Phát động cuộc thi viết truyện ngắn "Làng Việt thời hội nhập"
TĐKT - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam và Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết truyện ngắn "Làng Việt thời hội nhập". Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 35 năm Báo Nông thôn Ngày nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 – 7/5/2019). Phát biểu tại buổi lễ, ông Lưu Quang Định, Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay cho biết, hơn nửa thế kỷ qua, nông nghiệp – nông dân – nông thôn là một trong hai mảng đề tài làm nên thành tựu lớn nhất của văn học Việt Nam, bên cạnh mảng đề tài viết về chiến tranh. Văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm viết về đề tài nông thôn như: Chí Phèo; Lão Hạc (Nam Cao), Làng (Kim Lân)... Nông thôn là đề tài rộng lớn có nhiều chất liệu, nhiều vấn đề, nhiều câu chuyện sinh động. Nông thôn mới hôm nay đang có sự biến đổi rất mạnh mẽ. Nhưng đáng tiếc là mảnh đất màu mỡ ấy dường như đang bị bỏ quên, khi văn học Việt thời gian gần đây đang dần thiếu vắng các sáng tác về nông thôn, các nhà văn dường như ngày càng ít quan tâm đến đề tài này. Lễ phát động cuộc thi viết truyện ngắn "Làng Việt thời hội nhập" Việc thiếu vắng các tác phẩm văn học viết về nông thôn khiến nhiều nông dân không được thừa hưởng văn hóa nói về mình, thiếu đi một nguồn động viên to lớn để bà con nông dân cũng như toàn xã hội tham gia xây dựng đời sống nông thôn mới, bạn đọc cũng mất đi một món ăn tinh thần bổ ích. Đây cũng là lý do chính thôi thúc Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt có sáng kiến tổ chức cuộc thi viết truyện ngắn về đề tài nông thôn Việt Nam mang tên “Làng Việt thời hội nhập”. Cuộc thi sẽ được tổ chức trong 2 năm, từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2021, với sự chủ trì, tham gia Ban tổ chức, Ban giám khảo của đại diện lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, đại diện Ban Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt cùng các nhà văn nổi tiếng, có uy tín và có tiếng nói, sức ảnh hưởng xã hội lớn. Dự kiến cuộc thi sẽ kết thúc, trao giải vào tháng 5/2021 - đúng dịp kỷ niệm 37 năm ngày xuất bản số báo Nông thôn Ngày nay đầu tiên với giải thưởng thuộc hàng cao nhất trong số các cuộc thi viết truyện ngắn từ trước đến nay, gồm: 1 giải nhất trị giá 50 triệu đồng; 2 giải nhì trị giá 20 triệu đồng/giải; 3 giải ba trị giá 10 triệu đồng/giải; 10 giải khuyến khích trị giá 3 triệu đồng/giải. Ngoài ra, tác giả có nhiều tác phẩm dự thi nhất sẽ được trao giải thưởng trị giá 5 triệu đồng. Ban tổ chức cũng sẽ trao tặng thưởng cho các tác giả có tác phẩm hưởng ứng cuộc thi có chất lượng cao. Phát biểu tại buổi lễ, nhà văn Trần Đăng Khoa đánh giá cao sáng kiến tổ chức cuộc thi viết của Báo Nông thôn Ngày nay và Hội Nhà văn Việt Nam: “Tôi nghĩ rằng, thông qua cuộc thi này, chắc chắn sẽ có nhiều tác phẩm đặc sắc về nông thôn.” Mai ThảoVăn hóa - Thể thao
Khai mạc triển lãm về dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
TĐKT - Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Phú Thọ tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Tới dự, có các đồng chí: Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trung tướng Lê Hiền Vân, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham quan triển lãm Triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh, hiện vật về lực lượng dân công hỏa tuyến tham gia bảo đảm công tác hậu cần, phục vụ bộ đội chiến đấu và giành thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở Tây Bắc, lực lượng dân công hỏa tuyến đã sáng tạo ra nhiều phương thức vận chuyển độc đáo, “xẻ núi, bạt đồi, đào hầm”, tận dụng triệt để các phương tiện vận chuyển như bè mảng, xe đạp thồ, trâu, bò... để đưa đạn dược, thực phẩm, nhu yếu phẩm kịp thời đến với bộ đội ở tiền tuyến. Đã có gần 21.000 xe đạp thồ, 7.000 xe cút kít, 1.800 xe trâu, bò kéo... được huy động để vận chuyển hơn 24.000 tấn gạo, 1.800 tấn thực phẩm, 1.450 tấn đạn, 10.139 thương binh... Những phương tiện vận chuyển của dân công hoả tuyến làm kẻ địch bất ngờ, không thể dự tính. Triển lãm gồm 3 nội dung: Dốc sức cho Điện Biên; Điện Biên – điểm hẹn quyết chiến, quyết thắng; âm vang còn mãi. Ngoài 3 nội dung trên, điểm nhấn của triển lãm là phần mở đầu giới thiệu một số hình ảnh, hiện vật về chủ trương của quyết tâm mở Chiến dịch Điện Biên Phủ của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Bác Hồ động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ, dân công vượt qua mọi khó khăn, gian khổ quyết tâm giành chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu trưng bày tại triển lãm gồm: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong làm nhiệm vụ sửa đường trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, tháng 12/1953; Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong ở mặt trận Điện Biên Phủ và đồng bào địa phương, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 8/5/1954. Trưng bày giới thiệu nhiều phương tiện vận tải của lực lượng dân công được sử dụng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Bên cạnh các hình ảnh về dân công hỏa tuyến và bộ đội công binh làm đường chuẩn bị cho chiến dịch, phần trưng bày “Dốc sức cho Điện Biên” còn giới thiệu các hình ảnh, tài liệu tiêu biểu như: Sơ đồ đổ bộ đường không của tướng Gilles tại Điện Biên Phủ ngày 20/11/1953; Tài liệu Phòng thủ Điện Biên Phủ của Đại tá Lăngle chỉ huy khu sân bay gửi đơn vị quân Pháp phòng thủ các hướng quân Việt Minh có thể tiến đánh, ngày 6/1/1954… Cờ thưởng tặng cho các lực lượng tham gia chiến dịch Một số hiện vật của các chiến sĩ dân công tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ được trưng bày tại triển lãm: Giấy chứng nhận Chiến sĩ dân công vẻ vang mặt trận Điện Biên Phủ của ông Vũ Kế Khôi, ông Thái Văn Phúc và ông Hoàng Thanh Bằng; đoàn dân công xe đạp tỉnh Thanh Hóa tham gia vận chuyển lương thực cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954; áo sơ mi của ông Trịnh Mạnh Hàm, dân công xe đạp thồ tỉnh Phú Thọ đã sử dụng khi tham gia phục vụ chiến dịch. Phần trưng bày “Điện Biên - Điểm hẹn quyết chiến, quyết thắng” phản ánh quá trình chiến đấu anh dũng của quân và dân ta với thực dân Pháp tại lòng chảo Điện Biên. Phần trưng bày “Âm vang còn mãi” giới thiệu một số hình ảnh về Điện Biên Phủ ngày nay; chiến trường Điện Biên Phủ nay là di tích lịch sử góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Triển lãm chuyên đề “Dân công hỏa tuyến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ” góp phần tưởng nhớ và tri ân nhưng chiến công, sự hy sinh thầm lặng của lực lượng dân công hỏa tuyến đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Phương ThanhRa mắt chuỗi sự kiện khám phá địa danh - văn hóa dân tộc: "Check in Việt Nam - Tự hào Việt Nam"
TĐKT - Sáng 25/4, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp cùng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt, giới thiệu chuỗi cuộc thi - sự kiện "Check in Việt Nam - Tự hào Việt Nam" và ứng dụng di động (App) Mạng xã hội Du lịch CIVIE. Ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Lễ ra mắt Ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường cho biết: Triển khai từ năm 2019 - 2024, chuỗi cuộc thi - sự kiện truyền đi thông điệp "Trải nghiệm là vô giá", nhằm tuyên truyền rộng rãi tới cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ nhận thức rõ về ý thức, trách nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn, quảng bá hình ảnh di sản, văn hóa dân tộc Việt Nam, cũng như ý thức bảo vệ môi trường; giúp các bạn trẻ tham gia nhiều hơn vào những hành trình trải nghiệm lý thú qua các miền di sản, các địa danh, các khu di tích lịch sử trên mảnh đất hình chữ S thân yêu của Tổ quốc. Qua đó, thúc đẩy phong trào du lịch khám phá văn hóa Việt Nam trong giới trẻ và toàn thể nhân dân. Góp phần quảng bá các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, di tích lịch sử, nét văn hóa, phong tục, tập quán của các địa phương trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam tới người dân trong nước, cộng đồng người Việt ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Khơi gợi lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương đất nước của mỗi người dân Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Sau Lễ ra mắt, Lễ phát động phong trào du lịch khám phá văn hóa "Check in Việt Nam - Tự hào Việt Nam" sẽ được tổ chức vào tháng 5/2019 tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Đồng Mô - thị xã Sơn Tây - Hà Nội. Cuộc thi dành cho cá nhân với chủ đề "Check in Việt Nam - Nơi tôi đã đi qua" diễn ra từ 5/2019 - 12/2019 dành cho các cá nhân và tập thể, đặc biệt là các bạn trẻ thể hiện tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc thông qua ý tưởng là bài viết, hình ảnh chụp tại các địa danh nổi tiếng, xây dựng các MV, video clip ghi hình tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên mọi miền Tổ quốc. Chuỗi sự kiện "Check in Việt Nam - Hành trình qua miền di sản" được triển khai từ tháng 5 - 12/2018 sẽ thực hiện hành trình trải nghiệm, du lịch khám phá về các di sản nổi tiếng kết hợp với các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường tại các địa phương với sự tham gia của các hoa hậu, người đẹp, các nghệ sĩ nổi tiếng; xây dựng các video clip, các phóng sự về hành trình trải nghiệm cùng người nổi tiếng để truyền thông trên các đài truyền hình, kênh Youtube, mạng xã hội CIVIE, mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, Ban tổ chức xây dựng ứng dụng di động Mạng xã hội du lịch "Check in Việt Nam" (CIVIE), cuốn bách khoa toàn thư điện tử về du lịch Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam trở thành đất nước du lịch thông minh nhờ công nghệ 4.0. Mạng xã hội CIVIE dành cho tất cả mọi công dân Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước, người nước ngoài đến Việt Nam du lịch. Người dùng có thể đăng tải hình ảnh, bài viết, video clip chia sẻ hành trình trải nghiệm du lịch của mình ở các địa danh; tham dự các cuộc thi nằm trong chuỗi cuộc thi của Chương trình "Check in Việt Nam - Tự hào Việt Nam". Những bài viết chất lượng, hình ảnh đẹp, video clip đặc sắc sẽ trở thành tư liệu giá trị để quảng bá cho hàng nghìn điểm đến tại Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Phương ThanhTĐKT - Đợt phim Kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 19/5 và 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2019) sẽ diễn ra trong phạm vi cả nước từ ngày 24/4 đến 20/5.
Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn
Có 5 phim được chọn chiếu dịp này: Phim truyện "Sống cùng lịch sử" (đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thanh Vân - Hãng Phim truyện Việt Nam), phim tài liệu "Chuyện những người lính già" (đạo diễn Dương Ngọc Hòa - Hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương), phim tài liệu "Sông Gianh thương nhớ" (đạo diễn Đào Đức Thanh - Hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương), phim tài liệu "Sống giữa yêu thương" (đạo diễn Phan Huỳnh Trang - Công ty cổ phần Phim Giải phóng), phim hoạt hình "Truyền thuyết chiếc khăn Piêu" (Công ty cổ phần Hãng Phim hoạt hình Việt Nam).
Lễ khai mạc đợt chiếu phim diễn ra lúc 19h30 ngày 24/4, tại Rạp chiếu phim Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) với hai bộ phim được trình chiếu: Phim truyện "Sống cùng lịch sử" và phim tài liệu "Chuyện những người lính già".
