Thông tin về ca nghi mắc COVID-19 người Indonesia ở Bình Dương
TĐKT - Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 sáng ngày 2/7 cho biết, ca nghi mắc COVID-19 người Indonesia và 145 người tiếp túc đều âm tính với virus SARS-CoV-2. Hôm nay, Việt Nam đã tròn 77 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết: Viện nhận được thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh về 1 trường hợp nghi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 làm việc tại Bình Dương đến khám bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Ngay trong ngày 1/7/2020, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh nhanh chóng hỗ trợ địa phương điều tra dịch tễ, xác minh, thông tin cụ thể như sau: Công dân Indonesia, nam giới (tên AJI), sinh 1989. Ông AJI nhập cảnh vào Việt Nam ngày 11/3/2020 qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, lưu trú tại tầng 2, khách sạn Âu Lạc, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát; là kỹ sư máy cho Nhà máy số 4, Công ty Kyungbang tại Khu công nghiệp Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, cách khách sạn lưu trú 20 km, sáng đi tối về bằng xe đưa rước riêng hàng ngày của công ty. Trong quá trình ở Việt Nam từ 11/3/2020 đến nay, ông AJI có sức khỏe bình thường, chủ yếu sinh sống và đi lại từ khách sạn đến nơi làm việc. Qua điều tra các nơi, tổng cộng có 145 người đã từng tiếp xúc với ông AJI, bao gồm: Nơi làm việc 132 người (đồng nghiệp, lãnh đạo công ty, lái xe, công nhân), nơi lưu trú khách sạn (7 người), tại quán ăn (2 người), phòng khám Family Medical Practice - quận 2 (4 nhân viên đã có kết quả xét nghiệm âm tính). Cùng ngày 1/7/2020, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã thực hiện xét nghiệm, kết quả cho thấy ông AJI và tất cả người tiếp xúc đều âm tính với SARS-CoV-2. Tổng số ca mắc: Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 2/7: Đã 77 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến 6h ngày 2/7: Việt Nam có tổng cộng 215 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tính từ 18h ngày 1/7 đến 6h ngày 2/7: 0 ca mắc mới. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 13.085, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 105. Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.107. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 873. Theo thông tin của Tiểu ban Điều trị, đến thời điểm này đã có 336/355 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 94,4% tổng số ca bệnh. Trong đó 49/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi. Hiện chỉ còn bệnh nhân 91 là phi công đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. 19 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trong tình trạng sức khỏe ổn định Tính đến sáng ngày 2/7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế, hiện có 4 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2; 4 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 11 bệnh nhân dương tính với COVID-19. Tiểu ban Điều trị cho hay bệnh nhân 91(nam phi công người Anh) đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã hồi phục tốt, tâm lý ổn định hơn. Bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi chức năng toàn diện để đánh giá các tiêu chí an toàn trước khi cho phép xuất viện và hồi hương bằng đường hàng không. Bệnh nhân đã tự thở khí phòng, đã cai máy thở 20 ngày, các chỉ số khác bình thường và giao tiếp tốt bằng lời nói. Ban đêm bệnh nhân ngủ tốt. Hiện sức cơ 2 tay bình thường, sức cơ 2 chân 5/5, tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy được, chịu lực hai tay trên khung tập tự đứng dậy và và vịn khung tập bước được nhiều bước hơn. Bệnh nhân tự ăn uống qua miệng. Chức năng gan, thận, tim mạch, men tụy bình thường. Bệnh nhân tự thở khí phòng, trao đổi oxy ở phổi cải thiện hơn, SpO2 thường xuyên 95 - 96% có lúc đạt 97%. X - quang phổi cải thiện. Mạch: 90 lần/ phút; huyết áp: 120/60 mmHg; T 36,8oC. Các bác sĩ tăng cường phục hồi chức năng ngày 2 lần, cho bệnh nhân tập thổi hô hấp ký, xuống giường ngồi trên ghế. Bệnh nhân hiện đã ngưng thuốc kháng nấm. Chỉ dùng thuốc kháng đông dự phòng huyết khối đường uống xarelto, kết hợp với săn sóc tại chỗ vết loét cùng cụt. Theo các chuyên gia, đây là giai đoạn vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, săn sóc vết thương loét và tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, tâm lý bệnh nhân đôi khi không ổn định, có biểu hiện không hợp tác với nhân viên y tế. Tiểu ban Điều trị đã nhận được công hàm của Đại sứ quán Anh đề nghị cho bệnh nhân 91 về nước trên chuyến bay ngày 12/7 tới. Đây là chuyến bay của Vietnam Airlines, xuất phát từ Hà Nội đi Vương Quốc Anh đón công dân Việt Nam. Tiểu ban Điều trị đang sắp xếp một phiên hội chẩn dự kiến trong tuần này, đánh giá sức khỏe phi công người Anh theo đề nghị từ Đại sứ quán Anh, trước khi cho bệnh nhân về nước ngày 12/7. Đây sẽ là hội chẩn quốc gia lần 6 để đánh giá toàn diện sức khỏe bệnh nhân, bao gồm chức năng hô hấp, vận động, để bay một chuyến kéo dài liên tục 12 tiếng... La GiangChính trị - Xã hội
Tuần lễ nghề nghiệp mùa hè: Hàng ngàn cơ hội việc làm cho sinh viên tại NEU
TĐKT - Sáng 1/7, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) chính thức công bố những thông tin liên quan đến Tuần Nghề nghiệp mùa hè năm 2020 - NEU Career Week Online - Summer 2020, đồng thời ra mắt nền tảng Tư vấn và hướng nghiệp việc làm, là một điểm nhấn quan trọng kết nối nhà trường, sinh viên và doanh nghiệp. PGS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Tiếp nối thành công của ngày hội việc làm NEU Career Expo các năm trước, chương trình năm nay với tên gọi Tuần Nghề nghiệp mùa hè năm 2020 - NEU Career Week Online lần đầu tiên được ưu tiên tổ chức theo hình thức trực tuyến sẽ là chuỗi các hoạt động để kết nối sinh viên, cựu sinh viên với các đơn vị tuyển dụng. Chương trình được tổ chức với sứ mệnh trở thành cầu nối giữa các sinh viên và doanh nghiệp, giữa các thế hệ sinh viên đã và đang trưởng thành từ ngôi trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tại sự kiện, ngoài việc giới thiệu thông tin về việc lần đầu tiên tổ chức chương trình theo hình thức trực tuyến thì một trong những điểm nhấn đáng chú ý của chương trình chính là hoạt động ra mắt “Nền tảng tư vấn hướng nghiệp và việc làm trực tuyến” nhằm áp dụng công nghệ để tiết kiệm thời gian và chi phí xã hội cho việc đạt được hiệu quả tốt nhất. Lãnh đạo nhà giải đáp các thắc mắc từ các phóng viên, nhà báo TS Bùi Trung Hải - Giám đốc Trung tâm tư vấn hướng nghiệp và việc làm cho biết: “Thông qua hoạt động tổ chức trực tuyến và nền tảng online, Ban tổ chức có thể kết nối được với các chuyên gia có chất lượng và tầm ảnh hưởng ở không chỉ trong nước mà thậm chí là các chuyên gia nước ngoài nhằm tổ chức các talkshow online tạo điều kiện tìm hiểu việc làm tốt nhất cho các bạn sinh viên. Đó cũng chính là kỳ vọng của trung tâm khi phát triển nền tảng tư vấn hướng nghiệp trực tuyến”. Với những tính năng nổi bật như tìm việc theo định vị, tự động kết nối nhóm ngành thông minh và đặc biệt là tham gia những gian hàng 3D, kết hợp phương thức phỏng vấn trực tuyến, nền tảng này sẽ giúp sinh viên có thể tối ưu hóa thời gian tìm được công việc phù hợp cho mình. NEU Career Week Online là bước đệm mở ra cơ hội cho sinh viên tìm hiểu về các ngành nghề, công việc, những thông tin cần thiết để chuẩn bị hành trang cho tương lai. Đồng thời, đây cũng là dịp để các doanh nghiệp chia sẻ xu hướng tuyển dụng của mình và tìm kiếm những nhân sự tiềm năng và phù hợp. Tuần lễ nghề nghiệp - NEU Career Week Online - Summer 2020 diễn ra đến giữa tháng 7, với ngày hội chính vào 18/7 hứa hẹn sẽ thu hút hơn 60 gian hàng của doanh nghiệp cùng với sự tham gia của hàng nghìn sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương ThanhCông bố 6 dịch vụ công cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
TĐKT - Sáng 1/7, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố dịch vụ thứ 725 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Ủy viên Trung ương Đảng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp. 6 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (CDVCQG) từ 1/7/2020, bao gồm: Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; cấp mới, đổi giấy phép lái xe mức độ 4; nộp tiền xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông; nộp tiền xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của cảnh sát giao thông; đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện; gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Điểm chung của 6 dịch vụ công đưa lên Cổng DVCQG chú trọng đến vấn đề thanh toán điện tử. Như vậy, từ 1/7/2020, người dân có