Phong trào thi đua

Khối thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức liên hiệp ký kết giao ước thi đua năm 2023

BTĐKT - Ngày 22/3, tại tỉnh Hải Dương, Khối thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức liên hiệp (Khối thi đua) đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động thi đua năm 2022 và ký kết giao ước thi đua năm 2023. Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Khối trưởng Khối thi đua; bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Khối phó Khối thi đua; ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì hội nghị. Quang cảnh hội nghị Cùng dự hội nghị có ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; ông Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; lãnh đạo của 9 tổ chức trong Khối thi đua: Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam. Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Khối trưởng Khối thi đua phát biểu khai mạc hội nghị  Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Khối trưởng Khối thi đua khẳng định: Năm 2022, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng”; Kết luận số 83-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”, Quốc hội đã ban hành Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi; Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua mới trong cả nước “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Ông Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương  dự hội nghị Cùng với cả nước, các tổ chức thành viên trong Khối đã chủ động bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, các nội dung, nhiệm vụ chính trị của đơn vị để triển khai đạt kết quả các kế hoạch; công tác thi đua, khen thưởng từng bước có sự đổi mới và đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua được quan tâm sâu sát, ngày càng sáng tạo, đổi mới về hình thức và hiệu quả về nội dung tổ chức. Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” được các tổ chức thành viên trong Khối triển khai bằng nhiều hoạt động sáng tạo, đổi mới, phù hợp với thực tiễn, tập trung vào công tác hỗ trợ hội viên, đoàn viên khởi nghiệp, giảm nghèo, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao tinh thần, vật chất cho người dân. Theo đó, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phối hợp đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg về Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh; sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…; Trung ương Hội Nông dân đã vận động hội viên, nông dân hiến trên 3,79 triệu m2 đất, góp 1,48 triệu ngày công lao động; làm mới và sửa chữa, bê tông hóa, kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” thực hiện các công trình, phần việc thanh niên góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới; triển khai đồng loạt Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới (13/3/2022); Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tiếp tục thực hiện phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, mô hình “giúp nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu”… Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được các đơn vị triển khai bằng nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc, đóng góp tích cực trong nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam. Cụ thể, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức thành công Chương trình “Vì người nghèo” năm 2022; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam 4 cấp đã vận động Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội được trên 8.014 tỷ đồng. Từ số tiền này đã giúp đỡ xây mới và sửa chữa được 42.622 căn nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ trên 1,9 triệu lượt người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn khám chữa bệnh; giúp đỡ trên 346.000 lượt học sinh, sinh viên về học tập; hỗ trợ trên 309.000 lượt người nghèo về phát triển sản xuất và hỗ trợ xây dựng hàng trăm công trình dân sinh. Trong đó, Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội... với số tiền trên 46,8 tỷ đồng. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức đoàn công tác đi thăm, chúc tết và tặng quà cho gần 9 triệu đoàn viên, người lao động với tổng nguồn kinh phí là gần 5.850 tỷ đồng; trao tặng 638 căn nhà “Mái ấm Công đoàn” trị giá trên 29 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa hơn 5.000 “Mái ấm công đoàn”; hỗ trợ 500 tỷ đồng chăm lo cho đoàn viên, người lao động khó khăn (khoảng 1 triệu người). Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã xây dựng 2.791 mái ấm tình thương và sửa chữa 1.061 mái ấm, trị giá trên 154 tỷ đồng; đã giúp 59.728 hội viên, phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo. Tổng số tiền, quà vận động, ủng hộ nhân đạo từ thiện trị giá trên 877 tỷ đồng. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp triển khai Chương trình “Mang Tết về nhà” cho đối tượng sinh viên, thanh niên công nhân, người lao động xa nhà có hoàn cảnh khó khăn đang học tập, làm việc tại một số tỉnh, thành phía Nam với 3.290 vé, trong đó có 540 vé máy bay khứ hồi, 2.475 vé xe ô tô khứ hồi, 275 vé tàu khứ hồi. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vận động các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giúp đỡ trên 39.000 hộ nông dân khó khăn về vật tư, vốn, công lao động… trị giá 2.851,2 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất, xóa đói, nghèo... Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội, các tổ chức đã phát huy tốt vai trò tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp ý vào các văn kiện của Đảng, các dự thảo luật, nghị định, thông tư; kịp thời đề xuất giải pháp giải quyết những bất cập về chế độ, chính sách; tích cực góp ý kiến, phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tham gia phản biện xã hội nhiều dự thảo văn bản pháp luật. Nhiều ý kiến đóng góp, nhiều nội dung được tiếp thu, sửa đổi, góp phần hoàn thiện các chính sách khả thi trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm 2022, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã hoàn thành 10 nội dung giám sát theo kế hoạch. Cùng với đó, Khối thi đua cũng chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản, hồ sơ khen thưởng, thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến được quan tâm chú trọng. Công tác khen thưởng được thực hiện đúng quy định, bảo đảm chính xác, kịp thời, công bằng, công khai, dân chủ. Hoạt động của các Khối thi đua được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng hướng dẫn, ngày càng sáng tạo, đổi mới về hình thức và hiệu quả về nội dung tổ chức. Công tác khen thưởng đảm bảo trên các lĩnh vực, chú trọng khen thưởng hướng về cơ sở, đơn vị có nhiều khó khăn khắc phục vươn lên, các cá nhân thực sự tiêu biểu, gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến, các mô hình mới. Các đơn vị chú trọng sử dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền để khen thưởng, động viên các trường hợp có thành tích, đồng thời quan tâm hơn trong việc khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, người trực tiếp lao động, sản xuất, các chức sắc tôn giáo, người uy tín trong cộng đồng, người dân tộc thiểu số... Tại hội nghị, đại biểu đã cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những cách làm hay, những hoạt động nổi bật của tổ chức trong năm 2022; đồng thời để xuất những giải pháp cụ thể để triển khai nhiệm vụ năm 2023, từ đó triển khai thực hiện tốt các nội dung Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2023; đồng thời tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng trên cơ sở đảm bảo đúng quy định.... Thay mặt Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho Trung ương Hội Nông dân Việt Nam   Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Dịp này, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh dự được tặng Cờ thi đua của Chính phủ; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2022. Các thành viên trong khối ký kết giao ước thi đua năm 2023 Hội nghị đã thống nhất suy tôn Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Khối trưởng và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là Khối phó Khối thi đua năm 2023. Đồng thời, tại Hội nghị, thay mặt các thành viên trong Khối thi đua, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trao tặng 100 suất quà cho hộ nghèo và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trước đó, chiều ngày 21/3, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng các đại biểu trong Khối thi đua đã đến dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Mai Thảo  

