Điển hình tiên tiến

Học viện Quân y đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai

TĐKT - Sáng 9/3, tại Hà Nội, Học viện Quân y long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (10/3/1949 - 10/3/2019) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, một số địa phương, các đơn vị trong toàn quân... Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai cho Học viện Quân y Trường Quân y sĩ Việt Nam (tiền thân của Học viện Quân y) được thành lập ngày 10/3/1949 tại thôn Tuần Lũng, xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với cơ sở vật chất nghèo nàn, nhưng bằng trí tuệ và nghị lực, thầy và trò, cán bộ và chiến sĩ của Trường đã đồng cam cộng khổ, vượt qua mọi thử thách, gian nan, vừa giảng dạy, học tập, vừa tham gia chiến đấu, đã đào tạo cho Quân đội một đội ngũ thầy thuốc đáp ứng kịp thời yêu cầu cứu chữa thương bệnh binh trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trải qua năm tháng phát triển, đội ngũ cán bộ, giảng viên của học viên đã có những phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, 100% cán bộ, giảng viên đạt trình độ sau đại học, trong đó có 18 giáo sư, 106 phó giáo sư, 128 tiến sĩ, 191 thạc sĩ, 15 Nhà giáo Nhân dân, 35 Nhà giáo Ưu tú, 20 Thầy thuốc Nhân dân, 179 Thầy thuốc Ưu tú, 10 chuyên viên đầu ngành và nhiều chuyên viên kỹ thuật của ngành Quân y. Trong 70 năm qua, Học viện đã đào tạo được gần 90 nghìn cán bộ y dược, trong đó có gần 55.000 nhân viên chuyên môn kỹ thuật y, dược, hơn 25 nghìn bác sĩ, dược sĩ quân y; 1000 tiến sĩ, hơn 3.700 thạc sĩ; hơn 7000 bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sĩ nội trú. Ngoài ra, Học viện đã đào tạo được 623 bác sĩ cử tuyển là con em đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên, hơn 2000 bác sĩ cho 9 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 200 bác sĩ cho các tỉnh Bắc Kạn và Yên Bái; đào tạo cho 2 nước bạn Lào và Campuchia được gần 200 y sĩ, dược sĩ trung cấp, 700 bác sĩ đa khoa, 25 bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II, 40 thạc sĩ và 3 tiến sĩ. Từ năm 2007 đến nay, Học viện đã hoàn thành 56 đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước; 136 đề tài cấp bộ, ngành và cấp tỉnh, thành phố; 605 đề tài cấp cơ sở và 400 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đặc biệt, Học viện là đơn vị đầu tiên trong nước triển khai nghiên cứu và thực hiện thành công 5 ca ghép tạng đầu tiên trên người, góp phần tạo nên bước phát triển vượt bậc của nền y học nước nhà; được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - công nghệ. Học viện hiện có 2 bệnh viện thực hành (Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Bỏng Quốc gia) và 1 Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, đồng thời là cơ sở thực hành đào tạo bác sĩ đại học và sau đại học. Trung bình hàng năm, các cơ sở điều trị của Học viện khám bệnh cho trên 500 nghìn lượt người, điều trị trên 50 nghìn lượt bệnh nhân. Việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị của Học viện vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân trong tình hình mới. Học viện đã triển khai nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong chẩn đoán, điều trị bệnh và đã nghiên cứu ứng dụng những công nghệ mới, đặc biệt trong sản xuất dược liệu quý hiếm ở Việt Nam ứng dụng vào sản xuất thuốc cũng như nguyên liệu làm thuốc, thu được nhiều kết quả tốt. Với những thành tích nổi bật, Học viện Quân y đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống, Học viện vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ kỷ niệm Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự nỗ lực và những thành tựu đạt được trong suốt 70 năm xây dựng và trưởng thành của Học viện Quân y, thực hiện tốt ba nhiệm vụ trọng tâm là: Đào tạo nguồn nhân lực y tế cho Quân đội và ngành y tế; nghiên cứu và phát triển khoa học - công nghệ y dược; nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị, khám, chữa bệnh. Để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tập thể lãnh đạo, đội ngũ giáo sư, bác sĩ, học viên Học viện Quân y tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả sứ mệnh, mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2025 đã đề ra, phải có chiến lược phát triển lâu dài, có tầm nhìn đến năm 2030 (100 năm thành lập Đảng), đến năm 2045 (100 năm thành lập nước); phấn đấu xây dựng Học viện Quân y thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và điều trị mang tầm khu vực, quốc tế. Trước mắt, Học viện phải sớm đạt tiêu chí trường trọng điểm Quốc gia, trở thành một trung tâm nghiên cứu y dược học quân sự và y dược học hàng đầu của Việt Nam với một số chuyên ngành sâu đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Học viện phải nỗ lực hơn nữa, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn với khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Phương Thanh

