Được hợp nhất từ hai xã Mỹ Thái và Đức Lân từ năm 1950, xã Mỹ Đức nằm ở phía Đông Nam của huyện An Lão, có diện tích 9 km2 với 13.000 nhân khẩu. Là địa phương có truyền thống yêu nước, Mỹ Đức đã lập nhiều chiến công hiển hách, làm thất bại âm mưu đánh phá của địch, tạo tiếng vang lớn cổ vũ tinh thần đấu tranh của quân và dân cả nước, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ vĩ đại của dân tộc.
Toàn xã có 46 cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa; 288 liệt sĩ; 97 thương binh, bệnh binh; 199 gia đình cơ sở cách mạng; 28 Mẹ Việt Nam Anh hùng; 146 thanh niên xung phong; 248 dân công hỏa tuyến; 3 di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp; 1 Khu truyền thống cách mạng Tứ Nghi.
Để ghi nhận những cống hiến của nhân dân và lực lượng vũ trang xã cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng: Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều Huân, Huy chương Kháng chiến các loại.
Những năm tháng đấu tranh chống thực dân Pháp gian khổ nhưng vẻ vang
Từ thời Lê - Mạc, người dân vùng đất này đã tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại sự áp bức, cường hào. Đặc biệt, năm 1885, Đốc Trịch, Thống Ất đã tổ chức nhân dân nổi dậy đấu tranh chống Pháp, được vua Hàm Nghi tặng thơ khen. Mỹ Đức cũng là một trong những mảnh đất sớm giác ngộ Cách mạng khi có đảng viên Đảng Cộng sản từ năm 1930.
Từ đó, xã đã xây dựng cơ sở, giác ngộ hàng trăm người dân tham gia đánh sâu vào lòng địch, làm địch hao tổn lực lượng, hoang mang tinh thần; vận động nhiều binh lính bảo an đào ngũ mang vũ khí phục vụ cho cách mạng.
Mỹ Đức là địa phương có số người tham gia hoạt động trước 1945 và kháng chiến chống Pháp nhiều nhất toàn huyện An Lão. Khu Cách mạng Tứ Nghi được thành lập năm 1943 là cái nôi cách mạng sớm và lớn nhất của huyện, góp phần hình thành đệ tứ chiến khu Đông Triều, cùng lực lượng Cách mạng Câu Trung giành chính quyền ở huyện An Lão và tỉnh lỵ Kiến An.
Trong 09 năm kháng chiến chống Pháp, trên quê hương Mỹ Đức đã có nhiều cán bộ, đảng viên hy sinh, nhiều gia đình cơ sở Cách mạng bị địch bắt, nhiều làng mạc bị đốt phá. Song, nhân dân và lực lượng Cách mạng của xã đã kiên cường, mưu lược, tổ chức nhiều trận đánh, chặn đứng âm mưu và làm thất bại nhiều trận càn, làm thiệt hại lớn lực lượng, gây hoang mang cho địch, tạo tiếng vang lớn cho cách mạng.
Tiêu biểu phải kể đến: Trực tiếp tổ chức đánh, chống càn 2 trận lớn và 4 trận phối hợp với lực lượng chủ lực của huyện tập kích và đánh công đồn, phá trại tập trung bốt Sái Nghi, diệt nhiều tề gian, tập kích đồn Nhóc, bốt Khuể; cơ sở cách mạng Sái Nghi phối hợp với cơ sở Câu Trung giành chính quyền tỉnh lỵ Kiến An; phối hợp với lực lượng chủ lực tập kết địch tại xã Kiến An, gài mìn dọc tuyến đường 211; chặn đứng âm mưu đổ bộ của địch tại bốt Khuể, làm Pháp thất bại âm mưu dồn dân; đào trên 3.000 mét hào liên thôn, chống bắt lính; đấu tranh buộc bang tá phải bồi thường cho dân khi không thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ;… Năm 1947, xã đã vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen về thành tích tiêu thổ kháng chiến.
Chiến công đáng tự hào trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ
Sau năm 1954, nhân dân xã Mỹ Đức khẩn trương bước vào giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, bổ sung lực lượng, chi viện cho chiến trường Miền Nam. Mỹ Đức cũng chủ động tiếp nhận cơ quan và nhân dân nội thành về sơ tán; hiến đất để xây dựng trận địa tên lửa, đào hầm kèo sẵn sàng chiến đấu; chủ động bù đắp thương vong sau mỗi trận đánh của Mỹ.
Cuối năm 1965 - 1966, xã tiếp nhận và bố trí đầy đủ nơi ăn ở, làm việc cho 12 cơ quan xí nghiệp và đồng bào, học sinh về sơ tán. Các đình, chùa là nơi tập kết vật tư, thiết bị quân sự; vườn nhà dân dùng để xây kho lương thực; chùa Sái Nghi dùng để xây kho đạn; 3 ha đất thôn Kim Châm, Lang Thượng dùng để xây trận địa tên lửa; xã đào 4.000 hố cá nhân, làm 1.232 hầm kèo; lực lượng chủ lực xây dựng 13 trận địa bắn máy bay, pháo cao xạ và 3 trận địa tên lửa. Xã thành lập lực lượng cơ động 209 thanh niên và dân quân.
Năm 1975, xã có 150 đơn tình nguyện vào chiến trường; nhân dân phát động giảm mức ăn mỗi người 1 kg thóc để thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, là địa phương đi đầu trong thực hiện phong trào của toàn huyện.
