Phong trào thi đua

Bộ Quốc phòng tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua - khen thưởng

TĐKT - Ngày 26/6, tại Hà Nội, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Bộ Quốc phòng tổ chức phiên họp 6 tháng đầu năm 2018. Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng TĐKT Bộ Quốc phòng chủ trì phiên họp. Cùng dự có Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm TCCT, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Phạm Hồng Hương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng TĐKT Bộ Quốc phòng và các thành viên Hội đồng TĐKT Bộ Quốc phòng. Thượng tướng Lương Cường chủ trì phiên họp Công tác TĐKT 6 tháng đầu năm 2018 đã được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Phong trào thi đua Quyết thắng được gắn kết chặt chẽ với phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, các cuộc vận động của các cấp, các ngành. Toàn quân luôn giữ vững sự đoàn kết nhất trí, kỷ cương, kỷ luật, có nhiều đổi mới, sáng tạo, nêu cao ý chí quyết chiến, quyết thắng, dũng cảm vượt qua khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; thường xuyên quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Thực hiện có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng và thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Toàn quân đã tập trung thi đua nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội; tiếp tục thực hiện tốt ba khâu đột phá; huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững môi trường hòa bình ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, toàn quân tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; bảo đảm tốt công tác hậu cần, tài chính, kế hoạch đầu tư, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng; không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được tăng cường, đạt hiệu quả thiết thực. Công tác TĐKT đã trực tiếp góp phần quan trọng xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; cổ vũ, động viên cán bộ chiến sĩ toàn quân nêu cao phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao... Hội đồng TĐKT Bộ Quốc phòng xác định, công tác TĐKT 6 tháng cuối năm tiếp tục quán triệt, học tập, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 87-CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tập trung thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, trọng tâm là thi đua thực hiện tốt “Một tập trung, ba khâu đột phá”. Thường xuyên nêu cao cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, tham mưu với Đảng, Nhà nước có đối sách phù hợp, hiệu quả và xử lý tốt các tình huống, không để bị động, bất ngờ, sẵn sàng chiến đấu cao, chiến đấu thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Chủ động phối hợp với địa phương nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Chuẩn bị và tổ chức tốt Đại hội thi đua Quyết thắng cấp trên cơ sở giai đoạn 2013 – 2018. Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác TĐKT, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Tham gia tích cực các hoạt động của Hội đồng TĐKT Trung ương, hoạt động của Khối thi đua các ban, bộ, ngành nội chính Trung ương... Nguyệt Hà

Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Đổi mới, sáng tạo và gặt hái những “trái ngọt”

