Chính trị - Xã hội

Chung kết Cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2018”

TĐKT - Ngày 30/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Chung kết “Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi năm 2018”. Đến dự và chỉ đạo cuộc thi có: Bộ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến. Trải qua 3 vòng thi Chung khảo khu vực: Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, cuộc thi đã lựa chọn được các đội thi y tế cơ sở giỏi xuất sắc thuộc 6 tỉnh, thành phố: Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cần Thơ và Bạc Liêu tham dự vòng chung kết. Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Viết Tiến phát biểu khai mạc Phát biểu tại cuộc thi, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, cuộc thi năm nay là một trong các hoạt động, nhiệm vụ của ngành Y tế nhằm triển khai tốt Nghị quyết số 20 và 21 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, kêu gọi các cấp, các ngành và mọi người dân tích cực ủng hộ, tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, đề án của ngành Y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng. Có thể nói, cuộc thi đã tôn vinh vẻ đẹp tri thức, trí tuệ, tài năng, y đức, phong cách phục vụ của cán bộ y tế. Từ đó, giúp tăng cường nhận thức, hiểu biết của cán bộ y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân tạo sân chơi giao lưu học hỏi, bổ ích cho đội ngũ nhân viên y tế cơ sở, đẩy mạnh phong trào học tập, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình, độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng thực hành, khả năng giao tiếp, chăm sóc người bệnh của cán bộ y tế cơ sở. Các đội thi tham gia Chung kết “Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi năm 2018” đã trải qua ba phần thi: Màn chào hỏi, Kiến thức và Tài năng. Với hình thức thể hiện sinh động, độc đáo như slogan, tranh, ảnh..., các phần thi đã truyền tải các thông điệp chăm sóc sức khỏe nhân dân rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Bên cạnh đó, các đội đã lựa chọn trang phục truyền thống tiêu biểu cho vùng miền, dân tộc và trang phục ngành y. Đặc biệt, những nét văn hóa của từng vùng miền thông qua những câu dân ca quan họ, hát xoan, ví dặm, đờn ca tài tử, cải lương... đầy da diết, sâu lắng được các đội thi thể hiện xuất sắc, lồng ghép tài tình trong các màn chào hỏi và phần thi tài năng. Các đội thi đã thể hiện xuất sắc phần thi kiến thức gồm những câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận về các quy định chức năng, nhiệm vụ của tuyến y tế cơ sở… Ban Giám khảo đánh giá cao các đội thi đã mang đến cuộc thi những màn chào hỏi, những tiểu phẩm đặc sắc, nội dung có ý nghĩa nhân văn sâu sắc được sân khấu hóa tài tình, sáng tạo để chuyển tải các thông điệp về vai trò của đội ngũ y tế cơ sở trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Hồng Thiết

Tổ chức tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong tổ chức triển khai Ngày Pháp luật

TĐKT – Chiều 29/10, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo về công tác tư pháp quý III và tháng 10/2018. Người phát ngôn – Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển chủ trì họp báo. Bộ Tư pháp họp báo quý III/2018 Theo thông tin tại họp báo, năm 2018 là năm đánh dấu 5 năm triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật trên toàn quốc (2013 - 2018). Để tổng kết, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm sau 5 năm triển khai Ngày Pháp luật; biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong tổ chức triển khai Ngày Pháp luật và đợt thi đua hưởng ứng Ngày Pháp luật, Bộ Tư pháp dự kiến phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức “Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Buổi lễ dự kiến được truyền hình, tường thuật trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. Nhân dịp này, Bộ Tư pháp mong muốn các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục thông tin, tuyên truyền về Ngày Pháp luật trên các phương tiện, nhất là trong thời gian cao điểm từ ngày 5/11 đến ngày 11/11/2018. Trong đó, tập trung tổ chức thông tin, truyền thông, phổ biến về mục đích, ý nghĩa, chủ đề của việc hưởng ứng Ngày Pháp luật; các tấm gương điển hình người tốt, việc tốt; các mô hình tiêu biểu, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật 2018 của các bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương và địa phương thông qua tin bài, chuyên trang, chuyên mục được đăng tải, phát sóng hàng ngày; tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách mới, các vấn đề dư luận quan tâm. Thời gian qua, Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát Nghị quyết số 01/NQ - CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018, tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thuộc chức năng, nhiệm vụ. Kết quả, trong quý III/2018, Bộ đã thẩm định 65 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), 9 đề nghị xây dựng VBQPPL. Trong quá trình thẩm định các VBQPPL, đặc biệt là các dự án luật được trình Quốc hội khóa XIV xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6: Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Bộ cũng đã kiểm tra 1.074 văn bản của các bộ, ngành, địa phương, bước đầu phát hiện 23 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền. Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thường xuyên đôn đốc việc ban hành văn bản quy định chi tiết. Tính đến nay, đã ban hành được 114 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh. Riêng Bộ Tư pháp, đến nay, không nợ văn bản quy định chi tiết. Về công tác lý lịch tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã cấp 1.593 phiếu với 100% các trường hợp cấp phiếu đúng hoặc sớm hơn thời hạn theo quy định. Tiếp tục phối hợp với Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an tra cứu, xác minh thông tin án tích cho 23.038 hồ sơ, qua đó, góp phần rút ngắn hơn thời gian giải quyết TTHC tại các Sở Tư pháp. Bộ Tư pháp cũng tiếp nhận mới và xử lý đối với 6 trường hợp của cơ quan, tổ chức có yêu cầu hướng dẫn giải quyết bồi thường và đã ban hành 8 văn bản hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với các trường hợp này. Thực hiện việc cung cấp thông tin, hỗ trợ việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường cho 10 trường hợp. Bộ Tư pháp tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, đã trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định để cắt giảm điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp. Hướng dẫn nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các văn bản trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Trong đó có vấn đề luật sư nhận ủy quyền của đương sự, thẩm quyền của tổ chức hành nghề luật sư trong việc xác nhận giấy tờ, tập sự hành nghề luật sư, hiệu lực của Chứng chỉ hành nghề luật sư đã được cấp trước đây, vướng mắc trong thu thù lao dịch vụ đấu giá tài sản... Phương Thanh

