Chính trị - Xã hội

Lễ ra quân hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam - Tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

TĐKT - Ngày 11/7, Lễ ra quân hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam - Tuyên truyền vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình” đã diễn ra tại điểm cầu Trung ương với sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu và thực hiện tiếp sóng tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố. Lễ ra quân là một trong những hoạt động cho thấy quyết tâm nhằm triển khai có hiệu quả mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra của hai ngành. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu phát biểu tại Lễ phát động Căn cứ tình hình thực tiễn, Lễ ra quân được xây dựng và tổ chức theo 2 hình thức: Trực tuyến và tuyên truyền lưu động. Cụ thể, tổ chức Lễ ra quân trực tuyến tại điểm cầu Trung ương, thực hiện tiếp sóng tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố, đảm bảo giãn cách xã hội; đồng thời, tổ chức tuyên truyền lưu động với 708 đoàn diễu hành lưu động, tư vấn và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên phạm toàn quốc, bằng phương tiện ô tô, xe máy có gắn các thông điệp truyền thông BHXH, BHYT (với quy mô 1 đoàn diễu hành lưu động/ 1 quận, huyện, thị xã,…), đảm bảo an toàn giao thông. Với chủ đề “Cả nước chung tay thực hiện BHXH, BHYT toàn dân”, gắn với các nội dung truyền thông về vị trí, vai trò, ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, BHYT; về lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, vận động phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, qua đó, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa như: “Đảng và Nhà nước chăm lo cuộc sống, sức khỏe nhân dân thông qua chính sách BHXH, BHYT”; “BHXH, BHYT là chính sách bảo hiểm của Đảng và Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của Nhân dân”; “Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện BHXH, BHYT toàn dân”; “Tham gia BHXH, BHYT là trách nhiệm, quyền lợi của tổ chức, cá nhân”; “Tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu hàng tháng và chăm sóc sức khỏe khi về già”; “Tham gia BHYT hộ gia đình để được chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình”… hướng tới nhóm đối tượng đích gồm người nông dân, người lao động tại khu vực phi chính thức, đặc biệt là các đối tượng thuộc nhóm trên 10 triệu người chưa tham gia BHYT hộ gia đình. Lễ ra quân tại điểm cầu Trung ương Các hình thức tuyên truyền khác của Lễ ra quân được áp dụng gồm: Treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, phướn, tranh cổ động với nội dung chuyển tải các thông điệp tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT tại trụ sở cơ quan BHXH, cơ quan bưu điện, đại lý thu BHXH, BHYT và cho mỗi đội tuyên truyền lưu động; tuyên truyền về hoạt động của Lễ ra quân, về lợi ích của chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên: Báo, tạp chí, Cổng Thông tin điện tử, Fanpage của BHXH Việt Nam; Cổng/Trang Thông tin điện tử của BHXH tỉnh, thành phố; các cơ quan truyền thông cơ quan bưu điện các cấp; cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, trên mạng xã hội; tổ chức tuyên truyền về lợi ích của chính sách BHXH tự nguyện qua hệ thống truyền thanh cơ sở trên 63 tỉnh, thành phố… Mục tiêu Lễ ra quân hướng tới: Nhằm đảm bảo phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trong và sau Lễ ra quân, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2020; tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan BHXH, bưu điện các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao... Hồng Thiết

Lễ phát động Chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch bạch hầu tại 4 tỉnh Tây Nguyên