TĐKT – Năm 2017, mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng toàn ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã chủ động, tập trung mọi nguồn lực, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng quản lý; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, góp phần ổn định an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2017 tiếp tục là một năm thành công của toàn ngành BHXH Việt Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao trong tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN),.... Với sáng kiến đưa tiêu chí phát triển đối tượng, thu, thu nợ BHXH, BHYT vào đánh giá thi đua của mỗi cá nhân, cơ quan, đơn vị; gắn với cơ chế hỗ trợ và khen thưởng phù hợp, công tác thu và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm trên toàn quốc đã có chuyển biến rõ nét. Đến nay, số người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện đạt khoảng 13,9 triệu người, bằng 100,8% so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Số người tham gia BHYT đạt khoảng 79,9 triệu người, bằng 102,1% so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, đạt độ bao phủ BHYT khoảng 85,6%, vượt 3,4% so với Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN toàn ngành đạt khoảng 291.321 tỷ đồng, bằng 101,6% so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng số nợ BHXH phải tính lãi khoảng 5.737 tỷ đồng, bằng 2,9% so với kế hoạch thu BHXH được giao, giảm 0,8% so với năm 2016. BHXH Việt Nam đưa tiêu chí phát triển đối tượng, thu, thu nợ BHXH, BHYT vào đánh giá thi đua của mỗi cá nhân, cơ quan, đơn vị Kết thúc năm 2017, BHXH Việt Nam đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ giao; tỷ lệ nợ đọng BHXH ở mức thấp nhất từ trước tới nay. Cùng với đó, việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN được tiến hành hiệu quả. Năm qua, BHXH Việt Nam đã giải quyết cho 142.000 người hưởng BHXH hàng tháng; 717.000 người hưởng trợ cấp 1 lần (trong đó hưởng chế độ BHXH 1 lần là 593.600 người); 9,1 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; 620.000 người hưởng chế độ BHTN; hỗ trợ học nghề 32.000 người; khám, chữa bệnh (KCB) BHYT cho trên 166 triệu lượt người. Nổi bật trong năm 2017 là ngành BHXH đã tham gia thực hiện hiệu quả công tác giám định, kiểm soát chi phí KCB BHYT, qua đó đã từng bước kiềm chế được sự gia tăng chi phí KCB bất hợp lý. Đến cuối năm 2017, ước tổng chi KCB quỹ BHYT khoảng 84.500 tỷ đồng, giảm 4.800 tỷ đồng (5,4% so với kế hoạch đã điều chỉnh). Trong đó, sau khi tiếp nhận các thông tin minh bạch, cảnh báo của Hệ thống thông tin giám định BHYT, nhiều cơ sở y tế đã chủ động điều chỉnh, giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết khoảng 1.800 tỷ đồng. Giám định tự động từ phần mềm và giám định chủ động các cảnh báo của phần mềm giảm trừ số chi không hợp lý khoảng 3.000 tỷ đồng (phần mềm giảm trừ tự động 904,8 tỷ đồng; BHXH các tỉnh giám định các cảnh báo từ chối 812 tỷ đồng; giám định hồ sơ bệnh án giảm trừ 1.283 tỷ đồng).   Cùng với đó, BHXH đã tích cực phối hợp với cơ quan chức năng thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trục lợi BHXH, BHYT; kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại của người dân về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Qua công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, đã phát hiện 42.263 lao động thuộc đối tượng phải tham gia nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng là 88,2 tỷ đồng; 50.734 lao động đóng thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 47,3 tỷ đồng. Tổng số tiền các đơn vị được thanh tra, kiểm tra nợ là trên 2.776 tỷ đồng; số tiền nợ sau thanh tra, kiểm tra là 1.312 tỷ đồng (tỷ lệ thu hồi nợ qua công tác thanh tra, kiểm là 52,7%). Về kết quả xử lý vi phạm hành chính: Đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 505 đơn vị sử dụng lao động. BHXH cũng khẳng định vai trò quan trọng trong quản lý dược và vật tư y tế tốt. Qua việc đấu thầu thuốc, vai trò quản lý dược, vật tư y tế của cơ quan BHXH tiếp tục được phát huy, tăng cường minh bạch và có tác động tích cực đến kết quả lựa chọn nhà thầu (giá thuốc, lựa chọn thuốc), góp phần loại bỏ, khắc phục bất hợp lý trong đấu thầu cung ứng thuốc trước đây; phát hiện và loại bỏ thuốc có hàm lượng không thông dụng, có giá cao bất thường, giá kế hoạch chênh lệch giữa các nhóm thuốc, giữa các loại, hàm lượng... Đặc biệt, năm 2017, ngành BHXH đã thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, làm hài lòng người dân, đơn vị, doanh nghiệp thông qua các hoạt động: Đơn giản hóa các thủ tục hành chính; duy trì hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008; triển khai thực hiện giao dịch điện tử tại các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh; niêm yết công khai thủ tục hành chính về lĩnh vực BHXH, BHYT theo quy định; duy trì hoạt động đường dây nóng của cơ quan BHXH và đổi mới tác phong, lề lối làm việc, thái độ phục vụ của công chức, viên chức theo hướng chuyên nghiệp. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) tại Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2018 (công bố tháng 10/2017), mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp thứ 68/190 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 14 bậc so với Báo cáo 2016). Trong đó, chỉ số nộp thuế, BHXH xếp thứ 86/190 (tăng 81 bậc so với Báo cáo 2016). Nếu so với các nước Asean 4 và Asean 6, Việt Nam đứng thứ 4, sau Singapore (thứ 7), Thái Lan (thứ 67), Malaysia (thứ 73). Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động đã góp phần hiện đại hóa ngành BHXH Việt Nam. Tiêu biểu là hệ thống lưu trữ hồ sơ điện tử, số hóa tài liệu lưu trữ của ngành BHXH; phần mềm giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giải quyết chế độ BHXH, BHTN; hệ thống một cửa điện tử tập trung trên cơ sở phần mềm “Tiếp nhận và quản lý hồ sơ”... Đến nay, BHXH Việt Nam đã cung cấp được 14 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; tổng số đơn vị đăng ký giao dịch điện tử lên tới trên 236 nghìn đơn vị; số hồ sơ thực hiện giao dịch điện tử khoảng 2,4 triệu hồ sơ trên tổng số 6,64 triệu hồ sơ giao dịch (tỷ lệ là 36%). Việc đưa hệ thống thông tin giám định BHYT vào vận hành đã kết nối tới gần 100% cơ sở KCB BHYT từ tuyến xã đến trung ương trên phạm vi toàn quốc để thực hiện quản lý KCB, giám định và thanh toán BHYT. Đến cuối năm 2017, hệ thống đã tiếp nhận trên 166 triệu hồ sơ KCB điện tử đề nghị thanh toán; tỷ lệ liên thông dữ liệu hàng tháng đạt trên 95%.  Đặc biệt, năm 2017, BHXH Việt Nam đã khai trương và vận hành Trung tâm Điều hành hệ thống công nghệ thông tin và Trung tâm dịch vụ khách hàng, phục vụ tư vấn, giải đáp cho người dân, người lao động các vấn đề liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN; triển khai hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành, hệ thống hội nghị truyền hình theo mô hình kiến trúc chính phủ điện tử. Trên cơ sở những kết quả toàn ngành BHXH đạt được, tại “Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam năm 2017”, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đánh giá BHXH Việt Nam là cơ quan triển khai hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến và được xếp hạng 2 trong Bảng xếp hạng chung khối các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công. Những kết quả đạt được trong năm 2017 sẽ là tiền đề vững chắc để ngành BHXH Việt Nam tiếp tục phát triển trong năm 2018 và những năm tiếp theo, phấn đấu hoàn thiện công cuộc xây dựng ngành hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân. Thục Anh

Phát huy vai trò “Tuổi cao – gương sáng”

