Diễn đàn

Hà Nội: Tổ chức tập huấn cho 400 cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng

TĐKT - Với mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn, sáng 25/4, Ban Thi đua -  Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thi đua, khen thưởng năm 2017 cho lãnh đạo các cụm thi đua và gần 400 cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các đơn vị thuộc thành phố. Đây cũng là dịp để các cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị thuộc thành phố giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau để cùng triển khai thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Tại Hội nghị, các báo cáo viên của Ban Thi đua Khen thưởng TP đã tập trung truyền đạt 4 nội dung: kỹ năng xây dựng mô hình, giải pháp thi đua trong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá của các đơn vị và công tác xét chọn sáng kiến, kinh nghiệm của cá nhân; một số trọng tâm, cần lưu ý trong các văn bản mới ban hành của Trung ương và thành phố về công tác thi đua, khen thưởng; một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt; một số nội dung cần lưu ý khi triển khai Quyết định số 02 về khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân. Hội nghị tập huấn công tác thi đua, khen thưởng năm 2017 của TP Hà Nội Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng trao đổi thảo luận, làm rõ những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn công tác thi đua, khen thưởng. Trên cơ sở đó đi đến thống nhất về nhận thức, lý luận trong phổ biến kinh nghiệm, cách làm. Ngoài ra, Hội nghị còn khuyến khích các cán bộ tích cực nêu ra những kinh nghiệm hay, hiệu quả tại cơ sở để cùng giải đáp, chia sẻ và học tập. Thời gian qua, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng từ thành phố đến cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều đơn vị đã sáng tạo, đổi mới trong chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua, tạo động lực hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao. Công tác khen thưởng ngày càng đi vào nền nếp, các đơn vị đã quan tâm đến thực hiện việc phát hiện và khen thưởng kịp thời  các tập thể nhỏ, cá nhân là người lao động trực tiếp và người dân có thành tích trỏng công tác và đời sống. Mai Thảo

Tập huấn chuyên đề phong trào thi đua Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới

TĐKT - Từ ngày 11/4 – 12/4, tại tỉnh Bắc Giang, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mớitổ chức tập huấn chuyên đề phong trào thi đua Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mớigiai đoạn 2016-2020. Toàn cảnh hội nghị tập huấn Tham dự lớp tập huấn có các đồng chí lãnh đạo Ban, lãnh đạo cấp phòng và công chức thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng, phòng Nội vụ các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh trong Cụm Thi đua 7 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc. Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự lớp tập huấn đã được nghe lãnh đạo Vụ Tổ chức, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào thi đua Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới và hướng dẫn khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua này giai đoạn 2016 - 2020. Lãnh đạo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2016 và một số nhiệm vụ cần tập trung thực hiện năm 2017; một số vấn đề cần lưu ý về tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và hướng dẫn khen thưởng công trình phúc lợi cho các địa phương có thành tích tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015; Công tác truyền thông, tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới năm 2017. Hội nghị cũng nghe báo cáo kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới của đại diện lãnh đạo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang. Xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang điểm sáng trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” Tại Hội nghị tập huấn, các đại biểu đã tập trung thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm hay, các cách làm mới trong quá trình vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Các đại biểu cũng đã đi khảo sát thực tế và tham quan mô hình xây dựng nông thôn mới của các xã Cảnh Thụy (huyện Yên Dũng), xã Ninh Sơn (huyện Việt Yên) và xã Tân Hưng (huyện Lạng Giang) của tỉnh Bắc Giang. Song Huê

Tây Ninh đẩy mạnh tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước năm 2017

TĐKT - Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Tây Ninh vừa ban hành Chương trình số 64/CTr-HĐTĐ về tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước năm 2017. Theo đó, năm 2017, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện nội dung thông tin, tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước phải sâu rộng, lan tỏa đến các đối tượng, địa phương, các cấp, các ngành, gắn với việc tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các sự kiện quan trọng của đất nước và của tỉnh, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tuyên truyền việc tổ chức phong trào thi đua của các ngành, các cấp, các địa phương, trọng tâm là thi đua thực hiện 3 chương trình đột phá, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng nông thôn mới, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo; các phong trào thi đua trong lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng bộ máy tổ chức Nhà nước; thi đua thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công tác dân vận chính quyền; phong trào thi đua toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phong trào thi đua quyết thắng trong các lực lượng vũ trang, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa phương. Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh phối hợp các đơn vị nâng cao chất lượng các chuyên mục tuyên truyền cụ thể: Hội Nông dân Việt Nam tỉnh với chuyên mục “Nông dân, nông thôn” và xây dựng nông thôn mới; Liên đoàn Lao động tỉnh với chuyên mục “Công nhân, Công đoàn”; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh với chuyên mục “Chương trình Thanh niên”; Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ với chuyên mục “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh với chuyên mục “Đoàn kết xây dựng xóm làng” phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Đồng thời, đề nghị Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tuyên truyền mục tiêu, ý nghĩa, các gương điển hình tiên tiến thông qua việc tổ chức các hoạt động sáng tác, các cuộc thi sáng tác văn học, giới thiệu tác phẩm văn học nghệ thuật. Nâng cao chất lượng chuyên trang, chuyên mục “Thi đua yêu nước” thường kỳ trên trang báo, phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; xây dựng chuyên mục “Thi đua yêu nước” trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh; thường xuyên tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước, những điển hình, nhân tố mới, người tốt, việc tốt...... Thái Thành

