PVN tập trung thi đua nước rút vào những tháng cuối năm 2018
TĐKT - 9 tháng năm 2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Kết quả, tất cả các đơn vị thành viên đều giữ được nhịp độ sản xuất kinh doanh bình thường, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 9 tháng đã đề ra (vượt từ 2 đến 15% kế hoạch), đặc biệt khai thác dầu thô trong nước vượt 450 nghìn tấn so kế hoạch, góp phần quan trọng tăng trưởng GDP cả nước 9 tháng đạt 6,98%. Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Trần Sỹ Thanh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban hoạt động sản xuất, kinh doanh 9 tháng năm 2018 Cụ thể, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tiếp tục được triển khai theo kế hoạch đề ra. Gia tăng trữ lượng trong 9 tháng đạt 6 triệu tấn quy dầu. Có 2 phát hiện dầu khí mới tại giếng Mèo Trắng Đông - 1X (lô 09-1, VSP), giếng Thổ Tinh Nam - 1X. Tập đoàn đã đưa mỏ Bunga Pakma - PM3CAA vào khai thác từ ngày 12/5/2018 (sớm hơn so với kế hoạch 1 tháng 19 ngày). Tổng sản lượng khai thác quy dầu 9 tháng năm đạt 18,17 triệu tấn, bằng 105,9% so với kế hoạch 9 tháng và bằng 79,6% kế hoạch năm. Trong đó: Sản lượng khai thác dầu 9 tháng đạt 10,56 triệu tấn (khai thác dầu ở trong nước 9 tháng đạt 9,09 triệu tấn; ở nước ngoài 9 tháng ước đạt 1,47 triệu tấn). Sản lượng khai thác khí 9 tháng đạt 7,61 tỷ m3. Sản xuất điện 9 tháng đạt 16,03 tỷ kWh. Sản xuất đạm 9 tháng đạt 1,23 triệu tấn. Sản xuất xăng dầu 9 tháng đạt 6,50 triệu tấn. Người lao động PVDrilling làm việc trên giàn khoan Về các chỉ tiêu tài chính, tổng doanh thu toàn Tập đoàn 9 tháng đạt 449,1 nghìn tỷ đồng, vượt 20,1% so với kế hoạch 9 tháng; nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn 9 tháng đạt 81,4 nghìn tỷ đồng, vượt 52,1% so với kế hoạch 9 tháng và vượt 10,4 % kế hoạch năm. Tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí và các dự án trọng điểm của Tập đoàn được kiểm soát chặt chẽ. Tập đoàn thường xuyên báo cáo Bộ Công thương tiến độ, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án trọng điểm dầu khí và các dự án điện cấp bách để Bộ Công thương kịp thời có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ Tập đoàn thực hiện. Đối với công tác chuyển đổi và tái cấu trúc doanh nghiệp, Tập đoàn đang tập trung triển khai thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn giai đoạn 2017- 2020 theo đúng tiến độ, nội dung tại công văn số 1182/TTg- ĐMDN ngày 11/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Đến hết tháng 9/2018, Tập đoàn đã hoàn thành bán cổ phần lần đầu và tổ chức thành công đại hội cổ đông lần đầu của 3 đơn vị là PVOil, PVPower và BSR. Công tác tái cấu trúc bộ máy Công ty mẹ - Tập đoàn được triển khai khẩn trương, mô hình quản trị của Công ty mẹ - Tập đoàn đã được tinh gọn, giảm bớt trung gian. Cùng với đó, Tập đoàn đã hoàn thành Đại hội đồng cổ đông năm 2018 ở các đơn vị thành viên. Tập đoàn đã hoàn thành thoái vốn tại Công ty CP Bất động sản Dầu khí Việt Nam – SSG, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP). Công tác khoa học công nghệ, đào tạo được triển khai tích cực; công tác an ninh, an toàn dầu khí, an toàn môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trên các công trình dầu khí được giám sát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được tích cực triển khai thực hiện theo cam kết. Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh cho biết, các đơn vị thành viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp lớn vào thành công chung của Tập đoàn trong 9 tháng năm 2018. Trong những tháng cuối năm, Chủ tịch HĐTV Trần Sỹ Thanh lưu ý các đơn vị cần tập trung quyết liệt vào công tác quản trị, từ quản trị nhân lực, tài chính tới các dự án đầu tư, cơ chế... Đặc biệt phải chú trọng vào công tác quản trị, đây sẽ là vấn đề quyết định toàn bộ hiệu quả, năng suất, chất lượng của công việc cũng như tạo động lực thúc đẩy cho Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên hoàn thành nhiệm vụ của năm 2018. Phát huy những kết quả đạt được trong 9 tháng qua, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn đề nghị Tập đoàn và các đơn vị thành viên cần tập trung triển khai các giải pháp cụ thể, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, hướng đến mục tiêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm 2018, tạo tiền đề phát triển cho năm 2019. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các vấn đề lớn như tái cấu trúc doanh nghiệp, sắp xếp bộ máy tinh gọn, làm việc hiệu quả; giải quyết các kiến nghị của các đơn vị thành viên; tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhiệt điện... Hồng ThiếtKinh tế
Bắt giữ lô hàng ngà voi tại Cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài
TĐKT - Thực hiện chuyên án HN-003 của Cục Hải quan TP Hà Nội, ngày 28/9, Đội Kiểm soát Hải quan Hà Nội đã phối hợp với Đội 1- Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan (TCHQ) và Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài thực hiện khám xét 2 lô hàng: Lô thứ nhất số VĐ 23572309963, gồm 20 kiện, trọng lượng trên vận đơn 730 kg do hãng hàng không Turkish Airlines vận chuyển về Việt nam qua Cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài. Người gửi hàng trên vận đơn là GMJ INTERNATIONAL LOGISTICSMAKIA, KANO NIGERIA. Người nhận hàng trên vận đơn là: NBCVIETNAMDEVELOPMENT COMPANY LIMITED, THON THANH TRI XA MINH PHU HUYEN SOC SON HA NOI VIETNAM. Phần tên hàng trên vận đơn ghi chung chung là GENERAL CARGO (Công ty có tên trên vận đơn đã có công văn từ chối nhận hàng). Tang vật thu giữ được là 805 kg vẩy tê tê. Khá nhiều ngà voi chứa trong hộp các - tông Lô thứ hai số VĐ 23572309952, gồm 4 kiện, trọng lượng trên vận đơn 230 kg do hãng HK Turkish Airlines vận chuyển về Việt Nam qua Cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài. Người gửi hàng trên vận đơn là CATHAGE IMPORT AND EXPORT LTD LAMIDO CRESCENT NASSARAWA G.R.A.KANO NIGERIA. Người nhận hàng trên vận đơn là VAMC IECO LTD THOU, MINH TAN HUYEN SOC SON HA NOI VIETNAM. Phần tên hàng trên vận đơn ghi chung chung là GENERAL CARGO (Công ty có tên trên vận đơn đã có công văn từ chối nhận hàng). Tang vật thu giữ được là 193 kg các sản phẩm vòng tay, hạt dạng tròn bằng ngà voi, ngà voi đã được cắt khúc, sơ chế ... Toàn bộ số hàng hóa trên đều nằm trong danh mục hàng cấm theo công ước CITES. Hiện các lực lượng chức năng đang tạm giữ lô hàng để điều tra, làm rõ. Hồng ThiếtTĐKT - Ngày 1/10, tại Hà Nội, Sàn kết nối tài chính Tima của Việt Nam tổ chức Lễ ký kết và họp báo công khoản đầu tư 3 triệu đô la Mỹ ở vòng đầu tư thứ hai (series B) từ Quỹ đầu tư ngoại Belt Road Capital Management (BRCM) với định giá gần 500 tỷ đồng.
Lễ ký kết của Quỹ Belt Road Capital đầu tư 3 triệu đô la Mỹ vào Tima
Theo thống kê từ Tima, hiện đang có 23,775 đơn vị/ cá nhân cho vay và 2.133.405 người vay trên các nền tảng của mình. Vào 4/2018, Tima cũng đã được Hiệp hội phần mềm Việt Nam (Vinasa) bình chọn là một trong 10 công ty dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm xuất sắc nhất Việt Nam năm 2018.
Tổng Giám đốc và thành viên HĐQT của Tima Trần Thế Vĩnh chia sẻ, Tima đã nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư từ các quỹ đầu tư tài chính cũng như các công ty quốc tế lớn trong cùng lĩnh vực ở vòng gọi vốn thứ hai. Tima có thể sẽ nhận thêm khoản đầu tư vòng thứ ba ngay sau khoản đầu tư này, Hội đồng quản trị của công ty đang cân nhắc đề xuất từ một số quỹ đầu tư lớn và chúng tôi cũng luôn cởi mở với các quỹ đầu tư mà có thể mang lại các giá trị gia tăng cho Tima với chiến lược tăng trưởng và mở rộng trong dài hạn.