TĐKT- Những năm qua, phát huy tinh thần “Tuổi cao, gương sáng”, người cao tuổi (NCT) tỉnh Ninh Bình không chỉ gương mẫu, đi đầu thực hiện các phong trào, hoạt động của địa phương mà còn tích cực tham gia phát triển kinh tế. Qua phong trào đã có nhiều tấm gương điển hình xây dựng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao, là gương sáng cho con cháu noi theo. NCT tỉnh Ninh Bình luôn tích cực tham gia phát triển kinh tế Hiện tỉnh Ninh Bình có trên 126 nghìn NCT, trong đó có gần 120 nghìn người tham gia tổ chức Hội và trên 11 nghìn người là đảng viên. Toàn tỉnh có gần 59 nghìn NCT tham gia lao động, sản xuất, kinh doanh dịch vụ; trên 700 NCT là chủ trang trại, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh; gần 600 NCT tham gia hướng dẫn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; 174 NCT tham gia dạy nghề truyền thống… Phát huy tinh thần “Tuổi cao, chí càng cao”, những năm qua, các cấp hội NCT tỉnh đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; thường xuyên đóng góp những ý kiến tâm huyết cùng cấp ủy, chính quyền các cấp, góp phần xây dựng quê hương. Nhiều NCT sẵn sàng đảm nhận, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do Đảng, chính quyền và nhân dân tín nhiệm giao phó. Đồng thời, các cấp Hội NCT phối hợp với MTTQ tích cực chỉ đạo hội viên chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân, con cháu trong gia đình gương mẫu thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đóng góp ý kiến vào các văn kiện Đại hội Đảng các cấp…   NCT còn phát huy uy tín, kinh nghiệm của mình trong công tác hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở khu dân cư. Nhiều hội viên NCT đã trực tiếp tham gia các tổ an ninh nhân dân, tổ thanh tra nhân dân, tích cực đấu tranh chống tệ nạn, cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi, góp phần giải quyết những mâu thuẫn và vướng mắc ở cơ sở. Đặc biệt, hưởng ứng thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, đông đảo NCT đã gương mẫu, vận động con cháu hiến đất, đóng góp tiền của và công sức để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, nhiều cơ sở hội đã vận động hội viên giúp nhau kinh nghiệm sản xuất, tư vấn những mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình và điều kiện địa phương; đồng thời phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư, ngân hàng tạo nguồn vốn giúp đỡ những hộ NCT nghèo có vốn và phương tiện sản xuất. Với sự trợ giúp, động viên, khuyến khích của tổ chức Hội NCT các cấp, bằng năng lực, sở trường và điều kiện gia đình, nhiều hội viên NCT đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại…, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Một trong những tấm gương điển hình của phong trào NCT thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi là ông Trần Văn Rình (xóm 3, xã Kim Đông, huyện Kim Sơn). Là Phó Chủ tịch Hội NCT xã Kim Đông, ông Rình đã đi đầu, gương mẫu trong việc tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa vào thử nghiệm các cây trồng mới, chất lượng cao. Trên diện tích hơn 1 mẫu đất, ông Rình phân bổ các loại cây trồng phù hợp, tận dụng tất cả diện tích đất, đưa vào trồng các loại bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi tiến vua; các loại ổi đỏ, ổi nữ hoàng, thanh long ruột đỏ… cho lợi nhuận hàng năm gần 200 triệu đồng. Cùng với đó, trên 1,5 mẫu diện tích mặt nước, ông nuôi thả tôm sú và cua rèm xanh…, mỗi năm thu lãi gần 200 triệu đồng. Mô hình trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản của ông Rình cho lợi nhuận gần 400 triệu đồng/năm, hiện được nhiều hội viên người cao tuổi và người dân trên địa bàn học tập, làm theo. Bên cạnh phát triển kinh tế, việc xây dựng con người mới, xây dựng xã hội học tập và gia đình hiếu học cũng là một nội dung quan trọng trong phong trào thi đua “Tuổi cao, gương sáng”. Những năm qua, các cấp Hội đã tích cực đẩy mạnh phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Tuổi cao, chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Lực lượng NCT đã phát huy vai trò và uy tín của mình, vận động con cháu và cộng đồng dân cư chú trọng việc học tập, nâng cao dân trí. Những kết quả mà các cấp Hội NCT trong tỉnh đạt được thời gian qua đã minh chứng rõ nét về vai trò, vị trí, tiềm năng và sáng tạo của cán bộ, hội viên người cao tuổi trong việc đóng góp cùng tỉnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Ghi nhận những kết quả này, giai đoạn 2012 - 2017, toàn tỉnh có 4.358 NCT được vinh danh làm kinh tế giỏi cấp cơ sở, 324 NCT được vinh danh làm kinh tế giỏi cấp huyện, thành phố và 83 NCT được vinh danh làm kinh tế giỏi cấp tỉnh. Trong số đó có 21 NCT được Trung ương Hội NCT Việt Nam tặng Bằng khen, 11 NCT được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Trong thời gian tới, Hội NCT tỉnh sẽ tiếp tục phát huy tốt vai trò của NCT trong xây dựng và bảo vệ quê hương; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng tổ chức Hội. Trọng tâm là vận động hội viên phát huy uy tín, nêu gương sáng trong mọi lĩnh vực công tác và đời sống. Thu Hoài    

Mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân

TĐKT – 70 năm qua, trải qua các giai đoạn lịch sử, thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua của lực lượng Công an nhân dân (CAND) dưới những tên gọi, nội dung và hình thức biểu hiện khác nhau vẫn phát triển liên tục theo dòng chảy của lịch sử, là động lực để cán bộ, chiến sĩ CAND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự, an toàn xã hội. Dấu ấn thi đua qua những chặng đường lịch sử Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND cho biết: Quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Công an luôn coi trọng công tác thi đua, khen thưởng. Có thể khẳng định rằng, những thành tựu, chiến công của lực lượng CAND trong 70 năm qua đều gắn liền với các phong trào thi đua của toàn lực lượng; sự phát triển, trưởng thành của Công an đều có dấu ấn sâu đậm của kết quả tổ chức phong trào thi đua yêu nước. Sự phát triển, trưởng thành của Công an đều có dấu ấn sâu đậm của kết quả tổ chức phong trào thi đua yêu nước Từ những ngày đầu cách mạng đến thời kỳ cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, gian khổ, phong trào thi đua trong CAND luôn được duy trì, là động lực tinh thần to lớn, động viên cán bộ, chiến sĩ lập nên những chiến công xuất sắc, tô thắm truyền thống vẻ vang của lực lượng. Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, cán bộ, chiến sĩ Công an đã dấy lên phong trào thi đua “Diệt ác, trừ gian”, “Bảo mật, phòng gian”, “Bảo vệ trị an”, góp phần tích cực vào công cuộc kháng chiến của đất nước. Đặc biệt, có những phong trào thi đua phát triển suốt cùng lịch sử 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng CAND: Phong trào “Vì an ninh Tổ quốc” và phong trào “CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”. Các phong trào này luôn là trọng tâm, được phát triển một cách liên tục, khơi dậy nhiệt tình cách mạng, ý chí chiến đấu, tấn công tội phạm, lập công xuất sắc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên của nhân dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục quan tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua trong CAND, đưa phong trào đi vào nền nếp, có chất lượng. Năm 1989, Bộ ra Chỉ thị số 25 về “Đẩy mạnh công tác khen thưởng và xử lý kỷ luật trong CAND”. Năm 1992, Bộ có Chỉ thị số 29 về “Công tác thi đua, khen thưởng trong CAND trong tình hình mới”. Năm 1998, khi Bộ Chính trị có Chỉ thị số 35/CT-TW về “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới”, Bộ Công an đã có Chỉ thị số 18 để chỉ đạo triển khai thực hiện trong toàn lực lượng. Năm 2004, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 39 về “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”, Bộ Công an khẩn trương ban hành Kế hoạch số 8385 và Kế hoạch số 141 tổ chức quán triệt thực hiện đến từng đơn vị công an các cấp. Những năm gần đây, thực hiện Chỉ thị số 34 – CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 46 yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa của Chỉ thị số 34, lồng gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”… Ngoài các chỉ thị, nghị quyết nêu trên, trong những năm qua, Bộ Công an cũng đã ban hành 7 Thông tư, 1 Thông tư liên tịch và nhiều văn bản hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng để hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực công tác quan trọng này. Theo Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND, ở thời kỳ này, các phong trào thi đua đều hướng tới một mục đích chung nhất là xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh, giỏi về nghiệp vụ, dũng cảm, mưu trí trong đấu tranh chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Điển hình: Phong trào “Hướng về cơ sở, bám sát địa bàn” của lực lượng an ninh; “Chiến đấu giỏi, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh”, “Rèn cán, luyện quân”, “Đã ra quân là thắng lợi” của lực lượng cảnh sát; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” của khối nhà trường; “Xung kích, tình nguyện vì sự nghiệp tình báo” của lực lượng tình báo. Cùng với đó là phong trào “Tiến quân vào khoa học kỹ thuật và công nghệ” của lực lượng hậu cần, kỹ thuật; “Siết chặt kỷ cương, rèn đức, luyện tài, sắc bén về nghiệp vụ, tận tụy phục vụ nhân dân” của lực lượng cảnh sát cơ động; “Đoàn kết, sáng tạo, đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy” của lực lượng phòng cháy, chữa cháy… Nhân lên những tấm gương sáng Từ các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong công tác, chiến đấu, trong học tập, nghiên cứu khoa học. Nhiều cán bộ, chiến sĩ chấp nhận hy sinh, gian khổ, bảo vệ an ninh ở các vùng sâu, vùng xa, ở các lĩnh vực khó khăn, nguy hiểm. Công an huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giúp nhân dân làm đường dân sinh, xây dựng nông thôn mới Nhiều đồng chí nêu cao tinh thần, ý chí tiến công trấn áp tội phạm nguy hiểm như giết người, cướp tài sản, bắt cóc con tin, băng nhóm đâm thuê, chém mướn, lừa đảo, cờ bạc, tội phạm về ma túy…Nhiều cán bộ, chiến sĩ dũng cảm xả thân mình trong giặc lửa, trầm mình trong cơn mưa lũ, quyết tâm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Cũng có những đồng chí sống và chiến đấu âm thầm, lặng lẽ, chấp nhận hy sinh, thiệt thòi tình cảm gia đình, quê hương, ngày đêm đeo bám đối tượng, vì mục đích, lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, vì bình yên cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân. Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, hơn 14.000 cán bộ, chiến sĩ Công an đã anh dũng hy sinh; trên 5.000 ngàn cán bộ, chiến sĩ Công an đã bị thương; hàng chục ngàn đồng chí bị địch bắt tù đày, tra tấn dã man, mang di chứng qua nhiều thế hệ. Trong hòa bình, lực lượng Công an tiếp tục cống hiến, chịu nhiều hy sinh, tổn thất. Chỉ tính từ năm 2013 đến nay, 51 cán bộ, chiến sĩ Công an đã anh dũng hy sinh, 1.376 đồng chí bị thương trong khi làm nhiệm vụ, hơn 222 ngàn tập thể, cá nhân được các cấp khen thưởng và rất nhiều tấm gương cống hiến, sy sinh thầm lặng chưa tổng kết thành các số liệu cụ thể. Điển hình: Đại tá Hà Thái Yềm, Trung úy Sùng A Chừ, (Công an tỉnh Hòa Bình), Đại úy Lường Phát Chiêm (Công an tỉnh Sơn La) hy sinh trong đấu tranh với tội phạm về ma túy. Đồng chí Nguyễn Hoàng Thơ, Công an TP Cần Thơ mặc dù bị thương nhưng với tinh thần dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm, vẫn cố gắng hết sức khống chế, bắt giữ được đối tượng. Trung úy Trần Ngọc Thắng (Công an TP Nam Định) bị chém đứt lìa bàn tay vẫn tiếp tục xông lên giữ chặt đối tượng. Thiếu tá Nguyễn Quang Ánh, bác sĩ Bệnh xá trưởng, Trại giam Thủ Đức (Công an TP Hồ Chí Minh) cùng vợ bị phơi nhiễm HIV (do chữa trị cho phạm nhân) nhưng vẫn vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ… Ngay trong Tết Nguyên đán 2018, Thượng úy Lưu Minh Thức, cán bộ Công an huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, Thượng sĩ Lê Chí Phước, Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Quảng Ngãi và Thiếu úy Bùi Minh Quý, cán bộ Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh Gia Lai đã dũng cảm hy sinh khi truy bắt tội phạm và cứu người bị nạn… Họ là những tấm gương tiêu biểu về lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc với Đảng, Nhà nước và nhân dân; tinh thần vượt lên khó khăn gian khổ, tích cực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tận tụy, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu và công tác. Những kết quả của phong trào thi đua yêu nước suốt 70 năm qua đã góp phần quan trọng giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh, thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đối ngoại của đất nước; được Đảng, Nhà nước và nhân dân biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao. Thời gian tới, trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiệm vụ công tác Công an đặt ra hết sức nặng nề, đòi hỏi càng phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các phong trào thi đua phát triển sâu rộng trong các lực lượng, các lĩnh vực công tác, các cấp Công an. Với tinh thần “Càng khó khăn thì càng phải thi đua” và khẩu hiệu “Mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân”, mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND quyết tâm vượt khó vươn lên, dũng cảm chiến đấu, không quản hy sinh, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn giữ mình trong sạch, vững vàng, luôn "Tuyệt đối trung thành với Đảng - tận tụy với dân - vì nước quên thân - vì dân phục vụ", hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nguyệt Hà