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

TĐKT - Sáng 29/10, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về: Những thay đổi của hoạt động biên tập, xuất bản kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động biên tập, xuất bản ở nước ta hiện nay và những vấn đề đang đặt ra. Đồng thời, nêu lên thực trạng của đội ngũ cán bộ biên tập, xuất bản ở nước ta hiện nay cũng như nêu ra những yêu cầu về trình độ, kỹ năng đối với người làm công tác biên tập, xuất bản trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; chia sẻ những kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác biên tập, xuất bản của một số quốc gia trên thế giới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ biên tập, xuất bản ở Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác biên tập, xuất bản trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0… Phát biểu đề dẫn Hội thảo, ông Phạm Chí Thành, Quyền Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho biết: Hiện nay, thế giới đã và đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng hạ tầng kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ đã làm thay đổi nhận thức, tư duy truyền thống của con người trong mọi lĩnh vực xã hội. Xuất bản, một "binh chủng" trên mặt trận tư tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, cũng bị tác động không nhỏ bởi sự phát triển của công nghệ số, internet kết nối vạn vật và tự động hoá... Ông Phạm Chí Thành, Quyền Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và ông Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ trì Hội thảo Hoạt động xuất bản truyền thống phải trải qua các khâu cơ bản: Tổ chức bản thảo, biên tập bản thảo, trình bày, mình hoạ sách, in ấn và phát hành, từ đó tạo nên quy trình sản xuất - kinh doanh, phát hành xuất bản phẩm. Đây là một quy trình khép kín từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng xuất bản phẩm. Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự kết hợp các công nghệ và thông tin số hoá, internet kết nối vạn vật trí thì mình nhân tạo, công nghệ robot in 3D... đã và đang tạo ra sự thay đổi đột biến trong toàn bộ công tác xuất bản, trong đó có bước nhảy vọt về tốc độ sản xuất, chia sẻ và lan tỏa xuất bản phẩm. Xuất bản không “lụi tàn” mà trái lại sẽ ngày càng phát triển trong nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, công nghệ in trên giấy truyền thống đang chia sẻ và trong vòng nửa thế kỷ tới, dần bị chiếm lĩnh bởi công nghệ xuất bản điện tử với sự xuất hiện sách điện tử và các thiết bị đọc sách điện tử. Ngành xuất bản từ môi trường thực tế bị giới hạn về không gian và thời gian dần chuyển sang môi trường internet, di động, môi trường công nghệ số được phát huy “toàn lực”, không bị phụ thuộc vào các yếu tố, điều kiện sản xuất và phát hành truyền thống, để ấn phẩm đến được tay độc giả nhanh nhất, nhiều nhất, tiện ích nhất. Các giao dịch mua bán chuyển nhượng sách và bản quyền trên toàn cầu ít bị giới hạn bởi các yếu tố khách quan, chủ quan... Những thay đổi này đem lại nhiều cơ hội và tiền đề thuận lợi cho sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hoá - xuất bản. Song, nó cũng tạo áp lực lớn buộc các chủ thể của ngành phải thay đổi về tư duy, cách thức làm việc trong các hoạt động xuất bản, in và phát hành của mình. Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra thách thức và yêu cầu mới đối với công tác xuất bản. Những nhà xuất bản truyền thống nếu không thích nghi, bắt kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, không kịp thời ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ cùng những lợi thế của xu hướng xuất bản số, xuất bản điện tử vào quy trình xuất bản, không có điều kiện về nguồn vốn để thay thế máy móc, trang thiết bị hiện đại, sẽ trở nên yếu thế trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của thị trường. Các nhà xuất bản sẽ phải thay đổi hệ thống tổ chức, quản lý và cơ chế, cách thức hoạt động của mình để phát triển, tương thích với các hoạt động xuất bản dựa trên các nền tảng tích hợp, giao thoa công nghệ hiện đại và môi trường số. Yêu cầu cơ bản đặt ra đối với đội ngũ cán bộ làm công tác xuất bản, đặc biệt là các biên tập viên phải có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, có khả năng chọn lọc, tổng hợp, phân tích và xử lý trước những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng trong điều kiện bùng nổ thông tin nhanh, đa chiều cả ở trong nước và quốc tế từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.  Ngoài kiến thức chuyên môn sâu, đòi hỏi đội ngũ cán bộ xuất bản phải có tính năng động, sáng tạo, có năng lực ngoại ngữ và tin học và thậm chí cả những kiến thức khoa học - công nghệ cần thiết để có thể tiếp cận và ứng dụng những công nghệ mới trong hoạt động quản lý và chuyên môn, tương ứng với phương thức xuất bản mới, sử dụng kênh truyền thông đa phương tiện, công nghệ quản lý, quản trị nhà xuất bản, quản trị mạng lưới bán hàng... Đòi hỏi đặt ra đối với mỗi cơ sở đào tạo là nghiên cứu, xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo gắn lý luận với thực tiễn; phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa; tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị làm công tác xuất bản nhằm đảm bảo về chất lượng, số lượng để đáp ứng yêu cầu của ngành xuất bản nói chung, xuất bản điện tử nói riêng. Yêu cầu đặt ra cấp bách với công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động xuất bản của các cơ quan chức năng và của bản thân các nhà xuất bản cũng phải nhanh chóng đổi mới theo kịp những đòi hỏi mới trong thực tiễn hoạt động xuất bản; cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tính đặc thù của hoạt động xuất bản theo hướng gắn kết chặt chẽ hai yếu tố tư tưởng - văn hoá và kinh tế - công nghệ, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động xuất bản trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Mai Thảo

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và việc làm năm 2018 với chủ đề “Nhân lực thời cách mạng 4.0”

TĐKT - Sáng 26/10, tại Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) phối hợp tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và việc làm năm 2018 với chủ đề “Nhân lực thời cách mạng 4.0”. Đây là lần thứ 23 Báo Lao động Thủ đô tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và việc làm và là lần thứ  2 báo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sự kiện này. Bà Lê Thị Bích Ngọc, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết, Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và việc làm năm 2018 có nhiều nét đổi mới, sáng tạo trong nội dung, phương pháp tổ chức. Đặc biệt chủ đề “Nhân lực thời cách mạng 4.0” là chủ đề thiết thực nhằm góp phần giúp học sinh, sinh viên, lao động trẻ nắm bắt được xu hướng, cách tiếp cận công việc, cách rèn luyện, nâng cao kỹ năng để có thể hòa nhập, đáp ứng được nhu cầu việc làm trong thời đại 4.0. Đây cũng là một hoạt động thiết thực chào mừng thành công Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII (nhiệm kỳ 2018 - 2023), chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày Chính phủ ban hành Nghị định về Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhiều sinh viên tham gia đăng ký thông tin với nhà tuyển dụng tại Ngày hội Ngày hội năm nay thu hút sự tham gia của 32 đơn vị doanh nghiệp đăng ký 43 gian tuyển dụng với gần 936 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động. Trong đó, chỉ tiêu tuyển dụng là 736 vị trí, chỉ tiêu tuyển sinh 80 vị trí và chỉ tiêu xuất khẩu lao động là 120 vị trí. Các vị trí tuyển dụng thuộc  phong phú các ngành nghề, trình độ, từ lao động phổ thông như nhân viên bảo vệ, vận chuyển, giao nhận, tạp vụ, bán hàng; công nhân có tay nghề như thợ tiện, thợ hàn, thợ lắp ráp, vận hành trò chơi đến các công việc dành cho người có trình độ, đã qua đào tạo như kỹ sư thiết kế, quản lý kinh doanh, nhân viên IT, nhân viên kinh doanh dự án, kế toán, nhân viên thu ngân, nhân viên văn phòng, chăm sóc khách hàng, tư vấn bất động sản, kỹ sư xây dựng, trưởng nhóm kinh doanh, chuyên viên pháp chế, kiến trúc sư, biên tập viên, quay phim, đối ngoại quốc tế, phiên dịch, giáo viên tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Anh … Trong số 32 doanh nghiệp tham gia lần này, có những doanh nghiệp đã đồng hành với Ngày hội hướng nghiệp và việc làm Báo Lao động Thủ đô  từ nhiều năm qua; có những doanh nghiệp tham gia ngày hội với với số lượng tuyển dụng hàng trăm chỉ tiêu. Đối với các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và Việc làm năm 2018 sẽ mang tới cơ hội giúp các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng được người lao động phù hợp, đáp ứng được nhu cầu công việc. Đặc biệt, tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp và việc làm lần này, sinh viên, người lao động trẻ được nghe lãnh đạo của các tập đoàn, tổng công ty uy tín tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu công việc trong thời 4.0, định hướng nghề nghiệp tương lai, tư vấn những xu hướng phát triển ngành nghề trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; nghe giới thiệu chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhu cầu lao động ở Hà Nội và các tỉnh lân cận trong thời kỳ hội nhập; giới thiệu thông tin về doanh nghiệp và hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như nhu cầu tuyển dụng hiện tại và tương lai. Tại Ngày hội, Ban Tổ chức tặng 25 suất học bổng với tổng trị giá 50 triệu đồng (mỗi suất trị giá 2 triệu đồng) cho 25 sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên có điểm thi đầu vào năm học 2018 - 2019 xuất sắc. Công ty ADT Quốc tế - Mạng tuyển dụng Jobnow thông qua Báo Lao động Thủ đô tặng các suất học bổng về kế toán, chính sách thuế và giám đốc kinh doanh trị giá 400 triệu đồng. Ban Tổ chức tặng 25 suất học bổng cho  sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên có điểm thi đầu vào năm học 2018 - 2019 xuất sắc. Phát biểu tại Ngày hội, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Trần Thanh Hải cho rằng, giải quyết việc làm cho người lao động luôn luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nhiều cơ hội và thách thức đặt ra cho hoạt động công đoàn và người lao động, vấn đề trang bị kỹ năng, nâng cao nhận thức cho người lao động để giữ được việc làm và đáp ứng được yêu cầu của việc làm trong thời kỳ mới càng trở thành một yêu cầu cấp thiết. Đánh giá cao ý nghĩa thiết thực của Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và việc làm “Nhân lực thời công nghệ 4.0” lần này, Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải chúc cho các sinh viên, người lao động trẻ sẽ tìm được việc làm như ý cũng như thu hoạch được những thông tin bổ ích về thị trường lao động hiện tại và tương lai, thu hoạch được những kiến thức quý về kỹ năng tìm việc, kỹ năng làm việc đáp ứng được yêu cầu công việc thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, tạo hành trang vững vàng khi tốt nghiệp, ra trường tìm việc. Phó Chủ tịch thường trực Trần Thanh Hải cũng kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ tìm được những nhân sự phù hợp với đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, Phó Chủ tịch thường trực Trần Thanh Hải mong muốn Báo Lao động Thủ đô phát huy sự năng động, sáng tạo, tiếp tục phối hợp với các cấp công đoàn và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thành công nhiều hoạt động việc làm nữa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Mai Thảo

