Những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương
TĐKT - Tại Việt Nam, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư ở phụ nữ. Mỗi năm có hơn 20.000 người mắc bệnh ung thư phổi, trong đó có đến 17.000 người đã tử vong, 56 người mắc mới mỗi ngày. Với tốc độ gia tăng người mắc như hiện nay, con số ấy có thể lên tới 34.000 người mỗi năm. Dự tính đến năm 2020, mỗi ngày sẽ có thêm 90 người mắc ung thư phổi. Nguyên nhân phổ biến chính là do hút thuốc, bao gồm cả chủ động và thụ động. Ung thư phổi 90% do hút thuốc lá. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới. Theo đó, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc. Theo thống kê, 30% tỷ lệ mắc khối u phổi đều liên quan tới hút thuốc dài hạn. Ngoài ra, do các chất gây ung thư có thể hấp thụ dễ dàng qua phổi, dẫn đến tổn hại hệ thống, do đó gây ra ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tụy. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến căn bệnh ung thư phổi là do ô nhiễm môi trường. Các dữ liệu cho thấy rằng ô nhiễm không khí là một trong những lý do nghiêm trọng gây ra ung thư phổi. Tại hội thảo Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi do Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức, đã có rất nhiều tiến bộ được các chuyên gia đầu ngành về phổi trình bày như: Hóa chất, tia xạ, trúng đích và giảm nhẹ; phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi cho ung thư phổi không tế bào bỏ giai đoạn sớm tại Bệnh viện Phổi Trung ương; nội soi Ebus và nội soi can thiệp cho ung thư phổi; đốt u vi sóng cho ung thư phổi… Trong đó phương pháp đốt u phổi bằng thiết bị vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính được Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị đầu tiên triển khai thành công kỹ thuật này. Điều trị đốt u phổi bằng vi sóng là kỹ thuật gây hoại tử khối u tại chỗ bằng nhiệt. Công nghệ sử dụng sóng điện từ trong quang phổ năng lượng vi sóng, làm nóng tổ chức mô trong khoảng thời gian nhất định. Hiệu ứng nhiệt sẽ gây đông vón, hoại tử và làm chết tế bào trong phạm vi tác động của sóng ngắn. Kỹ thuật đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân mắc u phổi ác tính nguyên phát loại không tế bào nhỏ đường kính ngang lớn nhất dưới 5 cm, áp dụng trên những bệnh nhân không muốn hoặc không thể phẫu thuật. Kỹ thuật này cũng chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có các nốt thứ phát đến phổi nhưng số lượng ít, bệnh nhân khối u đã lớn, với mong muốn điều trị giảm nhẹ. Được biết, bệnh ung thư phổi hiện được xem là "sát thủ" hàng đầu trong nhóm bệnh ung thư về tỉ lệ người mắc và tử vong. Các chuyên gia kiến nghị, nếu sớm kiểm tra, chẩn đoán và điều trị thì hiệu quả sẽ cao hơn. Hồng ThiếtChính trị - Xã hội
TĐKT - Ngày 19/4, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Tiêm chủng” năm 2019 (từ ngày 24 - 30/4) với chủ đề “Chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng”.
Tại Lễ mít tinh, ông Nihal Signh, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chúc mừng Bộ Y tế và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao cho trẻ em, đưa vaccine IPV vào sử dụng năm 2018, tăng cường giám sát và xử lý phản ứng sau tiêm và nỗ lực đảm bảo tài chính bền vững cho Chương trình tiêm chủng và nguồn cung vaccine.
Được tiêm chủng là quyền của tất cả trẻ em. Hàng năm, khoảng 27 triệu trẻ em, tương đương 97% trẻ em ở khu vực Tây Thái Bình Dương được tiêm các mũi vaccine cơ bản.
Trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ
Tuy nhiên, chuyên gia của tổ chức WHO cũng chia sẻ, tỷ lệ tiêm chủng vaccine là không đồng đều giữa các quốc gia cũng như trong phạm vi một quốc gia. Riêng tại Việt Nam, năm 2018, gần 87.000 trẻ em dưới một tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ và đa phần những trẻ này thuộc các hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo ở nông thôn và miền núi hoặc từ các gia đình nghèo, di cư sống ở thành thị.
