Nestlé Việt Nam và La Vie công bố mục tiêu hoàn trả 100% lượng nước sử dụng trong sản xuất năm 2025
TĐKT - Công ty TNHH La Vie, thành viên của Tập đoàn Nestlé, vừa công bố mục tiêu hoàn trả 100% lượng nước sử dụng trong hoạt động sản xuất vào năm 2025, nhằm tạo tác động tích cực đến nguồn nước tại địa phương. Theo đó, La Vie là một trong những doanh nghiệp có cam kết mạnh mẽ về bảo vệ nguồn nước chung tại Việt Nam và đi đầu với những sáng kiến bền vững. Ngoài ra, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, một thành viên khác của Tập đoàn Nestlé, cũng đang tăng cường các chương trình sử dụng nước hiệu quả trong sản xuất và bảo vệ tài nguyên nước. Bảo vệ tài nguyên nước và tham vọng hoàn trả 100% nước sử dụng đến 2025 Nước là nguồn tài nguyên quý giá đối với con người cũng như sự toàn vẹn của môi trường tự nhiên. Vì thế, bảo vệ nguồn nước tại các địa phương Nestlé đang hoạt động là một trong những mục tiêu của Tập đoàn nhằm góp phần nâng cao chất lượng sống của tất cả mọi người và thế hệ tương lai. La Vie là công ty hàng đầu về nước khoáng thiên nhiên đóng chai tại Việt Nam. Vì thế, bên cạnh mục tiêu cung cấp nước uống chất lượng và giúp mọi người lựa chọn nước uống tốt cho sức khỏe, bảo vệ tài nguyên nước là một trong những chiến lược phát triển bền vững của La Vie. Trong đó, La Vie mới đây cho biết đang thực hiện nhiều chương trình kết hợp để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn trả lượng nước sạch cho cộng đồng và môi trường tương đương 100% lượng nước công ty sử dụng trong hoạt động sản xuất. Hoạt động dọn rác lòng kênh chung Trạm bơm Như Quỳnh (Văn Lâm, Hưng Yên) được La Vie thực hiện hằng ngày trong nhiều năm qua. Cụ thể, ngoài việc đầu tư xử lý nước thải đạt chuẩn A và có thể đưa vào tái sử dụng, La Vie thường xuyên làm sạch các con kênh trong khu vực nhằm cải thiện môi trường nước cho cộng đồng. Từ đó, tạo ra nhiều nguồn nước sạch hơn có thể được sử dụng cho tưới tiêu trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, La Vie thực hiện các chương trình đưa nước sạch đến cộng đồng. Công ty đang xây dựng các hệ thống thu nước mưa và máy lọc nước uống cho các trường học tại một số địa phương ở Long An. Đồng thời, duy trì và mở rộng các trạm nước uống miễn phí cho cộng đồng và trường đại học gần nhà máy La Vie, với tổng lượng nước uống hỗ trợ qua các trạm này lên đến gần 37.000 lít/ năm. Trong những năm qua, La Vie là một trong những doanh nghiệp đi đầu với các sáng kiến về bảo vệ nguồn nước. Đến nay, nhà máy La Vie tại Long An là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam nhận được chứng nhận từ tổ chức Alliance For Water Stewardship (AWS) nhờ đạt tiêu chuẩn quốc tế trong bảo vệ nguồn nước chung. Đẩy mạnh sử dụng nước hiệu quả trong sản xuất Sử dụng nước hiệu quả trong sản xuất là một trong những chương trình chính được đẩy mạnh nhằm bảo vệ tài nguyên nước. Nestlé Việt Nam và La Vie kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nước tại các nhà máy, nhờ đó tỷ lệ tiết kiệm nước được cải thiện qua mỗi năm. Lượng nước sử dụng trong sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm vào năm 2020 giảm 30% - 35% so với 2010 nhờ các sáng kiến và giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng nước, thu gom, xử lý và tái sử dụng nước. Các sáng kiến tiết kiệm nước còn được chia sẻ đến đối tác và cộng đồng. Trong đó, với chương trình Nescafé Plan của Nestlé Việt Nam, thông qua kỹ thuật tưới tiêu dễ thực hành, người nông dân trồng cà phê hiện có thể tiết kiệm được hơn 40% lượng nước mà vẫn đạt được năng suất cây trồng như mong muốn. La Vie cũng chia sẻ các thực hành tốt trong tiết kiệm nước đến các nhà cung cấp dịch vụ và đối tác để cùng nhau sử dụng nước hiệu quả. Với tham vọng “Không tạo ra tác động tiêu cực lên môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đến 2030” của Tập đoàn Nestlé và mục tiêu tạo tác động tích cực đến nguồn nước tại địa phương, Nestlé Việt Nam và La Vie sẽ tiếp tục đưa ra các sáng kiến để cùng cộng đồng góp phần đảm bảo sự bền vững của các nguồn nước tự nhiên, cả về lượng và chất. Mai ThảoKinh tế
TĐKT - Với mục tiêu ghi nhận đóng góp tích cực của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam năm 2020 trong việc nỗ lực vượt qua khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, Bộ Công thương triển khai Chương trình xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020”.