Cụm thi đua các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc ký kết thi đua năm 2023

Sáng nay (20/3), tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Cụm thi đua 7 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc tổ chức tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2022, phổ biến nhân rộng, biểu dương các điển hình tiên tiến và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Lãnh đạo UBND tỉnh và thành viên hội đồng thi đua khen thưởng các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn tham dự. Đại diện các tỉnh trong cụm ký kết giao ước thi đua năm 2023. Năm 2022, phong trào thi đua yêu nước của cụm thi đua 7 tỉnh biên giới phía Bắc đã được triển khai sâu rộng, sôi nổi, đa dạng, thiết thực gắn với việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tạo những chuyển biến tích cực, lan tỏa trên các mặt, lĩnh vực của đời sống, góp phần thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các địa phương. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân các tỉnh đạt trên 8,2%; thu ngân sách trên địa bàn 7 tỉnh hơn 33.000 tỷ đồng, đạt và vượt kế hoạch Trung ương giao. Công tác an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đời sống, tinh thần của nhân dân dần được nâng lên. Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền địa phương tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác khen thưởng của các tỉnh ngày càng đi vào thực chất và hướng về cơ sở, chú trọng người lao động trực tiếp và các tập thể ở vùng sâu, vùng cao biên giới... Những kết quả đó có ý nghĩa quan trọng tạo đà nhằm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong năm 2023. Để chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay trong triển khai phong trào thi đua, bồi dưỡng, phát hiện nhân rộng gương điển hình tiên tiến, hội nghị đã giao lưu với đại diện tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến của 7 tỉnh: Tấm gương cô giáo với dự án “Nuôi em” của tỉnh Điện Biên; du lịch Mộc Châu cất cánh của tỉnh Sơn La; Lạng Sơn thi đua chuyển đổi số; người thủ lĩnh đoàn tâm huyết tại tỉnh Lai Châu; Hiệp hội doanh nghiệp Lào Cai thi đua thúc đẩy sản xuất kinh doanh... Gương điển hình tiên tiến trong cụm thi đua giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước. Hội nghị cũng đã thông báo kết quả chấm điểm thi đua năm 2022; phát động và ký kết giao ước thi đua năm 2023, giới thiệu đề xuất đơn vị Cụm trưởng, Cụm phó năm 2023. Đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh Điện Biên - đơn vị cụm trưởng cụm thi đua năm 2022 đã trao Cờ luân lưu cho đại diện tỉnh Lạng Sơn - đơn vị cụm trưởng thi đua năm 2023. Nhân dịp này, UBND tỉnh Điện Biên tặng Bằng khen cho 8 tập thể và 6 cá nhân trong cụm có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua năm 2022. Theo baodienbienphu.info.vn