Phim truyện "Sống cùng lịch sử" nói về chuyến du lịch tới Điện Biên của nhóm ba bạn trẻ Lâm - Nga – Tùng. Tình cờ được sống lại những giây phút hào hùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, được chứng kiến và hòa mình vào sức trẻ yêu nước của thế hệ đi trước, những tấm gương biết hy sinh thân mình vì lý tưởng cao đẹp, ba bạn trẻ đã rút ra được những bài học sâu sắc cho riêng mình.
Phim tài liệu "Chuyện những người lính già" kể về hồi ức không thể nào quên của những cựu chiến binh - những người lính can trường trong chiến dịch Điện Biên Phủ 65 năm về trước.
Nhân dịp này, Cục Điện ảnh tổ chức đoàn cán bộ, nghệ sĩ của phim truyện "Thạch Thảo" và phim tài liệu "Chuyện những người lính già" tham gia giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 82, Quân khu II (vào ngày 25/4) và cán bộ, giáo viên và học sinh Trường PTDT nội trú tỉnh Điện Biên (ngày 26/4).
La Giang
TĐKT - Ngày 28/4 tới đây, khu du lịch biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa) sẽ chính thức mở cửa khai trương. Mọi công tác chuẩn bị để đón chào những du khách đầu tiên đến với khu du lịch biển Hải Tiến mùa hè năm 2019 đang diễn ra khá sôi động và khẩn trương.
Theo ông Lê Xuân Thảo, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Hải Tiến, năm 2019, du lịch biển Hải Tiến được chính quyền huyện Hoằng Hóa đặc biệt quan tâm, nhất là sự tham gia chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Chủ tịch UBND huyện Lê Sỹ Nghiêm. Ông đồng thời là Trưởng Ban quản lý Khu du lịch Hải Tiến năm 2019.
Một góc bờ biển Hải Tiến
Với quan điểm, du lịch phải sạch, đẹp, văn minh, năm 2019, chính quyền huyện Hoằng Hóa đã bắt tay vào công tác chỉnh trang hệ thống cơ sở hạ tầng khu du lịch Hải Tiến từ khá sớm. Đến nay, con đường nối từ đường quốc lộ 1 vào khu du lịch Hải Tiến đã được dải nhựa, hoàn thiện với 4 làn đường rộng rãi. Hai bên đường được lắp đặt đèn điện và trang trí những luống hoa rực rỡ sắc màu, sẵn sàng để đón chào du khách khắp nơi.
Cảnh chài lưới tại khu bờ biển Hải Tiến
Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường khu du lịch được tuyên truyền đến mỗi người dân từ nhiều tháng nay. Các đơn vị, hộ gia đình kinh doanh trong khu du lịch được yêu cầu thay mới toàn bộ những ô, dù đã xấu và cũ rách, được học các nội quy cũng như được tập huấn về văn hóa, ứng xử trong kinh doanh du lịch, nhằm tạo không khí mới mẻ và chuyên nghiệp cho mùa du lịch 2019.
Ngoài ra, nhằm kết nối hiệu quả du lịch biển Hải Tiến với du lịch tâm linh, huyện Hoằng Hóa đã chủ động tu bổ, tôn tạo nhiều di tích đền, chùa có giá trị lịch sử như: Đền chùa Bụt, Hòn Bò, Tô Hiến Thành. Qua đó, vừa tạo cho du khách có thêm nhiều lựa chọn ý nghĩa trong dịp hè 2019, vừa quảng bá những giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất Hoằng Hóa giàu truyền thống.
Theo ông Lê Xuân Thảo, dự kiến mùa du lịch 2019, khu cầu cảng du lịch Hải Tiến cũng sẽ được đưa vào khai thác, bắt đầu phục vụ các chuyến tàu và cano đưa khách đi du lịch ra đảo Nẹ và biển Sầm Sơn.