Tima được thành lập năm 2015 và cũng đã nhận được khoản đầu tư vòng thứ nhất (series A) từ các quỹ đầu tư Dunearn Singapore Fund, G Capital năm 2016. Hiện nay Tima là sàn kết nối tài chính và nền tảng cho vay ngân hàng có quy mô nhất tại Việt Nam với các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng. Theo chia sẻ từ công ty, nguồn vốn đầu tư mới sẽ được sử dụng cho việc tăng trưởng và mở rộng ở 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, đầu tư nhiều hơn nữa cho các công nghệ và việc tuyển dụng, thu hút nhân tài với sứ mệnh kết nối người vay với bên cho vay một cách nhanh chóng và tiện lợi nhờ các công nghệ tài chính.
Theo hợp đồng đầu tư, Ông Witt Gatchell, Giám đốc Đầu tư của Belt Road Capital Management sẽ tham gia HĐQT của Tima. Ông Witt cho biết thêm, với khoản đầu tư vào Tima, đây cũng là khoản đầu tư đầu tiên của Belt Road Capital tại thị trường Việt Nam. Với đội ngũ quản lý mạnh và những kết quả nền tảng đã đạt được của Tima trên thị trường, chúng tôi tin chắc rằng công ty đang có cơ hội rất lớn trong việc phát triển và mở rộng.
Mặc dù tăng trưởng theo cấp số nhân trong vài năm qua với dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 47,84 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2017 theo số liệu từ Viện Chiến lược Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và StoxPlus, thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam vẫn đang đứng sau các nước khác trong khu vực và vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.
Biểu đồ tăng trưởng trong lĩnh vực vay tiêu dùng qua các năm
Quỹ Belt Road Capital Management (BRCM) cũng đã công bố khoản đầu tư 4 triệu USD vào Unnitel, nhà cung cấp mạng ảo di động trong khu vực châu Á. Vào tháng 1/2018, BRCM đã đầu tư 1,8 triệu USD vào cổng thông tin bất động sản Digital Classifieds Group tại Úc. Quỹ này cũng đầu tư 7 triệu USD vào Oway, một công ty taxi và du lịch hàng đầu tại Myanmar, trong vòng gọi vốn 14,7 triệu USD của startup này.
Tại buổi họp báo, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tima và Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Bảo hiểm VietinBank VBI) cũng đã ký kết hợp tác chiến lược. Tima sử dụng dịch vụ của Bảo hiểm VietinBank để cung cấp cho người vay vốn. Đối với người vay vốn, khi không may họ gặp phải những rủi ro không lường trước được, Bảo hiểm VietinBank sẽ giúp họ trả nợ cho các khoản vay. Giải pháp của Bảo hiểm VietinBank góp phần gia tăng những giá trị cộng thêm của Tima và giúp cho những người tham gia vững tâm khi sử dụng dịch vụ của Tima.
Những kết quả bước đầu này là sự nỗ lực và cống hiến của đội ngũ hơn 150 nhân viên Tima trong suốt 3 năm qua đã kiên trì phát triển các công nghệ mới, liên tục nâng cấp sản phẩm học hỏi từ quốc tế và sự ghi nhận của hàng triệu khách hàng, các đối tác, các quỹ đầu tư.
