Chuyên đề

Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp - Xây lắp và Thương mại Hà Tĩnh: Doanh nghiệp mạnh của tỉnh Hà Tĩnh vững bước trong xu thế hội nhập

Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp - Xây lắp và Thương mại Hà Tĩnh (Haindeco) tiền thân là Công ty Phát triển Công nghiệp Hà Tĩnh được thành lập năm 1992. Trải qua 27 năm xây dựng và trưởng thành, từ một doanh nghiệp nhỏ, Haindeco đã bứt phá mạnh mẽ, vươn tầm trở thành doanh nghiệp lớn với các ngành nghề chủ lực: Sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông nhựa nóng, xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp và xuất khẩu lao động, mang đến những gam màu tươi sáng cho bức tranh phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh. Đặc biệt, trong hai năm trở lại đây, bằng bản lĩnh, trí tuệ, nhiệt huyết sự phấn đấu hết mình của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, Haindeco đã vượt qua những khó khăn, thách thức, vượt qua chính mình, cán mốc phát triển cao hơn. Cụ thể: Năm 2018, Công ty đạt doanh thu 170 tỷ đồng, bằng 110% so với năm 2017; lợi nhuận trước thuế đạt 3,4 tỷ đồng, bằng 218%; lợi nhuận sau thuế đạt 2,72 tỷ đồng, bằng 218%; tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 14,7%, bằng 213%; nộp ngân sách nhà nước 5,014 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt 8 triệu đồng/người/tháng, bằng 107% so với năm trước. Là một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, trong hai năm 2017 - 2018, Haindeco đã dành gần 400 triệu đồng cho các hoạt động, xã hội, từ thiện, xây dựng nông thôn mới. Công ty Haindeco nhận Cờ thi đua của Chính phủ năm 2017 Những con số biết nói đó là thành quả của những nỗ lực, cống hiến của mỗi cán bộ, công nhân viên trong gia đình lớn Haindeco. Họ luôn miệt mài lao động, sáng tạo, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của đơn vị để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mỗi lĩnh vực mà Công ty đảm nhiệm. Tiêu biểu như trong lĩnh vực sản xuất đá xây dựng, tuy mới phục hồi sản xuất, năm 2017, sản lượng khai thác, chế biến đá xây dựng chất lượng cao là 156.000 m3, năm 2018 đạt 200.000 m3 tăng 112% kế hoạch, doanh thu đạt 27 tỷ đồng, đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động, đảm bảo môi sinh, môi trường. Hay lĩnh vực sản xuất bê tông nhựa nóng (Aphalt), dù thị trường bị thu hẹp do ảnh hưởng môi trường biển và Luật Đầu tư công, Công ty vẫn duy trì được sức cạnh tranh trên thị trường có mức tăng trưởng khá cao, sản lượng bê tông nhựa năm 2017 đạt 75.000 tấn, năm 2018 đạt 97.000 tấn, vượt 125 % kế hoạch. Cũng trong hai năm qua, thương hiệu Haindeco đã in đậm trên một số công trình trọng điểm vừa đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và vượt tiến độ giao, điển hình là 3 dự án: Gói thầu số 25 - XL thi công xây dựng đoạn bổ sung Km509+900 -Km514+435 thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Bắc thành phố Hà Tĩnh và Nam thành phố Hà Tĩnh, tiến độ giao 5 tháng và phải giải ngân trong năm 2018, Công ty tập trung nguồn lực thi công chưa đầy 1 tháng đã hoàn thành 100% khối lượng, giá trị giao, vượt tiến độ 4 tháng. Gói thầu 03 XL: Xây dựng nền, mặt đường và các công trình trên tuyến 1, Dự án: Nâng cấp tuyến đường Gia Lách đi Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân (giai đoạn 2), tiến độ giao từ 20/4/2018 đến 20/12/2019, Công ty đảm nhận thi công toàn bộ mặt đường nhựa nóng (Aphalt), để đáp ứng yêu cầu của dự án và xây dựng huyện Nghi Xuân đạt chuẩn huyện nông thôn mới đầu tiên của Hà Tĩnh, đầu tháng 11/2018 được bàn giao mặt bằng. Trong điều kiện thời tiết mùa mưa, bất lợi nhưng Công ty đã huy động nguồn lực tối đa thi công tăng 2 ca, đến nay đã hoàn thành ½ khối lượng mặt đường lớp 1; dự kiến đến 30/4/2019 sẽ hoàn thành bàn giao công trình, dự kiến vượt tiến độ 8 tháng.  Từ tháng 11/2017 đến 12/2018 Công ty được UBND Thành phố Hà Tĩnh lựa chọn là nhà thầu chính thi công nâng cấp hệ thống đường giao thông nội thị, sau hơn 1 năm đến nay Công ty đã tự bỏ vốn và vốn góp của nhân dân, thi công được 125 đường, ngõ phố góp một phần quan trọng vào kế hoạch đưa TP Hà Tĩnh đạt thành phố loại II trong thời gian tới. Đặc biệt dự án đưa lại một phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân, đóng góp công, của, kết hợp Nhà nước - Doanh nghiệp - nhân dân xây dựng Đô thị văn minh. Đáng chú ý, Haindeco đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Mỗi năm, Công ty đưa trên 600 lao động đi làm việc ở nước ngoài; riêng 2 năm 2017 - 2018, đưa được 1.350 lao động đi làm việc tại Nhật Bản. Số tiền lao động gửi về Việt Nam mỗi năm là 360 tỷ đồng, góp phần quan trọng trong chính sách giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế trong nước. Tổng kết 10 năm thực hiện Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Công ty được UBND tỉnh tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong hoạt động xuất khẩu lao động. Công ty Haindeco nhận Bằng Khen, biểu trưng của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 70 năm Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc Hoạt động trách nhiệm, hiệu quả trên từng lĩnh vực, chung tay vào sự phát triển chung của địa phương, cộng đồng, xã hội, Haindeco đã khắc họa nên hình ảnh một doanh nghiệp mạnh, tiêu biểu của tỉnh Hà Tĩnh. Trên chặng được hoạt động, Công ty đã được tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; riêng trong hai năm 2017 - 2018, Công ty được Chính phủ tặng Cờ thi đua; nhiều Cờ thi đua và Bằng khen của VCCI, UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Trường Tiểu học Bàu Sen (quận 5, TP Hồ Chí Minh) đem tới môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh

Trường Tiểu học Bàu Sen có tiền thân là Trường PTCS Bàu Sen và chính thức mang tên gọi như ngày nay từ năm 1997. Đồng hành trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của nhà trường với không ít những khó khăn, thách thức là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự đồng hành của các bậc phụ huynh cùng tinh thần đoàn kết, nỗ lực của đội ngũ nhân sự.      Đến với Trường Tiểu học Bàu Sen, ta sẽ bắt gặp khung cảnh sư phạm khang trang, đồng bộ với 31 phòng học, 17 phòng chức năng, khu vệ sinh hiện đại, khu vực căn tin thoáng mát, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều năm liền, Trường được công nhận Công sở văn minh, sạch, đẹp và đạt Mái trường xanh cấp quận, thành phố. Thư viện được công nhận Thư viện xuất sắc nhiều năm liền.            Song song với việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, Ban Giám hiệu cùng đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường có nhiều đóng góp tâm huyết để tạo nên một tập thể sư phạm đoàn kết, gắn bó, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, thấu hiểu tâm lý của lứa tuổi tiểu học. Nhà trường thường xuyên tổ chức thăm lớp dự giờ, thi thiết kế giáo án điện tử, hội thảo chuyên đề để phổ biến những phương pháp hay, cách giảng dạy sáng tạo. Hiện 100% giáo viên của Trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 2 thầy cô có trình độ trên Đại học và 42 thầy cô đạt trình độ Đại học. Trong năm học vừa qua, nhà trường có 27 giáo viên giỏi cấp Trường; 11 đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm. Một số sáng kiến tiêu biểu có thể kể đến là: “Lỗi chính tả của học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Cách tổ chức và xây dựng chuyên đề cho giáo viên tiểu học”… Không chỉ thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình các môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, việc đổi mới trong cách thức dạy học, đánh giá tại Trường đã giảm áp lực, tăng hứng thú trong học tập cho học sinh. Nhà trường đã áp dụng phương pháp cá thể hóa trong giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh, khắc phục được những hạn chế, phát huy tiềm năng của mỗi em. Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong mọi hoạt động, tạo sự công bằng cho học sinh trong đánh giá, nhận xét, khen thưởng được đảm bảo đã góp phần tạo dựng môi trường thân thiện, tăng tính hòa nhập, tinh thần hợp tác trong các em học sinh. Nhằm tạo thêm động lực, nâng bước học sinh tới trường, Tiểu học Bàu Sen đã miễn giảm học phí, trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, con em gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo, người dân tộc, con thương binh, liệt sĩ. Hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức văn hóa, Trường còn tích cực giáo dục đạo đức, truyền thống, kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh được hòa mình vào các trò chơi dân gian, thăm các di tích văn hóa ở địa phương, nghe nói chuyện truyền thống, “Ngày hội Em tập viết đúng, viết đẹp”, “Ngày hội Open House”, “Liên hoan Sử ca học đường”... Các hoạt động ủng hộ đồng bào chịu thiệt hại do thiên tai, đóng góp xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ giáo dục vùng sâu vùng xa; phong trào Nuôi heo đất, Nụ cười hồng, Kế hoạch nhỏ;… cũng thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh. Năm học 2017 - 2018, Trường có 100% học sinh lên lớp và hoàn thành chương trình Tiểu học; 99,7% học sinh xếp loại khá giỏi. Học sinh nhà trường đã đạt nhiều giải thưởng cao trong các hội thi: Ngày hội “Vui trung thu”, Hội khỏe Phù Đổng, Sơ cấp cứu cấp quận, Liên hoan hợp xướng “Chúng em tiến bước dưới cờ Đoàn”, Toefl Primary, Vô địch Tin học IC3 Spark,… Gắn bó với sự nghiệp “trồng người” của Quận 5 nói riêng và thành phố mang tên Bác nói chung trong suốt thời gian qua, Trường Tiểu học Bàu Sen đã ghi dấu bằng những thành tích đáng tự hào, vinh dự đón nhận: Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua và Bằng khen của UBND TP Hồ Chí Minh, danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc…

Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương: Những kết quả nổi bật năm 2018 và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2019

