Người điều trị tích cực cho bệnh nhân Covid-19, chữa trị thành công các ca hiểm nghèo
TĐKT – Dù đến nay dịch bệnh Covid-19 đã được kiềm chế, cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, nhưng bác sĩ CKI Đỗ Văn Chiến, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng vẫn nhớ như in những ngày tháng gian khổ cùng đồng nghiệp, chính quyền và nhân dân căng mình phòng, chống dịch. Bác sĩ Chiến cho biết: Dịch Covid-19 xuất hiện vào đầu năm 2020 đã tạo ra những xáo trộn lớn trong cuộc sống xã hội, nhất là đợt dịch thứ 4 năm 2021 với biến chủng Delta lây lan nhanh, mạnh, diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài trên nhiều địa phương trong cả nước nói chung tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Các ca lây nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn, vượt xa so với dự báo ban đầu. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19” nhằm thực hiện mục tiêu hạn chế thấp nhất ca nhiễm, ca chuyển nặng, tử vong do Covid-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu “kép”, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất. Sẵn sàng nhận lệnh đột xuất Ngày 2/7/2021, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phát hiện chùm ca Covid-19 đầu tiên gồm 5 bệnh nhân. Đến ngày 3/7/2021, có 1 bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp, tổn thương phổi diễn tiến nặng hơn. Sở Y tế đã ra quyết định điều động bác sĩ Chiến cùng với 1 điều dưỡng đến Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh để hỗ trợ công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19. Bác sĩ CKI. Đỗ Văn Chiến, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng Nhớ lại thời điểm gấp gáp ấy, anh cho biết: Là một thành viên trong đội phản ứng nhanh phòng, chống Covid-19 của bệnh viện, vì vậy, dù khá khẩn cấp nhưng khi nhận quyết định, tôi sẵn sàng nhận nhiệm vụ mà không một chút do dự nào, chỉ có duy nhất một băn khoăn đó là không biết phải nói thế nào để cho hai con tôi hiểu thế nào là Covid-19, thế nào là “tăng cường” vì bé trai mới 6 tuổi và cô công chúa nhỏ mới 7 tháng tuổi. Đúng sáng sớm 4/7, không kịp chào vợ và hai con vì mọi người đang còn ngủ, anh Chiến lên đường với hành trang mang theo chỉ là một chiếc ba lô nhỏ nhưng với một tinh thần quyết tâm, một trách nhiệm của người bác sĩ hướng về bệnh nhân. Với anh và nhóm điều trị, 22 ngày đêm trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 tại huyện Đạ Tẻh, là đến hành trình dài và không bao giờ quên. “22 ngày đêm là nguyên chừng đó thời gian chúng tôi luôn trong bộ đồ bảo hộ kín và cái nắng mùa hè của Đạ Tẻh, cùng cùng các bệnh nhân Covid - 19 trải qua những khó khăn của dịch bệnh. Mỗi bệnh nhân diễn biến khác nhau được chia thành từng nhóm bệnh nhân để tiện việc theo dõi, điều trị. Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân viêm phổi có biểu hiện suy hô hấp, chúng tôi phải theo dõi từng diễn biến bệnh kết hợp với trang thiết bị, thuốc sẵn có để kịp thời xử trí những bất thường của bệnh nhân, có những xét nghiệm chúng tôi phải gửi lên Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng ngay trong đêm để phục vụ cho công tác theo dõi và điều trị bệnh. Cũng nhờ vậy mà các bệnh nhân dần ổn định, từ ngày thứ 7, các triệu chứng bệnh dần thuyên giảm.” – Bác sĩ Chiến chia sẻ. Anh nhớ mãi một bệnh nhân V.T.Th, nữ 46 tuổi, ở thôn Phú Hòa, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng nhập viện lúc 18 giờ 15 phút ngày 02/07/2021; được chẩn đoán: Suy hô hấp, viêm phổi diễn tiến ARDS/nhiễm Sars Cov2; bệnh nhân được điều trị với thở oxy, thuốc kháng sinh, kháng virus, Corticoid, kháng đông. Sau 1 tháng điều trị tích cực, nhóm điều trị và người bệnh lúc nào cũng trong tư thế “sẵn sàng chiến đấu”, cuối cùng bệnh nhân được xuất viện ngày 03/08/2021 trong niềm vui của gia đình bệnh nhân và là nguồn động viên, khích lệ tinh thần đối với tập thể nhân viên y tế. Sau đó, lần lượt 8 bệnh nhân Covid-19 khác lần lượt vượt qua cơn nguy kịch và được xuất viện. “Mỗi lần người bệnh được xuất viện, tôi hạnh phúc vô cùng. Hạnh phúc vì các bệnh nhân Covid-19 đã không có những biến chứng nặng và dần hồi phục sức khỏe để đủ tiêu chuẩn xuất viện. Hạnh phúc vì cả nhóm điều trị chúng tôi sắp được trở về với gia đình thân yêu” – bác sĩ Chiến nhớ lại. Nỗ lực vì cuộc sống bình yên Sau đợt công tác hỗ trợ điều trị tại Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại huyện Đạ Tẻh và thực hiện cách ly theo quy định, anh và đồng nghiệp lại trở lại với công việc tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Ngày 20/07/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 1893/QĐ-UBND thành lập Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh; ngày 22/07/2021 Sở Y tế có Quyết định số 738/QĐ-SYT ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Nhi tỉnh. Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Bệnh viện Nhi, bác sĩ Chiến tiếp tục được phân công tham gia điều trị tại Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Bệnh viện Nhi và đã được giao phụ trách công tác Phó trưởng bộ phận Hồi sức cấp cứu của Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Nhi. Trong quá trình điều trị bệnh tại Khu điều trị Covid-19 Bệnh viện Nhi, anh cùng các bác sĩ đã thiết lập nhóm hội chẩn với giáo sư Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu Việt Nam; bác sĩ bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Y tế Lâm Đồng để kịp thời nhận được các hướng dẫn, phương pháp điều trị tích cực theo phác đồ của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng Corona mới (SARS-COV-2). Đồng thời cũng áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại cho bệnh nhân như lọc máu liên tục bằng quả lọc hấp phụ Orixit, lọc máu thay huyết tương.... Trong suốt quá trình điều trị tại Khu điều trị Covid-19, rất nhiều bệnh nhân có diễn tiến nặng phải lọc máu liên tục, thở máy dài ngày nhưng đã được điều trị khỏi và xuất viện. Với phương pháp điều trị tích cực theo phác đồ của Bộ Y tế , tập thể đội ngũ y, bác sĩ đã khẳng định phương pháp điều trị tích cực cho bệnh nhân Covid-19 đã chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân nặng. Điển hình là ca M.B, nữ 33 tuổi, nhập điều trị tại khu điều trị Covid-19 ngày 25/01/2022, tiền sử chưa tiêm vắc-xin, nhập điều trị tại khu điều trị Covid-19 ngày 25/01/2022 với chẩn đoán viêm phổi nặng, nhiễm SARS-CoV-2, có thai lần 2 khoảng 28 tuần, bệnh nhân diễn tiến suy hô hấp được chỉ định thở HFNC. Đến ngày 02/02/2022 (ngày thứ 9 của bệnh), bệnh nhân diễn tiến nặng hơn với lơ mơ, thở HFNC không hiệu quả được hội chẩn và chỉ định đình chỉ thai nghén, an thần, thở máy, lọc máu liên tục. Bệnh nhân được duy trì an thần, giãn cơ, thở máy qua nội khí quản. Đến ngày 17/02/2022 (ngày thứ 24 của bệnh), bệnh nhân được ngưng thở máy, rút nội khí quản, thở oxy qua canulla, tập vật lý trị liệu về hô hấp tình trạng bệnh nhân dần ổn định và được xuất viện sau 30 ngày điều trị. Khi được hỏi vì sao anh có thể bình tĩnh và mạnh mẽ như vậy trước cơn càn quét của Covid-19, anh bảo rằng, đó là mệnh lệnh của trái tim, là lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc. Trong hoàn cảnh đó, ai cũng đều phải mạnh mẽ và cố gắng hết mình. “Tôi luôn mong ước bình dị như hàng triệu người dân Việt Nam về một xã hội bình thường mới, để được cùng con dự khai giảng năm học mới với hàng triệu học sinh trong cả nước, để không còn ai phải cách ly, chia lìa vì Covid-19.” – bác sĩ Chiến chia sẻ. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh và tổ chức thực hiện của Sở Y tế bằng các biện pháp phòng, điều trị bệnh Covid-19, đặc biệt là công tác tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 của tỉnh Lâm Đồng đạt tỷ lệ cao; sự chung tay của cả cộng đồng, đến nay dịch bệnh đã được kiểm soát. Cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, theo bác sĩ Chiến, trong thời gian tới, nước ta cần tiếp tục tăng cường hơn nữa tuyên truyền, vận động công chức, viên chức, nhân dân hạn chế tập trung đông người, vận động nhân dân nâng cao ý thức thực hiện 5K, tiêm vắc-xin, sử dụng thuốc điều trị hợp lý. Tất cả vì một cuộc sống bình yên. Hưng VũĐiển hình tiên tiến
Savico vinh dự đón nhận Cờ thi đua của UBND Thành phố Hồ Chí Minh
TĐKT - Ngày 24/8, Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (1/9/1982 – 1/9/2022). Đến dự buổi lễ có đồng chí Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND thành phố cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố; các cấp lãnh đạo từ cổ đông sáng lập Tổng công ty Bến Thành – TNHH MTV; các cấp lãnh đạo từ cổ đông chi phối Công ty cổ phần Tasco và SVC Holding; đại diện cho quý đối tác, tổ chức, ngân hàng chiến lược đã đồng hành cùng Savico; lãnh đạo tiền nhiệm, cán bộ quản lý qua các thời kỳ, cán bộ quản lý các đơn vị hệ thống thành viên Savico và đại diện cho gần 6.000 người lao động trên toàn quốc. Đồng chí Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND thành phố trao Cờ thi đua của UBND TP cho Công ty Savico Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, Savico đã xây dựng định hướng chiến lược và phát triển trở thành công ty có thương hiệu mạnh, tập trung phát triển vào 3 lĩnh vực chính: Dịch vụ thương mại, dịch vụ bất động sản, dịch vụ tài chính. Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tiên phong trong ngành dịch vụ tại TP Hồ Chí Minh trong thập niên 80, đến nay Savico phát triển mạnh mẽ với hệ thống gồm trụ sở chính, 17 chi nhánh trực thuộc, 32 công ty con, 18 công ty liên doanh - liên kết và gần 6.000 người lao động trên toàn quốc. Savico đã và đang tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển hoạt động phân phối và dịch vụ ngành ô tô với hơn 72 điểm kinh doanh và cung cấp dịch vụ, phân phối 14 nhãn hiệu ô tô trên toàn quốc, trở thành đối tác tin cậy của những thương hiệu lớn, đồng thời, đã ghi dấu rõ nét về một thương hiệu uy tín, chuẩn mực trong lòng khách hàng và công chúng. Tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của công ty Savico Ông Phan Dương Cửu Long, Tổng Giám đốc công ty cho biết; trong năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng công ty vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Cụ thể, doanh thu hợp nhất đạt mức 14.193 tỷ đồng, tương đương 83% kế hoạch, giảm 12% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 251 tỷ đồng, tương đương 88% kế hoạch năm 2021, giảm 3% so với cùng kỳ. Trong đó, về lĩnh vực dịch vụ thương mại, có 31.086 ô tô mới và 1.826 ô tô cũ được hệ thống Savico phân phối đến người tiêu dùng, đạt 74% kế hoạch, giảm 11% so với cùng kỳ. Với con số sản lượng này, Savico tiếp tục giữ vững vị thế là nhà phân phối và cung cấp dịch vụ ô tô hàng đầu Việt Nam với thị phần 7,57% toàn thị trường. \ Savico tập trung đầu tư vào lĩnh vực Dịch vụ ôtô Savico kiên định với mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành dịch vụ của cả nước, tiếp tục mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động phân phối và dịch vụ ngành ô tô; trong đó, Savico đang được xem là một trong những nhà phân phối các sản phẩm và dịch vụ trong ngành ôtô hàng đầu tại Việt Nam. Tiếp nối các thành quả đạt được qua chặng đường 40 năm hình thành và phát triển, tập trung đổi mới tư duy quản trị, lãnh đạo để duy trì sự phát triển ổn định và bền vững. Theo đó, Savico tập trung phát triển hệ thống dịch vụ làm nền tảng cho mạng lưới hoạt động ổn định, phát triển theo chiến lược phù hợp, sản lượng và thị phần luôn tăng trưởng qua các năm theo đúng mục tiêu đề ra đây cũng được xem là chiến lược phát triển cốt lõi của cổ đông chiến lược. Cùng với tầm nhìn đó, SVC Holding /Tasco cổ đông lớn, đối tác chi phối sẽ cùng Savico cung cấp hệ sinh thái dịch vụ toàn diện cho chủ sở hữu xe ô tô; phát huy thế mạnh cộng hưởng mang lại giá trị gia tăng cho người tiêu dùng, cụ thể: Mở rộng phát triển, cung cấp các dịch vụ tài chính và bảo hiểm đến khách hàng mới; dịch vụ thu phí không dừng; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bất động sản, cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam chuỗi sản phẩm khác biệt và đẳng cấp của hệ sinh thái “nền tảng cuộc sống”. Với những nỗ lực trong kinh doanh, Savico đã nhận nhiều giải thưởng lớn như 14 năm liên tiếp nằm trong danh sách Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500, Top 100 Sao vàng Đất Việt năm 2021 và trong dịp này, Savico đã vinh dự đón nhận Cờ thi đua của UBND TP Hồ Chí Minh. Xuân PhúcHội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình: Phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động nhân đạo