Thành tựu sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất
Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, nhân dân Mỹ Đức bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Với tư duy sáng tạo trong phát triển kinh tế, Mỹ Đức đã trở thành điển hình trong khoán sản phẩm nông nghiệp, được báo cáo điển hình toàn quốc năm 1982; sớm xây dựng cánh đồng lớn năm 1980 và trong giai đoạn từ năm 1980 - 1982 đón nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương về thăm mô hình sản xuất nông nghiệp.
Xã luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Năm 2015, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đứng ở tốp khá cao của huyện. Nhiều năm liên tục, Đảng bộ Xã đạt trong sạch vững mạnh.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, những người con Mỹ Đức trên mọi miền đất nước đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả Cách mạng, xây dựng quê hương Mỹ Đức phát triển xứng tầm.
Chuyên đề
Trường Tiểu học Đặng Trần Côn: Điểm nhấn của ngành Giáo dục Quận 4, TP Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 202 - 203 Bến Vân Đồn - Phường 5 - Quận 4 – TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 028.62619936 Website: thdangtrancon.hcm.edu.vn Được thành lập từ năm 1994 và được xây dựng mới lại vào năm 2000, Trường Tiểu học Đặng Trần Côn đã và đang tiến những bước vững chắc, góp sức cho sự nghiệp giáo dục Quận 4, thành phố mang tên Bác. Tám năm liên tục, Trường được tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; hoàn thành công tác kiểm định chất lượng trong năm học 2015 - 2016 và được Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ I. Tiếp nối những thành tích đã đạt được, năm học 2017 - 2018, Trường Tiểu học Đặng Trần Côn quyết tâm vượt qua chính mình, kiến tạo những giá trị mới trong dạy và học. Năm học này, Trường có quy mô 20 lớp học với 779 học sinh, là nơi hội tụ của đội ngũ 43 cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn cao (19 giáo viên giỏi các cấp), tâm huyết với nghề, với sự tiến bộ của học trò. Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, đảm bảo đầy đủ các điều kiện trang thiết bị phục vụ dạy và học cho giáo viên và học sinh. Trên nền tảng cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ nhà giáo chất lượng cao, Trường đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, có 100% bài giảng đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức và nội dung của chương trình, đánh giá học sinh, đồng thời chú ý phân hóa các đối tượng học sinh... Nhờ đó, tính tự giác và tích cực thực hiện các hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh được nâng cao đáng kể. Cô Hiệu trưởng Đào Thị Tuyết Nhung chia sẻ “Khép lại năm học 2017 - 2018, 100% học sinh của trường đạt về phẩm chất, năng lực; 99,4% học sinh lên lớp; 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học; hiệu suất đào tạo đạt 99,3%; học sinh loại khá, giỏi đạt 90,6%”. Có thể nói thời gian qua, Trường Tiểu học Đặng Trần Côn đã có những bước tiến vững chắc và đầy tự hào trong sự nghiệp trồng người; tạo dựng được hình ảnh một môi trường giáo dục thân thiện, hiện đại, được ngành và nhân dân tin tưởng giao phó con em mình. Nhà trường hiện đang được đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Phần thưởng cao quý này sẽ là sự ghi nhận xứng đáng nhất cho những nỗ lực vươn lên của tập thể sư phạm nhà trường; đồng thời là động lực quan trọng để họ tiếp tục phấn đấu, nối dài trang thành tích nhà trường trong hiện tại và tương lai.Xí nghiệp Địa chất 109: Khẳng định thương hiệu của một đơn vị 60 năm tuổi
Chi nhánh Công ty Cổ phần Địa chất Việt Bắc - TKV - Xí nghiệp Địa chất 109 có tiền thân là Đoàn Địa chất 14 thuộc Sở Địa chất - Bộ Công nghiệp, được thành lập năm 1958. Chặng đường hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành đã ghi dấu hình ảnh của lớp lớp thế hệ cán bộ, công nhân viên yêu ngành, yêu nghề, cống hiến công sức, trí tuệ cho sự phát triển của Xí nghiệp cũng như cho sự nghiệp chung của ngành Địa chất và Khai thác Khoáng sản, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Phát huy truyền thống, tiếp nối những thành tích đã gặt hái được trong suốt thời gian qua, dưới sự đầu tư của các cấp chủ quản, Xí nghiệp đã thu được những kết quả khả quan trong sản xuất kinh doanh. Từ năm 2007 đến nay, trung bình, Xí nghiệp thi công được 18.000 m khoan/năm; doanh thu đạt 50 tỷ đồng/năm. Trong lĩnh vực thăm dò phát triển tài nguyên quặng chì - kẽm, Xí nghiệp đã thi công thăm dò bổ sung quặng khu Bắc Đèo An, khu Cao Bình vào năm 2009; mỏ kẽm - chì Lang Hít, tỉnh Thái Nguyên và mỏ Chợ Điền, tỉnh Bắc Kạn với trữ lượng và tài nguyên lần lượt đạt 101.456 T và 337.736 T từ năm 2010 - 2015. Xí nghiệp Địa chất 109 cũng để lại dấu ấn trong thăm dò phát triển tài nguyên quặng thiếc tại tiểu khu phía Nam, khu Tây núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; khu mỏ Bắc Lũng, Sơn Dương, Tuyên Quang; khu Ngòi Lẹm, Sơn Dương, Tuyên Quang; thực hiện gói thầu thăm dò quặng thiếc - arsen xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cho Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T. Trong giai đoạn 2010 - 2012, Xí nghiệp đã thăm dò xác định tổng tài nguyên và trữ lượng 561T WO3 tại khu A Thiện Kế, xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tại khu Làng Vài, xã Ngọc Hội và xã Phú Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, Xí nghiệp đã thăm dò quặng Antimon vào năm 2015. Kết quả thăm dò phát triển tài nguyên quặng đồng của Xí nghiệp đạt 155.865 T đồng kim loại tại vùng Vi Kẽm, Cốc Mỳ, Bát Xát, Lào Cai từ năm 2009 - 2011; 276.407 T đồng kim loại tại mỏ đồng Sin Quyền, huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai năm 2010 - 2015; bổ sung thêm trữ lượng cấp 121 + 122 gần 120.000 tấn đồng tại phần sâu tới mức 600 m mỏ đồng Sin Quyền, Bát Xát, Lào Cai trong giai đoạn 2015 - 2018. Trước thực trạng khối lượng thăm