Chính điều này tạo ra nguy cơ lây truyền cao cho các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được bằng vaccine và khoảng trống tiêm chủng trong bất kỳ cộng đồng nào cũng sẽ là rủi ro cho tất cả các cộng đồng khác.
Một điển hình từ năm ngoái, sau gần hai thập kỷ, Papua New Guinea tuyên bố đã thanh toán bệnh bại liệt thì một vụ dịch bùng phát đã khiến 26 trẻ em mắc bệnh bại liệt. Từ năm 2018, số ca mắc sởi đã tăng đột biến trên toàn cầu.
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, 11 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, đã báo cáo số ca mắc sởi ngày càng tăng, trong đó Philippines đang trải qua một đợt dịch sởi bùng phát lớn.
Một vấn đề cấp bách khác là sự trì hoãn tiêm vaccine. Tổ chức WHO xác định sự trì hoãn tiêm vaccine là một trong những mối đe dọa đối với y tế toàn cầu trong năm 2019.
Ở một số quốc gia thu nhập cao và trung bình, cha mẹ đang trì hoãn hoặc từ chối tiêm vaccine cho con vì họ do dự hoặc hoài nghi về sự an toàn và tầm quan trọng của vaccine. Điều này đã tạo ra một khoảng trống miễn dịch và khiến tất cả trẻ em khác có nguy cơ bị mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.
Sự lan truyền của những thông tin sai lệch liên quan đến vaccine trên một số phương tiện truyền thông là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của trào lưu này và cần phải được xử lý khẩn cấp.
Chính vì vậy, trong buổi Lễ mít tinh, đại diện tổ chức WHO đã nhắc nhở và khuyến cáo tới người dân 5 sự thật về tiêm chủng gồm: Vaccine an toàn và hiệu quả; vaccine phòng bệnh chết người; vaccine cung cấp khả năng miễn dịch tốt hơn so với nhiễm trùng tự nhiên; các loại vaccine phối hợp đều an toàn và hiệu quả; nếu chúng ta ngừng tiêm vaccine, bệnh tật sẽ quay trở lại.
Về phía Bộ Y tế, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cũng nhấn mạnh, các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị chính quyền các cấp đảm bảo đủ kinh phí để triển khai công tác tiêm chủng, phòng, chống dịch của địa phương. Mỗi cán bộ y tế cần nâng cao trách nhiệm, thực hiện đầy đủ quy trình tiêm chủng, các bệnh viện tham gia phối hợp xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng...
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xem xét các chiến lược sử dụng vaccine, đưa thêm các vaccine mới, sử dụng các vaccine an toàn trong chương trình Tiêm chủng mở rộng để có thêm cơ hội phòng bệnh cho trẻ em.
Hiện nay, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã có các vaccine phòng 10 bệnh truyền nhiễm gồm: Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, rubella, viêm gan B, viêm phổi, màng não/viêm phổi do vi khuẩn Hib, viêm não Nhật Bản.