Mùa du lịch 2019, khu du lịch Hải Tiến sẽ có thêm 10 khách sạn với khoảng 1.000 phòng nghỉ được đưa vào hoạt động, nâng tổng số phòng nghỉ tại đây lên gần 6.000 phòng, góp phần đáp ứng nhu cầu ăn, ở, nghỉ ngơi, vui chơi ngày càng cao của nhân dân cả nước khi đến khu du lịch.
Riêng hệ thống khách sạn Ánh Phương đã chuẩn bị sẵn sàng hơn 500 phòng với những điều kiện chất lượng tốt nhất để phục vụ du khách.
Khu cầu cảng du lịch Hải Tiến sẽ được đưa vào khai thác, bắt đầu phục vụ du khách mùa du lịch 2019
Dự kiến, chương trình khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến sẽ được Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Hoằng Hóa tổ chức vào tối 28/4, tại sân khấu chính của Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến và được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài PT –TH Thanh Hóa.
Dịp này, UBND huyện Hoằng Hóa phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch các tỉnh, thành phía Bắc, được tổ chức vào chiều ngày 27/4, tại khách sạn Ánh Phương. Hội nghị là cơ hội tốt để huyện Hoằng Hóa giới thiệu đến các doanh nghiệp về tiềm năng du lịch, là dịp để các đơn vị thành viên trong Hiệp Hội du lịch Hải Tiến tiến hành ký kết hợp tác với các đơn vị lữ hành Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, nhằm phát triển du lịch hơn nữa trong thời gian tới.
Hưng Vũ
Tổng cục Thể dục - Thể thao yêu cầu Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chấn chỉnh tình trạng đốt pháo sáng
TĐKT- Ngay sau trận đấu giữa Hà Nội FC và CLB Hải Phòng trên sân Hàng Đẫy, Tổng cục Thể dục - Thể thao (TDTT) đã có công văn số 568/TCTDTT-VP gửi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam yêu cầu chấn chỉnh tình trạng đốt pháo sáng. Vào tối 21/4, trận đấu muộn giữa CLB Hà Nội và CLB Hải Phòng đã diễn ra trên sân Hàng Đẫy trong khuôn khổ giải bóng đá V-League 2019. Trong trận đấu này, các cổ động viên (CĐV) CLB Hải Phòng đã có những hành vi quá khích khi liên tục đốt pháo sáng trên khán đài, thậm chí ném xuống sân gây nguy hiểm cho cầu thủ, khiến trận đấu phải dừng lại. Ngay sau trận đấu, Tổng cục TDTT đã có công văn số 568/TCTDTT-VP gửi Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) về việc chấn chỉnh hiện tượng đốt pháo sáng. Đốt pháo sáng tại sân Hàng Đẫy Theo đó, Tổng cục TDTT nhấn mạnh hành vi quá khích của một số CĐV khi liên tục đốt pháo sáng trên khán đài sân vận động, gây nguy hiểm cho khán giả, làm mất trật tự - an ninh và làm ảnh hưởng trận đấu, vi phạm quy định của VFF. Tổng cục TDTT đề nghị VFF khẩn trương đưa ra những biện pháp chấn chỉnh tình trạng này, không để tái diễn trong các lượt trận kế tiếp. Bên cạnh đó, Tổng cục TDTT cũng đề nghị Công ty Cổ phẩn bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), đơn vị tổ chức giải đấu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của những cá nhân, tập thể có liên quan và có những biện pháp kỷ luật thích đáng. Hiện tượng sử dụng pháo sáng không phải là lần đầu tiên diễn ra trên các mặt sân cỏ của bóng đá Việt Nam, đặc biệt là với các CĐV Hải Phòng. Trong những năm trước đây, VFF thậm chí đã có những hình phạt khá nặng khi cấm không cho các CĐV Hải Phòng đến sân khách để tránh tình trạng đốt pháo sáng. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn diễn ra. Đỉnh điểm của việc đốt pháo sáng trong trận đấu ngày hôm qua đã cho thấy sự "nhờn luật", coi thường các quy định của một số CĐV quá khích. Do vậy, cần có những biện pháp mạnh tay để chấn chỉnh, xử lý các hiện tượng trên. Hồng ThiếtTĐKT - Chiều 18/4, tại Hà Nội, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam họp báo thông báo về công tác chuẩn bị Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2019.