thể ngồi nhà nộp phạt trực tuyến nếu vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông, đóng tiếp BHXH tự nguyện và dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính sẽ triển khai đồng loạt trên toàn quốc... Ủy viên Trung ương Đảng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại họp báo Biểu dương sự hưởng ứng, tham gia tích cực trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG của người dân, doanh nghiệp, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, các dịch vụ công được công bố nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của hàng triệu người dân, doanh nghiệp như: Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình của khoảng hơn 17 triệu đối tượng; phục vụ hơn 614.000 đối tượng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và có khoảng hơn 38 triệu đối tượng tiềm năng là lao động chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội… Nhấn mạnh vai trò quan trọng của dịch vụ công số 725 - dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, dịch vụ góp phần thúc đẩy số hóa; đồng thời với giá trị sử dụng của bản sao điện tử đã được chứng thực có giá trị thay cho bản chính giúp cho người sử dụng có thể đưa hầu hết thủ tục hành chính thực hiện hoàn toàn trực tuyến trên môi trường điện tử (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4); đồng thời tạo điều kiện thực hiện giao dịch số trong lĩnh vực dân sự, kinh tế. Từ thời điểm khai trương ngày 9/12/2019 đến nay, Cổng DVCQG đã tích hợp với 18 bộ, ngành, 63/63 địa phương, 12 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, trung gian thanh toán. Tiếp nhận, xử lý hơn 6.600 phản ánh, kiến nghị và hỗ trợ, giải đáp hơn 14.800 cuộc gọi tới tổng đài. Tính đến 28/6/2020, đã có hơn 178.000 tài khoản đăng ký; hơn 46,3 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin và thực hiện dịch vụ; hơn 10,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái để phục vụ tra cứu, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; hơn 151.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến từ Cổng DVCQG, trong đó có 889 hồ sơ của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ vay vốn hoặc hỗ trợ lao động tạm ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, mặc dù hệ thống thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công của Cổng DVCQG mới đưa vào thực hiện từ tháng 3/2020 nhưng đến nay, sau 3 tháng triển khai, đã tích hợp, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến với 6 bộ, ngành và 31/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đã có hơn 2.100 lượt giao dịch thành công. Qua gần 7 tháng đi vào vận hành, từ 8 nhóm dịch vụ công ban đầu ở thời điểm khai trương, khi tích hợp thêm 6 dịch vụ công vào ngày hôm naythì Cổng DVCQG có 725 dịch vụ công cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Phương ThanhNgày hội tư vấn hướng nghiệp – Tuyển sinh Giáo dục Nghề nghiệp 2020
TĐKT - Ngày 28/6, tại Cần Thơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp – Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2020. Tham dự Ngày hội có lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn và đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành của thành phố Cần Thơ; đại diện lãnh đạo các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận; các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, các doanh nghiệp; các nhà báo, phóng viên các cơ quan truyền thông, báo chí và đặc biệt là gần 3.000 học sinh các trường trung học phổ thông, sinh viên năm cuối tốt nghiệp các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bà Trần Minh Huyền, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ trao cờ lưu niệm cho các đơn vị doanh nghiệp tham gia ngày hội. Chương trình ngày hội gồm một chuỗi các hoạt động: Tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đối với các học sinh trung học phổ thông; tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyển dụng lạo động cho các học sinh, sinh viên năm cuối các trường cao đẳng, trung cấp. Đến với Ngày hội, các em học sinh các trường THPT được cung cấp thông tin, định hướng nghề nghiệp; được trải nghiệm trong không gian giao lưu cùng các lãnh đạo, chuyên gia, nhà giáo dục, doanh nhân thành đạt, cùng chia sẻ về việc làm, nghề nghiệp và chế độ chính sách, ưu đãi của Đảng, nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, nhu