Hồng Thiết
Họp báo Hội chợ các sản phẩm thủy sản, làng nghề và OCOP 2018 tại Hà Nội
TĐKT - Ngày 28/9, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức họp báo công bố nội dung tổ chức Hội chợ thủy sản, Hội chợ làng nghề Việt Nam 2018 và giới thiệu hội thảo quốc tế về Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP. Ông Đào Văn Hồ - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp chia sẻ tại họp báo Theo đó, từ ngày 6 - 10/10, Hội chợ các sản phẩm thủy sản tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại (số 489, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) với quy mô khoảng 100 gian hàng. Ông Đào Văn Hồ - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cho biết: Hội chợ được tổ chức nhằm tiếp nối thành công của Hội chợ cá tra và các sản phẩm thủy sản năm 2017. Ban tổ chức nhận thấy nhu cầu thị trường tiêu thụ thủy sản các tỉnh phía Bắc, đặc biệt thị trường Hà Nội rất lớn. Tuy nhiên, thông tin về sự đa dạng, phong phú của sản phẩm thủy sản Việt Nam, nhất là các sản phẩm thủy sản còn hạn chế, chưa cung cấp đầy đủ đến người tiêu dùng. Do đó, việc tổ chức Hội chợ các sản phẩm thủy sản tại Hà Nội không chỉ nhằm củng cố và phát triển thị trường trong nước đối với các sản phẩm thủy sản Việt Nam mà còn góp phần lan tỏa, nâng cao vị thế hàng Việt đến người tiêu dùng thủ đô và các địa phương lân cận. Mục tiêu của hội chợ là giúp duy trì, phát triển bền vững việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại nội địa nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, góp phần đưa sản phẩm thủy sản thành sản phẩm hàng hóa có tính thương mại và giá trị gia tăng cao. Tăng cường hợp tác giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa quản lý - doanh nghiệp - người sản xuất - người tiêu dùng. Phát triển thủy sản nước ngọt các tỉnh phía Bắc, giúp người sản xuất thủy sản nước ngọt có sản lượng đang đáp ứng phục vụ tiêu dùng trong nước và định hướng người sản xuất nhỏ lên sản xuất thương mại. Tính đến thời điểm này, Ban tổ chức hội chợ đã nhận được sự đăng ký tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị đến từ các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm khuyến công các tỉnh, thành phố trong cả nước, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến thủy sản. Các gian hàng được phân chia thành các khu vực: Khu giới thiệu sản phẩm thủy, hải sản tươi sống và chế biến; khu giới thiệu sản phẩm thiết bị vật tư phục vụ khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản; khu thức ăn chăn nuôi thủy sản; khu giới thiệu sản phẩm dịch vụ phụ trợ… Bên cạnh lễ khai mạc sẽ diễn ra các hội thảo chuyên đề về phát triển nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh phía Bắc; hội thảo chuyên đề phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa… Tại họp báo, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cũng công bố, từ ngày 17 - 21/11, Hội chợ làng nghề Việt Nam với quy mô 150 gian hàng và Hội thảo quốc tế về Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP cũng sẽ được tổ chức tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại. Với chủ đề: Phát triển sản phẩm chủ lực của các làng nghề Việt Nam hướng tới mỗi xã phường một sản phẩm hay mỗi làng một sản phẩm - OCOP sẽ là hoạt động ý nghĩa nhằm quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống; giới thiệu mô hình làng nghề; phố nghề độc đáo khắp cả nước. Đồng thời, giới thiệu các địa phương có thế mạnh trong phát triển sản phẩm OCOP. Giới thiệu quảng bá cho Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020. Hưng VũTĐKT - Chiều 30/9 tại Hà Nội, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã chính thức ra mắt với sự tham dự của các Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương.
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chụp ảnh cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Ủy ban được thành lập theo Nghị định 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018. Theo đó, Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Chủ tịch Ủy ban là Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Hoàng Anh.
Theo quy định tại Nghị định này, 7 tập đoàn và 12 tổng công ty được Chính phủ giao Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1), Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2) và Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe).
Tại Lễ ra mắt, Ủy ban đã ký Biên bản hợp tác về chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại 19 doanh nghiệp với 5 Bộ: Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tài chính.
Cũng trong buổi lễ này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã trao Quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phú Hà, Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát biểu tại Lễ ra mắt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, yêu cầu cơ bản mà Đảng và Nhà nước đặt ra từ lâu là nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việc ra mắt Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là bước quan trọng để phân biệt rõ hơn, tách bạch hơn giữa chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Toàn xã hội đang theo dõi và kỳ vọng rất lớn vào hoạt động của Ủy ban trong việc đổi mới tư duy, đổi mới quản trị, cách thức quản lý, cách thức hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, làm sao khắc phục cho được các yếu kém, cải thiện và tạo sự khác biệt lớn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.
Để có thể xây dựng một ủy ban chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy cải cách mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả toàn diện trong toàn bộ hệ thống các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban tập trung vào một số nhiệm vụ: Nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức theo tinh thần tinh gọn, hiệu quả; tuyển dụng và bố trí đúng những cán bộ có năng lực, có phẩm chất; xây dựng mục tiêu, chỉ số đánh giá hiệu quả của từng bộ phận, từng cán bộ, từng quy chế nội bộ, không để kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực. Ủy ban cần có thước đo đánh giá kết quả của từng tập đoàn, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng đề nghị Ủy ban bổ sung, hoàn thiện chiến lược phát triển cho các tập đoàn, tổng công ty thuộc thẩm quyền quản lý nếu thấy cần thiết; tiếp tục công việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp với tốc độ nhanh hơn, chất lượng hơn; thúc đẩy các tập đoàn, tổng công ty đi sâu nghiên cứu phát triển, liên tục nâng cao trình độ công nghệ, năng suất lao động và sức cạnh tranh để từng tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban trở thành hình mẫu trong nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới quản trị doanh nghiệp theo các tiêu chí quản trị toàn cầu.