Cục Hải quan Bình Định thi đua xây dựng lực lượng cán bộ trong sạch, vững mạnh

TĐKT - Qua hơn 32 năm xây dựng và phát triển, Cục Hải quan Bình Định luôn thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và phấn đấu xây dựng đội ngũ người làm công tác Hải quan trong sạch, vững mạnh. Thủ tục một cửa tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Định Nguyễn Văn Thịnh cho biết, Cục Hải quan tỉnh Bình Định, được thành lập 2/8/1985. Những ngày đầu mới thành lập, đơn vị chỉ có 4 công chức và 1 đồng chí lãnh đạo đơn vị. Vừa làm vừa tuyển dụng lực lượng, đến đầu năm 1986, Hải quan tỉnh Nghĩa Bình có 25 cán bộ, công chức; tổ chức bộ máy gồm 3 bộ phận: Tổ chức hành chính, tổng hợp nghiệp vụ và Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn. Qua hơn 32 năm xây dựng và phát triển, hiện nay địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bình Định gồm 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên; bộ máy tổ chức có 7 đơn vị gồm 3 đơn vị tham mưu là văn phòng, phòng nghiệp vụ, phòng, chống buôn lậu và xử lý vi phạm và 4 đơn vị trực thuộc là Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Quy Nhơn, Chi cục Hải quan Phú Yên, Chi cục Kiểm tra sau thông quan. Hiện nay, tổng biên chế có 129 công chức, 43 nhân viên hợp đồng lao động. Với việc xây dựng lực lượng hải quan đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan hải quan. Với đặc thù là người “gác cửa nền kinh tế đất nước”, công chức hải quan làm việc trong môi trường đầy thử thách, đòi hỏi phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trong sáng, liêm chính, giàu nghị lực và quyết tâm. Hiểu rõ điều đó, hơn 32 năm qua, Đảng ủy, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bình Định đã rất chú trọng và quan tâm đến công tác xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh. Theo đó, Cục Hải quan tỉnh Bình Định đặc biệt chú trọng việc chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công chức; thực hiện công tác thanh tra công vụ; thực hiện chương trình hành động thực hiện các giải pháp ngăn chặn và chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực. Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo Chi cục, cấp đội, tự thanh tra, kiểm tra phát hiện chấn chỉnh các sai sót nghiệp vụ, thường xuyên giáo dục và triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn tiêu cực. Cục Hải quan tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện tốt các quy định về kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thi hành công vụ, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức thực hiện nghiêm Chỉ thị 04/CT-BTC ngày 20/12/2011, Chỉ thị số 05/CT-BTC ngày 07/11/2016 của Bộ Tài chính về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính khi thi hành công vụ; Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 188/QĐ-TCHQ ngày 02/02/2017 của Tổng cục Hải quan; Quy chế hoạt động công vụ của Cục Hải quan tỉnh Bình Định ban hành kèm theo Quyết định số 141/QĐ-HQBĐ ngày 07/4/2017 của Cục Hải quan tỉnh Bình Định; Quyết định số 2435/QĐ-TCHQ ngày 19/3/2015 của Tổng cục Hải quan quy định về trách nhiệm của công chức hải quan khi thực hiện nghiệp vụ hải quan và xử lý công chức hải quan có hành vi vi phạm nghiệp vụ hải quan, nhũng nhiễu, tham nhũng; Quyết định số 4273/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2017 của Tổng cục Hải quan ban hành quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan… Lãnh đạo các đơn vị duy trì và tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin qua đường dây nóng tại các đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan theo Quyết định 4389/QĐ-TCHQ ngày 20/12/2016 của Tổng cục Hải quan; tiếp nhận và giải quyết dứt điểm các đơn thư tố cáo cán bộ, công chức Hải quan liên quan đến tiêu cực, tham nhũng. Cho đến nay, toàn thể cán bộ, công chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ. Hàng năm, đều thực hiện các cuộc kiểm tra, thanh tra nội bộ với các nội dung thiết thực, đảm bảo việc kiểm tra và xử lý các sai sót nghiệp vụ một cách khách quan, công bằng và không để phát sinh các trường hợp thành viên cán bộ, công chức có biểu hiện tiêu cực. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cán bộ cũng được chú trọng và đẩy mạnh để tạo ra một đội ngũ vững về chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm, Cục Hải quan tỉnh Bình Định đã xây dựng và ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo chuyên sâu, trọng điểm và hiệu quả; tích cực cử cán bộ, công chức (CBCC) tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng do ngành và các đơn vị ngoài ngành tổ chức. Chủ động tổ chức nhiều lớp tập huấn nội bộ đáp ứng nhu cầu nắm bắt những văn bản mới, sử dụng thành thạo các chương trình tin học, các ứng dụng và rèn luyện các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp; văn thư, lưu trữ; công tác giáo dục pháp luật… Đẩy mạnh và hướng tới tính hiệu quả của công tác đào tạo là sự cụ thể hóa chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nhằm đáp ứng đòi hỏi tất yếu của sự phát triển và khẳng định vai trò tiên phong của ngành Hải quan trong cải cách, hiện đại hóa. Với sự quan tâm, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi từ phía lãnh đạo đơn vị, đến cuối năm 2017, với 129 CBCC  thuộc biên chế, đơn vị đã có số CBCC có trình độ đại học và cao học chiếm tỷ lệ hơn 97% trong đó, trình độ thạc sĩ là 14 người, trình độ đại học là 112 người. Ngoài ra, để kịp thời đáp ứng yêu cầu công việc đồng thời góp phần phòng, chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của CBCC, Cục Hải quan Bình Định luôn thực hiện nghiêm túc và đúng quy định trong công tác luân chuyển trong đơn vị, tạo điều kiện cho CBCC phát huy đúng sở trường trong công việc.  Hàng năm, tuy số lượng CBCC, người lao động được điều động, luân chuyển khá lớn nhưng được cân nhắc, bố trí hợp lý nên vẫn đảm bảo được tính ổn định trong công tác, giữ vững chất lượng và hiệu quả làm việc. Hồng Thiết            