Năm 2018, nêu cao tinh thần “Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, trách nhiệm”, các cấp Công đoàn tỉnh Bình Dương đã bám sát các chức năng cơ bản của tổ chức Công đoàn và những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong tình hình mới để tổ chức triển khai thực hiện. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, từng bước có những đột phá quan trọng trong hoạt động Công đoàn, đem lại hiệu quả thiết thực.   2018 - Một năm nhiều khởi sắc Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn các cấp: Trong năm 2018, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã chỉ đạo Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã tổ chức thành công Đại hội, Hội nghị, làm tiền đề để tổ chức thành công Đại hội X Công đoàn tỉnh Bình Dương, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, khẳng định sự trưởng thành và lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động và tổ chức công đoàn trong tỉnh và những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương. Đại hội đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2018 - 2023. Sau Đại hội, các cấp công đoàn trong toàn tỉnh đã tổ chức học tập, triển khai Nghị quyết và xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết. Các cấp công đoàn đã phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội và đóng góp tích cực vào sự thành công của Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở: Phát triển đoàn viên luôn được các cấp công đoàn trong tỉnh xem là nhiệm vụ then chốt. Từ sự chỉ đạo quyết liệt cùng các giải pháp đồng bộ trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở gắn với xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, đã tạo sức lan toả, ngày càng thu hút người lao động vào tổ chức công đoàn.  Kết quả năm 2018, các cấp công đoàn trong toàn tỉnh đã phát triển mới hơn 75.000 đoàn viên, vượt hơn 15.000 đoàn viên so với chỉ tiêu, thành lập mới 280 công đoàn cơ sở, vượt 40% so với chỉ tiêu đề ra. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi khi Việt Nam thực thi các cam kết về lao động trong Hiệp định đối tác, toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Toàn tỉnh hiện có 3.380 công đoàn cơ sở với 737.354 đoàn viên công đoàn, là địa phương đứng thứ 2 cả nước về số lượng đoàn viên. Đề án tổng thể “Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động công đoàn tỉnh Bình Dương trong tình hình mới” được phê duyệt và triển khai thực hiện: Xác định những thách thức trong tiến trình hội nhập và phát triển, Công đoàn tỉnh đã xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Đề án “Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động công đoàn tỉnh Bình Dương trong tình hình mới”, trong đó hoạt động của tổ chức công đoàn được xác định lấy đoàn viên và người lao động làm trung tâm, tập trung nhiệm vụ đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương, giữ vững sự ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống âm mưu diễn biến hòa bình. Xác định trọng tâm đổi mới hoạt động công đoàn trong khu vực doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng các đề án thành phần, kế hoạch với lộ trình thực hiện và những mô hình hoạt động cụ thể của Công đoàn tỉnh Bình Dương đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tập trung chăm lo thiết thực cho NLĐ: “Năm 2018, các cấp công đoàn đã tập trung nhiều nguồn lực để chăm lo cho người lao động thể hiện qua những số liệu: 155 tỷ đồng tiền quà tết cho công nhân; gần 40.000 công nhân được hỗ trợ vé xe, tiền tàu xe về quê đón tết; 210.000 đoàn viên được hưởng các chương trình phúc lợi. Trên 6.000 đoàn viên được giải quyết vay vốn thông qua tổ chức Công đoàn để khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống; 92% doanh nghiệp có suất ăn ca từ 15.000 trở lên. Gần 70 tỷ đồng được chi cho công tác thăm hỏi đoàn viên công đoàn, công nhân khó khăn, xa quê, bị tai nạn lao động, bệnh hiểm nghèo. Hàng trăm ngàn đoàn viên, CNVCLĐ được tham gia các hoạt động chăm lo đời sống văn hóa tinh thần với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Vận động các mạnh thường quân cùng chung tay chăm lo cho đoàn viên, người lao động, trong đó công ty Becamex đã bàn giao 3 hecta đất để xây dựng thiết chế công đoàn tại KCN Bàu Bàng, Công ty cổ phần địa ốc Kim Oanh hỗ trợ 18 tỷ đồng xây dựng công trình Trường Mầm non 28/7 giai đoạn 2.  Các hoạt động Tết sum vầy, Tháng Công nhân, chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực, thu hút đông đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham gia. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và lãnh đạo LĐLĐ tỉnh tiễn công nhân lao động về quê đón tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 Tham gia xây dựng quan hệ lao động và góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn: Các cấp công đoàn đã tích cực tham gia đóng góp xây dựng các chính sách có liên quan đến người lao động; triển khai và giám sát  thực hiện các chủ trương, chính sách về tiêu chuẩn lao động và xây dựng quan hệ lao động, trong đó tập trung việc thực hiện quy chế dân chủ và đối thoại tại nơi làm việc; thương lượng, ký kết nhiều bản thỏa ước với nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Trong năm, đã có 408 bản thoả ước lao động tập thể được ký kết mới và tái ký (tăng 238 bản thỏa ước so với năm 2017). Với nhiều giải pháp quyết liệt của các cấp chính quyền, tổ chức công đoàn và doanh nghiệp, trong năm 2018, tình hình tranh chấp lao động tập thể, đình công giảm hẳn so với cùng kỳ. Các cấp công đoàn tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động công nhân lao động, đặc biệt là khai