Nữ bác sĩ tiếp lửa cho nền y học cổ truyền

TĐKT - Nền y học cổ truyền Việt Nam đã có bề dày lịch sử trải dài theo suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Ngày nay, dù đã có sự phát triển lớn mạnh của Tây y nhưng nền Đông y nước nhà vẫn giành vị thế vững vàng, đặc biệt là Đông y gia truyền. Để nét đẹp truyền thống cùng giá trị vô giá của Đông y còn song hành và tồn tại phải kể đến công lao của bao thế hệ lương y có tâm với nghề. Gần 25 năm gắn bó với ngành y, Đại tá, bác sĩ chuyên khoa II, Lại Lan Phương, Trưởng khoa Nội 3, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an đã mang đến sự sống và niềm vui cho không ít bệnh nhân "chẳng còn tia hy vọng" nhờ cái tâm trong sáng và nền tảng kiến thức vững chắc về y học cổ truyền dân tộc. Đại tá, bác sĩ chuyên khoa II, Lại Lan Phương, Trưởng khoa Nội 3, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an Với chị, đến và gắn bó với y học cổ truyền như một cái “duyên” mà ông trời đã sắp đặt. Dù là sinh viên chuyên ngành bác sĩ đa khoa của Học viện Quân y nhưng chị được tiếp xúc với những cây thuốc nam, bài thuốc dân gian từ khá sớm bởi chị có nhiều bạn bè có gia đình làm nghề thuốc đông y gia truyền. Năm 1989, sau khi ra trường, chị về nhận công tác tại Viện Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cao cấp của Bộ Công an – nay là Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an. Chị nhớ: Đó là thời điểm đất nước ta còn nhiều khó khăn, ngành y cũng vậy. Thuốc men cực kỳ thiếu. Để có thể giúp bệnh nhân của mình vượt qua các cơn bạo bệnh, bên cạnh khám và kê những đơn thuốc tây, chị đã phải tự nghiên cứu, tìm kiếm, bổ sung thêm nguồn thuốc đông y vào đơn thuốc. Nhờ đó, nhiều bệnh nhân của chị đã thoát khỏi những căn bệnh một cách diệu kỳ. Chị quyết định vừa làm, vừa đi học bổ sung thêm kiến thức đông y chuyên sâu. May mắn được những chuyên gia đầu ngành về y học cổ truyền hướng dẫn và truyền cảm hứng, nên càng học, càng nghiên cứu, chị càng thấy đam mê và bị cuốn hút bởi những cây thuốc nam và cây kim châm kỳ diệu. Dần dần, trong quá trình làm việc, nữ bác sĩ Lại Lan Phương càng nhận ra rằng thuốc y học hiện đại bên cạnh những tác dụng nhanh, hiệu quả cũng có những hạn chế và tác dụng phụ. Trong khi đó, y học cổ truyền lại có rất nhiều phương thuốc điều trị có hiệu quả, có khả năng hạn chế các tác dụng phụ. Chính điều này đã thôi thúc chị mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo bệnh viện chủ động, sáng tạo kết hợp đông tây y trong khám và điều trị cho người bệnh. Bản thân chị đã chủ động tìm đọc, nghiên cứu các đề tài, đi sâu tìm hiểu, đánh giá tác dụng của một số bài thuốc y học cổ truyền để điều trị một số bệnh: Zona thần kinh, viêm mũi vận mạch, hỗ trợ cai nghiện ma túy, rối loạn lipid máu… Các đề tài của chị đều mang lại hiệu quả rõ rệt trên từng bệnh nhân. Bác sĩ Lại Lan Phương thường xuyên dành thời gian để hỏi thăm, chia sẻ với người bệnh Nhắc đến Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an, nhiều người dân ở khắp mọi miền Tổ quốc vẫn thầm cảm ơn công chăm sóc, cứu mạng của nữ bác sĩ Lại Lan Phương. Đặc biệt, biệt danh “Phương zona” hay “Phương y học cổ truyền Bộ Công an” đã trở thành những cái tên được nhiều người bệnh trên khắp cả nước truyền tai nhau khi nói về một bác sĩ đáng tin cậy, một địa chỉ đỏ, uy tín trong chữa các bệnh về zona thần kinh, hay các bệnh nội khoa. Chị Thư, ở tỉnh Hưng Yên cho biết: Năm 2001, chị có triệu chứng chóng mặt và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa và mồm méo biến dạng. Hai vợ chồng đã đi đến gõ cửa nhiều bệnh viện và đều nhận được chuẩn đoán bị mắc bệnh u góc cầu tiểu não. Đó là một căn bệnh khá bi quan, khiến chị càng suy sụp, dường như chỉ nằm một chỗ chờ chết. Trong lúc gia đình và bệnh nhân đều rất tuyệt vọng thì được gặp bác sĩ Phương. Cùng là phận nữ với nhau, bác sĩ Phương thấu hiểu nỗi khổ của nữ bệnh nhân khi mà người chồng vẫn còn trẻ tuổi và con của chị đang tuổi học hành. Bác sĩ Phương đã động viên, ổn định tâm lý cho người bệnh; đồng thời cố gắng hết vận dụng mọi kiến thức chuyên môn y học hiện đại, kết hợp y học cổ truyền để định hướng điều trị. Với chẩn đoán bệnh nhân bị vi rút làm rối loạn tiền đình, làm liệt dây thần kinh số 7, bác sĩ Phương đã kết hợp châm cứu và uống thuốc đông y; đồng thời cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc tây. Kết quả là sau 1 tuần chị Thư đã tỉnh táo, đi lại được bình thường, khuôn mặt của bệnh nhân đã khỏi hẳn.  “Hàng xóm của gia đình bệnh nhân đã kéo nhau lên tận bệnh viện để xem thông tin chị Thư khỏi bệnh có phải là sự thật không. Họ bắt tay tôi cảm ơn vì đã cứu sống cuộc đời chị Thu, mang lại hạnh phúc cho cả một gia đình và cả làng xóm láng giềng” – bác sĩ Lại Lan Phương nhớ lại. Không chỉ đặt bản thân vào vị trí của người bệnh để thấu hiểu được tâm tư bệnh nhân, dù bận rộn với công tác lãnh đạo, quản lý khoa phòng, nhưng bác sĩ Phương vẫn dành thời gian đến những phòng bệnh động viên lắng nghe ý kiến phản hồi từ người bệnh, đồng thời trực tiếp khám, chữa cho các bệnh nhân nặng, giúp đỡ kêu gọi ủng hộ các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Chính từ những việc làm trách nhiệm, ân cần, bác sĩ Phương đã nhận được nhiều tình cảm yêu mến, kính trọng từ đồng nghiệp và bệnh nhân. Năm 2017, bệnh nhân Quang (Hà Nội) được bác sĩ Phương tiếp nhận trong tình trạng bàn chân bị loét đến hở hết cả gân xương do bị nhiễm trùng. Lãnh đạo bệnh viện đã yêu cầu chuyển bệnh nhân sang tây y để tiến hành ghép da. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, bác sĩ Phương biết bệnh nhân khá hoàn cảnh, lại không có người chăm sóc, nếu tiến hành ghép da theo phương pháp y học hiện đại có thể bệnh nhân không đủ điều kiện. Chị quyết giữ lại bệnh nhân, vừa cắt lọc sạch sẽ vết thương, vừa dùng thuốc đông y để điều trị vết loét lâu liền. Mồng 1, 2 Tết, chị đều có mặt ở viện cùng với đội ngũ điều dưỡng rửa vết thương cho bệnh nhân, hái lá mỏ quạ tươi về giã để để đắp vào vết thương cho sạch, sau đó kết hợp với tế bào gốc. Nhờ đó, sau một thời gian ngắn, bàn chân của người bệnh liền lành hoàn toàn, vết sẹo rất đẹp. Bệnh nhân đã vô cùng cảm động trước tấm lòng của chị. Đó chỉ là vài trong số hàng nghìn ca bệnh mà chị đã mát tay cứu chữa. Bác sĩ Lại Lan Phương thường xuyên giúp đỡ chuyên môn, truyền lửa cho thế hệ trẻ về tình yêu nghề và y đức của người thầy thuốc Hơn 2 thập kỷ hết lòng với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chị đã được tặng nhiều giấy khen, bằng khen. Nhưng với nữ bác sĩ ấy, phần thưởng lớn nhất mà chị nhận được chính là những cái nắm tay chặt cảm ơn, niềm tin, nụ cười hạnh phúc của bệnh nhân và người nhà họ. Đó là nguồn động lực lớn lao nhất giúp chị thêm vững tin và gắn bó với nghề đã chọn. Chị thường nhắc nhở các thế hệ bác sĩ trẻ hôm nay rằng: Mỗi bệnh nhân đến với mình, đồng nghĩa họ đang trao cả mạng sống, cả tương lai cho mình. Hãy sống cùng cơn đau của bệnh nhân, “thấm” từng niềm vui, nước mắt của người bệnh khi đó các em mới có thể thực sự sống cùng nghề y cao quý. “Bác sĩ dù có nghèo về tiền bạc, nhưng chúng ta luôn giàu sự kính trọng và tin tưởng của bệnh nhân. Chăm sóc sức khỏe nhân dân nhất định phải kết hợp tốt giữa ứng dụng y học cổ truyền và y học hiện đại” – bác sĩ Lại Lan Phương chia sẻ. Hưng Vũ