dò khoáng sản biến động từ cuối năm 2012, Xí nghiệp đã đề xuất xin công ty giao bổ sung khối lượng khoan than với trung bình là 8.800 m khoan mỗi năm, doanh thu đạt 23 tỷ đồng/năm. Xí nghiệp đã thi công gần 60.000 m khoan ở các mỏ than Khánh Hòa, Núi Hồng, Mạo Khê, Đồng Vông, Nam Mẫu… Năng lực của Xí nghiệp ngày càng được khẳng định với việc khoan được lỗ khoan 1.200 m ở mỏ than Vàng Danh; có khả năng thi công ở những mỏ có điều kiện địa chất phức tạp; từng bước phát triển công nghệ khoan luồn cho năng suất và chất lượng mẫu cao. Xí nghiệp Địa chất 109 cũng được biết tới là đơn vị hết lòng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ nhân sự; nhiệt tình hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động, hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng cộng đồng. Những bước tiến của Xí nghiệp Địa chất 109 đã được ghi nhận thông qua nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước trao tặng: Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều Cờ thi đua và Bằng khen của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh. Nhiều năm liền, Đảng bộ Xí nghiệp đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh; các đoàn thể đạt trong sạch, vững mạnh. Đây chính là nguồn động lực to lớn để cán bộ, công nhân viên của Xí nghiệp phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới, Xí nghiệp Địa chất 109 đã đề ra nhiều giải pháp. Cụ thể là: Khai mở thêm các nhiệm vụ thăm dò khoáng sản là ngành nghề truyền thống của đơn vị đồng thời đề nghị được giao thêm khối lượng khoan thăm dò than, đo vẽ trắc địa mỏ, bơm đo thủy văn. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, bổ sung và đổi mới cơ cấu thiết bị thi công, tiếp cận trình độ tiên tiến, đề xuất đầu tư thiết bị khoan sâu có khả năng tự hành, ứng dụng tin học trong quản lý và thành lập các dạng tài liệu địa chất. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cơ sở vật chất, môi trường làm việc tốt có sự cộng tác hỗ trợ lẫn nhau, có điều kiện để học hỏi, phát triển cho các đối tượng lao động đặc biệt cán bộ quản lý, chuyên viên kỹ thuật. Hoàn thiện các quy chế quản lý, các định mức, đơn giá giao khoán để thúc đẩy sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Xí nghiệp Địa chất 109 xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo các Bộ, ngành, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Công ty CP Địa chất Việt Bắc - TKV, các bạn hàng, đối tác, các đồng chí lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên của Xí nghiệp qua các thời kỳ đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để Xí nghiệp phát triển, trưởng thành và khẳng định thương hiệu của một đơn vị địa chất tròn 60 năm tuổi.Trung đoàn 82 – Quân khu 2: Phát huy truyền thống Anh hùng, lập những chiến công trong thời kỳ mới
Truyền thống anh hùng là điểm tựa Trung đoàn Bộ binh 82 là đơn vị chủ lực trực thuộc Quân khu 2, được thành lập ngày 19/5/1973 tại Mường Pồn, huyện Nậm Bạc, tỉnh Luông Pha Băng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Đảng, Nhà nước giao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ từ năm 1973 đến năm 1976 và từ năm 1978 đến năm 1988, Trung đoàn liên tục tham gia chiến đấu, công tác ở Bắc Lào; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, lập được nhiều chiến công, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang năm 1983; Nhà nước CHDCND Lào tặng thưởng Huy chương It - Xa - La hạng Nhất và hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba. Thượng tá Cao Xuân Thành, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung đoàn tặng hoa bắn giỏi cho chiến sỹ đạt điểm giỏi trong kiểm tra môn bắn súng Từ năm 1988, Trung đoàn về nước, đóng quân tại khu vực TP Điện Biên Phủ, thực hiện nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên là huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới phía Tây của Tổ quốc. Bên cạnh đó, Trung đoàn còn là lực lượng sẵn sàng cơ động thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác của Quân khu giao, đồng thời cùng với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng của địa phương tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, giúp nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Với tinh thần nỗ lực phấn đấu, nhiều năm qua, Trung đoàn 82 luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng của lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 2. Từ năm 2001 - 2013, hàng năm Trung đoàn đều được Bộ Quốc phòng tặng Cờ đơn vị huấn luyện giỏi, 3 năm liên tục (2011 - 2013) được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, tháng 8 năm 2012 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; tháng 8 năm 2013 được biểu dương đơn vị điển hình tiên tiến toàn quân về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt với những thành tích tiêu biểu xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trên các mặt công tác góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay, ngày 29/7/2015, Trung đoàn đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới. Hoàn thành nhiệm vụ quân sự Kế thừa, phát huy truyền thống đơn vị hai lần Anh hùng và phẩm chất, bản lĩnh “Bộ đội Cụ Hồ”, năm 2018 lực lượng cán bộ chiến sĩ Trung đoàn đã tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng, lập những chiến công đáng tự hào dành cho kỷ niệm 45 năm thành lập đơn vị (19/5/1973 - 19/5/2018). Thượng tá Nguyễn Văn Đông, Phó Bí thư Đảng ủy, Trung đoàn trưởng trao vũ khí cho chiến sĩ trong Lễ tuyên thệ Trung đoàn 82 đã quán triệt, chấp hành nghiêm các chỉ thị, quy định về trực sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ); chủ động bổ sung, hoàn chỉnh các kế hoạch, vật chất, phương tiện phục vụ cho từng phương án. Trong năm, đã tổ chức lực lượng thực hiện kế hoạch hoạt động tổng hợp bảo vệ biên giới hướng Tây mùa khô kết hợp làm công tác vận động quần chúng năm 2017 - 2018 tại huyện Điện Biên 70 đồng chí theo mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở về đơn vị bảo đảm an toàn tuyệt đối, được chính quyền và nhân dân đánh giá cao. Quá trình tổ chức chuẩn bị và thực hành huấn luyện luôn bám sát phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, vận dụng tốt “3 quan điểm, 8 nguyên tắc, 6 mối kết hợp”, bảo đảm đồng bộ và chuyên sâu, sát với đối tượng, địa hình tác chiến và nhiệm vụ đơn vị. Kết quả kiểm tra các nội dung có 100% đạt yêu cầu trở lên, trong đó có 85,3% khá, giỏi (tăng 0,2% so với năm 2017). Kết quả huấn luyện đạt khá, bàn giao cho các đơn vị bảo đảm an toàn tuyệt đối. Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức ôn luyện cho lực lượng quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) theo kế hoạch kiểm tra của Quân khu; kết quả đạt khá. Đơn vị đã tổ chức thành công Hội thi sáng kiến cải tiến mô hình học cụ huấn luyện với 55 sáng kiến tham gia. Qua Hội thi, đã có nhiều sáng kiến có chất lượng được đưa vào áp dụng trong thực tiễn đạt kết quả tốt. Tổ chức thành công Hội thi cán bộ trung đội trưởng năm 2018. Tổ chức tuyển chọn, luyện tập và tham gia Hội thao thể dục thể thao Quốc phòng Quân khu năm 2018, đơn vị xếp thứ 2 khối chủ lực toàn Quân khu. Tham gia Hội thi trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn bộ binh cấp Quân khu năm 2018 đạt 1 giải nhất cá nhân, 1 giải nhì cá nhân và tập thể đạt giải nhất. Năm 2018, Trung đoàn được Quân khu đề nghị Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 765-NQ/QUTW về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 - 2018 và những năm tiếp theo. Nâng cao hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị Trong năm, Trung đoàn 82 đã xây dựng kế hoạch và tổ chức giáo dục chính trị cho các đối tượng đạt chất lượng tốt, quân số đạt 98,8%. Qua kiểm tra, có 100% đạt yêu cầu trở lên, trong đó: Sỹ quan có 95,2% K-G, tăng 0,1% so với năm 2017; QNCN có 88% khá giỏi, tăng 0,1% so với năm 2017. Kết quả kiểm tra đối tượng chiến sĩ nhập ngũ năm 2017 có 100% đạt yêu cầu, trong đó có 83,1% khá, giỏi, tăng 0,1% so với năm 2017; chiến sĩ nhập ngũ năm 2018 có 100% đạt yêu cầu, trong đó có 83,2% khá, giỏi. Trung đoàn thường xuyên phối hợp với Viện kiểm sát khu vực 23, Cơ quan điều tra hình sự khu vực 4, Phòng CSGT tỉnh Điện Biên tiến hành tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho 15.689 lượt cán bộ, chiến sĩ. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 87-CT/QUTW ngày 8/7/2016 của Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, tạo phong trào hành động thường xuyên, thiết thực, hiệu quả trong toàn đơn vị. Làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện“Đề án đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” ở các cấp chặt chẽ, nghiêm túc. Tham gia Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị năm 2018 cấp Quân khu, đạt 02 giải ba. Đồng thời, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, cổ động, văn hóa, văn nghệ; quan tâm bảo đảm tốt đời sống văn hóa, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ theo Thông tư 104/2014/TT-BQP ngày 13/8/2014 của Bộ Quốc phòng. Đảng ủy Trung đoàn đã bồi dưỡng, kết nạp 21 đảng viên mới; chuyển đảng chính thức cho 32 đồng chí; tổ chức lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2018 theo kế hoạch, kết quả 100% đạt yêu cầu, có 83,3% khá, giỏi. Tổ chức 2 lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác Tổ chức xây dựng Đảng cho 67 cán bộ chính trị, cấp ủy viên các cấp chặt chẽ, nghiêm túc. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ bảo đảm tốt, không để các thế lực thù địch cài cắm móc nối, ngăn chặn có hiệu quả các luồng văn hóa phẩm độc hại xâm nhập vào đơn vị. Đáng chú ý, đơn vị đã tổ chức phát động và duy trì phong trào thi đua Quyết thắng năm 2018 với chủ đề: “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, an toàn, quyết thắng” đạt chất lượng, hiệu quả tốt; làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức thành công buổi Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trung đoàn (19/5/1973 - 19/5/2018), tạo sức lan tỏa và động lực thúc đẩy đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Đặc biệt, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” tại 6 xã thuộc tỉnh Điện Biên với lực lượng 530 đồng chí và tổng số ngày công: 2.970 công. Cụ thể: Phát quang và khơi thông 8,5 km kênh mương nội đồng; mở mới được 2 tuyến đường vào bản dài 4,3 km; sửa và làm mới được 8,8km đường liên bản, giúp xây và sửa được 27 nhà tình nghĩa, làm mới 1 Nhà văn hóa thôn, giúp nhân dân thu hoạch 15.000 m2 lúa... Ngoài ra, đơn vị duy trì hiệu quả cuộc vận động “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, cuộc vận động 50 về “Quản lý, khai thác vũ khí thiết bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”. Đánh dấu cho tuổi 45, năm 2018, Trung đoàn 82 đã được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen vì đã có thành tích tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2018; Bằng khen của Tổng Cục Chính trị vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Dân vận khéo” của Quân đội ở vùng đồng bào dân tộc thiếu số, đồng bào tôn giáo giai đoạn 2013 - 2018; Quân khu đề nghị Tổng Cục Chính trị tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong sơ kết 5 năm thực hiện Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”. Đặc biệt, đơn vị hiện đang được đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ.Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 1998, tiền thân là Tòa án nhân dân huyện Tam Đảo. Từ những năm đầu hoạt động, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn cả về nhân sự và cơ sở vật chất, đến nay sau 20 năm nỗ lực, cố gắng không ngừng, Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên đã đạt được những kết quả tiến bộ vượt bậc trong quá trình phát triển, phục vụ kịp thời và có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành tại địa phương.
