Phong trào thi đua

Chủ động đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành công tác thi đua - khen thưởng và phong trào Thi đua Quyết thắng

TĐKT - Sáng 14/12, tại Hà Nội, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Bộ Quốc phòng tổ chức Phiên họp cuối năm 2018. Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT Bộ Quốc phòng chủ trì phiên họp. Cùng dự có Thượng tướng Phạm Hồng Hương, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng TĐKT Bộ Quốc phòng; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng. Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại phiên họp Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá về kết quả tổ chức thực hiện công tác TĐKT Bộ Quốc phòng năm 2018. Công tác TĐKT năm 2018 đã được Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng, Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Phong trào Thi đua Quyết thắng ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quân diễn ra liên tục, rộng khắp, có chiều sâu với nhiều cách làm hay, đổi mới, sáng tạo, gắn kết chặt chẽ với phong trào thi đua yêu nước ở địa phương và các cuộc vận động của các cấp, các ngành; luôn gương mẫu đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị gắn với Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Bên cạnh đó, toàn quân luôn giữ vững đoàn kết, kiên định niềm tin, cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn và sự chống phá quyết liệt của kẻ thù; huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao; chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ cứu nạn; tăng cường đối ngoại quốc phòng và hội nhập quốc tế; kịp thời cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, nêu cao ý chí quyết tâm sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Công tác khen thưởng được tiến hành công khai, minh bạch, kịp thời, gắn kết chặt chẽ với phong trào thi đua. Qua đó, tạo động lực quan trọng, trực tiếp góp phần xây dựng các tổ chức, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018. Trong năm, toàn quân đã đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng khen thưởng hơn 51 nghìn lượt tập thể, cá nhân, tăng 45% so với năm 2017. Với tư tưởng chỉ đạo: "Giữ vững đoàn kết, không ngừng sáng tạo, tăng cường kỷ cương, đề cao nêu gương, thi đua quyết thắng", Hội đồng TĐKT quyết định chủ đề phong trào Thi đua Quyết thắng năm 2019 là "Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, nêu gương, quyết thắng". Theo đó, phong trào Thi đua Quyết thắng năm 2019, tập trung thi đua xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; giữ vững đoàn kết, tăng cường kỷ cương, đề cao nêu gương, thường xuyên chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tăng cường kỷ cương trong triển khai tổ chức thực hiện, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh thi đua nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện "Ba khâu đột phá" theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X. Phát biểu tại phiên họp, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương và đánh giá cao sự đoàn kết, thống nhất cao của các cơ quan, đơn vị toàn quân trong tổ chức thực hiện công tác TĐKT thời gian qua; đồng thời yêu cầu, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân tiếp tục chủ động đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành công tác TĐKT và phong trào Thi đua Quyết thắng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; tiếp tục thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, tạo động lực mới góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại… Nguyên Hải

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII

TĐKT - Với chủ đề “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”, ngày 12/12, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII đã chính thức khai mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Cùng dự Đại hội có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và 999 đại biểu đại diện cho trên 10 triệu hội viên, nông dân trong cả nước. 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam đã phát huy hiệu quả vai trò trung tâm và nòng cốt, giai cấp nông dân đã thực hiện tích cực vai trò chủ thể, góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng Hội Nông dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh. Các đại biểu dự Đại hội Các cấp hội đã phát động và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp ngày càng đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn... Đại hội đã chỉ ra chỉ tiêu phấn đấu của Hội trong nhiệm kỳ mới (2018 - 2023): Có 100% cán bộ, hội viên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Hội Nông dân Việt Nam. 100% cán bộ chuyên trách công tác Hội được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức canh tác nông nghiệp và kỹ năng công tác nông vận. 100% chi hội xây dựng được Quỹ hoạt động của Hội và phấn đấu mỗi cơ sở Hội ở các địa phương chưa thoát nghèo, hằng năm, có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.... Để đạt được các chỉ tiêu trên, trong nhiệm kỳ mới, Hội Nông dân xác định thực hiện có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp: Xây dựng tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh; vận động hội viên, nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới văn minh và giảm nghèo bền vững; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế… TổngBí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Phát biểu tại Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cống hiến của giai cấp nông dân và hoạt động của các cấp Hội Nông dân trong cả nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước ta đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã định hướng "xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu". Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình mới, phát triển bền vững, hiện đại nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu các cấp Hội Nông dân cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, đoàn kết nông dân thực sự trở thành lực lượng cách mạng, lực lượng kinh tế, chính trị, xã hội to lớn và mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước. Mỗi cán bộ, hội viên, nông dân cần hiểu rõ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn dân, trong đó, hội viên, nông dân đóng vai trò chủ thể, vừa là lực lượng thực hiện, vừa là người được thụ hưởng thành quả, để từ đó huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của giai cấp nông dân và các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, làm cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có bước phát triển nhanh và bền vững hơn nữa; phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại. Ông Thào Xuân Sùng tái đắc cử Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Tại hội nghị, với 100% phiếu bầu, đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VI tái đắc cử Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Thục Anh

