Kinh tế

Ngày 26/3 sẽ diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp và Bản tin Thị trường Việt Nam

TĐKT - Ngày 26/3, tại Đồng Nai, Ban Pháp luật Bản tin Thị trường Việt Nam sẽ tổ chức Lễ công bố trao quyết định bổ nhiệm các lãnh đạo chủ chốt và Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp và Bản tin Thị trường Việt Nam. Trưởng ban Pháp luật Nguyễn Duy Khương Dự buổi lễ dự kiến có đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Hội Nhà báo Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tổng Biên tập đại diện các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý (Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam) và đại diện một số doanh nghiệp. Về phía Bản tin điện tử Thị trường Việt Nam có đại diện các lãnh đạo cùng cán bộ, viên chức của Bản tin. Tại buổi lễ, lãnh đạo Bản tin sẽ trao Quyết định Số 06/QĐ-TTVN ngày 18/03/2022 được Trưởng Ban Biên tập (Tổng Biên tập) Nguyễn Việt Thắng ký, bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Khương giữ chức Trưởng Ban Pháp luật trực thuộc Bản tin điện tử Thị trường Việt Nam. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Ban Pháp luật, ông Nguyễn Duy Khương từng giữ chức vụ Biên tập viên chuyên trách Ban Pháp luật trực thuộc Bản tin điện tử Thị trường Việt Nam. Ra mắt văn phòng đại diện Đồng thời, Bản tin điện tử Thị trường Việt Nam cũng sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ thông tin, kết nối giao thương, tiếp cận các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với các tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp liên kết với Bản tin. Bên cạnh đó, thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao thương, mua bán hàng hóa và cung ứng các dịch vụ, hỗ trợ các tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước kết nối mở rộng thị trường. Sau buổi lễ, Đoàn công tác Bản tin điện tử Thị trường Việt Nam cùng đại biểu, khách mời sẽ tham quan các dự án bất động sản tại Đồng Nai do Công ty Cổ phần ĐTTM 939 làm chủ đầu tư. Hồng Thiết

