Văn hóa - Thể thao

Ra mắt phim phóng sự tài liệu “Thiền môn linh thiêng Sử Việt”

TĐKT - Nhân dịp Đại lễ Phật đản PL.2565 và chào mừng Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7/11/1981 – 7/11/2021), Ban Thông tin Truyền Thông trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, Công ty CP Truyền thông Thủ Đô phối hợp thực hiện công trình phim phóng sự tài liệu Phật giáo“Thiền môn linh thiêng Sử Việt”.   Tháp Bình Sơn, chùa Then ở Vĩnh Phúc Bộ phim được xây dựng dưới sự chỉ đạo của hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự  – Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Công Khanh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu di sản văn hóa; TS. Bùi Hữu Dược – Nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn Giáo Chính phủ. Bộ phim ra mắt nhằm giới thiệu lịch sử của những ngôi chùa hộ quốc an dân trong lịch sử dân tộc. Hàng nghìn năm qua, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc trên mọi phương diện và cùng chung tay góp sức trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Công trình phim phóng sự tài liệu “Thiền môn linh thiêng Sử Việt” là một tập hợp tinh tế những ngôi chùa và nơi thờ phụng của đất nước gắn liền với các sự kiện lịch sử, các vị thiền sư, pháp sư, quốc sư, phật tử đứng ra hộ trì đất nước trong quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam. Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng TMCP Bắc Á,  Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Chùa An Thiên Thiền viện Trúc lâm Yên Thành,  bà Đỗ Thị Nga - phật tử Bản Điện Linh ứng điện… đã tài trợ, hỗ trợ công đức cho chương trình, Tổng công ty viễn thông Viettel – Chi nhánh Tập đoàn công nghiệp – Viễn Thông Quân Đội là đơn vị tham gia hỗ trợ truyền thông cho chương trình. Chương trình phát sóng số đầu tiên vào ngày 23/5/2021 trên Kênh VTC1 – Đài truyền hình KTS VTC (12/4 ÂL. PL2564) vào lúc 21h – 21h10, Chủ nhật hàng tuần, tần suất 2 tuần/số, thời lượng 10 phút/chương trình. Phương Thanh  