Phụ nữ Hoa Lư giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo

TĐKT - Xác định hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Mô hình nuôi trai lấy ngọc của gia đình chị Bùi Thị Thu Hằng ở xóm Tây, xã Ninh Giang Bà Phạm Thị Kim Oanh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Hoa Lư cho biết: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế được Hội LHPN huyện Hoa Lư xác định là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong quá trình công tác. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ; thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo của địa phương... Bởi vậy, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo các cấp hội phụ nữ thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ phát huy nội lực, chủ động tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, tổ chức các phong trào thi đua: “Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống”; các mô hình “Giúp phụ nữ thoát nghèo”, hoạt động “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; thành lập “Tổ liên kết kinh doanh dịch vụ du lịch văn minh”… tạo điều kiện cho phụ nữ được nâng cao kiến thức, tích cực lao động, sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cũng theo bà Oanh, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, trọng tâm là xây dựng, triển khai các mô hình mới, thiết thực, sát với nhiệm vụ chính trị, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các chị em hội viên, phụ nữ, các cấp hội phụ nữ huyện đặc biệt chú trọng đến hoạt động hỗ trợ vốn cho các hội viên, phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế được các cấp hội chú trọng thực hiện. Tính riêng những tháng đầu năm 2018, Hội đã khai thác thêm được gần 60 tỷ đồng, cho gần 400 hộ vay, đưa tổng dư nợ hiện nay lên gần 200 tỷ đồng, cho gần 4 nghìn lượt người vay, trong đó có gần 500 hộ phụ nữ nghèo. Đến nay, trên địa bàn huyện Hoa Lư đã thành lập được 30 tổ liên kết, tổ vay vốn ở 100% xã, thị trấn.  Riêng năm 2017, các cơ sở Hội đã giúp đỡ gần 40 hộ phụ nữ nghèo thoát nghèo. Song song với việc hỗ trợ về vốn, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện còn phối hợp tổ chức được hàng chục lớp dạy nghề khâu chăn bông xuất khẩu, đan cói, bèo bồng, nâng cao tay nghề thêu, hướng dẫn viên du lịch, lớp dạy duy trì nghề thêu, may công nghiệp, khâu chăn bông xuất khẩu… Đồng thời phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông huyện, HTX nông nghiệp... tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về kỹ thuật thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi… Từ những kiến thức được tiếp thu tại các lớp tập huấn cùng với những nguồn vốn vay tín chấp qua hội, đặc biệt là sự nhiệt tình, năng động của đội ngũ cán bộ hội, nhiều mô hình kinh tế giỏi được xây dựng trên địa bàn, nhiều mô hình được biểu dương, khen thưởng. Điển hình như mô hình phát triển kinh tế tổng hợp VAC của gia đình chị Bùi Thị Thu Hằng, xóm Tây, xã Ninh Giang. Trên diện tích gần 2 ha, chị Hằng đã đầu tư trên 2 tỷ đồng xây dựng, quy hoạch hệ thống chăn nuôi liên hoàn, nuôi trên 2 nghìn con gà lai Đông Tảo, trên 10 nghìn con trai nước ngọt lấy ngọc và thả hàng nghìn cá giống các loại, mỗi năm thu hoạch 5 - 6 tấn cá thương phẩm. Doanh thu từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mỗi năm trừ chi phí, gia đình chị Hằng còn lãi vài trăm triệu đồng. Qua hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội LHPN huyện Hoa Lư đã phát huy tốt vai trò của mình giúp chị em tăng thu nhập, phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu, khẳng định vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện đề ra. Tùng Chi  