TĐKT - Chiều 9/7, tại Trường THPT Nguyễn Huệ, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức phát động Chiến dịch phòng, chống dịch bạch hầu tại 4 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, bao gồm: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông. GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế dự và lãnh đạo UBND các tỉnh đã tham dự Lễ phát động. GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đây là chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh bạch hầu, trước hết thực hiện ở 4 tỉnh Tây Nguyên bao gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông với đối tượng là tất cả những người từ 2 tháng tuổi trở lên. Theo đó, trẻ từ 2 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi tiêm 1 mũi vắc xin 5 trong 1; trẻ từ 19 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi: tiêm 1 mũi vắc xin DPT và người từ 48 tháng tuổi trở lên: tiêm 2 mũi vắc xin Td (mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng). Phát biểu tại Lễ phát động, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: “Trong giai đoạn vừa qua, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự đồng lòng của toàn thể nhân dân, sự chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID 19, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng tự hào trong công cuộc phòng, chống dịch COVID 19, đến nay đã 83 ngày Việt Nam không ghi nhận trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 vẫn quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch. Bên cạnh các kết quả đó, chúng ta cũng không lơ là trong phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm khác”. Quyền Bộ trưởng cho biết thêm: “Để khẩn trương kiểm soát dịch bệnh bạch hầu tại khu vực Tây Nguyên, Bộ Y tế đã triển khai quyết liệt các biện pháp đáp ứng phòng, chống dịch: Cử đội cơ động chống dịch xuống hỗ trợ địa phương, tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp bệnh, các trường hợp tiếp xúc, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc và điều trị dự phòng cho người dân trong khu vực có nguy cơ. ​ Tiêm vắc xin phòng, chống dịch bạch hầu cho trẻ tại 4 tỉnh Tây Nguyên Một trong biện pháp phòng, chống dịch bạch hầu hiệu quả nhất và căn cơ nhất đó là tiêm vắc xin bạch hầu để phòng, chống dịch toàn diện và mang tính bền vững. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch tiêm vắc xin phòng, chống dịch bạch hầu tại 4 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông. Đây là kế hoạch chống dịch bạch hầu có quy mô lớn từ trước đến nay tại Việt Nam. Mục tiêu chung của kế hoạch là đảm bảo ít nhất 90% các đối tượng từ 2 tháng tuổi trở lên đến 40 tuổi tại 4 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông được sử dụng vắc xin chứa thành phần bạch hầu đảm bảo an toàn.” Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, tính tới ngày 8/7, tại khu vực Tây Nguyên ghi nhận 68 ca dương tính với bạch hầu. Đắk Lắk là tỉnh mới nhất ghi nhận ca mắc đầu tiên, Đắk Nông có 27 ca; tỉnh Gia Lai có 16 ca; Kon Tum có 24 ca; Đắk Lắk 1 ca. Đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong. Đây là những người sống ở vùng sâu, vùng xa và là những ca bệnh mới xuất hiện lần đầu tại địa bàn (16 năm không xuất hiện ca bệnh bạch hầu) và được phát hiện muộn. Về độ tuổi của người mắc bạch hầu: Dưới 1 tuổi có 3 trường hợp; từ 1 - 7 tuổi có 8 trường hợp; trên 7 tuổi đến 40 tuổi là 37 trường hợp, trên 40 tuổi có 5 trường hợp. Xem xét tiền sử tiêm chủng của người mắc bệnh cho thấy: Đa số các trường hợp đều không được tiêm vắc xin có chứa thành phần phòng bệnh bạch hầu đủ mũi, đúng lịch. Báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về tình hình sử dụng vắc xin phối hợp DPT-VGB-Hib do SII (Ấn Độ) sản xuất và báo cáo kết quả tiêm chủng 5 tháng đầu năm 2020 cho thấy tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng thấp chưa đạt tiến độ theo kế hoạch, trong đó tỷ lệ vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 tuổi (34,6%), tỷ lệ tiêm vắc xin DPT mũi 4 cho trẻ 18 tháng tuổi (28,4 %). Số liệu trên cho thấy, tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ thấp. Do vậy, để khống chế dịch bệnh bạch hầu, đảm bảo duy trì miễn dịch cộng đồng, việc triển khai chiến dịch tiêm các vắc xin phòng, chống dịch bạch hầu tại khu vực Tây Nguyên là cần thiết. Đây là bước đi quan trọng để chủ động phòng chống dịch bạch hầu tại khu vực Tây Nguyên, giảm tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh bạch hầu tại đây. Chiến dịch tiêm chủng bắt đầu được triển khai từ tháng 7 năm 2020. Việc tổ chức tiêm chủng được triển khai theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các điểm tiêm chủng cố định và lưu động. Theo đó, tại trạm y tế tiến hành tiêm chủng cho đối tượng là trẻ 2 tháng trở lên và thực hiện tiêm vét; tại các điểm lưu động sẽ thực hiện tiêm chủng cho đối tượng sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận. Dự kiến, trong chiến dịch này sẽ tiêm chủng khoảng 120.446 liều vắc xin 5 trong 1; 279.608 liều vắc xin DPT; và 10.111.461 liều vắc xin Td. Như vậy gần 4,7 triệu đối tượng tại 4 tỉnh này sẽ được tiêm các mũi vắc xin khác nhau để phòng, chống dịch bạch hầu. Hồng Thiết

Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục tích cực phòng, chống, khắc phục tác động của dịch bệnh COVID-19