Công tác khen thưởng phải kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, đúng người, đúng việc

TĐKT - Công tác khen thưởng phải kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, đúng người, đúng việc, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn làm thước đo khen thưởng, đặc biệt quan tâm phát hiện nhân tố mới; tăng cường khen thưởng đột xuất; chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp ở cấp cơ sở. Đó là một trong những nội dung tại Thông báo số 148/TB-VPCP ngày 17/3/2017 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp lần thứ 66 Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương diễn ra ngày 23/02/2017.   Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp lần thứ 66 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Về nhiệm vụ trọng tâm công tác thi đua, khen thưởng thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, đổi mới mạnh mẽ công tác thi đua, khen thưởng. Hệ thống cơ quan chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tăng cường hơn nữa trách nhiệm, vai trò trong việc tham mưu thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trong cả nước. Tổ chức các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực, cụ thể, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Bên cạnh đó, cần phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, tiếp tục đổi mới toàn diện, sáng tạo trong tổ chức các phong trào thi đua để công tác này đi vào hiệu quả thực chất. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chủ động phát hiện kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tốt, mô hình, cách làm hay để biểu dương, nhân rộng. Công tác thi đua, khen thưởng phải gắn với việc nâng cao đạo đức, thái độ, trách nhiệm thực thi công vụ, gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng. Tiếp tục tham mưu hoàn thành thể chế, pháp luật về thi đua, khen thưởng. Tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng, phát hiện những khó khăn, vướng mắc để đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách. Các cơ quan truyền thông báo chí, nhất là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân… dành thời lượng, khung giờ, trang tin thuận lợi, tích cực đẩy mạnh tuyên truyền các điển hình tiên tiến để biểu dương, tôn vinh, tạo sức lan tỏa trong xã hội. Bên cạnh đó, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan, địa phương khẩn trương giải quyết dứt điểm việc phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” và tồn đọng khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến. Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Chính phủ giao Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương hoàn thiện Kế hoạch tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2017 và Kế hoạch tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến năm 2017 để sớm triển khai thực hiện.  Trần Danh Nam