Chương trình “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” do Bộ Công thương tổ chức thực hiện trong các năm qua là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ Công thương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác nước ngoài tìm hiểu và xúc tiến giao thương với doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của hoạt động này là ghi nhận đóng góp tích cực của các doanh nghiệp trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín của Việt Nam với đối tác nước ngoài.
Năm 2020, tình hình kinh tế khu vực và thế giới tiếp tục có những diễn biến nhanh và phức tạp, đặc biệt dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là năm ghi nhận sự tiếp tục vươn lên, nỗ lực vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, dưới sự chỉ đạo sát sao, đúng đắn của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỷ USD. Việt Nam đã xuất khẩu được 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 và là một trong những nền kinh tế có tốc độ xuất khẩu cao nhất trên thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19, qua đó ghi nhận 5 năm liên tiếp thặng dư cán cân thương mại.
Bộ Công thương đề nghị các Bộ, ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp triển khai Chương trình xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020”. Cụ thể: Thông báo về Chương trình xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020 đến các doanh nghiệp trực thuộc và hướng dẫn các doanh nghiệp kê khai Đơn đăng ký xét chọn theo quy định.
Triển khai việc xét chọn theo Quy chế xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín ban hành kèm theo Quyết định số 911/QĐ-BCT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công thương; phối hợp với cơ quan hải quan, thuế, môi trường để xác nhận tại thời điểm xét chọn doanh nghiệp không bị cưỡng chế ngừng làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, không nợ đọng thuế, không vi phạm pháp luật về môi trường. Tiêu chí xét chọn về kim ngạch xuất khẩu tối thiểu đối với từng nhóm hàng, tính từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2020.
Kết quả xét chọn đề nghị gửi về Bộ Công thương (thông qua Cục Xuất nhập khẩu) theo địa chỉ: số 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội muộn nhất là ngày 20/4/2021. Kết quả xét chọn bao gồm: Công văn tổng hợp danh sách các doanh nghiệp đạt tiêu chí của đơn vị xét chọn; đơn đăng ký của doanh nghiệp có đóng dấu của đơn vị xét chọn; các giấy tờ xác nhận của cơ quan hải quan, thuế, môi trường và các tài liệu khác liên quan. Sau thời hạn nêu trên, kết quả xét chọn gửi về Bộ Công thương được coi là không hợp lệ.
Trường hợp phát hiện doanh nghiệp vi phạm pháp luật Việt Nam; giải thể; thua lỗ; hoặc bị các cơ quan chức năng nước nhập khẩu cảnh báo, các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam xử lý vi phạm, các đối tác trong và ngoài nước khiếu kiện về thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về chất lượng sản phẩm, về vi phạm môi trường, về quy tắc xuất xứ hàng hóa… doanh nghiệp sẽ bị đưa ra khỏi danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” trong năm được xét chọn và không được xét chọn trong năm tiếp theo.
Các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Công hương công bố sẽ được Bộ Công thương hỗ trợ trong các hoạt động về xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, thương mại điện tử theo quy định tại Quyết định số 910/QĐ-BCT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Phương Thanh
Quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
TĐKT - Chiều 12/3, Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ nhằm thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2021. Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải chủ trì họp báo. Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại họp báo Trước tình hình đại dịch Covid-19 xuất hiện trở lại trong cộng đồng từ cuối tháng 1/2021 và lây lan nhanh trên diện rộng tại một số địa phương, với tinh thần thần tốc "chống dịch như chống giặc", các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng và các địa phương đã chủ động triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, mạnh mẽ, sáng tạo, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Kết quả, 2 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 95,85 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 48,74 tỷ USD, tăng 23,7%; nhập khẩu đạt 47,11 tỷ USD, tăng 25,5%. Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 1,64 tỷ USD. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày và dịch Covid-19 diễn ra tại một số địa phương trong tháng 2/2021 làm cho hoạt động thương mại và dịch vụ trong tháng giảm so với tháng trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 ước tính đạt 439,7 nghìn tỷ đồng, giảm 5,4% so với tháng trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 904,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,49% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,52%. Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Để đảm bảo mục tiêu kép vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công thương đã và đang tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là hoạt động lưu thông, tiêu thụ nông sản cho các địa phương vùng có dịch và các tỉnh giáp ranh. Theo báo cáo của các địa phương, thị trường cơ bản không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá, nguồn cung hàng hóa luôn được bảo đảm, kể cả tại những khu vực cách ly do dịch bệnh Covid-19. Trong tháng 3 và những tháng tiếp theo của năm 2021, Bộ Công thương sẽ thực hiện các giải pháp cơ bản sau: Quán triệt và kiên định thực hiện “mục tiêu kép”, tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh, chủ động theo dõi, bám sát tình hình, chuẩn bị các kịch bản, tình huống, giải pháp để ứng phó hiệu quả với diễn biến dịch bệnh; Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền, ổn định cung cầu - giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn cả nước. Đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng góp phần bảo vệ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước. Tập trung chỉ đạo thúc đẩy sản xuất công nghiệp; khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án năng lượng, công nghiệp có quy mô lớn; bảo đảm cung ứng đủ điện cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước. Tăng cường phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, địa phương liên quan có giải pháp cụ thể, hiệu quả hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc lưu thông, xuất nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa, nhất là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nông sản tại các địa phương có dịch Covid-19. Tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới. Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời. Ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại địch; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng rà soát thủ tục, quy trình cấp phép, thực hiện tối đa việc cấp phép trực tuyến đảm bảo đơn giản, công khai, minh bạch… Phương ThanhTĐKT - Trong các năm qua, cơ quan thuế các cấp đã thường xuyên đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp có rủi ro về in, phát hành, sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhằm phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn.