TĐKT - Những năm qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình đã thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong hoạt động nhân đạo, từ thiện; tích cực kêu gọi sự chung tay, góp sức của các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân, giúp đỡ được nhiều lượt những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ…”, Hội Chữ thập đỏ các cấp trong tỉnh đã hướng về cơ sở, nắm bắt nhu cầu, lợi ích của đối tượng trong tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Hội thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, tạo môi trường trợ giúp phát triển bền vững mang tính cộng đồng, được nhiều tổ chức và đông đảo nhân dân tích cực tham gia. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình tặng quà nạn nhân chất độc da cam nhân kỷ niệm 61 năm thảm họa da cam ở Việt Nam Công tác cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo được triển khai thực hiện kịp thời, đạt kết quả cao; đã kết nối ngày càng nhiều các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tham gia các hoạt động nhân đạo. Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” được các cấp Hội đã tiến hành khảo sát, lập hồ sơ đối tượng cần được trợ giúp; đồng thời tuyên truyền, vận động kết nối các “Địa chỉ nhân đạo” đến với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, để các nhà hảo tâm chia sẻ và lựa chọn hình thức trợ giúp, sát với nhu cầu của đối tượng. Nhờ vậy, từ năm 2016 – 2021, đã có 807 địa chỉ nhân đạo được giúp đỡ, với tổng số tiền trên 6,5 tỷ đồng. Đồng thời, các cấp Hội đã vận động xây dựng 65 căn nhà chữ thập đỏ, nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho các đối tượng khó khăn về nhà ở, trị giá trên 4,5 tỷ đồng. Bên cạnh việc triển khai cuộc vận động, các cấp Hội đã linh hoạt, thay đổi các hình thức trợ giúp cho các đối tượng khó khăn, như: Tặng quà, tặng bò giống, tặng học bổng, tặng xe lăn xe đạp, tặng cơm, cháo, sữa miễn phí; kết nối chương trình “Vì bạn xứng đáng” trên VTV3, chương trình “Vòng tay nhân ái, chương trình “Cánh diều mơ ước”… Kết quả, đã có trên 10.000 lượt đối tượng được trợ giúp kịp thời, trị giá hoạt động trên 7,5 tỷ đồng. Với phương châm “Mọi người, mọi nhà đều có Tết, không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp Hội xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh vận động, kết nối với các nhà hảo tâm, kịp thời trao tặng quà đến các hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, trẻ em mồ côi, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Trong 5 năm trở lại đây, toàn Hội đã trao tặng trên 38.000 suất quà Tết, tổng trị giá hàng hóa và tiền mặt trên 18 tỷ đồng. Bên cạnh đó, phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” đã trở thành hoạt động thường xuyên của Hội mỗi khi Tết đến xuân về. Với phương châm “Mọi người, mọi nhà đều có Tết, không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp Hội đã đẩy mạnh vận động, kết nối với các nhà hảo tâm, kịp thời trao tặng quà đến các hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, trẻ em mồ côi, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… đảm bảo trang trọng, ấm áp tình người, toàn hội đã trao tặng trên 38.000 suất quà Tết, tổng trị giá hàng hóa và tiền mặt trên 18 tỷ đồng. Song song với đó, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội đã triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong “Tháng Nhân đạo”, thu hút được đông đảo các nhà hảo tâm tham gia; tổ chức các phiên chợ, gian hàng 0 đồng đã nhận được các tầng lớp nhân dân đánh giá cao. Thông qua “Tháng Nhân đạo” hàng năm, đã có trên 10.000 lượt đối tượng khó khăn được trợ giúp, giá trị hàng hóa nhu yếu phẩm, tiền mặt trị giá trên 5 tỷ đồng. Một trong những hoạt động nổi bật của Hội Chữ thập đỏ tỉnh thời gian qua là việc thực hiện phong trào hiến máu nhân đạo. Thông qua các chương trình như: “Lễ hội Xuân hồng”, “Chủ nhật đỏ”, “Giọt hồng công nhân Ninh Bình”, “Những giọt máu hồng hè”… đã thu hút đông đảo tình nguyện viên tham gia. Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã vận động được trên 50.000 lượt người đăng ký hiến máu tình nguyện và đã tiếp nhận 45.000 đơn vị máu (tương đương 12.500 lít máu, trị giá trên 40 tỷ đồng). Riêng 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã có trên 5000 người đăng ký tham gia hiến máu, tiếp nhận được 4.815 đơn vị máu, đạt 57% kế hoạch tỉnh giao, đáp ứng kịp thời nhu cầu về máu cho cấp cứu và điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Người dân tham gia Chương trình Hiến máu đặc biệt “Giọt máu nghĩa tình – Chung tay phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19” Đặc biệt năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng Hội đã vận động tiếp nhận được 11.000 đơn vị máu - con số cao nhất từ trước tới nay. Việc tiếp nhận máu đảm bảo an toàn tuyệt đối, đáp ứng kịp thời nhu cầu về máu cho cấp cứu, điều trị người bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh và chia sẻ trên 2000 đơn vị máu vận chuyển vào các tỉnh phía Nam, kịp thời hỗ trợ các bệnh viện trong việc cấp cứu và điều trị người bệnh khi dịch bệnh Covid -19 bùng phát mạnh tại TP Hồ Chí Minh. Hội cũng đã thành lập, duy trì hoạt động hiệu quả của các CLB “Ngân hàng máu sống”, CLB nhóm máu hiếm (Rh-). Tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện là các đơn vị: Kim Sơn, TP Ninh Bình, Yên Mô, TP Tam Điệp, Công an tỉnh, Gia Viễn, Nho Quan, Đoàn Thanh niên Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh. Một hoạt động nổi bật của Hội phải kể đến là việc vận động người dân tham gia đăng ký và hiến mô, tạng. Đến nay, toàn tỉnh có trên 17.000 người đăng ký hiến mô, tạng (có trên 2.000 người đã được cấp thẻ đăng ký theo mẫu mới). Trong đó, có 489 người hiến giác mạc đem lại ánh sáng cho gần 1.000 người có bệnh lý về mắt khi được ghép giác mạc và 3 người hiến tạng để nối dài và duy trì sự sống cho nhiều người bệnh khác. Riêng 6 tháng đầu năm 2022, có 120 người đăng ký hiến mô, tạng, lũy kế đến nay toàn tỉnh có trên 17.000 người đăng ký hiến mô, tạng; 489 người hiến giác mạc và 3 người hiến tạng, tiếp tục khẳng định là mô hình tiêu biểu toàn quốc về công tác vận động hiến mô, tạng... Với những kết quả đã đạt được, Ninh Bình là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về công tác vận động và hiến mô, tạng. Ngoài ra, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân dựa vào cộng đồng; hoạt động sơ cấp cứu đã đạt được kết quả nhất định. Hội đã thường xuyên phối hợp với ngành Y tế tổ chức tuyên truyền tới cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19… Với tinh thần “Đổi mới vì sự phát triển bền vững, thời gian tới Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình tiếp tục đoàn kết, phát huy truyền thống nhân đạo, chủ động sáng tạo, huy động sức mạnh tổng hợp, vươn lên thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo của tỉnh, góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội tại địa phương. Tùng ChiTĐKT - Ngày 10/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long đã tổ chức họp báo Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022. Đây là hoạt động nhằm triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội LHTN Việt Nam; chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).