Butta tặng 108 bức tranh Sen tri ân người yêu mến Phật giáo

TĐKT - Nhân dịp Kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 – 19/5/2021), kỷ niệm 2 năm ngày ra mắt (11/5/2019 – 11/5/2021), Mạng xã hội Phật giáo Butta chính thức khởi động chương trình tri ân những người yêu mến, luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến Phật pháp với phần quà vô cùng hấp dẫn: Dành tặng 108 bức tranh Sen tượng trưng cho sự tinh khiết, thức tỉnh và nghị lực kiên cường. Một trong số các bức tranh Sen sẽ được trao tặng trong chương trình Ra mắt trong dịp Đại lễ Phật đản Vesak 2019, Mạng xã hội Phật giáo Butta với sứ mệnh truyền tải giáo lý Đạo phật đến với mọi người, giúp con người hướng thiện. Các thông tin về Phật giáo tại Việt Nam và thế giới liên tục được cập nhật giúp Mạng xã hội Phật giáo Butta trở thành địa chỉ cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy đối với các tăng ni, phật tử. Năm 2021, năm Tân Sửu đánh dấu bước phát triển mới của Mạng xã hội Phật giáo Butta khi được chọn là kênh chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam truyền tải Lễ cầu an online phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân vào ngày 14 tháng giêng tại chùa Quán Sứ vừa qua. Nhờ sự tiến bộ của công nghệ, Mạng xã hội Phật giáo Butta đã góp phần đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch covid 19 theo đúng tinh thần của Chính phủ. Nhằm lan tỏa những thông điệp từ bi, hòa ái, nhân văn của Đức Phật đến với mọi nhà, nhất là các dịp lễ được xem là nhiệm vụ trọng tâm của Mạng xã hội Phật giáo Butta. Nhân dịp Kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), kỷ niệm 2 năm ngày ra mắt (11/5/2018 - 11/5/2021), Mạng xã hội Phật giáo Butta chính thức khởi động chương trình tri ân những người yêu mến, luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến Phật pháp với phần quà vô cùng hấp dẫn: Dành tặng 108 bức tranh Sen tượng trưng cho sự tinh khiết, thức tỉnh và nghị lực kiên cường. Không phải tự nhiên mà Sen được xem là “Quốc hoa” của người Việt Nam. Sen được xem là loài hoa duy nhất hội tụ đủ trong mình ý nghĩa nhân sinh cao quý, ý nghĩa âm dương ngũ hành và sự vươn dậy mạnh mẽ, một ý chí sống mãnh liệt, đặc biệt hình tượng bông sen gắn liền với Phật giáo. Ý nghĩa hơn khi những bức tranh Sen lại được chính những người sáng lập Mạng xã hội Phật giáo Butta trao tặng. Người nhận những bức tranh Sen sẽ có được nguồn năng lượng tích cực, xua tan mọi ưu phiền, tìm được trạng thái bình an, thư thái. Nói về ý nghĩa số lượng tranh tặng lên tới 108 bức, họa sĩ Kim Đức, thành viên sáng lập Mạng xã hội Phật giáo Butta chia sẻ: “Bản thân con số 108 trong đạo Phật có ý nghĩa đặc biệt. 108 bức tranh Sen tượng trưng cho 108 hạt trong tràng hạt - một bảo bối, một pháp khí quan trọng để hỗ trợ các tăng sỹ trên con đường tu học Phật pháp và hành đạo giúp đời. Sở hữu 1 trong 108 bức tranh Sen mang ý nghĩa may mắn, xua tan phiền muộn, đón nhận năng lượng tích cực, sống lương thiện tốt đời đẹp đạo đúng như giáo lý Nhà Phật…” Được biết, trong bộ sưu tập 108 bức tranh Sen có tranh của các họa sỹ tên tuổi Việt Nam như: Họa sĩ Hoàng Đặng, Chu Anh Phương, Hồ Đình Nam Kha, Trần Lâm Bình, Trần Hùng…. và các họa sĩ khác. Nhằm truyền tải những thông điệp nhân văn của Phật giáo đến với mọi người, mọi nhà, ngay từ khi ra mắt, Mạng xã hội Phật giáo Butta luôn tin tưởng góp phần nhỏ bé vào xây dựng mạng xã hội Phật giáo đầu tiên “Made in Việt Nam”. Sau 2 năm, Mạng xã hội Phật giáo Butta đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều người yêu mến phật pháp. Tri ân những tình cảm yêu mến đó, Mạng xã hội Butta dành tặng 108 bức Sen tranh cho 108 người trong 108 ngày liên tiếp. Chương trình chính thức diễn ra từ ngày 19/5/2021 và kết thúc vào ngày 4/9/2021. Vào 9h sáng hàng ngày, ban quản trị mạng xã hội Phật giáo Butta sẽ thông báo người may mắn trủng giải với số lượng tương tác nhiều nhất đồng thời công bố #hashtag của bức tranh kế tiếp. Để có thông tin hữu ích, đáng tin cậy về Phật pháp và cơ hội nhận được bức tranh Sen đầy ý nghĩa, chỉ cần bấm like vào Fanpages http:/facebook.com/butta.vn và chia sẻ (share) ở chế độ công khai; đăng ký tài khoản và trải nghiệm ứng dụng mạng xã hội Phật giáo Butta.vn; chia sẻ bài biết kèm #hashtag theo cú pháp. Thể lệ chương trình Bước 1: Bấm “Like” Fanpage của mạng xã hội Phật giáo Butta và chia sẻ (share) bài viết này ở chế độ công khai.   Bước 2: Đăng ký tài khoản và trải nghiệm ứng dụng mạng xã hội Phật giáo Butta và theo dõi bài viết về của chương trình về bức tranh sen sẽ được tặng ngày hôm đó trên Mạng xã hội Phật giáo Butta. Bước 3: Chia sẻ bài viết về chương trình trên Mạng xã hội Phật giáo Butta tới nhiều người kèm #hashtag theo cú pháp. Bình luận cảm nghĩ về bức tranh được đăng tải ngày hôm đó. Bài đăng và bình luận có tổng lượt tương tác cao nhất sẽ đạt giải. (Chỉ tính tương tác trên Mạng xã hội Phật giáo Butta, bài đăng và bình luận bị trùng sẽ chỉ được tính 1 lần cao nhất). Thời gian chương trình: Chương trình sẽ diễn ra hàng ngày bắt đầu từ 19/5/2021 tới ngày 4/9/2021. Theo dõi Fanpage Butta.vn và mạng xã hội Phật giáo Butta mỗi ngày để nhận  tin và tham gia chương trình. Giải thưởng và tiêu chí trao giải: Trong thời gian diễn ra chương trình, mỗi ngày sẽ có 1 bức tranh Sen được tặng cho Phật tử hữu duyên.  9h hàng ngày, ban quản trị Mạng xã hội Phật giáo Butta sẽ tổng hợp số lượt tương tác hợp lệ với của bức tranh được đăng ngày hôm trước và đưa tên người trúng giải theo thể lệ. Đồng thời sẽ công bố thông tin của bức tranh kế tiếp. Do tình hình giới hạn của dịch bệnh Covid 19 giải thưởng chỉ áp dụng cho người dùng hiện đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Danh sách phật tử tham gia sự kiện và kết quả tương tác sẽ được công bố để đảm bảo tính công bằng. Phật tử hữu duyên trúng giải, vui lòng liên hệ ban quản trị mạng xã hội Phật giáo Butta tại địa chỉ https://m.me/Butta.vn và để lại thông tin gồm: Họ và tên đầy đủ, số điện thoại và địa chỉ nhận quà. Ban quản trị mạng xã hội Phật giáo Butta.vn sẽ tiếp nhận nhận thông tin của quý Phật tử trong vòng 7 ngày kể từ khi công bố kết quả và tiến hành trao quà trong vòng 7 ngày sau đó. Nếu trong thời gian trên nếu không có liên hệ từ quý Phật tử trúng giải, tranh sẽ được bảo lưu để dành tặng cho chương trình sau. Các phần thưởng không được quy đổi thành tiền mặt, vật phẩm đồng giá. Mọi thắc mắc khác về chương trình xin vui lòng liên hệ với ban quản trị qua Fanpage Butta.vn để được giải đáp. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, quyết định của ban quản trị là quyết định cuối cùng. Phương Thanh