Ngày hội Tình nguyện Quốc gia năm 2018: Tôn vinh các tổ chức và tình nguyện viên tiêu biểu

TĐKT - Chiều 25/10, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm Tình nguyện quốc gia, Hãng hàng không Vietjet tổ chức họp báo thông tin về chuỗi sự kiện: Ngày hội Tình nguyện Quốc gia năm 2018, Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2018 và Liên hoan các câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm tình nguyện toàn quốc lần thứ nhất. Theo đó, chuỗi sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 1 - 4/12. Hơn 5.000 tình nguyện viên trong nước và quốc tế sẽ góp mặt tại Ngày hội Tình nguyện Quốc gia năm 2018, được tổ chức vào ngày 2/12 tới đây tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (TP Hà Nội); 200 CLB, đội, nhóm tình nguyện tham gia "Liên hoan các CLB, đội, nhóm tình nguyện toàn quốc" lần thứ nhất. Đồng thời, Ban tổ chức xét chọn, tôn vinh và trao Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2018 cho 10 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tình nguyện trong năm 2018. Các gương mặt thanh niên tình nguyện tiêu biểu chia sẻ, trao đổi thông tin tại buổi họp báo Chị Đỗ Kim Hoa, Giám đốc Trung tâm Tình nguyện quốc gia cho biết: "Lần đầu tiên, tại nước ta có một sự kiện cấp toàn quốc nhằm ghi nhận, khuyến khích sự phát triển của các tổ chức tình nguyện, đó là "Liên hoan các CLB, đội, nhóm tình nguyện toàn quốc" lần thứ nhất". Cụ thể, Liên hoan có sự tham gia của 200 CLB, đội, nhóm tình nguyện, đại diện cho hàng nghìn tổ chức tình nguyện trên cả nước, đã và đang hằng ngày, hằng giờ cống hiến, mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng. Tại Liên hoan, sẽ diễn ra hoạt động tôn vinh 200 thủ lĩnh CLB, đội, nhóm tình nguyện có thành tích xuất sắc nhất; diễn đàn "Tình nguyện vì cộng đồng" với nhiều chủ đề: Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng, Tình nguyện an sinh xã hội, Kết nối nguồn lực tình nguyện... Đây là năm thứ 8, Trung ương Đoàn và Trung tâm Tình nguyện quốc gia đồng tổ chức chuỗi sự kiện ý nghĩa này. Cũng tại Ngày hội, trong vai trò đơn vị đồng hành với Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2018, Vietjet sẽ trao phần thưởng "Chắp cánh ước mơ" tặng học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Hà Giang; động viên, trao quà tặng các gương người tốt - việc tốt... Chủ tịch Hội LHTN Vietjet Dương Hoài Nam chia sẻ: “Đồng hành cùng chuỗi sự kiện Ngày quốc tế tình nguyện, Vietjet mong muốn lan tỏa những giá trị nhân văn, tinh thần sẻ chia trong cộng đồng và thúc đẩy các tổ chức, cá nhân đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội, kiến tạo nên cộng đồng văn minh và ngày càng tốt đẹp hơn, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thục Anh

Thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu

TĐKT –  Chiều 25/10, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo “Hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu, góp ý dự thảo hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt và dự thảo hướng dẫn kỹ thuật về thu hồi, xử lý thiết bị điện, điện tử, phương tiện giao thông thải bỏ”. Hội thảo nhằm phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; đồng thời lấy ý kiến góp ý cho các dự thảo: Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt và Hướng dẫn kỹ thuật về thu hồi, xử lý thiết bị điện, điện tử, phương tiện giao thông thải bỏ”. Hội thảo nhằm phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ; đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức nhấn mạnh: Nhập khẩu phế liệu đang là vấn đề nóng, lượng hàng tồn tại các cảng biển vẫn lớn, các cơ quan chức năng đang tích cực phối hợp giải quyết. Ngày 14/9/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với 6 nhóm phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: Sắt, thép; nhựa; giấy; thủy tinh; kim loại màu; xỉ hạt lò cao (xỉ hạt nhỏ, xỉ cát từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép), trong đó có nội dung quy định về hoạt động kiểm tra nhà nước về phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất nhằm kiểm soát chặt chẽ về bảo vệ môi trường, minh bạch hóa quá trình cải cách thủ tục hành chính về nhập khẩu phế liệu, để tạo môi trường thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm của chủ hàng. So với quy chuẩn cũ, quy chuẩn mới bổ sung thêm các quy định chặt chẽ hơn đối với 3 nội dung về phế liệu kim loại màu, phế liệu thủy tinh nhập khẩu và xỉ hạt lò cao. Về kỹ thuật, điểm mới của quy chuẩn là thêm nội dung về phế liệu sắt, thép, nhựa phế liệu nhiễm các loại phóng xạ, tạp chất nguy hại và mức độ vượt cho phép không quá 2% so với tổng lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu. Các lô hàng nhập về từ 20 container trở lên sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên 10%. Ngoài ra, quy định về quản lý giấy giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu có nhiều thay đổi so với trước. Giấy được nộp bổ sung sau khi Tổ chức giám định được chỉ định cung cấp kết quả giám định về chất lượng của lô hàng phế liệu nhập khẩu. Phương Thanh

Khởi động Dự án “Lập kế hoạch phát triển giao thông bằng xe đạp tại TP Hội An”

TĐKT - Ngày 24/10, UBND TP Hội An, HealthBridge Việt Nam và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ/TUMI tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Lập Kế hoạch phát triển giao thông bằng xe đạp và chương trình xe đạp chia sẻ miễn phí chi phí thấp tại TP Hội An”. Dự án “Lập kế hoạch và phát triển giao thông bằng xe đạp tại TP Hội An” là sáng kiến đã được chính phủ CHLB Đức chọn trao giải “Giao thông đô thị toàn cầu”, diễn ra từ 22 - 25/5/2018 tại Leipzig. Dự án cũng chính thức được chính phủ Đức tài trợ với tổng số tiền 178.000 EUR (khoảng 4,1 tỷ). Trong khuôn khổ Hội thảo, GIZ đã chính thức trao giải thưởng cho UBND TP Hội An và HealthBridge. Mục đích chính của Hội thảo là giới thiệu về Dự án; thảo luận, chia sẻ các chính sách và sáng kiến phát triển giao thông phi cơ giới tại Hội An; các kinh nghiệm quốc tế và các ví dụ về các chương trình phát triển xe đạp trên thế giới; cũng như những cơ hội và thách thức của chương trình phát triển xe đạp tại Hội An. Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An phát biểu khai mạc Hội thảo Sau Hội thảo, ngày 25 - 26/10, đoàn công tác cùng các chuyên gia về giao thông, các ngành chuyên môn của TP Hội An sẽ tiến hành khảo sát thực tế và làm việc với Tổ công tác Giao thông phi cơ giới của TP Hội An để xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc triển khai dự án trong thời gian sắp tới. Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An bày tỏ mong muốn Dự án này sẽ góp phần tích cực trong việc xây dựng môi trường hỗ trợ xe đạp và từ đó giúp chuyển đổi phương thức đi lại trong thành phố từ phương tiện cơ giới sang phương tiện phi cơ giới. Kế hoạch tổng thể phát triển xe đạp sẽ cung cấp một hành lang pháp lý và định hướng chính sách nhằm giúp thành phố tập trung nguồn lực để xây dựng một môi trường vật lý an toàn khuyến khích đạp xe tại Hội An, "Thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch". Yêu cầu phát triển bền vững là xu thế phát triển tất yếu của các đô thị trên thế giới, trong đó có Việt Nam nói chung và TP Hội An nói riêng. Cùng với sự phát triển, xã hội ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giao thông công cộng, trong đó việc sử dụng phương tiện giao thông phi cơ giới có ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống và sự kết nói xã hội bền chặt trong nhịp sống đô thị.  Trong nhiều năm qua, Hội An đã có những cam kết mạnh mẽ để xây dựng một thành phố sinh thái nhằm bảo tồn các giá trị lịch sử của thành phố cũng như nâng cao chất lượng sống cho người dân. Đề án xây dựng Hội An - "Thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch" được phê duyệt vào năm 2009 là một chương trình tổng thể bao quát rất nhiều vấn đề với mục đích phát triển Hội An thành một thành phố thân thiện môi trường “thành phố sinh thái”, phát triển du lịch sinh thái. Trong đó, thành phố đặt mục tiêu rằng phần lớn dân số sẽ sống và làm việc trong khoảng cách đi bộ và đạp xe nhằm giảm nhu cầu đi lại bằng các phương tiện giao thông cơ giới, từ đó khuyến khích mọi người đi bộ và xe đạp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng như là các phương thức đi lại chính trong thành phố. Mặc dù vậy, hiện nay số lượng xe máy vẫn được sử dụng khá nhiều, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số phương tiện giao thông đang hoạt động tại Hội An. Việc thiếu những chính sách cụ thể và hạ tầng cho xe đạp đã khiến người Hội An đang theo xu hướng sử dụng xe máy cho các chuyến đi hàng ngày, kể cả các chuyến đi có khoảng cách ngắn. Phương Thanh