Phụ nữ là điểm tựa vững chắc của gia đình và xã hội

TĐKT - Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến, đóng góp to lớn, góp phần xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc của Tổ quốc, tạo dựng nên truyền thống vẻ vang: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của các thế hệ đi trước, phụ nữ Việt Nam ngày nay đang tiếp tục có vai trò và đóng góp quan trọng trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là điểm tựa vững chắc của gia đình và xã hội. Chiếm hơn 50% dân số và hơn 48% lực lượng lao động xã hội, phụ nữ Việt Nam có mặt trong mọi lĩnh vực, trên mọi địa bàn, chủ động tham gia các hoạt động của đời sống xã hội, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều điển hình tiên tiến là phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được Đảng và Nhà nước, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam biểu dương, khen thưởng trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 Tổng kết 5 năm 2012 – 2017, các tầng lớp phụ nữ cả nước đã phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của mình, tích cực tham gia xây dựng tổ chức Hội Phụ nữ Việt Nam ngày càng vững mạnh; nhiệt tình tham gia thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, khâu đột phá và nhiệm vụ trọng tâm của Hội Phụ nữ đề ra, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương.  Đặc biệt, các chị em đã tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện, triển khai hiệu quả phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" và hai cuộc vận động "Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang", "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" gắn với Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó đã mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân những người phụ nữ, gia đình và cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; khẳng định vai trò to lớn và đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ ngày càng chủ động thực hiện quyền công dân, nghĩa vụ với đất nước. Phụ nữ tham gia cấp ủy, cơ quan dân cử, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đều tăng cả về số lượng và chất lượng. Lần đầu tiên Việt Nam có 3 Ủy viên Bộ Chính trị và Chủ tịch Quốc hội là nữ. Trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, các tầng lớp phụ nữ hăng hái hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và làm thay đổi diện mạo nông thôn. Phụ nữ trong các ngành công nghiệp thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng, góp phần đưa Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Phụ nữ ngành giáo dục thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần đưa chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo vào cuộc sống. Các nữ trí thức, nhà khoa học say mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học, tham gia chủ trì nhiều đề tài là cơ sở hoạch định chính sách. Số chị em có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, được phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư tăng hơn nhiệm kỳ trước và ngày càng được trẻ hoá. Nữ cán bộ ngành y tế với trình độ chuyên môn ngày càng cao, tận tuỵ với bệnh nhân, đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, phụ nữ vừa tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa tích cực phát triển các sản phẩm du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Ngày càng có thêm nhiều nữ văn nghệ sĩ với các tác phẩm sáng tạo, khơi dậy và phát huy các giá trị nhân văn trong cộng đồng. Các nữ vận động viên không ngừng rèn luyện, chinh phục đỉnh cao, góp phần làm rạng danh Tổ quốc. Phụ nữ lực lượng vũ trang luôn thể hiện ý chí kiên cường, bản lĩnh cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Phụ nữ trong lĩnh vực đối ngoại kiên định đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, mở rộng quan hệ hợp tác, nâng cao thế và lực nước ta trên trường quốc tế. Đội ngũ nữ doanh nhân năng động, sáng tạo, vượt khó, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, mang lại lợi ích kinh tế cho nước nhà và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Đại bộ phận nữ thanh niên xung kích đi đầu trong các phong trào tình nguyện. Phụ nữ cao tuổi là chỗ dựa tinh thần, làm gương cho con cháu, tích cực thực hiện phương châm “sống vui, sống khỏe, sống có ích”. Chị em phụ nữ các dân tộc luôn đoàn kết, phát triển sản xuất, phát huy bản sắc văn hoá và chung tay giữ gìn biên cương thân yêu của Tổ quốc. Phụ nữ các tôn giáo tham gia hoạt động thiện nguyện, sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các nhóm phụ nữ yếu thế, dễ bị tổn thương, phụ nữ sống ở khu vực đặc biệt khó khăn đã khắc phục hoàn cảnh, nỗ lực vươn lên. Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong gia đình, phụ nữ tiếp tục là điểm tựa tinh thần, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phấn đấu nuôi dạy thế hệ công dân tương lai của đất nước đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững. Họ là những người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên, là điểm tựa tinh  thần vững chắc, gắn kết các thành viên, cùng chăm lo xây dựng hạnh phúc gia đình. Tin rằng, trong chặng đường tiếp theo, phát huy truyền thống 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phong trào thi đua của phụ nữ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ nữ tiếp tục là điểm tựa vững chắc của gia đình và xã hội. Mai Thảo