Trải nghiệm không gian văn hóa làng truyền thống Huế

TĐKT - Lần đầu tiên được tổ chức xuyên suốt một tháng với hơn bốn mươi chương trình biểu diễn, quy tụ hàng trăm nghệ sĩ, hàng nghìn diễn viên và nghệ nhân, cùng nhiều chương trình cộng đồng diễn ra khắp thành phố, Festival nghề truyền thống Huế năm 2021 sẽ mang đến cơ hội trải nghiệm khó có thể bỏ qua cho du khách và nhân dân trong tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay. Festival nghề truyền thống Huế 2021 được tổ chức từ ngày 29/5 đến hết 26/6/2021 Được tổ chức từ ngày 29/5 đến hết 26/6/2021, Festival nghề truyền thống Huế 2021 có nhiều điểm khác biệt so với các kỳ Festival nghề truyền thống Huế trước đây, đặc biệt  quy mô được mở rộng từ không gian tới thời gian. Trong đó, thời gian tổ chức Festival trải dài gần một tháng, các sự kiện được triển khai ở nhiều không gian, địa điểm với mỗi tuần/sự kiện thay vì diễn ra gói gọn trong tuần như các kỳ tổ chức trước đây. Sự kết hợp mới mẻ này kỳ vọng hứa hẹn mang lại trải nghiệm chưa từng có cho người dân và du khách tham gia, đồng thời truyền tải mạnh mẽ tinh thần và mục tiêu của chương trình. Điểm nhấn của Festival nghề truyền thống Huế 2021 tập trung vào định hướng thiết kế sáng tạo đương đại, đưa nghề thủ công truyền thống Việt Nam đến gần hơn với cuộc sống thường nhật. Các yếu tố được nhấn mạnh gồm: Sáng tạo - văn hóa - thủ công. Theo đó, các làng nghề, các nghệ nhân, các doanh nghiệp được khuyến khích mang đến Festival những thiết kế sáng tạo đương đại nhưng vẫn dựa trên nền tảng những giá trị văn hóa truyền thống, các ngành nghề thủ công truyền thống. Đây cũng là mục tiêu mà tỉnh và thành phố hướng đến trong giai đoạn sắp tới, khi đặt công nghiệp văn hóa - công nghiệp sáng tạo làm trọng tâm phát triển, nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn giá trị, tinh hoa nghề truyền thống. Các sự kiện chính nổi bật nhất có thể kể đến: Chương trình nghệ thuật Lễ khai mạc Festival nghề truyền thống Huế 2021, Cuộc thi thiết kế sản phẩm thủ công, Trại sáng tác điêu khắc, Tuần lễ áo dài, Lễ tế Tổ, trưng bày trang phục cổ triều Nguyễn, Đêm nhạc Trịnh Công Sơn, Lễ hội ẩm thực, Đường bia… Bên cạnh đó, người dân Huế và du khách còn có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động hưởng ứng bao gồm: Sân khấu thao diễn cung thuật thời Nguyễn, lễ hội quảng diễn đường phố, triển lãm nghệ thuật, trình diễn ảo thuật đường phố, biểu diễn thư pháp, thả diều, cờ người… Góp mặt trong Festival nghề truyền thống Huế 2021 có nhiều gương mặt nổi tiếng như nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, Trịnh Hoàng Diệu, Kenny Thái, họa sĩ Lê Thiết Cương, nhạc sĩ Quốc Trung, biên đạo múa Trần Ly Ly, ban nhạc Bức Tường, nghệ sĩ Đinh Hoài Xuân, ca sĩ Tùng Dương, nhóm nhảy Lyricist... Festival nghề truyền thống Huế 2021 được kỳ vọng thổi luồng sinh khí mới cho du lịch và kinh tế của thành phố Huế trong năm 2021. Là địa điểm hấp dẫn nhất tại miền Trung khi sở hữu phong cảnh hữu tình, di tích cổ kính và văn hóa hiếu khách, việc đề cao tinh thần gìn giữ truyền thống theo góc nhìn hiện đại, kết hợp cùng mô hình lễ hội sôi động chắc chắn sẽ giúp Festival nghề truyền thống Huế thu hút một số lượng lớn du khách tham dự.          Diễn ra lần đầu nào năm 2005, Festival Nghề truyền thống Huế trở thành sự kiện thường niên, có tầm quan trọng cả về phát triển văn hóa, giải trí, xã hội, du lịch, kinh doanh. Festival nghề truyền thống Huế 2021 sẽ diễn ra từ ngày 29/5 - 26/6/2021 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”, trong đó, lễ khai mạc vào ngày 12/6 và lễ bế mạc ngày 18/6. Địa điểm, không gian tổ chức sẽ tập trung và khai thác khu vực đường đi bộ hai bờ sông Hương, trục không gian văn hóa nghệ thuật đường Lê Lợi và một số khu vực trung tâm thành phố. Phương Thanh  

Công viên Nước Hồ Tây – Điểm đến thú vị dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5

