Sân bay Cần Thơ liên tiếp đón 3 chuyến về từ Hàn Quốc trong 1 buổi chiều
TĐKT - Chiều ngày 1/3, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ liên tiếp đón 3 chuyến bay về từ Hàn Quốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã trực tiếp đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại đây. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên (ở giữa) trực tiếp đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại sân bay Theo ghi nhận, trong buổi chiều ngày 1/3, liên tiếp có 3 chuyến bay đến từ Hàn Quốc đã hạ cánh tại Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ. Tổng cộng trên 3 chuyến bay này có hơn 600 hành khách nhập cảnh vào Việt Nam. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, theo chỉ đạo, hiện nay, những chuyến bay đến từ Hàn Quốc sẽ đáp xuống sân bay Cần Thơ, sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) và sân bay Phù Cát (Bình Định). Căn cứ vào tình hình thực tế và theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh đã đồng ý cho một số chuyến bay không hạ cánh ở xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh), mà chuyển về sân bay Cần Thơ để đảm bảo việc đón và kiểm soát được tốt hơn. Theo thông tin của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP Cần Thơ, ngay khi hạ cánh xuống sân bay của địa phương này, những hành khách đến từ các thành phố đang có dịch COVID-19 của Hàn Quốc đều được bố trí đưa về khu cách ly tập trung theo quy định. "TP Cần Thơ đã triển khai rất chặt chẽ, từ vấn đề về khai báo y tế, kiểm dịch ngay tại cảng hàng không và phân luồng về các khu tập trung để phân loại tổ chức cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Họ đã làm rất tốt", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết. Hồng ThiếtChính trị - Xã hội
Ca tử vong tại Bệnh viện 115 TP Hồ Chí Minh không liên quan đến COVID-19
TĐKT - Về ca tử vong tại Bệnh viện 115 TP Hồ Chí MInh, lãnh đạo bệnh viện cho biết như sau: Bệnh nhân N.A.P., nữ, sinh năm 1993, nhập viện trong tình trạng có đau bụng, khó thở, tiêu chảy, huyết áp thấp, xét nghiệm có men tim cao. Bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm cơ tim cấp, suy hô hấp cấp tiến triển, suy đa phủ tạng. Về dịch tễ, bệnh nhân không có yếu tố dịch tễ liên quan tới Covid-19. Do bệnh nhân bị suy hô hấp, nên trong mùa dịch Covid-19, bệnh viện đã triển khai điều trị cấp cứu bệnh nhân trong điều kiện cách ly. Bệnh viện đã thực hiện phết họng bệnh nhân, lấy dịch nội khí quản đem xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, kết quả xét nghiệm: Âm tính với Covid-19. Bệnh viện cũng đã tiến hành hội chẩn liên viện với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Bệnh nhân tử vong do viêm cơ tim cấp, suy hô cấp cấp tiến triển và suy đa phủ tạng. Hồng ThiếtĐẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
TĐKT - Trong thời gian vừa qua, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay, nước ta bước đầu đã ngăn chặn và khống chế các ổ dịch COVID-19, không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng lây lan nhanh, rộng trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Tính đến ngày 27/2, thế giới đã ghi nhận 82.384 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 tại 52 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2.814 trường hợp tử vong. Một số quốc gia có số mắc cao: Trung Quốc (78.498 trường hợp), Hàn Quốc (1.766 trường hợp), Italia (655 trường hợp), Nhật Bản (207 trường hợp), Iran (245 trường hợp), Singapore (95 trường hợp). Do đó, nguy cơ cao dịch bệnh COVID-19 sẽ tiếp tục xâm nhập vào nước ta và có thể ghi nhận trường hợp mắc mới trong thời gian tới. Thực hiện chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19; và kết luận của Ban chỉ đạo quốc gia đề nghị các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Ngoại giao, Tỉnh ủy, Thành ủy và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các nội dung sau: Nâng cao cảnh giác, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, không được lơ là, chủ quan; thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020, Công điện số 156/CĐ-TTg ngày 02/02/2020, Công văn số 164/TTg-KGVX ngày 03/02/2020 và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/02/2020 về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế và các bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia. Thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý, kiểm