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn còn diễn biến phức tạp

TĐKT - Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong những tháng gần đây tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp do nhu cầu hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán tăng cao dẫn đến hàng hóa nhập khẩu gia tăng. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID 19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh mẽ vào những tháng cuối năm 2021, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu. Xuất phát từ tình hình nêu trên, hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh diễn ra chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế đường biển, hàng không và đường bộ. Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam (Hải đội 3) Kết quả thực hiện từ sự nỗ lực không mệt mỏi Dịp trước, trong và sau Tết thường là thời gian cao điểm mà các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gia tăng trở lại và tiền ẩn diễn biến phức tạp. Thực hiện Kế hoạch cao điểm Tết số 119/KH-BCĐ389 ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổng cục Hải quan đã ban hành và triển khai Kế hoạch 5572/KH-TCHQ ngày 25/11/2021 cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Bên cạnh việc đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid 19, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các đơn vị đảm bảo triển khai, thực hiện tốt công tác thông quan, giải phóng hàng hóa, không để xảy ra ùn tắc tại các cửa khẩu trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.  Trong đó, tập trung chỉ đạo nghiệp vụ cho các đơn vị, cụ thể: Thứ nhất, tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát, xác định địa bàn, tuyến trọng điểm; mặt hàng trọng điểm, rủi ro cao... Tập trung kiểm soát chặt chẽ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng Tết Nguyên đán tại các cửa khẩu quốc tế đường biển, đường bộ và đường hàng không; xây dựng phương án đấu tranh với các đối tượng lợi dụng việc nhập khẩu hàng hóa có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và công tác đấu tranh phòng, chống ma túy. Thứ hai, tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát để chủ động phát hiện, bắt giữ và xử lý kịp thời những vụ việc lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để buôn lậu các mặt hàng thuốc tân dược, thiết bị y tế, sinh phẩm y tế và các loại test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đấu tranh với các hành vi lợi dụng chính sách, thủ tục đối với việc từ chối nhận hàng và tái xuất để buôn lậu. Thứ tư, tiếp tục thực hiện Kế hoạch 399/KH-BCĐ389 ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử. Thứ năm, tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, tiền chất. Thứ sáu, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại thuốc lá, đường cát và tăng cường đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu, than. Thứ bảy, tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; vận động quần chúng nhân dân không tham gia, không tiếp tay, không bao che cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Thứ tám, chủ động phối hợp chia sẻ thông tin với các lực lượng chức năng khác như: Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển,…trong công tác đấu tranh phát hiện, bắt giữ đối tượng và hàng hoá vi phạm góp phần bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Kết quả phát hiện, bắt giữ đợt cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 (từ ngày 15/12/2021 đến ngày 15/2/2022) ngành Hải quan đã chủ trì và phối hợp bắt giữ và xử lý: 2.733 vụ vi phạm pháp luật Hải quan (tăng 29,04% so với năm 2021); trị giá hàng hóa vi phạm ước tính: 1.230 tỷ đồng (tăng 57,39% so với năm 2021);  Số tiền phạt, thu nộp ngân sách nhà nước: 38,014 tỷ đồng (tăng 27,27% so với năm 2021). Cơ quan Hải quan đã khởi tố, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố hình sự: 27 vụ (tăng 35% so với năm 2021). Trong quá trình điều tra, chống buôn lậu trái phép, các mặt hàng vi phạm pháp luật Hải quan bắt gặp rất là đa dạng như: Mặt hàng tiêu dùng  (đường cát, nước ngọt, bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá điếu, điện thoại di động, giày dép, túi xách quần áo, đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm, ngoại tệ,…); các mặt hàng cấm (ma túy tổng hợp, ma túy đá, heroin, thuốc phiện, cocain, cần sa, cá thể rùa, cá thể tê tê, vảy tê tê, ngà voi, máy móc thiết bị đã qua sử dụng); các mặt hàng y tế phục vụ chống dịch COVID 19... Phương thức hoạt động chủ yếu là khai sai tên hàng, mã hàng, lợi dụng loại hình quá cảnh, tạm nhập tái xuất, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, kho ngoại quan... để buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, gian lận thương mại. Lợi dụng các loại hình TNTX, vận chuyển độc lập, vận chuyển kết hợp để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đặc biện tại một số Cục Hải quan (Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Vũng Tàu...). Bên cạnh đó, tình hình vận chuyển trái phép các chất ma túy từ nước ngoài qua địa bàn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố diễn biến khá phức tạp. Qua các vụ phát hiện và bắt giữ của các lực lượng chức năng cho thấy, tội phạm ma túy trong và ngoài nước đã câu kết chặt chẽ với nhau, hình thành đường dây, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động với phương thức che giấu nhân thân và ngụy trang tinh vi, thủ đoạn vận chuyển ngày càng manh động, mang tính liều lĩnh. Lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển trái phép cần sa và ma túy tổng hợp MDMA (thuốc lắc) với quy mô, số lượng lớn từ một số quốc gia châu Âu dưới hình thức quà biếu phi mậu dịch thông qua đường hàng không, bưu điện, chuyển phát nhanh vào Việt Nam và xuất ma túy tổng hợp methamphetamine trái phép sang Hồng Kông. Đặc biệt, từ đầu năm 2022 đến nay, các lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vận chuyển trái phép ma túy tổng hợp methamphetamine, heroin lớn từ Myanmar, Lào, Campuchia xâm nhập qua các cửa khẩu đường bộ chuyển về TP Hồ Chí Minh, sau đó tập kết xuất sang Đài Loan, Philippines bằng đường biển, đây là hiện tượng đáng báo động. Qua công tác điều tra cho thấy, thời gian tới tiềm ẩn nhiều nguy cơ tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài lợi dụng tuyến cảng biển, tuyến hàng không (bao gồm sân bay, bưu điện, chuyển phát nhanh) để vận chuyển trái phép chất ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam, một phần để sử dụng trong nước, phần lớn để trung chuyển sang nước thứ ba. Trên tuyến cảng biển, các tổ chức tội phạm lựa chọn các doanh nghiệp chưa từng vi phạm pháp luật về hải quan để ủy thác xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Theo đó, ma túy được chúng ngụy trang tinh vi trong các container hàng nguyên liệu sản xuất (hạt nhựa, nhựa tái sinh…) được miễn kiểm tra thực tế (luồng xanh, luồng vàng). Liên tiếp các vụ việc... Vừa qua, nghi vấn lô hàng 25 container tinh quặng Monazite do Công ty Đầu tư và Xuất nhập khẩu Trung Việt, địa chỉ Quy Nhơn, Bình Định mở tờ khai nhập khẩu từ Nga vào Cảng Quy Nhơn - Bình Định có dấu hiệu nhập khẩu hàng hóa có chất phóng xạ không đúng giấy phép, Trực ban cơ quan Tổng cục đã chỉ đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Bình Định phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện giám định. Kết quả, 25 container tinh quặng Monazite có chất phóng xạ Urani và Thori không đúng giấy phép, nhập khẩu. Căn cứ kết quả phân tích thành phần chất phóng xạ, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính trao đổi, xin ý kiến các cơ quan có liên quan và chỉ đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn: Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp về hành vi “Nhập khẩu vật liệu phóng xạ không đúng các thông số kỹ thuật ghi trong giấy phép”. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tái xuất toàn bộ lô hàng trong thời hạn 10 ngày. Đến thời điểm hiện tại, dưới sự giám sát, đôn đốc của Trực ban cơ quan Tổng cục Hải quan, toàn bộ lô hàng 25 container chứa chất phóng xạ đã bị tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tiếp đó là Hải quan Nội Bài phát hiện, bắt giữ 21.500 bao thuốc lá điếu ngoại vận chuyển trái phép. Số lượng lớn thuốc lá vận chuyển trái phép từ Hàn quốc đến Nội Bài bị Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ. Theo đó, ngày 18/02/2022, tại kho hàng của Công ty cổ phần nhà ga hàng hóa ALS, Tổ Kiểm soát Hải quan - Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài thực hiện Quyết định khám lô hàng vận chuyển trên chuyến bay ngày 31/12/2021 của Hãng hàng không Korea Air từ Hàn quốc đến Nội Bài - Việt Nam. Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã phối hợp với Đội 1- Cục Điều tra Chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan; Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan Hà Nội; Phòng Cảnh sát môi trường (PC05) - Công an TP Hà Nội kiểm tra, phát hiện hàng hóa vi phạm là thuốc lá điếu, với số lượng là 34 thùng hiệu ESSE/1 thùng 50 cây/ 1 cây 10 bao và 9 thùng hiệu RAISON Sun Presso/1 thùng 50 cây/ 1 cây 10 bao, tống số là 21.500 bao thuốc lá. Kết quả ban đầu xác định số thuốc lá trên được vận chuyển trái phép và thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện. Hiện nay toàn bộ số hàng đã được niêm phong, tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật. Đội Kiểm soát phòng chống ma túy - Cục Hải quan Hà Tĩnh vừa phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ đối tượng đang vận chuyển trái phép 8.000 viên ma túy tổng hợp. Ngày 26/1, tại địa phận xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, các lực lượng gồm: Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Hà Tĩnh), Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh, Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 2 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) đã bắt quả tang 1 đối tượng đang có hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã tạm giữ 1 túi ni lông màu đen, bên trong đựng 1 hộp giấy các tông màu vàng chứa khoảng 8.000 viên ma túy tổng hợp. Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ theo quy định. Thực hiện kế hoạch đấu tranh tấn công trấn áp tội phạm trước, trong, sau Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022, qua công tác nắm tình hình, tổ công tác lực lượng gồm: Công an huyện Kỳ Sơn, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, bộ đội Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, Đồn biên phòng Na Ngoi phát hiện đường dây có dấu hiệu mua bán trái phép chất ma túy từ Lào về huyện Kỳ Sơn tiêu thụ. Trong dịp trước, trong và sau Tết nguyên đán liên tiếp bắt giữ nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các sản phẩm trang thiết bị y tế trong đó có các kit test nhanh và kit test kháng nguyên virus SARS-CoV-2 không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không được phép lưu hành ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng Hải quan đã ngày đêm chiến đấu không biết mệt mỏi để mang lại thành công và kết quả như mong đợi. Hồng Thiết