Nhân lên những mô hình thi đua hiệu quả trong phụ nữ Quân đội

TĐKT - Trong 3 năm qua, phong trào thi đua yêu nước của phụ nữ Quân đội đã phát triển trên cả diện rộng và chiều sâu, được duy trì thường xuyên, liên tục bằng các mô hình hiệu quả, thiết thực, gắn kết chặt chẽ với các cuộc vận động và phong trào thi đua Quyết thắng của toàn quân, thu hút đông đảo lực lượng tham gia, tạo động lực to lớn động viên cán bộ, hội viên hăng hái thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. "Bát nước thao trường" của Hội Phụ nữ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình động viên chiến sĩ sau giờ huấn luyện Nhận thức đúng đắn vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào thi đua trong tình hình mới, những năm qua, cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp đã nghiêm túc tổ chức quán triệt tới toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng, đổi mới công tác thi đua – khen thưởng và xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Thượng tá Phùng Thị Phú, Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội cho biết: Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc nhiệm kỳ 2017 – 2022, Chương trình hành động của Phụ nữ Quân đội 5 năm (2016 - 2021), 3 năm qua, đặc biệt là từ năm 2016 đến nay, toàn quân đã tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ Quân đội đoàn kết - sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng gia đình hạnh phúc, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 87 của Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Nội dung thi đua của phụ nữ luôn được xác định là một trong những nội dung trong phong trào thi đua Quyết thắng của đơn vị. Các đơn vị đã quan tâm bồi dưỡng, xây dựng điển hình tiên tiến trong phụ nữ đơn vị, xây dựng đội ngũ cán bộ, hội viên đạt các phẩm chất của phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang; xây dựng Người Phụ nữ Quân đội “bốn tốt” xứng danh Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới. Giai đoạn 1994 - 2018, phụ nữ trong toàn quân đã tham mưu xây dựng và duy trì hơn 300 mô hình hoạt động. Số lượng mô hình được xây dựng mới và nhân rộng từ năm 2016 đến nay tăng cao và chiếm 45,34%, gần bằng số lượng các mô hình được xây dựng và duy trì từ năm 1994 đến năm 2015. Các mô hình thi đua, điển hình tiên tiến đã phát huy cao độ tiềm năng, sức sáng tạo của tập thể phụ nữ và cán bộ, hội viên phụ nữ, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Phụ nữ các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu có các mô hình tiêu biểu đã duy trì đảm bảo mỗi ngày gần 7.000 giờ thông tin thông suốt. Với “Bát nước thao trường”, Hội Phụ nữ Lữ đoàn 283, Quân khu 4 đã đóng góp được khoảng 36.000 - 46.000 lít nước giải khát, trên 350 tiết mục văn nghệ tại thao trường huấn luyện, trận địa trực chiến. Với mô hình “Tiếp sức mùa huấn luyện”, Hội Phụ nữ Sư đoàn BB5, Quân khu 7 đã tổ chức 2.580 buổi hoạt động, mỗi buổi tiếp nước uống cho gần 100 lượt cán bộ, chiến sĩ với tổng số tiền là 129 triệu đồng;  trong 3 năm đã tổ chức 12 đợt chỉnh sửa quân trang cho hạ sĩ quan, chiến sĩ với 12.389 quần, áo; tổ chức 105 buổi thăm, tặng quà, động viên chiến sĩ mới… Với phụ nữ các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật, hậu cần, chăm sóc sức khỏe cho bộ đội, hàng năm, các mô hình đã đảm bảo niêm cất, quản lý gần 400.000 mặt hàng vật tư kỹ thuật với trọng lượng 48.777 tấn; bảo quản, bảo dưỡng gần 800 tấn, tiếp nhận 560 tấn, cấp phát 700 tấn hàng; phục vụ gần 100.000 suất ăn cho bộ đội đảm bảo an toàn... Phụ nữ khối các đơn vị sản xuất quốc phòng, doanh nghiệp Quân đội đã xây dựng và triển khai các mô hình tiêu biểu tìm tòi cách làm hay, sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hàng năm có hơn 60.000 sản phẩm có chất lượng cao được sản xuất. Trong 3 năm có 891 sáng kiến, 1.412 công trình, sản phẩm sáng tạo ra đời. Phụ nữ đảm nhiệm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu trong 3 năm đã có 1.170 giờ giảng tốt, 1.048 đề tài khoa học được hoàn thành; 15 giáo trình, 60 tài liệu dạy học được đưa vào giảng dạy; gần 300 bài báo khoa học được đăng tải; 55 đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cuộc thi các cấp. Tại các bệnh viện, phát huy vai trò “lương y như từ mẫu”, những mô hình của Hội phụ nữ đã tạo được sự lan tỏa tích cực: “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo” (Quân khu 9); “Bệnh viện Xanh - Sạch - Đẹp” (Bệnh viện 175); “Buồng bệnh Đặng Thùy Trâm” (Quân khu 1, Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng không – Không quân)… Phụ nữ đảm nhận nhiệm vụ công tác trên lĩnh vực báo chí, văn hóa nghệ thuật, thể dục - thể thao và công tác đối ngoại đã duy trì được các mô hình thiết thực như: “Nữ chiến sĩ tuyên truyền văn hóa giỏi” (Bộ đội Biên phòng); “Xóa giải ba, qua giải nhì, giành nhiều giải nhất”; “Phụ nữ đối ngoại giỏi, hội nhập và phát triển” (Bộ Tổng tham mưu); “Đẹp trên sân khấu, đẹp trong đời thường” (Tổng cục Chính trị)… Phụ nữ trong toàn quân đã xây dựng, thực hiện và duy trì nhiều mô hình, Cuộc vận động đạt hiệu quả tích cực, xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; quyên góp và tặng gần 3.800 suất học bổng cho học sinh nghèo học giỏi; hỗ trợ 1.794 gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Tổng kinh phí các mô hình vận động được chi cho các hoạt động này trong toàn quân là 24 tỷ 334 triệu đồng…Với mô hình hoạt động nhân đạo, từ thiện, phụ nữ Quân đội đã hỗ trợ hội viên vay không tính lãi hàng tỷ đồng; tặng quà, sổ tiết kiệm trị giá hàng trăm triệu đồng; phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng; hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học của địa phương; xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho hội viên phụ nữ khó khăn... Sau 3 năm triển khai phong trào thi đua “Phụ nữ Quân đội đoàn kết - sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng gia đình hạnh phúc, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, có 100% hội viên phụ nữ đăng ký phấn đấu. Năm 2018 đã có 97,5% cán bộ, Hội viên đạt 3 tiêu chuẩn của phong trào và đạt danh hiệu Hội viên tiên tiến, trong đó 53% đạt danh hiệu Hội viên xuất sắc. Qua bình xét, phân tích chất lượng tổ chức Hội, đã có 92,5% Hội phụ nữ đạt Vững mạnh, trong đó 53,2% đạt Vững mạnh xuất sắc. Ghi nhận những kết quả đó, tháng 3/2018, nhân kỷ niệm 25 năm Ngày truyền thống, Phụ nữ Quân đội đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; 3 năm liền tiếp tục dẫn đầu khối thi đua, được tặng thưởng Cờ thi đua xuất sắc và xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua của phụ nữ cả nước; hàng ngàn cá nhân, hàng trăm tập thể được khen thưởng ở các cấp trên mọi mặt công tác. Tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các mô hình thi đua xuất sắc, điển hình tiên tiến trong phụ nữ quân đội giai đoạn 2016 - 2018, 54 tập thể có mô hình thi đua xuất sắc, 20 tập thể, 61 cá nhân là điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2018 đã được trao tặng Bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Phương Thanh