soát phòng, chống dịch ngay tại các cửa khẩu, khu vực biên giới, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tại cửa khẩu để cách ly, lấy mẫu xét nghiệm; tổ chức cách ly y tế ngay các trường hợp về từ các vùng có dịch của Trung Quốc, từ Hàn Quốc và vùng có dịch của vùng, lãnh thổ các nước khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc cách ly y tế được quy định tại Quyết định số 344/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 và Quyết định số 345/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế về hướng dẫn cách ly y tế, Công văn số 868/BYT-DP ngày 24/02/2020 của Bộ Y tế hướng dẫn cách ly đối với người về từ Hàn Quốc. Bộ Quốc phòng: Bố trí khu cách ly, tổ chức đón những người phải cách ly từ các cửa khẩu, khu vực biên giới về khu cách ly và phối hợp với y tế địa phương tổ chức cách ly theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Tại các cơ sở cách ly: Căn cứ tờ khai y tế điện tử, tờ khai y tế bổ sung và bằng các biện pháp nghiệp vụ tiến hành phỏng vấn để xác minh các trường hợp đến, đi qua vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với người từ vùng dịch hoặc những người có biểu hiện (sốt, ho, khó thở) để thực hiện cách ly tập trung đủ 14 ngày và tiến hành xét nghiệm sàng lọc; còn các trường hợp khác đưa về cách ly theo dõi sức khỏe tại nơi ở, nơi cư trú có sự giám sát chặt chẽ của chính quyền cơ sở và y tế địa phương. Chỉ đạo Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức gặp gỡ, trao đổi, tuyên truyền, vận động tới tất cả các gia đình có người thân đang ở Hàn Quốc tiếp tục ổn định việc sinh sống, lao động và học tập, đồng thời chấp hành và thực hiện tốt các khuyến cáo, các biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ Hàn Quốc trong việc phòng chống dịch bệnh COVID-19, trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như (sốt, ho, khó thở) đến ngay các cơ sở y tế tại Hàn Quốc để được khám, điều trị kịp thời. Đối với những người đến từ Hàn Quốc hoặc đã qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 11/2/2020: Chỉ đạo công an địa phương phối hợp với y tế và chính quyền cơ sở chủ động rà soát, lập danh sách và nơi cư trú, lưu trú tại Việt Nam cũng như những người có tiếp xúc gần để có thể triển khai việc giám sát, theo dõi sức khỏe và hướng dẫn đến ngay cơ sở y tế khám, điều trị khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh (như sốt, ho, khó thở); đồng thời tổ chức cách ly ngay các trường hợp được phát hiện đến từ vùng dịch của Hàn Quốc hoặc tiếp xúc gần với người từ vùng dịch. Ban chỉ đạo quốc gia đề nghị các Bộ có liên quan, Tỉnh ủy, Thành ủy và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Hồng ThiếtYếu tố quan trọng nhất trong việc phòng, chống bệnh ung thư phổi là không hút thuốc lá
TĐKT- Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Năm 2018, Việt Nam có thêm hơn 23.000 người mắc ung thư phổi, con số này có thể sẽ tăng lên vào những năm tiếp theo. Ung thư phổi là một trong những ung thư đứng hàng đầu và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi, đây thực sự là con số đáng báo động. 80% bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá Được biết, ung thư phổi là một khối mô bất thường, phát triển quá mức và không hài hòa với những tổ chức bình thường kế cận. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, bao gồm: Suy giảm miễn dịch, những biến đổi bên trong hệ thống gien và tác động bên ngoài môi trường. Không hút thuốc lá để phòng chống bệnh ung thư phổi Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân tác động gây nên bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, không khí và nếp sống thiếu vệ sinh… Đặc biệt khi có nhiều yếu tố phối hợp với nhau, nguy cơ mắc bệnh càng tăng. TS. BS. Nguyễn Khắc Kiểm, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện K cho biết, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá có khoảng 4000 hoạt chất gây độc hại cho cơ thể, đặc biệt chất 3 - 4 benzopyzen là chất gây ung thư rất rõ trong thực nghiệm. Vì vậy có những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi nhưng họ không hút thuốc, mà có thể họ đã tiếp xúc với một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động, hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài). Tại bệnh viện K, ghi nhận không ít những bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ngày trong nhiều năm. Cùng với đó, việc hút thuốc lào cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Bên cạnh đó, môi trường làm việc chính là yếu tố cũng tác động gây bệnh ung thư phổi. Những người tiếp xúc với khói, bụi cũng có nguy cơ cao bị ung thư phổi đặc biệt là trong quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than, bụi kim loại. Tiếp theo đó là việc tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon. Triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài. Khó thở, ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư phổi. Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi. Các phương pháp trong điều trị ung thư phổi Phẫu thuật loại bỏ khối u: Phương pháp này sẽ có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn. Bệnh nhân cần có thể trạng tốt để phẫu thuật, có khoảng 25 - 30% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Bên cạnh đó là điều trị tia xạ, phương pháp này được áp dụng cho khoảng 35% bệnh nhân. Mục đích là tiêu diệt và kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư khi còn khu trú tại vùng và chưa di căn xa. Đối với những khối u lớn thì xạ trị làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị này có thể kéo dài đời sống của bệnh nhân và giữ vai trò bổ trợ. Điều trị hóa chất: Đối với ung thư phổi, tỷ lệ bệnh thoái giảm khi điều trị bằng hóa chất lên tới 80 - 90%. Hoá chất thường được sử dụng điều trị hỗ trợ với phẫu thuật và xạ trị khi bệnh ở giai đoạn mổ được. Các trường hợp ở giai đoạn muộn, hóa chất có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống ở bệnh nhân. Điều trị đích: Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, hoặc bệnh nhân tái phát, di căn sau các phương pháp điều trị cơ bản. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống của bệnh ung thư phổi trên 5 năm gần 45%. Hiện nay, ung thư phổi có hai loại chính: Ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm khoảng 10%; ung thư phổi không tế bào nhỏ, chiếm khoảng 90%. Ở giai đoạn đầu, hầu hết trường hợp mắc ung thư phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác, dẫn đến việc điều trị không đúng phương pháp. Cho tới khi một số triệu chứng bộc lộ rõ rệt như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực… thì phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Quan trọng nhất là chúng ta cần ý thức được việc khám tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư phổi. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể được phẫu thuật để kéo dài sự sống, tỷ lệ sống trên 5 năm xấp xỉ 44,5%. Tuy nhiên, tiên lượng sống của bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 3 - 6 tháng. Các chuyên gia Bệnh viện K cho hay yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng, chống bệnh ung thư phổi là không hút thuốc lá và khám sức khỏe định kỳ, khám tầm soát phát hiện sớm căn bệnh này. Ngoài ra việc giữ thói quen sinh hoạt khoa học, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp vận động, tập luyện thể thao đều dặn, cải thiện vệ sinh môi trường nhất là khu công nghiệp và tránh tiếp xúc với khói bụi cũng là biện pháp ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả. Hồng ThiếtTĐKT - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 648/QĐ-BYT ngày 26/2/2020 công bố hết dịch COVID-19 tại tỉnh Khánh Hòa.
Theo Quyết định, Bộ Y tế cũng đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát, phòng, chống dịch theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.
Chị L.T.T.H bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 duy nhất của Khánh Hòa đã ra viện hơn 20 ngày
Trước đó, ngày 31/1/2020, Bộ Y tế đã có quyết định số 240/QĐ-BYT về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus mới corona (COVID-19) gây ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sau khi phát hiện một nhân viên lễ tân khách sạn nhiễm bệnh. Sau một thời gian điều trị, người bệnh tại Khánh Hòa đã được chữa khỏi và không phát hiện trường hợp nhiễm mới.
Theo Bộ Y tế, hiện cả nước ghi nhận 16 trường hợp nghi nhiễm virus COVID-19 (tất cả người mắc bệnh đều đã được chữa khỏi). Các địa phương ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh bao gồm: Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Khánh Hòa và TP Hồ Chí Minh. Trong 30 ngày qua, Thanh Hóa và TP Hồ Chí Minh không ghi nhận trường hợp mắc mới nên cả 2 địa phương này đều đã làm các thủ tục công bố hết dịch.