Lễ ký kết chương trình phối hợp phát huy vai trò công tác thi đua – khen thưởng

TĐKT- Ngày 3/3, tại Hà Nội, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp phát huy vai trò công tác thi đua – khen thưởng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác xã giai đoạn 2017-2022. Đến dự, có: Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà; Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Võ Kim Cự. Chương trình phối hợp được ký kết với mục đích tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vị trí, vai trò và tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong hệ thống Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam và khu vực kinh tế HTX. Đưa công tác thi đua, khen thưởng thật sự trở thành động lực, nguồn lực và công cụ để phát triển kinh tế hợp tác, nòng cốt là HTX. Đồng thời phát huy sức mạnh của cán bộ, thành viên và người lao động trong các HTX; đẩy mạnh phong trào thi đua “Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, Liên hiệp HTX, Liên minh HTX các cấp, góp phần xây dựng nông thôn mới” do Liên minh HTX Việt Nam phát động. Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Trần Thị  phát biểu tại Lễ ký kết Song song với đó, công tác thi đua, khen thưởng sẽ kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng các HTX tiêu biểu, người lao động trong các HTX là những mô hình, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước bằng các hình thức khen thưởng đột xuất, chuyên đề do Thủ tướng Chính  phủ và Liên minh HTX Việt Nam phát động. Nội dung phối hợp tập trung các vấn đề: tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò động lực của công tác thi đua, khen thưởng trong cán bộ, thành viên, người lao động các HTX. Phối hợp hướng dẫn, đôn đốc, hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”... Bên cạnh đó, tăng cường và đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến bằng các loại hình phong phú, thích hợp. Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Võ Kim Cự khẳng định công tác thi đua, khen thưởng có tác dụng rất lớn Phát biểu tại Lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng banBan Thi đua – Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà ghi nhận những thành tích mà Liên minh HTX Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Thứ trưởng chỉ đạo, cần nâng cao vai trò, vị thế của HTX trong việc thực hiện  chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng phát động nhưng cần nhất là các phong trào thi đua phải thực chất, thiết thực và không hình thức. Về mặt nội dung triển khai các phong trào, nên giao Ban Thi đua – Khen thưởng Liên minh HTX Việt Nam lên kế hoạch cụ thể: hàng năm phát động phong trào ra sao và tiêu chí, nội dung như thế nào để cuối năm bình xét, tôn vinh. Đặc biệt, các phong trào thi đua cần phải được tổ chức tỉ mỉ, bám sát nhiệm vụ chính trị, có tiêu chí, đánh giá cụ thể; có sơ, tổng kết, biểu dương, khen thưởng hàng năm. Đặc biệt, phong trào thi đua phải có nhiều mô hình kiểu mẫu, tiêu biểu để đến năm 2020 giới thiệu cho Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ X.   Lễ ký kết chương trình phối hợp Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Võ Kim Cự  cảm ơn đến Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương nhiều năm qua đã đồng hành, ủng hộ Liên minh HTX Việt Nam. Trong những năm tới, Liên minh HTX Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hoá quy mô lớn, để tất cả các cán bộ, thành viên HTX, các tầng lớp nhân dân trong xã hội hiểu và nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, bản chất, giá trị nhân văn tốt đẹp của HTX. Theo đó, công tác thi đua, khen thưởng có tác dụng rất lớn, là nguồn lực vô tận, mang lại lợi ích thiết thực, nâng cao đời sống thành viên và người lao động. Chủ tịch Liên minh HTX đề xuất cần định kỳ phối hợp tổ chức Hội nghị biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến để lựa chọn các tập thể, cá nhân thật sự tiêu biểu, từ đó có hình thức khen thưởng cao để tôn vinh, học tập và nhân rộng. Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam và Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã ký kết Chương trình phối hợp. Hồng Thiết