Phát biểu tại buổi họp báo, bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Báo Thanh niên cho biết: Trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam đã triển khai có nhiều hoạt động thiết thực góp phần vào sự nghiệp giáo dục của đất nước như chương trình “Trường đẹp cho em”, “Nhà bán trú cho em”, “Tiếp sức đến trường”, “Tiếp sức mùa thi”, “Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu”, “Trao học cụ, tiếp tri thức”... Nhằm cổ vũ, động viên các thầy giáo, cô giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà, trong dịp 20/11 hàng năm, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.
Bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Báo Thanh niên và ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long trả lời các câu hỏi quan tâm của báo chí
Từ năm 2015 đến nay, chương trình đã tuyên dương 403 thầy cô giáo đang công tác ở nơi biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các thầy giáo là những cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng mang quân hàm xanh nâng bước em đến trường, các thầy cô giáo dạy các em học sinh khuyết tật; các thầy cô giáo dạy học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số; các thầy cô là người dân tộc thiểu số; các giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả trong điều kiện khó khăn như bị thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh Covid-19 ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Chương trình đã nhận được sự quan tâm và chia sẻ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương và cả xã hội.
“Năm nay, kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, hướng tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 được tổ chức với nhiều nét mới với mong muốn cổ vũ, động viên và tri ân những đóng góp của các giáo viên cho sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Bên cạnh việc đối tượng tuyên dương được mở rộng ở tất cả các cấp học phổ thông, số lượng giáo viên tham dự chương trình lớn nhất từ trước đến nay, Ban Tổ chức còn thiết kế chương trình đồng hành gần gũi với các bạn trẻ, để các thế hệ học trò thể hiện tình cảm, sự biết ơn với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dìu dắt thông qua nền tảng mạng xã hội Tik Tok”, chị Thảo nhấn mạnh.
Năm nay, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” dự kiến sẽ tuyên dương 70 giáo viên đã và đang giảng dạy tại các cấp trong hệ thống giáo dục phổ thông. Các thầy giáo, cô giáo tiêu biểu được tuyên dương là những người có thành tích nổi bật, có học sinh tham gia và giành giải thưởng tại các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế; các thầy giáo, cô giáo có nhiều sáng kiến đổi mới việc dạy và học đã được áp dụng vào thực tế và đạt kết quả cao; các giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và các thầy giáo, cô giáo đã từng tham gia giảng dạy có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thời gian công tác được xã hội ghi nhận.
Thời gian nhận hồ sơ từ 01/8 đến 01/10/2022, địa chỉ nhận hồ sơ: Văn phòng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, số 64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Bìa hồ sơ ghi rõ: Tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022).
Dự kiến Lễ tuyên dương chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2022 tại Thủ đô Hà Nội. Mỗi thầy giáo, cô giáo tham dự chương trình sẽ được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Kỷ niệm chương của chương trình và Sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng và các phần thưởng khác.
Các giáo viên tham gia chương trình sẽ dự nhiều hoạt động ý nghĩa cụ thể: Vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; dự chương trình lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp mặt các thầy giáo, cô giáo dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022; dự tọa đàm để giáo viên nhiều thế hệ cùng chia sẻ kinh nghiệm, tri ân những người thầy giáo đi trước, khắc họa hành trình lan tỏa tri thức của nhiều thế hệ nhà giáo Việt Nam; thăm quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám; tham dự các chương trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam gặp mặt các thầy giáo, cô giáo.
Ông Trịnh Văn Hào – Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long chia sẻ: “Sau 7 năm tổ chức, bức tranh “Chia sẻ cùng thầy cô” rộng về không gian địa lý khi có mặt ở tất cả các vùng núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng thiên tai - lũ lụt... Bức tranh mang chiều sâu khi khắc họa đa dạng những câu chuyện giản dị mà cao quý, bình thường mà vĩ đại của những người thầy trong hành trình trồng người. Quan trọng hơn, Chia sẻ cùng thầy cô không ngừng lan tỏa khi nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của hàng triệu giáo viên nhiều thế hệ trong ngành giáo dục và toàn xã hội”.
Bên cạnh đó, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 còn tổ chức các hoạt động đồng hành “Báo chí chia sẻ cùng thầy cô” để lan tỏa sâu rộng hơn nữa câu chuyện về sự sáng tạo, tình cảm, nhiệt huyết của các thầy giáo, cô giáo dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 trong công tác dạy học.
Đối tượng tham gia là các cá nhân là nhà báo, phóng viên, cộng tác viên thuộc các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình. Các tác phẩm dự thi viết về các tấm gương giáo viên được chọn tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022. Bài dự thi là các tác phẩm thuộc loại hình báo in, báo điện tử, báo hình (truyền hình), báo nói (phát thanh) được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 10/10 – 05/11/2022.
Cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải Nhất trị giá 10 triệu đồng; 01 giải Nhì trị giá 5 triệu đồng; 01 giải Ba trị giá 3 triệu đồng và 05 giải Khuyến khích trị giá 1 triệu đồng. Các tác giả đạt giải sẽ nhận được Giấy chứng nhận từ Ban Tổ chức và quà lưu niệm.
Bài dự thi phải có phần giới thiệu gương thầy giáo, cô giáo được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.
Các tác phẩm dự thi gửi link tác phẩm đã được đăng tải về email: congtrithucthanhgiong@gmail.com kèm theo địa chỉ và thông tin liên hệ của cá nhân tham gia.
Từ tháng 10 cho đến tháng 11/2022, Ban Tổ chức chương trình sẽ tổ chức các chuyến đi thăm các thầy cô giáo ở ba miền đất nước để chứng kiến quá trình giảng dạy, đào tạo nhân tài của các thầy giáo, cô giáo và lan tỏa đến toàn xã hội những câu chuyện đẹp về hành trình lan tỏa tri thức của những người thầy.
Cùng với đó, Ban tổ chức cũng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trên các nền tảng mảng xã hội kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cùng các hoạt động gắn kết và tri ân người thầy. Với sự đồng hành của TikTok Việt Nam, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 mong muốn lan tỏa rộng rãi thông tin trên nền tảng này nhằm tiếp cận gần hơn với thế hệ GenZ và tạo ra nhiều hoạt động gắn kết với thầy cô giáo trên TikTok thông qua việc tổ chức các hoạt động thiết thực trên mạng xã hội để tất cả mọi người gửi lời chúc đến thầy cô giáo nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).