Hồng Thiết
Hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS không giấy tờ tùy thân
TĐKT - UBND TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2019 cho một số đối tượng đang tham gia chương trình chăm sóc điều trị HIV/AIDS tại TP Hồ Chí Minh gồm: Người nhiễm HIV có hộ khẩu thành phố hoặc có hộ khẩu tại các tỉnh, thành khác cư trú trên 6 tháng tại thành phố và người nhiễm HIV/AIDS không giấy tờ tùy thân. Bệnh nhân nhận thuốc ARV thông qua Quỹ BHYT chi trả tại Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh Đồng thời, thành phố cũng chấp thuận hỗ trợ phần chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng virus HIV (thuốc AVR) cho các đối tượng nói trên tại 5 cơ sở: Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh, Trung tâm Y tế huyện Nhà Bè, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Ngoài ra, UBND thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong tháng 9/2019 tham mưu chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, tại cộng đồng và tại các cơ sở cai nghiện ma túy. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố ước tính còn khoảng 48.492 người nhiễm HIV còn sống. Toàn thành phố, 24/24 quận, huyện phát hiện người nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ hiện nhiễm là 693 người mắc trên 100.000 dân. So với toàn quốc, số người nhiễm HIV tại TP Hồ Chí Minh chiếm 23% số người nhiễm. Phân bố người nhiễm HIV còn sống trên TP Hồ Chí Minh ở nam giới chiếm 76,7%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 30 - 39. Về đường lây, chủ yếu qua máu, quan hệ tình dục không an toàn, trong đó 41% không rõ nguyên nhân. Số người nhiễm HIV phát hiện mới từ đầu năm đến hết tháng 3 là 444 người, nam giới chiếm hơn 80%, tuổi chủ yếu từ 16 - 29, đường lây chính là quan hệ tình dục không an toàn (chiếm 60,4%). Hiện nay, TP Hồ Chí Minh có tổng cộng 144 cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV, tăng 13 cơ sở so với năm 2016. Trong đó, có 24 cơ sở tư vấn xét nghiệm miễn phí cho các đối tượng nguy cơ cao (VCT) tại 24 Khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng quận, huyện; 120 cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV do cán bộ y tế đề xuất (PITC) gồm: 109 bệnh viện, cơ sở y tế công lập, 6 bệnh viện tư nhân và 5 phòng khám đa khoa tư nhân. Hồng ThiếtĐưa việc tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh thành tiêu chí thi đua
TĐKT - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc, các phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn về việc tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và BH thất nghiệp trong ngành giáo dục và đào tạo. Tăng cường truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT để vận động học sinh, sinh viên tham gia. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh yêu cầu các đơn vị cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đặc biệt là chính sách BHYT đối với công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh. Cần khẳng định BHYT học sinh là loại hình bắt buộc, triển khai cho giáo viên chủ nhiệm các lớp họp với phụ huynh để tuyên truyền, vận động các bậc cha mẹ tích cực tham gia BHYT học sinh. Các cơ sở giáo dục tiếp tục phối hợp tích cực với cơ quan BHXH tại địa phương vận động, hướng dẫn học sinh và cha mẹ học sinh tham gia BHYT và cấp thẻ BHYT theo đúng quy định. Phấn đấu đảm bảo 100% học sinh tham gia BHYT; đưa việc tham gia BHYT cho học sinh thành tiêu chí thi đua của các lớp, các trường học. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí trích lại của quỹ BHYT cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định của Nhà nước. Kịp thời xử lý trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục chấp hành chưa tốt pháp luật BHYT học sinh. La GiangTĐKT – Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa triển khai dịch vụ tin nhắn tra cứu quá trình tham gia BHXH, thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và tra cứu hồ sơ đã nộp, tình trạng hồ sơ qua đầu số 8079.
Với việc triển khai dịch vụ tin nhắn tra cứu, người dân, người lao động có thể chủ động hơn trong việc nắm bắt, cập nhật thông tin quá trình tham gia, thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT; từ đó, tích cực tham gia phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, người lao động.