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2017 – 2018

TĐKT -  Chiều ngày 1/3, Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp công tác tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước và nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2014 - 2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ phối hợp giai đoạn 2017 - 2018. Thời gian qua, Ban Thi đua – Khen thưởng thành phố đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, các đoàn thể chính trị thành phố, Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố và Báo Sài Gòn Giải Phóng tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước của thành phố. Từ đó, tạo được sự chuyển biến mạnh, nhất là về nhận thức của đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua và các đơn vị thành viên đối với công tác tuyên truyền, tổ chức phong trào thi đua của thành phố. Lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, địa phương có sự phối hợp chặt chẽ, chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền các phong trào thi đua của đơn vị mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của thành phố. Các tập thể tiêu biểu được tặng Bằng khen của UBND thành phố Chương trình phối hợp tuyên truyền phong trào thi đua yêu nước của thành phố được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú. Các cơ quan báo chí đã chú trọng việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các tuyến bài viết, chương trình phát sóng với nhiều thể loại trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Nội dung tập trung vào các điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, các gương người tốt, việc tốt về xây dựng nông thôn mới, gương về doanh nhân, các gương điển hình sáng kiến; tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; cổ vũ, động viên, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước, các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của thành phố. Qua đó, phát hiện và nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hay, nhiều phong trào thi đua mang lại hiệu quả thiết thực: phong trào “Vì thành phố văn minh, sạch đẹp, an toàn”; “15 phút vì môi trường”, “Vì dòng kênh xanh”, Phong trào; “ Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố; phong trào thi đua “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tích cực”, 105 gương “ Thủ lĩnh thanh niên công nhân thành phố tiêu biểu của Thành đoàn thành phố; phong trào; “ Nông dân xây dựng và phát triển nền nông nghiệp đô thị”, Phong trào; “ Nông dân xây dựng nông thôn mới”, Phong trào; “Tết làm điều hay vì nông dân nghèo thành phố”, Phong trào; “ Nông dân giàu giúp nông dân nghèo” của Hội Nông dân thành phố… Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh Thân Thị Thư đánh giá cao hiệu quả phối hợp và đề nghị trong thời gian tới các cơ quan, đơn vị tăng cường trao đổi thông tin, nâng cao hiệu quả tuyên truyền các tập thể, cá nhân gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước. Công tác khen thưởng phải kịp thời, đồng thời coi trọng công tác thi đua phải thực chất, không chạy theo thành tích. Người làm công tác thi đua phải trung thực, khách quan và chú trọng đến các đối tượng có thành tích tham gia kháng chiến để phong trào thi đua ngày càng toàn diện, thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng thành phố “văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Nhân dịp này, 13 tập thể tiêu biểu xuất sắc được nhận Bằng khen của UBND thành phố. Đào Xuân Phúc