Ban Tổ chức thông tin về Đại lễ
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Việt Nam từ ngày 12 - 14/5 với chủ đề: "Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững".
Dự Đại lễ có đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước; 15000 đến 20000 đại biểu trong nước; 1500 đại biểu quốc tế tới từ 105 nước và vùng lãnh thổ; hơn 500 phái đoàn quốc tế và cá nhân; các nguyên thủ quốc gia; các đại sứ và các tổ chức quốc tế.
Đại lễ thu hút 398 bài tham luận bằng tiếng Anh của các học giả quốc tế và 110 bài tham luận bằng tiếng Việt của các học giả trong nước.
Các chủ đề diễn đàn của Vesak 2019 gồm: Sự lãnh đạo có trách nhiệm vì xã hội bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp; cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục; Phật giáo và Cách mạng công nghiệp 4.0; cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm.
Song song với các phiên hội thảo, nội dung của Đại lễ Vesak 2019 còn có các hoạt động văn hóa tâm linh diễn ra tại khu vực chùa Tam Chúc: Lễ tắm Phật truyền thống; Đàn lễ cầu nguyện âm siêu dương thái, quốc thái dân an, đất nước hội nhập, phát triển theo nghi lễ ba miền Bắc, Trung, Nam; Đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới; các triển lãm ảnh chùa di sản thế giới và Việt Nam, triển lãm cổ vật Phật giáo tại điện Tam thế và Tòa Hội thảo quốc tế; Đêm giao lưu nghệ thuật Phật giáo Quốc tế.
Các chương trình Khai mạc, Bế mạc, chương trình nghệ thuật khai mạc, bế mạc: Giao hưởng "Hào quang Giác ngộ", Giao lưu nghệ thuật quốc tế đêm khai mạc 12/5 và màn bắn pháo hoa sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Đến nay, công tác chuẩn bị cho Đại lễ đã được triển khai chu đáo. Các đại biểu chính thức tham dự Đại lễ sẽ được Ban Tổ chức sắp xếp ăn nghỉ tại các khách sạn ở Hà Nam, Hà Nội và Ninh Bình.
Ban Tổ chức tài trợ 3 tour tham quan miễn phí cho các đại biểu quốc tế: Tràng An - Bái Đính; Yên Tử; Fansipan Sa Pa. Ngoài ra, còn có Package Tour trả phí theo yêu cầu của đại biểu quốc tế: Hà Nội, Vịnh Hạ Long.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam giúp đỡ giao cho Trung tâm tình nguyện quốc gia và Đoàn các trường đại học bố trí hàng nghìn sinh viên tình nguyện để phục vụ lễ tân đón tiễn đại biểu. Ngoài ra, có hàng ngàn Phật tử trẻ đến từ các đạo tràng Phật tử toàn quốc phát tâm tham gia phục vụ Đại lễ.
Về công tác hậu cần an ninh, Bộ Công an và các cục chức năng, công an các tỉnh Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình đã có các kế hoạch, phương án về công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ... cho Đại lễ.
Hàng nghìn Phật tử và tình nguyện viên từ khắp các địa phương sẽ tham gia công tác hậu cần ẩm thực. Ban tổ chức đã phân khu riêng biệt, rộng hơn 4000 m2 dành riêng cho đầu bếp và chế biến các món chay. Một khu nhà ăn rộng 3200 m2 phục vụ tiệc buffet cho các đại biểu chính thức trong suốt 3 ngày diễn ra Đại lễ. Các Phật tử và nhân dân tham dự Đại lễ sẽ được Ban Tổ chức phát cơm hộp tại khu vực chùa Tam Chúc.
Bộ Y tế giúp đỡ Ban Tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe và an toàn thực phẩm cho Đại lễ.
Ban Tổ chức có xây dựng trang web chính thức của Vesak 2019, thường xuyên cập nhật thông tin tại địa chỉ: www.undv2019vietnam.com/. Trong thời gian diễn ra Đại lễ, Ban Tổ chức có thiết lập Trung tâm báo chí tại khu vực Hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc tế Tam Chúc (tòa nhà thủy đình).