Ban Công đoàn Quốc phòng đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

TĐKT - Sáng 6/3, tại Hà Nội, Ban Công đoàn Quốc phòng (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng) tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (6/3/1949 – 6/3/2019) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chủ trì buổi lễ. Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các đồng chí là nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, các đồng chí Phó Chủ nhiệm, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam… Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho Ban Công đoàn Quốc phòng Công đoàn Quốc phòng là tổ chức công đoàn ngành trung ương thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam, bộ phận tiên tiến của giai cấp công nhân Việt Nam. Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong quân đội luôn gắn liền với những chặng đường lịch sử cách mạng vẻ vang của Đảng, dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đến nay đã có 55 đơn vị đầu mối trực thuộc Quân ủy Trung ương (Bộ Quốc phòng) có tổ chức công đoàn. Hơn 940 công đoàn cơ sở với 18 vạn đoàn viên công đoàn đã trở thành lực lượng quan trọng trong việc xây dựng nền công nghiệp quốc phòng; nghiên cứu, thiết kế, cải tiến, sửa chữa các loại vũ khí trang bị; trực tiếp lao động, sản xuất trong các doanh nghiệp quân đội, xây dựng các công trình, khu kinh tế quốc phòng trên các địa bàn chiến lược; làm công tác phục vụ trong các cơ quan, học viện, nhà trường, bệnh viện, kho, trạm… Các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Năm nhất - ba không”, “Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động”… gắn với cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” thực sự trở thành động lực thúc đẩy, khơi dậy lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, vươn lên làm chủ khoa học, kỹ thuật, đồng thời từng bước ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất của đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quốc phòng. Trong giai đoạn 2013 – 2018 Công đoàn Quốc phòng đã có 4.460 công trình sản phẩm có giá trị, 18.845 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm và làm lợi cho ngân sách quốc phòng gần 7.000 tỷ đồng; thường xuyên thực hiện tốt các chế độ cho người lao động; thăm hỏi, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn… Tại buổi lễ, Đại tướng Lương Cường đã trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho Ban Công đoàn Quốc phòng. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành tích Ban Công đoàn Quốc phòng đã đạt được trong những năm qua. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho rằng để xây dựng tổ chức công đoàn trong quân đội vững mạnh, đóng góp vào sự nghiệp phát triển công nghiệp quốc phòng, xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cấp ủy, chỉ huy và tổ chức công đoàn các cơ quan, đơn vị cần bám sát nhiệm vụ chính trị; tích cực, chủ động, sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Các phong trào thi đua phải phù hợp, sát với từng loại hình cơ sở, tạo môi trường, sức hấp dẫn để động viên, thu hút đoàn viên công đoàn, lao động quốc phòng hưởng ứng tham gia đạt hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn các cấp cần thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có bản lĩnh chính trị vững vàng; thực hiện tốt chức năng tham gia quản lý, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động quốc phòng; xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp giữa người lao động và người sử dụng lao động… Trang Lê

Doanh nhân Trần Nguyễn Hồ - Lão nông miền Tây vững bước trên “mặt trận” phát triển kinh tế