Ngành Hải quan nỗ lực thi đua đi đầu về hiện đại hóa

TĐKT- Với nhiều nỗ lực trong cả tiến trình cải cách, hiện đại hóa, ngành Hải quan đã được Chính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là cơ quan đi đầu trong khối bộ, ngành Trung ương triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đáp ứng yêu cầu quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Tự động hóa nhờ VNACCS/VCIS Với vai trò là cơ quan đi đầu trong hội nhập quốc tế, ngành Hải quan luôn chủ động, quyết liệt trong đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Điều này xuất phát từ tư duy đột phá của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính, đặc biệt là tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức hải quan qua các thời kỳ nhằm xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT sâu, rộng trong mọi lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. Thủ tục Hải quan tại Sân bay Quốc tế nội bài Quan điểm cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan trên nền tảng ứng dụng CNTT nhằm giải quyết một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là hàng hóa XNK tăng mạnh qua từng năm. Đồng thời đi kèm với xu thế hội nhập cũng đặt ra những khó khăn, thách thức to lớn trong công tác giám sát, quản lý hải quan, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại… Một trong những ứng dụng CNTT có tính chất đột phá chính là thời điểm thực hiện Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS do Chính phủ Nhật Bản viện trợ từ ngày 1/4/2014. VNACCS/VCIS đã mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với cộng đồng DN, nhất là tạo thuận lợi trong khai báo, thông quan hàng hóa, qua đó giúp giảm thời gian, chi phí cho DN… Với cơ quan Hải quan, điều đột phá của VNACCS/VCIS được nhắc đến nhiều hơn cả là giúp Hải quan Việt Nam hoàn thành được mục tiêu xây dựng một Hệ thống CNTT tập trung. Bởi trước đây, hệ thống CNTT tập trung ở đầu mối các cục hải quan địa phương khiến công tác quản lý, việc triển khai ứng dụng CNTT một cách thống nhất trong toàn Ngành gặp không ít khó khăn. Đến nay, ngành Hải quan đã phủ sóng VNACCS/VCIS tại 100% chi cục hải quan trên phạm vi cả nước; 99,99% doanh nghiệp, 99,99% tờ khai và 99,99% kim ngạch XNK đã được thực hiện qua Hệ thống VNACCS/VCIS. Việc thực hiện thành công VNACCS/VCIS chính là nền tảng để ngành Hải quan triển khai các chương trình hiện đại hóa sau này theo mục tiêu phát triển do Chính phủ, Bộ Tài chính đề ra. Hải quan- Trung tâm kết nối Với ngành Hải quan, từ khi đặt được nền móng về tập trung dữ liệu thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS, câu chuyện tích hợp công nghệ để cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan tiếp tục chuyển động không ngừng. Đó là việc áp dụng mã vạch trong giám sát hải quan; phối hợp thu nộp thuế với ngân hàng thương mại qua phương thức điện tử 24/7; thực hiện e-Manifets… và gần đây nhất là áp dụng Hệ thống quản lý hải quan tự động. Điều này cho thấy mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT và tích hợp các hệ thống với nhau theo tinh thần của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành Hải quan đang được triển khai quyết liệt, hiệu quả. Đơn cử như trường hợp của Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển (được triển khai chính thức tại Hải Phòng từ ngày 1/12/2017 với tên gọi VASSCM). Đây được xem là đột phá lớn nhất về ứng dụng CNTT của ngành Hải quan kể từ sau khi thực hiện VNACCS/VCIS. Với Hệ thống quản lý hải quan tự động, cơ quan Hải quan kết nối tự động với Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) để khai thác giúp sử dụng hiệu quả nguồn thông tin e-Manifets; Hệ thống VNACCS/VCIS, E-Customs (V5) phục vụ công tác kiểm tra, giám sát. Đồng thời với DN kinh doanh cảng, Hệ thống giúp cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình trạng cấp phép thông quan (từ cơ quan Hải quan) với từng lô hàng, từng container, để giảm thiểu rủi ro trong thực hiện thủ tục giao, nhận hàng so với thực hiện bằng chứng từ giấy; có thể thực hiện chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ giao nhận hàng hóa đảm bảo nhanh chóng, chính xác, khoa học và minh bạch; nâng cao uy tín, tăng khả năng tiếp nhận, khai thác hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Nói đến câu chuyện tích hợp, không thể không nhắc vai trò chủ công của ngành Hải quan trong thực hiện NSW, Cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Với vai trò Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia, Tổng cục Hải quan đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành liên quan để Việt Nam là một trong 4 quốc gia đầu tiên trong khu vực kết nối ASW cùng với Indonesia, Malaysia và Thái Lan vào tháng 9/2015. Đặc biệt, Cổng thông tin NSW đã kết nối được 11 bộ, ngành. Tính đến ngày 15/11/2018, đã có 130 thủ tục được đưa lên NSW, với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên 1,66 triệu bộ hồ sơ và trên 25.300 doanh nghiệp tham gia. Với ASW, Việt Nam đang tiếp tục triển khai trao đổi chính thức Giấy chức nhận xuất xứ mẫu D (C/O form D) với 4 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan; đồng thời, tham gia trao đổi thử nghiệm C/O form D với 3 nước (Brunei, Campuchia, Phillipines). Tính đến ngày 15/11/2018, tổng số C/O Việt Nam nhận từ 4 nước ASEAN là: 50.435 C/O; tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 85.831 C/O. Thời gian tới, theo kế hoạch sẽ triển khai kết nối kỹ thuật thử nghiệm trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN, chứng nhận kiểm dịch thực vật (ePhyto), chứng nhận kiểm dịch động vật (e-AH). Qua đó, giúp cho việc thực hiện thủ tục của DN, công tác quản lý của các bộ, ngành thuận lợi, hiệu quả hơn. Việc thực hiện ASW đã giúp “xóa nhòa ranh giới” về mặt địa lý đơn thuần giữa các quốc gia, trong khi thực hiện NSW giúp từng bước bỏ đi quan niệm “cát cứ” trong công tác quản lý của mỗi bộ, ngành để cùng chung tay vì một mục tiêu, một chủ trương chung là xây dựng Chính phủ kiến tạo, đồng hành vì sự phát triển của người dân, doanh nghiệp. Những năm tới, mục tiêu quan trọng, cụ thể được Chính phủ, Bộ Tài chính đặt ra đối với ngành Hải quan là tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện thủ tục hải quan, hướng đến môi trường hải quan điện tử phi giấy tờ, được thực hiện “Mọi nơi - Mọi lúc - Mọi phương tiện”. Đồng thời đẩy mạnh việc trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng các trang thiết bị công nghệ hiện đại trong công tác kiểm tra, giám sát tại các địa bàn trọng điểm. Thời gian tới, trước bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Hải quan Việt Nam sẽ đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi kết nối (Blockchain)… trong quản lý nhà nước về hải quan. Hồng Thiết