cầu và dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề trong thời gian tới. Không gian tư vấn của các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn thành phố là điều kiện thuận lợi để các em học sinh tìm hiểu và trải nghiệm thực tế đối với một số nghề được đào tạo. Ngoài ra, Ban Tổ chức ngày hội cũng bố trí hoạt động trải nghiệm thực tế tại một số xưởng nghề của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ; các trò chơi, tương tác liên quan tới giáo dục nghề nghiệp để tạo thêm không khí cho Ngày hội. Phát biểu tại Ngày hội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Đỗ Năng Khánh khẳng định: Giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là địa chỉ cung ứng nhân lực lao động có kỹ năng cho thị trường lao động. Tuy nhiên tại Việt Nam, do tâm lý chuộng bằng cấp nên một thời gian dài xảy ra tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tỷ lệ thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học cao với mỗi năm khoảng 250.000 người gây lãng phí về thời gian, chi phí, cơ hội đối với cá nhân, xã hội, gây áp lực cho nền kinh tế và lãng phí ở cấp độ xã hội. Theo bà Trần Minh Huyền, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, việc lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng vì công việc là một phần quan trọng của cuộc đời. Các em hãy chọn một ngành học phù hợp với bản thân mình, đó là "3 phù hợp", phù hợp với khả năng, phù hợp với sức khỏe, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình” để thành công trong lương lai. Tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2020 tại Cần Thơ, bà Trần Minh Huyền cũng đã thông tin cho biết: Hiện nay, Đảng, Nhà nước, Bộ Lao động - Thương và Xã hội đã và đang rất quan tâm phát triển giáo dục nghề nghiệp; nhiều chính sách, chương trình, đề án phát triển giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, Luật giáo dục (sửa đổi) ban hành đã quy định về liên thông, phân luồng, hướng nghiệp để đảm bảo cơ hội học tập, phát triển bình đẳng cho mọi người. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 24 "về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới", trong đó Thủ tướng đã giao các bộ, ngành một số giải pháp để đạt mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ tài chính cho đào tạo nghề. Hằng năm, có khoảng 2,2 triệu học sinh, sinh viên học giáo dục nghề nghiệp tốt nghiệp. Học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm và thu nhập sau học nghề cũng rất tốt. Năm 2019, có tới 85% học sinh, sinh viên sau khi học nghề ra trường có việc làm; thậm chí có bạn sinh viên giỏi đang học năm nhất, năm hai đã có việc làm; lương khởi điểm bình quân của sinh viên trường nghề cũng được cải thiện, từ 7 – 10 triệu đồng. Thông tin về Ngày hội được cập nhật trên website: http://gdnn.gov.vn và Fanpage: https://www.facebook.com/VUHSSV/ Hoàng LongTĐKT - Ngày 29/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết có thêm 5 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại cơ sở y tế này được công bố khỏi bệnh. Như vậy số ca khỏi bệnh ở Việt Nam là 335/355 (chiếm 94,4% tổng số ca bệnh), chưa có trường hợp tử vong.
Các bệnh nhân được công bố khỏi bệnh hôm nay gồm: BN344, BN346, BN348, BN351, BN352.
Các trường hợp được công bố khỏi bệnh tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 29/6.
Sau khi được công bố khỏi bệnh, các trường hợp này sẽ tiếp tục được cách ly để theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày, theo quy định của Bộ Y tế.
Cụ thể như sau: BN344: Nam, 52 tuổi ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Vào viện ngày 19/6/2020.
Xét nghiệm: 3 lần âm tính. Hiện tại: Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, không ho, không khó thở, tim nhịp đều, phổi không rale, dấu hiệu sinh tồn ổn định.
BN346: Nam, 6 tuổi ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Vào viện ngày 19/6/2020
Xét nghiệm: 2 lần âm tính. Hiện tại: Bệnh nhân tỉnh, không ho, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định, nhịp thở đều, không co kéo cơ hô hấp phụ, phổi thông khí đều, không rale, bụng mềm, không chướng.
BN348: Nam, 39 tuổi ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Vào viện: ngày 19/6/2020.
Xét nghiệm: 3 lần âm tính.
Hiện tại: Bệnh nhân tỉnh, không ho, không khó thở, da niêm mạc hồng, dấu hiệu sinh tồn ổn định.
