Chuyên đề

Trường THCS Cầu Giấy: Thành công xây dựng chương trình giáo dục chất lượng cao

Kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) đã gặt hái được nhiều thành tựu và xây dựng thành công chương trình giáo dục chất lượng cao, trở thành điểm sáng trong ngành Giáo dục Thủ đô. Thành công trong việc xây dựng chương trình giáo dục chất lượng cao Trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển theo hướng hiện đại hóa, việc xây dựng và triển khai mô hình trường chất lượng cao là hành động thiết thực trong việc thực hiện Nghị quyết 29 – NQ/TW. Trường THCS Cầu Giấy được thành lập theo quyết định số: 1598 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy.Từ năm học 2018-2019, Trường THCS Cầu Giấy đồng thời thực hiện mô hình trường chất lượng cao và thực hiện đề án thí điểm song bằng Cambridge, là nơi đào tạo học sinh giỏi cho quận Cầu Giấy và thành phố Hà Nội.   NGƯT Lê Kim Anh – Hiệu trưởng nhà trườngphát biểu trong buổi lễ Khai giảng năm học 2023 - 2024 Trên chặng đường xây dựng môi trường giáo dục chất lượng cao, Trường THCS Cầu Giấy xác định năm giá trị cốt lõi của nhà trường: NĂNG ĐỘNG - TRÍ TUỆ - TRÁCH NHIỆM - HỘI NHẬP – YÊU THƯƠNG. Theo đó, nhà trường chủ động xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đơn cử, nhà trường thường xuyên mời các chuyên gia có uy tín tại các trường THPT chuyên và các trường đại học danh tiếng tham gia giảng dạy theo chương trình giáo dục của nhà trường. Trải qua chặng đường hơn 10 năm qua với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự dìu dắt của các thế hệ Ban Giám hiệu đầy tâm huyết, kinh nghiệm và không ngại bứt phá, với sự đoàn kết, cống hiến hết mình của cán bộ, giáo viên, nhân viên, trường THCS Cầu Giấy đã đạt được nhiều thành tích nổi trội và ghi những dấu ấn đáng tự hào. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tích cực xây dựng chương trình giáo dục chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. Cụ thể, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục - Đào tạo song song chương trình chất lượng cao và chương trình song bằng Cambridge quốc tế với việc xây dựng các chương trình mang tính đặc thù như: Chương trình giáo dục phân hóa theo đối tượng; giáo dục mũi nhọn chuyên sâu; giáo dục đáp ứng yêu cầu hội nhập, chương trình tiếng Anh tăng cường với giáo viên nước ngoài, tiếng Anh học thuật.... Nhà trường tự hào có một đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết, 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, 3 giáo viên có trình độ tiến sĩ, hơn 50% trình độ thạc sĩ, hơn 40% giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, 100% giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, cán bộ văn phòng đủ năng lực, nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đứng đầu ban lãnh đạo nhà trường là vị thuyền trưởng tài ba – TS.NGƯT Lê Kim Anh – Hiệu trưởng nhà trường. Với tầm nhìn chiến lược và sự tâm huyết trong giáo dục, cô luôn nỗ lực khơi nguồn tiềm năng để các em học sinh được tỏa sáng trên mọi lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể thao, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và đất nước, trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Trường THCS Cầu Giấy cũng là đơn vị tiên phong tiếp cận phương pháp dạy học mới, mang tính hiệu quả cao. Thầy cô nhà trường đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ, sử dụng phần mềm trong dạy học để có những bài dạy hấp dẫn, hiệu quả. Đồng thời, tích cực sử dụng các phương pháp dạy học mở để học sinh được trải nghiệm, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, có khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đặc biệt, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực, sử dụng phối hợp các hình thức, đánh giá khác nhau như: Phối hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh; giữa đánh giá của nhà trường với đánh giá của cộng đồng, gia đình. Tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường Thành tích rực rỡ của thầy và trò nhà trường –Những đóa hoa thơm ngát của ngành Giáo dục Thủ đô Nhờ nỗ lực thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Trường THCS Cầu Giấy gặt hái được nhiều thành tựu. Hàng năm, chất lượng 2 mặt giáo dục luôn giữ phong độ với hơn 99% học sinh xếp học lực xuất sắc và giỏi. 100% học sinh hoàn thành bậc THCS đạt loại giỏi. Đặc biệt, năm học 2022 – 2023, nhà trường xếp thứ 2 các trường công lập có kết quả thi vào lớp 10 THPT cao nhất (riêng môn tiếng Anh đứng thứ nhất thành phố). Tổng số lượt đỗ chuyên năm học 2022 – 2023 là 492 lượt đỗ chuyên, có 243/287 học sinh lớp 9 đỗ vào các trường chuyên (chiếm tỷ lệ 84,67%). Ấn tượng hơn nữa là bảng vàng thành tích về chất lượng giáo dục mũi nhọn, riêng năm học 2022 – 2023 nhà trường có tổng 359 giải học sinh giỏi các cấp. Trong đó có 86 giải cấp quận; 37 giải cấp thành phố và 236 giải cấp quốc gia, quốc tế. Có thể thấy, bằng sự tận tâm và lòng yêu nghề, Ban Giám hiệu cùng các thầy cô nhà trường đã nhen lên những ngọn lửa đam mê và nuôi dưỡng, chắp cánh cho những những tia lửa nhỏ bùng lên thành ngọn lửa khát vọng và nhiệt huyết. Luôn tích cực và phát huy giao lưu, hội nhập quốc tế Trường THCS Cầu Giấy luôn chú trọng việc giao lưu, hội nhập quốc tế để tạo nên môi trường giáo dục toàn diện, năng động. Hàng năm, nhà trường phối hợp với Trung tâm Tiếng Anh UTOPIA tổ chức trại hè Icamp cho học sinh. Nhà trường tổ chức cho giáo viên và học sinh đi tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm tại Úc, Mỹ, Singapo, Nhật Bản… để tăng cường sự hiểu biết, hợp tác với các nước bạn. Học sinh nhà trường được tham gia các sân chơi trí tuệ mang tầm cỡ quốc tế như cuộc thi nghiên cứu khoa học tại Malaysia, Đài Loan, các kỳ thi Toán quốc tế WMTC, IMSO, AIMO, BEBRAS, SEAMO… Đặc biệt, năm học 2020 – 2021 chính là một dấu son đáng tự hào đánh dấu những nỗ lực không ngừng của nhà trường trong suốt thời gian qua khi nhà trường đã chính thức gia nhập mạng lưới giáo dục toàn cầu của Cambridge với mã số quốc tế VN078 trở thành một trong 10.000 trường Cambridge trên toàn thế giới. Cũng trong năm học này, nhà trường đã vinh dự được Hội đồng Anh Việt Nam công nhận trở thành Trung tâm khảo thí IELTS. Đây chính là cơ hội mở ra những điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong quá trình khẳng định vị thế, uy tín và chất lượng với các đối tác giáo dục nước ngoài. Nhìn lại chặng đường hơn một thập kỷ xây dựng và trưởng thành, Trường THCS Cầu Giấy được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp thành phố; được Chủ tịch UBND thành phố tặng Bằng khen; được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc cấp thành phố; được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua xuất sắc; được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,... Những thành tích đạt được trong sự nghiệp “trồng người” đã khẳng định được vị trí Trường THCS Cầu Giấy, đây thực sự là điểm sáng của ngành Giáo dục Thủ đô. Trong năm học 2023-2024, nhà trường sẽ tiếp tục phấn đấu phát huy những thế mạnh tự thân, hứa hẹn nhiều bứt phá với những thành tựu rực rỡ - năm học của Ngôi trường Hạnh phúc - Đổi mới Sáng tạo, làm nên một thương hiệu giáo dục chất lượng hàng đầu của Thủ đô với những giá trị thực sự khác biệt.  