Tổng cục Thuế công bố Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài và triển khai ứng dụng eTax Mobile

TĐKT - Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị công bố Cổng thông tin điện tử (TTĐT) dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) (Etaxvn.gdt.gov.vn) và triển khai ứng dụng eTax Mobile. Sự kiện được tổ chức thêm một lần khẳng định quyết tâm của ngành Tài chính và ngành Thuế Việt Nam trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý tài chính quốc gia và quản lý thuế Nhà nước, đóng góp chung vào công cuộc chuyển đổi số của quốc gia. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn Trong những năm qua, Bộ Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng đã luôn chú trọng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế; tập trung triển khai các giải pháp chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý cũng như nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước (NSNN). Trong thời gian qua, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới vì những đóng góp to lớn đối với tăng trưởng kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát những năm vừa qua. Có thể nói, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, TMĐT đang ngày càng phát huy được lợi thế, đóng vai trò vô cùng quan trọng, trở thành một phương thức kinh doanh mới và ngày càng trở nên phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử hiện đang trong giai đoạn bùng nổ với mức tăng trưởng hàng năm ở mức rất cao: Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT 2 con số. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Google đã đưa ra những nhận định về khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025. Thực tiễn này đòi hỏi cần có những thích ứng phù hợp, kịp thời, không chỉ nhằm quản lý hiệu quả mà còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động TMĐT; đồng thời tạo sân chơi bình đẳng giữa loại hình kinh doanh truyền thống và hoạt động kinh doanh TMĐT, giữa hoạt động kinh doanh trong nước và hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Nhận thức rõ vai trò quan trọng đó, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã hết sức nỗ lực, sáng tạo, chủ động nghiên cứu đề xuất, triển khai khẩn trương các giải pháp, cụ thể như: Thứ nhất, tham mưu xây dựng hệ thống cơ chế chính sách pháp luật, tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT (đặc biệt là Luật quản lý thuế, Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật quản lý thuế), đồng thời góp phần tạo ra sự công bằng, minh bạch đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Công bố Cổng thông tin điện tử (TTĐT) dành cho NCCNN Thứ hai, với đặc thù của các nhà cung cấp ở nước ngoài là không có cơ sở thường trú ở Việt Nam, các hoạt động kinh doanh chủ yếu thông qua môi trường số và trên các ứng dụng internet,… do đó, các hình thức đăng ký, kê khai, nộp thuế truyền thống như trước đây sẽ không còn phù hợp và khó thực hiện. Để đáp ứng tốt với tình hình mới, nâng cao hiệu quả quản lý thuế cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các NCCNN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với NSNN Việt Nam trong quá trình kinh doanh, Tổng cục Thuế đã chủ động nghiên cứu, xây dựng cổng thông tin dành riêng cho NCCNN. Đây không chỉ là địa chỉ để NCCNN thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế mà còn là nơi mà NCCNN có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu về hệ thống chính sách pháp luật thuế và các chính sách pháp luật liên quan về lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng đã hết sức chủ động nghiên cứu, mở rộng các hình thức hỗ trợ cho người nộp thuế, đặc biệt là các cá nhân, hộ kinh doanh nhằm hỗ trợ tối đa, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các cá nhân, hộ kinh doanh có thể dễ dàng tra cứu, tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách pháp luật thuế, nghĩa vụ thuế phải thực hiện của mình và thực hiện nộp thuế một cách đơn giản, dễ dàng và thuận tiện nhất với sự ra đời của Ứng dụng dịch vụ thuế điện tử trên thiết bị di động Etax-Mobile. Việc ngành Thuế mở rộng thêm các kênh giao tiếp nhằm hỗ trợ tra cứu thông tin nghĩa vụ thuế, khai thuế, nộp thuế mọi lúc, mọi nơi không những tạo thuận lợi cho người dân mà còn góp phần hạn chế tiếp xúc xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Để triển khai các ứng dụng vào cuộc sống, ngày 21/3, Tổng cục Thuế chính thức công bố, vận hành Cổng TTĐT dành cho NCCNN và công bố triển khai Ứng dụng eTax Mobile. Ngay sau buổi lễ, Tổng cục Thuế tiếp tục triển khai và phối hợp với các đơn vị triển khai các nhóm nhiệm vụ để vận hành thông suốt các ứng dụng và tiếp tục hoàn thiện những hạn chế (nếu có phát sinh) để hoàn thiện, phát triển thêm các dịch vụ thuế số hiện đại, an toàn cho người dân, doanh nghiệp và đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý thuế. Cụ thể: Một là, Tổng cục Thuế tiếp tục duy trì, vận hành hệ thống Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN và hệ thống eTax Mobile đảm bảo hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt 24/7; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh thông tin nhằm hỗ trợ NNT tiếp cận đầy đủ, dễ dàng và sử dụng các dịch vụ thuế điện tử trong quá trình thực hiện chính sách, nghĩa vụ thuế. Hai là, tăng cường hỗ trợ, thường xuyên rà soát, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế của các NCCNN để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và sự công bằng, minh bạch trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Ba là, tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp, tích hợp, bổ sung các tính năng, tiện ích mới, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của NCCNN trong quá trình thực hiện, chấp hành chính sách pháp luật thuế và nghĩa vụ về thuế tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựa trên nền tảng số, thích ứng kịp thời với sự phát triển và các mô hình, phương thức sản xuất kinh doanh mới trong thời đại chuyển đổi số nhanh chóng trên toàn cầu hiện nay. Mở rộng ứng dụng eTax Mobile để cung cấp cho doanh nghiệp và phát triển các dịch vụ thuế số khác phục vụ công tác quản lý thuế. Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn, với mục tiêu lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ, với sự quyết tâm, nỗ lực cao của ngành Thuế và sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, đặc biệt là các NCCNN, việc vận hành đưa vào triển khai hoạt động Cổng TTĐT dành cho NCCNN cũng như triển khai Ứng dụng dịch vụ thuế điện tử trên thiết bị di động Etax Mobile của ngành Thuế sẽ đem lại hiệu quả to lớn, tạo tiền đề tốt để ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao. Đồng thời, ngành Thuế rất mong tiếp tục nhận được sự phối hợp, đồng hành, hỗ trợ của Bộ Tài chính và các bộ, ban, ngành trung ương; sự phối hợp, chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố để cùng với ngành Thuế triển khai thực hiện thành công các dịch vụ thuế điện tử cho người dân, doanh nghiệp, người nộp thuế, cũng như triển khai thành công các chương trình, chiến lược chuyển đổi số ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong thời gian tới tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế thông qua việc tăng cường cung cấp các dịch vụ thuế điện tử để đồng hành, hỗ trợ người nộp thuế tốt hơn; đồng thời góp phần thực hiện thành công “Chiến lược chuyển đổi số quốc gia theo chủ trương của Đảng, Chính phủ”. Hồng Thiết