Dịch vụ tin nhắn tra cứu gồm:
Hồng Thiết
Phẫu thuật thành công sản phụ mang song thai có một thai chết lưu
TĐKT - Vào lúc 12 giờ 26 phút ngày 15/4, sản phụ N.N.T., 19 tuổi, địa chỉ Bình Minh – Vĩnh Long được người nhà đưa đến phòng Cấp cứu khoa Sản bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng đau bụng nhiều, chuyển dạ sinh khó/ thai 38 tuần 5 ngày. Ca phẫu thuật thành công Sau khi khám, thực hiện siêu âm và các cận lâm sàng cần thiết cho sản phụ, bác sĩ nhận thấy khối thai chết lưu nằm cạnh đầu của thai nhi sống còn lại, sản phụ mang song thai lần đầu. Xác định đây là trường hợp hiếm gặp kèm nguy cơ tai biến cao, ê-kíp bác sĩ Sản quyết định phẫu thuật cấp cứu do thai nhi ngừng tiến triển trong khi cổ tử cung đã mở 3cm, đầu thai có bướu thanh. Cuộc phẫu thuật đã diễn ra thành công sau 25 phút do Ts.Bs. Lâm Đức Tâm thực hiện. Sau sinh, bé trai nặng 2.700 gram khỏe mạnh được đưa về phòng Sơ sinh chăm sóc để tiếp tục theo dõi nguy cơ về hội chứng do truyền máu song thai. Tình trạng hiện tại ngày 17/4, sản phụ tiến triển khả quan, sức khỏe ổn định. Dự kiến xuất viện trong vài ngày tới. Ts.Bs. Lâm Đức Tâm – Khoa Sản cho biết: Đây là trường hợp hiếm gặp, sản phụ mang song thai có 1 thai bị dây rốn bám màng khiến thai chết lưu từ tuần thứ 15 nhưng may mắn thai còn lại phát triển bình thường nên không cần chấm dứt thai kỳ. Sau sinh bé phát triển ổn định, khỏe mạnh. Trong thai kỳ, sản phụ cần lưu ý: Sản phụ có thể đối diện rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Chị em phụ nữ khi mang thai cần tư vấn và kiểm tra định kỳ sản khoa, tim mạch và một số bệnh lý nguy cơ khác. La GiangTĐKT - Ngày 10/4, anh Võ Thanh T., 40 tuổi, đang làm việc thì đột ngột ngưng thở, tím tái, được gia đình đưa đến bệnh viện huyện Cờ Đỏ cấp cứu trong tình trạng ngừng tuần hoàn, hô hấp trước khi đến bệnh viện, M=0, HA=0, tím tái toàn thân.
Tại đây, các bác sĩ đã khẩn trương tiến hành cấp cứu hồi sinh tim phổi: Ấn tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản bóp bóng hỗ trợ hô hấp, sử dụng các thuốc chuyên biệt như: Adrenalin, thuốc chống toan...
Sau hơn 50 phút cấp cứu tích cực, sốc điện nhiều lần, tim có dấu hiệu hoạt động trở lại nhưng rối loạn nhịp tim dạng rung thất. Các bác sĩ cố gắng duy trì nhịp tim, huyết áp đồng thời khẩn trương chuyển đến Bệnh viện đa khoa (ĐK) Trung ương Cần Thơ điều trị.
Ths.BS Trần Văn Triệu thăm khám bệnh nhân Võ Thanh T
Tình trạng lúc nhập viện ĐK Trung ương Cần Thơ bệnh nhân rất nặng: Hôn mê, thở máy, phải sử dụng thuốc vận mạch liều cao để duy trì huyết áp. Nhận định đây là trường hợp nhồi máu cơ tim cấp biến chứng rung thất, ngừng tuần hoàn, ê-kíp cấp cứu đã rất khẩn trương tiến hành hồi sức chuyên sâu đồng thời tiến hành hội chẩn cấp bệnh viện, Ban Giám đốc đã chỉ đạo: Về mặt chuyên môn cố gắng hết sức cứu chữa cho bệnh nhân, nhanh nhất và tốt nhất có thể.
Ths.Bs. Trần Văn Triệu, Bs. CKI. Nguyễn Văn Nhiệm cùng ê–kíp Tim mạch can thiệp nhanh chóng tiến hành chụp DSA kiểm tra vị trí mạch máu tim bị tắc để tiến hành xử trí. Kết quả bệnh nhân bị tắc hoàn toàn đoạn giữa nhánh động mạch liên thất trước (LAD II) do huyết khối và mảng xơ vữa.
Kỹ thuật hút huyết khối và can thiệp đặt stent tái thông mạch vành được thực hiện thành công sau hơn 30 phút.
Sau can thiệp tái thông mạch vành, sinh hiệu bệnh nhân tạm thời ổn định, tuy nhiên tình trạng tri giác tiến triển chậm. Bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để tiếp tục điều trị nội khoa, chăm sóc và theo dõi tích cực.