Khai mạc Đại hội đại biểu Công đoàn Quân đội lần thứ IX

TĐKT - Sáng 24/5, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội, Đại hội đại biểu Công đoàn Quân đội lần thứ IX (2018 - 2023) đã khai mạc trọng thể. Dự  Đại hội có các đồng chí: Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân Việt Nam; Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm TCCT… Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân Việt Nam phát biểu khai mạc Đại hội Cùng dự có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động; đại biểu các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương; đại biểu lãnh đạo, chỉ huy và cơ quan chính trị các đơn vị trong toàn quân và 370 đại biểu ưu tú, đại diện cho hàng vạn cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động quốc phòng đang làm nhiệm vụ trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Với chủ đề “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Trách nhiệm”, Đại hội có nhiệm vụ tổng kết phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn Quân đội 5 năm qua, rút ra bài học kinh nghiệm; đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và chương trình hành động của Công đoàn Quân đội 5 năm tới. Phát biểu khai mạc Đại hội, Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết: 5 năm qua, phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong Quân đội đã có bước phát triển mới, toàn diện. Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị về phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong Quân đội được nâng cao. Tổ chức công đoàn các cấp được xây dựng vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; thường xuyên coi trọng nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động quốc phòng. Các cấp công đoàn trong quân đội đã chủ động, sáng tạo tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua của công đoàn phát động gắn với phong trào thi đua quyết thắng của toàn quân: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “5 nhất, 3 không”, “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”. Hoạt động phối hợp với các Liên đoàn Lao động, tổ chức công đoàn địa phương được mở rộng, có chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Các hoạt động của công đoàn đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển đất nước. Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến xuất sắc, gương người tốt, việc tốt, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động cả nước và toàn xã hội. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo Đại hội Phát biểu tại Đại hội, Đại tướng Ngô Xuân Lịch ghi nhận và chúc mừng sự trưởng thành, tiến bộ cùng những cống hiến, đóng góp to lớn của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động quốc phòng. Đồng thời, biểu dương cấp ủy, chỉ huy cơ quan chính trị các cấp đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt phong trào công nhân, hoạt động công đoàn trong thời gian qua. Thời gian tới, để xây dựng tổ chức Công đoàn trong Quân đội vững mạnh, phát huy hiệu quả hoạt động, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, Công đoàn Quân đội tiếp tục quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; tích cực đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng công tác, rèn luyện, vận động cán bộ, đoàn viên công đoàn. Đồng thời, các cấp Công đoàn Quân đội cần chủ động xây dựng, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công nhân viên chức, lao động quốc phòng; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện lao động, sinh hoạt, học tập để công nhân, viên chức, lao động quốc phòng yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phương Thanh

Chuyển biến sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 05 ở Yên Khánh

TĐKT - Qua 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy, tổ chức đảng trong huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ và đạt những kết quả tích cực. Mô hình trồng rau an toàn tại xã Khánh Thành Xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 05, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Khánh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, những vấn đề phát sinh phức tạp ở cơ sở, những băn khoăn, bức xúc trong cán bộ, đảng viên. Công tác này được thực hiện gắn với lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác tư tưởng, phát huy dân chủ, huy động mọi nguồn lực cho phát triển, tạo sự đoàn kết thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân - là yếu tố quan trọng để tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của huyện. Bên cạnh đó, huyện đã ban hành hệ thống các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 05 đảm bảo khoa học, sâu sát, kịp thời, hiệu quả, có sự cụ thể hóa, vận dụng phù hợp với địa bàn huyện, giúp cho các tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện thuận lợi. Đồng thời kiểm tra thường xuyên việc tổ chức quán triệt, học tập các chuyên đề, chủ đề hàng năm; ban hành hướng dẫn việc thực hiện Chỉ thị tại buổi sinh hoạt thường kỳ của các Chi bộ; hướng dẫn mẫu đăng ký cam kết và kế hoạch phấn đấu thực hiện Chỉ thị của tập thể, cá nhân. Đảng bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã phân công Đảng ủy viên, đảng viên Chi bộ cơ quan xã, thị trấn định kỳ hàng tháng dự sinh hoạt tại chi bộ cơ sở; các đồng chí Huyện ủy viên, Thường vụ Huyện ủy mỗi tháng dự sinh hoạt tại ít nhất một chi bộ thuộc địa bàn phụ trách để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những băn khoăn, vướng mắc của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngay từ cơ sở. Song song với đó, công tác tuyên truyền được triển khai hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, phong phú thông qua hoạt động tham quan thực tế, hoạt động ngoại khóa, tổ chức thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác; gắn việc thực hiện Chỉ thị với các phong trào thi đua của địa phương, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị. Thực hiện tốt việc sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ đầu tuần; tăng cường phát hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiêu biểu trong việc thực hiện Chỉ thị. Nhờ vậy, 2 năm thực hiện Chỉ thị đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện. Việc học tập và làm theo Bác trở thành việc làm thường xuyên, tự giác trong mọi hoạt động của của các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đã gương mẫu trong thực hiện việc học tập và làm theo Bác. Qua 2 năm,  huyện Yên Khánh đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua trên địa bàn huyện; thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Phong trào xây dựng nông thôn mới được cả hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện thực hiện quyết liệt với nhiều cách làm hay, sáng tạo. Đến nay, toàn huyện có trên 200 mô hình, điển hình trong phát triển kinh tế: Vùng sản xuất rau an toàn ở xã Khánh Thành; liên kết với doanh nghiệp sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao ở Khánh Hồng, Khánh Hội; trồng cây dược liệu (Trạch tả, Bạch chỉ) ở xã Khánh Thủy, Khánh Công, Khánh Cường. Làm theo Bác, ngày càng xuất hiện nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân với những việc làm tiêu biểu, gương mẫu, nhiệt tình trách nhiệm trong vận động giải phóng mặt bằng, trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, xây dựng nhà văn hoá thôn, xóm... Nhiều tấm gương về rèn luyện đạo đức, lối sống có uy tín trong khu dân cư, tham gia tích cực vào các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội, từ thiện, vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, xuất hiện nhiều cá nhân tiêu biểu tận tụy, trách nhiệm trong thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao trong cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên và lực lượng vũ trang. Bảo Linh

Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn

TĐKT - Ngày 15/5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Tổng kết 5 năm phong trào “Công an nhân dân (CAND) học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”; sơ kết 2 năm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến của lực lượng CAND. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự, có: Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư; Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương và các gương điển hình tiên tiến xuất sắc trong phong trào Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy. Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân xuất sắc Ngày 11/3/1948 trong Thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an khu XII, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu Sáu nội dung về "Tư cách người Công an cách mệnh". Đây là chuẩn mực về tư cách đạo đức, phương châm hành động, thái độ ứng xử, mục tiêu phấn đấu, rèn luyện của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an; luôn được Đảng, Nhà nước, cấp ủy lãnh đạo Công an các cấp quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, trở thành phong trào thi đua sôi nổi hiệu quả gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị của lực lượng CAND qua các thời kỳ. Thời gian qua, việc học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy trong CAND đạt nhiều kết quả quan trọng; tạo động lực để cán bộ chiến sĩ Công an nỗ lực phấn đấu trong công tác, chiến đấu, lao động và học tập. Nhiều tập thể, cá nhân lập chiến công, thành tích xuất sắc, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Trong 5 năm qua, có 47 đồng chí anh dũng hy sinh, gần 1.400 đồng chí bị thương trong khi làm nhiệm vụ, hơn 600.000 lượt tập thể, cá nhân vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Lực lượng Công an nhân dân cũng kịp thời phát hiện, xử lý nhiều trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật, kỷ luật; giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, trọng điểm, với phương châm “chủ động, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” giai đoạn 2018 - 2023, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị yêu cầu thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế, kiên quyết xử lý, đưa ra khỏi lực lượng những cán bộ suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa và vi phạm 6 điều Bác Hồ dạy. Tiếp tục triển khai lấy ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với lực lượng CAND, nhằm chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm với những biểu hiện nhũng nhiễu, tệ quan liêu, tham nhũng, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm với nhân dân. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc thực hiện tốt Sáu điều Bác Hồ dạy chính là xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn và lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh, vì nhân dân phục vụ. Thủ tướng Chính phủ đề nghị toàn lực lượng CAND cần xác định rõ, đây là yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trọng tâm đối với từng tổ chức, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ CAND, từ đó tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống; siết chặt kỷ cương, kỷ luật và việc chấp hành Điều lệnh CAND. Song song với đó, kịp thời phát hiện, lựa chọn mô hình, tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến để tôn vinh, nhân rộng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong toàn lực lượng CAND và toàn xã hội.   Lãnh đạo Bộ Công an triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo để trình Quốc hội thông qua Luật CAND (sửa đổi) và các văn bản pháp luật liên quan, làm cơ sở kiện toàn hệ thống tổ chức CAND từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã, đặc biệt là chủ trương củng cố hệ thống cấp huyện, cấp xã… Toàn ngành cần chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh. Giữ vững vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống tội phạm; đồng thời phải chủ động phòng, chống tiêu cực, tham nhũng ngay chính trong nội bộ ngành. Tập trung xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Tăng cường đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật... để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Lãnh đạo Bộ Công an cần quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách, đời sống của cán bộ chiến sĩ; chú trọng thực hiện tốt chính sách người có công, chăm lo thân nhân, gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, cán bộ hưu trí, mất sức. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực hiện phương thức Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Công an nhân dân, bảo đảm thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở… Nhân dịp này, tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho 12 cán bộ, chiến sĩ Công an, trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân xuất sắc. Thượng tướng Tô Lâm tặng Cờ thi đua của Bộ Công an cho 15 tập thể cho thành tích xuất sắc trong phong trào Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, giai đoạn 2013 - 2018. Nguyệt Hà  

Công đoàn Yên Mô (Ninh Bình): Sôi nổi các phong trào thi đua

TĐKT - Bám sát chức năng nhiệm vụ của mình, những năm qua, Công đoàn huyện Yên Mô đã đẩy mạnh các phong trào thi đua, tích cực phối hợp chuyên môn thực hiện có hiệu quả các hoạt động, góp phần thiết thực bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn. Công nhân Nhà máy gạch Mai Sơn (Yên Mô) hăng hái lao động, sản xuất 5 năm qua, các phong trào thi đua yêu nước của Công đoàn huyện Yên Mô được triển khai thực hiện sôi nổi, trở thành phong trào thường xuyên của các cấp công đoàn, qua đó khơi dậy tinh thần chủ động, tự lực, phát huy tính sáng tạo của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị. Trong đó, tiêu biểu là các phong trào thi đua: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc"; phong trào “Xanh- sạch - đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”... Các phong trào thi đua được gắn với thực hiện việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... Đặc biệt, phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” được các CNVCLĐ tích cực hưởng ứng, tham gia.  Hàng năm, có trên 95% công đoàn cơ sở đăng ký thực hiện 20 đề tài và hàng nghìn sáng kiến kinh nghiệm. 5 năm qua đã có 3 công trình, sản phẩm chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước, của địa phương. CNVCLĐ đã có 12 đề tài, 158 sáng kiến làm lợi trên 900 triệu đồng; 5 đoàn viên công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo; 38 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện và cán bộ Công đoàn các cấp được tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”. Hàng năm, có trên 60% CNVCLĐ đạt danh hiệu lao động tiên tiến; 10-15% đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp. Bên cạnh đó, phong trào “Thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH- HĐH) nông nghiệp và phát triển nông thôn”, xây dựng nông thôn mới đã được các cấp công đoàn trong tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả. Liên đoàn Lao động huyện đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở tích cực tham gia với Ban chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo tại địa phương. Đồng thời, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp để tuyên truyền phong trào xây dựng nông thôn mới gắn với tuyên truyền Nghị quyết của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh về “Nâng cao chất lượng tổ chức, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công chức, viên chức và lao động”; tổ chức 195 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật… Tuyên truyền, vận động Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Toàn Thành trao tặng 10 xe môi trường trị giá 45 triệu đồng cho UBND xã Yên Nhân hưởng ứng Chương trình “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Cùng với đó, các công đoàn cơ sở xã đã cùng với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, vận động hiến đất, góp công sức xây dựng cơ sở hạ tầng, tham gia làm đường giao thông, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, mở rộng ngành nghề, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho hộ gia đình, làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Với phong trào thi đua học tập, nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp để hội nhập và phát triển, các cấp Công đoàn đã tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chuyên môn, chủ sử dụng lao động tạo điều kiện cho công nhân, viên chức, lao động tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, bậc thợ, khuyến khích phát huy tài năng, nâng cao chất lượng nguồn lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hàng năm, đã có trên 530 cán bộ, công nhân, viên chức, lao động tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị từ trung cấp đến đại học; trên 20% công nhân được học tập, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, bậc thợ. Có thể thấy, các phong trào thi đua yêu n­ước đã phát huy đư­ợc các nguồn lực, tiềm năng, sức sáng tạo và ý chí tự lực, tự cư­ờng của đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện thắng các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện Yên Mô. Phát huy đ­ược tính năng động, sáng tạo, trình độ, năng lực, trí tuệ của mỗi ng­ười lao động để rèn luyện, cống hiến, làm giàu cho quê h­ương, đất nư­ớc. Qua đó khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn huyện Yên Mô trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tùng Chi