Cùng với đó, cần tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp; giám sát tình trạng thất thoát vốn Nhà nước, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Ủy ban cần chủ động nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng vốn Nhà nước, quản lý người đại diện, cơ chế, chính sách đầu tư vốn Nhà nước phù hợp với yêu cầu, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và tình hình kinh tế thị trường đang thay đổi rất nhanh.
Trong quá trình hoạt động, Ủy ban cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc xây dựng phương án, lộ trình, các công việc cần thiết để tiếp nhận, quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty; báo cáo kịp thời Thủ tướng các khó khăn, vướng mắc.
Mai Thảo
9 tháng đầu năm, nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đạt và vượt chỉ tiêu
TĐKT - Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp tháng 9 và 9 tháng qua cho thấy bức tranh khả quan về tình hình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng ngành. Mặc dù phải đối mặt với 14 loại hình thiên tai với những tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản (tổng thiệt hại về kinh tế ước tính trên 12.356 tỷ đồng), nhưng nhiều lĩnh vực sản xuất của ngành vẫn đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ, cơ bản đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp báo thường kỳ Quý III/2018 Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng tăng 3,82% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Nông nghiệp tăng 2,81% (trồng trọt tăng 3,0%, chăn nuôi tăng 2,41%); lâm nghiệp tăng 6,0%; thuỷ sản tăng 6,46%. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP nông lâm thủy sản 9 tháng đầu năm đạt 3,65%. Đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn ngành có vai trò nổi bật của các lĩnh vực thuỷ sản (giá trị sản xuất tăng 6,46%), lâm nghiệp (tăng 6%), trồng trọt (tăng 3%), và chăn nuôi (tăng 2,41%); những sản phẩm tăng mạnh về giá trị và sản lượng là lúa gạo, rau quả, thịt gia cầm xuất khẩu, cá tra, gỗ và sản phẩm của gỗ. Tính đến hết tháng 9, cả nước đã gieo cấy được 7.262,4 nghìn ha lúa, giảm so với cùng kỳ; thu hoạch được 5.157 nghìn ha. Mặc dù diện tích gieo cấy giảm (160,6 nghìn ha) nhưng năng suất bình quân ước đạt 61,6 tạ/ha, tăng khoảng 2,7 tạ/ha nên sản lượng lúa tăng ước đạt 31,7 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2017. Riêng vụ Đông xuân, năng suất ước đạt 66,4 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha, sản lượng lúa ước đạt 20,6 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn (5,8%) so với vụ Đông xuân năm trước. Chín tháng đầu năm, dịch bệnh trên vật nuôi được khống chế tốt, tính đến ngày 24/9, không có địa phương nào có dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm. Trong tháng 9, thị trường tiêu thụ và giá các sản phẩm thịt bò, thịt gia cầm ổn định; giá thịt lợn duy trì mức giá cao (thịt lơn hơi khoảng 50.000 – 55.000 đồng/kg), người chăn nuôi có lãi, bên cạnh đó các cơ sở chăn nuôi đang chuẩn bị nguồn hàng, phục vụ cho dịp lễ, tết cuối năm 2018 nên tổng đàn lợn cả nước đã tăng nhanh hơn so với thời gian trước. Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng ước đạt 405 triệu USD, tăng 5,2%. Với ngành lâm nghiệp, thời tiết tương đối thuận lợi cho công tác trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng; khai thác gỗ đạt khá do thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ mở rộng. Lũy kế đến ngày 25/9, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 161,2 nghìn ha, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước; rừng trồng được chăm sóc đạt 433,7 nghìn ha, giảm 13,1%; giao khoán bảo vệ rừng đạt 5.872,1 nghìn ha, tăng 10,7%. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 9,1 triệu m3, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017. Đến nay, cả nước đã thu được 1.798 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 77,2% kế hoạch năm, tăng 76% (781 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2017; đã chi tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 là 434,4 tỷ đồng. Chín tháng đầu năm là giai đoạn nước rút thực hiện các khuyến nghị của Cộng đồng châu Âu EC nên việc ngăn chặn, chấm dứt tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và chứng nhận, xác nhận nguồn gốc hải sản khai thác được triển khai rộng khắp. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để xây dựng khung pháp lý chặt chẽ quản lý khai thác hải sản để giảm thiểu khai thác tận diệt, hướng tới khai thác ổn định, bền vững. Lũy kế 9 tháng, sản lượng thủy sản ước đạt 5,5 triệu tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 2,58 triệu tấn (+5,1%), nuôi trồng ước đạt 2,93 triệu tấn (+6,6%). Trong đó, sản lượng thuỷ sản tháng 9 ước đạt 669 nghìn tấn, tăng 6,0% so với tháng 9/2017. Tháng 9, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 3,37 tỷ USD tăng 9,93% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 9 tháng ước đạt 29,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 73% kế hoạch năm và vượt 1,3% mục tiêu Quý đã đề ra. Trong đó một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng mạnh và vượt mục tiêu như gạo, tăng 23,1% (2,48/2,02 tỷ USD); lâm sản chính tăng 3,1% (6,62/6,55 tỷ USD) và rau quả vượt 1,0% (3,034/3,004 tỷ USD). Tính đến 20/9, cả nước đã có 3.542 xã (39,7%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 64 xã (0,72%) so với cuối tháng 8/2018; bình quân đạt 14,33 tiêu chí/xã; còn 88 xã dưới 5 tiêu chí; có 55 đơn vị cấp huyện thuộc 28 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (hoàn thành sớm mục tiêu của năm 2018: Có ít nhất 54 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới). Để đạt mục tiêu tăng trưởng ngành Quý IV và cả năm 2018, xuất khẩu kim ngạch nông, lâm, thủy sản đạt 40 tỷ USD, ngay trong tháng 10/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ quyết liệt thực hiện các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo định hướng phát triển 3 trục sản phẩm chủ lực (sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, sản phẩm chủ lực địa phương). Cùng với đó, làm tốt công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thị trường và tổ chức hệ thống phân phối, tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu; cắt giảm thủ tục hành chính và thủ tục kiểm tra chuyên ngành để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trang LêTĐKT - Ngày 28/9, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Tổ chức Forest Trends phối hợp tổ chức Hội thảo “Chuỗi cung ngành cao su: Thực trạng, rủi ro và giải pháp phát triển bền vững” .
Hội thảo đã chia sẻ các nội dung chính của 2 báo cáo: “Chuỗi cung các sản phẩm cao su tự nhiên: Thực trạng, cơ hội, rủi ro và khía cạnh chính sách”; “Chuỗi cung gỗ cao su Việt Nam: Thực trạng, cơ hội, rủi ro và chính sách”. Đây là các báo cáo đầu tiên phác họa những nét chính trong bức tranh tổng quan về chuỗi cung ứng của ngành cao su, gỗ cao su Việt Nam, từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại đến tiêu thụ sản phẩm.
Kết quả của nghiên cứu này góp phần làm rõ vai trò và vị thế hiện nay của ngành cao su, các thuận lợi và khó khăn mà ngành đang đối mặt trong bối cảnh hội nhập thị trường. Thông tin từ nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách và cơ chế quản lý sát thực tế, từ đó góp phần mở rộng cơ hội phát triển, giảm thiểu rủi ro về thị trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành.
Các Hiệp hội: Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES); HAWA, BIFA, FPA Bình Định và Hội cao su Việt Nam (VRA) cùng tổ chức FOREST TRENDS ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác và chia sẻ thông tin
Ông Tô Xuân Phúc, đại diện của Tổ chức Forest Trends cho biết: Sản xuất và chế biến sản phẩm cao su là một trong những ngành sản xuất nông lâm nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích cao su tiểu điền vẫn chiếm phần lớn và đây sẽ là một thách thức để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của thị trường về sản phẩm cao su bền vững.
Đến năm 2017, diện tích cao su của cả nước đạt 969.700 ha, với gần 67% diện tích đang trong giai đoạn cho thu hoạch mủ. Hiện, có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào khâu sản xuất, trong đó diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 51% trong tổng diện tích.
Sản lượng cao su Việt Nam đã tăng nhanh theo đà tăng diện tích. Việt Nam đã trở thành một trong những nước dẫn đầu về năng suất ở châu Á, là nước đứng thứ ba về cung cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thế giới, đứng sau Thái Lan và Indonesia.
Trong những năm gần đây, các yêu cầu của thị trường về sản phẩm cao su bền vững ngày càng tăng, đặc biệt ở các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật…
Các yêu cầu này không chỉ đơn thuần là về chất lượng sản phẩm đảm bảo, mà còn bao gồm sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về luật pháp, về lao động, môi trường, xã hội. Điều này đòi hỏi nhà sản xuất ngày càng phải thực hiện các trách nhiệm về luật pháp, xã hội và môi trường chặt chẽ hơn.