Năm 2018, Toà án nhân dân huyện Bình Xuyên thụ lý 1088 vụ, việc các loại (tăng 211 vụ so với năm 2017); đã chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết 02 vụ; giải quyết, xét xử được 1057 vụ, việc (tăng 196 vụ so với năm 2017), còn lại 29 vụ án mới thụ lý, đạt tỷ lệ chung là 97,3% (vượt chỉ tiêu đề ra).
Trong tổng số 1088 vụ, việc đã thụ lý có 757 vụ án và 331 việc miễn, giảm, đình chỉ, tạm đình chỉ thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính còn lại tại Cơ sở giáo dục Thanh Hà thuộc Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10) Bộ Công an.
Tính riêng từ ngày 01 tháng 10 năm 2017 đến ngày 30 tháng 11 năm 2017, đơn vị thụ lý 150 vụ, việc; giải quyết được 65 vụ, việc, đạt tỷ lệ 43,3%. Trong tổng số 755 vụ án phải giải quyết thì đã giải quyết, xét xử được 726 vụ, đạt tỷ lệ 96,2%.
Đồng chí Chánh án Nguyễn Thanh Danh khẳng định: Trong quá trình xét xử, Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ theo tinh thần cải cách tư pháp. Các sai sót trong công tác giải quyết, xét xử đã được tập trung khắc phục kịp thời, vì vậy chất lượng giải quyết, xét xử đối với tất cả các loại vụ án nâng lên rõ rệt.
Việc phát hành bản án luôn thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng quy định của pháp luật; nội dung và quyết định của bản án được tuyên rõ ràng nên việc thi hành án không gặp khó khăn và không có trường hợp nào Tòa án phải đính chính hoặc giải thích bản án theo yêu cầu của Cơ quan Thi hành án dân sự.
Được biết, do đặc thù địa bàn huyện Bình Xuyên có Cơ sở giáo dục bắt buộc Thanh Hà trực thuộc Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10) Bộ Công an đóng trụ sở chính, là 1 trong 5 cơ sở giáo dục trong cả nước, có quy mô lớn nhất, chiếm ½ số lượng trại viên của cả nước (gồm 28 tỉnh phía bắc từ tỉnh Quảng Bình trở ra).
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi nhận hồ sơ đơn vị đã yêu cầu Thẩm phán, cán bộ bố trí thời gian làm việc kể cả thứ 7 và chủ nhật; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết vụ việc ngay từ khâu thụ lý cho đến vào sổ kết quả giải quyết đều được quản lý, theo dõi và cập nhật trên máy tính.
Qua đó, bảo đảm tất cả các trường hợp được xét đều đảm bảo triệt để nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, đủ điều kiện xem xét và tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, không có trường hợp nào vi phạm dẫn đến có đơn khiếu nại của công dân hoặc bị Viện kiểm sát kháng nghị.
Tháng 11 năm 2018, Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, có nhiệm vụ tiến hành hòa giải các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động; đối thoại các khiếu kiện hành chính trước khi Tòa án thụ lý, giải quyết, trừ những tranh chấp, khiếu kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính không được hòa giải, đối thoại. Đây là chủ trương lớn và là hướng đi mới nhằm mục đích giúp các đương sự đồng thuận với nhau trong việc giải quyết tranh chấp góp phần giữ gìn ổn định trật tự xã hội, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của các đương sự, cũng như của Nhà nước và toàn xã hội, đồng thời giảm tải cho công tác xét xử của Tòa án.
Cùng với thành tích trong công tác xét xử, năm 2018 Tòa án nhân dân huyện tiếp tục đổi mới công tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp, cụ thể là các quy trình nhận đơn, giải quyết đơn, quy trình giải quyết các loại vụ, việc của đơn vị, niêm yết công khai cùng với các mẫu đơn, quy chế làm việc, quy chế tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Qua đó, nâng cao trách nhiệm chấp hành pháp luật, tăng cường tính minh bạch, công khai, bảo đảm quyền giám sát, kiểm tra và tiếp cận công lý của người dân, giảm phiền hà cho người dân, ngăn chặn tệ nhũng nhiễu,vi phạm pháp luật và tạo phong cách làm việc thân thiện, gần gũi, cầu thị, tăng thêm sự tin tưởng của người dân đối với hệ thống Tòa án.