thác và sử dụng hiệu quả kênh thông tin, tuyên truyền qua mạng xã hội. Kịp thời nắm bắt tình hình dư luận, tư tưởng của đoàn viên, người lao động, đề xuất với cấp ủy, chính quyền các giải pháp, đồng thời chủ động vận dụng linh hoạt, sáng tạo, kịp thời các nội dung, hình thức tuyên truyền đến đoàn viên, người lao động, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn… nhất là vào thời điểm Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đặc khu Kinh tế, Luật An ninh mạng và một số sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước, góp phần làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lôi kéo, kích động công nhân lao động xuống đường tham gia tuần hành, biểu tình…nhằm gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự. Chú trọng nâng cao số lượng, chất lượng, hiệu quả các mặt công tác công đoàn như: Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thi đua khen thưởng, tư vấn pháp luật, công tác nữ công, công tác tài chính công đoàn. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt độngthông qua việc tăng cường công tác hỗ trợ, hướng dẫn của công đoàn cấp trên đối với công đoàn cấp dưới, nắm tình hình, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ cơ sở hoạt động, mọi hoạt động hướng về cơ sở, với mục tiêu vì đoàn viên, người lao động đã tạo dấu ấn đậm nét, mang lại hiệu quả trong hoạt động của tổ chức công đoàn và được đông đảo đoàn viên, người lao động tích cực hưởng ứng. Các đại biểu tham dự lễ khởi công xây dựng Trường Mầm non 28/7 giai đoạn 2 dành cho con CNLĐ Nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 Năm 2019 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tổ chức công đoàn, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp, kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Năm hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương chính thức có hiệu lực gắn với việc sửa đổi các Bộ luật liên quan đến CNVCLĐ và tổ chức công đoàn. Vì vậy, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các cấp công đoàn trong tỉnh tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: Các cấp công đoàn tiếp tục tổ chức tuyên truyền, quán triệt, học tập Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào chương trình công tác năm 2019 và cả nhiệm kỳ, gắn với việc triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động Công đoàn tỉnh Bình Dương trong tình hình mới”. Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2019): Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu một chặng đường phát triển vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Vì vậy các cấp công đoàn tổ chức các hoạt động thiết thực, tập trung phát động các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy lòng tự hào, niềm tin tưởng của đội ngũ CNVCLĐ vào tổ chức Công đoàn Việt Nam, thi đua nâng cao số lượng, chất lượng các nhiệm vụ trọng tâm như phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, phong trào đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động công đoàn. Đồng thời tập trung nguồn lực chăm lo thiết  thực cho đoàn viên, người lao động và xây dựng tổ chức công đoàn. Đổi mới toàn diện và thực chất về nội dung và phương thức hoạt động công đoàn: Năm 2019 là năm Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực. Từ sự tác động và những thách thức đặt ra đối với lĩnh vực lao động và công đoàn, đòi hỏi các cấp công đoàn tỉnh phải tập trung đổi mới thực chất cả về nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục, chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động một cách thiết thực, hiệu quả, tạo niềm tin cho người lao động cũng như nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, người lao động tham gia ý kiến đóng góp sửa đổi Bộ luật Lao động, Luật công đoàn. Đề xuất cấp ủy, phối hợp với chính quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn và chuẩn bị tốt các điều kiện hoạt động Công đoàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh thực thi các cam kết quốc tế về lao động và công đoàn. Tập trung triển khai thực hiện các Đề án, kế hoạch, mô hình trọng điểm: Đề án tổng thể “Đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động công đoàn tỉnh Bình Dương trong tình hình mới” được Tỉnh ủy phê duyệt là cơ sở quan trọng để LĐLĐ tỉnh xây dựng các đề án thành phần như: Đề án thành lập “Quỹ hỗ trợ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn” và “Quỹ bảo vệ cán bộ công đoàn”; Đề án “Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động” và nhiều mô hình, kế hoạch thí điểm… Đây được xem là những khâu then chốt, kỳ vọng sẽ tạo ra đột phá nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn tỉnh Bình Dương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Vì vậy cần được các cấp công đoàn tỉnh tập trung thực hiện trong năm 2019. Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương Trương Thị Bích Hạnh tặng quà cho ĐVCĐ có hoàn cảnh khó khăn Tập trung các nội dung thực hiện có hiệu quả chủ đề “Năm vì lợi ích đoàn viên” như kê khai, cập nhật thông tin quản lý đoàn viên trên phần mềm quản lý đoàn viên, gắn thẻ đoàn viên với chương trình phúc lợi đoàn viên; tìm kiếm, phối hợp đối tác nâng cao hiệu quả các thỏa thuận hợp tác trong chương trình phúc lợi đoàn viên; xây dựng các mô hình thiết thực thực hiện “Mỗi công đoàn cơ sở - một lợi ích đoàn viên”. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, tổ chức Công đoàn tỉnh Bình Dương quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019, đóng góp vào kết quả chung của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn cả nước và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