Mai Thảo
Bộ Tài nguyên và Môi trường đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
TĐKT - Sáng 5/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự Lễ kỷ niệm, có các đồng chí: Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí là Ủy viên, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn thể trung ương. Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; các đồng chí Bộ trưởng qua các thời kỳ; các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Tuấn Nhân, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, cùng lãnh đạo các đơn vị của Bộ TNMT qua các thời kỳ. Buổi Lễ còn có sự góp mặt của lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán các nước tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ TNMT (ảnh: monre.gov.vn) Ngày này cách đây đúng 20 năm, tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 02/2002/QH11, theo đó, thành lập Bộ TNMT. Ngay từ khi mới thành lập, trong một thời gian ngắn, trên cơ sở kế thừa và phát huy bề dày truyền thống của những lĩnh vực tiền thân như đất đai, khoáng sản, khí tượng thủy văn, Bộ đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy; củng cố, phát triển nền tảng quản lý đa ngành từ trung ương đến địa phương. Với phương châm hướng về địa phương cơ sở, người dân, doanh nghiệp, lắng nghe tiếng nói của thực tiễn, Bộ đã tập trung hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng về tài nguyên và môi trường. Trong giai đoạn đất nước phải đương đầu với khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Bộ đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa để phát huy nguồn lực tài nguyên, từng bước nâng cao giá trị đóng góp cho ngân sách, tạo thêm xung lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược được hoàn thiện, đưa TNMT trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong thời điểm hiện nay, Bộ TNMT luôn bám sát phương châm kỷ luật, kỷ cương. đổi mới, sáng tạo, hội nhập biến thách thức thành cơ hội, Bộ đã đổi mới tư duy làm chính sách chuyển từ thắt chặt quản lý bằng công cụ hành chính sang áp dụng các công cụ kinh tế, tạo lập môi trường thuận lợi, dẫn dắt và thúc đẩy doanh nghiệp và người dân thực hiện; đặc biệt, chú trọng phân tích dự báo các xu thế quốc tế trong điều kiện hội nhập, đánh giá các tác động để chính sách không chỉ giải đúng và trúng các vấn đề đặt ra từ quản lý mà còn tạo dư địa, động lực mới cho phát triển. Những nỗ lực cố gắng của Bộ đã được các tổ chức độc lập và người dân ghi nhận thông qua tỷ lệ đánh giá mức độ hài lòng tăng hàng năm đối với dịch vụ công về đất đai, môi trường. Ghi nhận những nỗ lực và đóng góp đối với sự phát triển đất nước, Bộ TNMT, từng lĩnh vực và nhiều cán bộ đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh.... Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận 20 năm qua, ngành TNMT đã vượt qua khó khăn, thách thức, không ngừng trưởng thành, phát triển, chủ động nắm bắt thuận lợi và thời cơ, bám sát thực tiễn phát triển của đất nước cũng như xu hướng quốc tế; qua đó, củng cố vững chắc nền tảng, khẳng định vị thế, vai trò đặc biệt quan trọng của ngành đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Thủ tướng cho biết, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: "Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai" và xác định mục tiêu: "Đến năm 2030, cơ bản đạt các mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu". Để triển khai hiệu quả nhiệm vụ nêu trên, Thủ tướng đề nghị toàn ngành TNMT tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp: Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Tài nguyên và Môi trường phải tăng cường đoàn kết, phối hợp chặt chẽ; chấp hành và thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng Đảng bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, đảng viên. Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy trong nhiệm kỳ Chính phủ mới, đảm bảo tinh gọn, hiệu lực hiệu quả. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát hoàn thiện hệ thống các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các Hiệp định, thỏa thuận quốc tế có liên quan về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo đồng bộ, minh bạch phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông, giải phóng tối đa các nguồn lực tài nguyên cho phát triển và bảo vệ môi trường sống an toàn cho nhân dân. Tập trung hoàn thành việc lập, phê duyệt các quy hoạch, chiến lược đảm bảo khả thi, định hình không gian phát triển của đất nước với tầm nhìn dài hạn để phân bổ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực tài nguyên đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển nhanh và bền vững. Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng tài nguyên số trên nền tảng dữ liệu lớn. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khắc phục các tồn tại, hạn chế nhất là trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản. Thủ tướng cũng chỉ đạo cần triển khai đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 đi vào cuộc sống; xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường; tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để hiện đại hóa hệ thống mạng lưới khí tượng thủy văn; thể chế hóa, lồng ghép yêu cầu giảm phát thải vào các quy hoạch, chiến lược, chuyển dịch mô hình phát triển nhằm đạt mục tiêu phát thải bằng “0” vào năm 2050… Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập, phân tích dự báo, phân tích các xu thế, dòng chảy của thời đại để tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách nhằm đi trước đón đầu, bắt kịp xu hướng phát triển chung của thế giới, nắm bắt và tận dụng các thời cơ, thúc đẩy chuyển dịch mô hình phát triển, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Thủ tướng cũng đề nghị, ngành TN&MT cần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, nhất là đổi mới nội dung, phương thức nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen của người dân cũng như ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp. Tại Lễ kỷ niệm, Ban Tổ chức đã công bố các Quyết định của Chủ tịch nước về trao tặng các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước cho các tập thể và cá nhân. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ TNMT, Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa cùng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thành tích xuất sắc trong công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phương ThanhTĐKT - Ngày 2/8/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 863/QĐ - CTN về việc truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng úy Đỗ Đức Việt và Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc vì đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Người lãnh đạo nữ phát huy vai trò “Doanh nhân là người lính giữa thời bình”