Cùng Long Sơn lan tỏa sự phát triển và hướng đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống

Biến ước mơ, khát vọng thành hiện thực, những công trình đã được đưa vào vận hành, những dự án đang được triển khai tại nhiều tỉnh, thành chính là tiền đề vững chắc để Công ty TNHH Long Sơn tiếp tục vươn mình mạnh mẽ, tạo dựng những giá trị bền vừng để đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2014, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ cho sự phát triển của Công ty TNHH Long Sơn khi UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy Xi măng Long Sơn tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Bằng sự quyết tâm và tốc độ thi công “thần tốc”, ngày 1/11/2016, những lô sản phẩm xi măng Long Sơn đầu tiên đã được xuất ra thị trường. Tiếp đà phát triển, dây chuyền số 2, số 3 và số 4 của nhà máy được đầu tư và đưa vào vận hành, góp phần đưa Bỉm Sơn trở thành trung tâm sản xuất xi măng của Việt Nam. Với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm, Nhà máy Xi măng Long Sơn là một trong những nhà máy có công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến nhất với hầu hết các thiết bị lắp đặt cho nhà máy được nhập khẩu trực tiếp từ Cộng hòa liên bang Đức, Thụy Sỹ kết hợp công nghệ sản xuất tiên tiến của Nhật Bản cùng nguồn nguyên liệu được cung cấp từ vùng núi đá Bỉm Sơn (vùng nguyên liệu được đánh giá tốt nhất Việt Nam để xây dựng và phát triển công nghiệp sản xuất xi măng) đã cho ra lò những sản phẩm xi măng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Bằng chất lượng sản phẩm, Xi măng Long Sơn đã tạo dựng được niềm tin với khách hàng, khẳng định được thương hiệu trên mọi công trình. Sản phẩm của nhà máy không chỉ có mặt ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang các nước và khu vực: Singapore, Philippines, Australia, Bangladesh, khu vực châu Phi… Đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty TNHH Long Sơn tiếp tục đưa vào hoạt động 3 nhà máy đóng bao tại các tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Long An. Long Sơn cũng đã đưa vào vận hành Cảng tổng hợp Long Sơn Bãi Ngọc và trạm nghiền Xi măng Long Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Tọa lạc tại vị trí địa lý thuận lợi nằm gần cảng biển, cảng thủy nội địa, giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến khắp các tỉnh, thành cũng như xuất khẩu ra thị trường quốc tế, bảo đảm sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và ổn định. Sản xuất “xanh”, phát triển bền vững, ngay từ khi lên kế hoạch xây dựng nhà máy, Long Sơn đã quyết định lựa chọn dây chuyền máy móc, trang thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới về sản xuất xi măng. Điều này cho phép Nhà máy Xi măng Long Sơn xử lý và kiểm soát hiệu quả các vấn đề về môi trường. Trong quá trình vận hành, nhiều giải pháp được đưa ra như: Đầu tư hệ thống thu hồi nhiệt dư để phát điện; bố trí hệ thống cây xanh, hồ điều hòa xung quanh nhà máy; lắp đặt các thiết bị hiện đại để giảm thiểu tối đa khói bụi, thực hiện các công tác kỹ thuật để hạn chế tiếng ồn; nước thải được thu gom, xử lý qua hệ thống lắng lọc tự động... góp phần giảm hiệu ứng nhà kính và xử lý triệt để những yếu tố gây tác động tới môi trường. Đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng, là doanh nghiệp hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực với hệ thống nhà máy, chi nhánh, văn phòng đại diện trên toàn quốc, Long Sơn đang tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho hơn 3.000 cán bộ, nhân viên và người lao động tại nhiều địa phương trong cả nước. Công ty luôn tích cực chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động từ điều kiện, môi trường làm việc, đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng lương, khen thưởng, khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động yên tâm, yêu mến công việc, cùng nhau đoàn kết chung sức xây dựng Long Sơn ngày càng vững mạnh. Cùng với đó, Long Sơn luôn quan tâm và dành nhiều kinh phí triển khai các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn các tỉnh, thành nơi Long Sơn triển khai dự án cũng như trên cả nước với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như: Phối hợp với các cấp, các ngành và chính quyền địa phương tham gia hỗ trợ xây dựng nhà tình thương trên khắp cả nước; trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tiếp sức cùng các em trên con đường học tập, theo đuổi ước mơ; tài trợ cho các phong trào thể dục, thể thao; hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt, trao quà Tết cho người nghèo và gia đình chính sách… Có mặt tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước để lan tỏa sự phát triển và sẻ chia cùng cộng đồng, Công ty TNHH Long Sơn đã cho thấy những bước đi vững chắc của một doanh nghiệp đang vươn mình mạnh mẽ. Đây cũng là tiền đề quan trọng, là chìa khóa để Long Sơn tiếp tục đồng hành cùng chính quyền địa phương và người dân tại những dự án sẽ được triển khai trong tương lai tạo dựng cuộc sống tốt đẹp.      