Phát động Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST Việt Nam 2022

TĐKT - Ngày 22/3, TECHFEST Việt Nam năm thứ 8 chính thức được phát động như một nền tảng kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, kết nối các hoạt động triển khai xuyên suốt trong cả năm với mục tiêu thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, đặc biệt từ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại Lễ phát động TECHFEST VIỆT NAM 2022 được phát động bởi Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Ủy ban Nhà nước về NVNONN), Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ Việt Nam (SVF), Văn phòng Đề án 844 (ISEV), Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC) và các đối tác đồng hành, hứa hẹn quy tụ hàng ngàn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các đơn vị hỗ trợ, chuyên gia, nhà đầu tư trên nhiều lĩnh vực công nghệ, các khía cạnh liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo trong nước cũng như quốc tế. Đổi mới sáng tạo cần bám sát chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra, góp phần làm cho mọi người dân ấm no, hạnh phúc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chứng minh trí tuệ, sức sáng tạo của con người Việt Nam. Chỉ đạo sâu sắc đó của đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong TECHFEST 2021 đã dẫn dắt và kiến tạo nền tảng tư tưởng trong thiết kế và xây dựng hệ sinh thái, đồng thời, đã được tiếp nối và cụ thể hóa trong chuỗi các hoạt động của TECHFEST 2022, nhấn mạnh vai trò quan trọng của đổi mới sáng tạo, của ứng dụng khoa học công nghệ cùng triết lý “của dân, do dân và vì dân”, góp phần khôi phục và phát triển kinh tế hậu đại dịch. Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Tiếp nối những kết quả đạt được từ 2021, bên cạnh các hoạt động trọng tâm thường niên tại các kỳ TECHFEST như diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, hoạt động kết nối đầu tư, triển lãm giải pháp công nghệ đổi mới sáng tạo và hoạt động của các Làng công nghệ trong các lĩnh vực, chuỗi hoạt động tiếp tục được phát triển với tư duy mở, hình thành cầu nối với các thiết chế khoa học và công nghệ đã và đang hoạt động có hiệu quả như: Hoạt động chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ, thị trường công nghệ, tạo nên mối liên kết chặt chẽ trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Từ đó, phục vụ hiệu quả hơn các nhu cầu từ phía chính quyền, doanh nghiệp và xã hội theo mô hình đổi mới sáng tạo mở: Đặt đề bài các thách thức để khơi mở những giải pháp đổi mới sáng tạo từ người dân, phục vụ người dân, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng trí tuệ con người Việt Nam và góp phần hiện thực hóa tầm hình và khát vọng về một Việt Nam hùng cường. Nghi thức khởi động Ngày hội Đổi mới sáng tạo TECHFEST Việt Nam 2022 Thích ứng với bối cảnh bình thường mới, mở rộng cơ hội tiếp cận tri thức và kết nối toàn cầu, TECHFEST Việt Nam 2022 là chuỗi các hoạt động trực tiếp kết hợp trực tuyến, ứng dụng những công nghệ tiên tiến như triển lãm ảo 2D và 3D, phòng họp thực tế ảo,... cho các hoạt động hội thảo, hội nghị chuyên môn, cuộc thi, kết nối đầu tư,... trên một nền tảng thống nhất. TECHFEST Việt Nam 2022 hứa hẹn đem lại nhiều trải nghiệm mới, cơ hội mới cho người tham dự, cho dù là nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, cố vấn, huấn luyện viên hay các nhà sáng lập, nhóm nghiên cứu, dù ở Việt Nam hay trên thế giới. TECHFEST 2022 cũng xuất hiện những làng công nghệ mới nhằm giới thiệu và trao đổi những công nghệ hiện đang được đặc biệt quan tâm như công nghệ chuỗi khối, công nghệ dược liệu, metaverse, chuyển đổi số… Đặc biệt, hoạt động kết nối đầu tư được triển khai bài bản với những dịch vụ hỗ trợ pháp lý giúp đẩy mạnh việc thu hút đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.  Phương Thanh      