Phát động phong trào thi đua “Sơn La phát triển du lịch bền vững và hội nhập”

Ngày 10/3, tại huyện Mộc Châu, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định phê duyệt đề án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2022 và Phát động phong trào thi đua “Sơn La phát triển du lịch bền vững và hội nhập” giai đoạn 2023 – 2025. Dự Hội nghị có các đồng chí: Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng Ban Thi đua – khen thưởng Trung ương; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố trong tỉnh. Hội nghị công bố các quyết định phê duyệt đề án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2022 và Phát động phong trào thi đua. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV xác định mục tiêu du lịch của tỉnh đến năm 2030 thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư khu du lịch quốc gia Mộc Châu, phấn đấu đến năm 2025 được công nhận là khu du lịch quốc gia, trở thành một trong những khu du lịch hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Định hướng quy hoạch du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La thành khu du lịch quốc gia. Cụ thể hoá Nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt các đề án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Các đại biểu dự hội nghị. Tại hội nghị, đã công bố Đề án phát triển Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu đủ điều kiện công nhận năm 2025 (được phê duyệt tại Quyết định số 2761/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 của UBND tỉnh). Theo đó, năm 2022, phê duyệt, công bố và triển khai tổ chức thực hiện đề án. Năm 2022 – 2024, thực hiện các nhiệm vụ thuộc các chương trình đã đề xuất. Năm 2023- 2024, lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Năm 2024-2025, tổ chức công bố Quyết định công nhận Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu. Đề án định hướng phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch Quốc gia (được phê duyệt tại Quyết định số 2742/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 của UBND tỉnh). Với mục tiêu, đến năm 2024, được đưa vào danh mục là khu du lịch tiềm năng phát triển thành du lịch quốc gia. Đến năm 2025, định hướng phát triển vùng lòng hồ thủy điện Sơn La theo hướng thành khu du lịch Quốc gia. Đến năm 2030, hoàn thành 50% các điều kiện công nhận vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thành khu du lịch quốc gia. Đến năm 2040, tổ chức công nhận vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thành khu du lịch Quốc gia. Quyết tâm thực hiện mục tiêu các đề án đề ra, thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Lê Hồng Minh đã phát động Phong trào thi đua “Sơn La phát triển du lịch bền vững và hội nhập” giai đoạn 2023- 2025. Đồng chí đề nghị các cấp, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá về tài nguyên, tiềm năng, lợi thế, hình ảnh địa phương, hình ảnh du lịch Sơn La. Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch; xây dựng quy hoạch và tăng cường quản lý thực hiện quy hoạch phát triển du lịch đảm bảo triển khai đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương... Các đại biểu xem giới thiệu hình ảnh du lịch Mộc Châu qua công nghệ số. Nhóm PV Nguồn: Báo Sơn La

Tôn vinh, tri ân nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô xuất sắc