Phương Thanh
Ra mắt Hệ thống đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
TĐKT - Sáng 28/9, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ ra mắt Hệ thống đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng phát biểu khai mạc buổi lễ Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng khẳng định: DNNVV có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện thu nhập người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, DNNVV hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và hạn chế. Đặc biệt, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề thiết yếu đối với DNNVV. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức hiệp hội đã có sự quan tâm, dành nguồn kinh phí để triển khai đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho các doanh nghiệp và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc đào tạo này chủ yếu thực hiện thông qua phương thức truyền thống và mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đào tạo hiện nay của các DNNVV. Nhận thấy đào tạo trực tuyến sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các DNNVV tại Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Bắc (thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã phối hợp với Học viện Doanh nhân MVV triển khai Hệ thống đào tạo trực tuyến cho DNNVV (SME E-learning) với hệ thống bài giảng trực tuyến phong phú về nội dung, bao trùm các vấn đề trọng yếu đối với doanh nghiệp: Bán hàng, tiếp thị, tài chính, kế toán, nhân sự, sản xuất, tư duy chiến lược và kỹ năng lãnh đạo... Đây là một trong những nỗ lực của Trung tâm nhằm đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018), hướng đến việc trang bị kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và cá nhân khởi nghiệp. Hệ thống được xây dựng trên nền tảng đào tạo trực tuyến MVV Everlearn, sử dụng công nghệ điện toán đám mây và tích hợp nhiều chức năng học tập tiên tiến. Với hệ thống này, các doanh nhân có thể học tập mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại thông minh, tham khảo hệ thống tài liệu phong phú, các clip minh họa sinh động cho các tình huống học tập... Hơn nữa, các doanh nhân còn có thể tương tác, kết nối với nhau trong hệ thống. Nghi thức cắt băng khai trương hệ thống Chia sẻ về việc triển khai hệ thống, ông Lê Văn Khương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Bắc cho biết: Chúng tôi hy vọng hệ thống sẽ là tín hiệu mở đầu để khuyến khích các DNNVV quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời giới thiệu một hình thức học tập đang được sử dụng hiệu quả trên thế giới - hình thức đào tạo trực tuyến. Năm 2018, Chương trình đào tạo trực tuyến cho DNNVV dự kiến sẽ triển khai 15 bài giảng trực tuyến với các chuyên đề: Chuyên gia bán hàng; quản lý bán hàng; ứng dụng công nghệ số trong marketing; marketing căn bản cho chủ doanh nghiệp; marketing cho ngành hàng B2B; quản trị tài chính cho khởi sự doanh nghiệp; kế toán quản trị doanh nghiệp; quản trị nhân sự cho doanh nghiệp; quản trị sản xuất; kaizen 5S - cải tiến chất lượng liên tục; tư duy chiến lược và kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng đàm phán; ủy quyền và giao việc hiệu quả; kiến thức căn bản về khởi sự doanh nghiệp; pháp luật kinh doanh và hội nhập. Các bài giảng được xây dựng bởi Học viện Doanh nhân MVV, hướng đến tính ứng dụng để phù hợp với các DNNVV. Tất cả các cá nhân, doanh nghiệp trên toàn quốc đều có thể đăng ký tham dự miễn phí. Doanh nhân tham gia sẽ được hỗ trợ và tương tác trực tuyến trong suốt quá trình học tập bởi các chuyên gia uy tín. Toàn bộ các bài giảng trong chương trình sẽ được cung cấp miễn phí tại địa chỉ: vietnamsme.gov.vn và facebook.com/TACHANOI. Doanh nhân có thể đăng ký tham gia theo đường dẫn: http://bit.ly/sme-elearning. Phương ThanhTĐKT - Ngày 26/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo – triển lãm Vietnam Finance 2018 với chủ đề “Chuyển đổi số trong ngành tài chính”. Đây là sự kiện thường niên do Bộ Tài chính phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) Việt Nam tổ chức.
Vietnam Finance đã trở thành diễn đàn công nghệ thông tin (CNTT) uy tín trong lĩnh vực tài chính công được tổ chức thường niên, là nơi kết nối và chia sẻ thông tin hiệu quả liên quan đến các giải pháp CNTT trong ngành Tài chính.