TĐKT - Mặc dù điều kiện sản xuất, kinh doanh có nhiều khó khăn, nhưng với vai trò lãnh đạo của nữ Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Lan Dung, Công ty TNHH Gia Long luôn được đánh giá là đơn vị có nhiều đóng góp trong thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, kết nối chuỗi giá trị hàng hóa nông nghiệp, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo tại huyện Xín Mần - một huyện vùng cao biên giới tỉnh Hà Giang. Công ty TNHH Gia Long thu mua củ dong riềng cho người dân. Ảnh: Báo Hà Giang Xác định vai trò “Doanh nhân là người lính thời bình” và sứ mệnh kiến thiết nước nhà như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với giới công thương; trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH - Tổng công ty Gia Long, huyện Xín Mần luôn phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phát triển kinh doanh, mở rộng sản xuất, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương. Được thành lập năm 2000, với chủ trương về phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh và nhờ có định hướng kinh doanh tốt với sự chèo lái của nữ Tổng Giám đốc nghị lực, tâm huyết và tài năng, Công ty TNHH - Tổng Công ty Gia Long đã từng bước trưởng thành và phát triển nhanh chóng và trở thành doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực: Kinh doanh thương mại tổng hợp, khách sạn du lịch, du lịch sinh thái, kinh doanh xăng dầu, gas, khí đốt, chăn nuôi thủy sản nước lạnh, sản xuất, chế biến hàng hóa nông - lâm nghiệp. Bà Dung cho biết, trong những năm qua, lĩnh vực thương mại tổng hợp, khách sạn tổng hợp Tổng công ty đã đón 113.315 lượt khách du lịch đến huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, cung ứng hàng nghìn tấn hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, lao động sản xuất của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện. Ngoài ra, Tổng công ty đã cung cấp ra thị trường 4.500.000 lít xăng dầu, 50 tấn thủy sản nước lạnh. Bà Nguyễn Thị Lan Dung - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Gia Long giao lưu trực tiếp tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hà Giang lần thứ VI (Ảnh: Báo Hà Giang) Trong đó, nổi bật nhất là lĩnh vực hoạt động sản xuất hàng hóa nông nghiệp, Tổng công ty đã bao tiêu củ dong riềng, sản phẩm đầu ra của nông dân, được 10.000 tấn/năm để chế biến thành 500 tấn sản phẩm miến dong Gia Long, một sản phẩm có chất lượng cao và được nhiều người ưa chuộng. Nhờ đó, công ty đã giúp cho gần 2.500 hộ nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Hmong, Dao....) có thêm thu nhập, nâng cao đời sống, đồng thời liên kết được mô hình 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông, phát triển kinh tế khu vực nông dân, nông thôn rút ngắn khoảng cách giữa miền xuôi với miền ngược, giữa nông thôn với thành thị góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Cùng với sản phẩm miến dong, doanh nghiệp còn có thêm 2 sản phẩm đó là rượu vang mận và rượu Quảng Nguyên luôn được thị trường ưa chuộng. Thời gian tới, Tổng công ty sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy giữ lạnh và chế biến cam sành Hà Giang để giúp bao tiêu ổn định sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân. Đồng thời, công ty tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã biên giới, xã nội địa trong tỉnh, như đầu tư xây dựng các chợ, khách sạn nhà hàng, các cơ sở chế biến nông sản, nhằm kết nối mạng lưới thương mại và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp đáp ứng cung cầu trong sản xuất cùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa cuộc sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được ấm no hơn. Đồng thời doanh nghiệp đã kết nối được chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa nông nghiệp từ việc khuyến khích người nông dân nỗ lực tham gia trồng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng và xuất sứ nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa được rõ ràng. Quá trình thực hiện chuyển đổi phương thức trồng trọt của người dân từ nhỏ lẻ phục vụ cho nhu cầu tự cung tự cấp chuyển sang trồng trọt nguyên liệu theo vùng rộng lớn tạo thành hàng hóa đã tăng năng suất lao động của người dân đồng bào dân tộc thiểu số, giúp người dân phát triển kinh tế gia đình. Doanh nghiệp luôn bám sát vào các chính sách khuyến khích của nhà nước để tư vấn cho người dân thực hiện, cũng như doanh nghiệp luôn phối hợp với các phòng ban chuyên môn của huyện của tỉnh để hướng dẫn cho người dân biết áp dụng khoa học trong việc chọn giống, chọn phân bón và cách chăm sóc cây trồng, trồng các loại cây đúng vùng quy hoạch để đảm bảo sản phẩm đầu ra của người dân được doanh nghiệp bao tiêu. Trong khâu sản xuất, chế biến, doanh nghiệp tuyển dụng cơ bản là người lao động tại địa phương. Đồng bào dân tộc thiểu số được doanh nghiệp đào tạo tập huấn và làm việc tại nhà máy chế biến. Ở khâu chiết suất hàng hóa, doanh nghiệp luôn trú trọng đến chất lượng, không dùng các loại phụ gia có hại cho sức khỏe trong pha chế. Các lĩnh vực hoạt động đa ngành nghề của Tổng công ty TNHH Gia Long, lĩnh vực nào cũng được phát triển một cách bền vững. Doanh thu hằng năm của Tổng công ty giai đoạn 2016 - 2021 đạt trên 300 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 35 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Tổng công ty đã tham gia tích cực trong công tác từ thiện xã hội với số tiền ủng hộ 2.500 triệu đồng/năm cho các quỹ và chương trình làm nhà ở cho hộ nghèo, người có công và cựu chiến binh trong tỉnh. Tổng số lao động của doanh nghiệp là 140 lao động/năm, mức lương của người lao động trong doanh nghiệp ổn định từ 8 đến 9 triệu đồng/người/tháng tùy theo tay nghề bậc thợ. Tổng công ty có tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn cơ sở và Đoàn Thanh niên. Công tác chăm lo đời sống của người lao động, các chế độ tiền lương, tiền thưởng, thăm hỏi người lao động khi ốm đau, hay gia đình có công có việc đều được chủ tịch công đoàn và Ban lãnh đạo Tổng công ty quan tâm thực hiện. Với vai trò Tổng Giám đốc công ty, Ủy viên BCH Hội Nông dân huyện Xín Mần và Đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang trong suốt 2 nhiệm kỳ 2016 - 2021; 2021 - 2026, bà Nguyễn Thị Lan Dung luôn sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền xem xét, giải quyết, hướng dẫn và hỗ trợ người dân một cách khoa học, hiệu quả; khẳng định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của công ty, đáp ứng sự mong mỏi, tin tưởng của cử tri và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang… Điều tâm huyết nhất mà Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Lan Dung chia sẻ đã làm được, đó là luôn sống gắn bó với địa bàn, nhân dân nơi doanh nghiệp đóng chân, giữa anh em công nhân với doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp cùng chia sẻ khó khăn để tồn tại và phát triển. Thời gian tới, Tổng công ty sẽ mở rộng hơn nữa sang lĩnh vực sản xuất hàng hóa nông nghiệp, gắn kết nhiều hơn nữa với bà con nông dân, giúp cho bà con có thêm thu nhập, góp phần thực hiện thắng lợi vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của huyện vùng cao Xín Mần, tỉnh Hà Giang, cá nhân Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Lan Dung và tập thể doanh nghiệp đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang, của các bộ, ngành trung ương và được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen. Ngoài ra, cá nhân Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Lan Dung đã vinh dự được nhận danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Cúp Thánh Gióng, danh hiệu Doanh nhân văn hóa của Trung tâm Doanh nhân văn hóa Việt Nam, Cúp Bông Hồng Vàng và giải thưởng Trái tim nhân ái… Hằng năm, bà Nguyễn Thị Lan Dung luôn được lựa chọn là điển hình tiên tiến dự và tham luận tại các Hội nghị Tổng kết của tỉnh và Cụm Thi đua 7 tỉnh biên giới phía Bắc. Năm 2018, bà được lựa chọn là điển hình tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018); năm 2020 vinh dự là đại biểu điển hình đại diện cho những bông hoa yêu nước của tỉnh Hà Giang tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X. Kết quả đó chính là sự ghi nhận xứng đáng, đồng thời là sự động viên, khích lệ để nữ doanh nhân giàu tâm huyết với cộng đồng tiếp tục phấn đấu, thành công hơn nữa trong hoạt động kinh doanh, đóng góp cho cộng đồng. Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Lan Dung xứng đáng là bông hồng đẹp, tô điểm cho mảnh đất vùng biên Xín Mần, tỉnh Hà Giang ngày càng trù phú, giàu mạnh hơn. Hồng ThiếtTĐKT - Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2022); hướng tới Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028, tối 28/7, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ 3 năm 2022.