TĐKT - Sáng 8/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố năm 2020. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dự Hội nghị. Trong 6 tháng đầu năm 2020, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước và tình hình các tầng lớp nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IX MTTQ Việt Nam, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2020 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Trong đó, điểm nhấn là việc Mặt trận tham gia phòng, chống đại dịch COVID-19; vận động nhân dân ủng hộ, khắc phục hậu quả ảnh hưởng do đại dịch; giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Ban chủ trì Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố năm 2020 Tính đến ngày 30/6/2020, tổng số tiền và hiện vật quy ra tiền vận động ở Trung ương và địa phương được trên 2.000 tỷ đồng. Trên cơ sở số tiền và hàng tiếp nhận, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chủ động đề xuất với Chính phủ, phối hợp với Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế và các cơ quan, bộ, ngành liên quan kịp thời phân bổ tiền và hiện vật đến đối tượng sử dụng. Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương đã tổ chức được 13.640 cuộc giám sát, kiểm tra giám sát đối với việc chi trả hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn theo Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ. Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nhiều nước đang bùng phát dịch đợt 2, gia tăng nhanh số người nhiễm, số người chết, gây ra những hậu quả rất nặng nề, tác động rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước, tốc độ tăng trưởng GDP Quý II chỉ đạt 0,36%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 663,9 nghìn tỷ đồng, bằng 43,9% dự toán, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2019, thu nội địa giảm 8%. Mặc dù Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch bệnh nhưng không được chủ quan, không để dịch bùng phát trở lại, đảm bảo chủ trương của Đảng, Nhà nước: Không vì kinh tế mà làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Đồng chí đề nghị, hệ thống Mặt trận các cấp, cán bộ Mặt trận, đoàn thể, Ban công tác Mặt trận ở mỗi địa bàn dân cư phải quyết tâm hơn, nỗ lực hơn; đây là thời điểm cần khẳng định vị trí, vai trò, năng lực công tác, sự năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm với đất nước, với nhân dân, thể hiện ý chí, sự quyết tâm, tính tiền phong, gương mẫu trong điều hành, tổ chức, thực hiện công việc, góp phần tích cực cùng Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị khắc phục tác động của dịch bệnh COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.  MTTQ các cấp cần quan tâm thực hiện: Nắm bắt đầy đủ tâm tư, nguyện vọng, tình hình nhân dân; tuyên truyền trong nhân dân việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay; việc triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ đối với người dân và doanh nghiệp khắc phục dịch bệnh COVID-19; việc tham gia vào quá trình đại hội Đảng các cấp, chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa 15 và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; các hoạt động hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 10; triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch “Đẩy mạnh vận động toàn dân phát triển kinh tế - xã hội và tiếp tục phòng, chống, khắc phục tác động của dịch bệnh COVID-19”... Mai Thảo