Tiếp tục triển khai phần mềm khai hải quan miễn phí trên toàn quốc

TĐKT - Từ năm 2014, cơ quan Hải quan đã triển khai phần mềm miễn phí theo Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, tuy nhiên với phần mềm này, doanh nghiệp phải tải về máy và cài đặt, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư, mua sắm trang thiết bị. Phần mềm khai hải quan miễn phí cho doanh nghiệp Với nỗ lực tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bênh covid-19, Tổng cục Hải quan đã hoàn tất việc triển khai cung cấp miễn phí phần mềm khai hải quan cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Phần mềm được đăng tải chính thức từ ngày 1/1/2022 tại địa chỉ https://e-Declaration.customs.gov.vn:8443. Tài liệu hướng dẫn sử dụng đã được Tổng cục Hải quan đăng tải tại Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (https://www.customs.gov.vn) kèm theo Thông báo ngày 10/12/2021 của Tổng cục Hải quan. Đồng thời, Bộ phận hỗ trợ thuộc Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) luôn duy trì hỗ trợ 24/7 để tiếp nhận, xử lý vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thông qua số điện thoại 19009299 hoặc thư điện tử địa chỉ: webmaster@customs.gov.vn. Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố sẽ thành lập các Tổ hỗ trợ, để tiếp nhận và giải đáp các vướng mắc phát sinh của doanh nghiệp. Phần mềm khai hải quan mới được triển khai trên nền tảng web, được cài đặt tập trung tại Tổng cục Hải quan, do vậy doanh nghiệp chỉ cần có thiết bị kết nối internet là có thể truy cập để khai hải quan. Phần mềm khai hải quan này cũng được kịp thời cập nhật để đáp ứng các yêu cầu mới về Hải quan số, Hải quan thông minh mà ngành Hải quan hiện đang triển khai. Phần mềm khai hải quan miễn phí sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị, chi phí bản quyền phần mềm, đồng thời phần mềm mới còn giúp doanh nghiệp, người dân sớm tiếp cận và có sự chủ động với những thay đổi của ngành Hải quan khi thực hiện Hệ thống Hải quan số và mô hình Hải quan thông minh. Để tiếp tục hoàn thiện phần mềm, mới đây, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã có văn bản yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp tục thông tin rộng rãi đến các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn về phần mềm khai hải quan miễn phí để các doanh nghiệp biết và khai thác sử dụng. Trong đó, Tổng cục Hải quan khuyến nghị các doanh nghiệp sử dụng phần mềm này để khai báo nhằm thống nhất trong quản lý, vận hành, hỗ trợ, dự kiến từ ngày 1/4/2022. Hồng Thiết

Hải quan Bắc Ninh lắng nghe, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp

TĐKT - Cục Hải quan Bắc Ninh phối hợp với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa tổ chức Hội nghị đối thoại năm 2022. Hội nghị đã thu hút sự quan tâm của hơn 600 đại biểu, đại diện cho các doanh nghiệp (DN) đóng trên địa bàn 3 tỉnh (Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên), cùng đại diện các đơn vị vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh Trần Đức Hùng phát biểu tại Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh Trần Đức Hùng nhấn mạnh, năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng số kim ngạch, thu thuế qua các địa bàn do đơn vị quản lý đạt được kết quả khả quan, thể hiện sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trên các địa bàn. Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) có sự phát triển vượt bậc, đạt 161,6 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 90,4 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 71,2 tỷ USD, đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cục Hải quan Bắc Ninh dẫn đầu cả nước. Năm 2021, đơn vị thu ngân sách đạt 11.825 tỷ đồng, vượt 26,5% so với chỉ tiêu giao. Trong năm có gần 6.000 doanh nghiệp tham gia làm thủ tục tại Cục Hải quan Bắc Ninh. Trong đó, 286 doanh nghiệp chế xuất, 442 doanh nghiệp gia công, 211 doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu; 104 doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu. Về thu hút FDI, tính đến 31/12/2021, trên các địa bàn do Cục Hải quan Bắc Ninh quản lý có 162 dự án FDI được cấp mới; 156 dự án điều chỉnh quy mô, với số vốn đăng ký là 2,98 tỷ USD; chiếm 12,2% tổng mức đầu tư của cả nước. Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh Trần Đức Hùng cũng chia sẻ: Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, cơ quan Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, Cục Hải quan Bắc Ninh đã chủ động, linh hoạt đề xuất xây dựng triển khai các nhóm giải pháp tổ chức điều hành, bố trí nguồn nhân lực đảm bảo thông quan hàng hóa… Nhiều giải pháp do Cục Hải quan Bắc Ninh triển khai đã được nhân rộng ra các địa phương khác, trong đó có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục 24/7. Dự báo  trong năm 2022 và những năm tiếp theo với những khó khăn, thách thức, tuy nhiên địa bàn 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên tiếp tục thu hút dự án FDI tăng mạnh về số lượng, chất lượng. Do đó, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngay từ đầu năm 2022, Cục Hải quan Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động hết sức cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. “Hội nghị lần này là dịp để Hải quan Bắc Ninh lắng nghe, tháo gỡ, đánh giá khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp, đề ra những giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Đây cũng là dịp để cộng đồng doanh nghiệp tiếp thu những thông tin hữu ích từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Mong muốn doanh nghiệp đưa ra những kiến nghị, chia sẻ những giải pháp nào cơ quan Hải quan triển khai cần được cải thiện tốt hơn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Trần Đức Hùng nhấn mạnh. Tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Cảng Sài Gòn Bùi Văn Quỳ đánh giá cao sáng kiến của Cục Hải quan Bắc Ninh trong việc phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2022, thể hiện cam kết của cơ quan quản lý nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp. “Với vị thế về khai thác cảng, cung cấp dịch vụ logistics, dịch vụ biển, với hệ thống 18 cảng lớn nhỏ. Trong đó có cảng Cát Lái là cảng lớn nhất Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh, Tân Cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu); cảng SICT (Hải Phòng) và các hệ thống SICT trên toàn quốc… Việc phát triển ICD Quế Võ trở thành một điểm thông quan, giao nhận hàng hóa sôi động cần có tận tụy, năng động, hợp tác tốt từ phía Cục Hải quan Bắc Ninh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp”, ông Bùi Văn Quỳ chia sẻ thêm. Nhân Hội nghị này, các doanh nghiệp được lắng nghe báo cáo viên từ Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Vụ Pháp chế, Cục Thuế Xuất nhập khẩu) và Cục Hải quan Bắc Ninh trình bày các nội dung trong Thông tư số 121/2021/TT-BTC về thủ tục Hải quan, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; giới thiệu phần mềm khai báo hải quan… Cũng tại Hội nghị, Ban tổ chức đã lắng nghe, giải đáp nhiều vướng mắc của các doanh nghiệp liên quan đến xác định áp mã HS; tra cứu hệ thống GTGT, hàng hóa thuộc đối tượng hưởng ưu đãi thuế GTGT; thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan. Hồng Thiết    