Theo đó, có rất nhiều giải pháp trong công tác quản lý thuế đã được thực hiện như: Tổ chức nhận dạng doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về in, phát hành, sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp pháp; nắm bắt hành vi, cách thức của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (gọi chung là NNT) sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp pháp.
Việc thanh tra, kiểm tra rủi ro sẽ hạn chế tối đa việc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp
Thu thập thông tin dữ liệu về người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý và thông tin giao dịch đáng ngờ từ cơ quan quản lý nhà nước khác như Cơ quan giám sát Ngân hàng, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước...; đơn thư tố cáo; phương tiện thông tin truyền thông...
Giám sát chặt chẽ đối với người nộp thuế có rủi ro cao về hóa đơn, kiểm soát việc in, phát hành, quản lý sử dụng hóa đơn theo chế độ quy định; kiểm tra, rà soát việc bán hóa đơn lẻ tránh việc lợi dụng sử dụng hóa đơn lẻ để hợp thức hóa đầu vào, hoặc làm chứng từ để thanh toán với ngân sách nhà nước.
Rà soát các thông tin có nội dung rao mua bán, cung cấp hóa đơn không hợp pháp trên mạng internet, mạng xã hội như trang cá nhân trên Facebook, email, điện thoại… xác định danh tính, địa chỉ, phương thức, thủ đoạn hoạt động của cá nhân, tổ chức rao mua bán, cung cấp hóa đơn bất hợp pháp trên địa bàn địa phương. Qua đó, cung cấp, chuyển thông tin các đối tượng này sang cho cơ quan công an đề nghị điều tra làm rõ.
Tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại mà người nộp thuế giao dịch để đề nghị cung cấp thông tin về giao dịch, chứng từ thực tế thanh toán qua ngân hàng để làm cơ sở xử lý về thuế, thanh tra, kiểm tra các trường hợp người nộp thuế có dấu hiệu sử dụng hóa đơn bất hợp pháp trốn thuế, mua bán hóa đơn, xử lý theo quy định.
Đẩy mạnh truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư ngỏ... để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, đấu tranh với hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, mua bán hóa đơn. Đưa tin các vụ án trên địa bàn địa phương mà cơ quan công an, cơ quan chức năng đã điều tra khởi tố theo quy định của pháp luật về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế, mua bán hóa đơn nhằm răn đe trong xã hội.
Đặc biệt, cơ quan thuế đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong việc xác minh nguồn gốc hàng hóa, kiểm tra xác minh người mua, người bán từ khâu đầu đến khâu cuối; hồ sơ, tài liệu chuyển cơ quan công an đảm bảo tính pháp lý, xác định rõ dấu hiệu, hình thức và thủ đoạn vi phạm về in, phát hành, sử dụng hóa đơn không hợp pháp nhằm trốn thuế, hoặc có dấu hiệu mua bán hóa đơn của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Trong các năm qua, cơ quan thuế đã tổng hợp các hành vi vi phạm mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và củng cố hồ sơ chuyển cho cơ quan công an hàng trăm trường hợp có dấu hiệu vi phạm (Ví dụ: Băm 2019 là 135 trường hợp và năm 2020 là 162 trường hợp).
Một số vụ việc vi phạm điển hình có thể kể đến như Công ty TNHH Junma Phú Thọ; 4 công ty tại Hà Nội là Công ty TNHH XNK EUROPA, Công ty TNHH TM & XNK An Khánh, Công ty TNHH XNK & TM dịch vụ Minh Hải, Công ty TNHH XNK & TM Gia Bảo; vụ việc 15 công ty thực hiện mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với số lượng lớn do Ngô Văn Phát (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần thương mại Xăng dầu Phát - Petraco tại Hải Phòng) cầm đầu; và một số trường hợp điển hình khác đang được tiếp tục xử lý tại một số địa bàn trọng điểm như TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, An Giang, khu vực Tây Nguyên…
Trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục chỉ đạo toàn ngành tập trung rà soát, giám sát các doanh nghiệp có rủi ro cao về hóa đơn; thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý thuế và công tác phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về hóa đơn nhằm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế. Ngành Thuế sẽ sớm đưa vào áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ để tạo thuận lợi đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế, truy lần hóa đơn và xử lý các sai phạm kịp thời.