BN351: Nữ, 46 tuổi ở Như Xuân, Thanh Hóa… Vào viện ngày 24/6/2020. Xét nghiệm: 2 lần âm tính. Hiện tại: Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, da niêm mạc bình thường, không ho, không khó thở, dấu hiệu sinh tồn ổn định.
BN352: Nữ, 30 tuổi ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Vào viện: ngày 24/6/2020.
Xét nghiệm: 3 lần âm tính.
Hiện tại: Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không ho, tim đều, phổi thông khí tốt, không rale, dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Như vậy, đến ngày 29/6/2020, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã điều trị cho 182 bệnh nhân COVID-19 (trong đó có 18 bệnh nhân người nước ngoài).
Đã có 176/182 trường hợp khỏi bệnh, hiện tại Bệnh viện còn điều trị 6 bệnh nhân COVID-19.
Đến sáng 29/6, đã 74 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng cộng 215 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam chỉ còn 20 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế.
Hiện tại, 49/50 bệnh nhân COVID-19 mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi. Trường hợp bệnh nhân ngoại quốc duy nhất còn điều trị là phi công người Anh (BN91). Đến nay, bệnh nhân này đã trải qua 103 ngày điều trị, hồi phục tốt và đang được phục hồi chức năng, tập đi.
Trước nguyện vọng của bệnh nhân muốn về nước, dự kiến bệnh nhân sẽ trở về Anh trên chuyến bay của Vietnam Airlines sang Vương quốc Anh vào ngày 12/7.
La Giang
Tất cả mẫu xét nghiệm ở chung cư Phạm Viết Chánh có BN326 đều âm tính
TĐKT - Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng cho biết, tất cả các mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 hôm 29/6/2020 của những người ở chung cư có BN236 đều âm tính. Các mẫu xét nghiệm này bao gồm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân 326 và mẫu của tất cả người nhà, người cùng tầng số 12, Lô D, chung cư Phạm Viết Chánh, phường 19, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Trước đó, tối 29/6, Bộ Y tế thông tin về trường hợp BN326 có kết quả xét nghiệm dương tính yếu với virus SARS-CoV-2 sau 20 ngày được công bố điều trị khỏi. BN326, sinh năm 2000, là du học sinh từ Pháp về Việt Nam ngày 24/5/2020, được lấy mẫu xét nghiệm vi rút SAR-CoV-2 và cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện dương tính với SAR-CoV-2 ngày 25/5/2020. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh ngày 09/6/2020. Sau khi xuất viện, bệnh nhân tiếp tục được cách ly 14 ngày ở khu cách ly của quận Bình Thạnh, sau đó bệnh nhân về nhà tại tầng 12 Lô D, Chung cư Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh đã được 6 ngày nay và được xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra, ngày 20/6/2020 có kết quả dương tính yếu với SAR-CoV-2 sau 20 ngày khỏi bệnh (28/6/2020). Để bảo đảm an toàn và chủ động phòng ngừa dịch COVID-19, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu người dân sống cùng tầng với bệnh nhân 326 tại tầng 12 khu D, chung cư Phạm Viết Chánh, phường 19 lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc để giám sát trọng điểm. Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng và hoang mang vì trước đây cũng có nhiều trường hợp sau khi ra viện xét nghiệm dương tính yếu với SAR-CoV-2 và không có khả năng lây lan. La GiangTĐKT - Ngày 26/6, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề: “Xu hướng việc làm và kỹ năng làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0”. Tọa đàm do Trung tâm Khảo sát Thông tin Việc làm và Đào tạo Khởi nghiệp phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của trường chủ trì.
Lãnh đạo của các cơ quan, doanh nghiệp, các doanh nhân thành đạt, những người quan tâm tới tương lai sự nghiệp của thế hệ trẻ đã được mời đến dự và tham gia buổi Toạ đàm để chia sẻ những kinh nghiệm khởi nghiệp, giải đáp các thắc mắc, tháo gỡ các khó khăn mà các bạn trẻ gặp phải trên con đường khởi nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường.
Buổi toạ đàm diễn ra trong không khí vui vẻ, sôi nổi, thu hút các thầy cô giáo cùng 260 sinh viên thuộc CLB Sinh viên Khởi nghiệp của nhà trường tham dự.