Phát động Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam

TĐKT - Ngày 11/3, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội phối hợp với UBND các tỉnh Thái Bình, Nghệ An và Bình Dương tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam - 15 tháng 3 năm 2022, với chủ đề “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc sự kiện. Lễ phát động được ghi hình trực tiếp tại Quảng trường Khu đô thị Royal City, Hà Nội và phát trực tuyến trên các nền tảng như: Báo điện tử VTC News, Youtube VTC News, Fanpage Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Fanpage VTC News và nhiều kênh truyền thông khác. Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết: Từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận Ngày 15 tháng 3 hàng năm là Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam. Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2021 đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng, đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Một số kết quả quan trọng, tích cực, nổi bật trong năm 2021 là: Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương tới địa phương không ngừng được hoàn thiện, đồng thời, có sự hỗ trợ nhằm phát triển mạnh mẽ mạng lưới các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước. Hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 tại Bộ Công Thương đã được kết nối với trên 50% số tỉnh, thành phố để tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ giải quyết cho hàng nghìn phản ánh, khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng trên cả nước. Đồng thời, hàng trăm ngàn người tiêu dùng có liên quan đã được bảo đảm quyền lợi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, giám sát các vụ việc thu hồi sản phẩm có khuyết tật và các giao dịch trên môi trường thương mại điện tử. Hàng triệu người tiêu dùng đã được tiếp nhận các thông tin, kiến thức, kỹ năng về tiêu dùng trong thời kỳ bình thường mới thông qua các phương thức tuyên truyền hiện đại và phù hợp. Đặc biệt, sau hơn 10 năm thực thi, Bộ Công Thương được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Dự án Luật dự kiến sẽ được đưa ra trình Quốc hội xem xét thảo luận tại Phiên họp tháng 10 năm 2022. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra cần được xem xét, giải quyết với tinh thần thẳng thắn, cầu thị, đổi mới, sáng tạo để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được sự chuyển biến thực chất, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Trong đó, đáng lưu ý là các vấn đề liên quan đến tăng cường nguồn lực, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động cho cơ quan, tổ chức, cơ chế thực thi, phát huy sự chủ động của người tiêu dùng, khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp cũng như hội nhập quốc tế. Phát huy những thành quả đã đạt được trong năm 2021 và trước bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại của đất nước, khu vực và thế giới, Bộ Công Thương đã lựa chọn chủ đề cho các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022 là "Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới". Chủ đề này là sự khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền an toàn cho người tiêu dùng trong các giao dịch trên thị trường. Đồng thời, đây còn là sự kêu gọi các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp trong việc chung tay thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, một chính phủ kiến tạo, một môi trường kinh doanh – tiêu dùng an toàn, lành mạnh và bền vững trong thời kỳ bình thường mới. Trong khuôn khổ Lễ phát động đã diễn ra Lễ ký cam kết “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới” giữa đại diện một số doanh nghiệp với Bộ Công Thương nhằm khẳng định cam kết của các bên trong việc thực thi các chính sách, hoạt động vì người tiêu dùng. Nguyệt Hà

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

TĐKT - Trên cơ sở ý kiến đề xuất của Bộ Công Thương, ý kiến tham gia thống nhất của các bộ và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Theo đó, đề nghị giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít. Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Với việc điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn thì dự kiến số thu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn (tính trên cơ sở sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2019) sẽ giảm cả năm khoảng 29.035 tỷ đồng/năm, từ đó tác động làm giảm thu ngân sách Nhà nước (NSNN) (bao gồm cả thuế BVMT, thuế GTGT) cả năm khoảng 31.938 tỷ đồng/năm (số giảm thu NSNN bình quân 1 tháng là 2.661,6 tỷ đồng/tháng). Nếu tính giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ 1/4/2022 thì số giảm thu NSNN (bao gồm cả thuế BVMT, thuế GTGT) sẽ khoảng 23.954 tỷ đồng. Trước bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu thô trên thị trường thế giới có xu hướng tăng cao, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và trong nước vẫn còn diễn biến phức tạp, ngày 22/02/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 160/CĐ-TTg về việc đảm bảo cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh chính sách thuế BVMT. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 160/CĐ-TTg, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo trình tự, thủ tục rút gọn. La Giang