La Giang
Hai du khách Hàn Quốc từ chối tự cách ly tại Phan Thiết đã về nước
TĐKT - Theo tin từ Sở Y tế Khánh Hòa, hai du khách Hàn Quốc từ chối tự cách ly tại một resort của Phan Thiết đã đến sân bay quốc tế Cam Ranh và đáp máy bay trở lại Hàn Quốc vào lúc 3h10p sáng ngày 26/2 trên chuyến bay TW158 của hãng hàng không Hàn Quốc T'way Air. Hai du khách là: K.S.B, nữ, sinh năm 1997 và K.Y.B, nam, sinh năm 1994. Họ đến Cam Ranh trước thời điểm áp dụng khai báo y tế đối với du khách từ hai thành phố có dịch COVID-19 của Hàn Quốc. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa phối hợp với Kiểm dịch Quốc tế sân bay Cam Ranh, công an và các lực lượng chức năng khác lập danh sách những người có tiếp xúc gần với hai hành khách này, đặc biệt là người lái xe đã đưa họ từ Phan Thiết tới sân bay Cam Rạnh, để giám sát y tế chặt chẽ. Hồng ThiếtTrường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
TĐKT - Sáng 27/2, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2020) và phát động công tác phòng, chống dịch COVID-19. Dự Lễ kỷ niệm, có: TS. Đỗ Quế Lượng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường; PGS. TS. Phạm Dương Châu, Phó Hiệu trưởng nhà trường. PGS. TS. Phạm Dương Châu, Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc Lễ kỷ niệm Tại buổi lễ, bác sĩ Phạm Thị Ngọc Liên - Trưởng phòng Y tế báo cáo những kết quả đã đạt được trong năm vừa qua và phương hướng hoạt động trong năm 2020. Là một đơn vị với chức năng, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho thầy trò, cán bộ, công nhân viên trong toàn trường, phòng Y tế đã thực hiện tốt việc khám sức khỏe đầu vào cho sinh viên; lên lớp hướng dẫn về vệ sinh phòng bệnh cho sinh viên; giới thiệu quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể; triển khai định kỳ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh giảng đường, nhà ăn, kiểm tra chất lượng nước uống, nước sinh hoạt trong nhà trường. Năm học 2019 - 2020, phòng đã cấp cứu và khám bệnh cho 2.562 lượt sinh viên; khám bệnh điều trị, tiêm truyền và tư vấn cho 4.260 lượt cán bộ, giảng viên; xét nghiệm 121 trường hợp. Thời gian tới, phòng Y tế quyết tâm duy trì, phát huy những điểm mạnh vốn có, đẩy mạnh công tác phòng bệnh để chăm sóc thầy và trò nhà trường ngày càng tốt hơn. Đại diện cho Khối ngành sức khỏe, GS.TS. Lê Anh Tuấn - Chủ nhiệm Khoa Y gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng đã giúp đỡ, hỗ trợ Khoa trong công tác quản lý, đào tạo thời gian qua, đồng thời khẳng định sẽ phấn đấu gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa trong công tác đào tạo, rèn luyện cho sinh viên y khoa tuân thủ theo đúng quy tắc y đức, y pháp và y thuật, đạt chuẩn đầu ra, trở thành bác sĩ đa khoa vừa hồng vừa chuyên. TS. Đỗ Quế Lượng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường phát biểu tại Lễ kỷ niệm Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, TS. Đỗ Quế Lượng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường cám ơn, hoan nghênh, ghi nhận, biểu dương những cán bộ, thầy thuốc, nhân viên y tế trong toàn trường, bằng năng lực trí tuệ, nhiệt tình đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế nước nhà. Nhà trường luôn trân trọng những công lao, đóng góp của các thầy cô, nhân viên y tế trong thời gian qua. TS. Đỗ Quế Lượng cho biết: Nhà trường đang có đề án thành lập thêm Phòng khám Phúc An 2 tại Vĩnh Tuy, Hà Nội, nhằm tạo điều kiện để các thầy vừa cống hiến trong lĩnh vực đào tạo, vừa tham gia khám, chữa bệnh cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên và nhân dân. Hy vọng rằng các cán bộ, nhân viên y tế của trường tiếp tục phát huy tốt truyền thống của ngành y nói chung và truyền thống của nhà trường nói riêng, có nhiều đóng góp thiết thực hơn nữa. TS. Đỗ Quế Lượng thay mặt Ban Giám hiệu nhà trường tặng hoa chúc mừng phòng Y tế, Phòng khám đa khoa Phúc An và các khoa thuộc khối ngành sức khỏe Tại Lễ kỷ niệm, nhà trường đã phát động công tác phòng, chống dịch COVID-19 với 10 giải pháp cụ thể phải triển khai. Được biết, trong thời gian qua, nhà trường đã nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương về phòng, chống dịch bệnh COVID-19: Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc phòng dịch các phòng học, phòng làm việc, khuôn viên tại các cơ sở của trường; nghiên cứu, pha chế dung dịch sát khuẩn phòng dịch kịp thời; cho sinh viên, học viên nghỉ học tiếp sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán 3 tuần trên cơ sở diễn biến của dịch bệnh và chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, từ đầu tháng 3/2020, sinh viên, học viên các bậc, hệ đào tạo tập trung học trở lại tại các cơ sở của trường, đòi hỏi tinh thần và nhận thức về phòng, chống dịch bệnh của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên cần được nâng cao; thủ trưởng các đơn vị có kế hoạch, phương án và biện pháp cụ thể để chủ động ứng phó với dịch bệnh. TS. Đỗ Quế Lượng yêu cầu các khoa, đơn vị trong nhà trường ngay trong buổi đầu tiên đón sinh viên tới trường, dành thời gian quán triệt các chỉ thị, kế hoạch về tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tới cán bộ, giảng viên, sinh viên, nhắc nhở để mọi người nâng cao ý thức phòng, chống dịch. Phương ThanhCô gái Bình Dương không khai báo đến từ tâm dịch của Hàn Quốc đã được cách ly
TĐKT - Ngày 25/2, trên mạng xã hội Facebook lan truyền hình ảnh livestream của một cô gái tự xưng quê Bình Dương, đến từ DaegU – thành phố tâm dịch COVID-19 của Hàn Quốc, nhập cảnh tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh), chia sẻ bí quyết khai báo y tế không trung thực để được nhập cảnh. Đầu giờ chiều 26/2/2020, Sở Y tế Bình Dương thông báo đã tìm được cô gái trên và buộc cô phải cách ly tập trung tại khu cách ly của địa phương. Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, cô gái tên là N.T. T., có địa chỉ tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An. Cô sống tại Daegu, nhưng đã qua thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc là Busan để đáp máy bay đi TP Hồ Chí Minh. Khi nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất, cô khai điểm xuất phát hành trình của mình là Busan, không nhắc tới Daegu và đã được phép nhập cảnh. Sau đó cô livetream phổ biến “bí quyết” này trên Facebook. “Những người không thông minh là những người đã bị cách ly. Còn những người thông minh như em thì đâu có bị cách ly đâu. Phụ nữ phải sống bằng cái não” – cô nói. Khi về đến Dĩ An, cô vấp phải sự phản ứng gay gắt của cộng đồng và đã đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương để khám, nhưng không có dấu hiệu mắc bệnh. Ngay sau đó, cô đã được ngành y tế Bình Dương đưa đến khu cách ly tập trung của tỉnh để thực hiện cách ly trong 14 ngày. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương tiến hành điều tra dịch tễ của cô, lên danh sách tất cả những người đã có tiếp xúc gần với cô (trên máy bay, khi nhập cảnh, trên các đoạn đường di chuyển từ khi nhập cảnh đến khi được cách ly, gia đình, người thân) để khoanh vùng và giám sát sức khỏe trong những ngày tới. La GiangĐiều trị thành công bệnh nhân nhiễm COVID-19 cuối cùng tại phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà
TĐKT - Ngày 26/2, Bệnh nhân nhiễm COVID-19 cuối cùng tại phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã được tổ chức lễ xuất viện. Bệnh nhân là ông N.V.V, nam 50 tuổi, trú tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân vào viện lúc 21h00, 12/2/2020. Bệnh nhân cuối cùng trong số 16 người nhiễm COVID-19 đã xuất viện Bệnh nhân là bố đẻ, đã tiếp xúc với người được xác định nhiễm Covid-19 từ Vũ Hán về ngày 30/0/2020. Người bệnh được xét nghiệm Covid-19 có kết quả âm tính và được cách ly tập trung 4 ngày, đến ngày 11/2, người bệnh có triệu chứng ho ít, chảy nước mũi, không sốt và được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ngày 12/02/2020 có kết quả dương tính với COVID-19 được điều trị tại Phòng khám đa khoa Quang Hà - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. Sau 15 ngày điều trị bệnh nhân không sốt, không ho, không khó thở, thể trạng ổn định. Bệnh nhân được xét nghiệm lại âm tính lần 1 ngày 23/2/2020, âm tính lần 2 ngày 24/02/2020 và âm tính lần 3 ngày 25/2/2020. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, thể trạng tốt. Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho biết, ông V là bệnh nhân thứ 5 ở Phòng khám tuyến huyện Bình Xuyên và là bệnh nhân cuối cùng trong 16 bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam. Thay mặt tổ công tác Bộ Y tế, ông Khoa chúc mừng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và Phòng khám đa khoa Quang Hà. Thành quả đáng ghi nhận là điều trị thành công tất cả bệnh nhân, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế và ra cộng đồng. Dù đã hoàn tất việc điều trị, nhưng thời gian tới, hệ thống y tế vẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe của những người ra viện và những ca nghi ngờ khác. Hồng ThiếtTĐKT - Ngày 26/2, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác đào tạo và tuyển sinh năm 2020.