Ngành Bảo hiểm xã hội tiếp tục nỗ lực triển khai 5 nhiệm vụ quan trọng

TĐKT - Theo báo cáo mới nhất của Bảo hiểm xã hội (BHXH), cho đến nay, ngành đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra cho năm 2020 về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Đã giảm mạnh thời gian nộp BHXH của các doanh nghiệp từ 335 giờ/ năm trước đây xuống còn 45 giờ, giảm từ 115 bộ thủ tục hành chính (TTHC) xuống còn 28 bộ. BHXH Việt Nam đã đưa vào vận hành và sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong phạm vi toàn ngành. Từ ngày 1/3/2018, toàn bộ văn bản đến, văn bản đi (trừ một số văn bản bắt buộc phải sử dụng văn bản giấy theo quy định) đều được số hóa, sử dụng chữ ký số cá nhân (4.200 chứng thư) và chữ ký số cơ quan (992 chứng thư) do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp để phục vụ soạn thảo, trao đổi thông tin, xử lý công việc, trình ký, ký và phát hành điện tử trên Hệ thống. Ngành BHXH đã xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành trên cơ sở dữ liệu hộ gia đình, dữ liệu quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH các tỉnh, thành phố; hệ thống cấp mã số BHXH - mã số định danh cá nhân duy nhất để quản lý người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp thống nhất trên phạm vi toàn quốc; hệ thống giao dịch điện tử; hệ thống thông tin giám định BHYT; triển khai, vận hành có hiệu quả Trung tâm Điều hành hệ thống công nghệ thông tin và Trung tâm dịch vụ khách hàng. Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm việc với BHXH Việt Nam Đến nay, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 hiện có 19 dịch vụ; số hồ sơ điện tử phát sinh trên hệ thống là 104,5 triệu; đã giải quyết là 95,2 triệu hồ sơ. Trong năm 2017, ngành BHXH đã hoàn thành số hóa 4,2 triệu hồ sơ, tương ứng 29 triệu trang tài liệu, hiện đang cung cấp cho cán bộ trong ngành sử dụng và khi được cho phép sẽ cung cấp cho người dân khai thác. Đặc biệt, hệ thống Thông tin giám định BHYT đã kết nối tới hơn 12.000 (gần 100%) cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) BHYT từ tuyến xã đến Trung ương trên phạm vi toàn quốc, mang lại hiệu quả lớn trong quản lý KCB, kiểm soát việc sử dụng quỹ BHYT và tạo lập cơ sở dữ liệu quan trọng để đánh giá, điều chỉnh chính sách… Trên Cổng Thông tin điện tử của BHXH cũng đang cung cấp các dịch vụ như tra cứu quá trình tham gia BHXH, tra cứu điểm bán BHXH, tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT. Trong thời gian tới, BHXH sẽ điện tử hóa thẻ BHXH, BHYT, thậm chí người dân chỉ cần dấu vân tay, không cần sử dụng thẻ, là có thể sử dụng các dịch vụ của BHYT. Theo xếp hạng sẵn sàng về ứng dụng CNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành BHXH đang đứng thứ 2, riêng hạ tầng kỹ thuật đứng thứ nhất. Theo đánh giá của WB trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam, BHXH là lĩnh vực thăng hạng nhiều nhất, tới 81 bậc, đạt vị trí 86/190 nền kinh tế trong năm 2018. Được biết, BHXH là một trong những đơn vị cải cách sớm nhất, sớm đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, chia sẻ thông tin, giám sát việc thanh toán, chi trả bảo hiểm. Hệ thống CNTT của BHXH được triển khai từ Trung ương tới 63 tỉnh, thành phố, 709 huyện và tất cả các cơ sở y tế. Đã giảm mạnh thời gian nộp BHXH của các doanh nghiệp từ 335 giờ/năm trước đây xuống còn 45 giờ, giảm từ 115 bộ TTHC xuống còn 28 bộ. Ngành BHXH đã xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, trong khi cơ sở dữ liệu về dân cư nói chung chưa có. “Thủ tướng đánh giá cao và cũng đề nghị báo chí khích lệ kết quả này của BHXH Việt Nam” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, quan trọng nhất là ngành BHXH đã tạo minh bạch, rõ ràng trong quản lý điều hành và đặc biệt mang tính chất phục vụ với người dân, người tham gia các chính sách BHXH, kiểm soát cơ sở KCB để chống những kẽ hở có thể lợi dụng trong thanh toán chi phí KCB BHYT. Thứ hai, BHXH đã có nhiều giải pháp mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Năm 2017, có 13,9 triệu người tham gia BHXH, 79,9 triệu người tham gia BHYT, tăng 5% so với năm 2016; 11,8 triệu người tham gia BH thất nghiệp. Hết 9 tháng đầu năm 2018, con số tương ứng đã tăng lên 14,34 triệu người, 82 triệu người và 12 triệu người. Thứ ba, công tác thanh tra chuyên ngành đạt nhiều kết quả, nhất là trong phát hiện, xử lý các đơn vị nợ đọng về BHXH, BHYT. Thứ tư, công tác thực hiện chính sách BHYT có nhiều chuyển biến, đặc biệt phát hiện kịp thời các vi phạm trong thanh toán chi phí KCB BHYT. Hiện Hệ thống Thông tin giám định BHYT đã được kết nối tới 12.000 cơ sở y tế. Thứ năm, hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT được mở rộng với trên 11.000 đại lý trên cả nước. “Qua hệ thống giám sát như chúng tôi thấy hôm nay thì việc phát hiện, kiểm soát, cảnh báo vi phạm rất kịp thời, chi trả đúng người, đúng việc hơn. Dư luận trước đây nói nhiều về tiêu cực trong thanh toán bảo hiểm, nhưng giờ giảm rất nhiều”, Bộ trưởng phát biểu. Tổng Giám đốc BHXH Nguyễn Thị Minh nêu rõ, ngành BHXH đã rất nỗ lực trong việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ của ngành và đã đưa lại các hiệu quả rõ rệt, hạn chế rất nhiều tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT. Phát huy thành tích đạt được, thời gian tới, ngành sẽ tập trung cao độ để triển khai có hiệu quả các đề án, dự án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; triển khai kịp thời các chế độ, chính sách BHXH, BHYT theo tinh thần, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, tập trung mọi nguồn lực, tiếp tục cải cách hành chính, tập trung vào việc mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, giải quyết kịp thời, đầy đủ các quyền lợi về BHXH, BHTN, BHYT cho người tham gia… Đồng thời, tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, quyết tâm hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao phó. Bảo Hân  