Khen thưởng “Thà ít mà tốt”

TĐKT - Ngày 27/12, tại Hà Nội, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Khối thi đua các bộ, ngành tổng hợp đã có buổi kiểm tra, khảo sát công tác thi đua - khen thưởng tại Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam. Đến dự, có các đồng chí: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, thành viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương Đào Việt Trung; Bí thư Đảng, Đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Võ Kim Cự; Phó Chủ tịch thường trực Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Đắc Thắng; Vụ trưởng Vụ II, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Nguyễn Khắc Hà. Cùng dự,  có đại diện Khối trưởng Khối Thi đua các bộ, ngành tổng hợp, Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng Ngân hàng Phát triển Việt Nam Ngô Anh Tuấn; Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng Liên minh HTX Việt Nam Phan Vĩnh Điển... Bí thư Đảng, Đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Võ Kim Cự phát biểu tại buổi làm việc Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Võ Kim Cự cho biết, Liên minh HTX Việt Nam là tổ chức kinh tế - xã hội, hoạt động theo Luật HTX  và điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, khu vực kinh tế hợp tác, HTX  có khoảng 2,5 vạn HTX, Liên hiệp HTX thành viên, 150 vạn tổ hợp tác. Trong đó, có hơn 50% là các HTX nông nghiệp, còn lại gần như tất cả các ngành nghề đều có các loại hình HTX , liên hiệp HTX... với khoảng 13 triệu thành viên là hộ gia đình, cá nhân và pháp nhân tham gia, tác động đến gần 30 triệu người. Đặc biệt, thành viên của HTX , liên hiệp HTX đa số là những người nghèo ở nông thôn hoặc ở thành thị, hay ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... đời sống, kinh tế, văn hoá, xã hội còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn; trình độ chuyên môn, kỹ thuật, văn hoá, vốn góp của thành viên và người lao động còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Liên minh HTX Việt Nam, lãnh đạo của các ban, đơn vị, Liên minh HTX các tỉnh, thành phố và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, viên chức, thành viên trong Liên minh HTX Việt Nam, phong trào thi đua, khen thưởng của Liên minh HTX Việt Nam vẫn được duy trì nền nếp. Các phong trào thi đua đã góp phần động viên cán bộ, viên chức, thành viên các HTX phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ được giao của Liên minh HTX, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, liên hiệp HTX. Hơn hết, công tác thi đua, khen thưởng đã chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả khen thưởng, hướng việc khen thưởng tới người lao động, làm việc trực tiếp, qua đó đã kịp thời động viên được tinh thần thi đua làm việc, công tác của cán bộ, viên chức và người lao động hệ thống Liên minh HTX Việt Nam. Vụ trưởng Vụ II, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Nguyễn Khắc Hà phát biểu tại buổi làm việc Ông Võ Kim Cự nhấn mạnh, thời gian tới, Liên minh HTX Việt Nam  tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác thi đua – khen thưởng, đây chính là động lực để cá nhân, đơn vị phấn đấu, nỗ lực trong công tác. Thi đua - khen thưởng phải làm thực chất từ cơ sở, không làm hình thức và luôn bám sát Luật Thi đua, khen thưởng. Liên minh HTX Việt Nam luôn đặt ra phương châm “khen thưởng thà ít mà tốt”. Phát huy thành tích đã đạt được, năm 2017, Liên minh HTX Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức về HTX, Liên minh HTX Việt Nam gắn với cuộc thi tìm hiểu về Luật HTX năm 2012 và mô hình HTX kiểu mới, sự phát triển của kinh tế tập thể và Liên minh HTX Việt Nam. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm tốt công tác thi đua, khen thưởng của Liên minh HTX, liên hiệp HTX cơ sở đủ mạnh để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ đề ra; đẩy mạnh kiểm tra, khảo sát thực tế về công tác thi đua, khen thưởng tại Liên minh các tỉnh, thành phố và cơ sở thành viên. Đặc biệt, hướng tới khen thưởng bậc cao cho các tập thể, cá nhân và bồi dưỡng, vun đắp các cá nhân điển hình để từ đó nhân rộng... Phát biểu tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ II Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Nguyễn Khắc Hà đã nêu cao vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua – khen thưởng, đây chính là phương thức lãnh đạo và là công cụ quản lý nhà nước để kiểm tra, đánh giá năng lực cán bộ. Cho nên, Liên minh HTX Việt Nam cần chú trọng hơn nữa trong công tác khen thưởng đột xuất.   Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, thành viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương Đào Việt Trung đánh giá cao công tác thi đua – khen thưởng của Liên minh HTX Việt Nam Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, thành viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương Đào Việt Trung đã biểu dương, đánh giá cao công tác thi đua - khen thưởng cũng như những kết quả đạt được của Liên minh HTX Việt Nam trong những năm qua. Đồng chí yêu cầu Liên minh HTX Việt Nam cần nhân rộng và lan toả các cách làm mới, luôn có những trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các đơn vị, “gieo trồng” mô hình thi đua phải xuất phát từ cơ sở và người lao động. Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Viết Trung nhấn mạnh, Liên minh HTX Việt Nam cần có hình thức tuyên truyền hiệu quả,  nhân rộng được mô hình HTX, điển hình tiên tiến... Trong khuôn khổ buổi làm việc, đoàn công tác, kiểm tra đã có buổi tham quan thực tế chuỗi cửa hàng Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam. Chuỗi cửa hàng của Liên hiệp Hợp tác xã Tiêu thụ Nông sản An toàn Việt Nam  La Giang