Hội nghị triển khai công tác đào tạo và tuyển sinh năm 2020 tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Tuyển sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với một cơ sở đào tạo. Đây là hoạt động thường niên hằng năm nhằm đánh giá lại hiệu quả tuyển sinh của từng năm để kịp thời điều chỉnh đưa ra những giải pháp phù hợp trong công tác tuyển sinh trong những năm tiếp theo.
Tới dự và chỉ đạo hội nghị có GS.TS. Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh của nhà trường. Hội nghị còn có sự tham gia của PGS.TS. Phạm Dương Châu, Phó Hiệu trưởng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị, cán bộ và toàn thể giảng viên của các Khoa chuyên ngành.
Phát biểu khai mạc, GS.TS. Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh của nhà trường đã ghi nhận sự tích cực, chủ động và đóng góp của từng đơn vị, cá nhân vào thành công chung trong công tác tuyển sinh năm 2019 của nhà trường. Đồng thời, Giáo sư Vũ Văn Hóa cũng cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh giáo dục ngày càng cao, tỷ lệ thí sinh đăng ký vào đại học cả nước giảm so với một số năm trước, nhưng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh các hệ ổn định, đối với đại học chính quy tăng chỉ tiêu so với năm 2018. Năm 2019, với sự tham gia tích cực của cán bộ, giảng viên, công tác tuyển sinh đã những thay đổi căn bản trong phương thức, cách thức triển khai tiếp cận người học và thu được những kết quả rất đáng ghi nhận.
Trước những kết quả và tồn tại của kỳ tuyển sinh năm trước, Hội nghị tiếp nhận sự đóng góp tích cực và nhiệt tình trên tinh thần xây dựng để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh: Thay đổi một số phương pháp không hiệu quả trong kỳ tuyển sinh trước, tăng cường công tác truyền thông, cần có đánh giá lượng hóa các kết quả, tiếp tục thực hiện những biện pháp đã mang lại kết quả.
GS.TS. Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phát biểu tại Hội nghị
GS.TS. Vũ Văn Hóa cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, để chuẩn bị tốt cho việc xây dựng kế hoạch công tác tuyển sinh năm 2020, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao; tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh của nhà trường; triển khai phương án truyền thông tuyển sinh; xúc tiến đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo; chú trọng kỹ năng thực hành cho học sinh - sinh viên để sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp… Các đơn vị trong nhà trường cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyển sinh năm 2020, góp phần thực hiện mục tiêu chung của trường.
Ông Nguyễn Văn Học, Phó Trưởng phòng Quản lý - Đào tạo đã phổ biến một số điểm mới trong công tác tuyển sinh năm 2020, công bố các quyết định thành lập Hội đồng và Ban Thanh tra tuyển sinh năm 2020 của Hệ đào tạo Đại học Chính quy và Đào tạo Sau đại học.
Cũng tại Hội nghị, một số công việc cần làm ngay từ nay đến cuối năm học 2019 - 2020 của nhà trường cũng được phổ biến đến tất cả thành phần tham dự. Do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19, nhà trường cũng đã dự kiến điều chỉnh lại một số mốc thời gian trong kế hoạch đào tạo năm học 2019 - 2020, thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, trên tinh thần đảm bảo an toàn sức khỏe cho các cán bộ, giảng viên, công nhân viên, sinh viên và học viên của trường.
Tin: Thu Hương
Ảnh: Việt Anh
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 171
- 172
- 173
- 174
- 175
- …
- sau ›
- cuối cùng »