Cảnh giác với loài “vi khuẩn ăn thịt người” đến từ biển

TĐKT - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa phát đi thông tin đề nghị người dân cảnh giác với vi khuẩn Vibrio vulnificus (V.vulnificus) - loài “vi khuẩn ăn thịt người” đến từ biển. Thời gian gần đây, Khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận một số bệnh nhân nhiễm trùng máu do vi khuẩn V. vulnificus. Bệnh diễn biến rất nặng, nhanh chóng xuất hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, có tỷ lệ tử vong cao. Điển hình là bệnh nhân Nguyễn Văn Đ, sinh năm 1961, có tiền sử bệnh gan do uống rượu nhiều, trước đó có ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ, đến từ huyện An Dương, Hải Phòng, nhập viện ngày 30/6/2020 (ngày thứ nhất của bệnh) trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, nôn và tiêu chảy nhiều lần kèm sốt cao 39 - 40 độ C. Sau vài giờ bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng (hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu và chuyển hóa nặng), kèm theo tình trạng nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng da, cân, cơ vùng tứ chi; cấy khuẩn 2 mẫu máu đều dương tính với V. vulnificus. Theo Đại tá, TS.BS Vũ Viết Sáng, Chủ nhiệm khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức, Bệnh viện 108: V. vulnificus là vi khuẩn sống tự do trong nước biển hoặc nước lợ (vùng cửa sông) hoặc kí sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu … Vi khuẩn này có thể gây hoại tử cân cơ rất nhanh, do đó còn được gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”. Nguy hiểm hơn, bệnh nhiễm trùng máu do V. vulnificus gây tử vong cao, lên đến 50%, thậm chí 90% nếu bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn tụt huyết áp tại thời điểm nhập viện và thường tử vong trong vòng 48 giờ mặc dù được điều trị tích cực. Hình ảnh tổn thương của bệnh nhân được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng do Vibrio vulnificus điều trị tại Khoa hồi sức truyền nhiễm – Bệnh viện TWQĐ 108. Đặc điểm của vi khuẩn V. vulnificus là một phẩy khuẩn gram âm, thuộc vi khuẩn hệ bình thường của môi trường biển trên toàn thế giới. Vi khuẩn đã được phân lập từ nước biển, trầm tích, và nhiều loại hải sản như tôm, hàu, cá và sò. Nhiệt độ cao và nồng độ sắt cao phù hợp cho sự phát triển của vi khuẩn. Theo các bác sĩ, nguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu do ăn hải sản sống hoặc nấu chưa kĩ, đặc biệt là hàu. Vết thương khi tham gia các hoạt động trên biển, như bơi lội, câu cá, cầm nắm hải sản. Đã có trường hợp bị nhiễm qua những vết thương rất nhỏ, như vết đâm bởi đuôi con tôm, vỏ hàu khi tắm biển. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể xảy ra khi phơi nhiễm vết thương có từ trước với vi khuẩn V. vulnificus. Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, tất cả mọi người đều có thể bị mắc bệnh theo cơ chế lây bệnh kể trên. Tuy nhiên, có những nhóm người dễ bị mắc bệnh hơn, bao gồm: Người nghiện rượu, người mắc các bệnh gan mạn tính: Viêm gan, xơ gan; bệnh tan máu bẩm sinh; bệnh suy giảm sức đề kháng, như: Đái tháo đường, suy thận mạn, u lympho … Do vậy, các bác sĩ khuyên không ăn hải sản chưa được nấu chín; tránh bị thương khi tham gia các hoạt động có nguy cơ tiếp xúc vết thương với vi khuẩn, như: Tắm biển, câu cá biển, đánh bắt và chế biến hải sản… Nếu có vết thương hãy thận trọng khi tiếp xúc với nước biển, nước lợ, hải sản sống. Đồng thời, phải đi khám tại các cơ sở y tế sớm khi có các biểu hiện đường tiêu hóa, sưng nóng đỏ đau tại vết thương, đau và/hoặc nổi ban, bọng nước ở chân tay sau khi nghi ngờ có tiếp xúc với nguồn bệnh. Mai Thảo

Bộ Y tế yêu cầu điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần và có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

TĐKT -  Thời gian gần đây, qua công tác giám sát bệnh truyền nhiễm, đã phát hiện một số ổ dịch bạch hầu tại tỉnh Kon Tum. Bộ Y tế đã ban hành công văn số 3612/BYT-DP về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, không để dịch bùng phát, lan rộng, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum chỉ đạo Sở Y tế triển khai công tác kiểm soát dịch bệnh tại các ổ dịch bạch hầu, tăng cường các hoạt động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, ổ dịch mới phát sinh; cách ly kịp thời các trường hợp mắc, khoanh vùng, thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài. Tổ chức điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần và có nguy cơ. Thực hiện tốt công tác chẩn đoán sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất số biến chứng nặng và tử vong. Tổ chức ngay các lớp tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, phòng, chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Xác định nhóm đối tượng trong độ tuổi có nguy cơ, tổ chức tiêm vắc xin phòng, chống bệnh bạch hầu tại khu vực ổ dịch; rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu hoặc tiêm chưa đầy đủ để tổ chức tiêm bổ sung xin phòng bệnh bạch hầu, đảm bảo cho trẻ được tiêm đủ mũi, đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 95% ở tất cả các xã, phường, thị trấn đặc biệt tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi tiếp cận với dịch vụ y tế còn hạn chế. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tiêm bổ sung vắc xin uốn ván - bạch hầu giảm liều (Td) đã được phê duyệt tại Quyết định số 2155/QĐ-BYT ngày 25/5/2020 của Bộ Y tế. Chẩn đoán sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất số biến chứng nặng và tử vong do bạch hầu. Đồng thời, chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, lớp học, nhà trẻ, đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Tổ chức việc theo dõi sức khỏe của trẻ em tại các trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở, thông báo cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh (sốt kèm theo đau họng, ho hoặc khàn tiếng) để được cách ly, xử lý kịp thời, không để bùng phát ổ dịch. Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, đài, báo của tỉnh phối hợp với ngành y tế tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở với ngôn ngữ phù hợp với đồng bào dân tộc để cung cấp các thông tin cần thiết, khuyến cáo các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu để người dân hiểu, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, đưa các trường hợp nghi ngờ mắc đến ngay các cơ sở y tế để được khám bệnh và điều trị. Đặc biệt tuyên truyền rõ lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh và vận động người dân đưa trẻ em đi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng đảm bảo đủ mũi và đúng lịch. Chỉ đạo Sở Tài chính bổ sung kinh phí theo đề xuất của Sở Y tế và các đơn vị liên quan để đảm bảo nhu cầu, sẵn sàng đáp ứng phòng, chống dịch bệnh, tổ chức tiêm chủng chống dịch, tiêm chủng bổ sung. Tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh; tập trung các biện pháp để chủ động phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh bạch hầu. Để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: 1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch. 2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. 3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. 4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. 5. Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế. Lịch tiêm chủng vắc xin SII hoặc ComBe Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi. La Giang