Kho bạc Nhà nước Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng của thành phố

Từ khi được thành lập vào năm 2006 đến nay, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Tam Kỳ luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của KBNN, của Đảng, chính quyền, các cấp; sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các ban, ngành trong khối tài chính, ngân hàng; đặc biệt là sự chỉ đạo, điều hành có hiệu quả của Đảng ủy, Ban Giám đốc, sự chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức. Nhờ đó, KBNN Tam Kỳ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, từng bước khẳng định vị trí, vai trò trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của thành phố.   Trong suốt quá trình hoạt động, KBNN Tam Kỳ đã phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo mọi nguồn thu được tập trung kịp thời, đầy đủ vào NSNN, điều tiết phân chia nguồn thu và hạch toán cho từng cấp ngân sách, từng địa phương theo đúng quy định. KBNN Tam Kỳ đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Hải quan, Chi cục thuế, 5 ngân hàng thương mại trong việc rút ngắn thời gian thu nộp thế, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế. Đối với công tác chống thất thu thuế, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, đơn vị đã cùng với các chủ đầu tư, Ban quản lý các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn kiên quyết thu đủ 2% thuế VAT khi có khối lượng xây dựng cơ bản phát sinh; cung cấp đầy đủ, chính xác doanh thu của từng công trình cho cơ quan thuế. Kết quả, số thu ngân sách Nhà nước của TP Tam Kỳ năm sau cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm tăng 20%. KBNN Tam Kỳ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách Nhà nước (NSNN) theo đúng quy định của pháp luật. Việc chủ động rà soát, nắm vững tình hình giải ngân vốn đầu tư kế hoạch hàng năm của từng dự án đã giúp tìm ra các biện pháp tháo gỡ, phục vụ điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm. Nhiều năm liền, KBNN Tam Kỳ là đơn vị giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đứng trong top đầu ở mức bình quân chung của tỉnh và toàn quốc. Cụ thể trong giai đoạn từ 2013 - 2017, tỷ lệ giải ngân đạt từ 95% - 98% kế hoạch vốn giao hàng năm. Trong những năm qua, KBNN Tam Kỳ đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBND thành phố xử lý thu hồi các khản nợ tạm ứng từ năm 2010 trở về trước. Kết quả đã thu hồi được 5,3 tỷ đồng, tính đến đầu năm 2016 số dư này bằng không. Đây là thành tích đáng tự hào, được KBNN Quảng Nam và UBND thành phố biểu dương. Việc thanh toán liên kho bạc trong nội bộ, thanh toán với ngân hàng luôn đảm bảo an toàn, hiệu quả. KBNN Tam Kỳ luôn nêu cao vai trò trách nhiệm cá nhân trong khâu kiểm đếm và tuân thủ nghiêm túc quy trình thu, chi tiền mặt. Tính liêm khiết, trung thực của kiểm ngân được đề cao, nhận được sự hài lòng của khách hàng, được Tổng Giám đốc KBNN, Giám đốc KBNN Quảng Nam ghi nhận bằng nhiều phần thưởng. Chỉ tính riêng từ năm 2013 - 2017, KBNN Tam Kỳ đã trả lại cho khách hàng 122 món tiền thừa với tổng số tiền hơn 112 triệu đồng. Thực hiện chủ trương cải cách hành chính trong công tác thu chi NSNN theo quy định của Bộ Tài chính, đơn vị đã triển khai Đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN” theo nguyên tắc “một cửa một giao dịch viên”; ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn nhiều sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng bảng tổng hợp theo dõi đối chiếu tài khoản tiền gửi với các đơn vị sử dụng ngân sách”, “Hệ thống hóa các bước trong công tác khóa sổ kế toán và quyết toán trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (Tabmis)”... Để đạt được những kết quả tích cực trên, trong thời gian qua, KBNN Tam Kỳ luôn chú trọng triển khai các phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Cùng với phong trào thi đua, công tác xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến đã trở thành động lực để cán bộ, công chức đơn vị phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được trong phong trào thi đua, KBNN Tam Kỳ đã vinh dự đón nhận nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Chính phủ, Bằng khen của Bộ Tài chính, danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc...

Trường THPT Thủ Đức cống hiến cho sự nghiệp đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của thành phố mang tên Bác