Hà Tĩnh nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác TĐKT

TĐKT - Ngay từ những ngày đầu khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã rất quan tâm đến thi đua, khen thưởng (TĐKT), Người nói: “Thi đua là yêu nước, ai yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất” và công việc hàng ngày chính là nội dung thiết thực của thi đua. Phong trào thi đua yêu nước do Người khởi xướng và lãnh đạo từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã nhanh chóng phát triển thành phong trào sâu rộng và liên tục qua nhiều thập kỷ, trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. “TĐKT là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”. Thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh Hà Tĩnh, nhất là sau đổi mới và trong những năm vừa qua, càng thấy được vai trò, vị trí của công tác TĐKT trong mỗi bước xây dựng, trưởng thành và phát triển của tỉnh. Phong trào thi đua và công tác khen thưởng tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, liên tục, được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực. Thời gian qua, các phong trào thi đua: “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Cải cách hành chính”, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng người cán bộ công chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; phong trào thi đua “Hai tốt” trong ngành Giáo dục-Đào tạo; phong trào “Thực hiện 12 điều y đức” trong ngành Y tế; phong trào xây dựng con đường đẹp, nhà đẹp, trường học, cơ quan đẹp, hay Chiến dịch truyền thông dân số, Chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình... Phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng những năm qua đã cổ vũ, động viên được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân khắc phục mọi khó khăn, thách thức, tạo ra được nhiều phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả. Do vậy, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng Đảng đạt kết quả cao, nhanh, toàn diện, đồng đều trên các lĩnh vực và địa phương; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, tạo đà, thế và lực mới đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh và bền vững theo hướng văn minh, hiện đại. Với những thành tích xuất sắc đã đạt được trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011 đến 2014, liên tục hàng năm Hà Tĩnh được Chính phủ tặng Cờ thi đua. Năm 2015, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Nhận thức được vai trò, vị trí của công tác TĐKT, trong những năm qua công tác quản  lý nhà nước về TĐKT trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc thực hiện Luật TĐKT năm 2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TĐKT năm 2005, các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần nâng cao trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân. Các phong trào thi đua yêu nước đã được triển khai với nhiều nội dung phong phú, hình thức phát động từng bước được đổi mới, bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị. Thông qua các phong trào thi đua, đã có nhiều tập thể, cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh, Nhà nước phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng… Việc bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến có bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, phong trào thi đua và công tác khen thưởng vẫn còn có những tồn tại, hạn chế: một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác TĐKT. Phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, rộng khắp và liên tục; việc khen thưởng còn dàn đều, một số trường hợp được khen thưởng nhưng thành tích chưa thật sự xuất sắc, số lượng đề nghị khen thưởng cho các chuyên đề ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc thẩm định hồ sơ khen thưởng ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đảm bảo chất lượng, chưa bám sát các quy định của Luật TĐKT và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện Lời căn dặn của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Thi đua ái quốc phải có phương hướng đúng và vững. Nghĩa là phải nâng cao lòng nồng nàn yêu nước và giác ngộ chính trị của mọi người. Yêu nước thì phải thi đua, thi đua tức là yêu nước”. Để đưa phong trào thi đua và công tác khen thưởng lên tầm cao mới cần thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp sau đây: Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác TĐKT; thi đua phải là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương đơn vị, cá nhân, tạo thành cao trào hành động cách mạng, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, địa phương, đơn vị và của tỉnh. Hai là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của công tác TĐKT và phong trào thi đua yêu nước gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, phải thường xuyên quan tâm phát hiện bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Ba là, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo bước chuyển biến mạnh về chất trong các phong trào thi đua; phong trào thi đua yêu nước phải bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiện mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội của tỉnh và của từng ngành, từng địa phương, đơn vị cơ sở; đồng thời phải chú trọng hướng vào giải quyết các vấn đề trọng tâm, cấp bách, khó khăn, phức tạp đặt ra; thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc tổ chức phát động, sơ tổng kết phong trào thi đua chung hàng năm, cần phải quan tâm phát động các phong trào thi đua ngắn hạn theo đợt, theo chuyên đề với nội dung, hình thức phù hợp, đảm bảo thiết thực và hiệu quả. Bốn là, nâng cao chất lượng công tác TĐKT; thường xuyên quan tâm phát hiện bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến; coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng và đề nghị khen thưởng; khen thưởng phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện các điển hình tiên tiến để khen thưởng và đề nghị khen thưởng. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người trực tiếp sản xuất kinh doanh, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, dân quân, tự vệ, công an xã, bảo vệ tổ dân phố, dân phòng, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Khen thưởng phải trên cơ sở đánh giá đúng thành tích, được dư luận xã hội đồng tình, tránh khen thưởng tràn lan, làm suy giảm ý nghĩa của việc khen thưởng và kiên quyết chống bệnh thành tích. Làm tốt chức năng quản lý Nhà nước về tổ chức tôn vinh các danh hiệu và trao giải thưởng cho các doanh nhân, doanh nghiệp; bảo đảm tính tiêu biểu, nêu gương, giáo dục và tạo được tác động tích cực lan toả trong toàn xã hội.       Năm là, phát động các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi và vượt mức các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cắt giảm ít nhất 30% thành phần hồ sơ thủ tục, ít nhất 50% thời gian giải quyết, nâng cao chất lượng, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ, ứng xử văn hoá khi giải quyết công việc với nhân dân và doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực và công tác TĐKT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, đôn đốc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra, thiết chặt kỷ luật, kỷ cương cán bộ công chức và lượng vũ trang. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan chính quyền, MTTQ và đoàn thể nhân dân các cấp trong việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua. Đặng Thế Hùng