Ngành Thuế nỗ lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh

TĐKT - Trong 2 tháng đầu năm 2022, với sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; cùng với đó là tiếp tục triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ DN (DN), người dân bổ sung nguồn lực để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh với phương châm thích ứng linh hoạt, an toàn. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN Thông qua công tác nghiên cứu, đánh giá và thống kê về tình trạng hoạt động của DN, Tổng cục Thuế nhận thấy, trong 2 tháng đầu năm 2022, có 20.110 DN thành lập mới, tăng 1.668 DN (9,04%) so với cùng kỳ năm 2021; có 17.443 DN chấm dứt kinh doanh, tăng 5.014 DN (40,34%) so với cùng kỳ; có 31.750 DN tạm ngừng kinh doanh, tăng 10.289 DN (47,94%) so với cùng kỳ; có 10.035 DN khôi phục kinh doanh, tăng 176 DN (1,79%) so với cùng kỳ. Đến thời điểm 19/02/2022, toàn quốc có 852.081 DN đang kinh doanh, giảm 2.114 DN (0,25%) so với thời điểm ngày 31/12/2021.   Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn phát biểu chỉ đạo Kết quả, Tổng thu NSNN tháng 2/2022 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 118.000 tỷ đồng, đạt 10% so với dự toán pháp lệnh, bằng 132,0% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, thu từ dầu thô ước đạt 4.900 tỷ đồng, bằng 17,4% so với dự toán, bằng 201,6% so với cùng kỳ năm 2021 trên cơ sở sản lượng ước đạt 700 ngàn tấn (tăng 15,9% cùng kỳ), giá dầu thô dự báo 90,3 USD/thùng (bằng 160,1% cùng kỳ). Thu nội địa ước đạt 113.100 tỷ đồng, bằng 9,9% so với dự toán pháp lệnh, bằng 130,1% so với cùng kỳ. Số thu thuế, phí nội địa ước đạt 88.900 tỷ đồng, bằng 9,7% so với dự toán pháp lệnh, bằng 125,9% so với cùng kỳ năm 2021. Thu NSNN tháng 2/2022 tăng khá so cùng kỳ, chủ yếu do tháng 1/2022 là tháng trước Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao sau đợt giãn cách kéo dài trong quý III, quý IV năm 2021. Bên cạnh đó, do thời gian nghỉ tết từ 28/1/2022 kéo dài đến 6/2/2022, một số nguồn thu phát sinh cuối tháng 1/2022 chuyển nộp trong tháng 2/2022. Thu NSNN lũy kế 2 tháng: Tổng thu NSNN lũy kế 2 tháng 2022 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 276.664 tỷ đồng, bằng 23,5% so với dự toán pháp lệnh, bằng 107,7 % so với cùng kỳ năm 2021. Thu từ dầu thô ước đạt 8.060 tỷ đồng, bằng 28,6% so với dự toán, bằng 157,2% so với cùng kỳ trên cơ sở giá dầu thô bình quân ước đạt 83 USD/thùng, bằng 138,3% so với giá dự toán, bằng 159,7% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn, bằng 18,6% dự toán, bằng 91,1% so với sản lượng cùng kỳ. Thu nội địa ước đạt 268.605 tỷ đồng, bằng 23,4% so với dự toán pháp lệnh, bằng 106,7% so với cùng kỳ năm 2021. Số thu thuế, phí nội địa ước đạt 213.999 tỷ đồng, bằng 23,4% so với dự toán pháp lệnh, bằng 103,0% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân tác động đến kết quả thu Thứ nhất, về kinh tế thu ngân sách 2 tháng đầu năm 2022 đạt khá do tình hình dịch bệnh trên cả nước tiếp tục được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh có sự hồi phục tốt. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã và đang phát huy tác dụng tốt, số DN quay trở lại hoạt động trong tháng 1/2022 tăng 195% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có đóng góp lớn cho ngân sách có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 11,5%; Sản xuất trang phục tăng 11,4%; khai thác quặng kim loại tăng 21,9%... Kim ngạch xuất khẩu tăng 1,6%, trong đó sản phẩm trọng điểm là thủy sản (tăng 42,9%), cà phê (tăng 40,9%), dệt may (tăng 24,2%)... Bên cạnh đó, do cầu tiêu dùng trong nước trong những tháng cuối năm 2021 và tháng 1/2022 tăng cao trước dịp Tết Nguyên đán (tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2022 tăng 1,3%), số DN đăng ký thành lập mới trong tháng 1/2022 tăng 28,9% về số DN và tăng 24% về số vốn đăng ký; vốn đầu tư từ nguồn NSNN trong tháng 1/2022 tăng 8,6% so với cùng kỳ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam tháng 01/2022 tăng 6,8% so với cùng kỳ... là tiền đề góp phần vào kết quả thu NS tháng 1 và tháng 2/2022 đạt khá. Thứ hai, về cơ chế, chính sách: Ngành Thuế tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15: Giảm 30% tiền thuế GTGT tháng 11 và tháng 12 năm 2021 cho một số ngành bị ảnh hưởng nặng do Covid-19; giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và giảm so với doanh thu năm 2019; miễn thuế quý 3, quý 4 đối với hộ, cá nhân kinh doanh đã tác động làm giảm thu NSNN trong những tháng đầu năm 2022. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện Nghị định số 103/2021/NĐ-CP giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kể từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022 ước tính làm giảm thu LPTB trong 2 tháng đầu năm khoảng 4.000 tỷ. Tuy nhiên, việc giảm lệ phí trước bạ khiến lượng xe tiêu thụ tăng khá, gián tiếp làm tăng thu thuế TTĐB. Trong đó, một số chính sách mới được ban hành và có hiệu lực trong năm 2022. Một là, giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ về việc quy định chính sách miễn, giảm thuế theo nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, áp dụng từ 01/02/2022 đến 31/12/2022. Hai là, giảm 50% mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022, ước tính làm giảm thu NSNN trong 2 tháng đầu năm khoảng 206 tỷ đồng. Ba là, giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, DN, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo quy định tại Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ, ước tính làm giảm thu NSNN trong 2 tháng đầu năm khoảng 500 tỷ đồng. Bốn là, giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo quy định tại Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021, có hiệu lực từ 01/01/2022 đến 30/6/2022. Năm là, Tổng cục Thuế phát động các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN được giao ngay từ những ngày đầu năm; yêu cầu cơ quan thuế các cấp rà soát lại toàn bộ các nguồn thu trên địa bàn để đăng ký mức phấn đấu tăng thu năm 2022 so với số dự toán đã được Chính phủ, HĐND, UBND giao, đảm bảo hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN năm 2022 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 01/2022/NQ-CP. Sáu là, kết quả công tác thanh tra kiểm tra thuế. Lũy kế năm 2022 (tính đến 15/02/2022), toàn ngành Thuế đã thực hiện được 3.774 cuộc thanh kiểm tra, đạt 5,1% kế hoạch (3.774 DN/73.869 DN), bằng 110,6% so cùng kỳ; Kiểm tra được 25.767 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, bằng 156,2% so cùng kỳ. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 3.485 tỷ, bằng 103% so cùng kỳ, trong đó: Tổng số thuế, phạt, chậm nộp tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 849 tỷ; giảm khấu trừ 130 tỷ; giảm lỗ 2.506 tỷ. Bảy là, kết quả công tác quản lý nợ thuế, thực hiện thu nợ thuế trong tháng 2/2022 ước đạt 2.100 tỷ. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt 4.300 tỷ, đạt 10,2% chỉ tiêu thu nợ năm 2022 (là khoảng 42.000 tỷ). Tổng số tiền thuế nợ ngành thuế quản lý ước tính đến ngày 28/02/2022 là 121.547 tỷ, tăng 2,9% so với thời điểm 31/01/2022, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ tổng nợ thuế trên tổng dự toán thu năm 2022 là 10,3%. Tích cực hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý thuế Ngành Thuế đã phối hợp với 55 ngân hàng thương mại (đã hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với Tổng cục Thuế) và 63 Cục Thuế triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử và tuyên truyền, vận động DN tham gia sử dụng dịch vụ. Tính đến ngày 18/02/2021, kết quả đạt được cụ thể như sau: Số lượng DN đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là 843.663 DN trên tổng số 852.081 DN đang hoạt động, đạt tỷ lệ 99%. Số lượng DN hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng là 841.643 DN trên tổng số 852.081 DN đang hoạt động, đạt tỷ lệ 98,8%. Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 18/02/2022, các DN đã nộp tiền thuế thông qua 1.012.520 giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền là trên 122.684 tỷ đồng và 5.870.482 USD. Đối với dịch vụ nộp thuế điện tử dành cho cá nhân, Tổng cục Thuế đã kết nối với 7 Ngân hàng thương mại (VietcomBank, VietinBank, AgriBank, MBBank, VPBank, BIDV, TPBank) để cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử cho cá nhân. Theo đó, cá nhân có thể sử dụng các hình thức nộp thuế điện tử qua các kênh thanh toán của ngân hàng như InternetBanking, Mobile banking… Tính từ ngày 1/1/2022 đến ngày 18/2/2022, đã có 53.284 giao dịch nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy trên cả nước qua hình thức iBanking và Mobile banking, chiếm 5,9% trên tổng số 903.378 giao dịch lệ phí trước bạ ô tô, xe máy cả nước. Ngày 14/12/2021, Tổng cục Thuế ban hành công văn số 4899/TCT-CNTT về việc Triển khai ứng dụng Thuế điện tử cho thiết bị di động (eTax Mobile 1.0). Tính từ ngày 1/1/2022 đến ngày 18/2/2022, tổng số lượng NNT sử dụng ứng dụng eTax Mobile là 9.418 NNT, số lượng NNT đăng ký tài khoản qua app là 13.183 NNT, số giao dịch nộp thuế qua app là 1.793 giao dịch với tổng số tiền trên 4,5 tỷ. Đồng thời, triển khai Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ; căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc triển khai áp dụng HĐĐT tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1417/QĐ-TCT ngày 27/09/2021 về kế hoạch triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành phố và công bố triển khai HĐĐT tại Tổng cục Thuế và 6 Cục Thuế nêu trên. Theo đó, hệ thống 7 Trung tâm điều hành triển khai HĐĐT tại Tổng cục Thuế và 6 Cục Thuế đã và đang vận hành, hoạt động thông suốt, được bố trí đường dây nóng và cán bộ trực hỗ trợ trong và ngoài giờ hành chính để đảm bảo trao đổi thường xuyên, kịp thời giải đáp, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai HĐĐT. Đến nay, đã có trên 489.000 DN đăng ký và sử dụng HĐĐT theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Để tiếp tục triển khai HĐĐT giai đoạn 2, Tổng cục Thuế đã trình Bộ tại tờ trình số 591/TTr-TCT ngày 15/02/2022 về kế hoạch triển khai. Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 206/QĐ-BTC ngày 24/02/2022 về việc triển khai áp dụng HĐĐT tại 57 tỉnh, thành phố và có công văn số 1799/BTC-TCT ngày 24/02/2022 gửi đồng chí Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực trực thuộc Trung ương về việc triển khai phối hợp áp dụng HĐĐT tại 57 tỉnh, thành phố. Căn cứ Quyết định của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đang gấp rút triển khai các công việc cụ thể như: triển khai hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ triển khai mở rộng trên toàn quốc; ban hành Quyết định kế hoạch chi tiết triển khai áp dụng HĐĐT tại 57 tỉnh, thành phố; kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo, Tổ thường trực triển khai HĐĐT tại Tổng cục Thuế và 57 Cục Thuế địa phương; hoàn thiện thể chế chính sách, quy trình nghiệp vụ HĐĐT; tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho NTT và cơ quan thuế; giám sát thực hiện và các công tác chuẩn bị hoàn thành để có thể triển khai trên toàn quốc từ tháng 4/2022. Hồng Thiết