Chi phí lúc này của bệnh nhân lên đến gần 80 triệu đồng, gia đình rất khó khăn, anh là lao động chính với nghề làm thuê và không có bảo hiểm y tế. Ban Giám đốc tiếp tục chỉ đạo Phòng Công tác xã hội liên hệ mạnh thường quân hỗ trợ, tiếp sức về chi phí cho bệnh nhân trong tiến trình hồi phục. Rất may, khi biết được hoàn cảnh quá khó khăn của anh và gia đình, bệnh viện đã liên kết được mạnh thường quân hỗ trợ gần như toàn bộ chi phí điều trị.
Qua 5 ngày hồi sức tích cực, hiện tại bệnh nhân tỉnh, tự thở qua mũi, đã ngưng thuốc vận mạch, sinh hiệu ổn định và đang được điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới khi tình trạng sức khỏe hoàn toàn hồi phục.
Bs.CKII. Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc cho biết: Bệnh nhân ngưng tim ngoài bệnh viện cần tối ưu hóa và phối hợp các chuyên khoa: Hồi sức tim phổi, điều trị sau hồi sức tim phổi, đặc biệt là tái thông mạch vành khẩn nếu bệnh nhân có nhồi máu cơ tim.Vì đây là nhóm bệnh nhân rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì vậy, trong một số trường hợp các bác sĩ khi khám lâm sàng cần đánh giá nhanh và chính xác các chỉ định trong xử trí. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố tạo nên thành công cứu sống bệnh nhân là được cấp cứu nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả của tuyến trước.
Người nhà bệnh nhân cho biết: Khi đến bệnh viện Cờ Đỏ cấp cứu, các bác sĩ giải thích trường hợp của anh T. rất nặng, cơ hội sống chỉ khoảng 1%, gia đình vô cùng lo lắng và khi đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, được giải thích về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị là cần can thiệp mạch vành cấp cứu thì gia đình gần như muốn buông xuôi vì chi phí quá lớn. Thay mặt gia đình xin trân trọng cảm ơn các y bác sĩ bệnh viện cũng như các mạnh thường quân đã giúp cho bệnh nhân hồi sinh cũng như cứu cả gia đình.
Hồng Thiết
Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng Việt Nam 2019
TĐKT - Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng Việt Nam 2019 với chủ đề "An toàn, an ninh mạng trong hành trình chuyển đổi số" đã diễn ra ngày 17/4, tại Hà Nội. Chương trình do Cục An toàn thông tin phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Hiệp hội Internet Việt Nam và Tập đoàn IEC tổ chức, với mục tiêu tuyên truyền, phổ biến nhận thức và trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng, thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp an toàn, an ninh mạng Việt Nam, đồng thời để cho các cơ quan, tổ chức nhận thức được tầm quan trọng của hạ tầng kinh tế số - xã hội số và an toàn, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển Chính phủ điện tử. Hội nghị "An toàn, an ninh mạng trong hành trình chuyển đổi số" diễn ra sáng 17/4 Chương trình Hội thảo và Triển lãm quốc tế được tổ chức với nhiều sự kiện đặc sắc với sự tham gia trình bày, triển lãm của những chuyên gia, doanh nghiệp uy tín trong nước và quốc tế về an toàn, an ninh mạng. Trọng tâm của Chương trình là Hội nghị "An toàn, an ninh mạng trong hành trình chuyển đổi số" diễn ra vào buổi sáng ngày 17/4 với 3 phiên: Tình hình thực tiễn Việt Nam; kinh nghiệm quốc tế; Tọa đàm về giải pháp nâng cao mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Tại Hội nghị, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo đánh giá mức độ an toàn thông tin mạng của các cơ quan, tổ chức Nhà nước năm 2018. Nhân dịp này, Cục An toàn thông tin, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Viettel, VNPT, BKAV, FPT, CMC đã ký kết, ra mắt Liên minh "Xử lý mã độc và phòng, chống tấn công mạng". Buổi chiều ngày 17/4 diễn ra 2 phiên hội thảo chuyên đề kỹ thuật về "Giám sát an toàn, an ninh mạng và bảo vệ trung tâm dữ liệu" và "Phòng ngừa mã độc, cửa hậu và lộ lọt thông tin" dưới sự điều hành của Cục An toàn thông tin và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao. Nhiều chủ đề hướng dẫn cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập hệ thống kỹ thuật, triển khai phương án giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và phòng ngừa mã độc, lộ lọt thông tin, dữ liệu. Bên cạnh hội nghị và các hội thảo chuyên đề là chương trình triển lãm các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ lĩnh vực an toàn, an ninh mạng với sự tham gia của 26 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài và Chương trình Trình diễn trực tiếp công nghệ bảo mật về các tình huống an toàn, an ninh mạng diễn ra cả ngày 17/4. Minh PhươngBảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT
TĐKT - Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) là hai chính sách an sinh xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm phát triển hệ thống chính sách BHXH, BHYT nhằm thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Do đó, công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, trong thời gian qua, BHXH Việt Nam xác định công tác thông tin, truyền thông luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành; đồng thời, ưu tiên tập trung mọi nguồn lực hợp lý để thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông về BHXH, BHYT. Thực hiện đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng. Công tác phối hợp tuyên truyền được quan tâm đúng mức, trong đó công tác phối hợp tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT với các cơ quan thông tấn, báo chí đã có nhiều đổi mới, đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả nhất định. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh phát biểu tại Hội nghị tập huấn kiến thức về BHXH, BHYT Trong năm 2018, BHXH Việt Nam tiếp tục chủ động phối hợp với 4 cơ quan truyền thông quốc gia, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh triển khai các hoạt động truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí truyền thông, hướng tới các nhóm đối tượng độc giả, khán - thính giả trong cả nước. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo BHXH các địa phương duy trì mối quan hệ phối hợp với các cơ quan báo chí địa phương, tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. BHXH Việt Nam và BHXH các địa phương luôn tạo điều kiện tối đa cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí tiếp cận thông tin về BHXH, BHYT và tác nghiệp. Nhằm kịp thời cập nhật những chính sách mới về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của BHXH Việt Nam, hằng tháng, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ/đột xuất về chính sách BHXH, BHYT cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí. Tại các hội nghị cung cấp thông tin, nhiều nội dung thông tin về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đã được BHXH Việt Nam cung cấp đầy đủ, kịp thời làm cơ sở cho các nhà báo, phóng viên tuyên truyền sát với thực tế, đáp ứng được nhu cầu quan tâm về chính sách BHXH, BHYT của dư luận xã hội tại những thời điểm nhất định. Bên cạnh cơ chế cung cấp thông tin định kỳ tại các cuộc họp, hội nghị, BHXH Việt Nam duy trì việc cung cấp thông tin bằng văn bản đến các cơ quan báo chí ngay khi có thông tin mới về chính sách cũng như hoạt động nổi bật của ngành. Cùng với đó, việc BHXH Việt Nam duy trì hằng năm tập huấn kiến thức về BHXH, BHYT cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách các cơ quan thông tấn, báo chí trong phạm vi cả nước, đã góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí; tạo diễn đàn trao đổi, đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm giữa đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên trong việc phối hợp tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Từ đó, góp phần tăng cường chất lượng các tác phẩm báo chí tuyên truyền về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp… Với những kết quả trên, trong năm qua, công tác phối hợp tuyên truyền giữa BHXH Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí đã luôn đảm bảo vai trò tiên phong, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi và toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao của ngành. Trong đó ấn tượng nhất phải kể đến như: Số người tham gia BHXH trong cả nước đã đạt trên 14,7 triệu người; số người tham gia BH thất nghiệp đạt trên 12,6 triệu người; số người tham gia BHYT đạt trên 83,5 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ trên 88% dân số… Ngành BHXH đã từng bước hiện thực hóa mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân đã được xác định tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 và Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Đảng với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Có thể nói, trong năm 2018, các cơ quan thông tấn, báo chí đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối tuyên truyền đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT vào