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2023

BTĐKT - Thực hiện Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT, ngày 28/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc Ban hành Quy chế Tuyển sinh và Đào tạo trình độ tiến sĩ; Quyết định số 464/QĐ-BGH ngày 09/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về việc Ban hành Quy chế Tuyển sinh và Đào tạo trình độ tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Căn cứ kế hoạch xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2023; Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2023, ngành Quản trị Kinh doanh – Mã số: 9.34.01.01. 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: Đào tạo những nhà khoa học: Có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện kiến thức mới - Khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới về khoa học - công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. Người theo học cấp này gọi là nghiên cứu sinh (NCS). 2. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH : Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023 dự kiến là: 30 NCS, được phân bổ cho ngành Quản trị Kinh doanh. 3. HÌNH THỨC TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3.1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển. 3.2. Thời gian đào tạo: - Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ: 03 năm tập trung liên tục đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ; 04 năm đối với nghiên cứu sinh có bằng đại học. - Trường hợp NCS không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được Hiệu trưởng nhà trường chấp nhận thì thời gian đào tạo là 04 năm; đồng thời NCS phải có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại trường để thực hiện đề tài nghiên cứu. 4. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN: Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có đủ các điều kiện sau : 4.1. Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ. 4.2. Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ; 4.3. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau: a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài; b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; c) Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ sau:   Stt Ngôn ngữ Bằng/Chứng chỉ/Chứng nhận Trình độ/Thang điểm 1 Tiếng Anh TOEFL iBT Từ 46 trở lên IELTS Từ 5.5 trở lên Cambridge Assessment English B2 First/B2 Business Vantage/Linguaskill Thang điểm: từ 160 trở lên 2 Tiếng Pháp CIEP/Alliance française diplomas TCF từ 400 trở lên DELF B2 trở lên Diplôme de Langue 3 Tiếng Đức Goethe -Institut Goethe- Zertifikat B2 trở lên The German TestDaF language certificate TestDaF level 4 (TDN 4) trở lên 4 Tiếng Trung Quốc Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) HSK level 4 trở lên 5 Tiếng Nhật Japanese Language Proficiency Test (JLPT) N3 trở lên 6 Tiếng Nga ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному (TORFL - Test of Russian as a Foreign Language) TPKИ-2 trở lên 7 Các ngôn ngữ tiếng nước ngoài khác Chứng chỉ đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Từ bậc 4 trở lên 4.4. Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, và có trình độ tiếng Anh tối thiểu từ bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương; 4.5. Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa. Bài luận trình bày rõ đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu; mục tiêu và mong muốn đạt được; lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; mhững kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết, cũng như những chuẩn bị của ứng viên trong vấn đề hay lĩnh vực nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn. 4.6. Thư giới thiệu: Có ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư, hay học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học (nếu có học vị tiến sĩ thì phải cùng chuyên ngành) và 01 thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của người dự tuyển. Những người giới thiệu này phải có ít nhất 6 tháng công tác, hoặc cùng hoạt động chuyên môn với người dự tuyển. Thư giới thiệu phải có những nhận xét,về: a. Phẩm chất đạo đức - Nhất là đạo đức nghề nghiệp. b. Năng lực hoạt động chuyên môn. c. Phương pháp làm việc. d. Khả năng nghiên cứu. đ. Khả năng làm việc theo nhóm. e. Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển. g. Triển vọng phát triển về chuyên môn. h. Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu người dự tuyển làm nghiên cứu sinh. 4.7. Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường đại học, học viện nơi người dự tuyển vừa tốt nghiệp thạc sĩ giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm thì địa phương nơi cư trú xác nhận thân nhân tốt và hiện không vi phạm pháp luật. 4.8. Cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (đóng học phí và hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo, nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ). 5.  NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN : 5.1. Phần hồ sơ.        - Văn bằng và kết quả đào tạo. - Trình độ ngoại ngữ - Thư giới thiệu người dự tuyển - Công trình khoa học - Đề cương nghiên cứu 5.2. Phỏng vấn người dự tuyển. - Kiến thức chuyên môn hiểu biết về nghiên cứu - Tư chất cần có của người nghiên cứu 5.3. Phương thức xét tuyển: a) Ứng viên đăng ký dự tuyển được xét trúng tuyển trên cơ sở: - Đáp ứng đầy đủ các điều kiện xét tuyển. - Chỉ tiêu được tuyển của ngành. - Tổng điểm các phần: (Hồ sơ dự tuyển; trình bày bài luận; bảo vệ đề cương đề tài nghiên cứu; trả lời phỏng vấn) đều phải đạt từ trung bình trở lên và lấy điểm từ cao xuống thấp. b) Nếu các ứng viên có cùng những tiêu chí trên thì xét đến số lượng đề tài khoa học và số lượng bài báo; Nếu số lượng bài báo giống nhau thì xét đến trình độ tiếng nước ngoài (Bằng đại học; chứng chỉ; chứng nhận; điểm bình quân kết quả học tập; hoặc bảng điểm được cấp). 6. HỒ SƠ TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ : 6.1. Hồ sơ tuyển sinh: Người dự tuyển đăng ký xét tuyển phải nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được bán tại Viện đào tạo Sau đại học của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)   6.2. Thời gian nhận hồ sơ: Đợt 1: Từ 01/3/2023 đến 10/6/2023 Đợt 2: Từ 01/8/2023 đến 10/12/2023 7. KẾ HOẠCH XÉT TUYỂN VÀ NHẬP HỌC: Thời gian chấm điểm hồ sơ, ứng viên trình bày bài luận; bảo vệ Đề cương đề tài nghiên cứu; trả lời phỏng vấn trước Tiểu ban Chuyên môn - Hội đồng tuyển sinh Sau đại học của trường: - Đợt 1: Dự kiến xét tuyển ngày 15 tháng 6 năm 2023   Công bố kết quả xét tuyển: Tháng 7 năm 2023   Thời gian nhập học: Tháng 8 năm 2023 - Đợt 2: Dự kiến xét tuyển ngày 20 tháng 12 năm 2023   Công bố kết quả xét tuyển: Tháng 12 năm 2023   Thời gian nhập học: Tháng 01 năm 2024 Mọi thủ tục chi tiết xin liên hệ với Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐT: 0948.648.687

Gia tăng hiệu quả phòng cháy, chữa cháy với ống kẽm nhúng nóng Hoa Sen

BTĐKT - Theo số liệu từ Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC & CNCH), thời gian gần đây trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ cháy lớn, nhỏ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản. Thống kê 6 tháng đầu năm 2023, trên cả nước xảy ra 881 vụ cháy, làm chết 45 người, bị thương 43 người. Về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 87,15 tỷ đồng. Tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp, nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản Nguy cơ mất an toàn trong phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đang diễn ra ở hàng loạt công trình như nhà dân, nhà ở kết hợp kinh doanh và tại các cơ sở sản xuất, kho xưởng,... Theo đó, nhiều công trình khi đi vào hoạt động một thời gian, việc bảo hành, bảo trì lại không có hoặc sử dụng đường ống PCCC không đảm bảo nên khi báo cháy thì đường ống nước dùng cho PCCC gặp dòng nước áp lực lớn nên bục hết, cùng với đó là rất nhiều họng nước không có nước để tiếp ứng cho khu vực cần khi có cháy xảy ra. Điều này có thể thấy đường ống dẫn nước PCCC đóng vai trò quan trọng với nhiệm vụ dẫn nước từ bể nguồn và chuyển đến các đường ống cứu hỏa khi xảy ra cháy. Bởi vậy, ống cấp nước PCCC phải chịu được áp lực cao, ổn định và đạt tiêu chuẩn mới có thể cung cấp đủ lượng nước và sức nước cho quá trình dập lửa. Vì vậy, sử dụng đường ống chất lượng cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy là vấn đề cấp thiết. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại các tòa nhà luôn được chú trọng Trên thị trường hiện nay, ống kẽm nhúng nóng Hoa Sen là một trong những sản phẩm được lựa chọn tin dùng ở hầu khắp các công trình PCCC lớn, nhỏ. Với độ bền và khả năng chịu lực cao hơn rất nhiều so với ống kẽm thông thường. Độ dày lớp mạ cao gấp 8 lần, bề mặt lớp mạ đồng đều, bảo vệ toàn diện sản phẩm với khả năng chống chọi tốt, ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Ông Lê Văn Thượng - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư V.E.D.A chia sẻ: “Công ty chúng tôi sử dụng ống kẽm nhúng nóng Hoa Sen từ năm 2018, các dự án cho công trình mà bên tôi thi công chủ yếu là cho hệ thống PCCC. Trên thị trường, Tập đoàn Hoa Sen đang có lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ khác, lý do về hậu mãi, về chính sách. Sản phẩm ống kẽm nhúng nóng Hoa Sen đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của dự án, đảm bảo tiêu chuẩn PCCC hiện hành với đa dạng quy cách, mẫu mã sản phẩm.” Sản phẩm ống kẽm nhúng nóng Hoa Sen với chất lượng vượt trội đang là lựa chọn tin dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới Ống kẽm nhúng nóng Hoa Sen đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc tế như BS 1387:1985, BS EN 10255:2004, ASTM A53/A53M-12, AS 1074 – 1989, ASTM A795/A795M-21,... Sản phẩm đa dạng với nhiều quy cách nên rất thuận tiện trong việc thi công và lắp đặt, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.Với chất lượng vượt trội, sản phẩm ống kẽm nhúng nóng Hoa Sen đang là lựa chọn tin dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới: Mỹ, Singapore, Úc và các nước khu vực Đông Nam Á. Ống kẽm nhúng nóng Hoa Sen được sản xuất trên dây chuyền GIMECO của Ý để cho ra các sản phẩm với chất lượng vượt trội Với việc đầu tư Nhà máy Ống kẽm nhúng nóng tại khu công nghiệp Phú Mỹ, cùng hệ thống dây chuyền hiện đại của GIMECO, Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu công nghệ trong ngành thép mạ kẽm nhúng nóng; đảm bảo cung ứng ra thị trường sản phẩm với những ưu điểm vượt trội, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng. Xuân Phúc

Chuyển đổi số tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Bệnh án điện tử “thế chỗ” hoàn toàn bệnh án giấy

 Trước yêu cầu của công tác chuyển đổi số trong ngành Y tế, thời gian qua các cơ sở y tế đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể như hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử. Theo đó, cùng với các cơ sở y tế lớn của cả nước, các bệnh viện tốp đầu tại Hà Nội đang trong lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, loại bỏ bệnh án giấy. Thực hiện bệnh án điện tử đem lại nhiều tiện ích cho người dân khi tới Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Theo lộ trình triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy mà Bộ Y tế đề ra, giai đoạn 2019 - 2020, Hà Nội có 7 bệnh viện thực hiện. Là một trong những cơ sở y tế tại Thủ đô tiên phong thay thế bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, hơn 2 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đầu tư tâm huyết, nhân lực, cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, vật tư cần thiết, chỉnh sửa phần mềm để tích hợp các hệ thống. PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, hiện nay, việc triển khai bệnh án điện tử được sử dụng tại các khoa, phòng; bệnh nhân được quản lý bằng mã số; thông tin về các lần khám chữa bệnh của bệnh nhân đều được số hóa, lưu trữ một cách khoa học. Nói thêm về lợi ích khi thực hiện bệnh án điện tử, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay, nhờ việc ứng dụng bệnh án điện tử giúp mọi dữ liệu dễ dàng liên thông, nhất là giúp cho bác sĩ hội chẩn tức thì mọi nơi, mọi lúc; đồng thời tiết kiệm diện tích, không gian cho việc lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy so với trước kia. Với người bệnh, bệnh án điện tử cũng giúp họ không phải lưu trữ tất cả loại giấy tờ khi đi khám bệnh, chữa bệnh, như kết quả chẩn đoán, kết quả xét nghiệm, danh mục thuốc. Được biết, ngoài bệnh án điện tử, nhờ ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã hỗ trợ cho tuyến dưới rất tốt, góp phần cứu sống nhiều sản phụ mắc các bệnh lý hiếm gặp, khó. Trong lĩnh vực sản khoa, việc chẩn đoán mang tính tối cấp. Nếu được chẩn đoán từ xa kịp thời, chắc chắn sẽ giảm thiểu tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, giảm cả những ca chẩn đoán sai và những ca xử lý sai lầm phải chẩn đoán lại, nâng cao hiệu quả điều trị. Cam kết của lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là cơ sở luôn sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất vào bất kỳ thời điểm nào mà các bệnh viện trong mạng lưới cần. Thống kê của Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho thấy, cả nước hiện chỉ có khoảng 20 cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy như Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng; Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh; Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh; Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ... Bên cạnh đó, có 23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim. Các cơ sở y tế cũng triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ứng dụng rô-bốt trong y tế, ứng dụng ra quyết định lâm sàng trong các hệ thống thông tin bệnh viện, cảnh báo tương tác thuốc bệnh viện; hỗ trợ tư vấn - Chatbot; nhận dạng tiếng nói để nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.  