VNPT PAY cung cấp thanh toán cho toàn bộ dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

TĐKT - Với việc cung cấp thanh toán cho 725 dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, ví điện tử VNPT Pay hiện là đơn vị đầu tiên hoàn thành tích hợp thanh toán tất cả các dịch vụ cho người dân được cung cấp qua hệ thống này. VNPT PAY cung cấp thanh toán cho toàn bộ dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia Ngay từ những ngày đầu, ví điện tử VNPT Pay đã được kết nối với Cổng DVCQG và luôn là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến qua hệ thống này. Đến hiện tại, VNPT Pay cũng là đơn vị đầu tiên hoàn thành tích hợp thanh toán tất cả các dịch vụ cho người dân được cung cấp qua cổng DVCQG. Không chỉ đồng hành cùng Chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán mà Tập đoàn VNPT còn là đơn vị xây dựng và phát triển toàn bộ giải pháp Cổng DVCQG. Được biết, hệ thống hạ tầng Cổng DVCQG được Tập đoàn VNPT triển khai trên hạ tầng VNPT-IDC - Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier3. Đây là hạ tầng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến kết nối 63/63 tỉnh thành trên toàn quốc và kết nối quốc tế với tổng dung lượng chiếm 70% băng thông quốc tế tại Việt Nam. Nhờ vậy, Cổng DVCQG luôn đảm bảo các yêu cầu về băng thông kết nối, vấn đề an toàn, an ninh mạng trong vận hành, sẵn sàng phục vụ cùng lúc lượng truy cập lớn của người dùng. Vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng đăng ký, truy cập vào Cổng DVCQG đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng kỹ thuật, người dân vẫn có thể truy cập ổn định, không xảy ra tình trạng quá tải. Đại diện Tập đoàn VNPT cho biết, thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục cải tiến hạ tầng kỹ thuật, mở rộng kết nối thanh toán dịch vụ công trực tuyến tới khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm mang dịch vụ tiện ích tới gần hơn với từng người dân. VNPT Pay là hệ sinh thái thanh toán số qua ví điện tử, thẻ nội địa, thẻ quốc tế, do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT cung cấp, đáp ứng nhu cầu thanh toán tiện lợi, an toàn và nhanh chóng cho hầu hết các nhu cầu hàng ngày như nạp thẻ cào, thanh toán cước di động, truyền hình, internet; điện, nước, mua vé xem phim, vé máy bay, bảo hiểm, đóng học phí… Đặc biệt, VNPT Pay có tính năng thanh toán tự động các hóa đơn, đảm bảo cho các thanh toán định kỳ luôn đúng hạn. Để sử dụng ví điện tử VNPT Pay, Khách hàng chỉ cần cài đặt trên App Store hoặc CH Play và làm theo hướng dẫn. Website: www.vnptpay.vn Hotline (miễn phí): 18001091 (nhánh 6) Hồng Thiết    