Tổng kết Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2018

TĐKT - Chiều 27/11, tại trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ tổng kết Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2018. Dự Lễ tổng kết có Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Vân; Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Kim Quy, cùng 100 thành viên đoàn hành trình và đông đảo các bạn thanh niên, sinh viên TP Đà Nẵng. Lễ xuất quân Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2018 với sự tham gia của hơn 100 thanh niên, sinh viên có dự án, ý tưởng khởi nghiệp nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên đã và đang có nhu cầu khởi nghiệp, giúp các thành viên tham gia Hành trình có được kiến thức, sự hiểu biết và các mối quan hệ cần thiết để trở thành các nhà quản trị, điều hành thành công; tạo cơ hội cho thanh niên, học sinh, sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo, áp dụng những kiến thức đã lĩnh hội để lập ra những dự án khởi nghiệp có tính khả thi trong đời sống kinh doanh, đồng thời hỗ trợ tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư. Qua đó, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ban tổ chức trao chứng nhận cho các thành viên tham gia Hành trình Hành trình chia thành 2 đoàn, xuất phát từ TP Hà Nội và TP Cần Thơ và sẽ dừng chân tại 11 tỉnh/thành phố: Hà Nộià Hải Phòngà Nghệ Anà Quảng Bìnhà Thừa Thiên Huếà Đà Nẵngß Quảng Namß Phú Yênß Lâm Đồngß TP Hồ Chí Minhß Cần Thơ.  Ngay sau Lễ xuất quân tại TP Hà Nội và TP Cần Thơ và các điểm dừng chân, các thành viên tham gia Hành trình đã tham gia Tọa đàm “Quản trị nguồn nhân lực trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”; Tọa đàm “Thương mại điện tử trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tại TP. Hồ Chí Minh; Tọa đàm “Ứng dụng Công nghệ thông tin để đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp” tại Hải Phòng; Tọa đàm “Khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp Công nghệ cao” tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An) và TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng); Tọa đàm “Xây dựng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch, phát huy thế mạnh của địa phương” tại TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) và TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình). Đoàn hành trình đã tham dự  Hội thảo “Xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo địa phương và kiến nghị chính sách từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tại TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế); Hội thảo “Xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo  tại địa phương và chính sách từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần” tại TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) với các lãnh đạo địa phương, chuyên gia, doanh nhân thành đạt, các nhà tư vấn khởi nghiệp... Bên cạnh đó, các thành viên tham gia Hành trình còn được thăm quan các mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp thành công ở địa phương… Tại Lễ tổng kết Hành trình, đã diễn ra phần thi Game Khởi nghiệp thực tế, do các thành viên tham gia Hành trình tổ chức thực hiện. Ban tổ chức cũng trao giấy chứng nhận cho các thành viên tham gia Hành trình. Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2018 với chủ đề: Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Câu lạc bộ Đầu tư Khởi nghiệp – Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp tổ chức cùng với sự đồng hành của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Viettinbank). Hoàng Long