TĐKT - Từ mảnh đất Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Trang trại cút Nguyễn Hồ đã nức tiếng miền Tây và trên khắp dải đất hình chữ “S”. Trứng cút an toàn sinh học cùng chuồng nuôi chim cút của trang trại đã được nhiều tổ chức xác nhận, chứng nhận bản quyền và sớm được “xuất ngoại” đến những thị trường khó tính nhất. Đây là thành quả sau một phần tư thế kỷ miệt mài phấn đấu của lão nông Trần Nguyễn Hồ (còn gọi là Hai Hồ). Năm 2017, ông đã được vinh danh Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Ông Trần Nguyễn Hồ- Chủ trang trại chim cút Nguyễn Hồ Mở lối đi riêng Con đường đến với vinh quảng của “lão nông - doanh nhân” Nguyễn Hồ và trang trại của mình không phải trải bằng hoa hồng mà trên đó là bao chông gai, thử thách. Chỉ có bằng tinh thần bền bỉ, quyết tâm, bản lĩnh, không quản ngại khó khăn, gian khổ, sự đam mê, sáng tạo, ông mới làm nên được thành công, mang đến những khởi sắc cho trang trại mình cũng như chung tay phát triển kinh tế địa phương. Đại biểu tham quan và trao đổi kinh nghiệm sản xuất với ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại chăn nuôi chim cút xuất khẩu trứng qua Nhật Bản Năm 1998, từ một cán bộ dược bứt ra làm nông dân chăn nuôi, buổi khởi nghiệp của ông là vô vàn trắc trở “Gia đình tôi bắt đầu với 2.000 con giống chim cút, vì vốn ít, lại chưa có điều kiện học hỏi kỹ thuật nuôi, chăm sóc sao cho chim cút đẻ nhiều trứng, thêm vào đó, số lượng chim cút cũng hao hụt do chưa biết cách nuôi dưỡng, nên mỗi tháng, gia đình chỉ thu lợi được trên dưới 1 triệu đồng”. Nhận thấy đây là mặt hàng tiềm năng, đầu ra sẵn có, 3 năm sau, tổng đàn chim cút của ông Hồ đã nhân lên tới 20.000 con, chi phí đầu tư trên 500 triệu đồng bao gồm cả con giống, chuồng trại và thức ăn. Chuỗi thu hoạch trứng kéo dài từ 8 đến 9 tháng mới phải thay đàn mới, khi ấy, mỗi tháng chim cút đem lại cho ông hàng trăm triệu đồng. Khi đã bước đầu thành công thì sóng gió ập tới. Năm 2002 - 2003, dịch cúm gia cầm tấn công đến Việt Nam, đàn chim cút của ông bị tiêu hủy toàn bộ, bao tâm huyết, công sức, tiền bạc của ông và gia đình cũng theo đó ra đi. Song cú sốc lớn này không làm ông nản chí, đầu năm 2004, ông Nguyễn Hồ huy động hết gia sản và vay thêm ngân hàng để làm lại từ đầu. Cũng chính trong giai đoạn này, ông mày mò nghiên cứu và sáng chế ra kiểu chuồng mới bằng kim loại, thay thế chuồng gỗ trước đây. Bên cạnh đó, hệ thống máng ăn được cải tiến tránh tình trạng rơi vãi lãng phí, hệ thống uống nước tự động và đặc biệt đáy chuồng luôn được vệ sinh để tránh ảnh hướng tới môi trường xung quanh. Với sáng kiến mô hình chuồng nuôi chim cút này, năm 2012, ông đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận, bảo hộ và cấp giấy chứng nhận. Làm nên những điều diệu kỳ Nhờ thực hiện quy trình chăn nuôi tiên tiến, trứng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, nên từ cuối năm 2013 đến nay, ông hợp tác với Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang xuất sang Nhật Bản hơn 2 triệu quả trứng cút mỗi tháng, mang lại thu nhập khoảng một tỷ đồng. Trước khi chế biến, trứng cút luôn được ông Nguyễn Hồ kiểm tra cẩn thận Ông Hai Hồ cho biết, với khoảng 300.000 con cút mái hiện nay, mỗi ngày ông xuất ra thị trường hơn 200.000 trứng. Trong đó, khoảng 50% số trứng này được chuyển sang Nhà máy đông lạnh hàng nông sản xuất khẩu Long Định (thuộc Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang) để đóng hộp xuất khẩu. Sản phẩm trứng chim cút của trang trại Do thị trường tiêu thụ trứng chim cút rất mạnh và ổn định, nên ông đã phát triển hệ thống chăn nuôi vệ tinh bằng cách đầu tư cho nhiều hộ khác nuôi chim cút (hỗ trợ vốn vốn qua con giống, chuồng, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm…). Tại Tiền Giang, ông thành lập tổ hợp tác nuôi cút lấy trứng với hơn 20 thành viên. Theo ông Hai Hồ, mục đích thành lập tổ hợp tác là muốn hỗ trợ người nghèo có phương tiện sản xuất vượt qua khó nghèo. Để hỗ trợ các thành viên trong tổ, ông nhận chuyển giao công nghệ, cho vay vốn, cung cấp thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm. Theo ông Hai Hồ, tổ hợp tác đang hướng đến làm trứng cút sạch. Những thành viên nào đủ khả năng làm trứng cút sạch xuất khẩu, ông nhiệt tình giúp đỡ để làm vệ tinh cho mình. Những thành viên chưa đủ khả năng, ông hỗ trợ làm trứng cút để cung ứng cho thị trường trong nước. Dám nghĩ dám làm, mở ra lối đi riêng, ông Hai Hồ đã thu về những trái ngọt xứng đáng, không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình, ông còn góp phần mang đến nhiều giá trị lớn cho kinh tế - xã hội địa phương, trở thành một tấm gương nông dân điển hình làm kinh tế giỏi. “Vua chim cút Miền Tây” Hai Hồ đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc; Giải thưởng Sao Thần Nông - Cho mùa bội thu; cùng nhiều Bằng khen của UBND tỉnh Tiền Giang... Đặc biệt, năm 2019, doanh nhân Trần Nguyễn Hồ đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Minh Phương