Xây dựng hình ảnh đẹp người chiến sĩ công an Thủ đô

TĐKT - Hơn 70 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội luôn khắc sâu trong tâm khảm những lời huấn thị của Bác đối với lực lượng Công an nhân dân (CAND), trong đó có 6 điều Bác dạy, coi đây là chuẩn mực đạo đức phấn đấu tu dưỡng rèn luyện, là phương châm xử thế và là động lực tinh thần khơi nguồn sức mạnh, thôi thúc vượt qua mọi khó khăn, thách thức lập nên nhiều chiến công mới. Công an TP Hà Nội khen thưởng những điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” giai đoạn 2013 - 2018 Động lực xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 05, ngày 19/8/2013 về tiếp tục đẩy mạnh phong trào “CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy, giai đoạn 2013 - 2018”, Công an TP Hà Nội đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, quán triệt tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú. Phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ tới toàn lực lượng Công an Thủ đô, các lực lượng Công an xã, bảo vệ dân phố và bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn. Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội đã yêu cầu cấp ủy, chỉ huy Công an các đơn vị, quận, huyện, thị xã cần phải xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phong trào và coi đây là nhiệm vụ công tác trọng tâm, xuyên suốt, lấy cái tốt để cảm hóa, ngăn chặn, đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh. Công tác triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện phong trào CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc hiệu quả. Việc tổ chức phong trào được gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện Chỉ thị số 03 và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ CHí Minh” và “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; gắn với phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc, phong trào thi đua yêu nước do thành phố phát động nên có nội dung phong phú, thiết thực, lôi cuốn được cán bộ, chiến sĩ tham gia. Quá trình triển khai, phong trào đã tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét trong cán bộ, chiến sĩ về đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phòng chống tự chuyển hóa, tự diễn biến; xây dựng lễ tiết, tác phong, văn hóa ứng xử của người chiến sĩ công an “Vì nước quên thân – vì dân phục vụ”. Tỏa ngát hương thơm cho đời Từ phong trào thi đua, đã có nhiều mô hình hiệu quả, cách làm hay được nhân rộng; xuất hiện nhiều gương mưu trí, dũng cảm trong đấu tranh trấn áp tội phạm, nhiều cán bộ, chiến sĩ nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy, không ngại khó khăn, gian khổ, dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân. Tất cả đã góp phần tạo nên hình ảnh đẹp của người chiến sĩ công an Thủ đô trong lòng nhân dân. Thiếu tá Phạm Thị Thùy Dương, Phó trưởng phòng An ninh kinh tế là một bông hoa đẹp trong vườn hoa người tốt, việc tốt của Công an thành phố. Sau 8 năm giữ vai trò trinh sát an ninh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tháng 10/2013, chị được bổ nhiệm làm Phó Đội trưởng Đội Ngân hàng và chống tội phạm tiền giả, Phòng An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư, sau đó, trở thành Đội trưởng Đội Tham mưu của đơn vị. Trên cương vị công tác, chị đã phá hàng loạt chuyên án giả mạo giấy tờ, những vụ việc thao túng giá chứng khoán, che giấu thông tin trong hoạt động kinh doanh chứng khoán với những khoản lỗ lên tới hàng nghìn tỷ đồng; chuyên án mua bán hóa đơn giá trị gia tăng với tổng số tiền giao dịch trên 600 tỷ đồng; chuyên án lừa đảo xin việc với quy mô lớn… Chị chia sẻ: “Trải qua rất nhiều vụ án lớn, nhỏ, bắt giữ nhiều đối tượng, thu giữ hàng nghìn tỷ đồng, khoảnh khắc khiến tôi vui sướng nhất đó là khi tìm ra nút thắt của vấn đề để có thể giải quyết được toàn bộ vụ án… Thử thách quan trọng nhất đối với một cán bộ trinh sát là sự khách quan, công tâm để nhìn nhận, đánh giá sự việc đúng bản chất.” Nói tới những chiến công của lực lượng Công an TP Hà Nội, không thể không nhắc tới sự hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ cảnh sát hình sự. Từ khi là một người lính đến khi được bổ nhiệm chức vụ Phó Đội trưởng Đội 6 Phòng Cảnh sát hình sự, Trung tá Phan Quang Vinh đã cùng đồng đội tham gia khám phá hàng trăm vụ án trộm cắp lớn, nhỏ. Trong suốt những năm tháng lăn lộn với nghề, vụ án để lại nhiều ấn tượng nhất đối với Trung tá Phan Quang Vinh là vụ bắt đối tượng trộm xe ô tô chở vàng của hiệu vàng Phi Đoan, quận Hà Đông, Hà Nội. Anh cùng đồng đội sau khi nhận được tin báo về việc một xe ô tô chở vàng có tổng giá trị khoảng 15 tỷ đồng, đã tổ chức rà soát những các mối quan hệ, những người có liên quan... nhưng đều đi vào ngõ cụt. Lật lại từng chi tiết của vụ án, những điểm hoài nghi, những dấu vết để lại…, anh quyết tâm đưa tội phạm ra ánh sáng. Nhiều tháng ròng rã, anh cùng đồng đội rà soát các mối quan hệ của chủ sở hữu chiếc xe ô tô nghi vấn, qua đó phát hiện người thường xuyên sử dụng chiếc xe này là anh vợ của vị luật sư tên là Vũ Duy Kiên, 39 tuổi, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông. “Đối tượng này có nhiều bất minh về kinh tế, bất minh về các mối quan hệ, thêm nữa, những đặc điểm về Kiên trùng khớp với đặc điểm nhận dạng của đối tượng nghi vấn, chúng tôi xác định đây chính là thủ phạm lấy trộm xe ô tô vàng nên quyết định tập trung điều tra, phá án” – Anh kể. Bị triệu tập, ban đầu đối tượng quanh co chối tội. Song cuối cùng, trước những tài liệu kỳ công mà ban chuyên án đưa ra, kẻ gian đã hết đường chối cãi. Miệt mài theo từng chuyên án, biết phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, song với tinh thần kiên quyết đấu tranh, phòng, chống tội phạm, Trung tá Phan Quang Vinh và đồng đội vẫn đang hàng ngày, hàng giờ nỗ lực hết mình vì bình yên của Thủ đô. Những khó khăn, vất vả cùng những hy sinh, chiến công thầm lặng của những cán bộ, chiến sĩ Công an thành phố đã góp phần khắc họa, tô thắm thêm hình ảnh đẹp người chiến sĩ CAND Việt Nam suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì nước quên thân - vì dân phục vụ. Họ chính là những đóa hoa bình dị nhưng tỏa ngát hương thơm cho đời. Phương Thanh

Trang