Hồng Thiết
"Best Choice Korean Foods 2021": Quảng bả các sản phẩm Hàn Quốc được yêu thích nhất
TĐKT - "Best Choice Korean Foods 2021" - chương trình quảng bá các sản phẩm Hàn Quốc được yêu thích nhất đang diễn ra tại hệ thống siêu thị K-Market ở Hà Nội. Gian hàng của chương trình tại K-Market Khi nhắc đến Hàn Quốc, người tiêu dùng sẽ liên tưởng đến các thực phẩm bổ sung sức đề kháng như: Nước hồng sâm, sữa dinh dưỡng,trà thảo mộc, nước ép hoa quả... Ngoài ra, Hàn Quốc còn các món ăn mang đặc trưng như: Mỳ: Samyang, Patto, đồ uống: Woongjin, Iihwa; bánh kẹo: Haitai, Mait Korean; đồ đông lạnh. Người tiêu dũng sẽ dễ dàng tìm thấy những sản phẩm như: Mỳ Nongshim, Samyang, đồ uống Woongjin, Ilhwa, Coca-Cola, bánh kẹo Oreon, Lotte, Crown,... các loại kem Binggrae, Haitai, bánh xếp Pulmuone, bánh ngọt Samlip,... tại gian hàng chương trình " Best Choice Korean Foods 2021". Các sản phẩm được giới thiệu tại gian hàng Chương trình "Best Choice Korean Foods 2021" diễn ra từ 11/3 - 24/3/2021 tại 4 siêu thị: K-Market Keangnam; K-Market Golden Palace; K-Market Sapphire; K-Market Gardernia. Phương LinhXúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản Hải Dương và các địa phương chịu thiệt hại do Covid-19
TĐKT - Cục Xúc tiến Thương mại (XTTM) - Bộ Công thương và sàn thương mại điện tử (TMĐT) Sendo vừa thiết lập Gian hàng “Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại” trên sàn Sendo nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại cho nông sản của Hải Dương, địa bàn gặp nhiều khó khăn do phải cách ly xã hội, và một số địa phương chịu thiệt hại do dịch Covid-19. Gian hàng tập trung xúc tiến nông sản tươi như rau củ và trái cây. Về lâu dài, các sản phẩm thuộc các lĩnh vực khác như hàng tiêu dùng, thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp… sẽ được cân nhắc đưa vào chương trình. Khởi động Gian hàng “Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại” Bắt đầu từ ngày 9/3, Chương trình “Chỉ 1.000 đồng cho một kg nông sản, không giới hạn số lượng mua” được khởi động. Chương trình diễn ra trong tháng 3 và tập trung cho địa bàn Hà Nội thông qua sàn TMĐT Sendo. Dự kiến, trong ngày đầu tiên, lượng tiêu sản phẩm nông sản từ Hải Dương sẽ là 10 tấn gồm bắp cải, su hào, cà chua và trái cây. Cục XTTM hỗ trợ kết nối Sendo với các điểm cung ứng sản phẩm tại Hải Dương. Các điểm cung ứng sản phẩm này được các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, dán tem truy xuất nguồn gốc, tuân thủ quy trình khử khuẩn, thực hiện quy định 5K do Bộ Y tế ban hành. Sản phẩm cung ứng ra thị trường đạt các tiêu chí về chất lượng, nguồn gốc rõ ràng và minh bạch thông tin. Với tỉnh Hải Dương, mặt hàng chủ đạo trong chương trình này bao gồm bắp cải, su hào và cà chua. Sản phẩm nông sản khác từ các địa phương sẽ từng bước được kết nối và đưa lên gian hàng XTTM cấp quốc gia. Thời gian vừa qua, Hải Dương là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, vừa lo chống dịch vừa thực hiện các biện pháp cách ly xã hội khiến nông sản bị ứ đọng, người dân gặp rất nhiều khó khăn. Sàn TMĐT Sendo cam kết bù lỗ để thúc đẩy XTTM sản phẩm nông sản Hải Dương với mức giá 1.000 đồng/kg, không giới hạn số lượng, đồng giá vận chuyển chỉ còn mức 9.000/đơn hàng trong toàn bộ khu vực Hà Nội. Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục XTTM cho biết: Hoạt động hợp tác triển khai giữa Cục XTTM và Sendo ngoài việc mang sản phẩm chất lượng đến cho người tiêu dùng theo đúng tinh thần “Người Việt dùng hàng Việt”, hỗ trợ bà con và các đơn bị sản xuất vượt qua giai đoạn khó khăn, ý nghĩa của chương trình còn hướng đến góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng, đặc biệt là bà con nông dân, các hợp tác xã, các hộ kinh doanh tại các địa phương về việc sản xuất và kinh doanh theo quy trình đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng. Kết quả là tập quán canh tác theo nhu cầu của khách hàng được hình thành, đảm bảo cho nền sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường. Qua chương trình này, bà con nông dân và các doanh nghiệp được cập nhật và nâng cao kiến thức về về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các kỹ năng về thương mại điện tử và thương mại bền vững. Phương ThanhTổng cục Thuế chỉ đạo các Cục Thuế chấn chỉnh công tác xác định nghĩa vụ tài chính