TĐKT - Một mùa hè sôi động đã đến, dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đang đến rất gần. Hầu hết mọi người, mọi gia đình đang lựa chọn những địa điểm vui chơi, giải trí trong dịp nghỉ lễ dài ngày vừa đảm bảo vui tươi nhưng vẫn an toàn. Tổ hợp công viên Mặt trời Mới và công viên Nước của Công viên Hồ Tây được giới thiệu là địa điểm vui chơi lý tưởng trong không gian thiên nhiên thoáng đãng, các trò chơi hấp dẫn, an toàn cho du khách. Nhằm mang đến cho người dân một mùa hè thật sự sôi động, năm nay, Công viên Nước đầu tư xây dựng, thay đổi cảnh quan và các khu tiểu cảnh trung tâm, tạo thêm nhiều không gian xanh thân thiện với thiên nhiên. Điều này sẽ mang đến cho du khách cảm giác thật sảng khoái trong một không gian tươi mát, ngập tràn sắc xanh. Với mong muốn mang lại sân chơi nhiều niềm vui, trong dịp này, Công viên Hồ Tây sẽ tổ chức các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng lễ hội sôi động, nhằm mang đến cho quý khách nhiều điều thú vị. Tiêu biểu: Chương trình tạp kỹ với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc như: Chuyện lạ Việt Nam, ảo thuật, xiếc, ca múa nhạc thiếu nhi… các trò chơi team building như sumo phao, nhảy dân vũ sôi động diễn ra tại Công viên Nước Hồ Tây sẽ mang lại không gian vui chơi thật sự sảng khoái cho khách hàng. Một số hình ảnh về các hoạt động đang diễn ra sôi động tại Công viên Nước Hồ Tây mùa hè 2021:

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Ninh Bình 2021

TĐKT - Tối 20/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, UBND tỉnh Ninh Bình chủ trì phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch long trọng tổ chức Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Ninh Bình 2021 với chủ đề “Hoa Lư - Cố đô ngàn năm”. Dự buổi Lễ có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Chỉ đạo năm Năm Du lịch quốc gia; Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, đồng Trưởng Ban Chỉ đạo năm Năm Du lịch quốc gia; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành ủy; Trưởng đại diện UNESSCO tại Việt Nam… Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Trưởng Ban tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2021 phát biểu khai mạc buổi Lễ. Phát biểu khai mạc buổi Lễ, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Trưởng Ban tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2021 cho biết, nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Bắc Bộ, Ninh Bình có điều kiện tự nhiên như là Việt Nam thu nhỏ, với 3 vùng sinh thái đặc trưng: Vùng rừng núi, Vùng đồng bằng và vùng ven biển; được thiên nhiên và lịch sử ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều di sản văn hoá nổi tiếng, độc đáo cùng các di tích khảo cổ ghi dấu người tiền sử từ 30.000 nghìn năm trước. Nổi bật là Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới duy nhất ở Đông Nam Á, Rừng nguyên sinh Cúc Phương và hơn 1.800 di tích lịch sử, văn hoá… những lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật hát văn, hát xẩm, hát chèo… còn duy trì và phát triển đến ngày nay. Cùng với những giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, địa chất địa mạo và chiều sâu văn hóa; vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình còn ghi dấu những sự kiện lịch sử oai hùng, trọng đại của đất nước. Ngày mùng 10 tháng 3 năm Mậu Thìn - 968, sau khi đánh dẹp và thu phục 12 sứ quân, thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, định đô tại Hoa Lư, lấy niên hiệu là Thái Bình - gắn liền với thiết chế nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc, mở nền chính thống quốc gia, là sự tiếp nối quốc thống của các vua Hùng. Các giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn được các thế hệ người dân gìn giữ, lưu truyền, tôn tạo, hiện hữu trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân, trở thành nguồn lực vô giá cho hôm nay và mai sau. Thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, được sự quan tâm của Trung ương, sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển bứt phá, trở thành điểm sáng được nhiều chuyên trang du lịch quốc tế bình chọn là một trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu Việt Nam và thế giới. Tốc độ tăng trưởng khách bình quân giai đoạn 2010-2019 đạt trên 11%. Năm 2019, Ninh Bình đón gần 8 triệu lượt khách, tạo việc làm và sinh kế bền vững cho hàng chục nghìn người dân địa phương, tạo động lực thúc đẩy, định hướng chiến lược phát triển cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: tập trung cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển dịch vụ du lịch theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, được phép của Thủ tướng Chính phủ, năm 2021, Ninh Bình tiếp tục đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia, đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình trước du lịch cả nước, cũng là cơ hội để khẳng định vị thế, hình ảnh du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới; thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép”: Vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Năm Du lịch quốc gia 2021 với chủ đề “Hoa Lư - Cố đô ngàn năm” là chuỗi các hoạt động xuyên suốt cả năm với 38 hoạt động được tổ chức tại Ninh Bình và 104 hoạt động hưởng ứng của các tỉnh, thành phố nhằm khích lệ và thúc đẩy ngành du lịch cả nước có thêm động lực vượt qua khó khăn, phục hồi, phát triển, chuẩn bị đón khách du lịch quốc tế trong trạng thái “bình thường mới”; xây dựng hình ảnh Việt Nam là Điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế. Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại buổi Lễ Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia năm 2021 được tổ chức đúng vào dịp Lễ hội Hoa Lư - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, đồng thời kỷ niệm 1.053 năm ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế càng làm long trọng thêm giá trị của Lễ khai mạc hôm nay; tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thể hiện lòng thành kính, sự tri ân sâu sắc tới các bậc tiên đế, tiền nhân đã có công khai thiên, lập quốc trong hành trình phát triển trường tồn của dân tộc Việt Nam. Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2021 diễn ra trong bối cảnh cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19, và ngành du lịch là một trong những ngành ảnh hưởng nặng nề nhất. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của nhân dân, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Trong đó phải kể đến ngành du lịch vẫn từng bước khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế, trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới. Những năm vừa qua, ngành du lịch nước ta có bước phát triển ấn tượng. Việt Nam đã trở thành điểm sáng trên bản đồ thế giới, vào nhóm 10 nước có tốc độ phát triển cao nhất và giành được nhiều giải thưởng uy tín quốc tế về du lịch, như: Số 1 thế giới về du lịch di sản, ẩm thực và số 1 châu Á về du lịch golf. Ninh Bình cũng được vinh danh là 1 trong 50 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới, 1 trong 20 điểm đến lý tưởng của du lịch khám phá. Vừa qua, Ninh Bình cũng được bầu chọn là điểm đến hiếu khách nhất. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng, có được sự phát triển đó là nhờ sự đóng góp của cộng đồng làm du lịch, trong đó có nhiều nhà đầu tư du lịch đã giúp hạ tầng phát triển nhanh với nhiều công trình quy mô và những sản phẩm chất lượng mang tầm quốc tế. Ngoài ra, còn có sự đóng góp của người dân khắp mọi miền trong việc tham gia làm du lịch, xây dựng sản phẩm mới, cùng nhau khắc phục những bất cập... Để du lịch Việt Nam nhanh chóng khôi phục thị trường khi chưa thể đón khách quốc tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các địa phương, đơn vị cùng thực hiện thật nghiêm các quy định trong phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa; rà soát lại các chủ trương, chính sách phát triển, hoàn thiện nâng cấp các sản phẩm du lịch, sẵn sàng cho bước phát triển mới khi mở cửa đón khách quốc tế. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các hiệp hội du lịch hỗ trợ và khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp; tăng cường các hoạt động liên kết, hỗ trợ để phát triển du lịch một cách bền vững, an toàn... Tại buổi lễ, các đại biểu, du khách và nhân dân trong tỉnh đã thưởng thức Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Hoa Lư- Ngàn năm vang mãi", do Nghệ sỹ ưu tú Khánh Toàn dàn dựng kịch bản và Tổng đạo diễn, gồm 3 chương: “Hoa Lư thủa ấy”; “Nước non ngàn dặm”, “Việt Nam - I love You”. Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, thể hiện niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của vùng đất lịch sử Cố đô Hoa Lư ngàn năm cũng như những bước chuyển mình mạnh mẽ của đất nước, của quê hương Ninh Bình. Minh Phương