cuộc sống; góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào hệ thống chính sách an sinh xã hội của đất nước. Nhiều bài báo, phóng sự truyền hình... về BHXH, BHYT được đầu tư công phu, bài bản, kịp thời thông tinvề những thay đổi trong chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, giúp người dân hiểu rõ về chính sách, tạo sự đồng thuận trong khâutổ chức thực hiện, đưa chính sách đi sâu vào cuộc sống. Đặc biệt, báo chí cũng trở thành “kênh” thông tin quan trọng trong việc phát hiện, cảnh tỉnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT và phòng, chống tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, quỹ BHYT, thông qua hàng loạt các bài viết, phóng sự phản ánh về tình hình trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, lợi dụng, trục lợi quỹ khám, chữa bệnh BHYT, quỹ ốm đau, thai sản... Qua đó, giúp các cơ quan chức năng có thêm thông tin để xử lý kịp thời và mang lại hiệu ứng tích cực trong việc tổ chức, thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT; đồng thời, nâng cao uy tín, khẳng định vị thế của BHXH Việt Nam trong việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách BHXH, BHYT, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, người lao động. Phát huy thành tích đã đạt được, năm 2019, BHXH tiếp tục truyền thông xây dựng chính sách BHXH, BHYT Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị; hoạt động của các bộ, ngành, địa phương triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW. Tuyên truyền sâu về gương người tốt, việc tốt trong thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT: Tinh thần phục vụ tận tâm của công chức, viên chức Ngành BHXH vì quyền lợi của người lao động và nhân dân; các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật BHXH, BHYT… Đồng thời, chú trọng các hoạt động hướng tới kỷ niệm 25 năm ngày thành lập BHXH Việt Nam. Hồng ThiếtTĐKT - Sáng 16/4, tại Hà Nội, Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (Trung tâm ACDC) tổ chức Hội thảo “Tiếng nói người trong cuộc”.
Toàn cảnh Hội thảo
Chương trình được thực hiện nhằm đưa tiếng nói của phụ nữ khuyết tật, những cán bộ công tác xã hội, những người trong cuộc về vấn đề bạo lực tình dục đối với nhóm phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật.
Những câu chuyện về bạo lực tình dục, những khó khăn và kinh nghiệm hỗ trợ nạn nhân bạo lực tình dục và cả những hiểu sai, bất cập khi xử lý các trường hợp bạo lực tình dục cũng được đưa ra chia sẻ, thảo luận tại Hội thảo.
Bà Đàm Việt Hà, Giám đốc Dự án “Tăng cường năng lực cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật” chia sẻ: Các phong trào phòng, chống bạo lực tình dục đối với nữ giới nói chung đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tuy nhiên vấn đề này đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật vẫn chưa thực sự được quan tâm. Ở Việt Nam, chưa có những chương trình lớn về vấn đề chống bạo lực tình dục tập trung vào cộng đồng người khuyết tật, các can thiệp nhằm chống lại các hành vi bạo lực này đều chỉ ở cấp độ nhỏ, phạm vi hẹp và thường chỉ mang tính thử nghiệm. Chính những hạn chế này đã phần nào khiến vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn, ít được nhận biết, ít được công khai và không được giải quyết một cách thích đáng.”
Ban tổ chức hy vọng thông qua Hội thảo, thêm một lần nữa những vấn đề liên quan đến bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật được đề cập như một vấn đề quan trọng cần được cộng đồng, các nhà chuyên môn, các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách quan tâm và giải quyết. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng mong đợi, Hội thảo sẽ tiếp thêm sức mạnh để phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật lên tiếng về vấn đề của mình và có cơ hội được bảo vệ tốt hơn.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật”, được thực hiện bởi Trung tâm ACDC dưới sự tài trợ của Quỹ Dân chủ Liên Hợp Quốc, với mong muốn cùng cộng đồng chung tay trong phòng ngừa, ứng phó bạo lực tình dục, vì một môi trường bình đẳng, an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật. Dự án được thực hiện từ năm 2018 - 2021, tại huyện Ba Vì, TP Hà Nội và quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Phương Linh
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 213
- 214
- 215
- 216
- 217
- …
- sau ›
- cuối cùng »