Phát huy truyền thống của đơn vị tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước của ngành Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc, công tác thi đua, khen thưởng tiếp tục được duy trì, đổi mới, sáng tạo, chất lượng công tác thi đua, khen thưởng được nâng lên rõ rệt, thực sự trở thành động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích các cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đề ra.
Cùng với việc hưởng ứng phong trào thi đua của huyện Bình Xuyên, Tòa án nhân dân huyện đã tích cực hưởng ứng, xây dựng kế hoạch và triển khai nội dung phong trào thi đua yêu nước năm 2018 do Tòa án nhân dân tối cao phát động và phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Vĩnh Phúc phát động với chủ đề “Tòa án nhân dân đoàn kết, tiếp tục đổi mới, sáng tạo, thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2018, lập thành tích thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc” vàkhẩu hiệu thi đua là “Trách nhiệm, kỷ cương, chất lượng, vì công lý”.
Điểm mới trong công tác thi đua, khen thưởng củaTòa án nhân dân huyện Bình Xuyên là đã đưa ra định hướng nhằm xây dựng tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến là những điển hình được lựa chọn từ các cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu công tác. Theo đó, ngay từ đầu năm đơn vị đã đăng ký danh hiệu thi đua là “Tập thể lao động xuất sắc” và “Cờ thi đua Chính phủ” đối với tập thể; đối với cá nhân, đơn vị xây dựng thêm các cá nhân tiêu biểu làm điển hình tiên tiến.
Các phong trào thi đua đã tạo động lực thúc đẩy việc nâng cao chất lượng các mặt công tác (đặc biệt là chất lượng xét xử các loại vụ án), góp phần xây dựng Hệ thống Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Kết quả, trong năm có 1 đồng chí được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”. Sơ kết thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2018, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định khen thưởng đột xuất đối với 1 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào thi đua. Tổng kết thi đua khen thưởng năm 2018, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Vĩnh Phúc đã thống nhất bình bầu, suy tôn tập thể Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên là “Tập thể lao động xuất sắc” và được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” cho 1 đồng chí. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh phúc đã công nhận “Chiến sỹ thi đua cơ sở” cho 3 đồng chí và tặng “Giấy khen” cho 5 đồng chí.
Phấn khởi trước những kết quả và thành tích đã đạt được song cán bộ, công chức Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên hiểu rằng nhiệm vụ phía trước rất nặng nề đòi hỏi đơn vị phải không ngừng đổi mới, nỗ lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt trách nhiệm của người cán bộ tư pháp “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”.
Kho bạc Nhà nước Sơn Tịnh – đơn vị tiêu biểu trong hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện Sơn Tịnh được biết đến là một trong những đơn vị hoạt động đạt chất lượng, hiệu quả của KBNN tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, đội ngũ cán bộ, công chức luôn nỗ lực vượt khó khăn, thách thức để vươn lên kiện toàn, cải cách, hiện đại hóa hoạt động, mang đến những khởi sắc cho đơn vị mình, địa phương, cũng như ngành KBNN. Trong ba năm trở lại đây, đơn vị đã triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, đề xuất các giải pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ của cơ quan. Trong chỉ đạo, điều hành, đã bám sát các quy chế, quy trình quản lý; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong điều hành nội vụ, trong quan hệ công việc và trong chấp hành các cơ chế chính sách, nội dung quản lý của Nhà nước; giải quyết kịp thời những tồn tại, vướng mắc. Đơn vị đã tổ chức kiểm soát, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN), các loại vốn, quỹ, tài sản của Nhà nước. Tổ chức vận hành hệ thống TABMIS, TCS, hệ thống thanh toán điện tử KBNN và các chương trình ứng dụng nghiệp vụ đảm bảo an toàn, ổn định, thông suốt; công tác thanh toán song phương điện tử với ngân hàng thương mại trên địa bàn được đặc biệt chú trọng. Cùng với đó, đơn vị đã tổ chức quản lý chặt chẽ các hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm an ninh, an toàn trong lĩnh vực công nghệ, hạ tầng truyền thông, cơ sở dữ liệu; chấp hành nghiêm các quy định về mở, quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân hàng. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Bộ Tài chính, của KBNN về chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá và tài sản quý trong hệ thống. Tổ chức kiểm soát tốt các hoạt động nghiệp vụ; tuân thủ nghiêm các quy trình, quy chế nội bộ; đảm bảo an ninh, an toàn tiền, tài sản trong kho quỹ; kiểm soát chặt chẽ các loại tiền thu, nhận nhằm ngăn chặn tiền giả lọt vào kho quỹ. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa cơ quan công an và KBNN Sơn Tịnh theo tinh thần thông tư Liên tịch số 187/2014/TTLT-BTC-BCA ngày 9 tháng 12 năm 2014 của liên Bộ Tài chính - Bộ Công an nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ an ninh, an toàn tài sản trong hệ thống KBNN. Duy trì hệ thống tin học luôn sẵn sàng hoạt động tốt, phối hợp với KBNN cấp trên xử lý kịp thời các trường hợp sai sót, sự cố xảy ra, bảo đảm hoạt động của KBNN không bị ách tắc. Công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền và tài sản Nhà nước giao KBNN quản lý được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Bên cạnh thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân hàng thương mại, tăng cường các biện pháp kiểm tra thường xuyên và đột xuất công tác quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân hàng và quản lý an toàn kho quỹ, đơn vị phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trên địa bàn thực hiện tốt các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh, an toàn tuyệt đối tiền, tài sản trong hệ thống KBNN; thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, quy định về sao lưu, dự phòng dữ liệu của Bộ Tài chính và KBNN. Công tác bảo vệ cơ quan an toàn luôn được giữ vững. Tài sản cơ quan được bảo quản chu đáo, không bị thất thoát, hư hỏng do quản lý, sử dụng. Công tác quản lý kinh phí nội bộ tại đơn vị được chú trọng, luôn luôn đảm bảo tính công khai, dân chủ và thật sự tiết kiệm, vừa gắn với chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, vừa quan tâm đến đời sống của cán bộ, công chức, là nguồn động viên cán bộ, công chức hăng say công tác phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đáng chú ý, KBNN Sơn Tịnh đã có nhiều giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động, mang lại hiệu quả cao. Nổi bật trong số đó là giải pháp tập trung nhanh nguồn thu vào NSNN đối với các nhà thầu chây ỳ, chậm nộp thuế (cụ thể là thống nhất, đưa ra giải pháp trao đổi thông tin giữa KBNN và cơ quan Thuế về tình hình thanh toán khối lượng hoàn thành các dự án đầu tư (không thực hiện trích 2% thuế VAT); đề xuất điều chỉnh cơ chế điều tiết một số khoản thu không phù hợp với quy trình vận hành hệ thống hiện đại hóa công tác thu (TCS), hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS). Giải pháp rút ngắn thời gian xác nhận số liệu đối với các dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách khi thực hiện Nghị quyết 123 của Chính phủ đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn theo chỉ đạo của Chính phủ, của ngành và địa phương. Tổ chức vận hành thành công Đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN qua KBNN”. Với những thành tích nêu trên, trong thời gian qua KBNN Sơn Tịnh đạt nhiều danh hiệu khen thưởng của ngành và nhiều hình thức khen thưởng khác. Phần thưởng cao quý này là động lực quan trọng để tập thể cán bộ, công chức KBNN Sơn Tịnh tiếp tục phấn đấu, đồng hành cùng KBNN tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện nhiều đề án, chính sách vì mục tiêu xây dựng hệ thống KBNN tỉnh phát triển ổn định,vững chắc, hiện đại và hoạt động an toàn, hiệu quả.Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài tỉnh Đồng Tháp kết nối kiều bào với quê hương
Thời gian qua, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện tốt nhiệm vụ cầu nối giúp thân nhân kiều bào và kiều bào chấp hành tốt mọi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời tích cực tham gia công tác từ thiện ở địa phương góp phần cùng tỉnh nhà thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Đại hội đại biểu khóa V (nhiệm kỳ 2017 - 2022) Tỉnh Đồng Tháp hiện nay có 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện, trong đó có 144 xã, phường, thị trấn. Tính đến hết năm 2018, thân nhân kiều bào còn 10.855 hộ và số kiều bào có 15.073 người, đang định cư ở 38 nước trên thế giới. Trong năm, bộ máy tổ chức Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (LLVNVNONN) tỉnh Đồng Tháp từ cấp tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn. Các cấp Hội tiếp tục phát huy nhiệm vụ “cầu nối” giữa kiều bào với nhân dân trong nước; thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại nhân dân, hỗ trợ kiều bào, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội. Công tác thông tin đối ngoại nhân dân và hỗ trợ kiều bào được thực hiện hiệu quả. Các cấp Hội đã thực hiện tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy chế hoạt động của Hội đối với kiều bào, thân nhân kiều bào được 283 cuộc, thu hút 11.010 lượt người tham dự (tăng 85 cuộc, 7.438 lượt người so với năm 2017). Nhân dịp Tết Mậu Tuất, 2018, Tỉnh Hội gửi 1.000 thiệp chúc Xuân và 600 bản tin “Hội LLVNVNONN tỉnh Đồng Tháp Xuân Mậu Tuất, 2018” đến thân nhân kiều bào, kiều bào và các cơ quan, ban ngành có liên quan; phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Sở Ngoại vụ và các ngành có liên quan, tổ chức họp mặt 250 kiều bào tiêu biểu mừng Xuân thành công, tạo ấn tượng tốt đẹp, trong buổi họp mặt có 12 kiều bào tiêu biểu được tặng Bằng khen và quà lưu niệm của UBND tỉnh Đồng Tháp. Tổng số kiều bào về thăm quê hương Đồng Tháp đón tết trong năm có khoảng trên 2.000 người và các Huyện, Thị, Thành hội đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức từng đoàn, từng nhóm đến gần 500 hộ gia đình có kiều bào về quê hương, nhằm thăm hỏi và chúc sức khỏe kiều bào. Họp mặt kiều bào nhân dịp mừng Xuân Chủ tịch tỉnh Hội Thái Trạch Trường trao Giấy khen cho Thành hội Cao Lãnh, Thành hội Sa Đéc, Huyện hội Hồng Ngự và Huyện hội Tam Nông đã có thành tích "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018" Công tác hỗ trợ kiều bào được các cấp Hội chú trọng. Tiêu biểu như Thành hội Cao Lãnh đã xây dựng mô hình phục vụ lợi ích và chăm lo sức khỏe đời sống hội viên và gia đình thân nhân kiều bào xuất sắc. Thị hội Hồng Ngự đã hỗ trợ 2 kiều bào Campuchia về Việt Nam sinh sống, đưa 5 trẻ em Campuchia về vào trường học Tiếng Việt và đưa 5 bệnh nhân Campuchia khi xuất viện về cùng gia đình an toàn. Kiều bào tỉnh Đồng Tháp đã và đang chung tay góp sức vào phát triển kinh tế địa phương. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1 dự án của kiều bào đầu tư và đang hoạt động hiệu quả là dự án của Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Việt Đức tại huyện Thanh Bình và có 18 doanh nghiệp kinh doanh của kiều bào đăng ký hoạt động. Tổng số kiều hối do kiều bào gửi về đầu tư hoặc giúp đỡ người thân ở quê hương năm 2018 là gần 1.900 tỷ đồng. Đặc biệt, Hội đã vận động nhiều kiều bào, thân nhân kiều bào đóng góp công tác từ thiện xã hội như tặng quà cho học sinh, hộ nghèo, người khuyết tật, người già neo đơn; tổ chức khám bệnh, phẫu thuật mắt đục thủy tinh thể, bướu cổ miễn phí; xây mới, sửa chữa nhiều căn nhà tình thương; làm cầu, đường nông thôn... Tổng giá trị số tiền vận động từ thiện đạt trên 31 tỷ đồng. Nổi bật trong công tác này là Huyện hội Châu Thành, Lai Vung, Thành hội Sa Đéc, Thị hội Hồng Ngự và Ban Từ thiện Tỉnh hội. Phát huy những thành tích đã đạt được, trong năm 2019 và những năm tiếp theo, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài tỉnh Đồng Tháp sẽ phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu: 100% thân nhân kiều bào chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy chế dân chủ cơ sở của địa phương; các Hội cơ sở phát triển hội viên đạt 70% so với tổng số hộ thân nhân kiều bào; mỗi năm, vận động đóng góp cho công tác từ thiện đạt từ 30 tỷ đồng trở lên... Qua đó, Hội tiếp tục giữ vững và phát huy vai trò cầu nối giữa kiều bào với quê hương, chăm lo, vận động kiều bào tham gia đóng góp xây dựng và phát triển tỉnh Đồng Tháp ngày càng giàu đẹp.Được thành lập năm 1970, là đơn vị uy tín trong chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non, được công nhận đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2016, đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 năm học 2017 - 2018, Trường Mầm non Thành Vân luôn nhận được sự tin tưởng của chính quyền và nhân dân địa phương. Đây chính là nguồn động lực to lớn để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cống hiến công sức, tài năng, tạo dựng nền tảng thể lực, trí tuệ và hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Khuôn viên trường Mầm non Thành Vân
Việc xây dựng một môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp, an toàn để trẻ thỏa sức vui chơi, học tập là niềm trăn trở, là mục tiêu của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Với khuôn viên được thiết kế phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Mầm non, nhà trường có 12 phòng học kiên cố và bán kiên cố, hệ thống khu hiệu bộ, các phòng chức năng, khu phát triển vận động, nhà bếp đảm bảo theo quy định.
Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của Trường phải kể đến tập thể sư phạm đoàn kết, giàu năng lực với 100% trình độ chuẩn và trên chuẩn. Chỉ tính riêng trong năm học vừa qua, Trường có 4 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 8 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp huyện và 4 sáng kiến được công nhận cấp tỉnh.
Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, hình ảnh cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cũng ngời sáng trong nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua như: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Hai không”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Dạy tốt - Học tốt”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…
Trường Mầm non Thành Vân là một trong những đơn vị dẫn đầu bậc Mầm non huyện Thạch Thành trong các phong trào thi đua, được tôn vinh là đơn vị dẫn đầu phong trào của Cụm thi đua 11 huyện miền núi Thanh Hóa năm học 2017 - 2018.
Buổi sinh hoạt chuyên môn nhà trường
Giáo viên của Trường luôn thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, luôn tìm tòi, sáng tạo để đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp với từng độ tuổi, tạo tâm thế vững chắc cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1. Các hoạt động được tổ chức với mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, trải nghiệm những nét đặc trưng văn hóa của địa phương, để phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ.
Trong Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017 - 2018, nhà trường đã đạt giải nhất cấp huyện, giải đặc biệt cấp tỉnh, tham gia dự thi cấp Quốc gia, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen.
Nhà trường cũng phối hợp với Hội cha mẹ cùng các ban, ngành, đoàn thể trong xã tổ chức nhiều chương trình dưới hình thức phong phú: Ngày hội đến trường của bé, Vui Tết Trung thu, Hội thi bé hát dân ca, múa Pồn Pôông dân tộc Mường...
Phụ huynh cùng các bé múa Pồn Pôông
Trẻ đến trường có nền nếp, ngoan, lễ phép, mạnh dạn trong giao tiếp, tích cực tham gia vào các hoạt động do nhà trường tổ chức. Tại trường, 100% trẻ được đảm bảo an toàn, được theo dõi biểu đồ tăng trưởng, khám sức khỏe định kỳ. Trong năm học 2017 - 2018, tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về cân nặng, chiều cao lần lượt đạt 97% và 95,5%.
Sự chu đáo trong nuôi dưỡng chăm sóc, tận tình trong giáo dục trẻ đã giúp nhà trường trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh, được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền đánh giá cao. Tin tưởng rằng với sự tận tâm, lòng yêu nghề mến trẻ của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, tiếng cười con trẻ sẽ luôn rộn rã tại Mầm non Thành Vân.
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 45
- 46
- 47
- 48
- 49
- …
- sau ›
- cuối cùng »