Ngày hội mở cửa Công viên Nước Hồ Tây 2021

TĐKT - Công viên Nước Hồ Tây sẽ mở cửa từ ngày mai (21/4) với nhiều chương trình chương trình khuyến mại, chương trình nghệ thuật đặc sắc vui nhộn. Theo thông tin mới nhất từ Công ty Cổ phần Dịch vụ giải trí Hà Nội: Năm nay, Công viên Nước Hồ Tây sẽ mở cửa từ ngày 21/04/2021 với chương trình khuyến mại hấp dẫn. Cụ thể, ngày 21/4: Phát hành giá vé siêu khuyến mại chỉ 65.000 đ dành cho mọi khách hàng. Miễn phí cho khách hàng cao dưới 0,9m. Từ 22/4 - 28/4: Giảm giá vé trọn gói Công viên Nước lên đến 40% chỉ còn 100.000 đ ngày thường, 120.000 đ ngày thứ 7, chủ nhật. Thường xuyên diễn ra các chương trình nghệ thuật sôi động tại Công viên Nước Hồ Tây Năm 2021, Công viên Hồ Tây đầu tư xây dựng, thay đổi cảnh quan và các khu tiểu cảnh trung tâm của Công viên Nước, tạo thêm nhiều không gian xanh thân thiện với thiên nhiên. Điều này sẽ mang đến cho du khách cảm giác thật sảng khoái trong một không gian tươi mát, ngập tràn sắc xanh. Đặc biệt, trò chơi mới đường trượt bowl trong Công viên Nước đã được đưa vào hoạt động trong năm 2020, nhưng vẫn là trò chơi mang lại nhiều cảm giác sảng khoái, mới mẻ cho khách hàng. Đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ giải trí Hà Nội cho biết: Các trò chơi với mức độ rất mạo hiểm khác nhau sẽ mang đến cho các bạn những cảm xúc không thể tuyệt vời hơn như: Đường trượt bowl, khu đường trượt đa làn, đường trượt xoắn, đường trượt cao tốc… Hay bạn hãy thử đường trượt phao khi 2 người cùng lao đi với tốc độ cực lớn trong một màn đêm hun hút, rồi ánh sáng xuất hiện ở cuối đường hầm với làn nước trong xanh, mát rượi. Bạn cũng có thể vui đùa cùng sóng biển ngay giữa lòng Hà Nội với bể tạo sóng. Hay các khu bể hành động, bể nhảy cầu sẽ giúp các bạn rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai của cơ thể. Còn các bạn nhỏ sẽ được thỏa sức vùng vẫy, vui chơi với khu bể dành riêng cho trẻ em như bể con voi, bể lâu đài nước, bể vầy… Nhiều trò chơi tạo cảm giác sảng khoái cho khách hàng khi đến với Công viên Nước Hồ Tây Đặc biệt, hơn trong dịp 30/4 - 1/5, Công viên Hồ Tây sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật bổ trợ với những tiết mục nghệ thuật hấp dẫn, vui nhộn nhằm mang đến cho du khách một kỳ nghỉ lễ thật ý nghĩa và vui tươi. Thục Anh