Dự Lễ trao giải có: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh; Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang; các nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN: Cù Thị Hậu, Đặng Ngọc Tùng.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh cho các cá nhân tiêu biểu
Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, trải qua 93 năm xây dựng và phát triển, được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, rèn luyện, Công đoàn Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Công đoàn Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của Đảng, của dân tộc, là chỗ dựa vững chắc, gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân và người lao động; khẳng định vai trò trung tâm tập hợp, đoàn kết đoàn viên, người lao động phát huy tinh thần tự lực, tự cường, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân viết nên trang sử hào hùng của dân tộc.
Trong sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn, có sự đóng góp to lớn, đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ công đoàn. Các thế hệ cán bộ công đoàn nối tiếp nhau gìn giữ, vun đắp truyền thống vẻ vang, rất đỗi tự hào của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước yêu cầu cấp thiết của tình hình, với sự phát triển nhanh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động, đội ngũ cán bộ công đoàn hôm nay đang tích cực, chủ động đổi mới, trăn trở tìm tòi, thậm chí không quản ngại hy sinh lợi ích của cá nhân vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, để tổ chức Công đoàn có thể làm tốt chức năng, nhiệm vụ, thực sự là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của người lao động.
Để ghi nhận và biểu dương những cán bộ Công đoàn các cấp có thành tích xuất sắc tiêu biểu, có nhiều sáng kiến, sáng tạo, giải pháp đổi mới trong hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đã báo cáo và được Ban Bí thư Trung ương Đảng cho phép tổ chức xét chọn và trao tặng giải thưởng Nguyễn Văn Linh - giải thưởng cao quý của tổ chức Công đoàn Việt Nam mang tên cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người nổi tiếng với tư duy đổi mới, nói và làm, lý luận và thực tiễn phải đi cùng với nhau, người đã có thời gian giữ cương vị người đứng đầu tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại chương trình
Sau 2 lần trao tặng giải thưởng vào năm 2019 và năm 2020, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao, được cán bộ Công đoàn các cấp đón nhận, năm nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức trao giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ III.
Từ 63 đề cử, giới thiệu của các cấp Công đoàn, qua 2 vòng xét chọn, Hội đồng xét chọn đã tìm được 10 cán bộ công đoàn các cấp có thành tích đặc biệt xuất sắc để Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng giải thưởng.
“Với tinh thần hướng về cơ sở, Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm nay tôn vinh 6 cán bộ công đoàn cơ sở, 2 cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 2 cán bộ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, ngành. Mặc dù tuổi đời, tuổi nghề và vị trí công tác của các đồng chí khác nhau, nhưng điểm chung các đồng chí đều là những cán bộ công đoàn nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, gắn bó với người lao động, lăn lộn với cơ sở, lo nỗi lo của đoàn viên, vui niềm vui của người lao động, được đồng nghiệp và người lao động tin yêu, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đơn vị, doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá.” – đồng chí Nguyễn Đình Khang khẳng định.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang ghi nhận và chúc mừng những thành tích xuất sắc tiêu biểu của 10 cá nhân được Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ 3.
Chương trình giao lưu với các cá nhân được tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ 3 năm 2022
Đồng chí mong rằng, những cá nhân được tôn vinh sẽ tiếp tục phát huy thành tích, nỗ lực không ngừng, truyền cảm hứng tích cực tới cán bộ công đoàn các cấp, lan tỏa mạnh mẽ bầu nhiệt huyết vì người lao động để toàn xã hội hiểu rõ hơn vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang chỉ rõ: Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” thể hiện quan điểm nhất quán và xuyên suốt; sự quan tâm của của Đảng trong lãnh đạo xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh.
Trong đó, Bộ Chính trị quan tâm chỉ đạo cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn bảo đảm về số lượng, chất lượng, có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, dẫn dắt, truyền cảm hứng, tập hợp, đoàn kết người lao động.
Theo đó, các cấp công đoàn cần tập trung bám sát Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 02/CTr-BCH ngày 21/7/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động.
Chuẩn bị Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, qua thực tiễn hoạt động, các cấp công đoàn cần rà soát đảm bảo không cơ cấu những cán bộ công đoàn không đủ tiêu chuẩn vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống công đoàn.
“Mỗi cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh cần nỗ lực học tập tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cần học tập tư duy dám nghĩ, dám làm, tinh thần “dũng cảm, dám hy sinh quyền lợi của cá nhân mình vì lợi quyền công nhân lao động...”, "sâu sát với công nhân nắm bắt tình hình và kịp thời biểu dương, phát huy những tài năng mới” của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động.” – Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh.