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh đào tạo đại học hệ từ xa

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vừa có thông báo tuyển sinh 600 chỉ tiêu hệ đại học từ xa, năm học 2023 - 2024 với 3 ngành: Kế toán; Tài chính ngân hàng; Công nghệ thông tin. Theo đó, đối tượng tuyển sinh là người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), bổ túc văn hóa của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định; thí sinh đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học; đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe. Điều kiện của người dự tuyển: - Công dân có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). - Không trong thời gian thi hành án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Người đã có bằng tốt nghiệp theo đúng quy định. - Nộp đầy đủ, đúng hạn hồ sơ dự tuyển và thực hiện đúng các quy định của Trường về tuyển sinh. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển trên toàn quốc. Hình thức đào tạo bao gồm: Theo phương thức truyền thống (tự học có hướng dẫn với học liệu được cung cấp); theo phương thức phát thanh truyền hình; theo phương thức trực tuyến kết hợp các phương thức trên theo quy định của Bộ GD&ĐT và của nhà trường. Thời gian đào tạo: Thời gian học phụ thuộc vào hệ đào tạo và đối tượng tuyển sinh đầu vào, cụ thể: - Đối với người đã có bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc văn hóa thì thời gian đào tạo là thời gian theo thiết kế chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy. - Đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học thì thời gian học là thời gian học các học phần/môn học sau khi được công nhận miễn trừ các học phần/môn học của chương trình đạo tạo văn bằng trước so với chương trình đào tạo trình độ địa học chính quy hiện hành ngành tuyển sinh của nhà trường. Hồ sơ đăng ký tuyển sinh gồm có: Phiếu tuyển sinh, bằng tốt nghiệp (photo công chứng); bảng điểm (photo công chứng); học bạ THPT (photo công chứng); sơ yếu lý lịch; giấy khai sinh; CCCD; ảnh 4x6, chứng chỉ ngoại ngữ/tin học; các giấy tờ ưu tiên trong tuyển sinh (nếu có). Liên hệ bộ phận tư vấn và nhận hồ sơ tuyển sinh: - Khoa Đại học liên thông và Đào tạo từ xa: Phòng A411, Tầng 4, nhà A, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Địa chỉ: Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Điện thoại: 0912.414.668 (Thầy Long). - Các trạm đào tạo từ xa của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 10/8/2023. Thời gian xét tuyển được chia là 3 đợt và khai giảng theo đợt xét tuyển: Đợt 1: Từ tháng 8/2023 đến tháng 11/2023. Đợt 2: Từ tháng 12/2023 đến tháng 3/2024. Đợt 3: Từ tháng 4/2023 đến 10/6/2024  

Trung tâm Môi trường Nông thôn – Hội Nông dân Việt Nam: Góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng truyền thông phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường

Thực hiện Kết luận Hội Nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VII) tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/HNDTW ngày 21/7/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội (khóa VI) về “Nâng cao trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu”, Trung tâm Môi trường Nông thôn (Hội Nông dân Việt Nam) đã tổ chức 2 lớp tập huấn về “Nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng truyền thông phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường” tại tỉnh Hòa Bình, lớp thứ nhất từ ngày 21-22/7, lớp thứ hai từ ngày 24-25/7/2023. Dự lớp tập huấn có ông Nguyễn Lâm Hồng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường Nông thôn; lãnh đạo Hội Nông dân các cấp tỉnh Hòa Bình cùng hàng trăm hội viên nông dân trên địa bàn. Thạc sĩ Hồ Thiên Nga, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Bộ Y tế là giảng viên.   Thạc sĩ Hồ Thiên Nga, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Bộ Y tế chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp trong truyền thông nâng cao nhận thức về pháp luật bảo vệ tài nguyên, môi trường Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, ông Nguyễn Lâm Hồngcho biết: Sự nghiệp bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường,...đã quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, cá nhân về nhiệm vụ bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, nhất là chưa thấy rõ được nguy cơ ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn. Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; cơ sở pháp lý, nguồn ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu, còn đầu tư dàn trải và thiếu hiệu quả; cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, chồng chéo, chưa quy rõ trách nhiệm một các rõ ràng. Ông Nguyễn Lâm Hồngnhấn mạnh, tham gia khóa tập huấn lần này, tôi đề nghị các báo cáo viên dành thời gian trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp trong truyền thông nâng cao nhận thức về pháp luật bảo vệ tài nguyên, môi trường góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn của các cấp Hội Nông dân Việt Nam nâng cao nhận thức thay đổi hành vi, xây dựng nông thôn mới giàu đẹp. “Là một tỉnh miền núi, kinh tế, đời sống của bà con nông dân tỉnh Hòa Bình còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương Hội (thông qua Trung tâm Môi trường Nông thôn), các cấp Hội Nông dân tỉnh đã được trang bị kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên, môi trường nông thôn. Qua đây, các cấp hội tiếp tục phổ biến, tuyên truyền tới từng hội viên hiểu, nắm được và áp dụng vào quy trình lao động, sản xuất và cuộc sống”, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình chia sẻ. Trong quá trình làm việc nghiêm túc, trách nhiệm giữa giảng viên và các học viên, nhiều câu hỏi, tình huống xảy ra trong cuộc sống, lao động, sản xuất,... gắn với bảo vệ môi trường đã được Thạc sĩ Hồ Thiên Nga giải thích thỏa đáng, dễ nghe, dễ hiểu.