TĐKT - Ngày 3/3, Tổng cục Thuế ban hành các công văn gửi các Cục Thuế về việc rà soát hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất của cơ quan thuế. Nội dung các văn bản nhắc kết quả rà soát của các Cục Thuế đối với các hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính của người nộp thuế theo địa bàn quản lý trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trước thời điểm cơ quan Thuế và cơ quan Đăng ký đất đai triển khai Quy chế phối hợp số 1955/QCPH-TCT-TCQLĐĐ ngày 14/10/2015 về việc quy định phương thức trao đổi thông tin theo hình thức điện tử để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, đảm bảo việc xác định nghĩa vụ tài chính của Cơ quan Thuế được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật (Văn bản số 4154/TCT-KTNB ngày 14/10/2019). Qua tổng hợp báo cáo của các Cục Thuế về kết quả triển khai công văn số 4154/TCT-KTNB nêu trên thì số hồ sơ có sai phạm qua rà soát là không nhiều. Tuy nhiên, qua một số vụ việc phát sinh tại một số Cục Thuế địa phương, cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với công chức thuộc cơ quan thuế do thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra hồ sơ khi xác định nghĩa vụ tài chính, ký duyệt các thông báo nộp tiền sử dụng đất trái quy định đối với các hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, tính tiền sử dụng đất sai quy định khi được nhà nước giao đất... Nhằm kịp thời khắc phục, ngăn chặn và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế yêu cầu các đồng chí Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện: Một là, tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nội dung tại công văn số 4154/TCT-KTNB ngày 14/10/2019, công văn số 404/TCT-KTNB ngày 18/02/2021 của Tổng cục Thuế. Hai là, chỉ đạo bộ phận chuyên môn thuộc cơ quan Thuế cần thực hiện phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài nguyên môi trường để đối chiếu các thông tin hồ sơ địa chính của người nộp thuế; bổ sung thông tin, tài liệu để đảm bảo thông tin giữa 2 đơn vị thống nhất và việc xác định nghĩa vụ tài chính là đầy đủ căn cứ pháp lý. Trong quá trình phối hợp, đối với những trường hợp có vướng mắc, Cục Thuế cần xác định rõ trách nhiệm của cơ quan Thuế cũng như các cơ quan liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính... ở từng khâu của quy trình xác định vị trí đất, mục đích sử dụng đất, giá đất tính thu tiền sử dụng đất và tham mưu với UBND cấp tỉnh trong quyết định Bảng giá đất tính thu tiền sử dụng đất của các trường hợp cụ thể đối với hình thức nhà nước giao đất không thông qua đấu giá làm cơ sở để cơ quan Thuế thực hiện việc xác định nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất của người nộp thuế. Ba là, qua kiểm tra, rà soát kịp thời, phát hiện các hồ sơ có vi phạm, cơ quan thuế xử lý theo đúng quy định. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. Bốn là, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo Tổng cục Thuế để có chỉ đạo kịp thời. Hồng ThiếtTĐKT - Mặc dù tháng hai trùng vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2021 và đợt bùng phát dịch Covid-19 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng Tổng cục Thuế vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.
Tổng thu ngân sách bằng 22,1% so với dự toán
Tổng cục Thuế cho biết, tính đến hết 2 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) do cơ quan thuế quản lý ước đạt 246.449 tỷ đồng, bằng 22,1% so với dự toán, bằng 98,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 4.897 tỷ đồng, bằng 21,1% so với dự toán, bằng 46,7% so với cùng kỳ. Thu nội địa ước đạt 241.553 tỷ đồng, bằng 22,1% so với dự toán. Số thu không kể tiền sử dụng đất, cổ tức lợi nhuận còn lại và thu từ xổ số kiến thiết, chênh lệch thu chi của ngân hàng nhà nước ước đạt 200.392 tỷ đồng, bằng 22,7% so với dự toán.
Tổng thu NSNN do cơ quan thuế quản lý ước đạt 246.449 tỷ đồng, bằng 22,1% so với dự toán
So với dự toán có 8/18 khoản thu, sắc thuế đạt khá (trên 20%), trong đó một số khoản thu lớn như: Khu vực doanh nghiệp (DN) nhà nước ước đạt 20,4%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 25,4%; khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh ước đạt 26,5%; thuế thu nhập cá nhân ước đạt 25%; thu từ xổ số ước đạt 28,4%; tiền sử dụng đất đạt 21,7%. Có 7/18 khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng. Số thu ngân sách trung ương lũy kế 2 tháng đầu năm năm 2021 ước đạt 109.000 tỷ đồng, bằng 21,3% dự toán, bằng 93,3% so với cùng kỳ. Thu ngân sách địa phương ước đạt 137.449 tỷ đồng, bằng 22,8% dự toán, bằng 103,2% so với cùng kỳ.
