên ngành dành cho điều dưỡng viên.
Hội nghị khoa học Bệnh phổi toàn quốc lần thứ 7 sẽ kết thúc vào ngày 1/7/2017.
Hồng Thiết
TĐKT - Sáng 30/6, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp Bộ Khoa học Công nghệ, Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tổ chức Hội thảo Cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển gạch không nung. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh dự và phát biểu khai mạc.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh nhấn mạnh: việc xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý phát triển vật liệu xây dựng, lập quy hoạch, chương trình phát triển vật liệu xây dựng luôn được Chính phủ, Bộ Xây dựng và các tỉnh, thành phố đặc biệt quan tâm do việc sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sống.
Sự phát triển của kinh tế - xã hội, tăng trưởng của thị trường bất động sản dẫn đến nhu cầu vật liệu xây ở nước ta tăng nhanh. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây Việt Nam đến năm 2020 thì nhu cầu sử dụng vật liệu xây là 30 - 33 tỷ viên quy tiêu chuẩn, sẽ tiêu tốn khoảng 50 triệu m3 đất sét, tương đương 2.200 - 2.500 ha đất nông nghiệp; ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia; đồng thời tiêu tốn khoảng 5 triệu tấn than, thải ra khoảng 15 triệu tấn khí CO2, tác động xấu đến môi trường sống. Do vậy, việc phát triển một loại vật liệu xây mới thay thế gạch đất sét nung bằng vật liệu xây không nung được đặt ra cấp thiết đối với ngành Xây dựng.
Hội thảo Cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển gạch không nung
Thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Xây dựng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010. Thời gian qua, các bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều chính sách, kế hoạch triển khai, hỗ trợ phát triển sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế việc sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia sản xuất vật liệu xây không nung. Đến nay, sau 6 năm thực hiện Chương trình, tổng công suất thiết kế của 3 loại sản phẩm chính (gạch Block xi măng cốt liệu, bê tông khí chưng áp, gạch bê tông bọt) đến năm 2015 đạt khoảng 7 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm, sản xuất đạt 5,8 tỷ viên, chiếm khoảng 25% so với tổng sản lượng vật liệu xây năm 2015, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục và cần sự vào cuộc của tất cả các bộ, ban, ngành và các địa phương, đặc biệt là các chủ đầu tư, người sử dụng vật liệu xây không nung. Hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm thiết kế, thi công, nghiệm thu các công trình sử dụng vật liệu xây không nung cần được tiếp tục hoàn thiện...
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, tham luận về một số nội dung: tiếp tục thực hiện Dự án "Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam" một cách hiệu quả nhất; tăng cường tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Quyết định 567/QĐ-TTg, Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 09/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng về vật liệu xây không nung; tiếp tục thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó có việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tuân thủ kỹ thuật xây dựng, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ việc sử dụng vật liệu xây dựng không nung theo quy định; đóng góp các ý kiến thiết thực hoàn thiện cơ chế, chính sách để tăng cường phát triển việc sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung...