Viện Khoa học vật liệu 30 năm xây dựng và phát triển giữ vững vai trò là cơ quan nghiên cứu hàng đầu về khoa học và công nghệ vật liệu trong cả nước

Viện Khoa học vật liệu là đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, được thành lập ngày 11/06/1993. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về khoa học vật liệu, triển khai ứng dụng có hiệu quả các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, tích cực tham gia đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và phát huy có hiệu quả hợp tác quốc tế về nghiên cứu KH&CN vật liệu… xứng đáng là cơ quan nghiên cứu chuyên ngành hàng đầu về khoa học vật liệu trong nước. Nhà A2 và B2 (cơ sở làm việc của Viện Khoa học vật liệu tại 18 Hoàng Quốc Việt) Thực hiện tốt các đề tài nghiên cứu Với vai trò là viện nghiên cứu đầu ngành về khoa học vật liệu, Viện Khoa học vật liệu đã và đang triển khai hàng chục nhiệm vụ cấp nhà nước có tính liên ngành cao, giải quyết những vấn đề KH&CN trên phạm vi quốc gia, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển KTXH. Trong 10 năm (từ 2013 đến 2023), Viện đã được Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia (NAFOSTED) giao thực hiện mới 84 đề tài nghiên cứu cơ bản, chiếm ~15% số đề tài được phê duyệt của Quỹ trong lĩnh vực vật lý và khoa học vật liệu. Bên cạnh đó, Viện cũng được Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tin tưởng giao thực hiện trung bình 30 - 40 nhiệm vụ nghiên cứu mỗi năm. Đặc biệt, Viện được giao thực hiện nhiệm vụ KH&CN trọng điểm về vật liệu và công nghệ hydro - một trong những định hướng mang tính chiến lược của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, nhằm tạo ra các công nghệ và sản phẩm ứng dụng mang tầm quốc gia. Các nhiệm vụ KH&CN trong giai đoạn 2013 - 2023 là đã tiếp tục phát huy được thành quả của giai đoạn trước về: nghiên cứu vật liệu nanô (phát quang, có từ tính, các bon...) có định hướng ứng dụng trong y - sinh học, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, ứng dụng chế tạo cảm biến; vật liệu có tính năng đặc biệt (ứng dụng trong quốc phòng - an ninh và dân dụng); chế tạo thiết bị chế biến sâu khoáng sản... Đồng thời cũng phát triển tại Việt Nam một số hướng nghiên cứu hiện đại đang được quan tâm đặc biệt trên thế giới như: chuyển đổi, tích trữ và sử dụng năng lượng mới (mặt trời, gió, hydro); vật liệu và công nghệ hướng tới cân bằng phát thải CO2; công nghệ plasma; công nghệ chiếu sáng... Kính hiển vi điện tử truyền qua - TEM (trái) và thiết bị phún xạ đặt trong phòng sạch của Viện Khoa học vật liệu (phải) Thiết bị Plasma nhiệt có khả năng hóa hơi vật liệu ở 6.000oC Hình ảnh thiết bị đo khả năng hấp thụ khí hydro ở nhiệt độ cao, áp suất cao Thống kê trong giai đoạn 2013 - 2023 cho thấy, Viện Khoa học vật liệu đã công bố được gần 1.000 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục SCIE. Năm 2022, số lượng bài báo công bố gấp 2 lần so với năm 2013 mặc dù số lượng cán bộ của Viện giảm gần 20% theo lộ trình tinh giản biên chế của Chính phủ. Chỉ số công bố SCIE bình quân trên đầu cán bộ năm 2022 là 0,94, tăng mạnh so với chỉ số 0,36 của năm 2013. Những công bố khoa học có chất lượng cao của Viện đã góp phần nâng cao uy tín quốc tế của Viện Khoa học vật liệu và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nói riêng, cũng như vị thế của nền KH&CN Việt Nam nói chung. Phát triển công nghệ và triển khai ứng dụng Bên cạnh hoạt động nghiên cứu cơ bản, công tác phát triển công nghệ và triển khai ứng dụng của Viện Khoa học vật liệu đã có bước tăng trưởng mạnh với nhiều thành tích ấn tượng. Trong 10 năm qua, Viện được cấp hơn 50 bằng sáng chế và giải pháp hữu ích, trong đó có cả sáng chế do nước ngoài cấp đồng sở hữu. Viện cũng đã ký được nhiều hợp đồng kinh tế, triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tế với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Nhiều hợp đồng không những mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp, mà còn góp phần giúp các cơ sở sản xuất trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh, đem lại hiệu quả xã hội to lớn. Điển hình là một số sản phẩm, dịch vụ nổi bật như: phức hệ nano FGC (Fucoidan-Ginseng-Curcumin) sử dụng để sản xuất thực phẩm chức năng dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu; phụ gia phồng nở cho sơn chống cháy sản xuất từ bột khoáng talc - khai thác và chế biến trong nước; phổ kế huỳnh quang tia X và phương pháp kiểm định chất lượng vàng do Viện chuyển giao với chi phí ~70% so với thiết bị nhập khẩu; anốt kẽm chống ăn mòn tàu biển; phân tích đánh giá hư hỏng vật liệu và cấu kiện cho nhiều cơ sở sản xuất lớn trong cả nước. Một thành tích khác hết sức có ý nghĩa của Viện là các sản phẩm phục vụ quốc phòng - an ninh, các nhiệm vụ chính trị của đất nước, điển hình như: vật liệu đặc biệt để sản xuất vũ khí, linh kiện và thiết bị cho thông tin quân sự.  