Học tập và làm theo gương Bác ở Trường THCS Nhân Hậu

TĐKT - Với phương châm “Rèn thầy trước, luyện trò sau”, những năm qua, thầy và trò Trường THCS Nhân Hậu (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) đã nỗ lực, tích cực học tập và làm theo gương Bác bằng những việc làm thiết thực, tạo sự lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, xứng đáng là một trong những lá cờ đầu phong trào thi đua của ngành giáo dục huyện và tỉnh. Trường vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong năm học 2017 - 2018 Thầy Trần Duy Trung, Hiệu trưởng Trường THCS Nhân Hậu cho biết: Ngay từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Chi bộ nhà trường đã phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên về việc đăng ký học tập và làm theo Bác phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của từng bộ phận, cá nhân. Trong đó nội dung trọng tâm là đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy học, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo. Để tạo chuyển biến trong nhận thức cho mỗi cán bộ, giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường đã tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền thông qua các hội nghị, sinh hoạt chuyên đề. Trong đó, khuyến khích cho các cán bộ, giáo viên tìm tòi, sưu tập các câu chuyện, những tư liệu quý về tấm gương đạo đức, phong cách của Bác. Nội dung học tập về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn được Nhà trường lồng ghép trong các buổi giao ban công tác hàng tuần, hàng tháng, hàng quý. Qua những buổi sinh hoạt chuyên đề, cán bộ, đảng viên và giáo viên được trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến, cùng nhau rút ra những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn. Từ đó cán bộ, giáo viên luôn nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy với nhiều sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học được ứng dụng. Theo thầy Trung, để nội dung học tập, noi theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành việc làm tự giác, thường xuyên, có tác dụng giáo dục đối với thầy và trò thì việc phát huy tinh thần nêu gương có tầm quan trọng quyết định. Bởi vậy, chi ủy, ban giám hiệu, giáo viên nêu gương bằng việc nghiêm túc học tập, nâng cao trình độ về kiến thức giảng dạy, kiến thức xã hội, nêu gương khi đứng trên bục giảng cũng như trong cuộc sống hằng này. Đồng thời, chủ động lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của thầy cô, học sinh, chủ động trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, đạo đức của học sinh. Đặc biệt là phát huy tinh thần dân chủ, nói đi đôi với làm. Đối với học sinh, nhà trường định hướng cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trao đổi, hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ vận dụng thực hiện nội dung học tập phong cách, lề lối làm việc khoa học của Bác, nhất là thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”. Đồng thời, trường còn tích hợp nội dung học tập và làm theo Bác vào các môn học, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thu hút đông đảo học sinh tham gia và phát huy tính tích cực của học sinh khi tìm hiểu về Bác. Những phong trào thi đua như “Học tốt - yêu khoa học”, “Phong trào giành nhiều hoa điểm tốt”, “Cùng bạn tới trường”, “Uống nước nhớ nguồn”… giúp các em rèn luyện đạo đức, khơi dậy tinh thần tương thân, sống có trách nhiệm với cộng đồng, biết giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Nhờ cụ thể hóa và vận dụng khéo léo nội dung học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào các phong trào thi đua, chất lượng giáo dục của nhà trường luôn được giữ vững và nâng cao. Nhà trường luôn đứng tốp 3 trong tổng số 25 trường của huyện về kết quả thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp huyện. Nhiều năm, tập thể chi bộ nhà trường luôn đạt trong sạch, vững mạnh xuất sắc, được Huyện ủy Lý Nhân tặng Giấy khen về thành tích học tập, làm theo gương Bác. Trường cũng được nhận nhiều bằng khen của các cấp: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh… Đặc biệt trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Bảo Linh