Hướng dẫn thực hiện dịch vụ công ngành BHXH đối với cá nhân

TĐKT - Với mong muốn tạo thuận lợi cho người dân, giúp giảm thời gian và chi phí khi thực hiện dịch vụ công về BHXH, BHYT, ngành BHXH đã và đang tiếp tục cung cấp các dịch vụ công trực tuyến của ngành tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn Tại đây, người dân có thể thực hiện các dịch vụ công cơ bản như: Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất; giải quyết hưởng BHXH một lần; giải quyết hưởng trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài để định cư; giải quyết hưởng chế độ tử tuất; giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người chấp hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích; giải quyết di chuyển đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và người chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ tỉnh này đến tỉnh khác; giải quyết điều chỉnh thông tin về nhân thân đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; điều chỉnh, hủy quyết định, chấm dứt hưởng BHXH; giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTg; giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg; người hưởng lĩnh chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt chuyển sang lĩnh bằng tài khoản cá nhân và ngược lại, hoặc thay đổi tài khoản cá nhân, hoặc thay đổi nơi nhận trong địa bàn tỉnh... Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các dịch vụ công về BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam đã thực hiện 2 motion graphic: “Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam” và “Hướng dẫn kê khai hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam” đối với cá nhân. BHXH Việt Nam xin được cung cấp 2 motion graphic này tại các link youtube sau đây: 1. Motion graphic “Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam” https://www.youtube.com/watch?v=f3nh5RswGAk 2. Motion graphic “Hướng dẫn kê khai hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam” https://www.youtube.com/watch?v=mRinPhYqQBo Hồng Thiết      

Hướng dẫn thực hiện Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình và đóng tiếp BHXH tự nguyện trên Cổng DVC Quốc gia

TĐKT - Thực hiện Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công (DVC) Quốc gia, BHXH Việt Nam đã triển khai tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC Quốc gia 2 dịch vụ thanh toán trực tuyến: “Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình” và “Đóng tiếp BHXH tự nguyện”. Với 2 dịch vụ thanh toán trực tuyến này, công dân có thể thanh toán cho mình hoặc cho người thân, tiến tới áp dụng cho các đại lý thu BHXH, BHYT. Theo Báo cáo số 5257/BC-VPCP ngày 30/6/2020 của Văn phòng Chính phủ về kết quả xây dựng, vận hành Cổng DVC Quốc gia quý II/2020, nếu đa số người tham gia BHXH tự nguyện và chỉ 50% người tham gia BHYT theo hộ gia đình thực hiện thanh toán trực tuyến thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được hơn 930 tỷ đồng chi phí đi lại. Cùng với các dịch vụ công đã cung cấp trên Cổng DVC Quốc gia và Cổng Giao dịch điện tử của ngành, BHXH Việt Nam mong muốn mang lại tiện ích, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí khi tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, qua đó khuyến khích người dân tích cực tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình, góp phần hoàn thành mục tiêu BHXH và BHYT toàn dân. BHXH Việt Nam xin được hướng dẫn phương thức thực hiện 2 dịch vụ thanh toán trực tuyến của BHXH trên Cổng DVC Quốc gia như sau: Dịch vụ thanh toán trực tuyến Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình Bước 1: Để thực hiện được DVC này, chúng ta cần đăng nhập vào Cổng DVC