1 tập thể, 1 cá nhân nhận Giải thưởng Kovalevskaia 2018

TĐKT - Chiều 4/3, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2018 và giao lưu giữa các nhà khoa học nữ với sinh viên. Tới dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Năm 2018, Giải thưởng Kovalevskaia được trao cho tập thể nữ Bộ môn Công nghệ môi trường, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; 1 cá nhân là GS.TS. Nguyễn Thị Lan, giảng viên cao cấp, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam vì có nhiều thành tích nổi bật trong nghiên cứu khoa học với 105 bài báo khoa học công bố trong nước và quốc tế. Nhiều sản phẩm khoa học công nghệ được GS Nguyễn Thị Lan nghiên cứu, phát triển đã được công nhận và chuyển giao, trong đó có vắc - xin phòng bệnh Care (bệnh sài sốt) ở chó, kít chẩn đoán nhanh hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) hay bệnh tai xanh ở lợn. Bà cũng hướng dẫn nhiều tiến sĩ, thạc sĩ và sinh viên, biên soạn sách, giáo trình, đóng góp vào đổi mới chương trình và cải tiến phương pháp giảng dạy trong nhà trường. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Giải thưởng Kovalevskaia 2018 cho 1 tập thể và 1 cá nhân Giải thưởng Kovalevskaia là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc không chỉ tôn vinh các nhà khoa học nữ, giới thiệu thành tựu khoa học - công nghệ, tuyên truyền, phổ biến tri thức khoa học mà còn nâng cao vị thế của phụ nữ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúc mừng tập thể và cá nhân đạt giải, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước luôn đề cao vai trò của đội ngũ trí thức nói chung và vai trò của nữ trí thức nói riêng. Kết quả hoạt động khoa học của nữ trí thức không chỉ là những công trình lý thuyết mà có giá trị cao, ứng dụng tích cực trong cuộc sống, góp phần đảm bảo môi trường, phát triển kinh tế; đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi lễ “Các tập thể, cá nhân được Giải thưởng Kovalevskaia sẽ luôn là những hạt nhân nòng cốt truyền lửa, truyền cảm hứng cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam phấn đấu vươn lên; tự tin hội nhập để cống hiến hết mình cho Tổ quốc” - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn tin tưởng. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng nhấn mạnh, Hội LHPN Việt Nam thời gian tới cần tiếp tục sát cánh, đồng hành cùng với đội ngũ các nhà khoa học nữ, đề xuất với Đảng, Chính phủ những chính sách, cơ chế nhằm phát huy tối đa tiềm năng của lực lượng trí thức quan trọng trong sự nghiệp khoa học và công nghệ của nước nhà. Đồng thời, tuyên truyền về thành tựu của các nhà khoa học nữ, giới thiệu quảng bá các công trình khoa học để ứng dụng trong thực tiễn; kết nối với các nhà khoa học, kiều bào ta ở nước ngoài, hiến công, hiến kế cho sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ của đất nước. Dịp này, Hội LHPN Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho hội viên Hội Nữ trí thức Việt Nam được phong hàm giáo sư/phó giáo sư năm 2017 và học vị tiến sĩ trong nước năm 2017 và 2018 để tôn vinh đóng góp của những nhà khoa học nữ trong việc nghiên cứu khoa học, góp phần làm giàu vốn tri thức về khoa học tự nhiên của nước nhà. Chương trình giao lưu giữa các nhà khoa học nữ với sinh viên Quỹ Giải thưởng Kovalevskaia cũng trao tặng học bổng cho 3 nữ sinh tiêu biểu, có thành tích học tập xuất sắc, nhằm khích lệ ý chí phấn đấu vươn lên, không ngừng sáng tạo và phát huy những tiềm năng của người phụ nữ trong lĩnh vực tự nhiên. Trong khuôn khổ sự kiện này đã diễn ra cuộc Giao lưu giữa các nhà khoa học nữ với sinh viên, là dịp để các sinh viên có điều kiện được trực tiếp trao đổi, học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học tự nhiên nói riêng. Mai Thảo

Lực lượng Bộ đội Biên phòng đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất

TĐKT - Sáng 2/3, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959 - 3/3/2019), 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2019) và trao Huân chương Quân công hạng Nhất tặng Bộ đội Biên phòng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo. Dự buổi lễ có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an. Cùng dự có các đồng chí là Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng và đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Quân công hạng Nhất cho Bộ đội Biên phòng Cách đây tròn 60 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/TTg thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang - nay là Bộ đội Biên phòng. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Bộ đội Biên phòng - lực lượng vũ trang chuyên trách bảo vệ biên giới quốc gia; khẳng định bước trưởng thành, phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Ngày 3/3 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng. Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dù có những tên gọi khác nhau và đặt dưới sự quản lý, điều hành của Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, Bộ đội Biên phòng cũng luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; chú trọng rèn luyện, phát triển lực lượng, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; ngày 22/2/1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 16/HĐBT về tổ chức Ngày Biên phòng toàn dân trong cả nước. Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 11 đã thông qua Luật Biên giới quốc gia, trong đó xác định ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm là Ngày Biên phòng toàn dân. Đây là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước; tiếp tục khẳng định rõ vai trò nòng cốt, chuyên trách của Bộ đội Biên phòng trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới; đồng thời, phát huy sức mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Sau 30 năm thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước; của các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương, khu vực biên giới đã có bước phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh; phòng tuyến nhân dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới ngày càng vững mạnh. Các cuộc vận động hướng về biên giới, hải đảo được triển khai rộng khắp trong cả nước, huy động nguồn lực to lớn giúp đỡ các xã, phường, làng, bản khu vực biên giới, hải đảo, các đồn, trạm biên phòng; kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc ở biên giới, hải đảo khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới. Ngày Biên phòng toàn dân đã trở thành Ngày hội của nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới; tuyên truyền, vận động nhân dân cả nước hướng về biên giới, hải đảo, đóng góp công sức bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới trong mọi tình huống. Với những thành tích đạt được, Bộ đội Biên phòng đã vinh dự được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý: Hai lần được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;  Huân chương Sao vàng; 3 Huân chương Hồ Chí Minh; 2 Huân chương Độc lập; 2 Huân chương Quân công; Huân chương Lao động hạng Ba; 154 lượt tập thể và 67 cá nhân được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những chiến công, thành tích xuất sắc, sự trưởng thành vượt bậc mà các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong suốt 60 năm qua, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ðể thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ mà Ðảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao phó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ đội Biên phòng cần quán triệt sâu sắc, tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo các Nghị quyết của Đảng, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chương trình hành động, các Đề án, các Kế hoạch công tác của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng bằng những giải pháp, hành động thiết thực, cụ thể và kịp thời. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong bảo vệ biên giới quốc gia. Tiếp tục tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, ổn định lâu dài trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở khu vực biên giới. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về biên giới quốc gia và Bộ đội Biên phòng. Nâng cao chất lượng huấn luyện đào tạo, nghiên cứu ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Đổi mới mạnh mẽ tác phong, phương pháp công tác theo hướng chính quy, khoa học, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là trong công tác kiểm soát xuất nhập cảnh. Xây dựng Bộ đội Biên phòng có chất lượng tổng hợp cao, vững về chính trị tư tưởng, giỏi về quân sự, am hiểu về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ, thành thạo ngoại ngữ. Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới. Triển khai công tác đối ngoại quốc phòng, đối ngoại Biên phòng linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân hai bên biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với các nước láng giềng. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao bức trướng tặng Bộ đội Biên phòng. Tại Lễ kỷ niệm, lực lượng Bộ đội Biên phòng vinh dự đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao bức trướng của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tặng Bộ đội Biên phòng: “Trung thành tuyệt đối, Đoàn kết kỷ cương, Đổi mới sáng tạo, Bình yên biên giới”, ghi nhận những chiến công, thành tích của Bộ đội Biên phòng đối với sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Phương Thanh – Nguyên Hải