Toàn cảnh khai mạc
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, Vietnam Finance 2018 là diễn đàn tốt cho các cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận về yêu cầu của ngành tài chính trong việc triển khai ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, triển khai Chính phủ điện tử, thực hiện chuyển đổi số. Qua đó, các tổ chức doanh nghiệp trong nước và quốc tế có cơ hội nắm bắt thông tin về kế hoạch triển khai của ngành tài chính, từ đó đề xuất, tư vấn các mô hình, công nghệ và kinh nghiệm thực hành tốt nhất cho Bộ Tài chính.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông minh và các phương thức sản xuất, kinh doanh mới để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Để tận dụng được cơ hội và hạn chế, thách thức do Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, đồng thời chủ động tham gia cuộc cách mạng này, Việt Nam cần ban hành một cách đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, hệ thống chính sách thuế và tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc huy động, phân bổ nguồn lực và hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về việc triển khai ứng dụng công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực tài chính – ngân sách với mục tiêu “Bộ Tài chính chủ động áp dụng các thành quả công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng nền tảng quản trị thông minh, cung cấp các dịch vụ tài chính thông minh, tham gia tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số.
Đến năm 2025, hoàn thành xây dựng tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở và hệ sinh thái tài chính số. Ngành tài chính đóng vai trò kiến tạo, kết nối, chia sẻ dữ liệu và nền tảng số hóa, đáp ứng toàn diện nhu cầu giao dịch tài chính công, nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin số của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức.
Hội thảo Vietnam Finance 2018 gồm 1 phiên toàn thể và 3 phiên thảo luận chuyên đề: “Chuyển đổi số trong lĩnh vực kho bạc Nhà nước”, “Chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan” và “Chuyển đổi số trong lĩnh vực thuế”.
Ngoài các chuyên đề hội thảo, khu vực triển lãm Vietnam Finance 2018 sẽ đem đến những trải nghiệm chân thực về các mô hình, các sản phẩm, giải pháp CNTT hiện đại giúp thúc đẩy tiến trình xây dựng nền tài chính số.
La Giang
Bàn giao máy soi do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ cho Hải quan Việt Nam
TĐKT - Ngày 24/9, tại Trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế (CKSBQT) Nội Bài và Kho hàng của Công ty dịch vụ hàng hóa hàng không (ACSV), Tổng cục Hải quan phối hợp với Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tổ chức Lễ bàn giao máy soi do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới liên quan (EXBS). Tổng trị giá hệ thống máy soi gần 200.000 USD. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường và ông Daniel Joseph Kritenbrink Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đồng chủ trì buổi lễ. Đến dự buổi lễ còn có đại diện lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Bắc và Công ty Dịch vụ Hàng không Việt Nam (ACSV), đại diện Cục Hải quan TP Hà Nội và các cục, vụ của Tổng cục Hải quan. Lễ bàn giao máy soi do Hoa Kỳ tài trợ trong khuôn khổ chương trình kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới liên quan (EXBS) Nhân dịp này, ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ và toàn thể đội ngũ chuyên gia Hoa Kỳ đã tích cực hỗ trợ Hải quan Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới và mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác giúp đỡ của phía Hoa Kỳ trong các lĩnh vực nghiệp vụ khác phục vụ cho quá trình cải cách và hiện đại hóa Hải quan. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cho biết: Tổng cục Hải quan cam kết sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ Cục Hải quan TP Hà Nội trong việc đảm bảo việc vận hành máy soi một cách hiệu quả nhất nhằm ngăn chặn từ xa khả năng vận chuyển bất hợp pháp các vật liệu nguy hiểm, thông qua đó ngăn chặn hoạt động khủng bố, buôn lậu. Với những hệ thống máy soi hiện đại, song song với những nỗ lực tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu, hiệu quả của công tác quản lý và kiểm soát hải quan sẽ được nâng cao hơn nữa. Từ đó, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn quốc gia, an ninh chuỗi cung ứng thương mại khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua, trong khuôn khổ Chương trình Kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới, Chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho Hải quan Việt Nam tăng cường năng lực ngăn chặn các hoạt động buôn bán trái phép những hàng hóa sử dụng cho mục đích phổ biến vũ khí hủy diệt. Các hỗ trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ được thực hiện dưới nhiều hình thức: Đào tạo, nâng cao nhận thức; hỗ trợ rà soát cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát thương mại chiến lược; hỗ trợ xây dựng tài liệu giảng dạy về nhận diện hàng hóa lưỡng dụng và tài trợ một số trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm soát gồm thiết bị cầm tay, thiết bị soi chiếu hình ảnh cho hàng hóa, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh. Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 106
- 107
- 108
- 109
- 110
- …
- sau ›
- cuối cùng »