Phương Thanh
Ngày 3/7: Khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XV
TĐKT – Sáng 30/6, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu về kỳ họp thứ 4, HĐND thành phố khóa XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì cuộc họp báo. Theo đó, HĐND TP Hà Nội khóa XV sẽ tổ chức kỳ họp thứ 4 từ ngày 3/7 - 5/7 tới. Kỳ họp được tổ chức để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017 của thành phố; thảo luận và quyết nghị một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố: Nghị quyết về danh mục các dự án khởi công mới thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 của thành phố; Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2017; Nghị quyết về mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2017 - 2018… Một điểm mới của kỳ họp được nhấn mạnh: đây là lần đầu tiên HĐND TP ban hành nghị quyết về kết quả giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn. Việc này nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận, tăng cường huy động nguồn lực từ đất đai để phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, HĐND thành phố cũng sẽ xem xét Nghị quyết thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030”. Thời gian qua, việc Hà Nội dự kiến sẽ hạn chế, tiến tới cấm xe máy trong nội thành đến năm 2030 đang được dư luận rất quan tâm. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì họp báo Cùng đó, HĐND TP Hà Nội cũng sẽ tiếp tục thực hiện quyền giám sát trực tiếp thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn của đại biểu HĐND đối với UBND thành phố và các cơ quan liên quan, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, bức xúc nổi cộm đang được đông đảo cử tri, nhân dân Thủ đô và dư luận quan tâm. Phiên chất vấn diễn ra trong 1 ngày. Một điểm được lưu ý trong phiên chất vấn lần này là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên UBND thành phố dự và trực tiếp trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu theo sự phân công của Chủ tịch UBND thành phố và của chủ tọa kỳ họp. Cuối phiên chất vấn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung sẽ báo cáo trước HĐND thành phố, giải trình làm rõ thêm một số nội dung chất vấn. Theo Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Nguyễn Hoài Nam, tại phiên chất vấn này, HĐND thành phố sẽ dành khoảng 1/2 thời gian để tái chất vấn những vấn đề UBND đã hứa nhưng chưa giải quyết hoặc giải quyết chưa thấu đáo. Sau các câu hỏi chất vấn và phần trả lời chất vấn, các đại biểu HĐND thành phố có thể tranh luận trực tiếp, tăng tính tranh luận tại nghị trường. Hiện tổng hợp từ các vấn đề đại biểu quan tâm gửi về Thường trực, HĐND thành phố đã tổng hợp 40 câu hỏi chất vấn. Trong đó, tập trung nhiều ở các lĩnh vực như kinh tế, quản lý trật tự xây dựng, đô thị, môi trường… Những nội dung không chất vấn trực tiếp tại hội trường, HĐND thành phố yêu cầu UBND thành phố trả lời đại biểu bằng văn bản. Mai Thảo6 tháng đầu năm, Tổng cục Hải quan hoàn thành nhiệm vụ được giao
TĐKT - Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 6/2017, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) của toàn ngành Hải quan ước đạt được 141.000 tỷ đồng, đạt 49,47% kế hoạch dự toán 285.000 tỷ đồng do Quốc hội giao, tăng 9,41% so với cùng kỳ năm 2016. Chỉ tính riêng trong tháng 6/2017, ước thu NSNN của toàn ngành Hải quan ước đạt 23.000 tỷ đồng. Cụ thể, kim ngạch của một số mặt hàng nhập khẩu có số thu lớn có xu hướng giảm với tháng trước: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu (giảm 5,3%); máy móc, thiết bị, phụ tùng nhập khẩu (giảm 1,7%); vải các loại (giảm 3,5%); sắt thép các loại (giảm 4,5%); nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy (giảm 5,4%); hóa chất (giảm 4,5%)... Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng nhập khẩu tăng nhẹ so với tháng trước: xăng dầu các loại nhập khẩu (tăng 24,7 % về lượng và 19% về trị giá); điện thoại và các loại linh kiện nhập khẩu (tăng nhẹ 0,1%); kim loại thường khác (tăng 6,8%). Kim ngạch của một số mặt hàng xuất khẩu có số thu lớn cũng giảm với tháng trước: điện thoại và các loại linh kiện (giảm 8,1%); máy móc, thiết bị, phụ tùng (giảm 8,2%); hàng thủy sản (giảm 1,3%)... Phân tích tình hình xuất nhập khẩu cho thấy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu trong tháng 6/2017 ước đạt 35,8 tỷ USD, giảm 1,6% so với tháng trước. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 16,7 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 18 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ. Với kết quả trên, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 198,25 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 97,78 tỷ USD, tăng 18,9% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 100,47 tỷ USD, tăng 24,1%. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 6/2017 ước tính thâm hụt 200 triệu USD. Qua đó, nâng mức nhập siêu của Việt Nam trong 2 quý đầu năm 2017 lên gần 2,7 tỷ USD, bằng 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, thành tích nổi bật trong công tác tháng 6 của ngành Hải quan là kết quả chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tính từ 16/5/2017 đến 15/6/2017, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng số 1.378 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính khoảng 79,4 tỷ đồng, thu vào NSNN đạt 29,9 tỷ đồng, cơ quan Hải quan khởi tố 4 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 7 vụ. Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 283
- 284
- 285
- 286
- 287
- …
- sau ›
- cuối cùng »