Tổ trưởng nhiều sáng kiến

TĐKT - Gắn bó với Công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar (tỉnh Bình Định) gần 10 năm, anh Nguyễn Trọng Hậu, Tổ trưởng Tổ Đóng dịch thủy tinh Phân xưởng dịch truyền đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả trong công việc và mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Theo anh Hậu, để đáp ứng yêu cầu năng suất và chất lượng sản phẩm, anh luôn tích cực trong quá trình làm việc, nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, hăng say học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi cách cải tiến máy móc, thiết bị… Trong quá trình làm việc, anh đã tiến hành cải tiến kỹ thuật, đưa máy móc vào hoạt động ổn định có hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cho công ty trong quá trình sản xuất. Một trong những sáng kiến tiêu biểu của anh là sáng kiến “Cải tạo mâm rung nút cao su”. Chia sẻ về ý tưởng cho sáng kiến này, anh Hậu cho biết trong quá trình làm việc, anh nhận thấy mâm rung nút cao su ra không đều, nằm chồng mép lên nhau làm kẹt nút, thiếu nút trong quá trình sản xuất khiến người vận hành máy phải dùng tay chạm vào nút cao su nhiều, gây ảnh hưởng đến sản phẩm. Để khắc phục tình trạng này, anh Hậu đã hàn đường loại nút chồng lên nhau và loại nút ngược, sau đó hàn hai rãnh ray nhỏ để nút cao su đi theo từng cái, nhằm ổn định nút ra trên đường ra của nút. Với sáng kiến này, công nhân không cần dùng tay tiếp xúc trực tiếp đến sản phẩm hở và sản phẩm ra được ổn định trong quá trình sản xuất. Đồng thời số lượng nút bị hư hỏng, hao hụt trong quá trình sản xuất giảm 5 nút/1.000 chai xuống còn 1 nút/1.000 chai. Sáng kiến đã được áp dụng tại công ty và mang lại hiệu quả. Trong năm 2016, công ty sản xuất ra 7,2 triệu sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất cho công ty với số tiền: 225 triệu đồng/năm. Một sáng kiến nữa phải kể đến là sáng kiến “Cải tiến đường khí lưu thông tại các van đóng ngắt dịch máy đóng dịch GB”. Nhận thấy khi các van khí đóng dịch, khi xả hơi trực tiếp vào môi trường cấp B dẫn đến vi sinh trong laminar đóng chai không đạt, anh đã tiến hành dắt hơi vào 36 van khí đóng ngắt dịch, sau đó dùng các dây khí nén nối các đường xả của van lại với nhau nhằm loại đường xả khí trực tiếp của các van và xả ra bên ngoài. Nhờ cải tiến này, môi trường laminar cấp B đạt thường xuyên và ổn định khi máy chạy. Ngoài ra, anh còn có nhiều sáng kiến như “Cải tạo ron hút nút cao su”, “Cải tiến đường ray băng tải máy khằn nắp cho bộ đếm chai” và nhiều sáng kiến khác đã đem lại lợi ích hàng trăm triệu đồng cho công ty. Bên cạnh việc làm tốt công tác chuyên môn, với cương vị là tổ trưởng, anh Hậu luôn sẵn sàng và nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được qua quá trình công tác cho các tổ viên cũng như các đồng nghiệp trong công ty, tận tâm hướng dẫn các công nhân mới vào làm tại tổ các thao tác, kỹ năng trong công việc để giúp họ thực hiện tốt công việc được giao, thường xuyên quan sát và kịp thời điều chỉnh thao tác của người mới cho chuẩn xác để tránh xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất. Đồng thời, động viên các thành viên trong tổ chủ động nghiên cứu, học hỏi và đề xuất các biện pháp, giải pháp mới để cùng nhau thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trong sản xuất tại dây chuyền đang làm và nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm làm ra. Không chỉ vậy, anh còn luôn quan tâm, theo dõi sát sao năng lực, sở trường, sở đoản cũng như hoàn cảnh gia đình của từng tổ viên để từ đó có sự bố trí, phân công, sắp xếp công việc từng thành viên trong tổ cho ca sản xuất phù hợp nhằm duy trì sản xuất và sản phẩm ổn định tại dây chuyền sản xuất. Tùng Chi