Ra mắt cuốn sách “Người trong muôn nghề: Ngành kinh tế có gì?”

TĐKT - Là cuốn sách hướng nghiệp về chuyên ngành kinh tế, "Người trong muôn nghề: Ngành kinh tế có gì?" giúp độc giả có được bức tranh toàn cảnh về các vị trí công việc, thông qua hơn 200 trang sách tập hợp bài viết của nhiều tác giả. “Người trong muôn nghề: Ngành kinh tế có gì?” là cuốn sách thứ 3 nằm trong series sách hướng nghiệp “Người trong muôn nghề” do Spiderum (mạng xã hội chia sẻ kiến thức với hơn 1,5 triệu lượt xem trang hàng tháng: https://spiderum.com) và TopCV (nền tảng tuyển dụng nhân sự với hơn 3.000.000 người dùng) thực hiện. Talkshow ra mắt sách với chủ đề “Sinh viên Kinh tế: Học gì? Làm gì?” Cuốn sách là tập hợp 21 bài viết chứa đựng những chia sẻ “thật và chất” của các tác giả - những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến khối Kinh tế. Họ ở đủ mọi độ tuổi, vị trí công việc, địa lý, giới tính: Từ những người vào nghề vài năm tới các đàn anh 30 năm trong nghề; từ người học tập tại nước ngoài cho đến các bạn tốt nghiệp trong nước; từ người làm giảng viên, nghiên cứu cho đến các doanh nhân lăn lộn thương trường; từ chuyên gia đầu ngành Kinh tế của Việt Nam cho đến những người có bộ óc “sừng sỏ” trong đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài... 3 phần của cuốn sách đi sâu vào từng chủ đề: Một thoáng kinh tế, Muôn nẻo đường nghề, Câu chuyện và góc nhìn. Cuốn sách giúp độc giả hiểu ngành kinh tế không chỉ dừng ở những ngành nghề “truyền thống” như kế toán, kiểm toán, tài chính ngân hàng, sales, marketing, nhân sự, xuất nhập khẩu... mà còn thật nhiều những công việc thú vị khác: Tư vấn quản trị, chuyên viên đầu tư, thương mại điện tử, nghiên cứu, làm chính sách, khởi nghiệp... Nhân dịp ra mắt cuốn sách, vừa qua Spiderum đã tổ chức talkshow ra mắt sách với chủ đề “Sinh viên Kinh tế: Học gì? Làm gì?” nhằm trả lời những thắc mắc, băn khoăn của các bạn trẻ cũng như các vị phụ huynh về chuyện hướng nghiệp ngành kinh tế, thông tin tổng quan về ngành cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai và cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ. Cùng với đó là những chia sẻ rất thực tế của các vị diễn giả về câu chuyện nghề nghiệp, cách phát triển bản thân mà họ đã từng áp dụng và những khó khăn từng trải qua khi lăn lộn trong nghề. PT

Triển lãm chuyên đề “Thanh niên quân đội - Vững bước dưới cờ Đảng”