BTĐKT - Tối 5/3, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2022 và “Chương trình nghệ thuật tri ân nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô xuất sắc”. Dự Hội nghị có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai; Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh. “Chương trình nghệ thuật tri ân nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô xuất sắc” là một trong những hoạt động ý nghĩa của LĐLĐ TP Hà Nội nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, hướng tới Đại hội XVII Công đoàn thành phố; đồng thời thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô; tri ân, động viên khích lệ nữ cán bộ, đoàn viên công đoàn xuất sắc trong công tác, lao động, sản xuất và hoạt động công đoàn… Khai mạc chương trình, đồng chí Phạm Quang Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội thay mặt tổ chức Công đoàn và đội ngũ nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô đã ôn lại ý nghĩa lịch sử của Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; Ngày Khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng như ôn lại truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.  Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến và Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương trao Cờ thi đua và Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Chủ tịch LĐLĐ thành phố cũng bày tỏ niềm trân trọng, tự hào về sự phát triển và những đóng góp của đội ngũ nữ CNVCLĐ Thủ đô đối với sự phát triển của Thủ đô, đất nước. Đồng chí cho biết, cùng với sự phát triển của tổ chức Công đoàn Thủ đô, đội ngũ nữ CNVCLĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Với hơn 390 nghìn nữ CNVCLĐ (chiếm 57% tổng số CNVCLĐ), có mặt trên mọi lĩnh vực công tác, từ tham gia công tác quản lý, đến chuyên môn và trực tiếp sản xuất. Nối tiếp truyền thống của phụ nữ Việt Nam được hun đắp qua nhiều thế hệ, nữ CNVCLĐ Thủ đô đã không ngừng phát huy vai trò và năng lực, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước. Với truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, tổ chức Công đoàn cũng thấy được trách nhiệm của mình trong xây dựng đội ngũ nữ CNVCLĐ Thủ đô trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, những người phát triển toàn diện cả về trí lực, thể lực và tâm lực, những nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Đồng chí Phạm Quang Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc chương trình. Đồng chí Phạm Quang Thanh cho biết, trong tháng 3, các cấp Công đoàn Thành phố có nhiều hoạt động hướng đến nữ CNVCLĐ; phối hợp, đề nghị chuyên môn, người sử dụng lao động hỗ trợ nguồn lực, để chăm lo thiết thực hơn, hiệu quả hơn cho nữ CNVCLĐ, giúp nữ CNVCLĐ thêm tin tưởng, gắn bó với tổ chức Công đoàn. Riêng LĐLĐ thành phố đã dành những tình cảm, sự sẻ chia, trao hỗ trợ đến 1.793 nữ đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền gần 1,8 tỷ đồng; vận động ủng hộ; trao tặng áo dài cho nữ CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn trong Chương trình “Tặng áo dài - Trao yêu thương - Giữ gìn nét đẹp truyền thống”, đến nay đã quyên góp được hàng nghìn bộ áo dài và sẽ trao tặng cho nữ CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn vào dịp “Tháng Công nhân” năm 2023. Đặc biệt, chương trình nghệ thuật ý nghĩa được tổ chức hôm nay như một lời tri ân của LĐLĐ thành phố đối với những đóng góp, trách nhiệm, tâm huyết của đội ngũ cán bộ chủ chốt Công đoàn các cấp trong cả nhiệm kỳ qua; cũng như thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô; tri ân, động viên khích lệ nữ cán bộ, đoàn viên công đoàn xuất sắc trong công tác, lao động, sản xuất và hoạt động công đoàn. Thông qua đó, tạo động lực để nữ cán bộ, đoàn viên công đoàn tiếp tục có những đóng góp, cống hiến tốt hơn nữa trong thời gian tới. Đồng chí Phạm Quang Thanh, Chủ tịch LĐLĐ thành phố bày tỏ niềm tin tưởng và mong muốn mỗi nữ CNVCLĐ sẽ vừa là một tấm gương, vừa là một tuyên truyền viên về phẩm chất phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới, phát huy năng lực, trí tuệ trong lao động, sản xuất, công tác; thực hiện tốt vai trò làm mẹ, làm vợ; luôn đi đầu trong các phong trào thi đua, gương mẫu và kỷ cương trong công việc; khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong sự nghiệp đổi mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước. Dịp này, Liên đoàn Lao động thành phố cũng tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; biểu dương các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; động viên, khích lệ nữ CNVCLĐ thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, tích cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt, xây dựng gia đình “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”, góp phần nâng cao vị thế của nữ CNVCLĐ trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Mai Thảo

Tháng Công nhân năm 2023 “Kết nối Công nhân, xây dựng tổ chức”