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt 48,80 tỷ USD

TĐKT - Theo số liệu cập nhật mới nhất, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt 48,80 tỷ USD, giảm 19,1%, tương ứng giảm 11,50 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 23,42 tỷ USD, giảm 24,1% (tương ứng giảm 7,43 tỷ USD) và tổng trị giá nhập khẩu là  25,38 tỷ USD, giảm 13,8% (tương ứng giảm 4,07 tỷ USD). Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa Với kết quả trên thì lũy kế trong 2 tháng từ đầu năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 109,62 tỷ USD, tăng 14,2%, tương ứng tăng 13,60 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 54,52 tỷ USD, tăng 11,7% (tương ứng tăng 5,71 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt gần 55,10 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 7,89 tỷ USD). Sau khi thặng dư ngay trong tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2/2022 đã đổi chiều, với mức nhập siêu 1,96 tỷ USD. Như vậy, lũy kế trong 2 tháng từ đầu năm 2022, cả nước đã nhập siêu 581 triệu USD. Năm 2022, Tổng cục Hải quan được Quốc hội và Bộ Tài chính giao dự toán thu NSNN theo Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021 là 352.000 tỷ đồng. Trong đó: Thuế xuất khẩu: 7.200 tỷ đồng; thuế nhập khẩu: 56.900 tỷ đồng; thuế TTĐB: 27.200 tỷ đồng; thuế BVMT: 1.170 tỷ đồng; thuế GTGT: 259.479 tỷ đồng; thu khác 51 tỷ đồng. Bộ Tài chính giao chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN năm 2022 tăng 5% so với dự toán (370.000 tỷ đồng). Số thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu từ ngày 01/2/2022 đến ngày 28/2/2021 đạt 26.201 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đến ngày 28/2/2022 đạt 69.250 tỷ đồng bằng 19,7% dự toán, bằng 18,7% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 24,45% so với cùng kỳ năm 2021. La Giang      

Trang