Tăng cường hợp tác quốc tế Về hợp tác quốc tế, hiện tại Viện Khoa học vật liệu đã có quan hệ hợp tác với hàng chục tổ chức nghiên cứu, trường đại học trên khắp thế giới, trong đó có nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học lớn trong lĩnh vực khoa học vật liệu. Trong giai đoạn 2013 - 2023, Viện đã đàm phán và ký được trên 40 thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài. Nhiều hoạt động hợp tác đã được triển khai hiệu quả như: nghiên cứu phát triển pin nhiên liệu, vật liệu từ thế hệ mới với Viện Khoa học vật liệu Hàn Quốc (KIMS), vật liệu siêu cứng với Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KITECH); hợp tác nghiên cứu, đào tạo và tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế với Viện Khoa học vật liệu quốc gia Nhật bản (NIMS), Đại học Osaka, Viện KHCN Nara (NAIST). Tiếp tục củng cố và phát triển hợp tác với các đối tác châu Âu và Đông Âu cũ (Belarus, Nga, Ba Lan, Slovakia, Bulgari...). Quan hệ với các đối tác ASEAN của Viện được phát triển mạnh, Viện đã thực hiện tốt vai trò là đại diện của Việt Nam trong Tiểu ban KH&CN Vật liệu thuộc Ủy ban KHCN ASEAN. Bên cạnh đó, Viện đã chủ động và tích cực tổ chức nhiều hội nghị/hội thảo cấp quốc gia và quốc tế, mà điển hình là Hội nghị quốc tế về vật liệu tiên tiến và công nghệ Nano - IWAMSN được tổ chức 2 năm một lần tại Việt Nam. Đây là một trong những hội nghị khoa học chuyên ngành quốc tế lớn nhất tổ chức tại Việt Nam. Các hoạt động này khẳng định uy tín của Viện không những ở trong nước mà cả trong khu vực và thế giới. Hội nghị khoa học quôc tế  IWAMSN lần thứ 10 (2021) tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội Đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng tiềm lực KH&CN Viện Khoa học vật liệu là cơ sở đào tạo tiến sĩ có uy tín cao trong các ngành khoa học vật liệu, vật lý, hóa học, kim loại học. Trong giai đoạn 2013 - 2023, Viện đã tuyển mới được 78 nghiên cứu sinh từ nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan, đơn vị trong cả nước, đã có 44 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Chất lượng luận án tiến sĩ thực hiện tại Viện được đánh giá cao, tất cả các nghiên cứu sinh khi bảo vệ luận án đều có công bố trên tạp chí quốc tế, nhiều luận án đạt trình độ cao của khu vực và quốc tế. Công tác xây dựng và phát triển tiềm lực ở Viện Khoa học vật liệu đã được chú trọng, góp phần tạo dựng “cơ ngơi” nghiên cứu khá đồng bộ, hiện đại. Viện được đầu tư Phòng thí nghiệm trọng điểm vật liệu và linh kiện điện tử từ năm 2003 và đã phát huy rất tốt các trang thiết bị đã được đầu tư. Trong đó, có những thiết bị hoạt động với tần suất cao như kính hiển vi điện tử quét (FESEM), phổ kế nhiễu xạ tia X, hệ thiết bị đo tính chất quang của vật liệu, máy ép nóng đẳng tĩnh... Các thiết bị của các dự án tăng cường trang thiết bị khác như: hệ thiết bị đo tính chất từ, tính chất cơ của vật liệu, thiết bị thiêu kết xung điện plasma, hệ thiết bị chế tạo vật liệu từ, hệ thiết bị luyện kim bột… đều đảm bảo luôn hoạt động hiệu quả, tiếp tục góp phần quan trọng trong việc thực hiện những đề tài/dự án mà Viện đang chủ trì, cũng như phục vụ công tác đào tạo, hợp tác trong nước và quốc tế. Bên cạnh xây dựng và phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhiệm vụ phát triển tiềm lực con người cũng được Viện quan tâm đặc biệt thông qua nhiều giải pháp: tuyển dụng, tự đào tạo cán bộ, cử đi đào tạo tại các cơ sở nước ngoài, khuyến khích cán bộ tự nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ… Hiện tại, Viện có gần 90 cán bộ có trình độ tiến sĩ, với 14 nghiên cứu viên cao cấp, 50 cán bộ là nghiên cứu viên chính, nhiều cán bộ giỏi đã về “đầu quân” tại Viện. Trao bằng Tiến sĩ cho các nghiên cứu sinh là cán bộ Viện Khoa học vật liệu Thay lời kết Với những thành tựu nổi bật trong 30 năm xây dựng và phát triển, Viện Khoa học vật liệu đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba (6/2023), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2003), hạng Nhì (năm 2008) hạng Nhất (năm 2013); Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2020, 2021; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2007, 2018 cùng nhiều Bằng khen và Cờ thi đua của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cũng như nhiều giải thưởng và phần thưởng quốc gia, quốc tế khác. Viện Khoa học vật liệu vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba (09/06/2023)

Trang