PGS.TS. Hà Đức Trụ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phát biểu tại Tọa đàm
Phát biểu tại chương trình, PGS.TS. Hà Đức Trụ, Phó Hiệu trưởng nhà trường gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà diễn giả đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. “Là cơ sở đào tạo đa ngành (27 ngành); đa cấp (cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ), đa hình thức (chính quy, liên thông, vừa làm - vừa học, trực tuyến), Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế và uy tín của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế thực hành, các nhà kỹ thuật - công nghệ thực hành; các bác sĩ, dược sĩ, cử nhân điều dưỡng giỏi y thuật và giàu y đức, tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sinh viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, tự tin, sáng tạo để khởi nghiệp thành công”, Phó Hiệu trưởng Hà Đức Trụ khẳng định.
Đồng thời, Phó Hiệu trưởng Hà Đức Trụ cũng mong muốn sinh viên sẽ có cơ hội học hỏi, trau dồi thêm kiến thức về lập nghiệp, khởi nghiệp thông qua những chia sẻ, kinh nghiệm quý báu của các doanh nhân đã và đang thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Buổi Tọa đàm vinh dự được đón các diễn giả là những doanh nhân thành đạt ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Mang đến buổi Tọa đàm những câu chuyện vui, buồn về khởi nghiệp của chính mình, các diễn giả đã cho các sinh viên hiểu rõ được khởi nghiệp là gì, những yếu tố quan trọng để khởi nghiệp thành công, tránh được những rủi ro không đáng có.
Các diễn giả cũng chỉ ra những thách thức đối với cộng đồng Startup trong việc bắt kịp công nghệ cách mạng công nghiệp 4.0, khó khăn về nhân lực, thị trường, khách hàng.
Bên cạnh nhiều yếu tố khách quan như hệ sinh thái khởi nghiệp và các chính sách hỗ trợ còn chưa đầy đủ, bản thân người khởi nghiệp cũng còn thiếu rất nhiều kiến thức, kỹ năng cần phải học hỏi để thu hút các nhà đầu tư cho dự án của mình.
Tọa đàm nhận được nhiều câu hỏi từ phía những bạn trẻ đang ấp ủ những dự án cho tương lai, trong đó xoáy sâu vào những vấn đề như các yếu tố để khởi nghiệp thành công, làm sao thu hút các nhà đầu tư và thời điểm để các startup trẻ xuất phát khi nào thì phù hợp…
Trên tinh thần trao đổi cởi mở, các diễn giả đã giúp các sinh viên hiểu rõ khái niệm về khởi nghiệp thực sự, để có một dự án thành công thì ý tưởng, niềm đam mê và động lực cá nhân chính là yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm những cộng sự tài năng ở nhiều mảng kinh doanh khác nhau là hết sức cần thiết để dự án phát triển toàn diện và thuyết phục các nhà đầu tư.
Chương trình Toạ đàm thành công rực rỡ, đã thổi bùng lên ngọn lửa đam mê kinh doanh và chắc chắn sẽ là động lực để các bạn sinh viên tin tưởng vào khởi nghiệp, sẵn sàng khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công, sớm trở thành những nhà doanh nhân trẻ thành đạt trong tương lai./.
Tin: Thu Hương
Ảnh: Huy Thuyết
TĐKT - Bản tin lúc 18h ngày 24/6 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết đã phát hiện thêm 3 trường hợp mắc COVID-19 là người trở về từ Kuwait, được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam có 352 ca.
CA BỆNH 350 (BN350): Bệnh nhân nam, 36 tuổi, có địa chỉ tại huyện Hưng Hà, Thái Bình.
Đây là hành khách trên chuyến bay QH9092 từ Kuwait (quá cảnh Qatar) nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 16/6/2020 (trước đó đã ghi nhận 8 trường hợp bệnh COVID-19 trên chuyến bay này).
Hành khách này được cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm tại thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 17/6/2020 là âm tính với SARS-CoV-2. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 23/6/2020 là dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa.
CA BÊNH 351 (BN351): Bệnh nhân nữ, 46 tuổi, có địa chỉ tại huyện Như Xuân, Thanh Hóa.
CA BỆNH 352 (BN352): Bệnh nhân nữ, 30 tuổi, có địa chỉ tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Ngày 18/6/2020, hai người này từ Kuwait về nhập cảnh tại Sân bay Nội Bài trên chuyến bay KU1513.