Tiền thân là Trường tư thục Đức Minh, Trường THPT Thủ Đức chính thức được thành lập từ năm 1976. Quá trình xây dựng và trưởng thành đầy gian lao nhưng rất đỗi tự hào hơn 40 năm qua đã tạo nên thương hiệu của nhà trường trong hệ thống giáo dục TP Hồ Chí Minh. Trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề, nhiệt huyết, đang từng ngày phát hiện và vun đắp tài năng cho học sinh. Giáo viên Trường THPT Thủ Đức đã để lại dấu ấn đậm nét trong suốt chiều dài lịch sử của nhà trường với nhiều giải thưởng tại cuộc thi cũng như đóng góp nhiều sáng kiến, kinh nghiệm được ngành Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao. Trong năm học vừa qua, Trường có 14 giáo viên giỏi các cấp, 32 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, tiêu biểu là: “Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc lồng ghép ca dao, tục ngữ, một số tác phẩm văn học ở môn Giáo dục Công dân lớp 10”, “Quy trình xây dựng bộ đề câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 12”… Hiện tại, nhà trường có 1 tiến sĩ, 27 thạc sĩ. Trên cơ sở khung phân phối chương trình, nhà trường đã xây dựng kế hoạch giảng dạy bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, dành đủ thời lượng cho thực hành, liên hệ thực tiễn. Việc xây dựng các câu lạc bộ Văn học, Tiếng Anh, Nghiên cứu khoa học, Thể dục thể thao, Nhiếp ảnh, Sinh học… đã tạo môi trường cho các em học sinh học tập, trao đổi, phát triển năng khiếu, năng lực và phẩm chất. Bên cạnh đó, học sinh còn được tự chọn các môn thể dục, bơi, aerobic, võ Vovinam, bóng đá, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền… để rèn luyện thể chất cũng như thỏa mãn niềm đam mê của bản thân. Công tác giáo dục học sinh về lý tưởng, đạo đức, hướng nghiệp, kỹ năng sống, tinh thần tương thân tương ái, tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm với cộng đồng được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú. Nhà trường đã thực hiện tốt các chuyên đề hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục pháp luật... tích hợp vào các môn học, tổ chức các chuyến tham quan dã ngoại, thiện nguyện tại Trung tâm bảo trợ, mái ấm tình thương; thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn... Qua thực tiễn tổ chức các hoạt động, nhiều học sinh của trường đã nỗ lực rèn luyện và trưởng thành, đặc biệt là có một học sinh vinh dự được kết nạp Đảng.  Chất lượng giáo dục của nhà trường luôn ổn định và nâng cao. Năm học 2017 - 2018, Trường có 100% học sinh lên lớp; 99,87% học sinh hoàn thành chương trình trung học; 89,59% học sinh xếp loại học lực khá giỏi; 99,3% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá - tốt; 100% học sinh dự thi chứng chỉ tin học văn phòng thế giới MOS đều đạt, trong có có 11,3% đạt điểm tuyệt đối, 2 học sinh đạt giải cấp Quốc gia. Trường THPT Thủ Đức là đơn vị giáo dục có nhiều bước tiến trong công tác giảng dạy ngoại ngữ. Kết quả học tự chọn Tiếng Anh chương trình IELTS có 01 học sinh đạt trên 7.0; 35 học sinh đạt từ 6.0 - 6.5; 195 học sinh đạt mức độ từ 5.0 - 5.5; 237 học sinh đạt mức độ từ 4.0 - 4.5. Học sinh cũng được lựa chọn học ngoại ngữ 2 là tiếng Hàn Quốc, Tiếng Nhật và Tiếng Pháp với 356 học sinh đạt loại Giỏi, 225 học sinh đạt loại vào cuối năm học vừa qua. Là đơn vị mạnh trong cuộc thi các cấp, nhà trường có 24 học sinh giỏi cấp thành phố, 37 học sinh đạt giải trong kỳ thi Olympic tháng 4 năm học 2017 - 2018. Sự tận tụy của cán bộ, giáo viên cùng tinh thần phấn đấu của học sinh Trường THPT Thủ Đức đã được ghi nhận thông qua nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua và Bằng khen của UBND TP Hồ Chí Minh, Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh, Bằng khen của Thành đoàn thành phố, Bằng khen của Công đoàn ngành Giáo dục thành phố, danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc… Trên chặng đường phát triển của mình, thầy và trò nhà trường tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành, xứng đáng với niềm tin yêu của lãnh đạo các cấp và nhân dân thành phố.