Mặc dù số thu ngân sách chưa có tăng trưởng song cần phải khẳng định rằng để có được kết quả trên là nỗ lực cố gắng rất lớn của cơ quan thuế trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp thu, tập trung kiểm tra, rà soát toàn bộ số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để xác định chính xác, số DN tạm nghỉ kinh doanh, số DN báo ngừng hoạt động; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đảm bảo hoàn thuế đúng quy định của pháp luật; tăng cường công tác quản lý hóa đơn bán hàng, đồng thời đẩy mạnh công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế.
Cụ thể, trong tháng 2 năm 2021, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện được 3.412 cuộc thanh tra, kiểm tra tại DN; kiểm tra được 16.500 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, qua đó đã kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 3.383,89 tỷ đồng, trong đó, tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 779,56 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 123,92 tỷ đồng; giảm lỗ là 2.480,41 tỷ đồng. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 345,23 tỷ đồng.
Đến nay, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 505 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn, tương ứng với tổng số tiền hoàn là: 2.497,8 tỷ đồng (trong đó, số quyết định ban hành trong năm 2021 là 20 quyết định, tương ứng với tổng số tiền hoàn là 229,1 tỷ đồng; số quyết định ban hành trước năm 2020 là 485 quyết định, tương ứng với tổng số tiền hoàn là 2.268,7 tỷ đồng). Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 14,35 tỷ đồng (trong đó: Số thuế truy hoàn là 10,38 tỷ đồng, phạt là 3,97 tỷ đồng, đã nộp ngân sách nhà nước là 3,46 tỷ đồng).
Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh công tác quản lý thu hồi nợ thuế nên tính đến ngày 28/2/2021, ngành Thuế đã thu hồi được 5.110 tỷ đồng, đạt 17% chỉ tiêu thu nợ giao, giảm 23,3% so với cùng kỳ. Tổng nợ thuế do ngành Thuế quản lý tính đến 28/2 giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01 và chương trình hành động của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế; triển khai theo đúng tiến độ các dự án công nghệ thông tin. Đến nay đã có 809.397 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,68% số doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận từ ngày 1/1/2021 đến ngày 19/2/2021 là 2.903.211 hồ sơ.
Đã có 55 Ngân hàng thương mại (hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với Tổng cục Thuế) và 63 Cục Thuế triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử và tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ. Tính đến 19/2/2021, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là 802.792 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 98,86%.
Số lượng doanh nghiệp hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng là 801.460 doanh nghiệp, đạt 98,95% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Từ ngày 1/1/2021 đến ngày 19/2/2021, các doanh nghiệp đã nộp tiền thuế thông qua 1.021.029 giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền trên 165.677 tỷ đồng và 3.541.841 USD.
Về hóa đơn điện tử, ngành Thuế đã tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng. Đến nay có 255 doanh nghiệp đang tham gia thí điểm sử dụng hệ thống hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Từ ngày 1/1/2021 đến 19/2/2021 có 61.890 hóa đơn đã được cấp mã với tổng doanh thu là hơn 4.032 tỷ đồng, số thuế trên hóa đơn đã cấp mã là hơn 352 tỷ đồng.
Đảm bảo nguồn thu ngân sách trong những tháng cuối năm
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên toàn cầu và tiếp tục tác động xấu đến tình hình kinh tế và thu nộp NSNN trong năm 2021. Để hỗ trợ người nộp thuế khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN ở mức cao nhất, ngành Thuế đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ mà Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành, qua đó giúp DN giảm bớt khó khăn, vượt qua giai đoạn dịch bệnh để ổn định và khôi phục sản xuất kinh doanh, lành mạnh hóa nền tài chính DN, có nguồn lực tài chính để nộp thuế đúng hạn.
Trong năm 2021, ngành thuế tập trung triển khai các giải pháp quản lý thuế như: Mở rộng cơ sở thuế, tăng cường chất lượng công tác thanh kiểm tra, chống thất thu, gian lận thương mại, quản lý chặt chẽ giá tính thuế, chống chuyển giá.
Để giảm thiểu thời gian và chi phí cho DN khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách, trong thời gian tới cơ quan thuế các cấp sẽ đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng dịch vụ khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử; tổ chức bộ phận trực hệ thống công nghệ thông tin thông suốt 24/7, đảm bảo cho người nộp thuế có thể thực hiện nghĩa vụ với NSNN mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế. Cơ quan thuế sẽ đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, tạo điều kiện cho người nộp thuế có thêm nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn thuế kịp thời theo đúng chính sách, pháp luật.