Họ được cách ly tập trung tại tỉnh Hưng Yên ngay sau khi nhập cảnh. Ngày 22/6/2020, họ được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ngày 23/6/2020 là dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Tổng số ca mắc: Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 24/6: Đã 69 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tính đến 18h ngày 24/6: Việt Nam có tổng cộng 212 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Tính từ 6h đến 18h ngày 24/6: Ghi nhận 3 ca mắc mới.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 6.318, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 107. Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 5.411. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 800.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này, đã có 329/352 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh, chiếm 94,3% tổng số ca bệnh.
Trong đó 49/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi. Hiện chỉ còn bệnh nhân 91 là phi công đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
23 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trong tình trạng sức khỏe ổn định, trong đó tại Bệnh viện đa khoa Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có số bệnh nhân đông nhất - hiện đang điều trị 8 trường hợp.
Tính đến chiều ngày 24/6, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 3 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2; 3 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 18 bệnh nhân dương tính với COVID-19.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Phó trưởng Tiểu ban Điều trị cho biết, đã đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy cử 1 đội cơ động phản ứng nhanh xuống Bệnh viện đa khoa Bà Rịa hỗ trợ quản lý, điều trị các bệnh nhân dương tính là công dân Việt Nam từ Kuwait trở về.
Ngày 23/6, đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đến Bệnh viện đa khoa Bà Rịa hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá và rà soát quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, phác đồ điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19.
Đây là lần thứ 4, Bệnh viện Chợ Rẫy cử các đội phản ứng nhanh đi hỗ trợ các địa phương có nhiều ca mắc COVID-19. Trước đó, các đội phản ứng nhanh đã tới Bình Thuận, Tây Ninh và Bạc Liêu.
BS Nguyễn Ngọc Sang, Khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, qua kiểm tra, Bệnh viện đa khoa Bà Rịa đã đáp ứng đầy đủ quy trình tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân COVID-19, nhưng nên lắp đặt thêm camera và điện thoại nội bộ trong khu vực điều trị. Bệnh viện nên bố trí phân luồng, khử khuẩn phòng ốc, quần áo, bề mặt tiếp xúc; xử lý phân, nước thải của bệnh nhân an toàn, hiệu quả hơn, đảm bảo không có nguồn lây nhiễm ra bên ngoài…
Liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân 91 là phi công đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, tiểu ban Điều trị cho biết, hiện sức khỏe bệnh nhân tri giác tỉnh hoàn toàn; sức cơ hồi phục tốt, chỉ còn yếu nhẹ hai chân; phổi cải thiện gần 90 %, đã ngưng ô xy, thở khí phòng.
Hiện tại bệnh nhân không ho, giao tiếp tốt bằng lời nói. SpO2 94%, nhịp thở lúc nghỉ 20 nhịp/phút, lúc gắng sức 25 nhịp/phút. Mạch: 97 lần/phút; huyết áp: 130/70 mmHg; nhiệt độ: 37oC.
Bệnh nhân đã tự ăn uống trên giường bệnh. Theo các chuyên gia, đây là giai đoạn vật lý trị liệu, phục hồi chức nặng, săn sóc vết thương loét và tăng cường dinh dưỡng. Bệnh nhân cần ít nhất 2-3 tuần để phục hồi thể trạng để đảo có thể đi lại an toàn khi di chuyển.
Đến nay, bệnh nhân 91 đã trải qua 98 ngày điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy.
La Giang
TĐKT - Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết, đến nay, tại huyện Krông Nô đã qua 16 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới và tại huyện Đắk Glong đã qua 4 ngày không ghi nhận thêm trường hợp dương tính với bạch hầu. Ngành y tế khuyến cáo người dân nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin đủ mũi, đúng lịch để phòng, chống bệnh bạch hầu.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong tháng 6 năm 2020 ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại xã Đắk Sor, huyện Krông Nô, 8 trường hợp mắc tại xã Quảng Hòa và xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại xã Quảng Hòa.
Ngay sau khi ghi nhận thông tin các trường hợp mắc, Cục Y tế dự phòng đã đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cử đội đáp ứng nhanh hỗ trợ địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời chỉ đạo ngành y tế địa phương tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, cách ly kịp thời các trường hợp mắc, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần và có nguy cơ; tiến hành phun khử khuẩn môi trường tại khu vực ổ dịch và tại các gia đình có học sinh đi về tại địa phương; tổ chức ngay các lớp tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, phòng, chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân; đẩy mạnh công tác thu dung, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất số biến chứng nặng và tử vong; tổ chức tiêm vắc xin chống dịch tại khu vực ổ dịch; triển khai các chốt cách ly toàn bộ các hộ gia đình có người mắc bệnh, hạn chế người ra vào tại khu vực ổ dịch. Đẩy mạnh truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình và tại địa phương để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, đặc biệt tuyên truyền rõ lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh và vận động người dân đưa trẻ em đi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu bảo đảm đủ mũi và đúng lịch.