Đại lễ Vesak 2018 là sự kiện đối ngoại quan trọng góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế, khẳng định truyền thống lịch sử, giá trị nhân bản của Phật giáo, một tôn giáo hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Qua đó, tăng cường mối quan hệ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với Giáo hội và các truyền thống Phật giáo các nước trên toàn thế giới. Khẳng định vai trò, vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức hợp pháp duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.
Đại lễ khẳng định nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; thúc đẩy giao lưu, hợp tác quốc tế về tôn giáo. Khẳng định vai trò một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và sự ủng hộ của Việt Nam đối với nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong thúc đẩy hòa bình, hòa hợp giữa các tôn giáo và các nền văn hóa.
Thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên Hợp Quốc. Đồng thời, Đại lễ nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, văn hóa truyền thống và lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam với các đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ. Phát triển tiềm năng du lịch tâm linh, góp phần vào sự phát triển hợp tác toàn diện của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.
Phương Thanh
Lễ hội "Chúng ta là một - We are together 2019" - Điểm hẹn văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc
TĐKT - Lễ hội "Chúng ta là một - We are together" năm 2019 hướng tới cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ diễn ra từ ngày 27 - 28/4 tại sân khấu ngoài trời số 1 Suwon, TP Suwon, Hàn Quốc. Chiều 16/4, tại Hà Nội, Ban tổ chức đã gặp gỡ báo chí để thông tin về các hoạt động chính trong Lễ hội. Đại diện Ban tổ chức chia sẻ thông tin về Lễ hội Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 27 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, hai nước đã và đang rất tích cực tham gia vào các hoạt động trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội giữa hai bên. Hiện nay, có khoảng 200.000 người Việt Nam sống ở Hàn Quốc, chủ yếu là phụ nữ di trú kết hôn, người lao động và du học sinh. Lễ hội "Chúng ta là một" do Bảo hiểm DB và Bảo hiểm PTI tài trợ là sáng kiến nhằm mang lại cho cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc một không gian để gặp gỡ, giao lưu, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, đồng thời là cơ hội để truyền tải văn hóa Việt Nam đến Hàn Quốc. Lễ hội do Hiệp hội Kinh tế và Văn hóa Việt Hàn (KOVECA) chủ trì, Insight Creative tổ chức, được TP Suwon hỗ trợ. Ông Kim Kang Wook, đại diện Bảo hiểm DB tại Việt Nam đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PTI cho biết: Đây là lần thứ 3 Lễ hội được tổ chức, với các hoạt động đa dạng "xem, ăn, chơi", đem tới các trải nghiệm văn hóa khác nhau, nhiều niềm vui, sự hứng khởi, thúc đẩy hơn nữa thiện chí hợp tác và tương trợ lẫn nhau của người tham gia Lễ hội. Thông qua Lễ hội, Ban tổ chức hy vọng rằng người Việt Nam và người Hàn Quốc sẽ cùng nhau chia sẻ văn hóa, công việc và cũng giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Vào ngày 27/4, ngày đầu tiên của Lễ hội, từ 13h30 sẽ diễn ra cuộc thi tài năng của công dân Việt Nam tại Hàn Quốc; từ 17h sẽ diễn ra buổi trình diễn thời trang Áo dài - Hanbok đầy màu sắc của nhà thiết kế thời trang áo dài Lan Hương và nhà thiết kế Hanbok Park Mi-yeon. Vào ngày 28/4, từ 13h30 sẽ diễn ra các cuộc thi đấu trò chơi tập thể; từ 17h sẽ diễn ra buổi ca nhạc với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam như Thùy Chi, Phương Ly, Đức Phúc, Trọng Hiếu, Trúc Nhân, Uyên Linh, Trọng Tài; ca sĩ Gummy của Hàn Quốc và dàn hợp xướng TP Suwon. Ngoài ra, xuyên suốt trong 2 ngày diễn ra Lễ hội sẽ có các gian hàng ẩm thực - văn hóa - du lịch; các trò chơi dân gian Việt Nam - Hàn Quốc... Phương ThanhTĐKT - Tết cổ truyền Bunpimay (Lào) đã được tái hiện trong không khí đầm ấm, tươi vui với những điệu múa duyên dáng, những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới. Đó là những hoạt động trong chương trình Chào mừng Tết cổ truyền Bunpimay diễn ra sáng 13/4 tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Từ Sơn, Bắc Ninh).