Hồng Thiết
Trong tháng 2 năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 42,5 tỷ USD
TĐKT - Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 2/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 42,5 tỷ USD, giảm 22,7% so với tháng trước; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 21,5 tỷ USD, giảm 24,7% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 21 tỷ USD, giảm 20,6%. So với cùng kỳ năm 2020, trị giá xuất khẩu của cả nước tăng 2,4% và trị giá nhập khẩu tăng 11,6%. Với diễn biến trên, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2/2021 ước tính thặng dư 500 triệu USD. Công tác làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan Hải Phòng Cũng trong 2 tháng đầu năm, với nỗ lực vừa chống dịch COVID-19 vừa tạo thuận lợi thương mại, toàn ngành Hải quan đã làm thủ tục cho lượng hàng hóa ước giá trị đạt hơn 97,5 tỷ USD, tăng 26,7% (so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 50,046 tỷ USD, tăng 27,1%; nhập khẩu 47,459 tỷ USD, tăng 26,4%. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 ước tính thặng dư 2.586 triệu USD. Tổng cục Hải quan cho biết thêm, nhờ chủ động nỗ lực thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, 2 tháng đầu năm 2021, toàn ngành Hải quan đã thu ngân sách ước đạt 54.760 tỷ đồng, bằng 17,38% dự toán được giao, bằng 16,54% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 7,53% so với cùng kỳ năm trước (50.924 tỷ đồng). Về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 2 là thời điểm diễn ra dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, cũng là thời điểm dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài, đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất nhập khẩu; nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước cũng giảm hơn so với năm trước. Tuy nhiên hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép đối với những mặt hàng cấm và mặt hàng thiết yếu phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán vẫn diễn ra hết sức phức tạp đặc biệt đối với mặt hàng pháo nổ, rượu, bia, thuốc lá... được vận chuyển qua các tuyến đường bộ. Với vai trò là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên cả ba tuyến đường bộ, đường biển và đường hàng không trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Tính từ 16/1/2021 đến 15/2/2021, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 967 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 258,67 tỷ đồng; số thu ngân sách đạt 8,585 tỷ đồng, cơ quan Hải quan khởi tố 2 vụ; chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 6 vụ. Trong thời gian tới, ngành Hải quan tiếp tục tập trung vào việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch COVID-19 vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, qua đó phấn đấu thu đạt chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu Bộ Tài chính giao năm 2021. La GiangNgày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cấp vùng tại Quảng Ninh
TĐKT - Để thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trung ương Đoàn lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Văn phòng Đề án 844 - Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tại 9 tỉnh thành, trong đó Quảng Ninh là địa phương được chọn. Chương trình nằm trong khuôn khổ Hành trình Thanh niên Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020 với chủ đề: “Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp và tận dụng thời cơ để bứt phá từ đại dịch”. Sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trình bày ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tại sự kiện Techfest 2019 tổ chức tại Quảng Ninh Hội nghị lần này kết nối khởi nghiệp, đào tạo cho đoàn viên thanh niên, startup về khởi nghiệp ĐMST, tham quan mô hình khởi nghiệp thành công tại địa phương. Tại Hội nghị kết nối, các chuyên gia, các chủ doanh nghiệp, các bạn startup đã trao đổi, tư vấn, nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của địa phương. Theo báo cáo của đại diện địa phương trong Hội nghị, giai đoạn 2016 - 2020, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Bức tranh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã thật sự khởi sắc trong mọi lĩnh vực như tài chính, du lịch, nông nghiệp, giáo dục, logistics và hàng loạt các lĩnh vực khác có liên quan đến công nghệ. Trong đó, với lợi thế về đất đai, khí hậu và điều kiện tự nhiên thuận lợi, số lượng các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp nông nghiệp vượt trội hẳn sao với những lĩnh vực khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang gây những ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nói chung và đặc biệt là lĩnh vực khởi nghiệp nông nghiệp đã gặp ít nhiều những khó khăn. Khởi nghiệp là một trong những đột phá quan trọng, thúc đẩy tiềm năng doanh nhân trẻ sáng tạo lập nghiệp và làm giàu cho chính mình, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 2 năm trở lại đây có nhiều khởi sắc. Nhiều hoạt động khởi nghiệp đi vào chiều sâu, làm nền tảng cho những năm tiếp theo. Cùng với ban hành các chính sách hỗ trợ; tổ chức các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, là sự ra đời của các CLB khởi nghiệp ở nhiều địa phương, đơn vị. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ra đời 1 CLB Đầu tư khởi nghiệp Quảng Ninh và 10 CLB khởi nghiệp tại 10/14 địa phương trong tỉnh, với gần 400 thành viên. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, như Trường Đại học Hạ Long cũng thành lập CLB sinh viên sáng tạo khởi nghiệp; Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2) thành lập CLB khởi nghiệp của sinh viên với 15 thành viên ban đầu, nhằm tổ chức một số hoạt động thúc đẩy sinh viên hình thành các ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và làm cầu nối giữa nhà trường với các nhóm sinh viên có dự án khởi nghiệp cần sự hỗ trợ hoặc tư vấn. Việc ra đời các CLB bước đầu đã trở thành địa chỉ, mái nhà chung cho các đoàn viên, thanh niên, doanh nhân trẻ cùng niềm đam mê, khát vọng khởi nghiệp có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi và chia sẻ để thực hiện ước mơ. Ngày hội ĐMST Quảng Ninh đã thu hút được đông đảo các thành phần trong Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tại đây, các chuyên gia, các chủ doanh nghiệp, các nhà khởi nghiệp đã trao đổi, tư vấn, nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của địa phương. Hội nghị đã hỗ trợ các startup mở rộng mạng lưới kết nối của mình và đồng thời cũng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ chuyên gia với các phiên chuyên đề tập trung vào thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp thông minh. Các nhóm vấn đề chính tại hội nghị được thiết kế xoay quanh các chủ đề: Thủy, hải sản, nông - lâm nghiệp và nông nghiệp kết hợp với du lịch, logistic. Trong lĩnh vực nông nghiệp, theo chuyên gia, công nghệ Blockchain là chìa khóa để phát triển nông nghiệp Quảng Ninh đặc biệt là lĩnh vực thủy sản - ngành mà Quảng Ninh có thế mạnh. Ứng dụng dễ thấy nhất của Blockchain chính là tiền điện tử, tuy nhiên đấy chỉ là một trong các ứng dụng của Blockchain. Điều làm cho Blockchain trở nên độc đáo là dữ liệu được lưu trữ trên các mạng Blockchain là minh bạch và không thể phá hủy. Theo định nghĩa nó là công khai và dữ liệu một khi được lưu trữ không thể bị hỏng bằng cách thay đổi bất kỳ thông tin nào trên Blockchain. Chính đặc tính này cùng với đồng tiền điện tử đã mở ra nhiều ứng dụng cho ngành nông nghiệp: Truy xuất nguồn gốc, hợp đồng thông minh, giảm thiểu các khâu trung gian, kích thích sản xuất sạch… Trước yêu cầu đưa thành tựu công nghệ vào nông nghiệp trong thời đại 4.0, việc áp dụng Blockchain được đặt nhiều kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích và sự phát triển bền vững cho các bên trong chuỗi nông nghiệp, đặc biệt ở tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc. Chuyên gia khác lại cho rằng chuyển đổi số nên là một mục tiêu quan trọng của tỉnh nhằm năng cao giá trị thặng dư và năng suất lao động. Khi chuyển đổi số, doanh nghiệp cần tiếp cận công nghệ, thông tin, chuyên môn, lời khuyên, cố vấn, các nguồn lực và hỗ trợ khá. Cần lưu ý về khả năng quản lý, hoạch định chiến lược, giúp chủ doanh nghiệp định hình cảm nhận được cơ hội, mức độ rủi ro... Nội dung cơ bản của chương trình chuyển đổi số phải là xây dựng nền tảng dữ liệu du lịch và hệ thống công nghệ số để tự động hóa các quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách du lịch, quản lý, giám sát, đảm bảo an ninh an toàn trong quá trình phục vụ khách du lịch, nâng cao chất lượng hiệu quả dịch vụ, tăng năng suất lao động, mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp. Trong đó, hệ thống dữ liệu lớn của doanh nghiệp được xây dựng, bao gồm cơ sở dữ liệu khách hàng và cơ sở dữ liệu sản phẩm, dịch vụ. Dựa trên nền tảng dữ liệu, doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng các công nghệ số phù hợp để từng bước xây dựng các chương trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ số cần được đẩy mạnh áp dụng trong xây dựng hệ thống marketing số để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm trong đó có các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài những phiên tọa đàm cùng các khách mời được xây dựng với nội dung chuyên sâu, phù hợp với đặc thù riêng của từng địa phương của Quảng Ninh, đã diễn ra kết hợp các buổi tham quan mô hình khởi nghiệp tại địa phương cùng với sự tham gia của các lãnh đạo địa phương với mục tiêu lắng nghe những khó khăn và giúp đỡ startup nông nghiệp còn non trẻ, giúp họ tập huấn nâng cao năng lực quản trị và làm kinh tế. Năng lực tài chính là yếu tố sống còn với bất cứ doanh nghiệp nào. Ngày Hội tổ chức một không gian riêng dành cho các nhà đầu tư và startup có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu nhau, những màn pitching của founders, CEO của các dự án nông nghiệp gọi vốn trực tiếp với các “Shark” là những nhà đầu tư tiềm năng, sẵn sàng đồng hành cùng các dự án chất lượng cao. Thời gian qua, những màn gọi vốn từ các startup thuộc lĩnh vực dịch vụ và công nghệ chiếm đa số, cơ hội dành cho các startup nông nghiệp tiếp cận với các nhà đầu tư còn khá khiêm tốn. Đây là sân chơi cho các startup thực sự có tiềm năng để cọ xát và thử thách, chứng minh tiềm năng của startup. Ngày hội khởi nghiệp ĐMST như một cú hích đối với hoạt động khởi nghiệp của Quảng Ninh mang lại giá trị cho các startup, đặc biệt trong đó phải kể đến việc các nhà khởi nghiệp trẻ được gặp gỡ, học hỏi, đào tạo và tham khảo góp ý từ các chuyên gia từ Hội nghị. La GiangTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 49
- 50
- 51
- 52
- 53
- …
- sau ›
- cuối cùng »