Quốc gia (nếu chưa có tài khoản, bạn có thể tiến hành đăng ký tài khoản một cách dễ dàng trên Cổng DVC Quốc gia). Bước 2: Trên Menu ở Trang chủ, bạn chọn “Thanh toán trực tuyến” rồi chọn “Thanh toán BHXH, BHYT”. Bước 3: Ở màn hình dưới, bạn chọn dịch vụ "Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình". Bước 4: Nhập mã thẻ BHYT, chọn số tháng muốn gia hạn và thực hiện tra cứu. (Ở bước này bạn cần lưu ý, mã thẻ BHYT phải là mã thẻ của người tham gia BHYT theo hộ gia đình, có 2 ký tự đầu là "GD". Nếu nhập mã thẻ của đối tượng khác, hệ thống sẽ có cảnh báo). Sau khi bạn nhập đúng thông tin, màn hình sẽ hiển thị thông tin tra cứu theo mã thẻ BHYT đã nhập. Ở bước này, bạn lựa chọn Ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH (bạn nên chọn ngân hàng cùng với ngân hàng bạn mở tài khoản để tránh phải trả phí chuyển tiền liên ngân hàng). Tiếp đó, bạn bấm nút "Thanh toán". Bước 5: Khi click vào nút "Thanh toán" ở bước trên, màn hình Payment Platform sẽ hiển thị để bạn lựa chọn Ngân hàng hoặc trung gian thanh toán bạn có tài khoản. Ví dụ, chọn Ngân hàng Vietcombank rồi click vào nút "Thanh toán". Hệ thống sẽ điều hướng qua trang Internet Banking của Ngân hàng Vietcombank. Bước 6: Đăng nhập tài khoản Ngân hàng của bạn để thực hiện thanh toán. Bước 7: Hệ thống sẽ hiển thị lại thông tin thanh toán một lần nữa để bạn xác nhận. Nếu các thông tin đã chính xác, bạn click vào nút "Xác nhận". Bước 8: Xác nhận việc thanh toán bằng cách nhập mã OTP do Ngân hàng gửi đến điện thoại của bạn. Bước 9: Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ điều hướng quay trở lại giao diện của Cổng DVC Quốc gia với thông báo "Thanh toán thành công". Như vậy, thẻ BHYT của bạn (hoặc người thân) đã được gia hạn thành công. Chủ nhân của thẻ BHYT sẽ nhận được tin nhắn của BHXH Việt Nam thông báo về thời hạn mới của thẻ BHYT. Tại màn hình trên, bạn có thể "tải biên lai" hoặc xem "lịch sử giao dịch". Thông tin thanh toán sẽ được lưu lại trong phần lịch sử giao dịch để bạn có thể thực hiện vào những lần sau. Dịch vụ thanh toán trực tuyến Đóng tiếp BHXH tự nguyện Việc thực hiện dịch vụ thanh toán trực tuyến Đóng tiếp BHXH tự nguyện cũng tương tự như Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình. Cụ thể như sau: Bước 1: Sau khi đăng nhập vào Cổng DVC Quốc gia và chọn menu Thanh toán trực tuyến/Thanh toán BHXH, BHYT như dịch vụ trên, bạn chọn "Đóng tiếp BHXH tự nguyện". Bước 2: Nhập mã số BHXH rồi click nút "Tra cứu" (nếu bạn không nhớ mã số BHXH thì có thể ấn vào nút “Tra cứu mã số BHXH” để thực hiện tìm kiếm). Nếu nhập đúng mã số BHXH, thông tin về người tham gia, phương thức đóng, thời gian đóng và thông tin về cơ quan BHXH sẽ được hiển thị để bạn kiểm tra. Ở bước này, bạn lựa chọn Ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH. Tiếp đó, bạn bấm nút "Thanh toán". Bước 3: Màn hình cổng thanh toán - Payment Platform sẽ hiển thị cho bạn lựa chọn Ngân hàng hoặc trung gian thanh toán mà bạn mở tài khoản để thực hiện việc thanh toán. Ví dụ, chọn Ngân hàng Vietcombank rồi click vào nút "Thanh toán". Hệ thống sẽ điều hướng qua trang Internet Banking của Ngân hàng Vietcombank. Các thao tác trên giao diện Internet Banking của Ngân hàng bạn thực hiện tương tự như các Bước 6, 7, 8 ở dịch vụ thanh toán Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình. Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ điều hướng quay trở lại giao diện của Cổng DVC Quốc gia với thông báo "Thanh toán thành công". Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn bạn thực hiện 2 dịch vụ thanh toán trực tuyến của BHXH tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC Quốc gia. Hồng Thiết