5 biện pháp cần thực hiện để phòng bệnh bạch hầu
Đến nay các ổ dịch đã ổn định, tại huyện Krông Nô đã qua 16 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới và tại huyện Đắk Glong đã qua 4 ngày không ghi nhận thêm trường hợp dương tính với bạch hầu. Đây là khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp 48 - 52%, các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, thuộc nhóm B trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.
Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch. Khi phát hiện sớm, bệnh điều trị khỏi bằng kháng sinh. Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
5. Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Hồng Thiết
TĐKT - Đại dịch COVID-19 đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả mọi người, các cộng đồng và các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hậu quả mà mỗi người phải hứng chịu là khác nhau. Ví dụ, phụ nữ, đối tượng chiếm phần lớn trong số nhân viên y tế tuyến đầu, phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm trước vi-rút SARS-CoV-2 cao hơn. Các chuỗi cung ứng toàn cầu hiện đang gặp phải tình trạng gián đoạn, tác động tới khả năng tiếp cận thuốc tránh thai và gia tăng rủi ro có thai ngoài ý muốn. Lệnh cách ly xã hội được áp dụng trên toàn quốc cùng với hệ thống y tế quá tải khiến các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục không được quan tâm đến và gây gia tăng tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.
Nghiên cứu gần đây của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) nhấn mạnh rằng nếu các quốc gia tiếp tục áp dụng lệnh cách ly xã hội trong vòng 6 tháng tới và các dịch vụ y tế vẫn bị gián đoạn thì 47 triệu phụ nữ ở các quốc gia thu nhập thấp - trung bình sẽ không thể tiếp cận với các phương pháp phòng tránh thai hiện đại. Hệ quả là sẽ có khoảng 7 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn và dự kiến có thêm khoảng 31 triệu vụ bạo lực trên cơ sở giới. Sự gián đoạn trong việc triển khai các chương trình của UNFPA tại cấp cơ sở có thể dẫn tới 2 triệu trường hợp cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ và 13 triệu trường hợp tảo hôn trong giai đoạn 2020 – 2030 mà đáng ra đã có thể ngăn chặn được.
Không chỉ vậy, tỷ lệ nữ giới phải làm việc trong thị trường lao động thiếu an toàn cao hơn và phải chịu ảnh hưởng về kinh tế nặng nề hơn từ đại dịch COVID-19. Gần 60% phụ nữ trên thế giới làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức và có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói cao hơn. Lệnh đóng cửa trường học cùng với nhu cầu gia tăng của người cao tuổi đã khiến cho khối lượng công việc chăm sóc không được trả lương của phụ nữ cũng tăng theo.
Đặc biệt, đại dịch tác động nghiêm trọng tới những cộng đồng chịu thiệt thòi, làm trầm trọng thêm trình trạng bất bình đẳng và cản trở những nỗ lực nhằm giúp không ai bị bỏ lại phía sau của chúng ta. Những hành động ứng phó của chúng ta trước đại dịch COVID-19 tại mỗi quốc gia đóng vai trò quan trọng và sẽ quyết định tới tốc độ hồi phục của thế giới và tác động đến khả năng của chúng ta trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Trong ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay, các văn phòng UNFPA được khuyến khích nâng cao nhận thức về nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục cũng như tính dễ bị tổn thương của phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh đại dịch, nhấn mạnh đến các cách thức để bảo vệ những thành tựu không dễ gì đạt được, đảm bảo nội dung về quyền và sức khỏe sinh sản và tình dục được đưa vào chương trình nghị sự quốc gia và tìm kiếm những phương pháp duy trì đà phát tri ển hướng tới việc đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững vào năm 2030 như đã trình bày tại Hội nghị Thượng đỉnh Nairobi về Dân số và Phát triển.
Hồng Thiết
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 141
- 142
- 143
- 144
- 145
- …
- sau ›
- cuối cùng »