Các vị đại biểu, khách quý tham dự Tết cổ truyền Bunpimay do các lưu học sinh Lào tổ chức tại Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Tới dự có đại diện lãnh đạo của Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt – Lào tỉnh Bắc Ninh; các phòng ban, đơn vị chức năng trong toàn trường cùng các tình nguyện viên là sinh viên HUBT và hơn 600 lưu học sinh Lào đang học tập, nghiên cứu tại trường.
Tết Bunpimay (hay còn gọi là Tết té nước) là ngày Tết cổ truyền của dân tộc Lào, diễn ra từ ngày 13/4 đến 15/4 dương lịch hàng năm với nhiều nghi lễ như: Tắm tượng Phật, tục té nước, buộc chỉ cổ tay… mang ý nghĩa cầu mùa mưa đến, đem lại sức sống cho đất nước, mùa màng tốt tươi, mọi gia đình được đón một năm mới với nhiều may mắn, hạnh phúc. Các lưu học sinh thực hiện nghi thức buộc chỉ cổ tay và cầu mong cho nhau những điều tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới.
Ông Trần Đức Minh - Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu chúc mừng tại sự kiện.
Tại buổi lễ, Phó Hiệu trưởng Trần Đức Minh gửi những lời chúc mừng tốt đẹp đến các lưu học sinh Lào nhân dịp Quốc khánh của quốc gia này; mong các em nỗ lực học tập, rèn luyện tốt, góp sức đưa quê hương ngày càng giàu mạnh, xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng giàu mạnh, đoàn kết, hữu nghị.
Trước đó, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt
động văn nghệ, thể thao, giao lưu văn hóa sôi nổi, đậm đà bản sắc cho hơn 600 lưu học sinh Lào đang theo học tại trường.
Các lưu học sinh Lào vô cùng vui vẻ và hào hứng trong dịp Tết Bunpimay.
Thu Hương
TĐKT - Sáng 12/4, tại Từ Sơn, Bắc Ninh, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) tổ chức Lễ khai mạc Giải bóng đá HUBT dành cho nam, nữ sinh viên trong toàn trường.
Lễ khai mạc giải bóng đá HUBT 2019 dành cho nam, nữ sinh viên trong toàn trường.
Giải bóng đá HUBT là sự kiện quan trọng được nhà trường tổ chức hàng năm, nhằm khuyến khích tinh thần thể dục, thể thao của sinh viên. Năm nào cũng vậy, sự kiện thu hút đông đảo các sinh viên là vận động viên (VĐV) và cổ động viên tham gia, tạo nên không khí vô cùng hào hứng, sôi nổi trong toàn giải đấu.
Giải thi đấu năm nay có 32 đội nam và 11 đội nữ với hơn 400 VĐV là sinh viên tham gia.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, PGS.TS. Hà Đức Trụ, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã động viên các sinh viên thi đấu vui vẻ, an toàn, cống hiến những pha bóng đẹp mắt. Ban tổ chức cũng hy vọng giải thi đấu năm nay sẽ tạo nên luồng sinh khí mới, tiếp tục phát triển phong trào tập luyện thể dục - thể thao của nhà trường nói chung và bộ môn bóng đá nói riêng nhằm rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất, nâng cao hiệu quả học tập, công tác.
Các đội bóng tham gia tranh tài
Sau Lễ khai mạc, các trận đấu diễn ra đúng theo kế hoạch. Dự kiến các trận chung kết nam, nữ và lễ bế mạc trao thưởng sẽ diễn ra vào ngày 23/4 sắp tới.
Thu Hương
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 34
- 35
- 36
- 37
- 38
- …
- sau ›
- cuối cùng »