HUBT ra mắt bộ môn tiếng Hàn và trao thưởng cuộc thi Olympic tiếng Nga năm 2020

TĐKT - Ngày 3/7, tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) đã diễn ra Lễ ra mắt bộ môn tiếng Hàn và trao giải thưởng Olympic tiếng Nga năm 2020. Đây là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, giúp sinh viên tiếp cận nền văn hóa, truyền thống dân tộc của Nga và Hàn Quốc. Ra mắt bộ môn tiếng Hàn Đến dự buổi Lễ trao giải thưởng, có: Ông Trần Đức Minh, Phó Hiệu trưởng nhà trường; ThS. Lê Thanh Vạn, Chủ nhiệm Khoa tiếng Nga Hàn; cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị, phòng ban chức năng nhà trường và các giáo viên chủ nhiệm các khối lớp, lớp trưởng các lớp. Đặc biệt là sự hiện diện của 4 sinh viên thuộc đội tuyển Olympic tiếng Nga cùng phụ huynh của các em có mặt đông đủ. Khoa tiếng Nga được đổi tên thành Khoa Ngôn ngữ Nga - Hàn theo quyết định số 517 ngày 7/11/2019. Sau khi chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: Đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, đề cương chi tiết, lựa chọn giáo trình và những điều kiện cần thiết khác, từ ngày 18/5/2020, Khoa ngôn ngữ Nga Hàn đã triển khai giảng dạy 5 lớp tiếng Hàn với tổng số 107 sinh viên. Khoa đã xây dựng xong Chương trình giảng dạy tiếng Hàn 3 học phần (12 tín chỉ) dành cho sinh viên khóa 23 và Chương trình 5 học phần (20 tín chỉ) cho sinh viên các khóa từ K24 trở đi. Đã biên soạn xong Đề cương chi tiết 5 học phần thực hành tiếng Hàn theo hướng dẫn của Phòng Quản lý Đào tạo. Hiện tại, Khoa đang triển khai tích cực, biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm và đề thi các học phần tiếng Hàn theo yêu cầu của Trung tâm Khảo thí; Khoa đã tìm hiểu kỹ, lựa chọn mua Giáo trình dùng cho việc giảng dạy 5 học phần tiếng Hàn. Thời điểm hiện tại Khoa Ngôn ngữ Nga – Hàn đang lấy đà để phát triển các hình thức giảng dạy tiếng Hàn khác ở HUBT. Tại buổi lễ, Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ Nga - Hàn ThS. Lê Thanh Vạn đã báo cáo thành tích của Khoa trong kỳ thi Olympic được diễn ra vào cuối tháng 3/2020 với hình thức thi trực tuyến. Đội của trường tham gia luyện thi có 12 em, trong số 5 em được lựa chọn vào thi chung kết có 4 em đạt giải nhất và  nhận được học bổng toàn phần (với trị giá khoảng 1 tỷ đồng/suất) sang học tập tại các trường đại học ở Liên Bang Nga. Ban lãnh đạo Khoa ngôn ngữ Nga – Hàn trao hoa và bằng khen cho 4 sinh viên đạt giải Nhất kì thi Olympic tiếng Nga 2020 Thay mặt Ban Giám hiệu nhà trường, Phó Hiệu trưởng Trần Đức Minh đã nhiệt liệt biểu dương những sinh viên được trao thưởng lần này. Phó Hiệu trưởng đặc biệt đánh giá cao sự kết nối giữa giảng viên Khoa Ngôn ngữ Nga - Hàn với các sinh viên đã và đang học tiếng Nga tại trường. Số lượng sinh viên của trường đi học tại các trường đại học của Liên bang Nga ngày càng đông hơn. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để trường thu hút được nhiều sinh viên hơn nữa trong các năm học tới. Đại diện cho các sinh viên nhận giải thưởng lần này, sinh viên Nguyễn Mỹ Hạnh phát biểu cảm nghĩ: “Các thầy cô khoa tiếng Nga đã cùng chúng em đồng hành trong mỗi giờ học, cố gắng không ngừng nghỉ, không quản thời gian. Ngoài những buổi dạy chính trên lớp, các thầy cô còn dành thời gian để dạy và ôn luyện thêm cho chúng em. Các thầy cô không chỉ dạy cho chúng em những kiến thức mới mà còn chia sẻ, động viên chúng em những khi mệt mỏi, căng thẳng để chuẩn bị cho kỳ thi. Đối với em, đó là một khoảng thời gian vừa vất vả nhưng cũng vô cùng đáng nhớ và nhiều kỷ niệm.”. Tin: Hạnh Trần Ảnh: Việt Anh  

Ra mắt Nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin

TĐKT - Ngày 3/7, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Lễ ra mắt "Nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin" theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia của các đơn vị thuộc Bộ TT&TT, các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ và 63 Sở TT&TT trên cả nước. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng dự và phát biểu tại sự kiện. Bộ TT&TT trao Giấy chứng nhận cho 8 doanh nghiệp phát triển nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an ninh mạng đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin. Phát biểu tại lễ ra mắt, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhận định, các Nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin được giới thiệu trong lễ ra mắt hôm nay đều là những nền tảng do doanh nghiệp Việt Nam phát triển, đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ ra thị trường và kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Tám doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của Bộ TT&TT gồm: Công ty An ninh mạng Viettel; Trung tâm An toàn thông tin VNPT; Trung tâm An ninh mạng, Tập đoàn công nghệ BKAV; Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS); Công ty CMC Cyber Security; Công ty Cổ phần An toàn thông tin CyRadar (CyRadar); Công ty cổ phần công nghệ Giải pháp quốc tế VNCS Global;  Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS. Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương rút ngắn thời gian 90% khối lượng, thời gian triển khai mô hình 4 lớp, lựa chọn nền tảng cung cấp dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin sẽ bảo đảm hoàn thành 2 lớp quan trọng trong mô hình 4 lớp là lớp 2 và lớp 4. Giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư các giải pháp, công nghệ tiên tiến, tiến tới làm chủ và hình thành hệ sinh thái các sản phẩm an toàn thông tin "Make in Vietnam". Nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin, khi các chủ quản các hệ thống thông tin sẽ được sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng cao, tin cậy của các doanh nghiệp Việt Nam và có sự giám sát chéo của cơ quan quản lý Nhà nước là Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT. Phương Linh

Trang