Thanh niên khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao

TĐKT - Triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động của “Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia”, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Viettinbank và các đơn vị tổ chức Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2018: “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Là một trong những hoạt động của Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, ngày 22/11, Tọa đàm “Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao” được tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu từ các chuyên gia, các doanh nghiệp cũng như các bạn trẻ có đam mê khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tọa đàm “Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao” Phát biểu tại buổi tọa đàm, chuyên gia nông nghiệp, TS. Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã giới thiệu khái quát về thực trạng NNCNC, nông nghiệp thông minh và du lịch canh nông trong và ngoài nước hiện nay. Cũng theo TS. Phạm S, Lâm Đồng là địa phương đi đầu về phát triển NNCNC. Đến nay, toàn tỉnh có 52.000 ha đất sản xuất NNCNC (chiếm 20% diện tích canh tác), tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 30% giá trị ngành nông nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất NNCNC mang về doanh thu từ 1 - 5 tỷ/ha... Nhờ những chính sách hỗ trợ cụ thể, nhiều thanh niên Lâm Đồng đã khởi nghiệp thành công, vươn lên làm giàu với mô hình sản xuất NNCNC. Khởi nghiệp với NNCNC là hướng đi đúng với nhiều bạn trẻ. Chị Nguyễn Thị Thu Vân, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam, nhìn nhận thanh niên Việt Nam có lợi thế về khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp vì Việt Nam là đất nước nông nghiệp và các bạn rất quen về sản xuất nông nghiệp, đồng thời chúng ta có 70% các bạn trẻ ở vùng nông thôn nên lợi thế sản xuất nông nghiệp của các bạn rất tốt.  “Chúng tôi thấy phong trào thanh niên khởi nghiệp trong nông nghiệp phát triển rất mạnh và ngày càng có nhiều các mô hình, dự án của thanh niên ứng dụng những công nghệ mới, cách làm mới, cách sản xuất mới để cải tạo, canh tác trên những vùng đất của gia đình để phát triển kinh tế. Những dự án về NNCNC hiện nay đã nở rộ trong thanh niên. Năm 2018 này, chúng tôi có chỉ tiêu đối với các tỉnh, thành đoàn là phải hỗ trợ từ 3 - 5 dự án khởi nghiệp sáng tạo trong thanh niên và đến nay thì cả nước có hơn 1.300 dự án mà thanh niên ứng dụng NNCNC để sản xuất. Đó là con số ấn tượng, tạo ra những giá trị vật chất, giá trị trí tuệ lớn trong thanh niên và đóng góp cho xã hội”, chị Vân cho hay. Đoàn thăm, trải nghiệm ở trang trại hoa YSA Orchid Farm  “Địa phương tôi có khoảng 30 ha trồng lúa nhưng hiệu quả không cao, chúng tôi muốn chuyển sang làm rau hoa theo hướng NNCNC thì như thế nào, có khó không?”, bạn Phạm Bá Nguyên (H.Krông Ana, Đắk Lắk) đặt câu hỏi. Ông Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, cho rằng vấn đề đầu tiên là vốn và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ít hiệu quả sang cây khác hiệu quả hơn cũng là việc hợp lý. Tuy nhiên chúng ta phải tìm hiểu xem trồng cây gì và bán cho ai. “Quan trọng là phải xác định cho được thị trường tiêu thụ ở đâu để biết loại cây trồng phù hợp. Nên chọn chừng 5 ha và trồng nhiều loại sản phẩm để đa dạng các mặt hàng và xác định được thị trường rồi mới mở rộng diện tích”, ông Tùng khuyên. Cũng theo ông Tùng, thực tế trong quá trình khởi nghiệp, người trẻ Việt Nam thường gặp một số khó khăn, hạn chế như kỹ năng tiếp cận nguồn vốn, tiếp đến là đội ngũ tiếp cận với các vườn ươm và tư duy khởi nghiệp. Tư duy cần phải cởi mở hơn và cũng cần được hỗ trợ thông qua các chính sách từ địa phương đến Trung ương tốt hơn. Các bạn trẻ Việt Nam cũng có những ý tưởng khởi nghiệp mang tầm quốc tế, chứ không chỉ đơn thuần là một vài ý tưởng khởi nghiệp trong vùng nông thôn. “Vấn đề là các bạn cần có kỹ năng tiếp cận thị trường tốt hơn, làm thế nào để các quỹ đầu tư quốc tế, các quỹ đầu tư lớn, doanh nghiệp lớn đều coi những ý tưởng khởi nghiệp của các bạn chính là cơ hội để họ làm giàu từ ý tưởng đó...”, ông Tùng nói. Anh Phan Thanh Sang (34 tuổi), chủ trang trại hoa YSA Orchid Farm (TP Đà Lạt), người khởi nghiệp với nông nghiệp từ khi là sinh viên năm 2 và đã rất thành công với doanh thu hiện nay đạt 30 tỷ đồng/năm, chia sẻ: “Trong quá trình khởi nghiệp, chúng ta phải luôn học hỏi qua nhiều kênh để biết là mình đứng ở đâu và biết áp dụng như thế nào. Trong lĩnh vực nông nghiệp thì chúng ta bắt buộc phải biết là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và bán ở đâu để chúng ta tìm kiếm thị trường, biết định hướng để phát triển tốt hơn. Chúng ta phải thường xuyên đến những thị trường tiêu thụ để xem những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh và những sản phẩm nhập từ nước ngoài về như thế nào để có thể cải tiến, phát triển tốt hơn”. Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2018 với chủ đề: “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” được tổ chức nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên đã và đang có nhu cầu khởi nghiệp, giúp các thành viên tham gia hành trình có được kiến thức, sự hiểu biết và các mối quan hệ cần thiết để trở thành các nhà quản trị, điều hành thành công; tạo cơ hội cho thanh niên, học sinh, sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo, áp dụng những kiến thức đã lĩnh hội để lập ra những dự án khởi nghiệp có tính khả thi trong đời sống kinh doanh, đồng thời hỗ trợ tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tọa đàm “Xây dựng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch, phát huy thế mạnh của Phú Yên” Với tinh thần đó, ngày 24/11, tại Phú Yên, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bộ Khoa học và công nghệ, Câu lạc bộ Đầu tư khởi nghiệp – Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cũng tổ chức tọa đàm “Xây dựng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch, phát huy thế mạnh của Phú Yên”. Qua tọa đàm, các bạn thanh niên, sinh viên đã tham gia trao đổi, chia sẻ về các chủ đề về du lịch Việt Nam, du lịch địa phương và những khó khăn thực tế; nguyên nhân dẫn đến những khó khăn cho phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong du lịch; giải pháp đổi mới sáng tạo nào nên áp dụng cho ngành du lịch Việt Nam và các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Bùi Hiếu  

Hiệu quả từ phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu” ở Cát Khánh