Ứng dụng khoa học công nghệ trong hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành của Bộ Nội vụ

TĐKT - Ngày 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Bộ Nội vụ phối hợp với Vụ Cải cách hành chính, Văn phòng Bộ tổ chức Hội nghị tập huấn về Cách mạng công nghiệp 4.0 và Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xây dựng, hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành của Bộ Nội vụ. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân dự và phát biểu khai mạc Hội nghị. Đồng chí Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh, Hội nghị tập huấn được tổ chức trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là một đợt học tập, sinh hoạt chính trị rất ý nghĩa, qua đó các báo cáo viên sẽ thông tin kịp thời, đầy đủ, đa chiều về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và ứng dụng khoa học, công nghệ trong việc xây dựng, hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành của Bộ Nội vụ và bình đẳng giới trong kỷ nguyên số, hội nhập và phát triển. Bộ trưởng cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng có tác động sâu sắc đối với đời sống chính trị, xã hội – kinh tế của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Cuộc cách mạng này dự đoán sẽ tác động đến mọi quốc gia, chính phủ, người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách sống, làm việc. Về phía Chính phủ Việt Nam, dưới tác động của cuộc cách mạng này, công tác điều hành của Chính phủ cũng sẽ có được sức mạnh công nghệ mới để tăng quyền kiểm soát, cải tiến hệ thống quản lý xã hội, thay đổi cách tiếp cận hiện tại của mình để hoạch định và thực hiện chính sách, trong đó quan trọng nhất là phải nâng cao vai trò của người dân trong quá trình này. Điều này sẽ càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đang tiến vào giai đoạn phát triển mới rất quan trọng đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ về tư duy, với quyết tâm cao của Chính phủ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Đồng hành cùng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Nội vụ sẽ quyết tâm đẩy mạnh các giải pháp, ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác quản lý và điều hành của Bộ theo đúng tinh thần của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Chính phủ điện tử của Chính phủ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bình đẳng giới là chủ đề dành được sự quan tâm đặc biệt, được thảo luận tại nhiều nước và các diễn đàn quốc tế. Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng tới không chỉ ở Việt Nam mà còn của tất cả các quốc gia trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của xã hội; phụ nữ và nam giới được hưởng những điều kiện như nhau, có cơ hội đóng góp cũng như thụ hưởng những thành quả phát triển của quốc gia trên tất cả các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Bình đẳng giới có tầm quan trọng sống còn đối với các nền kinh tế, các ngành kinh doanh tạo ra lợi nhuận và hiện thực hóa đầy đủ tiềm năng, hạnh phúc của con người. Bộ trưởng đề nghị các đoàn viên công đoàn cần tập trung chú ý theo dõi, nắm được tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, nội dung cơ bản, cụ thể về cuộc cách mạng 4.0 và việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong việc xây dựng, hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành của Bộ Nội vụ; bình đẳng giới trong kỷ nguyên số và hội nhập… La Giang

Việt Nam được công nhận loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết

TĐKT - Bệnh giun chỉ bạch huyết do một số loài giun chỉ bạch huyết gây nên và được lây truyền bởi muỗi, rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới do điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tại Việt Nam, bệnh đã được biết đến từ lâu và đã từng là một trong những bệnh gây tàn phế hàng đầu cho người mắc bệnh. Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Y tế Việt Nam Trần Thị Giáng Hương nhận chứng nhận Loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết cho Việt Nam Trước năm 1975, bệnh giun chỉ bạch huyết lưu hành rộng rãi trên toàn quốc, một số vùng có tỷ lệ nhiễm cao, từ 5 - 10% dân số và có số lượng đáng kể phù chân voi, gây đau đớn, tàn tật do biến chứng và ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khó hòa nhập cộng đồng của người bệnh. Giai đoạn từ 1976 -2002, với các tiến bộ về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh thì tỷ lệ mắc đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 1 - 3% tại các vùng lưu hành nặng. Từ năm 2002, Chương trình Loại trừ giun chỉ bạch huyết tại Việt Nam đã được triển khai và thực hiện trên toàn quốc theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), để điều tra lập bản đồ dịch tễ, tổ chức điều trị toàn dân (MDA) tại các vùng dịch tễ, tiến hành các vòng điều tra về sự lan truyền bệnh giun chỉ bạch huyết (TAS) và đánh giá kết quả thực hiện theo các tiêu chí của TCYTTG. Kết quả từ năm 2013 - 2016 đã không phát hiện trường hợp nào dương tính. Năm 2018, Bộ Y tế đã tiến hành đánh giá kết quả thực hiện và thấy rằng Việt Nam đã loại trừ giun chỉ bạch huyết đạt tiêu chuẩn của TCYTTG và lập hồ sơ gửi TCYTTG đánh giá công nhận Việt Nam loại trừ giun chỉ bạch huyết. Ngày 8/10/2018, tại Manila, Tổng Giám đốc TCYTTG tại Geneva, TS. Tedros Adhanom Dhebreyesus và Trưởng đại diện TCYTTG khu vực Tây Thái Bình Dương, TS. Shin Young-Soo đã trao chứng nhận Loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết cho các nước gồm Việt Nam, Palau, Wallis và Futuna, nâng tổng số nước đã công bố loại trừ bệnh này trong khu vực lên tới con số 11 nước. Đại diện Bộ Y tế Việt Nam, bà Trần Thị Giáng Hương, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Y tế Việt Nam đã lên nhận chứng chỉ. Đây là lần thứ 2 Việt Nam được công nhận loại trừ một bệnh truyền nhiễm tiếp theo sau công bố loại trừ bệnh bại liệt vào năm 2000. Hoạt động loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết (GCBH) ở Việt Nam đã nhận được hỗ trợ của TCYTTG từ năm 2001, với các hoạt động đã được thực hiện bao gồm điều tra dịch tễ trên toàn quốc, lựa chọn 6 huyện trọng điểm để đưa vào chương trình giám sát và điều trị toàn dân, đó là Bình Lục (Hà Nam), Phù Cừ (Hưng Yên), Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Ninh Hoà (Khánh Hoà) và Bác Ái (Ninh Thuận). Giai đoạn từ 2002 - 2008, tại các huyện trọng điểm đã tiến hành 5 vòng điều trị toàn dân liên tiếp bằng Diethylcarbamazine phối hợp với Albendazole với tỷ lệ uống thuốc đạt trên 65% dân số. Điều tra đánh giá nhiều lần sau khi các vòng điều trị toàn dân không phát hiện trường hợp nào dương tính. Bên cạnh đó, các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực chăm sóc cho bệnh nhân có biến chứng phù voi cũng đã được tiến hành tại các tỉnh trọng điểm. Cùng với đó, công tác giám sát bệnh giun chỉ bạch huyết đã được thực hiện trên toàn quốc để triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống. Kết quả loại trừ giun chỉ bạch huyết của Việt Nam đã được TCYTTG xem xét và đánh giá theo các chỉ tiêu về Loại trừ bệnh Giun chỉ bạch huyết theo tiêu chuẩn của TCYTTG áp dụng trên toàn cầu. Theo đó, các hoạt động tuyên truyền, giám sát và phòng, chống bệnh bệnh giun chỉ bạch huyết đã đạt và đáp ứng tất cả các chỉ tiêu về loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết ở cấp quốc gia. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh “Trước đây, Việt Nam là nước có lưu hành bệnh giun chỉ bạch huyết với hàng triệu người dân sống trong vùng nguy cơ. Với sự hỗ trợ của TCYTTG và các đối tác, với sự nỗ lực của hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương, đến nay Việt Nam đã đạt được mục tiêu Loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết như một vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục tiến hành các bước giám sát đánh giá sau khi được công nhận loại trừ theo hướng dẫn của TCYTTG để duy trì được thành quả trên”. Thành công trong hoạt động loại trừ bệnh giun chỉ bách huyết ghi nhận sự cố gắng nỗ lực không những của ngành y tế mà còn ghi nhận sự nỗ lực chung của toàn dân trong công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Phòng bệnh giun chỉ bằng các biện pháp vệ sinh môi trường: Xây dựng nhà ở cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế muỗi vào nhà. Loại bỏ vũng nước đọng, khơi thông cống rãnh để làm giảm sự sinh sản của muỗi, thả cá ở các ao bèo để diệt bọ gậy. Thực hiện vệ sinh cá nhân: Mặc quần áo kín khi lao động ban đêm, nhất là vùng có nghề thủ công như làm chiếu, nằm màn tránh muỗi đốt. Phát hiện và điều trị người có bệnh. Thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng, chống bệnh giun chỉ bằng uống DEC 1 tháng 1 đợt 3 ngày, mỗi ngày 6 mg/kg điều trị cho mọi người lớn hơn 6 tuổi trong vài năm. La Giang

Trang