BTĐKT - Nhằm tổ chức các hoạt động cao điểm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, chăm lo cho đoàn viên, người lao động về mọi mặt, cả vật chất, tinh thần, củng cố niềm tin, niềm tự hào giai cấp và tăng cường mối quan hệ gắn kết đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) với tổ chức Công đoàn, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam và các cấp Công đoàn Hà Nội vững mạnh, mới đây, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 81/KH-LĐLĐ tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2023 với chủ đề “Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức”. Hiện nay, TP Hà Nội có trên 2,5 triệu công nhân, đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ) Thủ đô đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam, ngày đêm hăng hái thi đua lao động, sản xuất ở mọi lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và nộp ngân sách Nhà nước. Nhưng đời sống của một bộ phận công nhân còn gặp không ít khó khăn về thu nhập thấp, việc làm thiếu  hoặc chưa ổn định; các điều kiện về nhà ở; môi trường làm việc; khu vui chơi, giải trí; nhà gửi trẻ; trường học; điều kiện lao động; bảo hộ, an toàn lao động... còn nhiều khó khăn. “Tháng Công nhân” (Tháng 5) – Tháng cao điểm vì người lao động, đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực hướng về người lao động. Các hoạt động “Cảm ơn người lao động” được tổ chức hiệu quả thời gian qua Tháng Công nhân năm 2023, các cấp Công đoàn Thủ đô tổ chức đồng loạt các hoạt động trọng tâm, trọng điểm. Đó là, tổ chức chương trình “Đối thoại tháng 5”; Diễn đàn “Công nhân vì doanh nghiệp, doanh nghiệp vì công nhân”, hoạt động “Cảm ơn người lao động”; tổ chức Tháng cao điểm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp; chương trình “Mỗi công đoàn cơ sở, một lợi ích đoàn viên”; hưởng ứng Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động; gắn hoạt động Tháng Công nhân với tổ chức đại hội công đoàn các cấp; tổ chức truyền thông về 137 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2023), Tháng Công nhân năm 2023 và các hoạt động trọng tâm của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Theo Ban Thường vụ LĐLĐ TP Hà Nội, các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức nhằm tuyên truyền sâu rộng về vị trí, vai trò, đóng góp của giai cấp công nhân Việt Nam; tăng cường mối quan hệ gắn kết đoàn viên, CNVCLĐ với tổ chức công đoàn, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn Việt Nam vững mạnh. Đồng thời, động viên đoàn viên, CNVCLĐ, nhất là đội ngũ công nhân, lao động nỗ lực vượt khó, lao động sáng tạo đóng góp cho sự phát triển của từng doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thủ đô và đất nước. Thông qua các hoạt động Tháng Công nhân, công đoàn làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động, tạo sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp và toàn xã hội đối với giai cấp công nhân. Tháng Công nhân năm nay diễn ra đúng dịp cao điểm tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố yêu cầu các cấp Công đoàn Thủ đô gắn việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2023 với tuyên truyền và tổ chức đại hội công đoàn các cấp, Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Có thể đưa một số nội dung hoạt động của Tháng Công nhân vào khuôn khổ, không gian của đại hội công đoàn cấp mình theo hướng linh hoạt, thiết thực như tổ chức đối thoại, tổ chức diễn đàn “Công nhân vì doanh nghiệp, doanh nghiệp vì công nhân”, hoạt động “Cảm ơn người lao động”. Đa dạng hóa trong việc chăm lo cho đoàn viên, người lao động, hướng về cơ sở, tổ chức các “Phiên chợ công nhân”, “Tuần lễ bán hàng giảm giá cho người lao động”, “Ngày hội văn hóa thể thao công nhân”, “Ngày hội chăm sóc sức khỏe”; tổ chức các chương trình du lịch, nghỉ mát cho công nhân; tiếp tục ký kết, triển khai hoạt động với các đối tác phúc lợi nhằm mang lại lợi ích cho đoàn viên, người lao động. Khuyến khích Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội; các công đoàn ngành và công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động “Kết nối trái tim”, tạo điều kiện để công nhân tìm hiểu, kết đôi, xây dựng hạnh phúc gia đình; triển khai các hoạt động chăm lo, hỗ trợ con công nhân. Đặc biệt, các diễn đàn, đối thoại cần trực tiếp giải quyết vấn đề công nhân lao động quan tâm, bức xúc và phù hợp tình hình thực tiễn của ngành, địa phương, đồng thời, thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia; tạo được lòng tin, sự quan tâm, chăm lo của toàn xã hội đối với tổ chức công đoàn và đoàn viên, CNVCLĐ. Mai Thảo

Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước phát động thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