TĐKT - Những năm qua, phong trào “Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu” luôn được Hội CCB xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) phát động sâu rộng và triển khai có hiệu quả, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tinh thần sáng tạo, vượt khó vươn lên của cán bộ, hội viên CCB, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giữ vững ổn định chính trị tại cơ sở.. Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội CCB xã Cát Khánh, cho biết: Để thực hiện hiệu quả phong trào, cán bộ, hội viên CCB xã đã tích cực, gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các cuộc vận động, các phong trào của địa phương như xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông… Với sự đóng góp của Hội CCB xã Cát Khánh, con đường vào thôn Chánh Lợi được bê tông hóa thông thoáng, sạch sẽ Các chi hội và hội viên đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tham gia có hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, giải quyết những vấn đề phức tạp, nhạy cảm ở cơ sở. Đến nay, Hội CCB xã đã tham gia hòa giải được 9 vụ việc mâu thuẫn phức tạp tại địa phương. Bên cạnh đó, Hội thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên. Bằng nhiều hình thức khai thác, huy động, tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, Hội đã đứng ra tín chấp với nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng trên địa bàn, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ phong trào phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhiều hộ hội viên. Hội CCB xã Cát Khánh cũng tích cực phối hợp với đoàn thanh niên trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ được các cấp hội quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Hàng năm các cấp hội đã chủ động phối hợp với đoàn thanh niên thực hiện chương trình phối hợp về giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ; đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích xây dựng bảo vệ Tổ quốc; tổ chức các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ ở các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh nhân ngày Thương binh, Liệt sĩ 27-7... Đặc biệt, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, Hội đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động người dân hiến trên 2.500 m2 đất và trên 480 triệu đồng làm đường giao thông, các công trình phúc lợi. Trong đó hội viên CCB hiến trên 410 m2 đất và gần 60 triệu đồng.   Hội cũng đảm nhận quản lý 1 tuyến đường với chiều dài 2.300 m theo tiêu chí “xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Đồng thời, thành lập 1 tổ tự quản về an ninh trật tự trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, Hội đã tuyên truyền, vận động 100% cán bộ, hội viên đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn để đạt danh hiệu gia đình văn hóa; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể của xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên và nhân dân; xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư; bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường... Với những việc làm thiết thực, phong trào thi đua “CCB gương mẫu” ở Hội CCB xã Cát Khánh Khánh đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thực sự đi vào nền nếp và có bước phát triển cả về nội dung lẫn hình thức. Qua đó, khích lệ tinh thần để các hội viên hăng hái tham gia các phong trào do hội CCB các cấp phát động, là động lực thúc đẩy các phong trào hoạt động của hội CCB xã ngày càng đạt hiệu quả, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Bảo Linh

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khen thưởng 28 Chiến sĩ thi đua cơ sở

TĐKT - Trong không khí tưng bừng chào mừng Kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, vừa qua, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức Lễ khen thưởng thi đua, tuyên dương Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2017 - 2018. TS. Đỗ Quế Lượng, Phó Hiệu trưởng Thường trực, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhà trường chủ trì buổi lễ. TS. Đỗ Quế Lượng trao giấy khen cho các cá nhân đạt Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2017 - 2018. Ngày 12/10/2018, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhà trường đã tiến hành xét khen thưởng thi đua tập thể và cá nhân năm học 2017 - 2018 với kết quả: Số đơn vị, tập thể được khen thưởng là 49, số cá nhân được khen thưởng 956 người (chiếm 86%). Trong đó, thưởng loại I là 131 người (11,7%); thưởng loại II là 825 người (74,2%). Nhìn chung, đối với xét thưởng cá nhân và tập thể, các đơn vị thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn quy định. Việc xét và xếp loại thi đua được các lãnh đạo đơn vị thực hiện nghiêm túc. Đối với việc đăng ký phấn đấu trở thành chiến sĩ thi đua năm học 2017 - 2018, tỷ lệ tổng kết phấn đấu trở thành Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở cao hơn so với năm học trước (trên 60%). Đây là một tín hiệu đáng mừng vì phong trào này đã được giảng viên hưởng ứng tích cực, cho thấy lãnh đạo một số đơn vị đã động viên các giảng viên tích cực phấn đấu thi đua. Qua đó, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đã xét và đề nghị Ban giám hiệu đã ban hành quyết định công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và trao giấy khen của Giáo sư Hiệu trưởng cho 28 cá nhân. Phát biểu tại buổi lễ, TS. Đỗ Quế Lượng, Phó Hiệu trưởng Thường trực, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhà trường nhiệt liệt biểu dương 28 Chiến sĩ thi đua được khen thưởng đợt này. Đồng thời, Phó Hiệu trưởng Thường trực cũng nhấn mạnh: Bác Hồ đã nói “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”. Đối với chúng ta, khi yêu quý trường thì phải thi đua mà có thi đua thì mới thực sự yêu quý trường. Dù còn nhiều thách thức, khó khăn nhưng phong trào thi đua của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói chung và chiến sĩ thi đua nói riêng đang từng bước phát triển, cùng nhau làm tốt nhiệm vụ và đoàn kết thống nhất. TS. Đỗ Quế Lượng mong rằng tập thể các cán bộ, giảng viên sẽ hoàn thành công việc ở từng vị trí công việc tốt hơn nữa, đồng đều hơn nữa và làm sao để có nhiều người đăng ký thi đua hơn nữa trong năm học sắp tới. Các thủ trưởng đơn vị, các đơn vị lớn và các đơn vị nhỏ đều phải chú trọng hơn nữa trong công tác thi đua nói chung và đăng ký Chiến sĩ thi đua nói riêng. Các tổ Công đoàn của nhà trường cần phát huy vai trò đẩy mạnh công tác thi đua tại đơn vị, có chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu, gặt hái được nhiều thành tích tốt đẹp trong năm học tới… Thay mặt cho Ban giám hiệu, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhà trường, TS. Đỗ Quế Lượng cũng đã phát động phong trào thi đua cấp cơ sở năm học 2018 – 2019. Đại diện cho toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong trường, ThS. Nguyễn Hữu Chiến - Chủ tịch Công đoàn hưởng ứng phong trào thi đua cấp cơ sở do nhà trường phát động với quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và cố gắng phấn đấu đạt kết quả cao hơn trong năm học tiếp theo. Thu Hương

Trang