Bệnh viện Lão khoa Trung ương: Đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Theo số liệu thống kê, nước ta đã chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số” từ năm 2011 và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Điều này đặt ra những thách thức mới đối với công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Ngày 30/12/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Quyết định số 7618/QĐ-BYT phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT) giai đoạn 2017-2025 với mục tiêu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia về NCT, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Ekip can thiệp tĩnh mạch Bệnh viện Lão khoa Trung ương   Đào tạo chuyên môn Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính bằng can thiệp laser/sóng cao tần/tiêm xơ Hiện nay, Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong chăm sóc sức khỏe NCT tại Việt Nam. Với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và tận tâm, Bệnh viện luôn nỗ lực phấn đấu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của cộng đồng và tự hào là cơ sở uy tín, tin cậy của NCT trong cả nước. Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính là tình trạng suy giảm chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới do hậu quả của giãn tĩnh mạch, hở các van tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong các thập kỷ trước, phương pháp phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị suy tĩnh mạch mạn tính triệt để có hiệu quả. Tuy nhiên, phẫu thuật loại tĩnh mạch suy phải được thực hiện dưới gây mê, thường gây đau, có thể có các biến chứng do vết thương và phải nghỉ làm việc dài ngày ngày. Với sự xuất hiện của các kỹ thuật triệt tiêu tĩnh mạch nội mạch qua da, bao gồm liệu pháp nhiệt nội tĩnh mạch (Laser/sóng cao tần) và liệu pháp gây xơ bằng bọt hoặc dung dịch, điều trị suy tĩnh mạch mạn tính đã thực sự có rất nhiều thay đổi. Ở nước ta, các phương pháp laser/sóng cao tần/ tiêm xơ tĩnh mạch đã bắt đầu được ứng dụng để điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính từ khoảng 10 năm nay, tuy nhiên hầu hết chỉ thực hiện được ở một vài bệnh viện lớn trong cả nước. Bệnh viện Lão khoa Trung ương là một trong những đơn vị đầu tiên của cả nước thực hiện điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính bằng can thiệp laser/sóng cao tần/tiêm xơ. Bắt đầu thực hiện từ năm 2009, đến nay đã có hàng chục nghìn lượt bệnh nhân đã được điều trị bằng phương pháp này tại bệnh viện. Bên cạnh việc trực tiếp khám và điều trị cho các bệnh nhân, Bệnh viện còn cử các chuyên gia đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước để đào tạo hướng dẫn cán bộ tuyến cơ sở khám, chẩn đoán phát hiện bệnh và từng bước áp dụng được các phương pháp điều trị mới. Bệnh viện cũng mở các lớp đào tạo liên tục cấp chứng chỉ về các kỹ thuật mới hiện đại này. Có nhiều bệnh viện, đơn vị đã cử bác sĩ tới Bệnh viện để được đào tạo, nâng cao về kỹ thuật này. Phục hồi chức năng cho NCT Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Lão khoa Trung ương nhận điều trị những bệnh nhân có bệnh lý về thần kinh trung ương (như tai biến mạch não, Parkinson, liệt tủy...) bệnh lý cơ xương khớp như viêm quanh khớp vai, đau thần kinh tọa, đau lưng và vai gáy do thoát vị đĩa đệm, bệnh lý sau mổ chấn thương chỉnh hình (gẫy cổ xương đùi, sau mổ thay khớp háng, sau mổ thay khớp gối, mổ phẫu thuật cột sống). Bệnh nhân tập luyện trên máy HUR Tập thăng bằng với máy Theratrainer phối hợp tập nhận thức Hiện nay, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đang triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại trong phục hồi chức năng cho bệnh nhân cao tuổi: Tập đi có nâng đỡ một phần trọng lực; tập đi cho bệnh nhân liệt nửa người; kỹ thuật tập thăng bằng cho người cao tuổi (bao gồm trên máy theratrainer); kỹ thuật tập vận động có háng trở trên dàn máy HUR theo công nghệ khí nén; kỹ thuật tập nuốt cho những bệnh nhân có rối loạn nuốt; gương trị liệu cho bệnh nhân tai biến mạch não, bệnh bị đau loạn dương vùng, đau mỏm cụt chi; kỹ thuật cử động ép buộc và ức chế cho bệnh nhân tai biến mạch não; kéo giãn cột sống trong điều trị thoát vị đĩa đệm; điều trị giảm đau trong các bệnh lý cơ xương khớp bằng kích thích điện qua da, điện phân dẫn thuốc, siêu âm điều trị. Kết quả điều trị phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại Bệnh viện được người bệnh đánh giá cao. Điều trị bệnh nội tiết và cơ xương khớp Khoa Nội tiết và Cơ xương khớp cũng là một đơn vị tiêu biểu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Được biết, Khoa Nội tiết và Cơ xương khớp hiện đã thực hiện được hầu hết các kỹ thuật hiện đại trên thế giới và điều trị có hiệu quả cho người bệnh. Nổi bật là: Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống được sử dụng trong phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường. Bệnh nhân được làm nghiệm pháp, tư vấn và điều trị có hiệu quả, kiểm soát đường huyết tốt, góp phần làm giảm tỷ lệ biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường. Kỹ thuật chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm sử dụng trong phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư tuyến giáp. Bệnh nhân được khám sàng lọc, làm xét nghiệm và được tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh lý tuyến giáp. Kỹ thuật siêu âm khớp giúp chẩn đoán bệnh lý cơ xương khớp. Dưới hướng dẫn siêu âm giúp đưa thuốc tới vị trí tổn thương chính xác hơn và đưa lại hiệu quả điều trị cao. Bác sĩ thực hiện Kỹ thuật siêu âm khớp Ngoài ra, Khoa Nội tiết và Cơ xương khớp còn áp dụng các biện pháp tiên tiến: Kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân khớp và phần mềm quanh khớp; liệu pháp Collagen tiêm trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp; kỹ thuật tiêm khớp và phần mềm quanh khớp bằng các chế phẩm corticoid, acid hyaluronic... Tư vấn chăm sóc người cao tuổi và lập kế hoạch chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi phù hợp với tình trạng bệnh lý, xã hội, kinh tế. Có thể thấy rằng, với những kỹ thuật điều trị tiên tiến, hiện đại cùng sự nhiệt tình tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên các khoa, phòng, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đang là mô hình khám, chữa bệnh được người dân quan tâm, tin tưởng.

Tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu Bộ đội Biên phòng năm 2018