Trường Mầm non 3-10 (tỉnh Cao Bằng) tự hào truyền thống, vững bước đi lên

Trải qua gần nửa thế kỷ, dù hoạt động trong thời đạn bom hay thời hòa bình, các thế hệ cán bộ, giáo viên Trường Mầm non 3-10 mang trong mình tinh thần kiên định vì sự phát triển của lớp măng non tỉnh nhà, luôn không ngừng phấn đấu, vượt gian khó, vươn lên, tạo dựng một môi trường chăm sóc, giáo dục lý tưởng nhất cho trẻ. Thế hệ cán bộ, giáo viên nhà trường ngày nay vẫn từng ngày miệt mài kiến tạo những giá trị mới, đưa nhà trường phát triển xứng tầm đơn vị dẫn đầu bậc giáo dục mầm non tỉnh Cao Bằng. Truyền thống là điểm tựa Là một bông hoa đẹp trong vườn hoa giáo dục tỉnh Cao Bằng, Trường Mầm non 3-10 được thành lập từ tháng 9/1970 với tên gọi ban đầu là Trường Phổ thông cấp 1 Mẫu giáo mầm non thị xã Cao Bằng. Ra đời và đi vào hoạt động trong những năm tháng bom Mỹ ác liệt, thế hệ cán bộ, giáo viên mở đường của nhà trường vừa trông giữ các cháu vừa phải di chuyển địa điểm để sơ tán. Khó khăn, vất vả là thế, song họ vẫn xây dựng nền móng vững chắc, mở ra những trang sử đầu tiên rất đỗi tự hào của Trường Mầm non 3-10. Đến năm 1974, Trường mới được xây dựng kiên cố với 1 nhà hai tầng gồm 6 phòng học. Nhưng đến tháng 9 năm 1979 chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, cơ sở vật chất của trường bị san phẳng, nhà trường đã huy động phụ huynh dựng tạm lại lớp học để có nơi dạy trẻ. Những năm tiếp theo, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhà trường lại được xây dựng mới 8 phòng học cho các cháu. Năm 1996 trường được đổi tên là trường Mẫu giáo 3-10 gắn với mốc lịch sử là ngày giải phóng Cao Bằng. Từ năm 1996 đến năm 2005, nhà trường không ngừng phát triển cả về chất và lượng nên đã đón nhận thêm cả trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, vào thời điểm này trường đã có 14 lớp học, theo Điều lệ quy định trường đổi tên thành Trường Mầm non 3-10. Từ khi thành lập đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lớp lớp các thế hệ nhà giáo đi trước đã không quản khó khăn, gian khổ, đóng góp công sức, trí tuệ của mình xây dựng nhà trường ngày một phát triển đi lên. Trong giai đoạn đổi mới, Trường Mầm non 3-10 luôn là đơn vị dẫn đầu, là điểm sáng để các đơn vị mầm non trong thành phố, trong tỉnh thăm quan, học tập. Đặc biệt, trường còn là chiếc nôi đào tạo nguồn cán bộ quản lý cho giáo dục mầm non TP Cao Bằng. Chắp cánh cho nhà trường vươn cao Đến với Trường Mầm non 3-10 ngày nay, chúng ta thật sự bị cuốn hút bởi khuôn viên trường lớp thật vui tươi, đẹp mắt, được sắp xếp một cách khoa học. Cơ sở vật chất được trang bị đồng bộ, hiện đại, các phòng học, các phòng chức năng đều được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ dạy và học, nuôi dưỡng trẻ đạt tiêu chuẩn, để phục vụ tốt hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện. Nhà trường luôn là một tập thể đoàn kết, vững mạnh với tổng số 66 cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV), trong đó có 3 đồng chí trong Ban giám hiệu, 4 tổ chuyên môn, 1 tổ văn phòng. Chi bộ đảng gồm 27 đảng viên, tổ chức Công đoàn gồm 66 đoàn viên, Chi đoàn thanh niên có 26 đoàn viên. 100% giáo viên nhà trường có trình độ chuẩn, 62% giáo viên trên chuẩn; có 13/45 (29%) giáo viên giỏi cấp thành phố; 11/45 (24%) giáo viên giỏi cấp tỉnh. Đáng quý hơn cả, thế hệ cán bộ giáo viên nhà trường ngày nay là những giáo viên trẻ giàu nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, không ngại đổi mới và luôn hết mình vì sự tiến bộ của trẻ. Họ đảm nhận tốt việc chăm sóc, giáo dục cho gần 700 cháu ở 17 lớp; là nhân tố chính xây dựng nên một môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, góp phần mang đến những khởi sắc cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh nhà trong thời kỳ đổi mới, hội nhập. Với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp trồng người tỉnh Cao Bằng, tập thể Trường Mầm non 3-10 đã được UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng nhiều Bằng khen, từ năm 2002 đến nay đã 5 lần được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc, 3 lần được đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ, năm 2004 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, năm 2005 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Năm 2008, nhà trường được công nhận Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Sau 5 năm học, trong thế và lực mới, nhà trường luôn nỗ lực phấn đấu, phát huy hiệu quả cơ sở vật chất của một trường trọng điểm đạt chuẩn quốc gia, dẫn đầu phong trào thi đua cấp học mầm non của thành phố và tỉnh. Năm 2012, nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Đặc biệt, tháng 12/2018, nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Tự hào với truyền thống vẻ vang, thế hệ cán bộ giáo viên Trường Mầm non 3-10 ngày nay quyết tâm phấn đấu, lập những thành tích cao hơn nữa, đưa nhà trường vững bước đi lên, xứng đáng là niềm tự hào của ngành giáo dục tỉnh Cao Bằng.  

Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang: Điểm tựa tin cậy của công nhân, viên chức, lao động

Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang đã đạt được nhiều thành tựu trong củng cố, xây dựng tổ chức Công đoàn, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn toàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 1.460 Công đoàn cơ sở với hơn 126.705 đoàn viên, chiếm 86,43% công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Luôn vượt qua mọi trở ngại, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, LĐLĐ tỉnh đã trở thành điểm tựa tin cậy của CNVCLĐ trên địa bàn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của địa phương. Công tác tuyên truyền luôn được LĐLĐ tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, được hiện thực hóa bằng nhiều hoạt động dưới nội dung, hình thức phong phú. Đặc biệt, mô hình Câu lạc bộ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện đã đem lại những tín hiệu khả quan. LĐLĐ tỉnh đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhận thức của đoàn viên, giúp CNVCLĐ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, các cấp chính quyền, sẵn sàng đóng góp công sức, trí tuệ vào sự thịnh vượng của địa phương. Bên cạnh đó, các phong trào, cuộc vận động đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, “An toàn, vệ sinh lao động – phòng, chống cháy nổ”… Thông qua đó, đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm xuất hiện, được ứng dụng vào thực tế làm lợi cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; nhiều tấm gương điển hình được biểu dương, nhân rộng kịp thời. Với vai trò đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên và người lao động, LĐLĐ tỉnh thường xuyên giám sát đảm bảo các chế độ dành cho CNVCLĐ được thực hiện đầy đủ. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đã thương lượng, ký kết, triển khai thực hiện Thỏa ước lao động tập thể đạt và vượt kế hoạch đề ra với 100% Thỏa ước có từ 3 nội dung trở lên có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Trong năm 2018, Trung tâm Ứng dụng Khoa học - Kỹ thuật và Dịch vụ Bảo hộ lao động LĐLĐ tỉnh đã tổ chức 74 lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, sơ cấp cứu tai nạn lao động tại 71 đơn vị, doanh nghiệp; cung ứng 17.688 trang thiết bị bảo hộ lao động, 1.835 thiết bị phòng cháy, chữa cháy và nạp 6.172 kg bột bình phòng cháy, chữa cháy cho 1.363 doanh nghiệp. Để gia tăng sự thấu hiểu giữa người sử dụng lao động và người lao động, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp chỉ đạo tổ chức Hội nghị Người lao động, Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức. Đây là cơ hội để CNVCLĐ nói lên tiếng nói, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của bản thân. Lãnh đạo, người sử dụng lao động cũng nắm bắt tư tưởng của CNVCLĐ để có những điều chỉnh, phương hướng giải quyết những tồn tại, vướng mắc. Chỉ tính riêng trong năm qua, toàn tỉnh có 100% cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức; 96,51% đơn vị, doanh nghiệp tổ chức Hội nghị Người lao động; 100% doanh nghiệp tổ chức được 864 cuộc đối thoại với hơn 90.720 lượt công nhân, lao động tham dự.   Với mong muốn làm vơi bớt phần nào gánh nặng cho CNVCLĐ, LĐLĐ tỉnh đã tiến hành xây dựng, sửa chữa Mái ấm công đoàn; đề nghị cấp kinh phí xây dựng Nhà Đại đoàn kết; tặng quà cho CBVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà cho con đoàn viên vượt khó học tốt; bảo lãnh tín chấp... Chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn” đã đem tới cho đoàn viên  những chính sách ưu đãi khi mua sắm, sử dụng dịch vụ. Hoạt động “Tết sum vầy”, “Tháng công nhân” cũng đem lại hiệu quả thiết thực. Dù chặng đường trước mắt còn nhiều chông gai, thử thách nhưng với điểm tựa là những thành quả đã đạt được cùng sức mạnh tập thể, tin tưởng rằng LĐLĐ tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp đáng trân trọng để đem tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho CNVCLĐ tỉnh nhà.  