Mai Thảo
Bộ Quốc phòng tuyên dương 300 học sinh tiêu biểu toàn quân lần thứ V
TĐKT - Sáng 28/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Tuyên dương học sinh tiêu biểu toàn quân lần thứ V (2017 - 2022). Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị. Trao Bằng khen của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng tặng các cháu học sinh đạt các giải quốc tế, giải Nhất, Nhì quốc gia. Hội nghị đã tuyên dương, khen thưởng 300 học sinh là con của cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, người lao động trong quân đội có thành tích xuất sắc, tiêu biểu. Những năm qua, với đặc thù hoạt động trong môi trường Quân đội, khó khăn về ngân sách, nhân lực, vật lực, nhưng việc chăm sóc trẻ em luôn được Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị, trực tiếp là Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các cấp thường xuyên coi trọng và chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả, mang tính nhân văn sâu sắc, có sức lan tỏa trong toàn quân. Điển hình là việc thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 100% trẻ em khuyết tật, hỗ trợ cho 100% trẻ em phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh, trẻ em là con liệt sĩ, nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Năm năm qua, Quỹ Bảo trợ trẻ em Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị hỗ trợ 312 cháu phẫu thuật tim, phẫu thuật lớn; 281 cháu mắc bệnh hiểm nghèo; hơn 2.000 cháu khuyết tật nặng, cháu có hoàn cảnh khó khăn, hơn 200 cháu con liệt sĩ và mồ côi cả cha và mẹ; sửa chữa, nâng cấp 26 trường mầm non vùng sâu, vùng xa; xây dựng mới 1 điểm trường với tổng số tiền trên 13 tỷ đồng. Hiện nay, toàn quân duy trì 70 nhà trẻ mầm non, 233 điểm trường; chăm sóc, nuôi dạy gần 14.000 trẻ em độ tuổi mầm non, trong đó hơn 3.000 trẻ là người dân tộc thiểu số. Không chỉ chăm lo cho trẻ em là con em các cán bộ, chiến sĩ, các đơn vị còn triển khai phong trào toàn quân tham gia bảo vệ và chăm sóc trẻ em nơi đóng quân, trong đó nổi bật như: Chương trình “Nâng bước em tới trường” đã nhận nuôi 355 cháu tại các đồn biên phòng, hỗ trợ, đỡ đầu 3.000 cháu với tổng kinh phí trên 93 tỷ đồng; Chương trình “Trái tim cho em” của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) hỗ trợ 5.600 cháu phẫu thuật tim bẩm sinh với tổng số tiền 180 tỷ đồng; Toàn quân tổ chức hơn 400 lớp “Học kỳ Quân đội”; Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tổ chức 31 cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương”; tặng hàng triệu suất quà, hàng nghìn xe đạp, hàng trăm sổ tiết kiệm, xây dựng, tu sửa và làm mới trên gần 4.000 phòng học, điểm vui chơi thiếu nhi… Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Lê Huy Vịnh biểu dương, ghi nhận những kết quả đạt được về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong Quân đội những năm qua; đồng thời dành lời chúc mừng tới 300 cháu học sinh đã đạt được thành tích học tập xuất sắc được tuyên dương tại Hội nghị. Để công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong Quân đội hoạt động ngày càng hiệu quả, Thượng tướng Lê Huy Vịnh yêu cầu, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các cấp tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, người chỉ huy với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các cấp trong toàn quân. Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về thực hiện quyền trẻ em, có chiều sâu, đảm bảo chất lượng, đúng đối tượng. Chỉ đạo và triển khai toàn diện với nhiều hoạt động phong phú, phù hợp với từng lứa tuổi. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong Quân đội; đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, phối hợp, hiệp đồng của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội địa phương nơi đóng quân nhằm hỗ trợ, động viên, khen thưởng kịp thời để các gia đình và các cháu phấn khởi phát huy tốt hơn nữa thành tích trong học tập, rèn luyện. Cùng với đó, các gia đình quân nhân phải quan tâm, bám sát chặt chẽ quá trình học tập, rèn luyện và sức khỏe; tạo điều kiện tốt nhất để các cháu được học tập và rèn luyện một cách toàn diện; có định hướng, dẫn dắt, bảo vệ an toàn cho các cháu để các cháu phát triển đúng hướng, hoàn thiện nhân cách con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa... Thanh HảiTĐKT - Trong những năm gần đây, với đội ngũ chuyên gia ung bướu nhiều kinh nghiệm và sự đầu tư đồng bộ các phương tiện, hệ thống máy móc hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế, Bệnh viện K đã xây dựng được thương hiệu, tạo được niềm tin vững chắc cho không chỉ bệnh nhân trong nước mà còn cả các bệnh nhân nước ngoài.
Bệnh nhân được chăm sóc chu đáo tại Bệnh viện K
Cách đây khoảng 3 tháng, cô OUNXAYA B., 60 tuổi, đau bụng hạ vị, đã đi khám tại bệnh tại Xiêng Khoảng – Lào phát hiện có khối u buồng trứng kích thước lớn, nghi ngờ ác tính. Đang hết sức lo lắng về bệnh tật và băn khoăn về lựa chọn cơ sở y tế điều trị bệnh cho bản thân, may mắn thay, bệnh nhân có cô cháu gái cũng là bác sĩ, đặc biệt, đã từng du học tại Việt Nam. Hiểu rõ hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều thành tựu ấn tượng, đặc biệt trong lĩnh vực ung thư cuối cùng, bệnh nhân OUNXAYA B. đã quyết định sang Việt Nam và lựa chọn Bệnh viện K để điều trị.
Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành khám, làm đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng đa dãy cho thấy bệnh nhân có khối tổn thương tiểu khung 80*100mm, bờ không đều, ngấm thuốc mạnh và không đồng nhất sau tiêm, ranh giới không rõ với tử cung. Sau hai ngày vào viện, bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật thành công với ê - kíp của khoa Ngoại phụ khoa. TS.BS. Lê Trí Chinh - Trưởng khoa Ngoại phụ khoa trực tiếp phẫu thuật cho biết: “Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư buồng trứng khá điển hình với kích thước khối u lớn, xâm lấn tử cung, bàng quang trong tiểu khung. Chúng tôi đã tiến hành lấy u xét nghiệm sinh thiết tức thì trong mổ khẳng định ung thư, sau đó bệnh nhân đã được cắt tử cung, buồng trứng, mạc nối lớn, bóc phúc mạc có u xâm lấn, vét hạch chậu, hạch cạnh động mạch chủ bụng theo đúng các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế cũng như các tổ chức uy tín trên thế giới”. Sau mổ, bệnh nhân phục hồi rất tốt và thêm một lần nữa, bệnh nhân lại quyết định ở lại Việt Nam để điều trị hóa chất theo đúng phác đồ mà các chuyên gia khuyến cáo.
Cũng trong tháng 7 năm 2022, khoa Ngoại phụ khoa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân DOUNG MALA T., 51 tuổi, sống tại số 218 tỉnh Xiêng Khoảng – Lào.Cô DOUNG MALA T. ra ít máu âm đạo bất thường khoảng hai tháng nay, khám phát hiện khối tổn thương ở buồng tử cung và khối u buồng trứng gần 5cm gây đau hạ vị mỗi khi có kinh nguyệt. Sau khi trao đổi thống nhất với gia đình, với chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung giai đoạn I, bệnh nhân đã được cắt tử cung toàn bộ, nạo vét hạch chậu hai bên và cắt phần phụ hai bên kèm khối u. Hiện tại sau mổ 3 ngày, bệnh nhân đã ăn uống, đi lại nhẹ nhàng, bình phục khá nhanh và chuẩn bị xuất viện trong vài ngày tới.
Như vậy, nhờ những nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ, nhân viên, người lao động Bệnh viện K thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ người bệnh, phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu, đầu tư trang thiết bị hiệu quả, khoa Ngoại phụ khoa nói riêng và Bệnh viện K nói chung đã tiếp tục giữ vững được vị thế vững chắc là cơ sở uy tín, chỗ dựa vững chắc cho người bệnh không chỉ ở Việt Nam mà còn các nước trong khu vực và tiến tới là các bệnh nhân ở nhiều nước khác trên thế giới đến lựa chọn chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh lý ung bướu.
Hồng Thiết
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- …
- sau ›
- cuối cùng »