BTĐKT - Nhằm phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đoàn kết, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực công tác, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2023; ngày 14/02/2023, Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023) với một số nội dung thi đua trọng tâm như sau: Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm cho cán bộ, chiến sĩ; tuyên truyền sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng. Lễ ký kết phát động phong trào thi đua Quyết thắng năm 2023 trong lực lượng Biên phòng tỉnh Bình Phước Thứ hai, thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, phổ biến pháp luật, định hướng, quản lý tư tưởng; tăng cường giáo dục nhiệm vụ, truyền thống của đơn vị, bộ đội biên phòng, quân đội, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thứ ba,100% cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; nêu cao ý chí quyết tâm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực, tự giác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; Nghị quyết số 847-NQ/QUTW ngày 28/12/2021 của QUTW “Về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới” và các phong trào hành động cách mạng. Thứ tư, quán triệt, triển khai toàn diện các kế hoạch, nhiệm vụ năm 2023. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; nghiên cứu, nắm chắc tình hình, chủ động tham mưu xử lý thắng lợi các tình huống, không để bị động, bất ngờ, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Phối hợp với các lực lượng thường xuyên giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Đẩy mạnh công tác đối ngoại biên phòng; kiểm soát chặt chẽ xuất, nhập cảnh; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm trên các tuyến biên giới; thực hiện tốt công tác vận động quần chúng - tuyên truyền đặc biệt, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững chắc; tích cực, chủ động tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Thứ năm, chủ động xây dựng, bổ sung phương án, kế hoạch sẵn sàng chiến đấu; nâng cao hiệu quả các biện pháp công tác biên phòng, cảnh giác, kịp thời phát hiện và xử lý tốt các tình huống, bảo vệ vững chắc, toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới Tổ quốc. Tổ chức huấn luyện đúng phương châm, quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp; tổ chức huấn luyện, nhất là huấn luyện chiến sĩ mới bảo đảm chất lượng ngay từ tuần đầu, tháng đầu; kiểm tra “3 tiếng nổ” đối với chiến sĩ mới chặt chẽ, 100% nội dung khá, giỏi, an toàn tuyệt đối; huấn luyện cho các đối tượng bảo đảm 100% quân số; kết quả kiểm tra 100% đạt yêu cầu, trong đó có từ 75% trở lên khá, giỏi. Tổ chức diễn tập, luyện tập, hội thi, hội thao bảo đảm thiết thực, giành thành tích cao, an toàn tuyệt đối. Thứ sáu, duy trì chặt chẽ, nghiêm túc nền nếp, chế độ chính quy, tăng cường công tác quản lý tư tưởng, rèn luyện kỷ luật. Quán triệt, chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn, nhất là an toàn trong huấn luyện, công tác và tham gia giao thông; từng cơ quan, đơn vị phấn đấu không để xảy ra vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, vụ việc làm ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống của quân đội, bộ đội biên phòng. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”. Ban TĐKT tỉnh Bình Phước

Tỉnh Bình Phước phát động phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2023

BTĐKT - Nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong phong trào thi đua để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn - xã hội, củng cố thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân vững chức, tạo tiền đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân trên địa bàn tỉnh, vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã phát động phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2023. Lễ trao Huân chương của Chủ tịch nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Phong trào thi đua được phát động với một số nội dung trọng tâm: Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Thứ hai, nghiên cứu đổi mới công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các lực lượng nòng cốt ở cơ sở; xây dựng, nhân rộng các mô hình quần chúng tự quản về an ninh, trật tự phù hợp với từng khu dân cư, cơ quan, đơn vị theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, với phương châm “Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải”; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân, nhất là nhóm các đối tượng có nguy cơ cao vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội. Thứ ba, kết hợp chặt chẽ các phong trào thi đua“Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” và các phong trào thi đua trên lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội… tạo sự đồng bộ giữa củng cố quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Hội nghị sơ kết hoạt động, mô hình điểm “Tổ công nhân dịch vụ đô thị tự quản về an ninh, trật tự” trên địa bàn TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước Thứ tư, các đơn vị, địa phương nỗ lực phấn đấu: Các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải được ít nhất 80% trên tổng số hộ dân trên địa bàn. Đối với cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục tuyên truyền đến 90% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trở lên (số liệu tuyên truyền thể hiện cụ thể bằng văn bản).  100% khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền hoặc được ủy quyền quản lý trên địa bàn có đăng ký, trong đó từ 70% trở lên được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”. Mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 1 mô hình và tiến hành củng cố, kiện toàn các mô hình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội hiện có hoạt động có hiệu quả; mỗi cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục xây dựng mới hoặc củng cố được ít nhất 01 mô hình “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ về an ninh, trật tự” hoạt động hiệu quả, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Cuối năm có 80% khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục được xếp loại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc từ loại “Trung bình” trở lên. Thứ năm, để phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, đạt kết quả cao nhất, các cấp, các ngành, từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ quan, đơn vị mình bằng những việc làm thiết thực, chỉ tiêu cụ thể gắn với nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là những kết quả đã đạt được trong thời gian qua. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục và bố trí thời lượng phát sóng phù hợp để biểu dương gương người tốt, việc tốt, các gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tạo không khí thi đua sôi nổi, khí thế mạnh mẽ, quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự. Thứ sáu, Cụm trưởng, Khối trưởng các cụm, khối thi đua căn cứ vào kết quả công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” và kết quả đánh giá, phân loại phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ban TĐKT tỉnh Bình Phước

Tỉnh Bình Phước phát động phong trào thi đua “Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh” năm 2023