Trường tiểu học C Núi Sam (TP Châu Đốc, tỉnh An Giang): Không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học

Được sự quan tâm chăm lo của Đảng bộ, chính quyền các cấp, trong những năm qua Trường tiểu học C Núi Sam đã có những bước tiến dài và vững chắc. Cơ sở vật chất nhà trường nay đã khang trang, đáp ứng đủ phòng học và các trang thiết bị phục vụ học tập. Khuôn viên trường rộng rãi, sạch đẹp, là nơi các em học sinh thoải mái vui chơi, nô đùa sau mỗi giờ học. Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng trường trở thành điểm sáng bậc tiểu học của ngành giáo dục thành phố Châu Đốc, Ban Giám hiệu nhà trường đã tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục. Năm học 2017 - 2018, trường được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3.   Thầy giáo Huỳnh Bửu Đông, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Công tác đổi mới giáo dục được nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Ban Giám hiệu nhà trường đã tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và thực hiện tốt các thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, trường tập trung triển khai việc dạy học theo hướng phân hóa học sinh ở tất cả các lớp học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống; tiếp tục đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở tất cả các lớp. Tất cả giáo viên của trường đều thực hiện “dạy học có phân hóa đối tượng học sinh”, thực hiện tốt nội dung tự chủ trong dạy học. Trong các giờ lên lớp, giáo viên chủ động phối hợp các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú của học sinh trong lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng.  Việc đánh giá học sinh bảo đảm khách quan, trung thực song song với việc động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ và ưu điểm của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin trong học tập. Công tác kiểm tra, đánh giá được đổi mới theo hướng phát huy tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh; giảm tải việc học thuộc lòng, nhớ máy móc.   Tập thể cán bộ, công chức của trường thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện đầy đủ các chủ trương của địa phương, quy chế chuyên môn của ngành, nội quy của đơn vị. Có tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, từ đó tạo được sự nhất trí cao trong đơn vị, nên đạt hiệu quả tốt trong mọi hoạt động, góp phần tích cực vào thành tích chung của đơn vị - thầy Huỳnh Bửu Đông khẳng định.   Đội ngũ giáo viên của trường được đánh giá cao trong thực hiện phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm phổ biến, nhân rộng những sáng kiến có giá trị trong công tác quản lý và giảng dạy. Thầy hiệu trưởng Huỳnh Bửu Đông cũng là người luôn tiên phong, gương mẫu trong hoạt động này. Những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học của thầy bám sát thực hiện công tác quản lý và giáo dục của nhà trường và đã mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học toán lớp 4”, đạt giải C cấp tỉnh. Hiệu quả đề tài mang lại là chất lượng học môn Toán của học sinh có nhiều chuyển biến tích cực, học sinh khá giỏi tăng lên, học sinh chưa hoàn thành giảm xuống. Đề tài “Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học”, đạt giải C cấp thành phố, giúp học sinh đi học đều hàng ngày, rất ít trường hợp nghỉ không lý do, không còn học sinh bỏ học. Đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy toán lớp 4”, đạt giải B cấp thành phố, đã nâng cao chất lượng giải Toán có lời văn của học sinh. Đề tài “Giải pháp tổ chức sinh hoạt chi bộ nhằm nâng cao chất lượng chi bộ Đảng và đảng viên”, đạt giải B cấp thành phố, đã giúp Chi bộ Trường tiểu học C Núi Sam đạt danh hiệu Chi bộ “Trong sạch vững mạnh” trong nhiều năm liền. Đề tài “Biện pháp thực hiện tốt công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học” đạt giải B cấp thành phố, đã góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển giáo dục của đơn vị, nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực thúc đẩy địa phương phát triển nhanh và bền vững.   Với những nỗ lực đổi mới của toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường, kết quả 5 năm liền học sinh lên lớp đều đạt trên 99%; học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học nhiều năm luôn đạt 100%. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp cũng tăng dần theo từng năm học. Nhiều năm liền trường đạt Tập thể tiên tiến xuất sắc. Nhà trường ngày càng khẳng định được uy tín với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và đông đảo cha mẹ học sinh.  

Trang