TĐKT - Chiều 26/2, tại Học viện Biên phòng (Hà Nội), Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức Lễ tuyên dương 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu và 10 Gương mặt trẻ triển vọng Bộ đội biên phòng năm 2018. Đây một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959 - 3/3/2019), 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2019). Tới dự có: Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng, Chính ủy BĐBP; đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng và đồng chí Nguyễn Ngọc Lương trao bằng khen cho các "Gương mặt trẻ tiêu biểu" BĐBP 2018 Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu là một trong những hoạt động thường niên của BĐBP nhằm tôn vinh, động viên, khích lệ những tấm gương thanh niên tiêu biểu; phát hiện, xây dựng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến và kinh nghiệm tổ chức các mô hình hoạt động của tuổi trẻ lực lượng, tạo động lực thúc đẩy hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên, thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Năm nay, việc bình chọn gương mặt tiêu biểu được tiến hành chặt chẽ ở các cấp. Hội đồng bình chọn cấp Bộ Tư lệnh đã họp, thảo luận, phân tích, đánh giá và bỏ phiếu kín bình chọn 10 gương mặt trẻ tiêu biểu, 10 gương mặt trẻ triển vọng. Hai mươi gương mặt được tuyên dương là những cán bộ, chiến sĩ có tuổi đời, tuổi quân rất trẻ, song là những điển hình tiến tiến khi cùng đồng chí, đồng đội của mình lập nhiều thành tích, chiến công xuất sắc trên các lĩnh vực khác nhau, góp phần xây dựng khu vực biên giới ngày càng phát triển, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc. Tiêu biểu trong số đó, có Trung úy Nguyễn Văn Giản, Đồn Biên phòng cửa khẩu Tây Trang, BĐBP Điện Biên; Trung úy Lê Hồng Sơn, Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, BĐBP Sơn La... có nhiều thành tích trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm, trực tiếp cùng đồng đội phá nhiều chuyên án lớn, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới. Thượng úy Hà Huy Thiên, trợ lý Công tác quần chúng, Phòng Chính trị, BĐBP Nghệ An tích cực tham gia vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ các hộ nghèo, gia đình chính sách, các cháu học sinh nghèo học giỏi trên địa bàn biên giới tỉnh Nghệ An với tổng trị giá quà và tiền mặt trên 8,3 tỷ đồng năm 2018. Trao Bằng khen cho các "Gương mặt trẻ triển vọng" BĐBP 2018 Phát biểu tại Lễ Tuyên dương, Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP ghi nhận và biểu dương thành tích xuất sắc của 10 gương mặt trẻ tiêu biểu và 10 gương mặt trẻ triển vọng toàn lực lượng năm 2018. Đây thực sự là những tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ BĐBP trên khắp mọi miền biên cương của Tổ quốc, góp phần làm tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, hình ảnh người chiến sĩ Biên phòng mang quân hàm xanh. Lưu ý những năm tới, tình hình thế giới, khu vực dự báo có những diễn biến phức tạp, khó lường, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn đề nghị cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng cho cán bộ, đoàn viên thanh niên có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn. Đặc biệt, cần thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tuổi trẻ BĐBP phát huy tính sáng tạo, xung kích, cống hiến tài năng, trí tuệ góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, chú trọng bồi dưỡng, tôn vinh gương mặt trẻ tiêu biểu, gương mặt trẻ triển vọng, các điển hình tiên tiến, mô hình tốt, việc làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện tốt cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và phong trào “Thanh niên quân đội thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích sáng tạo, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Mỗi đoàn viên, thanh niên cần tự giác phấn đấu tu dưỡng rèn luyện, học tập, công tác trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; chủ động khắc phục khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Các đồng chí được tuyên dương hôm nay cần tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và học tập thực sự là những hạt nhân nòng cốt, tiêu biểu trên mọi lĩnh vực, đóng góp công sức, trí tuệ, góp phần xây dựng lực lượng BĐBP cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Phương Thanh

Sư thầy tâm huyết với công tác từ thiện, nhân đạo

TĐKT -  “Làm từ thiện sẽ giúp mọi người cảm thông, chia sẻ khó khăn với nhau hơn, kết hợp vận động để mọi người hiểu tấm lòng của nhà hảo tâm, vươn lên ổn định đời sống, hướng đến những điều tốt đẹp”. Đó là chia sẻ của Thượng tọa Thích Huệ Công, Trụ trì chùa Long Hoa, quận 8, TP Hồ Chí Minh. Thượng tọa Thích Huệ Công tiếp đoàn Quận 5 đến thăm nhân dịp lễ Phật đản năm 2017 Là người xuất gia tu hành từ nhỏ, Thượng tọa Thích Huệ Công luôn gương mẫu trong mọi hoạt động của xã hội và công tác Phật sự. Không chỉ truyền giảng Phật pháp cho các lớp tăng ni kế cận, vận động Phật tử, người dân sống theo pháp luật, trách nhiệm với gia đình và xã hội, sư thầy còn say mê với những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. Với cương vị là Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo người Hoa thành phố, Trưởng Ban bảo trợ, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo quận 8, Thượng tọa Thích Huệ Công đã tích cực vận động các tự viện trên địa bàn quận 8 và các tự viện theo phái Hoa tông của các địa phương khác cùng tham gia công tác từ thiện với số tiền hơn 38,766 tỷ đồng, cùng một số hàng hóa khác để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống. Song song với đó, Thượng tọa còn tổ chức nhiều chuyến cứu trợ khi có thiên tai bão lụt ở các địa phương khác. Mỗi chuyến đi, Thượng tọa Thích Huệ Công thường vận động từ bốn đến năm đơn vị cùng tham gia. Thượng tọa còn vận động các y, bác sĩ tổ chức nhiều đoàn khám bệnh và phát thuốc miễn phí, đồng thời tổ chức nhiều chuyến đi khám, chữa bệnh và tặng quà cho dân nghèo các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bị thiên tai, với tổng số tiền hàng năm trên 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thượng tọa đã cùng Ban bảo trợ Hội Chữ thập đỏ quận 8 tổ chức mô hình tiệc chay tự chọn gây quỹ giúp đỡ người nghèo. Mỗi năm tổ chức từ hai đến ba đợt. Ðây là một mô hình được đánh giá cao và chọn làm mô hình nhân rộng ra 24 quận, huyện trong thành phố. Thông qua mô hình này, nhiều người có hoàn cảnh khó khăn đã được trợ giúp. Cũng từ năm 2014 đến nay, Thượng tọa Thích Huệ Công đã tích cực thực hiện các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc các cấp phát động. Vào ngày thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, Thượng tọa, Ban bảo trợ phối hợp Mặt trận tổ quốc quận chuẩn bị 1.200 suất cơm miễn phí mời đại diện khu phố, hoặc đại diện Mặt trận tổ quốc lập danh sách, đến nhận về phát cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường. Cùng với đó, vận động quý vị chức sắc Phật giáo và đồng bào Phật tử định kỳ mỗi tháng một lần cùng với địa phương tổ chức Ngày Hội “Vì dòng kênh xanh” Quận 8. Ngoài ra, vào ngày 19 âm lịch hàng tháng, Thượng tọa tổ chức hoạt động thả cá trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé “Vì môi trường xanh” với số lượng cá giống trên 1,5 tấn và kết hợp với việc tuyên truyền bảo vệ môi trường trên kênh rạch; vận động không tham gia đánh bắt cá dưới mọi hình thức, góp phần chung tay tham gia bảo vệ môi trường trên dòng kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, xây dựng mỹ quan đô thị trên địa bàn. Với tâm thiện, việc thiện và những việc làm có ích cho xã hội trong nhiều năm qua, Thượng tọa Thích Huệ Công đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và UBND thành phố tặng nhiều Bằng khen; Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp nhân đạo. Tuệ Minh  

Trang