TĐKT - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Ban Thanh niên Quân đội tổ chức trưng bày Triển lãm chuyên đề “Thanh niên quân đội - Vững bước dưới cờ Đảng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021), chào mừng thành công Đại hội XIII của Đảng. Lễ cắt băng khai mạc triển lãm Triển lãm là dịp ôn lại những bước trưởng thành, những đóng góp to lớn của thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên quân đội nói riêng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu, gồm ba nội dung chính. Phần 1, với chủ đề “Ánh sáng soi đường”, Trưng bày những hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về sự ra đời của các tổ chức thanh niên và sự kiện thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày 26/3/1931; khẳng định vai trò của thanh niên trong các cao trào cách mạng, mà đỉnh cao là tiến hành thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Phần 2, chủ đề “Niềm tin và khát vọng”, trưng bày những hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, thanh niên quân đội cùng với tuổi trẻ cả nước luôn xung kích, đi đầu trong các phong trào của thanh niên cả nước; chiến đấu anh dũng và chiến thắng vẻ vang; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc, của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phần 3, chủ đề “Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ””, trưng bày những hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh thanh niên quân đội cùng với toàn quân, tuổi trẻ cả nước luôn ra sức thi đua thực hiện tốt các phong trào hành động cách mạng, cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, tấm gương tiêu biểu, xuất sắc trong xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trên tất cả các lĩnh vực... Các đại biểu tham quan triển lãm Các hiện vật, tài liệu được giới thiệu tại triển lãm phản ánh chặng đường 90 năm xây dựng và trưởng thành của Đoàn, nhất là tuổi trẻ Quân đội, trong đó có một số hiện vật lần đầu được giới thiệu tới công chúng. Tiêu biểu là: Bức trướng “Trung thành, dũng cảm - tâm trong, trí sáng - chủ động, sáng tạo - đoàn kết, kỷ luật - xung kích, quyết thắng” mà Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tặng Thanh niên Quân đội tại Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quân đội lần thứ IX (2017-2022), ngày 9/11/2017; Cờ “Thiếu niên anh dũng” Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng thiếu niên du kích Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, 1948; áo trấn thủ đồng chí Cù Chính Lan dùng trong trận tiêu diệt xe tăng Pháp tại Giang Mỗ, Hòa Bình, tháng 1/1952; quyết tâm thư đồng chí Trần Hữu Dược (19 tuổi) ở Nghệ An viết bằng máu xin nhập ngũ chống Mỹ, cứu nước... Bên cạnh đó, triển lãm giới thiệu nhiều mô hình, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tiêu biểu của thanh niên quân đội phục vụ công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong giai đoạn 2015 - 2020. Triển lãm góp phần tuyên truyền, giáo dục tới cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ, đầy đủ, sâu sắc về lịch sử vẻ vang trong suốt 90 năm qua của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tuổi trẻ quân đội; khơi dậy, bồi đắp niềm tin, lòng tự hào dân tộc, ra sức thi đua sôi nổi xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”, góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Triển lãm diễn ra từ ngày 24/3 - 5/4 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội. Nguyệt Hà

Quỹ tranh "Butta Sweet Life" tiếp tục tặng tranh cho Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội

TĐKT - Sáng 15/3, Quỹ tranh "Butta Sweet Life" thuộc Mạng xã hội Phật giáo (www.butta.vn) tiếp tục hành trình "ngọt ngào cùng chia sẻ" trao tặng 50 bức tranh tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, TP Hà Nội. Đây là một trong chuỗi các chương trình mà Mạng xã hội Phật giáo đã thực hiện từ cuối năm 2020 với hàng trăm bức tranh được treo trang trọng tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như: Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp và Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Họa sĩ Kim Đức, Chủ tịch Quỹ tranh "Butta Sweet Life" trao tặng tranh cho Bệnh viện Đa khoa Đức Giang Từ ý tưởng thay đổi các bức tường lạnh lẽo bằng các bức tranh sơn dầu có màu sắc tươi sáng, sống động về con người hay cảnh sắc Việt Nam, họa sĩ Kim Đức - Chủ tịch Quỹ tranh "Butta Sweet Life" cùng các họa sĩ Việt Nam đã trao tặng hàng trăm bức tranh cho một số bệnh viện tại Hà Nội. Điều đó góp phần giảm áp lực, tạo không gian tươi mới tại các bệnh viện vốn luôn đông đúc, ngột ngạt, từ đó, giúp người bệnh và nhân viên y tế có những phút giây thư thái, giảm bớt căng thẳng và nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Họa sĩ Kim Đức chia sẻ: "Chính những tình cảm của đội ngũ y, bác sĩ và các bệnh nhân tại bệnh viện dành cho các họa sĩ Việt Nam khi đón nhận những bức tranh ấy là động lực để tôi tiếp tục hành trình "ngọt ngào cùng chia sẻ" đến với các bệnh viện khác. Giá trị của những bức tranh không phải định giá bằng vật chất mà chính là những tình cảm của cả người trao và người nhận." Với bề dày lịch sử của mình, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang là bệnh viện hạng I, không chỉ là nơi khám chữa bệnh cho người dân phía Đông của Thủ đô mà hàng năm còn nhận khám và chữa bệnh cho hàng ngàn người đến từ các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang... Những bức tranh tươi đẹp của các họa sĩ Việt Nam sẽ tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho đội ngũ y tế và bệnh nhân nơi đây. Cùng với chuỗi chương trình tặng tranh cho các bệnh viện, Mạng xã hội Phật giáo Butta luôn thực hiện sứ mệnh "tốt đời đẹp đạo" của mình. Với trọng trách của một người sáng lập Mạng xã hội Phật giáo Butta, họa sĩ Kim Đức mong muốn sẽ có thêm nhiều tổ chức, cá nhân cùng với Quỹ tranh "Butta Sweet Life" đến với các bệnh viện trên khắp cả nước. Phương Thanh  

Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường

TĐKT – “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” – đó chính là triết lý sống, kim chỉ nam dẫn lối cho chàng thanh niên khiếm thị Phạm Anh Tú (sinh năm 1990), nhân viên cơ sở dịch vụ tẩm quất tại Hội Người mù tỉnh Hải Dương, vượt qua tất cả những chông gai của cuộc đời, xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho bản thân. Anh Tú vinh dự được lựa chọn là một trong những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của Hội Người mù Việt nam giai đoạn 2015 – 2020. Tú sinh ra trong một gia đình có bố là người khiếm thị, vì vậy 3 chị em Tú sinh ra cũng bị di truyền khiếm thị từ bé. Tuổi thơ của Tú lớn lên nhờ con cua, con cá của dòng sông Luộc quê hương. Những tưởng cuộc sống mãi cứ thế trôi đi, nhưng năm 2005, tròn 15 tuổi, cuộc đời Tú đã thay đổi kể từ khi được Hội Người mù huyện Tứ Kỳ giới thiệu chuyển đến sống và học tập tại Trung tâm phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề của Hội Người mù tỉnh Hải Dương. Kình ngư Phạm Anh Tú dũng mãnh trên các đường đua xanh (Theo báo Hải Dương) Ở môi trường mới, được sinh hoạt và học tập cùng các bạn đồng tật, Tú như con cá được trở về sông nước. Sống trong sự yêu thương, dạy dỗ, chỉ bảo của các thầy, các cô, sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ của bạn bè, Tú luôn tự nhủ mình phải nỗ lực, cố gắng trong học tập, rèn luyện để không phụ lòng thầy, cô và các bạn. Vượt qua những khó khăn ấy, sau 7 năm miệt mài học tập, đến năm 2012 Tú đã tốt nghiệp lớp 12. Với mong muốn nâng cao sức khỏe của bản thân, ngay từ khi vào Trung tâm, Tú đã tích cực tham gia các hoạt động tập luyện thể thao do Hội tổ chức. Có lẽ vì tuổi thơ gắn liền với dòng sông Luộc quê hương mà Tú đã có niềm say mê với môn bơi lội. Tú được Hội cử đi tập bơi ở bể bơi Yết Kiêu thuộc Trung tâm Thể thao dưới nước của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Hải Dương. Tại đây, Tú được các huấn luyện viên của Trung tâm đặc biệt quan tâm bồi dưỡng. Với năng khiếu bẩm sinh cùng với sự cố gắng, kiên trì tập luyện, dưới sự chỉ bảo tận tình, trách nhiệm của các huấn luyện viên, Tú ngày càng tiến bộ và được lựa chọn tham gia thi đấu tại các giải thể thao dành cho người khuyết tật. Với người lành lặn, luyện tập thể dục thể thao đã khó, với người khuyết đi đôi mắt như Tú khó khăn gấp bội phần. Tú tâm sự : ‘‘Không nhìn thấy đường bơi nên Tú tập bơi ở làn trong cùng của bể. Ngày đó cơ sở vật chất thiếu thốn, chưa có phao phân làn, các huấn luyện viên phải dùng dây cước để phân làn bể bơi đã khiến tôi nhiều lần bị cọ vai, cánh tay và đụng đầu vào thành bể. Vết thương nhỏ nhưng rất xót, có khi chảy máu. Sau mỗi ngày tập luyện, tôi phải dán băng, chưa kịp lành thì hôm sau lại tập và thêm những vết thương mới. Có khi đến hết giải đấu những vết xước mới lành.’’ Vượt qua những thử thách ấy, liên tục từ năm 2007 đến nay, Tú luôn có mặt trong đội tuyển bơi của đoàn vận động viên người khuyết tật tỉnh Hải Dương tham dự các Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc. Vào các năm 2013, 2015 và 2017 sau khi đạt thành tích cao ở giải quốc gia, Tú được lựa chọn vào đội tuyển bơi quốc gia tham gia thi đấu giải thể thao dành cho người khuyết tật khu vực Đông Nam Á (Paragames). Đặc biệt, năm 2015, tại Đại hội Thể thao dành cho người khuyết tật khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại Singapore, Tú đã giành 3 Huy chương Vàng ở các cự ly 50m, 100m và 400m bơi tự do; 1 Huy chương Đồng cự li 100m bơi ếch. Tính đến nay, Tú đã có 13 lần tham dự Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc; ba lần tham gia thi đấu giải thể thao dành cho người khuyết tật khu vực Đông Nam Á, giành được tổng cộng 26 Huy chương Vàng; 5 Huy chương Bạc và 4 Huy chương Đồng. Năm 2017, Tú đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Tú phấn khởi chia sẻ: Với một người mù bẩm sinh trong một gia đình nghèo khó như tôi, đó là một phần thưởng đặc biệt ý nghĩa trong cuộc đời. Ngoài thời gian tập luyện và tham gia các giải thể thao, Tú vẫn tích cực học tập nâng cao kỹ năng thực hành nghề tẩm quất cổ truyền, để phục vụ khách đến làm dịch vụ tẩm quất tại cơ sở ngày càng tốt hơn, được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao. Hiện Tú là một nhân viên uy tín tại cơ sở dịch vụ tẩm quất Hội Người mù tỉnh Hải Dương. Được biết, hiện nay, Tú đã có một người vợ đồng tật tảo tần, hết mực yêu thương và một cậu con trai kháu khỉnh, cuộc sống gia đình thật viên mãn. Bản thân Tú luôn chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan; có trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao, có tinh thần giúp đỡ người đồng tật và có lối sống lành mạnh, đúng mực với mọi người, được mọi người tin yêu. Đó là kết quả xứng đáng dành cho sự nỗ lực cố gắng không biết mệt mỏi, vươn lên trong mọi hoàn cảnh của chàng trai khiếm thị Phạm Anh Tú. Hưng Vũ  

Trang