Kỷ niệm 105 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên giáp (25/8/1911 - 25/8/2016)

Sự tôn vinh của nhân dân là danh hiệu cao quý nhất TĐKT- Vào hồi 18 giờ 09 phút, ngày 04/10/2013, trái tim Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã ngừng đập. Dù biết trước ngày này sẽ đến, nhưng tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp về với tổ tiên cũng khiến đồng bào cả nước, kiều bào ở nước ngoài và bạn bè năm châu không khỏi tiếc thương, đau đớn. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong 2 ngày 12 và 13/10/2013. Ban lễ tang có 30 đồng chí, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. Trong Điếu văn đọc tại Lễ Truy điệu Đại tướng vào sáng ngày 13/12/2013, Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “…Tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đánh giá cao công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta suy tôn Đồng chí là Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Con người, nhân cách và những cống hiến to lớn của Đồng chí in đậm trong lòng dân, là vị tướng của nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc”. Lễ Quốc tang Đại tướng được diễn ra trọng thể, những hình ảnh đọng lại trong đó là tình cảm, sự mến phục đối với Đại tướng và lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh hàng vạn người xếp hàng dài 40 km từ Thủ đô tới Sân bay quốc tế Nội Bài để tiễn biệt Đại tướng là minh chứng rõ nét nhất cho tình cảm của nhân dân đối với Đại tướng. Sau Lễ Quốc tang Đại tướng, một thời gian ngắn, HĐND một số địa phương đã ra nghị quyết, dành một trong những con đường đẹp nhất để đặt tên con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp: TP Đà Nẵng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Bình, Lào Cai, Cần Thơ, Hậu Giang, Hà Tĩnh… Rất nhiều địa phương khác trong cả nước đang dự kiến sớm lựa chọn con đường mang tên Đại tướng để đặt cho quê hương mình, để thể hiện sự kính trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đối với Đại tướng.  TP Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên gắn biển tên đường Võ Nguyên Giáp Tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi Đại tướng yên nghỉ, đến nay, đã có hàng triệu lượt người tới viếng mộ Đại tướng và chắc chắn dòng người về viếng Đại tướng sẽ còn tiếp tục nối dài cùng với sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc của Đại tướng đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận. Theo đó, Đại tướng đã được tặng thưởng “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh” và nhiều Huân, Huy chương cao quý của Việt Nam và quốc tế. Dưới góc độ của người cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng, chúng tôi thấy rằng, Đảng, Nhà nước cần có hình thức tôn vinh khác xứng đáng hơn ngoài những hình thức tôn vinh hiện có trong Luật Thi đua, khen thưởng để tôn vinh những bậc vĩ nhân kiệt xuất như Đại tướng Võ Nguyên Giáp.  Theo Luật Thi đua, khen thưởng, “Huân chương Sao vàng” là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của dân tộc hoặc cá nhân có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với đất nước ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc các lĩnh vực khác. Luật Thi đua, khen thưởng cũng quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có danh hiệu “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng” để tặng cho tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; có đạo đức, phẩm chất cách mạng; danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong một số lĩnh vực như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, Nhà nước cũng có những hình thức tôn vinh cống hiến của cá nhân: danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”; “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”; “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”... Hình ảnh Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn luôn được các thế hệ người Việt Nam gìn giữ và phát huy. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn trân trọng, biết ơn với những lớp người đi trước, sự hy sinh của cha ông, những người có công sẽ sống mãi trong lòng dân tộc. Đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi luôn trăn trở rằng, nếu Luật Thi đua, khen thưởng bổ sung thêm danh hiệu vinh dự Nhà nước “Anh hùng dân tộc” để tôn vinh Đại tướng mới xứng đáng với công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc của đồng chí trong sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của dân tộc. Đó không chỉ là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước, mà còn là sự ghi nhận của toàn thể nhân dân ta đối với công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi cuộc đời hoạt động của Đại tướng không chỉ gắn liền với quá trình phát triển của cách mạng nước ta và những mốc son lịch sử trọng đại, oanh liệt, đầy hy sinh, gian khổ của Đảng và dân tộc, mà còn được nhân dân tiến bộ trên thế giới ghi nhận và đánh giá cao: “... Đối với phong trào cách mạng thế giới, cống hiến của Đồng chí góp phần cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, chống áp bức, bóc lột, bất công ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh. Tên tuổi của Đồng chí đã được thế giới vinh danh và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình ngưỡng mộ, cảm phục” (trích Điếu văn tại Lễ Truy điệu). Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi mãi mãi, một vị anh hùng của dân tộc đã trở về với đất mẹ để lại cho Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và bạn bè năm châu sự tiếc thương vô hạn đối với một vị tướng kiệt xuất, lỗi lạc, suốt cả cuộc đời vì nước, vì dân. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày Bác Hồ kính yêu của chúng ta ra đi, mới lại được thấy những giọt nước mắt thấm đẫm tình người, thấm đẫm văn hóa dân tộc Việt Nam rơi nhiều đến thế. Những dòng lệ được rút ra từ trong gan ruột của người Việt Nam,  nghẹn ngào, nức nở tiếc thương một con người, một nhân cách lớn - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt, hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam - những chủ nhân tương lai của đất nước trong những ngày Quốc tang đã một lần nữa làm rạng lên tinh thần tự tôn dân tộc và sức mạnh của thế hệ trẻ ngày nay. Có thể, còn không ít sự hoài nghi về thế hệ trẻ nhưng qua việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, chúng ta lại đặt niềm tin lớn lao vào thế hệ trẻ của Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ bà con xã Thanh Xương trong chuyến lên thăm Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên (7/5/1954-7/5/1975). Ảnh: Kim Hùng - TTXVN Qua đó, những người làm công tác thi đua, khen thưởng như chúng tôi hy vọng một ngày nào đó, Đảng và Nhà nước sẽ có hình thức tôn vinh xứng đáng hơn đối với những bậc vĩ nhân kiệt xuất của dân tộc ta như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Trong lúc chờ đợi sự thay đổi của Luật Thi đua, khen thưởng, chúng tôi rút ra được một điều thật thấm thía: Sự tôn vinh của nhân dân là danh hiệu cao quý nhất, không có danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nào có thể sánh được. Trần Danh Nam

Trang