BTĐKT - Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước vừa phát động phong trào thi đua “Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh” năm 2023 nhằm tạo động lực mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhằm hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đã đề ra. Ủy ban nhân dân yêu cầu phong trào thi đua phải được triển khai thực hiện sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; việc tham gia phong trào thi đua “Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh” năm 2023 là nhiệm vụ, trách nhiệm của cấp ủy và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua, phát huy và khuyến khích tính sáng tạo của các tổ chức và cá nhân đề xuất những giải pháp khắc phục khó khăn để đẩy nhanh tiến độ, thực hiện hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh và phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Phong trào thi đua được tổ chức triển khai thực hiện từ nay đến hết ngày 31/01/2024. Việc bình xét, lựa chọn và đề nghị khen thưởng phải được thực hiện từ cơ sở, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và kịp thời. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền kiểm tra tiến độ Dự án nâng cấp tuyến ĐT741 đoạn từ cầu Thác Mẹ đến quốc lộ 14C (đoạn khu vực cầu Thác Mẹ). Nguồn: Báo Bình Phước. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phát động phong trào với các nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh phong trào thi đua, nhằm vào các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2023 mà cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đạt theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Thứ hai, thi đua đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đặc biệt tập trung chỉ đạo, điều hành giải ngân vốn đầu tư đã được bố trí từ đầu năm; chủ đầu tư phát huy tinh thần trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, cần kiên quyết trong chỉ đạo, điều hành, yêu cầu các đơn vị tư vấn, nhà thầu tuân thủ nghiêm kế hoạch, thời gian đã cam kết. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, người được phân công theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án để đôn đốc, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ với trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức được phân công. Thứ ba, thi đua cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào hoạt động thi công các công trình, phù hợp với yêu cầu, điều kiện. Thứ tư, thi đua tập trung nguồn lực cho giải ngân vốn đầu tư công, xem việc tiếp tục đẩy mạnh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là chìa khóa cho tăng trưởng nền kinh tế trong thời gian tới, vừa kích cầu nền kinh tế, vừa giúp tiêu thụ nguyên vật liệu và giải quyết việc làm cho người lao động. Thứ năm, thi đua đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, đồng thời đảm bảo chất lượng, kiên quyết không nghiệm thu công trình khi không đáp ứng yêu cầu về thiết kế và chất lượng, đảm bảo an toàn lao động, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Thứ sáu, thi đua thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo đầy đủ chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện tốt chính sách tín dụng, bảo hiểm, quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường trong điều kiện khó khăn do tiếp tục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.   Thứ bảy, thi đua thực hiện tốt thủ tục hành chính trong giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo thực hiện thủ tục nhanh, gọn nhưng đúng theo các quy định của pháp luật về chuẩn bị đầu tư, triển khai thi công, giám sát thi công và thanh quyết toán công trình. Ban TĐKT tỉnh Bình Phước

Phấn đấu hết năm 2023, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78%

TĐKT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu phấn đấu hết năm 2023, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 78%; ít nhất 270 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có khoảng 7 - 8 tỉnh/thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đến hết năm 2022, cả nước có 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đó là: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ và Bạc Liêu. Trong số trên có 5 tỉnh là Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hết năm 2022, cả nước có 6.009/8.225 xã (73,06%) đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 4,8% so với cuối năm 2021). Trong số đó, có 937 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 434 xã so với cuối năm 2021) và 110 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 67 xã so với cuối năm 2021). Có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 42 đơn vị so với cuối năm 2021 (chiếm khoảng 39,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước). Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các các bộ, ngành Trung ương đã hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp lý và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025. Đặc biệt là các Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai 6 chương trình chuyên đề đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ cũng đã hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phân bổ 100% vốn đầu tư công và 2.050 tỷ đồng vốn nước ngoài được giao bổ sung kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của chương trình cho các địa phương. Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhất là 6 chương trình chuyên đề chuyên sâu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, theo hướng đi vào chiều sâu, đảm bảo chất lượng và bền vững. Qua đó nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết trong xây dựng nông thôn mới ở cơ sở, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn. Phương Thanh

Đảng ủy Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổng kết công tác Đảng năm 2022

TĐKT - Sáng 13/1, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Đồng chí Nguyễn Tiến Đạo, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Nội vụ dự và chỉ đạo Hội nghị. Các đồng chí: Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì Hội nghị. Đoàn Chủ tịch Hội nghị Cùng dự Hội nghị, có các đồng chí: Phan Văn Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Nội vụ, Thường vụ Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Nguyễn Ngọc Hưng, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Nội vụ; lãnh đạo các phòng, đơn vị, trưởng các đoàn thể, đảng viên thuộc Đảng bộ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương báo cáo tại Hội nghị Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cho biết: Năm 2022, Đảng ủy Ban đã thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết của các cấp ủy Đảng; tình hình tư tưởng chính trị đảng viên ổn định, yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng được triển khai chặt chẽ, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của đất nước và của các bộ, ban, ngành, địa phương. Ban đã tập trung tham mưu để Hội đồng và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương triển khai các nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2022. Chuẩn bị nội dung, các điều kiện tham mưu tổ chức các phiên họp của Hội đồng và Thường trực Hội đồng; đồng thời kịp thời triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại các phiên họp của Hội đồng. Đôn đốc các cụm, khối thi đua tổ chức hội nghị tổng kết, sơ kết và các hoạt động công tác trọng tâm năm 2022. Cùng với đó, Ban đã hoàn thành các nhiệm vụ được Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và cấp có thẩm quyền giao: Hoàn thiện dự án Luật Thi đua, khen thưởng để tham mưu Bộ trưởng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XV (Luật số 06/2022/QH15 ngày 15/6/2022); triển khai xây dựng các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật; tham mưu nội dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri liên quan đến thi đua, khen thưởng; nghiên cứu, chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng; tham gia góp ý, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và quy định về công tác thi đua, khen thưởng, góp phần nâng cao chất lượng công tác khen thưởng của các bộ, ban, ngành, địa phương. Ban đã chuẩn bị nội dung, chương trình để Thủ tướng Chính phủ phát động Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” và kế hoạch triển khai thực hiện. Tham mưu Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025; phối hợp xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 và nghiên cứu, ban hành hướng dẫn khen thưởng thành tích trong thực hiện 2 phong trào thi đua nêu trên. Nghiên cứu xây dựng, tham mưu để Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến” giai đoạn 2021-2025 (Quyết định 1526/QĐ-TTg ngày 09/12/2022 ); tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước do Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương phát động từ năm 2020 đến nay; báo cáo chuyên đề về các phong trào thi đua. Ban đã đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ban, ngành, địa phương tổ chức phát động, triển khai các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ phát động. Thực hiện công tác khen thưởng kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương; đặc biệt là khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích đột xuất; các đoàn thể thao, cá nhân có thành tích cao trong tại Seagames 31, khen thưởng nhân kỷ niệm các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước và khen thưởng đối ngoại... Công tác xây dựng Đảng, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề đi vào nền nếp, hoạt động của các đoàn thể được quan tâm. Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng, đảng viên được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Quy chế dân chủ, kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị được thực hiện nghiêm túc. Đồng chí Nguyễn Tiến Đạo, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Nội vụ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tiến Đạo, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Nội vụ ghi nhận và đánh giá cao các kết quả công tác Đảng bộ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã đạt được trong năm qua. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, Đảng ủy Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các nghị quyết, các văn bản của tổ chức Đảng các cấp; làm tốt công tác tư tưởng, đặc biệt là sau khi kiện toàn tổ chức bộ máy; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn, trong đó tham mưu để sớm có nghị định hướng dẫn thực hiện tốt Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. Đồng chí lưu ý, Đảng ủy Ban cần tiếp tục quan tâm công tác xây dựng đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Năm 2023 là năm đầu nhiệm kỳ của các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Ban; các chi bộ cần sớm ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ, chuẩn chỉ về hồ sơ, sổ sách, các nội quy, quy định sau Đại hội. Đồng thời, cần tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; lãnh đạo các tổ chức đoàn thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát biểu tại Hội nghị Thay mặt Đảng ủy Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương tiếp thu, lĩnh hội những gợi mở của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Nội vụ. Đồng thời nhấn mạnh: Năm 2022 là một năm nhiều biến động, khó khăn, thuận lợi đan xen, nhưng với tinh thần nỗ lực, cố gắng và đoàn kết, đảng viên toàn Đảng bộ Ban đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Năm 2023, Đảng ủy Ban sẽ tăng cường sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Ban gắn với thực hiện nghiêm các đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Tập trung xây dựng Đảng bộ, chi bộ,cơ quan, đơn vịvững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề. Tăng cường kiểm tra, giám sát, chủ động phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.Tăng cường chỉ đạo hoạt động của các đoàn thể; thực hiện tốt công tác dân vận trong tình hình mới, Quy chế dân chủ ở cơ sở, dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương tặng Giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ Ban cho các tập thể, cá nhân. Tại Hội nghị, 1 tập thể, 6 cá nhân đã được trao tặng Giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương. Phương Thanh

Trang